Tải bản đầy đủ (.pdf) (186 trang)

Luận văn tiến sĩ triết học kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng ý thức chính trị công nhân ngành than quảng ninh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 186 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HUYỀN THÁI

KẾT HỢP HỆ THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI
TRONG XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CÔNG NHÂN
NGÀNH THAN QUẢNG NINH HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CNDVBC & CNDVLS

HÀ NỘI - 2018


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HUYỀN THÁI

KẾT HỢP HỆ THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI
TRONG XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CÔNG NHÂN
NGÀNH THAN QUẢNG NINH HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Chuyên ngành: Chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử
Mã số

: 62 22 03 02

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ NGA



HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả

Nguyễn Thị Huyền Thái


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

6

TÀI LUẬN ÁN

1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến ý thức chính trị và xây

6

dựng ý thức chính trị cho giai cấp công nhân

1.2. Các công trình nghiên cứu về thực trạng và giải pháp kết hợp

18

truyền thống và hiện đại trong xây dựng ý thức chính trị của
công nhân ngành than Quảng Ninh trong thời kỳ đổi mới
1.3. Giá trị của những công trình đã nghiên cứu và những vấn đề

20

luận án tiếp tục làm sáng tỏ thêm
Chương 2: KẾT HỢP TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG XÂY DỰNG

26

Ý THỨC CHÍNH TRỊ CÔNG NHÂN NGÀNH THAN QUẢNG NINH
HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

2.1. Ý thức chính trị và xây dựng ý thức chính trị của công nhân

26

ngành than Quảng Ninh hiện nay
2.2. Thực chất và tính tất yếu của việc kết hợp ý thức chính trị

35

truyền thống và hiện đại trong xây dựng ý thức chính trị công
nhân ngành than Quảng Ninh hiện nay
2.3. Yêu cầu cơ bản của việc kết hợp truyền thống và hiện đại trong


69

xây dựng ý thức chính trị công nhân ngành than Quảng Ninh
Chương 3: KẾT HỢP TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG XÂY DỰNG

81

Ý THỨC CHÍNH TRỊ CỦA CÔNG NHÂN NGÀNH THAN QUẢNG
NINH HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN

3.1. Thực trạng kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng ý

81

thức chính trị công nhân ngành than Quảng Ninh
3.2. Nguyên nhân của thực trạng kết hợp truyền thống và hiện đại trong
xây dựng ý thức chính trị công nhân ngành than Quảng Ninh

100


Chương 4:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

118

KẾT HỢP TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG XÂY DỰNG Ý
THỨC CHÍNH TRỊ CÔNG NHÂN NGÀNH THAN QUẢNG NINH

HIỆN NAY

4.1. Phát huy vai trò tích cực, tự giác của các chủ thể trong xây

118

dựng ý thức chính trị công nhân ngành than Quảng Ninh theo
hướng kết hợp truyền thống và hiện đại
4.2. Đầu tư thích đáng cho công tác giáo dục ý thức chính trị cho

130

công nhân ngành than Quảng Ninh theo hướng kết hợp truyền
thống và hiện đại
4.3. Tiếp tục đổi mới nội dung tuyên truyền giáo dục ý thức chính

138

trị cho công nhân công nhân ngành than Quảng Ninh hiện nay
theo hướng kết hợp truyền thống và hiện đại
4.4. Tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo

147

dục ý thức chính trị cho công nhân ngành than Quảng Ninh
theo hướng kết hợp truyền thống và hiện đại
KẾT LUẬN

151


CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN

153

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

154


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

GCCN

: Giai cấp công nhân

SMLS

: Sứ mệnh lịch sử

TKV

: Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam


XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

YTCT

: Ý thức chính trị

YTCTHĐ

: Ý thức chính trị hiện đại

YTCTTT

: Ý thức chính trị truyền thống


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngay từ khi mới ra đời, giai cấp công nhân (GCCN) Việt Nam mà đội
tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn nêu cao bản chất cách mạng,
lãnh đạo toàn dân làm nên những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn.
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa (XHCN), vai trò cách mạng, vai trò lãnh đạo, tính tiên phong của
GCCN càng trở nên quan trọng và có ý nghĩa quyết định. Để xây dựng GCCN
Việt Nam vững mạnh đáp ứng yêu cầu cách mạng trong giai đoạn mới, Văn
kiện Đại hội đại biểu lần thứ XII nêu rõ:
“Quan tâm, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển giai cấp công
nhân cả về số lượng và chất lượng, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình

độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công
nghiệp, kỷ luật lao động của công nhân;…để bảo vệ quyền lợi, nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của công nhân” [23, tr.160].
Như vậy, xây dựng GCCN là việc làm cần thiết đã và đang được Đảng
và Nhà nước đặc biệt quan tâm.
Trong cách mạng giải phóng dân tộc, Quảng Ninh là một trong những
cái nôi của phong trào công nhân cả nước. Trong sự nghiệp đổi mới, Quảng
Ninh là một vùng đất có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế với nhiều công
nhân lao động thuộc nhiều lĩnh vực: công nghiệp nặng, dịch vụ - du lịch, cảng
biển, nông - lâm - ngư nghiệp, cửa khẩu… Trong số những công nhân ở
Quảng Ninh, công nhân có số lượng đông đảo nhất là công nhân ngành than.
Chính vì vậy, việc xây dựng công nhân ngành than Quảng Ninh không chỉ
góp phần “xây dựng tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
(TKV) thành tập đoàn kinh tế mạnh...” [8], mà còn góp phần ổn định, phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời “góp phần đóng góp tích cực vào việc


2
đảm bảo an ninh quốc gia” [7], cũng như sự phát triển đội ngũ công nhân
Quảng Ninh nói riêng và GCCN Việt Nam nói chung.
Trong giai đoạn hiện nay, xây dựng công nhân ngành than Quảng
Ninh không thể tách rời xây dựng ý thức chính trị (YTCT) của họ. Tuy nhiên,
do nhiều nguyên nhân khác nhau mà trong YTCT của GCCN Việt Nam nói
chung và công nhân ngành than Quảng Ninh nói riêng còn có những hạn chế,
bất cập. Thời gian qua, mặc dù Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách
nhằm phát huy những giá trị truyền thống, đồng thời xây dựng những phẩm
chất chính trị hiện đại cho người công nhân nhưng vẫn còn không ít cách
nghĩ, cách làm lệch lạc trong việc xử lý mối quan hệ giữa truyền thống và
hiện đại. Công tác giáo dục, tuyên truyền xây dựng YTCT cho công nhân vẫn
còn tồn tại hai xu hướng cực đoan: hoặc quá coi nhẹ giá trị truyền thống mà

nhấn mạnh các giá trị hiện đại, hoặc quay trở về truyền thống một cách thái
quá mà không chấp nhận, bổ sung những giá trị mới.
Rõ ràng, kết hợp truyền trống và hiện đại trong xây dựng YTCT cho
GCCN Việt Nam nói chung và công nhân ngành than Quảng Ninh nói riêng là
vấn đề lớn và cần thiết mà hoạt động lý luận và thực tiễn cuộc sống đang đặt
ra, đòi hỏi cần phải tiếp tục nghiên cứu. Vì vậy, tác giả đã chọn vấn đề “Kết
hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng ý thức chính trị công nhân
ngành than Quảng Ninh hiện nay” làm đề tài luận án Tiến sĩ, chuyên ngành
Triết học với mong muốn có thêm một góc nhìn mới trong giải pháp xây dựng
công nhân ngành than Quảng Ninh nói riêng và GCCN Việt Nam nói chung.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở luận giải về cơ sở lý luận, thực trạng kết hợp truyền thống
và hiện đại trong xây dựng YTCT công nhân ngành than Quảng Ninh hiện
nay, luận án đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kết hợp
truyền thống và hiện đại trong xây dựng YTCT công nhân ngành than Quảng
Ninh đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới.


3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện những nhiệm vụ cụ thể
như sau:
Thứ nhất, tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
luận án, từ đó đề xuất những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu và làm
sáng tỏ thêm.
Thứ hai, làm rõ cơ sở lý luận của việc kết hợp truyền thống và hiện
đại trong xây dựng YTCT công nhân ngành than Quảng Ninh.
Thứ ba, phân tích thực trạng và nguyên nhân của thực trạng của việc
kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng YTCT của công nhân Quảng

Ninh trong giai đoạn hiện nay.
Thứ tư, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kết
hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng YTCT của công nhân ngành
than Quảng Ninh hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là việc kết hợp truyền thống và hiện
đại trong xây dựng YTCT của công nhân ngành than Quảng Ninh hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung nghiên cứu:
Về truyền thống: Luận án nghiên cứu các giá trị ý thức chính trị truyền
thống (YTCTTT) của dân tộc, của GCCN và của công nhân ngành than Quảng
Ninh trong cách mạng giải phóng dân tộc và trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã
hội (CNXH).
Về hiện đại, luận án đề cập đến những giá trị cần đạt được trong
YTCT của công nhân ngành than Quảng Ninh thời kỳ đổi mới.
Về kết hợp truyền thống và hiện đại, luận án tập trung nghiên cứu cơ
chế kết hợp – mối quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong xây
dựng YTCT công nhân ngành than Quảng Ninh hiện nay.


4
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Từ năm 2008 đến nay.
- Phạm vi không gian nghiên cứu: Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận án là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về GCCN, về YTCT
của GCCN; đồng thời kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học
trước đây có liên quan đã được công bố ở nước ta.

4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp
cụ thể khác như:
- Phương pháp lịch sử - lôgic;
- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp phân tích - tổng hợp;
- Phương pháp trừu tượng và cụ thể;
- Các phương pháp xã hội học (bao gồm phương pháp quan sát, điều
tra, thu thập, phân tích, so sánh, xử lý các số liệu) để làm sáng tỏ thực trạng
YTCT và thực trạng kết hợp truyền thống và hiện đại trong việc xây dựng
YTCT của công nhân ngành than Quảng Ninh hiện nay.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án góp phần làm rõ thực chất, tính tất yếu của việc kết hợp
truyền thống và hiện đại trong xây dựng YTCT, xây dựng YTCT cho GCCN
thông qua việc nghiên cứu YTCT công nhân ngành than Quảng Ninh.
Luận án cũng làm rõ cơ chế của sự kết hợp - mối quan hệ biện chứng
giữa truyền thống với hiện đại trong xây dựng YTCT công nhân ngành than
Quảng Ninh.


5
Luận án phân tích thực trạng và nguyên nhân của thực trạng của việc
kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng YTCT của công nhân ngành
than Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay.
Luận án đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kết
hợp truyền thống và hiện đại trong việc xây dựng YTCT của công nhân ngành
than Quảng Ninh hiện nay.
6. Ý nghĩa khoa học của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận

Luận án góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản của
triết học Mác - Lênin về xây dựng YTCT và xây dựng YTCT của GCCN, sự
kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng YTCT GCCN qua thực tế
công nhân ngành than Quảng Ninh hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án góp phần cung cấp những luận cứ khoa học để các cấp ủy
Đảng, chính quyền tỉnh Quảng Ninh và ban lãnh đạo TKV hoàn thiện các giải
pháp để kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng YTCT của công
nhân ngành than Quảng Ninh hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy triết học Mác - Lênin nói riêng
và các ngành khoa học xã hội khác nói chung. Ngoài ra, luận án cũng có giá
trị tham khảo trong việc hoạch định chính sách về xây dựng GCCN ở Việt
Nam nói chung và công nhân ở Quảng Ninh nói riêng.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận án gồm 4 chương, 12 tiết.


6
Chương 1
TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN Ý THỨC
CHÍNH TRỊ VÀ XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO GIAI CẤP CÔNG NHÂN

Đã có rất nhiều nghiên cứu về YTCT và xây dựng YTCT cho GCCN,
trong đó có những công trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
Tác giả Nguyễn Thị Quế, Nguyễn Hoàng Giáp với "Giai cấp công
nhân ở các nước tư bản phát triển từ sau chiến tranh lạnh đến nay" [76], trên

cơ sở quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về GCCN và đánh giá những
nhân tố ảnh hưởng đến GCCN ở các nước tư bản phát triển, các tác giả đã
phân tích sự thay đổi mạnh mẽ trong cơ cấu GCCN theo hướng lao động cơ
bắp giảm, lao động trí óc tăng và chủ lực trong các ngành nghề. Tuy nhiên,
cùng với sự phát triển về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn thì trình độ giác
ngộ chính trị, trình độ tổ chức của GCCN ở các nước tư bản phát triển có chiều
hướng suy giảm, kéo theo đó là mục tiêu, phương pháp đấu tranh với giới chủ và
chính phủ tư bản tập trung chủ yếu vào các vấn đề như điều chỉnh các chủ
trương, chính sách của nhà nước tư sản chứ không đặt vấn đề thay đổi các chế
độ chính trị.
Khi đề cập đến công nhân truyền thống và YTCT của công nhân truyền
thống trên thế giới, cuốn sách "Lịch sử phong trào và công nhân quốc tế" [107],
đã trình bày một cách hệ thống lịch sử phong trào công nhân quốc tế qua bốn
giai đoạn: từ khi giai cấp vô sản ra đời đến khi thành lập quốc tế thứ nhất; từ
công xã Pari đến trước Cách mạng tháng Mười Nga; từ Cách mạng tháng
Mười Nga đến khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ hai và từ sau chiến
tranh thế giới lần thứ hai khi hệ thống XHCN ra đời đến thắng lợi của cách
mạng Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược qua đó


7
YTCT của GCCN cũng hình thành và phát triển theo từng giai đoạn. Tác giả
khẳng định:
Giai cấp vô sản các nước dù mầu da, tiếng nói, phong tục tập quán
khác nhau, nhưng những quyền lợi cơ bản thì giống nhau, họ có
nguyện vọng chung là giải phóng khỏi áp bức, bóc lột và phải
chống với kẻ thù chung là giai cấp tư sản ở nước mình, cùng sự câu
kết của giai cấp ấy trên phạm vi thế giới [107, tr. 7].
Đối với YTCT của công nhân Việt Nam, Ban Cận hiện đại - Viện Sử
học Việt Nam trong cuốn sách "Một số vấn đề về lịch sử giai cấp công nhân

Việt Nam" [4], cho rằng, GCCN Việt Nam được hình thành vào lúc dân tộc ta
chuẩn bị tích cực bước vào thời đại mới của loài người. Sự ra đời này chứng
minh cho các giá trị YTCTTT của công nhân Việt Nam. "Tinh thần đó đã nêu
cao ý thức độc lập, tự chủ, tiếp thu những tiến bộ của tư trào dân chủ, để dành
độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, mà không phải do giai cấp tư sản
lãnh đạo" [4, tr. 27]. Mặt khác, "công nhân Việt Nam được truyền thụ một
tinh thần yêu nước nồng nàn và tinh thần yêu nước ấy thúc đẩy ý thức giai cấp
sớm hình thành" [4, tr. 28]. Từ chủ nghĩa yêu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
đã đưa GCCN Việt Nam đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, từ đây, GCCN đã
nhận thức được sứ mệnh lịch sử của mình:
Một mặt, gắn cách mạng giải phóng dân tộc thành một bộ phận
không tách rời với cách mạng vô sản thế giới, mặt khác, tự mình
phải gương ngọn cờ dân tộc, dân chủ, đoàn kết công nhân trong
nước đánh đổ chủ nghĩa đế quốc đang thống trị đất nước và thắng
lợi của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam là điều kiện giải
phóng giai cấp vô sản Việt Nam, đồng thời cũng đóng góp vào
thắng lợi chung của phong trào vô sản thế giới [4, tr. 44].
Chuyển từ tự phát sang tự giác, từ khi giác ngộ chủ nghĩa Mác Lênin, GCCN Việt Nam đã "vụt lớn lên với một nhận thức mới không thể có


8
ở một giai cấp nào khác: phải đoàn kết đấu tranh lật đổ cả bộ máy thống trị
thực dân, phong kiến, dành lại độc lập, tự do, tiến lên CNXH thì mới chấm
dứt được cuộc đời nô lệ" [4, tr. 49].
Dưới góc độ lịch sử, các tác giả Ngô Văn Hòa - Dương Kinh Quốc
viết cuốn sách: "Giai cấp công nhân Việt Nam những năm trước khi thành lập
Đảng" [35]. Khi nghiên cứu về YTCT, theo các tác giả, GCCN Việt Nam đã
sớm mang trong mình tinh thần cách mạng triệt để của giai cấp và những
truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc.
Ý thức dân tộc là động lực thúc đẩy ý thức giai cấp công nhân sớm

hình thành; điều kiện sinh hoạt của người công nhân là sơ sở để từ
đó nảy sinh nên ý thức giai cấp mà trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy
giờ ý thức giai cấp đó mới chỉ thể hiện ở giai đoạn đầu, tức sự hình
thành tâm lý giai cấp; chính sách sử dụng nhân công của thực dân
tư bản Pháp đứng trên góc độ hình thành ý thức giai cấp công nhân
mà xét, đã tạo điều kiện cho ý thức dân tộc và ý thức giai cấp quyện
vào nhau, hòa với nhau làm một [35, tr. 157].
Từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, GCCN Việt Nam ngày càng
trở nên đông đảo, trở thành một khối đại đoàn kết, nhất trí trong phạm vi
toàn quốc. Từ khi Nguyễn Ái Quốc - người Việt Nam đầu tiên tiếp thu
truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân Việt Nam đến
khi tổ chức Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội được thành lập
(năm 1925), phong trào "vô sản hóa", sự ra đời của Công hội đỏ và sự thành
lập của Đảng Cộng sản Việt Nam thì GCCN đã bước lên vũ đài chính trị, tiến
tới thành lập chính đảng của mình. Từ đây, cách mạng Việt Nam chuyển sang
một giai đoạn mới - giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do GCCN
lãnh đạo.
Các tác giả của Viện Sử học với cuốn sách: "Xây dựng và phát triển
đời sống văn hóa của giai cấp công nhân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn"


9
[103]. Cuốn sách gồm nhiều bài viết của nhiều tác giả đề cập đến việc xây
dựng đạo đức, lối sống, YTCT của người công nhân trong thời kỳ hội nhập
quốc tế như nhận thức chính trị, tình cảm chính trị, thái độ ứng xử, văn hóa
doanh nghiệp... Trên cơ sở đáp ứng yêu cầu của điều kiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa (CNH, HĐH), tăng cường hội nhập quốc tế và một số yêu cầu
đặt ra đối với việc nâng cao YTCT, đời sống văn hóa của GCCN trong thập
niên 2011-2020, các tác giả đã đưa ra các quan điểm và các giải pháp xây
dựng và nâng cao đời sống văn hóa của GCCN Việt Nam.

Tác giả Phan Thanh Khôi trong cuốn sách: "Ý thức chính trị của giai
cấp công nhân nước ta, biểu hiện thực trạng và xu hướng" [100] - cho rằng:
"ý thức chính trị là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh mọi mặt của đời sống
chính trị" [100, tr. 105]. Theo tác giả, biểu hiện về YTCT của GCCN nước ta
hiện nay được thể hiện rõ nhất thông qua nhận thức và thái độ của người công
nhân. Trên cơ sở phân tích thực trạng của những nhận thức và thái độ chủ yếu
đó, tác giả cho rằng, YTCT của công nhân nước ta hiện nay không cao, không
tương xứng với vị trí chủ đạo của mình trong xã hội và chưa đáp ứng được
đòi hỏi của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Tác giả cũng đưa ra dự đoán xu
hướng YTCT của GCCN trong những năm tới là YTCT của GCCN Việt Nam
sẽ có thêm những sắc thái biểu hiện, sẽ được nâng cao một bước. Tuy nhiên,
những biểu hiện đó vẫn biến đổi không đều nhau và vẫn không đều ở các thế hệ
và ở từng bộ phận.
Các tác giả của Viện Công nhân và Công đoàn với cuốn sách: "Giải
pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ
XXI" [101], trên cơ sở phân tích thực trạng về cơ cấu tổ chức, YTCT, giác ngộ
giai cấp, năng lực chuyên môn tay nghề của GCCN Việt Nam trong bối cảnh
mới và điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể ở Việt Nam, các tác giả đã
đưa ra những giải pháp như: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai
trò của tổ chức Công đoàn, củng cố khối liên minh công - nông - trí thức,


10
nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo nói chung và đào tạo nghề trong công
nhân nói riêng nhằm xây dựng GCCN Việt Nam phát triển về số lượng và
chất lượng, nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và tay
nghề, năng lực ứng dụng và sáng tạo công nghệ mới, góp phần xây dựng một
đội ngũ công nhân trí thức đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.
Tác giả Nguyễn Thị Ngân trong cuốn sách: "Xây dựng ý thức tình cảm
dân tộc chân chính cho giai cấp công nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện

nay" [66] cho rằng GCCN nước ta là giai cấp tiên tiến nhất, đóng vai trò
chính trong sự phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta. Do quá trình toàn cầu
hóa và hợp tác quốc tế mang lại, công nhân Việt Nam hiện nay đã mang tính
quốc tế và mang tính hiện đại. Cùng với sự phát triển của đất nước, người
công nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đã có sự chuyển biến trong ý
thức, từ chỗ chỉ thừa nhận giá trị cộng đồng, tập thể, dân tộc sang chỗ biết tôn
trọng giá trị cá nhân trong mối quan hệ hài hòa với tập thể và cộng đồng dân
tộc; chuyển biến từ dạn dày kinh nghiệm trong đấu tranh giải phóng dân tộc
nhưng ít nhạy cảm về kinh tế sang năng động, chủ động, có kiến thức khoa
học, kiến thức quản lý kinh tế - xã hội và kinh nghiệm xây dựng xã hội mới.
Không chỉ vậy, GCCN Việt Nam còn có sự biến đổi cả về số lượng và chất
lượng, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu xã hội, công nhân có nhiều trong các thành
phần kinh tế. Những biến đổi đó có nhiều mặt thuận lợi nhưng cũng tạo ra
không ít cản trở cho việc xây dựng YTCT, ý thức giai cấp, ý thức tổ chức kỷ
luật... Điều đó đòi hỏi chúng ta phải có kế hoạch giáo dục YTCT, nâng cao ý
thức giai cấp, ý thức tình cảm dân tộc chân chính để người công nhân nhận
thức được sứ mệnh lịch sử (SMLS) của giai cấp mình.
Trong bài viết: "Tích cực hóa nhân tố chủ quan để giai cấp công nhân
Việt Nam thực hiện và hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình" [49], tác giả
Trần Thị Bích Liên đã trình bày khái quát về mối quan hệ biện chứng giữa
điều kiện khách quan và chủ quan trong việc thực hiện SMLS của GCCN.


11
Tác giả cũng nêu lên vấn đề tích cực hóa nhân tố chủ quan trong việc thực
hiện SMLS của GCCN Việt Nam. Từ những lý luận đó, tác giả tập trung đưa
ra những nhân tố chủ quan có ý nghĩa quyết định việc thực hiện và hoàn thành
sứ mệnh lịch sử của GCCN Việt Nam hiện nay. Theo tác giả, có ba nhân tố
chủ quan mà tác giả đưa ra đó là: 1- Sự giác ngộ ý thức giai cấp, giác ngộ chủ
nghĩa Mác - Lênin; 2- Có một chính đảng vững mạnh, trung thành với SMLS

của GCCN, với lợi ích của nhân dân lao động và của cả dân tộc; 3- Sự đoàn
kết thống nhất trong phong trào công nhân. Từ ba luận điểm đó, tác giả cũng
làm nổi bật lên thực trạng của ba nhân tố chủ quan này đang diễn ra như thế
nào, những kết quả đạt được và những mặt hạn chế. Trên cơ sở trình bày,
phân tích về lý luận và thực trạng của các nhân tốt chủ quan có ý nghĩa quyết
định việc thực hiện và hoàn thành SMLS của GCCN, tác giả đã đưa ra một số
quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm tích cực hóa nhân tố chủ quan của
GCCN Việt Nam hiện nay. Một số quan điểm tác giả đưa ra mang tính định
hướng như phát triển GCCN về số lượng phải đi đôi với chất lượng; xây dựng
GCCN lớn mạnh phải gắn liền với xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh;
xây dựng GCCN vững mạnh phải gắn liền với xây dựng khối liên minh công
nhân, nông dân, trí thức và khối đại đoàn kết dân tộc; xây dựng GCCN là
trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, Công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội,
đồng thời là trách nhiệm của mỗi người, mỗi tập thể công nhân. Giải pháp tác
giả đưa ra gồm có hai nhóm giải pháp về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và nhóm
giải pháp xây dựng GCCN.
Cuốn sách của tác giả Phạm Tất Thắng: "Nâng cao ý thức chính trị
của giai cấp công nhân Việt Nam trong điều kiện hiện nay" cũng bàn đến
GCCN Việt Nam hiện đại. Tác giả cho rằng, từ khi tiến hành công cuộc đổi
mới toàn diện đất nước đến nay, nhìn chung, một bộ phận lớn GCCN nước ta
có ý thức, nhận thức tương đối sâu sắc, rõ ràng về vị trí, vai trò của mình đối
với công cuộc đổi mới đất nước, sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Đồng thời,


12
đa số công nhân tỏ thái độ tự hào, trân trọng về truyền thống vẻ vang của dân
tộc, cũng như những giá trị truyền thống cao đẹp, quý báu mà tổ tiên, ông cha
đã để lại, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước trong
công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, vào tương lai, tiến đồ
tươi sáng của đất nước, của dân tộc. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khác

nhau mà trong YTCT của GCCN hiện nay còn có những biểu hiện yếu kém,
hạn chế: không ít công nhân chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của giai
cấp mình trong thời đại mới, cũng như trong tiến trình đổi mới, CNH, HĐH
đất nước; một số công nhân không thấy hết vị trí, vai trò của Công đoàn trong
việc bảo vệ lợi ích của mình cũng như trong việc tham gia quản lý, điều hành,
giám sát sản xuất, kinh doanh; một bộ phận không nhỏ công nhân ít am hiểu
về đặc điểm, tình hình và sự biến đổi nhanh chóng của thế giới hiện nay, kể cả
của các nước trong khu vực; thiếu tin tưởng vào tương lai, tiền đồ của CNXH,
của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; một số công nhân ít quan tâm
và kém hiểu biết về lịch sử cũng như truyền thống dân tộc, thiếu tin tưởng vào
vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công cuộc đổi mới đất nước, vào tương lai,
tiền đồ của dân tộc. Dựa trên thực trạng và những nguyên nhân đó, tác giả đưa
ra một số định hướng, giải pháp cơ bản để nâng cao YTCT, nhận thức chính
trị của GCCN nước ta trong thời kỳ mới.
Các tác giả trong Đề tài cấp Nhà nước (2010): "Xây dựng và phát triển
văn hóa giai cấp công nhân Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập
quốc tế" [69] mặc dù chưa nhấn mạnh tác động của kinh tế thị trường đến nhận
thức, tình cảm, thái độ chính trị của công nhân, nhưng trên cơ sở phân tích và
đánh giá thực trạng đời sống văn hóa của GCCN Việt Nam hiện nay, đề tài đã
chỉ rõ những hạn chế trong đời sống văn hóa của người công nhân như các
hoạt động sinh hoạt văn hóa tinh thần còn rất nghèo nàn, thiếu sáng tạo đã ảnh
hưởng tới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho công nhân. Phê phán thái
độ thờ ơ với đời sống chính trị - xã hội và những biểu hiện tiêu cực của một


13
bộ phận công nhân trong sinh hoạt chính trị, tư tưởng. Các tác giả cũng đã
đưa ra những luận cứ khoa học là cơ sở lý luận, phương pháp luận cho việc
nghiên cứu các vấn đề về văn hóa và đời sống văn hóa của GCCN, các nhân
tố cơ bản tác động đến đời sống văn hóa, YTCT của GCCN Việt Nam trong

thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.
Đề tài khoa học cấp Nhà nước (2009) do Đặng Ngọc Tùng chủ nhiệm:
"Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam giai đoạn 2011 -2020" [94] mặc dù
không đi sâu vào đánh giá nhận thức chính trị, tư tưởng của công nhân nhưng
thông qua việc tổng kết, đánh giá thực trạng xây dựng GCCN Việt Nam, tác
phẩm cũng đã đề cập đến những vấn đề về thái độ, tình cảm của người công
nhân trong các doanh nghiệp, những bất cập trong thực tế đã gây nên tâm lý
bức xúc của người công nhân. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đất
nước, tác phẩm cũng đưa ra những yêu cầu xây dựng GCCN trong thời kỳ đẩy
mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, đề xuất một số kiến nghị, giải
pháp nhằm xây dựng GCCN và tổ chức Công đoàn trong thời kỳ đẩy mạnh
CNH, HĐH đất nước để góp phần xây dựng GCCN lớn mạnh.
Tác giả Phan Văn Tuấn trong bài viết: "Nâng cao ý thức chính trị,
pháp luật cho giai cấp công nhân hiện nay" [93] cũng khẳng định: cùng với
quá trình CNH, HĐH đất nước, GCCN nước ta đã hình thành ngày càng đông
đảo bộ phận công nhân trí thức; đang tiếp tục phát huy vai trò là giai cấp lãnh
đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, giai
cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng CNXH, lực lượng đi đầu trong sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế; có nhiều cố gắng để
phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt trong liên minh GCCN với giai cấp
nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong khối đại đoàn
kết toàn dân tộc, GCCN đã đóng góp trực tiếp to lớn vào quá trình phát triển
của đất nước. Cùng với các giai cấp, tầng lớp và thành phần xã hội khác,
GCCN nước ta là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng và Nhà nước.


14
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, việc làm và đời sống
của GCCN ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, một trong
những vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay là trình độ nhận thức chính trị, ý

thức pháp luật, kỷ luật lao động và tác phong công nghiệp của GCCN Việt
Nam hiện nay chưa tương ứng với yêu cầu về trình độ phát triển của nền kinh
tế, công nghệ và toàn cầu hóa. Về nhận thức lý luận, tư tưởng, trình độ giác
ngộ giai cấp vẫn còn nhiều khác biệt, còn rất hạn chế và không cơ bản. Đa số
hiện nay là thế hệ công nhân trẻ, có trình độ văn hóa, khoa học - kỹ thuật,
nhưng lại là thế hệ lớn lên trong chế độ mới, mới gia nhập vào GCCN, về mặt
nhận thức chính trị còn nhiều hạn chế, bất cập. Mặt khác, GCCN Việt Nam ra
đời và phát triển ở một nước nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp chậm phát
triển, do đó tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật còn hạn chế. Tâm
lý, thói quen và tác phong lao động gắn liền với nền sản xuất nhỏ còn in đậm
trong đội ngũ công nhân. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp đồng bộ để công
tác giáo dục nâng cao nhận thức chính trị, ý thức kỷ luật, kỷ luật lao động và
tác phong công nghiệp của GCCN Việt Nam thực sự đạt hiệu quả.
Tác giả Dương Xuân Ngọc với bài viết "Nâng cao ý thức chính trị cho
giai cấp công nhân Việt Nam trước yêu cầu và nhiệm vụ mới" [67]. Từ nhận
thức chung về YTCT, những tiêu chí về YTCT của YTCT của GCCN Việt
Nam (bao gồm 7 tiêu chí). Trên cơ sở đó, tác giả Dương Xuân Ngọc khẳng
định, GCCN Việt Nam đã có sự giác ngộ cao về YTCT cả về tổ chức, nhận
thức và thái độ. Song, trên một số phương diện, trong YTCT của GCCN còn
một số hạn chế, yếu kém như: chưa nhận thức được đầy đủ về vị trí, vai trò
lãnh đạo của GCCN, vai trò và vị trí của tổ chức trong hệ thống chính trị…
Những hạn chế này theo tác giả bắt nguồn từ nền sản xuất còn kém phát triển
ở nước ta. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao
YTCT cho GCCN Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh CNH,
HĐH, hội nhập quốc tế.


15
Tác giả Phạm Thị Xuân Hương trong bài viết: "Nâng cao ý thức giai
cấp cho công nhân - Một việc quan trọng cần làm trong giai đoạn hiện nay"

[36] đã tập trung làm nổi bật vai trò của việc nâng cao ý thức giai cấp cho
công nhân; thông qua việc trình bày một cách khái quát thực trạng và nguyên
nhân của thực trạng ý thức giai cấp của GCCN Việt Nam, tác giả đã khẳng
định tầm quan trọng của việc nâng cao YTCT cho GCCN, đồng thời đưa ra
những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao ý thức để nâng cao ý thức giai cấp cho
GCCN Việt Nam.
Ở một góc nhìn khác, trong mối quan hệ giữa GCCN với dân tộc, tác
giả Lê Duy Sơn với “Sự phát triển mối quan hệ giữa giai cấp công nhân và
dân tộc Việt Nam trong quá trình đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa”
[80] cho rằng, thực chất sự chuyển hướng đường lối cách mạng dân tộc dân
chủ ở Việt Nam là sự thay đổi về chất của đường lối yêu nước. Chủ nghĩa yêu
nước trên lập trường của GCCN là phù hợp với nguyện vọng của giai cấp và
dân tộc. Từ khi ra đời, GCCN đã có sự phát triển nhanh chóng về số lượng.
… Bị nhiều tầng áp bức, bóc lột, trong nó có mối thù dân tộc với
tính cách là người nô lệ bên cạnh mối thù giai cấp với tính cách là
người lao động bị bóc lột. Hoàn cảnh đó đã hun đúc trong giai cấp
công nhân Việt Nam ý thức giải phóng giai cấp và ý thức giải
phóng dân tộc, tạo nên ở giai cấp này tính sắc sảo, khả năng nhạy
bén để nhận thức mối quan hệ giữa cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc với cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp mình. Đương nhiên khả
năng đó lúc đầu còn là sự tự phát; trình độ tự giác sẽ ngày càng
nâng lên theo đà của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc và
việc tăng cường truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.
Bước ngoặt là từ năm 1930, với việc giai cấp công nhân tổ chức
thành chính đảng của mình, thì khả năng đó trở thành nhận thức tự
giác ngay trong cương lĩnh đầu tiên của Đảng, gương cao ngọn cờ


16
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Cũng từ đó giai cấp công nhân

đã chính thức dành được ngọn cờ lãnh đạo, người đại diện chân
chính cho phong trào yêu nước ở Việt Nam [80].
Bên cạnh các công trình trong nước còn có một số công trình công
trình nước ngoài cũng nghiên cứu về đề tài này như:
Tác giả Sumil Kumar Sen trong cuốn sách: Working class movements
in India 1885 - 1975 [114], trên cơ sở nghiên cứu lịch sử các phong trào công
nhân toàn Ấn Độ từ 1885 - 1975; vai trò của tổ chức Công đoàn trong phong
trào công nhân; vai trò của tổ chức Liên đoàn Phụ nữ Quốc gia Ấn Độ trong
công tác giáo dục tác phong, tư tưởng cho công nhân tác giả cho rằng, điều
kiện kinh tế xã hội, điều kiện sản xuất và lối sống hiện đại đã có ảnh hưởng có
ảnh hưởng quan trọng đến đời sống, tác phong, nhận thức chính trị, tư tưởng
của đại đa số các tầng lớp dân cư, nhất là những người lao động trong xã hội.
Tuy nhiên, GCCN các nước vẫn có vai trò quan trọng là lực lượng chính sản
xuất ra của cải vật chất cho xã hội, có khả năng chiếm lĩnh, làm chủ thành tựu
khoa học kỹ thuật, đại diện cho phương thức sản xuất mới.
Bàn về công nhân Trung Quốc, các tác giả Liễu Khả Bạch - Vương
Mai - Diêm Xuân Chi, "Vị trí và vai trò của giai cấp công nhân đương đại" [3]
lại tập trung nghiên cứu vị trí và vai trò của GCCN đương đại từ đó tác động
tới YTCT của người công nhân. Qua việc phân tích thực trạng, xu hướng biến
đổi của GCCN cùng với sự biến đổi và phát triển của điều kiện kinh tế - xã
hội, các tác giả đã chia khái niệm về GCCN thành: GCCN đồng nghĩa với giai
cấp vô sản theo các tác giả kinh điển của chủ nghĩa Mác, GCCN truyền thống
và GCCN đương đại. Theo các tác giả, GCCN hiện nay là một cộng đồng lớn
và phức tạp, có sự phân hóa, phân tầng sâu sắc. Đặc điểm lớn nhất của GCCN
hiện nay là được "trí thức hóa, trí tuệ hóa". Đặt trong mối quan hệ với sự phát
triển của kinh tế tri thức, các tác giả khẳng định, trình độ tri thức, công nghệ
của công nhân ngày một tăng lên là một tất yếu. Do vậy, họ có vai trò đặc biệt


17

quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế tri thức và phát triển sản xuất xã hội.
Các tác giả khẳng định, GCCN không chỉ là người sáng tạo ra của cải và giá
trị xã hội chủ yếu mà còn chiến đấu hăng hái trong lĩnh vực kinh tế tri thức
mà học cũng là người đại diện quan trọng cho lực lượng sản xuất tiên tiến,
trước sau như một, họ luôn là lực lượng cơ bản thúc đẩy sản xuất phát triển.
Với vị trí và vai trò đó, các tác giả đã đề xuất những giải pháp cơ bản để bảo
vệ quyền lợi cơ bản, hợp pháp của công nhân, từ đó tạo điều kiện và môi
trường để họ tiếp tục phát huy vai trò to lớn của mình đối với sự phát triển
kinh tế, xã hội.
Trên cơ sở nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác về GCCN, tác
giả Covalep trong bài viết: "Những cơ sở và nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội"
[13] khẳng định những quan điểm của chủ nghĩa Mác về GCCN trong giai
đoạn hiện nay vẫn còn giữ nguyên giá trị. GCCN hiện đại vẫn là lực lượng
chủ đạo của mọi cuộc cách mạng vì nó vẫn là giai cấp trực tiếp sản xuất ra cả
cải vật chất; là giai cấp trung tâm của những mâu thuẫn gay gắt nhất trong xã
hội, có tinh thần cách mạng triệt để và tính kỷ luật nhất, kiên quyết nhất; là
giai cấp quan tâm đến sự cải biến xã hội theo hướng XHCN; là giai cấp tiên
phong, chỗ dựa đáng tín cậy và là đồng minh cho các giai cấp, tầng lớp khác
trong cuộc đấu tranh chống áp bức, bất công. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra
quan điểm bác bỏ sự nhầm lẫn giữa trí thức và công nhân trí thức, cho rằng
công nhân bao gồm cả những thành phần thuộc tầng lớp trí thức. Tuy nhiên,
GCCN nếu muốn thắng lợi thì cũng phải biết tạo ra trong mình những đại
biểu ưu tú nhất.
Cũng nghiên cứu về công nhân thế giới, tác giả Nhiếp Văn Lân trong
bài viết: "Sự chuyển biến mang tính lịch sử về hình thái tổ chức của Đảng
Cộng sản ở các nước tư bản chủ nghĩa" [110], cho rằng sự tác động của các
cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và cách mạng trong lực lượng sản xuất đã
làm thay đổi kết cấu xã hội và YTCT của GCCN. Số công nhân truyền thống



18
ngày càng giảm và thay vào đó là sự tăng lên của tầng lớp trung gian. Sự
thay đổi này đã dẫn tới những thay đổi về trình độ giác ngộ, trình độ tổ
chức của GCCN như: Đồng cảm nhận thức về giai cấp bị phai nhạt dần; sự
suy giảm về yêu cầu thay đổi chủ nghĩa tư bản (CNTB); khả năng tổ chức,
động viên của hành động tập thể giảm sút. Những thay đổi đó đã làm cho
mối quan hệ giữa GCCN và chính đảng của nó có một khoảng cách nhất
định, quan hệ truyền thống giữa GCCN với phong trào XHCN có những
thay đổi. Do đó, tổ chức Đảng Cộng sản phải có tư duy đổi mới trong nhìn
nhận, đánh giá GCCN, phải đưa ra những chính sách mang tính thực tiễn
mới có khả năng tập hợp GCCN và củng cố mối quan hệ giữa Đảng Cộng
sản với GCCN.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI
PHÁP KẾT HỢP TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG XÂY DỰNG Ý THỨC
CHÍNH TRỊ CỦA CÔNG NHÂN NGÀNH THAN QUẢNG NINH TRONG THỜI
KỲ ĐỔI MỚI

Phần lớn những công trình nghiên cứu viết về công nhân Quảng Ninh
là công nhân ngành than Quảng Ninh. Vì vậy, đã có không ít công trình khoa
học bàn về vấn đề xây dựng YTCT công nhân ngành than Quảng Ninh. Cụ thể:
Tác giả Thi Sảnh viết về "Quá trình chuyển hóa từ chủ nghĩa yêu
nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin trong phong trào công nhân khu mỏ Quảng
Ninh" [78] đã nghiên cứu quá trình chuyển hóa từ chủ nghĩa yêu nước đến
chủ nghĩa Mác - Lênin trong phong trào công nhân khu mỏ Quảng Ninh, lịch
sử GCCN Việt Nam. Bài viết khái quát hoàn cảnh ra đời, nguồn gốc xuất
thân, đặc điểm và tình cảnh công nhân mỏ dưới thời Pháp thuộc. Công nhân
mỏ Quảng Ninh bị bóc lột tàn nhẫn, khốc liệt hơn nhiều so với những công
nhân thuộc ngành nghề khác cùng thời vì đây là vùng đất thuộc quyền chiếm
hữu trực tiếp của bọn chủ mỏ thực dân. Tập trung với mật độ cao và có tính chất
thuần nhất, người thợ mỏ Quảng Ninh đã khá thống nhất về mặt tư tưởng, tiến

dần từng bước từ chủ nghĩa yêu nước đến CNXH. Họ hòa mình vào các phong


19
trào dân tộc chân chính bằng các cuộc đấu tranh mang đặc thù GCCN hiện đại
với chủ nghĩa Mác - Lênin cáo Đảng Cộng sản và trở thành đấu tranh tự giác.
Các tác giả thuộc Trung tâm phát triển và tri thức - Hội nhà văn Việt
Nam, "Than Việt Nam - Hôm qua, hôm nay và ngày mai" [92] đã trình bày
điều kiện tự nhiên khoáng sản than của vùng mỏ, tầm quan trọng của ngành
than trong nền kinh tế đất nước, lịch sử quá trình khai thác than, sự hình thành
đội ngũ công nhân mỏ và phong trào đấu tranh của họ từ tự phát lên tự giác
qua các thời kỳ từ đó hình thành nên văn hóa công nhân mỏ và những khẩu
hiệu truyền thống thể hiện tưởng chính trị đặc trưng - "Kỷ luật và đồng tâm".
Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam với công trình: "80 năm vinh
quang thợ mỏ Việt Nam" [82] đã khái quát quá trình hình thành và phát triển
trong suốt chặng đường lịch sử hào hùng của đội ngũ công nhân vùng mỏ
Quảng Ninh. Cuốn sách gồm nhiều bài viết về truyền thống lịch sử ngành than
từ 12/11/1936 đến nay. Đó là những truyền thống về tính kỷ luật trong đấu
tranh, sự đùm bọc tương thân tương ái của những người cùng cảnh ngộ, cùng
nghề nghiệp, cùng giai cấp… Kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống ấy
kết hợp với sức mạnh của ngành, của thời đại, công nhân ngành than Quảng
Ninh nói riêng và công nhân công nhân của TKV nói chung đang ngày càng lớn
mạnh cả về số lượng và chất lượng. Sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trong thời
kỳ hội nhập đang tiếp tục đang tiếp tục đặt ra cho công nhân ngành than
Quảng Ninh những nhiệm vụ vinh quang nhưng cũng đầy khó khăn thách
thức. Công nhân ngành than Quảng Ninh đang phát huy sức mạnh của truyền
thống, sức mạnh của cả hệ thống chính trị xứng đáng với tấm Huân chương
Sao vàng và danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới mà Đảng, Nhà
nước đã phong tặng.
Tác giả Bùi Văn Kích với bài viết: "Phát huy truyền thống "Kỷ luật và

đồng tâm", xây dựng đội ngũ công nhân lao động ngành than - Khoáng sản
Việt Nam vững mạnh đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội


×