Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Luận văn tiến sĩ luật học cơ sở lý luận và thực tiễn về phòng, chống người chưa thành niên phạm tội của viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 181 trang )

HC VIN CHNH TR QUC GIA H CH MINH

TRN TH MINH TH

CƠ Sở Lý LUậN Và THựC TIễN Về PHòNG, CHốNG
NGƯờI CHƯA THàNH NIÊN PHạM TộI CủA VIệN KIểM SáT
NHÂN DÂN CấP TỉNH ở VIệT NAM HIệN NAY

LUN N TIN S
CHUYấN NGNH: Lí LUN V LCH S NH NC V PHP LUT

Mó s: 62 38 01 01

Ngi hng dn khoa hc:

1. PGS.TS. PHM MINH TUN
2. TS. Lấ INH MI

H NI - 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.

Tác giả luận án

Trần Thị Minh Thư



MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CƠ SỞ
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÒNG, CHỐNG NGƯỜI
CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI CỦA VIỆN KIỂM SÁT
NHÂN DÂN CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu đề tài và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục
nghiên cứu

7
7
17
24

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG, CHỐNG NGƯỜI CHƯA
THÀNH NIÊN PHẠM TỘI CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN
DÂN CẤP TỈNH

2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò phòng, chống người chưa thành niên phạm
tội của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
2.2. Nội dung, biện pháp phòng, chống người chưa thành niên phạm tội của
Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh

2.3. Các điều kiện bảo đảm phòng, chống người chưa thành niên phạm tội
của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
2.4. Phòng, chống người chưa thành niên phạm tội của cơ quan công tố
(Viện kiểm sát) ở một số nước trên thế giới và giá trị tham khảo đối với
việt nam

27
27
45
60
65

Chương 3: TÌNH HÌNH NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI VÀ
THỰC TRẠNG PHÒNG, CHỐNG NGƯỜI CHƯA THÀNH
NIÊN PHẠM TỘI CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP
TỈNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. Tình hình và nguyên nhân người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam,
giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2017
3.2. Thực trạng phòng, chống người chưa thành niên phạm tội của Viện
kiểm sát nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 đến
năm 2017

73
73
83

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM PHÒNG, CHỐNG
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI CỦA VIỆN KIỂM
SÁT NHÂN DÂN CẤP TỈNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


4.1. Quan điểm bảo đảm phòng, chống người chưa thành niên phạm tội của
Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay
4.2. Giải pháp bảo đảm phòng, chống người chưa thành niên phạm tội của
Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

114
114
118
147
149
150


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS

Bộ luật Hình sự

BLTTHS

Bộ luật tố tụng hình sự

CQĐT


Cơ quan điều tra

ĐTV

Điều tra viên

KSV

Kiểm sát viên

NCTN

Người chưa thành niên

NCTNPT

Người chưa thành niên phạm tội

PCNCTNPT

Phòng, chống người chưa thành niên phạm tội

TAND

Tòa án nhân dân

THQCT

Thực hành quyền công tố


VKSND

Viện Kiểm sát nhân dân


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Người chưa thành niên (NCTN) là nguồn nhân lực, tương lai của đất nước,
cũng là đối tượng dễ bị tổn thương, dễ bị lôi kéo, dụ dỗ, xúi giục,… để thực hiện
các hành vi phạm tội. Do đó, NCTN cần được sự chăm sóc, bảo vệ, giáo dục phù
hợp. Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, ban hành các chính sách, pháp luật nhằm
bảo đảm phát triển toàn diện NCTN và đề ra nhiều chương trình, kế hoạch, biện pháp
nhằm tăng cường bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống
người chưa thành niên phạm tội (PCNCTNPT). Tuy nhiên, tình hình người chưa
thành niên phạm tội (NCTNPT) ở Việt Nam hiện nay diễn biến phức tạp, tính chất,
mức độ ngày càng nguy hiểm cho xã hội.
Phòng, chống NCTNPT là trách nhiệm cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Trong đó, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) là một trong những lực lượng nòng
cốt. Để PCNCTNPT, VKSND nói chung và VKSND cấp tỉnh nói riêng đã trực tiếp
áp dụng các biện pháp pháp lý, có tác dụng đấu tranh và ngăn ngừa NCTNPT, hạn
chế hậu quả thiệt hại do đối tượng này phạm tội, nhằm kiềm chế, đẩy lùi và từng
bước làm giảm tội phạm, khắc phục những nguyên nhân và điều kiện của từng loại
tội phạm do NCTN thực hiện. Cùng với các biện pháp tác động trực tiếp nhằm đảm
bảo cho quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự đối với
NCTNPT được nhanh chóng, chính xác, kịp thời theo thẩm quyền tố tụng, VKSND
cấp tỉnh còn gián tiếp tác động để áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm
thông qua việc thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị của mình và
thông qua các công tác khác do pháp luật quy định. Như vậy, PCNCTNPT của
VKSND cấp tỉnh là hoạt động của VKSND cấp tỉnh áp dụng các biện pháp nghiệp

vụ từ khi tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm đến khởi tố, điều tra, truy tố,
xét xử và thi hành án hình sự đối với NCTNPT. Mục đích nhằm đảm bảo không bỏ
lọt tội phạm, không làm oan sai người vô tội, trên cơ sở đó làm sáng tỏ các nguyên
nhân, điều kiện phát sinh tội phạm do NCTN thực hiện. Qua đó, đề ra các biện pháp
đấu tranh, ngăn chặn và giảm trừ tội phạm do NCTN thực hiện trong đời sống xã
hội, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh,
nhằm giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội của các địa phương
trên toàn quốc [58].


2
Với chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định, VKSND cấp tỉnh đã góp
phần tích cực PCNCTNPT. Tuy nhiên, PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh còn hạn
chế, khó khăn, vướng mắc, như: Chưa đề cao vai trò PCNCTNPT của VKSND cấp
tỉnh; một số Kiểm sát viên (KSV) còn hạn chế về trình độ chuyên môn, chưa có
kiến thức đầy đủ về tâm lý học, khoa học giáo dục, chưa được đào tạo chuyên
sâu về kỹ năng PCNCTNPT; KSV chưa thực hiện đúng, đầy đủ các quy định
dành riêng khi xử lý các vụ án do NCTNPT; công tác thực hành quyền công tố
(THQCT) và kiểm sát hoạt động tư pháp đối với các vụ án do NCTNPT còn có
những hạn chế nhất định; còn xảy ra án bị trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các
cơ quan tiến hành tố tụng; tranh tụng của KSV tại phiên tòa chưa mang tính
thuyết phục cao; chưa bảo đảm quyền bào chữa, quyền đại diện hợp pháp của
NCTNPT tham gia tố tụng; công tác phối hợp VKSND cấp tỉnh với các cơ quan
tiến hành tố tụng và các cơ quan chức năng trong PCNCTPT chưa chặt chẽ;
VKSND cấp tỉnh chỉ mới tập trung vào việc xử lý những vụ án cụ thể mà chưa
có giải pháp đồng bộ, toàn diện để phòng ngừa NCTNPT; chưa chú ý làm rõ các
nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm do NCTN thực hiện để kiến nghị
yêu cầu các cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện các biện pháp phòng ngừa
NCTNPT. Bên cạnh đó, các quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS), Bộ luật Tố
tụng hình sự (BLTTHS) và các văn bản pháp luật có liên quan đến NCTNPT

chưa quy định rõ ràng, cụ thể. Cùng với những hạn chế đó, những năm qua, tình
hình NCTNPT diễn biến phức tạp, tính chất, mức độ của hành vi phạm tội ngày
càng nguy hiểm. Thủ đoạn phạm tội không còn đơn giản do bồng bột, thiếu suy
nghĩ, các đối tượng đã có sự tính toán, chuẩn bị kỹ lưỡng, khá tinh vi, đã gây ra
những hậu quả hết sức nghiêm trọng [103].
Trước tình hình đó, đặt ra yêu cầu tiếp tục nghiên cứu toàn diện để xây dựng
cơ sở lý luận và thực tiễn về PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh; làm rõ nguyên
nhân của những kết quả đạt được và hạn chế PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh,
trên cơ sở đó, đề xuất xây dựng hệ thống các quan điểm, giải pháp bảo đảm
PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay. Do vậy, lựa chọn "Cơ sở
lý luận và thực tiễn về phòng, chống người chưa thành niên phạm tội của Viện
Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay" làm luận án tiến sĩ luật học, có
ý nghĩa lý luận và thực tiễn đang đặt ra.


3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài luận án là cung cấp luận chứng khoa học để
làm sáng tỏ cơ sở lý luận về PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh. Từ đó, đề xuất các
quan điểm và giải pháp bảo đảm PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh ở Việt Nam
hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, phân tích, đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài
nước về cơ sở lý luận và thực tiễn PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh.
Hai là, xây dựng và làm rõ một số vấn đề lý luận về PCNCTNPT của VKSND
cấp tỉnh như: Phân tích làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung và biện pháp
PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh. Đồng thời, xác định các điều kiện bảo đảm
PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh, cũng như nghiên cứu PCNCTNPT của cơ quan
Công tố (Viện Kiểm sát) ở một số nước trên thế giới và chỉ ra giá trị tham khảo đối với

Việt Nam.
Ba là, phân tích, đánh giá thực trạng PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh trong
những năm qua, chỉ ra được những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân.
Bốn là, phân tích dự báo tình hình NCTNPT trong thời gian tới và đề xuất
các quan điểm, giải pháp bảo đảm PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh ở Việt Nam
hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Dưới góc độ lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, đối tượng nghiên
cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về PCNCTNPT của
VKSND cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, luận án luận chứng cơ sở khoa
học và đề xuất các quan điểm, giải pháp bảo đảm PCNCTNPT của VKSND cấp
tỉnh ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu, luận án chỉ tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận và
thực tiễn về PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh thông qua thực hiện chức năng
THQCT, kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự và một số công tác khác
do pháp luật quy định.


4
Về thời gian, luận án nghiên cứu PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh ở Việt
Nam hiện nay, giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2017.
Về không gian, luận án nghiên cứu toàn diện trên phạm vi toàn quốc đối với
cấp tỉnh, thành phố trong cả nước.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm cơ
bản của Đảng và Nhà nước ta về nhà nước và pháp luật; về công tác phòng, chống

tội phạm, đặc biệt PCNCTNPT; về đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư
pháp; về hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như các chính sách hình sự của Nhà
nước đối với NCTNPT.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận nói trên, luận án tiến hành nghiên cứu bằng nhiều phương
pháp khác nhau, bao gồm: Phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, thống kê, so
sánh, lịch sử - logic… để giải quyết các vấn đề đặt ra trong nghiên cứu nội dung của
đề tài.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch: được sử dụng bao
quát trong tất cả các chương của luận án để phát hiện, luận giải, nhận xét và đề xuất
về các nội dung liên quan đến chủ đề luận án.
- Phương pháp lịch sử - logic, so sánh, thống kê, được sử dụng trong chương
1, 2, 3 của luận án nhằm tập hợp, đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
và thực trạng PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh ở nước ta hiện nay.
Cụ thể một số phương pháp như sau:
Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử - logic để nghiên
cứu Chương 1. Sử dụng phương pháp lịch sử - logic nhằm tổng quan vấn đề nghiên
cứu; sử dụng phương pháp phân tích để phân tích tài liệu thứ cấp nhằm thu thập
những thông tin có liên đến đề tài nghiên cứu về PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh
ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, tổng hợp, khái quát kết quả nghiên cứu của các công
trình khoa học đã công bố, làm cơ sở cho việc lựa chọn cách tiếp cận, kế thừa nội
dung và đề xuất những vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu trong đề tài luận án.
Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch để
nghiên cứu Chương 2. Sử dụng kết hợp các phương pháp này để nghiên cứu, phân


5
tích, luận giải khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung, biện pháp và các điều kiện bảo
đảm PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh; Đồng thời, tác giả sử dụng phương pháp so
sánh để nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài về PCNCTNPT của Viện Công tố

(Viện Kiểm sát) ở một số nước. Qua đó, rút ra giá trị tham khảo, phù hợp với điều
kiện, hoàn cảnh áp dụng đối với Việt Nam.
Tác giả sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp để nghiên cứu
Chương 3. Sử dụng kết hợp các phương pháp này để đánh giá, phân tích về tình
hình NCTNPT ở Việt Nam, từ đó đánh giá sự ảnh hưởng của tình hình NCTNPT
đến PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh; phân tích, đánh giá, phân tích những kết
quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân của những kết quả, hạn chế, từ đó làm sáng tỏ
nội dung của chương này.
Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp trong nghiên cứu Chương
4 để luận giải và đề xuất các quan điểm, giải pháp có căn cứ khoa học nhằm bảo
đảm PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu toàn diện cơ sở lý luận
và thực tiễn về PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh.
Thứ nhất, luận án đã xây dựng được các phương diện lý luận cơ bản bổ
sung, hoàn thiện vào hệ thống lý luận về PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh, gồm:
- Xây dựng khái niệm, đặc điểm, vai trò PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh;
- Phân tích nội dung, biện pháp PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh ở Việt
Nam hiện nay;
- Xác định, làm rõ các điều kiện bảo đảm PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh;
- Phòng, chống NCTNPT của cơ quan công tố (Viện Kiểm sát) ở một số
nước trên thế giới và giá trị tham khảo đối với Việt Nam.
Thứ hai, luận án phân tích, đánh giá một cách toàn diện những kết quả đạt
được và hạn chế PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh trong những năm qua, đồng
thời, phân tích làm rõ nguyên nhân của kết quả đạt được và hạn chế.
Thứ ba, luận án xây dựng hệ thống các quan điểm, giải pháp bảo đảm
PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh ở Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về lý luận: Luận án đã góp phần hoàn thiện một số vấn đề lý luận khoa học
pháp lý đối với PCNCTNPT của VKSND cấp tỉnh, từ đó tạo cơ sở cho việc nhận



6
thức thống nhất về chức năng, nhiệm vụ, vai trò của VKSND cấp tỉnh trong hệ
thống các cơ quan có chức năng PCNCTNPT, về tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ
máy, nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ KSV trực tiếp PCNCTNPT.
Về thực tiễn: Luận án là tài liệu có thể sử dụng vào công tác giảng dạy trong
chương trình đào tạo, bồi dưỡng pháp luật cho cán bộ, công chức làm công tác
PCNCTNPT, đặc biệt trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ của Trường
Đại học Kiểm sát Hà Nội, Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát tại thành
phố Hồ Chí Minh và các trường chuyên ngành luật trong cả nước.
Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng trong các đề tài
nghiên cứu khoa học về các vấn đề có liên quan đến PCNCTNPT, về tổ chức bộ
máy của các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ PCNCTNPT, trong đó có VKSND
các cấp, đặc biệt VKSND cấp tỉnh nghiên cứu, vận dụng trong hoạt động thực tiễn
để bảo đảm PCNCTNPT ở Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bảng, biểu và
phụ lục, nội dung luận án gồm 04 chương, 11 tiết.


7
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÒNG, CHỐNG NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN
PHẠM TỘI CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP TỈNH
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC

1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến phòng, chống

người chưa thành niên phạm tội
Ở Việt Nam, đề tài về NCTNPT luôn nhận được nhiều tác giả, các nhà khoa
học, các cơ sở nghiên cứu, thể hiện tại một số công trình nghiên cứu khoa học tiêu
biểu dưới đây:
- "Phòng ngừa thanh thiếu niên phạm tội - trách nhiệm của gia đình, nhà
trường và xã hội" của Nguyễn Xuân Yêm và các tác giả [111] đã khái quát ở mức
độ tổng quan, toàn diện các vấn đề liên quan đến đấu tranh phòng, chống tội phạm
NCTN, đồng thời đặt ra những yêu cầu đối với việc hoàn thiện các quy định của
pháp luật đối với NCTN phạm tội.
- "Áp dụng chính sách hình sự đối người chưa thành niên phạm tội" của
Trình Đình Thể [72] đã phân tích nguyên nhân và điều kiện phạm tội, thực tiễn hoạt
động các cơ quan tư pháp đối với NCTNPT. Qua đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị,
giải pháp phù hợp nhằm giúp NCTNPT thay đổi nhân cách, tự sửa chữa lỗi lầm, phục
hồi chân thiện mỹ bằng môi trường sống trong lành có sự hỗ trợ của pháp luật.
- "Tư pháp người chưa thành niên" của Cao Đức Thái [68] đã giới thiệu
chung về vấn đề tư pháp NCTN, một số vấn đề có liên quan đến vi phạm pháp luật
của NCTN. Các tác giả cho rằng: cần phải có biện pháp đặc biệt trong giải quyết
tình trạng vi phạm pháp luật của trẻ em vì đối tượng này là chủ thể hết sức đặc biệt.
Mặc dù hệ thống pháp luật trong nước và quốc tế về tư pháp đối với NCTN được
hình thành tương đối đầy đủ và đáp ứng yêu cầu xử lý tình trạng NCTN vi phạm
pháp luật, nhưng phải đảm bảo không ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển toàn diện
của NCTN.
- "Chế tài hình sự đối với xâm hại trẻ em và người chưa thành niên phạm
tội" của Hà Anh [1] đã tập trung phân tích vị trí, vai trò của vấn đề bảo vệ các


8
quyền của trẻ em trong pháp luật hình sự. Bảo vệ trẻ em bằng biện pháp hình sự là
một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, hạn chế trình trạng phạm tội cho NCTN
thực hiện. Cụ thể, BLHS năm 2015 quy định đối với tội phạm là NCTNPT áp dụng

nguyên tắc giáo dục, phòng ngừa là chính, không áp dụng hình phạt tù chung thân,
tử hình, hình phạt tiền và hình phạt bổ sung đối với đối tượng này, chỉ áp dụng hình
phạt tù có thời hạn, nếu thấy không cần thiết áp dụng hình phạt thì áp dụng các biện
pháp tư pháp khác (như giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo
dưỡng). Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập đến nội dung chế tài hình sự đối với nhóm
hành vị xâm hại trẻ em, chế tài hình sự đối với NCTNPT và thủ tục tố tụng dành
cho NCTNPT.
- "Bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong pháp luật hình sự và tố tụng
hình sự Việt Nam" của Nguyễn Công Hồng [38] đã phân tích cụ thể những quy định
của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự về bảo vệ quyền của NCTNPT. Đặc biệt,
bảo vệ quyền của người tạm giữ, bị can, bị cáo chưa thành niên, việc áp dụng các
hình phạt không mang tính chất giam giữ, biện pháp tư pháp không mang tính chất
quản lý tập trung đối với NCTNPT. Tác giả cho rằng: Do chưa trưởng thành đầy đủ
cả về thể chất và tinh thần, trong nhiều trường hợp NCTN chưa hiểu biết đầy đủ về các
quyền năng tố tụng của mình cũng như hậu quả pháp lý của việc thực hiện hay không
thực hiện chúng. Do đó, nhằm hỗ trợ NCTNPT thực hiện một số quyền năng này, trong
đó phải kể đến, quyền bào chữa, quyền kháng cáo và quyền trình bày lời khai.
- "Tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn Hà Nội, thực
trạng và giải pháp" của tác giả Trịnh Quốc Toản [85] đã đề cập đến những vấn đề
lý luận về trách nhiệm hình sự của NCTN phạm tội, các biện pháp tư pháp và hình
phạt áp dụng đối với NCTN phạm tội, thực trạng và nguyên nhân phạm tội của
NCTN ở thành phố Hà Nội trong những năm gần đây. Từ đó, đưa ra các dự báo về
tình hình tội phạm của NCTN ở thành phố Hà Nội và các giải pháp đấu tranh
phòng, chống. Trong các giải pháp đưa ra, tác giả có nêu các giải pháp nâng cao
hiệu quả công tác của cơ quan bảo vệ pháp luật bao gồm Tòa án, Viện kiểm sát
(VKS) và Công an trong đấu tranh phòng, chống tội phạm do NCTN thực hiện.
Riêng đối với VKSND gồm các giải pháp cụ thể sau: Viện kiểm sát nhân dân ở hai
cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội cần chú trọng kiểm sát hoạt động điều tra các vụ
án có bị cáo là NCTN phạm tội; hoạt động công tố phải được thực hiện ngay từ khi



9
khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng nhằm đảm bảo không bỏ lọt tội phạm.
Tăng cường công tác kiểm sát việc bắt, giam giữ đảm bảo đúng pháp luật, phát hiện
và xử lý kịp thời các trường hợp oan sai trong bắt, tạm giữ, tạm giam thuộc phạm vi
thẩm quyền phê chuẩn của mình.
- "Người chưa thành niên phạm tội - Đặc điểm tâm lý và chính sách xử lý" của
tác giả Đặng Thanh Nga, Trương Quang Vinh [51] đã phân tích những căn cứ pháp lý
để điều tra, xét xử NCTNPT. Đặc biệt, thực trạng của việc tái hòa nhập cộng đồng cho
NCTNPT tại trường giáo dưỡng, trại giam và sự cần thiết của việc hỗ trợ tâm lý cho
NCTNPT, phân tích kết quả đã đạt được đối với các trường hợp tham vấn cụ thể. Từ
đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao trách nhiệm của gia đình, nhà
trường và xã hội trong việc phòng ngừa NCTNPT, hiệu quả xử lý đối với NCTNPT.
- "Nguyên nhân, điều kiện người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự
và giải pháp phòng ngừa" của Nguyễn Minh Đức [34] đã tập trung phân tích, làm
rõ nhận thức chung về NCTN vi phạm pháp luật hình sự và đặc điểm tình hình,
nhân thân và nguyên nhân, điều kiện của tình hình NCTN vi phạm pháp luật hình
sự. Từ đó, tác giả đưa ra các chiến lược, chương trình, giải pháp và khuyến nghị
phòng ngừa NCTN vi phạm pháp luật hình sự.
- "Hoạt động của lực lượng Công an nhân dân trong phòng ngừa người chưa
thành niên phạm tội" của tác giả Đỗ Bá Cờ [19] đã đề cập đến những vấn đề lý luận
về NCTN phạm tội và hoạt động phòng ngừa NCTN phạm tội của lực lượng Công
an nhân dân, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa NCTN phạm
tội của lực lượng Công an nhân dân.
- "Bảo đảm quyền của người chưa thành niên trong tố tụng hình sự ở Việt
Nam" của Lê Minh Thắng [71] đã nghiên cứu về mặt lý luận đảm bảo các quyền
của NCTN trong tố tụng hình sự không chỉ với tư cách là tội phạm mà còn ở tư cách
đối tượng là người bị hại, người làm chứng. Vấn đề sự kế thừa, giao thoa pháp luật
quốc gia và quốc tế cũng được tác giả làm rõ, góp phần nhận diện những vấn đề
mới về đảm bảo quyền của NCTN trong tố tụng hình sự. Tác giả cũng có nhiều phát

hiện mới về mức độ phổ biến, mức độ khả thi của nhiều quy định liên quan trong tố
tụng hình sự. Từ đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền của
NCTN trong tố tụng hình sự: Bổ sung quy định nâng cao vai trò của người bào
chữa, gia đình, nhà trường, người bị hại trong vụ án NCTNPT.


10
- "Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam" của
Vũ Thị Thu Quyên [65] đã nghiên cứu một cách tương đối toàn diện vấn đề lý luận
của pháp luật về quyền của NCTNPT ở Việt Nam và khái quát hóa một số quy định
các quốc gia và chỉ ra những kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam. Từ đó,
đánh giá thực trạng pháp luật về quyền của NCTNPT và các giải pháp mang tính
toàn diện nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền của NCTNPT.
- "Công tác phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra trên địa
bàn tỉnh Điện Biên" của Đinh Thanh Sơn [67] đã phân tích, đánh giá một cách tổng
thể khách quan trên các phương diện lí luận và thực tiễn về phòng ngừa tội phạm do
NCTN thực hiện. Tác giả đã làm rõ được những dấu hiệu đặc trưng cơ bản của tội
phạm do NCTN thực hiện trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra
những dự báo về tình hình tội phạm do NCTN gây ra trong thời gian tới, căn cứ tình
hình thực tiễn trên địa bàn đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động phòng ngừa tội phạm do NCTN thực hiện.
- "Hình phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội - Lý luận và thực tiễn
áp dụng" của Vũ Ngọc Thùy [73] đã đề cập đến nội dung NCTN phạm tội là dạng
đối tượng phạm tội đặc biệt, khi áp dụng hình phạt tước tự do đối với NCTN
khuyến cáo chỉ sử dụng như là biện pháp cuối cùng và cần hạn chế, đảm bảo sự kết
hợp hài hòa giữa các biện pháp cưỡng chế khác. Do đó, cần có những giải pháp hạn
chế áp dụng hình phạt tù đối với NCTN trong thực tiễn.
- "Miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội theo
pháp luật Việt Nam" của Lê Ngọc Duy [23] đã phân tích một cách có hệ thống và
làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản của chế định miễn trách nhiệm hình sự đối với

NCTN phạm tội và khái quát việc áp dụng các quy định pháp luật hình sự về miễn
trách nhiệm hình sự đối với NCTNPT trong thực tiễn áp dụng tại Việt Nam. Qua
đó, đề xuất các giải pháp nhằm góp phần giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật
hình sự được thống nhất, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của thực tiễn đấu tranh
phòng, chống tội phạm.
- "Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự
Việt Nam" của Dương Thị Ngọc Thương [75] đã làm rõ một số vấn đề lý luận về
trách nhiệm hình sự của NCTNPT trong luật Hình sự Việt Nam và làm rõ các
nguyên tắc, quy định hình phạt và các biện pháp tư pháp áp dụng của NCTNPT.


11
Qua đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật Hình sự
Việt Nam và các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định này.
- "Tăng cường năng lực hệ thống tư pháp người chưa thành niên" của Viện
Nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp [106]. Nội dung của Dự án phân tích, đối
chiếu các chuẩn mực về tư pháp NCTN trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã
tham gia với thực tiễn lập pháp và thi hành pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vực
này. Từ đó, đưa ra những đánh giá tổng hợp về sự hài hòa giữa pháp luật quốc gia
và pháp luật quốc tế trong lĩnh vực tư pháp NCTN, những ưu điểm và hạn chế của
hệ thống tư pháp NCTN ở Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, Dự án đã đề xuất những
kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện ba yếu tố của hệ thống tư pháp
NCTN pháp luật, tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp.
- "Báo cáo đánh giá các quy định của Bộ luật Hình sự liên quan đến người
chưa thành niên và thực tiễn thi hành" của Nguyễn Công Hồng [39]. Kết quả
nghiên cứu của Báo cáo được thực hiện trong khuôn khổ Dự án "Hệ thống tư pháp
thân thiện với NCTN" được ký kết giữa Bộ Tư pháp Việt Nam và Quỹ Nhi đồng
của Liên Hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam. Nội dung đã báo cáo một cách khách
quan các quy định của BLHS Việt Nam liên quan đến NCTNPT và các tội phạm
xâm hại NCTN cũng như thực tiễn thi hành các quy định này, so sách các quy định

hiện có trong BLHS với các tiêu chuẩn và nguyên tắc quốc tế về tư pháp NCTN, chỉ
ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa các quy định này với pháp luật quốc tế
về bảo vệ và thúc đẩy quyền trẻ em. Trên cơ sở đó, đưa ra một số nhận xét, đánh giá
và khuyến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của BLHS Việt Nam liên quan đến
NCTN theo hướng bảo đảm cho các quy định của BLHS Việt Nam phù hợp với các
tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp quốc về Quyền trẻ em cùng với
các tiêu chuẩn và quy định quốc tế có liên quan về quyền trẻ em.
- "Quyết định hình phạt với người chưa thành niên phạm tội" của tác giả
Dương Tuyết Miên [45] đã đề cập đến tính chất đặc biệt của việc quyết định hình
phạt đối với NCTN ở chỗ hình phạt được quy định nhẹ hơn so với người đã thành
niên phạm tội có các tình tiết khác tương đương và mức giảm nhẹ phụ thuộc vào
mức tuổi của người phạm tội. Điều này xuất phát từ việc NCTN được hưởng chính
sách giảm trách nhiệm Hình sự của Nhà nước khi có hành vi phạm tội vì họ có
những đặc điểm đặc biệt về nhân thân.


12
- "Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong đấu tranh người chưa
thành niên phạm tội" của Trần Quang Tiệp [76] đã trình bày quan điểm phát huy sức mạnh
tổng hợp đối với cuộc đấu tranh phòng, chống NCTNPT, đòi hỏi phải tổ chức, phối hợp
chặt chẽ sự giáo dục NCTN trong gia đình, nhà trường và xã hội để hình thành quá trình
giáo dục thống nhất, liên tục, hướng vào việc phát triển nhân cách của NCTN.
- "Những đặc điểm cơ bản về trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên
phạm tội trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam" của tác giả Trần Văn Dũng [21]
cho rằng: Lịch sử lập pháp hình sự nói chung và lịch sử lập pháp hình sự về NCTNPT
nói riêng cũng được nghiên cứu dựa trên lịch sử của dân tộc Việt Nam qua các thời kỳ.
Bài viết đã, nghiên cứu một cách có hệ thống lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về
trách nhiệm hình sự và quá trình phát triển của pháp luật hình sự về trách nhiệm hình
sự của NCTNPT. Qua đó, đánh giá thực trạng, rút ra những giá trị cần được kế thừa,
của pháp luật hình sự hiện hành về trách nhiệm hình sự của NCTNPT và đưa ra những

kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật có liên quan.
- "Khái niệm người chưa thành niên và khái niệm tội phạm do người chưa
thành niên gây ra - cơ sở có tính pháp lý quan trọng để phòng ngừa, điều tra tội
phạm và xử lý người chưa thành niên phạm tội" của Bùi Thành Chung [17] đã làm
rõ khái niệm NCTN, tội phạm do NCTN gây ra, và đề cập đến vấn đề cần được rút
ra trong công tác phòng ngừa, điều tra tội phạm và xử lý NCTNPT. Cần chú ý
những vấn đề sau: Xác định đối tượng trong phòng, ngừa tội phạm; tính thân thiện
trong điều tra tội phạm; tính cụ thể, nhân văn trong xử lý NCTNPT. Trên cơ sở đó,
bài viết cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự
đối với NCTN theo hướng bảo vệ các quyền của NCTN theo pháp luật Việt Nam và
phù hợp với pháp luật quốc tế, nhất là áp dụng biện pháp thân thiện trong điều tra và
tính nhân văn khi xử lý NCTNPT.
- "Người chưa thành phạm tội - Các biện pháp hạn chế" của tác giả Bùi Thị
Chinh Phương [52] đã đề cập đến tình hình phạm tội do NCTN gây ra có tính chất
nghiêm trọng và đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Nội dung quy định của
pháp luật hình sự đối với NCTNPT và thực tiễn áp dụng ở nước ta. Qua đó, tác giả
cũng nêu một số biện pháp để hạn chế, đẩy lùi tội phạm là NCTN.
- "Góp ý một số quy định đối với người chưa thành niên phạm tội" của tác
giả Nguyễn Thị Bình [4] đã đề cập đến việc áp dụng các biện pháp xử lý đối với


13
NCTNPT cần phải được cân nhắc, xem xét kỹ theo nguyên tắc không được quá
mạnh làm cho họ thấy quá bất công, nhưng không được quá nhẹ để tránh hiện tượng
"nhờn luật". Ngoài ra, tác giả cũng trình bày rõ điều kiện áp dụng để tránh "quy
định treo" và việc xây dựng hình phạt đối với NCTN theo nguyên tắc công bằng.
- "Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội của một số
nước trên thế giới và liên hệ ở Việt Nam" của Hoàng Minh Đức [35] đã nghiên cứu,
trao đổi những khía cạnh khác nhau dưới góc độ so sánh pháp luật của một số nước
trên thế giới và liên hệ ở Việt Nam về chính sách hình sự đối với NCTNPT. Qua đó,

nhằm đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện chính sách hình sự đối với
NCTN ở Việt Nam hiện nay.
- "Nghiên cứu dấu hiệu tiền phạm tội của người chưa thành niên phục vụ
công tác phòng ngừa tội phạm" của Trần Chiến Thắng [69] đã đề cập đến các nội
dung liên quan đến dấu hiệu tiền phạm tội. Dấu hiệu tiền phạm tội được hiểu là
những biểu hiện bên ngoài của NCTN, cho thấy sự báo hiệu người đó sẽ thực hiện
tội phạm. Sự hình thành hành vi phạm tội cũng như tất cả các hành vi khác của con
người, có sự quan hệ chặt chẽ với ý thức, với động cơ, mục đích. Việc nghiên cứu
"dấu hiệu tiền phạm tội" của NCTN đóng vai trò rất quan trọng trong phòng ngừa
tội phạm do NCTN gây ra.
Ngoài ra, còn một số bài viết đăng trên các tạp chí về công tác đấu tranh
PCNCTNPT như: Bài viết Tư pháp hình sự đối với NCTN: "Những khía cạnh pháp
lý hình sự, tố tụng hình sự, tội phạm học và so sánh luật học" của Lê Cảm, Đỗ Thị
Phượng [13]; "Quyết định hình phạt trong trường hợp người chưa thành niên phạm
tội" của Trần Văn Dũng [20]; "Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên
phạm tội" của Hoàng Thị Liên [42],...
1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến phòng, chống
người chưa thành niên phạm tội của Viện kiểm sát nhân dân
- "Hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trong công tác phòng
ngừa tội phạm" của Đinh Xuân Nam [49] đã đề cập đến những vấn đề lí luận và thực
tiễn trong hoạt động của VKSND cấp huyện trong công tác phòng ngừa tội phạm; đánh
giá tình hình tội phạm và đánh giá thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm của
VKSND cấp huyện. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những giải pháp, kiến nghị góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội phạm của VKSND cấp huyện.


14
- "Hoạt động phòng ngừa tội phạm của Viện kiểm sát nhân dân" của Nguyễn
Hồng Vinh [107] đã phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động
phòng ngừa tội phạm của VKSND. Đồng thời, đánh giá những ưu điểm, hạn chế và

nguyên nhân của hoạt động phòng ngừa tội phạm của VKSND trên cơ sở đánh giá
thực tiễn tại nước ta trong thời gian từ năm 1990 đến năm 2004. Trên cơ sở đó,
phân tích xu hướng vận động của tình hình tội phạm và sự cần thiết phải tăng cường
hoạt động phòng ngừa tội phạm của VKSND đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Từ
đó, trình bày những phương hướng cơ bản hoạt động phòng ngừa tội phạm của
VKSND và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa
tội phạm của VKSND trong thời gian tới.
- "Trách nhiệm phòng ngừa tội phạm của Viện kiểm sát nhìn từ góc độ cải cách
tư pháp" của Nguyễn Hồng Vinh [108] đã đề cập đến cơ sở lý luận và thực tiễn của
hoạt động phòng ngừa tội phạm của VKSND. Xem xét dưới góc độ vai trò, trách nhiệm
pháp lý thì hoạt động phòng ngừa tội phạm của VKSND về cơ bản phải được thực hiện
theo hai hướng chủ yếu: Một là, thông qua các công tác để thực hiện chức năng; hai là
phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa với các chủ thể khác. Trên cơ sở đó, tác giả
đưa ra những đánh giá bước đầu trong thực tiễn hoạt động phòng ngừa tội phạm của
VKSND. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn, những kiến nghị và giải pháp nhằm
tăng cường hoạt động phòng ngừa tội phạm của VKSND cũng được tác giả đề cập.
Tuy các công trình khoa học trên, không nghiên cứu trực tiếp về phòng ngừa
NCTNPT, nhưng dưới góc độ phòng ngừa tội phạm nói chung, đã giúp cho nghiên
cứu sinh có cách tiếp cận liên quan đến phòng ngừa NCTNPT của VKSND gắn với
chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định.
- "Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra
vụ án do người chưa thành niên phạm tội của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện
ở tỉnh Quảng Ngãi" của Nguyễn Huy Bình [3] đã nghiên cứu, đề xuất, luận
chứng các quan điểm đảm bảo cho việc áp dụng pháp luật trong THQCT ở giai
đoạn điều tra các vụ án NCTNPT của VKSND. Đồng thời, tác giả cũng chỉ rõ
những hạn chế và nguyên nhân của việc áp dụng pháp luật trong THQCT ở giai
đoạn điều tra của VKSND đối với các vụ án NCTNPT. Từ đó, đề xuất những
giải pháp góp phần nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong THQCT ở giai
đoạn điều tra của VKSND đối với các vụ án NCTNPT.



15
- "Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với bị can,
bị cáo là người chưa thành niên" của Vũ Thị Anh Đào [32] đã phân tích những vấn
đề lý luận và thực tiễn thi hành hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt
động tố tụng đối với bị can, bị cáo là NCTN giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2014.
Tác giả làm rõ những đặc trưng của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong
hoạt động tố tụng đối với bị can, bị cáo là NCTN; khảo sát thực tiễn thực hiện chức
năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với bị can, bị cáo
là NCTN, từ đó chỉ ra những ưu điểm, tích cực và mặt hạn chế để đề xuất các giải
pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt
động tố tụng đối với bị can, bị cáo là NCTN. Kết quả của luận văn góp phần xây
dựng một cách nhìn toàn diện về hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong
hoạt động tố tụng đối với bị can, bị cáo là NCTN, qua đó thấy được vai trò to lớn của
VKSND trong công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm do NCTN thực hiện.
- "Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị
can là người chưa thành niên" của Trần Thị Ánh Tuyết [91]. Chức năng của
VKSND trong điều tra vụ án hình sự mà bị can là NCTN là hoạt động thực hiện
việc buộc tội của nhà nước đối với người phạm tội và kiểm tra, giám sát hoạt động
của các cơ quan, người tiến hành tố tụng và một số cơ quan có thẩm quyền điều tra
khác trong quá trình điều tra hình sự mà bị can là NCTN từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ
18 tuổi. Thực hiện chức năng này của Ngành Kiểm sát nhân dân, đòi hỏi KSV phải
là người có kiến thức về tâm lý cũng như vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ
nhằm thực hiện tốt công tác THQCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Để từ đó
có thể thực hiện mục tiêu đấu tranh phòng, chống tội phạm, truy tố đúng người
đúng tội đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội đặc
biệt là đối với NCTN vi phạm pháp luật hình sự. Từ đó, tác giả phân tích, đánh giá
thực trạng thực hiện chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án
hình sự mà bị can là NCTN trong giai đoạn từ năm 2011 - 2015, chỉ ra được những
kết quả đạt được, nhưng do các nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau nên

vẫn còn có một số hạn chế nhất định. Trong quan hệ phối hợp giải quyết án hình sự
với cơ quan điều tra (CQĐT), các KSV vẫn còn biểu hiện của tư tưởng ngại va
chạm, xuôi chiều, để mặc cho CQĐT thực hiện các hoạt động điều tra, nên không
sâu sát, kịp thời phát hiện ra các vi phạm pháp luật, hoặc ỷ lại vào sự chỉ đạo của


16
cấp trên hay của liên ngành mà các KSV chưa chủ động đề ra các yêu cầu điều tra,
yêu cầu CQĐT khắc phục vi phạm. Hơn nữa, công tác kiến nghị đối với các vi
phạm pháp luật của CQĐT chưa được các Viện kiểm sát làm thường xuyên.
Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống lý luận và thực tiễn THQCT và kiểm sát điều
tra các vụ án hình sự mà NCTN trên toàn quốc, với những dự báo các vấn đề tác
động ảnh hưởng đến các hoạt động này, tác giả đưa ra các giải pháp và kiến nghị
nhằm nâng cao hiệu quả THQCT và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự mà bị can là
NCTN của VKSND.
Ngoài ra, một số cá nhân, tập thể trong hệ thống VKSND đã có những
nghiên cứu, để soạn thảo các bài giảng, tài liệu tập huấn nhằm phục vụ cho công tác
giảng dạy cho các lớp đào tạo, bồi dưỡng KSV, nhằm nâng cao nhận thức của cán
bộ, KSV về pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về PCNCTNPT và nâng cao
kỹ năng THQCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các vụ án NCTN như
"Tập đề cương bài giảng tư pháp người chưa thành niên" của tác giả Ngô Văn Đọn
[33]. Nội dung của tập đề cương đã trang bị cho cán bộ, KSV những hiểu biết và kỹ
năng thực hành đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về các quyền của trẻ em, để từ đó có cách
nhìn, phương pháp tiếp cận, nghiên cứu và xử lý phù hợp dựa trên quan điểm bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em làm trái pháp luật, trẻ em bị hại và các trẻ
em khác có liên quan đến pháp luật. Đặc biệt, từ Bài số 10 đến Bài số 30 đã được
trình bày hệ thống những vấn đề về nguyên tắc xử lý NCTNPT trong luật Hình sự
Việt Nam, hệ thống hình phạt và các biện pháp tư pháp đối với NCTNPT, quyết
định hình phạt đối với NCTNPT. Thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với
NCTNPT; thủ tục tố tụng trong việc khởi tố, điều tra, truy tố NCTNPT; giám định

pháp y có liên quan đến NCTN; lấy lời khai NCTNPT, hỏi cung NCTNPT. Nhất là,
Bài 16 đến Bài 18, tác giả đã trình bày nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội
phạm do NCTN thực hiện, các biện pháp phòng ngừa NCTNPT, đặc điểm tâm lý
NCTNPT. Trên cơ sở những quy định của pháp luật hình sự về NCTN, Bài 22 đến
Bài 30, đã trình bày những kỹ năng THQCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật
đối với các vụ án NCTN, nhằm bảo đảm tính có căn cứ và tính hợp pháp của việc
xử lý NCTNPT cũng như phòng ngừa NCTNPT. Nội dung của Tập đề cương bài
giảng là tài liệu hữu ích có giá trị tham khảo cao đối với tác giả luận án khi nghiên
cứu về lý luận PCNCTNPT của VKSND.


17
Qua các công trình nghiên cứu điển hình trên cho thấy, các tác giả đã đề cập
đến những vấn đề có liên quan về các nội dung như: Lý luận chung về NCTNPT,
tình trạng tội phạm, các loại tội phạm do NCTN gây ra; đề cập đến trách nhiệm của
các cơ quan Công an, VKS, Tòa án trong phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm
do NCTN thực hiện một cách chung nhất hoặc trên một địa bàn cụ thể. Tuy nhiên,
vẫn chưa có công trình nào phân tích sâu có hệ thống về "Cơ sở lý luận và thực tiễn
về phòng, chống người chưa thành niên phạm tội của Viện Kiểm sát nhân dân
cấp tỉnh". Vì vậy, đây là điểm mới, còn nhiều khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI

1.2.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến phòng, chống người
chưa thành niên phạm tội ở một số nước trên thế giới
- "Kid Who Commit Adult Crimes: Serious Criminality by Juvenile
Offenders" (Trẻ em thực hiện những hành vi phạm tội của người trưởng thành Những trọng tội do NCTN gây ra) của tác giả R.Barri Flowers [121]. Theo tác giả,
tội phạm bạo lực do NCTN gây ra ngày càng nghiêm trọng. Từ đó, tác giả đã phân
tích tính chất bạo lực của tội phạm ở nhóm bạo lực học đường, băng nhóm thanh
thiếu niên phạm tội, nhóm ma túy, nhóm tội phạm do bạo lực gia đình; dưới góc độ
sinh học, tâm lý và xã hội học để phân tích hành vi phạm tội bạo lực của NCTN;

công tác đấu tranh các loại tội phạm gây ra của hệ thống cảnh sát, thẩm phán Tòa án
dành cho việc kiểm soát, xét xử, giam giữ người phạm tội; quy định có liên quan về
phòng ngừa, giải quyết và xu hướng, chiến lược kiểm soát NCTNPT.
- "Preventing and Reducing Juvenile Delinquency: A Comprehensive
Framework" (Phòng ngừa tội phạm do NCTN gây ra: Một yêu cầu toàn diện) của
tác giả James C.Howell [118]. Trên cơ sở nghiên cứu ưu điểm, hạn chế của hệ
thống tư pháp NCTN của các quốc gia, tác giả đề cập đến các nghiên cứu mới nhất
cho việc phòng ngừa NCTNPT. Bên cạnh đó, các giải pháp phòng ngừa được đưa ra
ở nhiều khía cạnh khác nhau một cách toàn diện, dựa trên việc khảo sát, đánh giá
thực tiễn những trường hợp điển hình phạm tội của NCTN, những quy định của
pháp luật hiện hành để áp dụng đối với NCTN phạm tội.
- "Juvenile Justice sourcebook: Past, present, and future" (Nguồn tư pháp
NCTN: Quá khứ, hiện tại và tương lai) của tác giả Albert R.Roberts [113] đã trình
bày tình hình các loại tội phạm có NCTN gây ra, các hiện tượng tâm sinh lý của


18
NCTN khi phạm tội, hệ thống tư pháp đối với NCTN và đánh giá hệ thống hình
phạt đang sử dụng đối với NCTNPT đặc biệt là hình phạt tù.
- "Balancing Juvenile Justice" (Cân bằng tư pháp đối với người chưa thành
niên) của tác giả Susan Guarino [124] đã đề cập đến những vấn đề còn tồn tại, bất
cập trong hệ thống tư pháp đối với NCTN. Hoạt động công tố, xét xử NCTN được
sử dụng như đối với người đã thành niên là một trong những hạn chế của hoạt động
tư pháp. Do đó, cần có sự cân bằng giữa các chế độ chính sách áp dụng hình phạt và
các chương trình tập huấn, giáo dục đối với NCTNPT.
- "American Juvenile" (Tư pháp cho người chưa thành niên Mỹ) của tác giả
Franklin.E.Ziming [117] đã tập trung vào các nguyên tắc và chính sách của hệ thống tư
pháp, phân tích các chính sách của quốc gia đối với NCTN. Đối với NCTN phạm tội
khi áp dụng các hoạt động công tố, xét xử nên xem xét ở khía cạnh mà người đó có thể
có điều kiện, cơ sở khắc phục, sửa chữa những vi phạm của họ. Hệ thống tư pháp đối

với NCTN cần chú ý đó là các vấn đề về dân tộc, việc sử dụng công cụ, nhất là súng
của NCTN, hành vi phạm tội giết người, quá trình xét xử ở tòa án hình sự do NCTN,…
- "Judging Juvenile: Prosecuting Adolescents in Adult and Juvenile Courts"
(Xét xử người chưa thành niên tại tòa án cho người lớn và toà án cho người chưa
thành niên) của tác giả Aaron Kuchik [112]. Theo quan điểm của tác giả, cần thiết
phải xây dựng hệ thống cơ quan công tố, tòa án dành riêng cho NCTN. Bên cạnh
đó, tác giả cũng đề cập các dẫn chứng liên quan đến quá trình truy tố, xét xử đối với
NCTN và đưa ra quan điểm về việc đưa NCTN phạm tội ra xét xử tại Tòa án của
người đã thành niên.
- "Judging children as children: A Proposal for a Juvenile Justice system"
(Xét xử trẻ em như một trẻ em - Một đề xuất cho hệ thống tư pháp người chưa
thành niên) của tác giả Michael A. Corriero [120]. Nội dung cuốn sách đề cập đến
thực tế của chính tác giả khi ông chủ trì xét xử nhiều vụ NCTN phạm tội tại
Manhattan đã thiết kế Tòa án đặc biệt để xét xử, trừng phạt NCTN phạm tội tại New
York và đã có kết quả tích cực. Qua đó, tác giả cũng đưa ra nguyên tắc xét xử
NCTN cần có sự khác biệt so với người trưởng thành và các quyết định đưa ra tại
Tòa án của Thẩm phán có thể thay đổi những định hình trong cuộc sống.
- "Juvenile Justice: The Essentials" (Tư pháp cho người chưa thành niên,
những yếu tố cần thiết) của tác giả Richard Lawrence [122] đã nhấn mạnh việc sử


19
dụng các quy định của pháp luật một cách bình đẳng và công bằng cho tất cả NCTN
phạm tội và trình bày các yếu tố liên quan, ảnh hưởng đến tư pháp vị thành niên,
các chương trình về pháp luật của NCTN.
- "Migration in Germany - Violent Crimes Committed by Young Men of
Foreign Origirs" (Di cư ở Đức, tội ác bạo lực bởi thanh, thiếu niên gốc nước ngoài)
của tác giả Sandro Sterneberg [123]. Theo tác giả, sau khi Đức ký hợp đồng với
Thổ Nhĩ Kỳ và các nước khác đưa người lao động từ các khu vực nông thôn để hỗ
trợ nền kinh tế công nghiệp đang bùng nổ, Đức phải đối mặt với tình trạng người

nhập cư. Nhiều gia đình nhập cư bị đối xử không công bằng và đang sống trong điều
kiện kinh tế khó có thể có sự thay đổi tích cực. Do đó, có khả năng họ sẽ trở thành tội
phạm đặc biệt là nam thanh niên nhập cư từ 14 tuổi đến 25 tuổi sống tại các thành
phố của Đức. Do đó, vấn đề quan trọng đối với Đức là tình trạng phạm pháp vi thành
niên được đưa ra trong các cuộc tranh chấp công khai diễn ra nhiều năm.
- "Juvenile Justice: Theory and Pratice" (Tư pháp người chưa thành niên: Lý
thuyết và thực hành) của tác giả Cliff Roberson [115] đã dẫn chiếu một số trường
hợp Tòa án xét xử đối với NCTN phạm tội nhằm làm rõ khái niệm và những vấn đề
liên quan đến hệ thống cơ quan thực thi pháp luật, cơ cấu Tòa án vị thành niên, thủ
tục tư pháp đối với NCTN. Đồng thời, tác giả cũng nêu ra một cách nhìn tổng quan,
toàn diện hệ thống điều hành việc truy tố NCTN phạm tội.
- "Juvenile Justice" (Tư pháp người chưa thành niên) của tác giả Karen Hess,
Christine Orthmann, John Wright [119] đã đề cập đến những quan điểm khác nhau
về các quy định pháp lý đối với NCTN phạm tội. Những vấn đề tồn tại trong lĩnh
vực tư pháp đối với NCTN bao gồm công tác phòng ngừa, các vấn đề bạo lực, công
tác học đường, đe dọa internet, đối tượng phạm tội là nữ và hệ thống pháp lý điều
chỉnh vấn đề trên.
- "Báo cáo của Ủy ban quyền trẻ em Liên hợp quốc về công tác tư pháp
người chưa thành niên" của Chương trình mạng lưới tư pháp người chưa thành niên
quốc tế - Tổ chức bảo vệ trẻ em quốc tế [18]. Tập thể tác giả cho rằng, công tác tư
pháp NCTN là việc các quốc gia thành viên thực hiện những nghĩa vụ đối với "những
trẻ em không mong muốn" theo những cam kết tuân thủ Công ước Quyền trẻ em. Trên
cơ sở các điều khoản của Công ước Quyền trẻ em liên quan đến tư pháp NCTN, những
khảo sát thực tế phong phú, báo cáo đã đưa ra những đánh giá, nhận xét khá cụ thể về


20
công tác này ở hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khoảng thời gian từ năm 1993
đến đầu năm 2000. Đặc biệt, Báo cáo đã đưa ra những khuyến nghị cùng những nhận
xét kết luận và khuyến nghị cùng những gợi ý nhằm giúp các quốc gia, tổ chức thành

viên thấy được những vấn đề tồn tại trong việc thực hiện Công ước Quyền trẻ em ở các
Điều 37 (đối xử vô nhân đạo), 39 (phục hồi cho nạn nhân), 40 (thi hành công lý), cũng
như các Điều 2 (không biệt đối xử), Điều 3 (lợi ích tốt nhất), Điều 6 (phát triển lành
mạnh) và Điều 12 (quyền được biểu đạt ý kiến).
- "Quyền trẻ em trong tư pháp chưa thành niên trong sách tham khảo: "Bình
luận và khuyến nghị chung của các ủy ban công ước thuộc Liên hợp quốc về quyền con
người" Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, do Viện Nghiên cứu
Quyền con người [37]. Một trong những nội dung lớn có ý nghĩa đó là vấn đề "Tư pháp
chưa thành niên: Các nhân tố cốt lõi của một chính sách toàn diện" đề cập đến nội dung
can thiệp/chuyển hướng xử lý, hai loại hình can thiệp được các nhà chức trách của các
quốc gia thành viên áp dụng để giải quyết với trẻ em vi phạm pháp luật hình sự. Đó là,
các biện pháp không sử dụng đến quá trình tố tụng tư pháp và các biện pháp tố tụng tư
pháp. Tác giả kiến nghị các quốc gia thành viên rằng đối với trẻ em có xung đột với pháp
luật phải được giải quyết theo một cách thúc đẩy sự tái hòa nhập đòi hỏi tất cả các hành
động cần phải hỗ trợ trẻ em đó trở thành một thành viên xây dựng và đầy đủ của xã hội.
Nội dung khác, mà Bình luận muốn đề cập đến trong nội dung thứ IV là "tôn
trọng sự riêng tư" của trẻ em trong tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng, sẽ
không có thông tin nào được công bố về lai lịch, phiên tòa xét xử đối với trẻ em cần
phải được xử kín, các phiên xét xử công khai trong quá trình tố tụng chỉ có thể có trong
những trường hợp đặc biệt, rất hạn chế và được quy định rõ ràng trong luật pháp.
Tiếp theo, trong nội dung thứ V mà tác giả muốn nói đến là "tổ chức của tư
pháp chưa thành niên", kiến nghị các quốc gia thành viên cần thành lập một tổ chức
có hiệu quả để quản lý tư pháp chưa thành niên và thành lập một hệ thống tư pháp
chưa thành niên toàn diện, thành lập những tòa án chưa thành niên như là những cơ
quan riêng biệt hoặc một bộ phận của các tòa án địa phương/khu vực hiện có.
1.2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến phòng, chống người chưa
thành niên phạm tội của Viện Kiểm sát/Viện công tố các nước trên thế giới
- "Prosecutorial Independence in Japan" (Quyền công tố độc lập ở Nhật
Bản) của Castberg, A.Didrick [114]. Nghiên cứu của tác giả phân tích tính độc lập



21
và quyền lực của cơ quan Công tố tại Nhật Bản. Hiến pháp Nhật Bản đề cao vai trò
của Cơ quan công tố, Công tố viên có quyền chỉ đạo điều tra, trực tiếp điều tra các
vụ án liên quan tới các quan chức cao cấp, các vụ án lừa đảo trong lĩnh vực kinh tế,
ngân hàng nghiêm trọng, đặc biệt là các vụ án do NCTNPT. Công tố viên khi thực
hiện nhiệm vụ có quyền độc lập và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động điều tra.
Điểm đặc thù của hệ thống tố tụng Nhật Bản, quyền hạn của Công tố viên khi tiến
hành hoạt động điều tra giống quyền hạn của Cảnh sát tư pháp, thì còn có một số
quyền đặc biệt: Yêu cầu Tòa án phê chuẩn lệnh tạm giam hoặc trả tự do đối với
người bị tạm giam, trong đó có NCTNPT. Thủ tục tố tụng đối với NCTN không quy
định cụ thể trong BLTTHS mà quy định cụ thể trong Luật vị thành niên Nhật Bản.
Theo quy định thủ tục tại Tòa án gia đình, Công tố viên hoặc nhân viên tư pháp đưa
vị thành niên đến Tòa gia đình để thẩm vấn và xét xử trong môi trường thân thiện,
phù hợp với tâm lý, tình cảm của vị thành niên để quyết định áp dụng các biện pháp
bảo vệ với vị thành niên, phiên tòa xét xử vị thành niên là phiên tòa kín.
Sau khi nghiên cứu vụ án do Tòa án gia đình chuyển đến, Công tố viên có
toàn quyền trong việc quyết định truy tố hay không truy tố. Công tố viên có thể
quyết định không truy tố khi phát hiện ra tình tiết mới làm giảm nhẹ tính chất nguy
hiểm của hành vi phạm tội hoặc trong trường hợp do thay đổi của thời gian mà hành
vi phạm tội của NCTN đã không còn nguy hiểm. Nếu công tố viên cho rằng có đủ
căn cứ để truy tố NCTN thì phải ra quyết định truy tố và chuyển vụ án cho Tòa án
gia đình (Điều 45). Công tố viên có thẩm quyền yêu cầu Thẩm phán áp dụng biện
pháp trông nom và chăm sóc thay vì biện pháp giam giữ; yêu cầu hủy bỏ biện pháp
đã áp dụng; yêu cầu giao cho cơ quan phân loại trẻ em giám sát, chăm sóc; không
được yêu cầu Thẩm phán ra lệnh giam giữ trừ trường hợp giam giữ là biện pháp
thực sự cần thiết (Điều 43).
- "Comparative Analysis of Prosecution Systems (Part II): The Role of
Prosecution Services in Investigation and Prosecution Principles and Policies" (Vai trò
của cơ quan công tố trong hoạt động điều tra và những nguyên tắc và chính sách công

tố) của Despina Kyprianou [116]. Tác giả đã đề cập đến vai trò của cơ quan Công tố
trong hoạt động điều tra tại nhóm các quốc gia theo truyền thống luật án lệ và nhóm
các quốc gia theo truyền thống pháp luật châu Âu lục địa. Theo đó, cả hai nhóm quốc
gia, vai trò của cơ quan Công tố đã thay đổi so với mô hình truyền thống. Ở các quốc


×