Tải bản đầy đủ (.pdf) (271 trang)

Luận văn tiến sĩ khoa học giáo dục quản trị trường đại học công lập việt nam trong bối cảnh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 271 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐINH XUÂN KHOA

QUẢN TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGHỆ AN - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐINH XUÂN KHOA

QUẢN TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9140114

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học
PGS. TS. PHẠM MINH HÙNG

NGHỆ AN - 2019



i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập. Các số liệu
và kết quả nêu trong luận án này chưa được công bố trong bất kỳ cơng
trình nào.
Tác giả luận án

Đinh Xn Khoa


ii

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................................... 1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 5
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .............................................................. 5
3.1. Khách thể nghiên cứu ..................................................................................................... 5
3.2. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................... 5
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC .............................................................................................. 5
5. NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................... 5
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................................... 5
5.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................ 6
6. QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 6
6.1. Quan điểm tiếp cận ......................................................................................................... 6
6.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................ 7
7. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CẦN BẢO VỆ ............................................................................. 8

8. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN ............................................................................ 9
9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN ............................................................................................ 9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ .................................................. 10
1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP ............. 10
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................................... 10
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước ................................................................................ 14
1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ MƠ HÌNH QUẢN TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
............................................................................................................................................. 23
1.2.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................................... 23
1.2.2. Những nghiên cứu ở trong nước ................................................................................ 31
1.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG ................................................................................................... 39
1.3.1. Những vấn đề có thể kế thừa ..................................................................................... 39
1.3.2. Những vấn đề còn chưa được đề cập nghiên cứu ...................................................... 40
1.3.3. Những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết ....................................... 40
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
............................................................................................................................................. 42
2.1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC........ 42


iii
2.1.1. Quan niệm .................................................................................................................. 42
2.1.2. Đặc điểm của trường đại học công lập Việt Nam hiện nay ....................................... 44
2.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP ...................... 46
2.2.1. Khái niệm quản trị và quản trị trường đại học ........................................................... 46
2.2.2. Ý nghĩa, tầm quan trọng của quản trị đại học ............................................................ 53
2.2.3. Các thành tố của quản trị trường đại học công lập .................................................... 54
2.2.4. Một số vấn đề về mơ hình và cơ chế vận hành mơ hình quản trị trường đại học cơng
lập......................................................................................................................................... 66
2.2.5. Vai trò và yêu cầu về năng lực, phẩm chất của nhà quản trị trường đại học công lập
............................................................................................................................................. 68

2.2.6. Đánh giá hoạt động quản trị trường đại học công lập.........................................68
2.3. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG
LẬP………………………..………………………………………………..……………..75
2.3.1. Yếu tố khách quan ..................................................................................................... 76
2.3.2. Yếu tố chủ quan ......................................................................................................... 77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2…………………………………………………...……………..78
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG
LẬP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY .................................................. …78
3.1. TỔ CHỨC KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ...................................................................... 78
3.1.1. Mục tiêu khảo sát thực trạng...................................................................................... 79
3.1.2. Nội dung khảo sát thực trạng ..................................................................................... 79
3.1.3. Mẫu và đối tượng khảo sát ......................................................................................... 79
3.1.4. Phương pháp khảo sát ................................................................................................ 80
3.1.5. Cách thức xử lý số liệu và thang đánh giá ................................................................. 81
3.1.6. Thời gian khảo sát ...................................................................................................... 82
3.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ...................................................................... 82
3.2.1. Thực trạng nhận thức về quản trị trường đại học công lập ........................................ 82
3.2.2. Thực trạng đánh giá hoạt động quản trị trường đại học công lập Việt Nam ........... 100
3.2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị trường đại học công lập…...122
3.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP….122
3.3.1. Kinh nghiệm quản trị đại học của Hoa Kỳ………..……………………….………122
3.3.2. Kinh nghiệm quản trị đại học của Anh.....................................................................127
3.3.3. Kinh nghiệm quản trị đại học của Australia…………………………………….…129
3.3.4. Kinh nghiệm quản trị đại học của Singapore……………………..……………….130


iv
3.3.5. Đề xuất phương hướng vận dụng kinh nghiệm quốc tế về quản trị đại học đối với các
trường đại học công lập Việt Nam……………………..………………………………...132
3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG.................................................................. 134

3.4.1. Mặt mạnh ................................................................................................................. 134
3.4.2. Mặt hạn chế………..…………………………………………….…………………...……134
3.4.3. Nguyên nhân ............................................................................................................ 135
KẾT LUẬN CHƯƠNG…………………………………………………………………..135
CHƯƠNG 4: MƠ HÌNH QUẢN TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM
VÀ CƠ CHẾ VẬN HÀNH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY..................................... 137
4.1. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT MƠ HÌNH QUẢN TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG LẬP
VIỆT NAM VÀ CƠ CHẾ VẬN HÀNH............................................................................137
4.2. MƠ HÌNH QUẢN TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG LẬP VIỆT NAM…………...137
4.2.1. Mơ hình hệ thống quản trị trường đại học công lập và mô hình quản trị nội bộ trường
đại học cơng lập ................................................................................................................. 138
4.2.2. Phân tích các yếu tố của mơ hình quản trị trường đại học công lập ........................ 139
4.3. CƠ CHẾ VẬN HÀNH MƠ HÌNH QUẢN TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG LẬP VIỆT
NAM .................................................................................................................................. 147
4.3.1. Phân quyền giữa Đảng ủy, Hội đồng trường và Hiệu trưởng trường ĐHCL .......... 147
4.3.2. Tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình và KĐCL giáo dục trường ĐHCL............... 150
4.3.3. Tạo động lực, thúc đẩy hoạt động của trường đại học công lập trên tất cả các lĩnh
vực thơng qua hệ thống chính sách thường xun được cải tiến ....................................... 155
4.3.4. Hợp tác, chia sẻ trách nhiệm giữa trường đại học công lập với các bên liên quan.. 161
4.3.5. Tạo dựng, quảng bá và khai thác thương hiệu, giá trị cốt lõi của trường ĐHCL .... 163
4.3.6. Đảm bảo các điều kiện để vận hành hiệu quả mơ hình quản trị trường ĐHCL ....... 166
4.4. KHẢO SÁT Ý KIẾN CHUN GIA VỀ MƠ HÌNH QUẢN TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG LẬP VIỆT NAM VÀ CƠ CHẾ VẬN HÀNH ........................................................ 168
4.5. THỬ NGHIỆM MƠ HÌNH QUẢN TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP VIỆT NAM
VÀ CƠ CHẾ VẬN HÀNH…..………………………………………………………….. 169

4.5.1. Tổ chức thử nghiệm…….………………………………………………… 169
4.5.2. Kết quả thử nghiệm...................................................................................... 170
4.5.3. Phân tích kết quả thử nghiệm....................................................................... 174
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ................................................................................................... 179

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................................. 180
1. KẾT LUẬN .................................................................................................................... 180


v
2. KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................................ 180
2.1. Đối với Quốc hội và Chính phủ .................................................................................. 181
2.2. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo ................................................................................. 181
2.3. Đối với Bộ chủ quản…………………………………………………………………180
2.3. Đối với các trường đại học cơng lập ........................................................................... 181
CÁC CƠNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC TÁC GIẢ CÔNG
BỐ ...................................................................................................................................... 182
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 184
A. Tài liệu tiếng Việt ......................................................................................................... 184
B. Tài liệu tiếng Anh.......................................................................................................... 190
PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU……………………………………………………………..…..


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Các chữ viết tắt

TT

Các chữ viết đầy đủ

1

CMCN


Cách mạng công nghiệp

2

CSVC

Cơ sở vật chất

3

ĐH

Đại học

4

ĐHCL

Đại học công lập

5

ĐHTT

Đại học tư thục

6

ĐBCL


Đảm bảo chất lượng

7

GV

Giảng viên

8

GDĐH

Giáo dục đại học

9

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

10

HĐT

Hội đồng trường

11

KHCN


Khoa học công nghệ

12

KĐCL

Kiểm định chất lượng

13

KTTT

Kinh tế thị trường

14

KT- XH

Kinh tế - xã hội

15

NCKH

Nghiên cứu khoa học

16

QT


Quản trị

17

QTĐH

Quản trị đại học

18

SV

Sinh viên

19

TP

Thành phố

20

TCH

Tồn cầu hóa

21

TNGT


Trách nhiệm giải trình

22

TC

Tự chủ

23

TCĐH

Tự chủ đại học

24

TN

Thử nghiệm

25

VH-XH

Văn hóa- xã hội

26

XHCN


Xã hội chủ nghĩa

26

XHH

Xã hội hóa


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. So sánh trường ĐHCL và trường ĐHTT…………………………..……42
Bảng 2.2. So sánh trường ĐHCL Việt Nam trước đây và hiện nay..........................44
Bảng 2.3: Phân biệt các khái niệm lãnh đạo, quản trị, quản lý và điều hành ...........48
Bảng 3.1. Thông tin về đối tượng khảo sát ...............................................................79
Bảng 3.2: Thang đánh giá kết quả khảo sát về hoạt động QT của trường ĐHCL ....81
Bảng 3.3. Kết quả nhận thức về khái niệm QT .........................................................84
Bảng 3.4. Kết quả nhận thức về khái niệm QT trường ĐHCL .................................84
Bảng 3.5. Kết quả nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động QT đối với
trường ĐHCL ............................................................................................................88
Bảng 3.6. Kết quả nhận thức về nội dung QT trường ĐHCL ...................................90
Bảng 3.7. Kết quả nhận thức về phương thức QT trường ĐHCL .............................92
Bảng 3.8. Kết quả nhận thức về mơ hình QT trường ĐHCL ....................................97
Bảng 3.9. Kết quả nhận thức về quản trị trường đại học công lập (theo đơn vị
trường) .......................................................................................................................98
Bảng 3.10: Kết quả đánh giá về thực hiện mục tiêu QT trường ĐHCL .................100
Bảng 3.11: Kết quả đánh giá về thực hiện nội dung QT trường ĐHCL .................102

Bảng 3.12: Kết quả đánh giá về thực hiện phương QT trường ĐHCL ...................108
Bảng 3.13: Kết quả đánh giá mức độ thực hiện vai trò của nhà QT trường ĐHCL
.................................................................................................................................111
Bảng 3.14: Kết quả đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu về năng lực của nhà QT
trường ĐHCL ..........................................................................................................116
Bảng 3.15: Kết quả đánh giá về mức độ thực hiện mơ hình QT trường ĐHCL .....117
Bảng 3.16. Kết quả đánh giá mức độ thực hiện hoạt động QT trường ĐH (theo đơn
vị trường) .................................................................................................................119
Bảng 3.17. Kết quả tương quan giữa nhận thức và đánh giá thực trạng về QT trường
ĐHCL ......................................................................................................................121
Bảng 3.18. Kết quả các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị trường ĐHCL...................122
Bảng 4.1. Kết quả đánh giá hoạt động quản trị của trường ĐH Vinh trước thử
nghiệm ................................................................................................................... 171
Bảng 4.2. Kết quả đánh giá hoạt động quản trị của trường ĐH Vinh sau thử nghiệm
…………………………………………………………………………….…….. 172


viii
Bảng 4.3. Tổng hợp kết quả đánh giá hoạt động quản trị của trường ĐH Vinh trước
và sau thử nghiệm………………………………………………………..….……173

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 1.1: Các nhân tố của một trường đại học tầm cỡ quốc tế (Theo Salmi)...........12
Hình 1.2: Các nhân tố khả biến đối với thành cơng của trường đại học (Theo Coley)
...................................................................................................................................13
Hình 1.3: Mơ hình ứng dụng Balanced Scorecard trong giáo dục đại học (Theo
Nguyễn Hữu Q).....................................................................................................32
Hình 1.4. Mơ hình quản trị hệ thống giáo dục đại học trong nền kinh tế thị trường
(Theo Lê Đức Ngọc và Phạm Hương Thảo).............................................................38

Hình 4.1. Mơ hình hệ thống quản trị trường đại học cơng lập................................137
Hình 4.2. Mơ hình quản trị nội bộ trường đại học cơng lập....................................137
Hình 4.3. Sơ đồ về quy trình xây dựng và hồn thiện chính sách của trường đại học
cơng lập...................................................................................................................159
Biểu đồ 3.1: So sánh kết quả nhận thức về QT trường ĐHCL (theo đơn vị trường)
.................................................................................................................................. 98
Biểu đồ 3.2: So sánh kết quả đánh giá hoạt động QT............................................ 119


1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Trong quá trình phát triển đời sống xã hội và KHCN của các quốc
gia, vai trị và vị trí của GDĐH nói chung và các trường ĐH nói riêng ngày
càng trở nên quan trọng. Các trường ĐH khơng chỉ có vai trị chủ chốt trong
lĩnh vực đào tạo nhân lực KHCN trình độ cao mà thực sự đã và đang trở thành
các trung tâm nghiên cứu lớn về sản xuất tri thức mới và phát triển, chuyển
giao cơng nghệ hiện đại, góp phần vào sự phát triển bền vững. GDĐH còn tạo
ra các cơ hội cho học tập suốt đời, cho phép con người cập nhật các kiến thức
và kỹ năng thường xuyên theo nhu cầu của xã hội. Ở nhiều nước phát triển
như Mỹ, Anh, Australia, Nhật Bản..., hệ thống GDĐH trở thành một ngành
dịch vụ tri thức cao cấp, góp phần đáng kể vào thu nhập quốc dân (GDP) của
quốc gia thông qua các hoạt động dịch vụ đào tạo và khoa học - công nghệ.
Nhiều nước trong khu vực ASEAN như Singapo, Thái lan, Malaisia,
Philipin,... đã và đang thực hiện đổi mới, cải cách GDĐH theo hướng phát
triển đa dạng hoá, chuẩn hoá, ĐBCL...
1.2. Nhân loại đang bước vào cuộc CMCN 4.0. Với cuộc cách mạng
này, kinh tế tri thức tiếp tục phát triển với các yếu tố cạnh tranh ngày càng
gay gắt. Nền sản xuất từ mơ hình qui mô lớn với giá trị nhỏ (More for Less)

chuyển sang mơ hình quy mơ nhỏ với giá trị lớn (Less for More); phát triển
công nghiệp (Industry) chuyển thành phát triển cơng nghệ (Technology) và
kinh doanh hàng hóa (Commodities) phát triển thành kinh doanh ý tưởng đổi
mới sáng tạo (Innovation). Kinh doanh các ý tưởng đổi mới sáng tạo mới chỉ
bước khởi đầu. Các ý tưởng đổi mới sáng tạo đó “phải được chuyển thành sản
phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng mong muốn” [1; tr.42]. Kinh doanh các ý
tưởng đổi mới sáng tạo sẽ phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp mới, góp
phần gia tăng giá trị. Các tổ chức (kể cả các trường ĐH) đều phải tăng cường
lợi thế cạnh tranh của mình dựa trên tính mới, tính độc đáo của các sản phẩm
(hàng hóa, dịch vụ) được tạo ra nhờ các công nghệ mới nhất, hoặc các quy


2
trình sản xuất, các mơ hình kinh doanh ưu việt nhất. Sự xuấ t hiêṇ và bị thay
thế nhanh chóng của các loa ̣i công nghê ̣ dẫn đế n sự xuấ t hiê ̣n nhanh chóng
các nghề nghiêp̣ phi truyền thống. Đây là đặc điểm quan trọng không những
để định hướng cho việc thay đổi chương trình đào tạo, hình thành các ngành
nghề mới trong các trường ĐH mà còn khẳng định “học tập suốt đời” là sợi
chỉ đỏ xuyên suốt đối với mọi kỹ năng làm việc trong thời kỳ công nghiệp
4.0. Trong lịch sử phát triển, GDĐH thế giới ln thích ứng với các bớ i cảnh
KT-XH và trong nhiều trường hợp đã tham gia định hướng sự phát triển của
các cuộc CMCN. Trường ĐH 4.0 sẽ hoạt động như là một nơi cung cấp tri
thức của tương lai; trở thành người dẫn dắt sự phát triển cơng nghiệp cơng
nghệ cao và thực thi việc vốn hóa nguồn tài sản tri thức và cơng nghệ của
mình. Từ ĐH truyền thống đến ĐH 4.0, yêu cầ u về năng lực bồi dưỡng nhân
tài và nghiên cứu đổi mới sáng tạo ngày càng cao; ngày càng có nhiều giá trị
gia tăng được tạo ra trong khuôn viên ĐH, chứ không chỉ dừng lại ở mức các
sản phẩm trung gian (chuyên gia, tri thức chung). Đặc trưng nổi bật của
trường ĐH 4.0 là đổi mới sáng tạo trong hệ sinh thái khởi nghiệp; dựa trên
nền tảng ĐH thông minh, khoa học dữ liệu và công nghệ kỹ thuật số; cơ chế

TCĐH cao trong mối quan hệ với cơ quan quản lý và doanh nghiệp; sự phát
triển hài hòa giữa mục tiêu vốn hóa tài sản tri thức, gia tăng giá trị kinh tế của
ĐH với việc tạo ra giá trị cộng hưởng cho doanh nghiệp và cộng đồng; vận
hành mạnh mẽ hoạt động quốc tế hóa ĐH... Những thay đổi cơ bản của
trường ĐH, dưới ảnh hưởng của cuộc CMCN 4.0 đã làm cho phương thức QT
trường ĐH có những thay đổi quan trọng mà bản thân từng trường ĐH phải
nhanh chóng thích ứng để phát triển. Đây là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết,
khơng chỉ cho GDĐH Việt Nam mà cho cả GDĐH trên thế giới.
1.3. Nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường, định
hướng XHCN. Đó là nền kinh tế có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, có nhiều hình thức sở hữu, nhiều
thành phần kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp


3
tác và cạnh tranh theo pháp luật; “nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo
các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời đảm bảo định hướng XHCN
phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước; là nền kinh tế thị trường
hiện đại và hội nhập quốc tế, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN,
do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu: dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh” [14; tr.102]. Nền KTTT, định hướng XHCN
đã tác động một cách sâu rộng đến toàn bộ xã hội cùng với các thiết chế của
nó, trong đó có giáo dục và đào tạo. GD&ĐT nước ta không thể đứng ngồi
nền KTTT, định hướng XHCN mà phải thích ứng và vận hành theo nền
KTTT, định hướng XHCN. Có như vậy, GD&ĐT mới đáp ứng được yêu cầu
của nền KTTT, định hướng XHCN; mới thúc đẩy được nền KTTT, định
hướng XHCN phát triển. Nghị quyết số 29-NQTW của BCHTW khóa XI đã
chỉ rõ: “Chủ đô ̣ng phát huy mă ̣t tích cực, ha ̣n chế mă ̣t tiêu cực của cơ chế thi ̣
trường, bảo đảm định hướng XHCN trong phát triển GD&ĐT” [13; tr.121].
Nghị quyết số 29-NQTW của BCHTW khóa XI cũng địi hỏi phải phân định

rõ “cơng tác quản lý nhà nước với quản trị của cơ sở GD&ĐT”; “đẩy mạnh
phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của
các cơ sở GD&ĐT” [13; tr.134-135].
1.4. Hệ thống các trường ĐHCL đóng vai trị quan trọng đối với sự phát
triển KT-XH của mỗi quốc gia. Sự ra đời và hoạt động của các trường ĐHCL
thể hiện vai trò của Nhà nước đối với GDĐH. Nhà nước thông qua các hoạt
động của trường ĐHCL để điều tiết các nguồn lực xã hội sao cho có hiệu quả
nhất, từ đó điều tiết cơ cấu đào tạo nhân lực hợp lý, duy trì và phát triển
GD&ĐT. Thơng qua các trường ĐHCL, Nhà nước đầu tư nhằm đảm bảo lợi
ích cơng về GDĐH. Lợi ích này lan tỏa ra toàn xã hội, đảm bảo tất cả mọi
người đều có cơ hội bình đẳng tiếp cận với GDĐH. Trường ĐHCL là nơi
triển khai các chính sách đầu tư phát triển GDĐH của mỗi quốc gia. Các
trường ĐHCL thuộc sở hữu Nhà nước, được Chính phủ hoặc chính quyền ở
các địa phương cấp ngân sách để triển khai các chính sách phát triển GDĐH.


4
Trường ĐHCL giữ vai trò định hướng cho hoạt động và sự phát triển của hệ
thống GDĐH của quốc gia; có sứ mạng đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực
chất lượng cao, NCKH và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển
của đất nước. Trong hệ thống GDĐH, các trường ĐHCL có lợi thế hơn các
trường ĐHTT về các điều kiện ĐBCL. Tuy nhiên, để có thể tiếp tục khẳng
định được vị trí của mình, các trường ĐHCL cần phải hướng tới các chuẩn
mực quốc tế trong mọi lĩnh vực, từ chương trình giáo dục, cơng nghệ đào tạo
đến ĐBCL và KĐCL giáo dục, phương thức QTĐH.
1.5. Trong mười năm trở lại đây, hệ thống GDĐH của nước ta đã có
những thay đổi cơ bản, đặc biệt là sự đa dạng hóa sở hữu các trường ĐH, các
loại hình đào tạo cũng như địi hỏi của các nhà tuyển dụng... làm cho phương
thức QT trường ĐH như trước đây khơng cịn thích hợp nữa; cần phải có
những thay đổi căn bản để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của xã hội và xu thế

của thời đại. GDĐH nước ta và thế giới ngày càng trở nên đa dạng một cách
chưa từng có. Cùng phải giải quyết những vấn đề giống nhau nhưng các
trường đại học phải có những cách giải quyết khác nhau. Điều đó phụ thuộc
vào năng lực của những người lãnh đạo, quản lý nhà trường và điều đó cũng
làm nên khác biệt trong sự phát triển của từng trường. Những gì mà các
trường ĐHCL Việt Nam đang có hiện nay là kết quả của cách vận hành hiện
tại. Chỉ có thể tạo ra một kết quả mới khi các trường thay đổi cách vận hành
ấy. Khả năng tự đổi mới mình trở thành khả năng sống cịn của mọi trường
ĐH, trong đó quan trọng nhất là đổi mới thiết chế QT trường ĐH. Tuy nhiên,
các trường ĐHCL Việt Nam hiện đang gặp khó khăn trong việc xây dựng mơ
hình QTĐH trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập quốc tế. Nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động QTĐH như TCĐH, trách
nhiệm giải trình, HĐT…, mới được nghiên cứu và bước đầu triển khai thí
điểm. Bên cạnh đấy, những người làm công tác QT ở các trường ĐHCL lại
chưa được trang bị đầy đủ lý luận và thực tiễn QT. Điều này đã làm ảnh


5
hưởng lớn đến hiệu quả QT của các trường ĐHCL. Vì thế, nghiên cứu đề xuất
mơ hình, cơ chế QT trường ĐHCL ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là vấn
đề vừa có ý nghĩa cấp thiết, vừa mang tính thời sự.
Từ những lý do nêu trên, chúng tơi chọn vấn đề “Quản trị trường đại
học công lập Việt Nam trong bối cảnh hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ,
chuyên ngành Quản lý giáo dục.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn QT trường ĐHCL, đề xuất
mơ hình QT trường ĐHCL Việt Nam và cơ chế vận hành, đáp ứng yêu cầu
đổi mới GDĐH trong bối cảnh hiện nay.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động của trường ĐHCL.

3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản trị trường ĐHCL.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Quản trị trường ĐHCL hiện đang là một vấn đề mới, khó và là hạn chế
của GDĐH Việt Nam. Nguyên nhân chính là do chưa hình thành được một lý
luận có cơ sở khoa học về quản trị trường ĐHCL, từ khái niệm QT đến mục
tiêu, nội dung phương thức, nguồn lực và chủ thể quản trị. Đặc biệt là chưa có
mơ hình và cơ chế vận hành hoạt động quản trị trường ĐHCL phù hợp với
điều kiện của nước ta hiện nay và kinh nghiệm quốc tế. Có thể nâng cao hiệu
quả QT trường ĐHCL Việt Nam, nếu đề xuất và thực hiện mô hình QT
trường ĐHCL và cơ chế vận hành dựa trên các yếu tố cơ bản của hoạt động
QT trường ĐHCL.
5. NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
5.1.2. Nghiên cứu cơ sở lý luận về QT trường ĐHCL


6

5.1.3. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của QT trường ĐHCL Việt Nam trong
bối cảnh hiện nay
5.1.4. Đề xuất mô hình QT trường ĐHCL Việt Nam và cơ chế vận hành
5.2. Phạm vi nghiên cứu
5.2.1. Nghiên cứu đề xuất mô hình QT trường ĐHCL và cơ chế vận hành ở
cấp độ trường ĐH (QT trong nội bộ trường ĐH).
5.2.2. Khảo sát thực trạng QT trường ĐHCL ở 05 trường ĐHCL đại diện
Đó là các trường: ĐH Cần Thơ, ĐH Cơng nghiệp Hà Nội, ĐH Sài Gòn,
ĐHSP kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh và ĐH Vinh.
5.2.3. Thời gian khảo sát thực trạng
Từ năm học 2016-2017 đến năm học 2018-2019.

6. QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Quan điểm tiếp cận
6.1.1. Quan điểm tiếp cận hệ thống
QT là hoạt động cơ bản trong các trường ĐH nói chung, các trường
ĐHCL nói riêng, có quan hệ mật thiết với các hoạt động khác. Bản thân QT
trường ĐHCL lại là một hệ thống cấu trúc, bao gồm các thành tố như mục
tiêu QT, nội dung QT, phương thức QT, chủ thể QT, nguồn lực QT,... Bên
cạnh đó, QT trường ĐHCL lại chịu ảnh hưởng của Nhà nước, thị trường và
xã hội. Muốn nâng cao hiệu quả QT trường ĐHCL, phải tiến hành đồng bộ
hoạt động QT trên tất cả các thành tố của nó, nhằm tạo nên một sự cộng
hưởng và sức mạnh tổng thể của toàn bộ hệ thống.
6.1.2. Quan điểm tiếp cận xã hội
Hoạt động của trường ĐHCL nói chung, hoạt động QT của trường
ĐHCL nói riêng ln ln diễn ra trong một môi trường xã hội nhất định.
Bản thân trường ĐHCL vừa chịu tác động của xã hội, vừa có ảnh hưởng
lớn đến xã hội với vai trị dắt dẫn sự phát triển của xã hội. Quán triệt quan
điểm tiếp cận xã hội trong QT trường ĐHCL, đòi hỏi các nhà QT phải quan
tâm đúng mức đến sự tham gia của xã hội vào hoạt động QT trường ĐHCL


7
với tư cách vừa là đối tác, vừa là người thụ hưởng những giá trị mà trường
ĐHCL đem lại cho xã hội.
6.1.3. Quan điểm tiếp cận thị trường
Hoạt động QT trường ĐHCL Việt Nam diễn ra trong nền KTTT định
hướng XHCN và chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền kinh tế này. Vì thế, trong
quá trình nghiên cứu, cần làm rõ ảnh hưởng của các quy luật KTTT đến QT
trường ĐHCL nói chung, đến mơ hình và cơ chế QT trường ĐHCL nói
riêng.
6.1.4. Quan điểm phát triển

QT trường ĐHCL là một hoạt động không “nhất thành, bất biến” mà
thường xuyên phải thay đổi do ảnh hưởng từ vai trò quản lý của Nhà nước,
tác động của thị trường và sự tham gia của xã hội. Vì thế, mơ hình, cơ chế
QT trường ĐHCL phải được xây dựng trong trạng thái “động và mở” để có
thể dễ dàng bổ sung các yếu tố mới, phát triển từ loại hình trường ĐH này
sang loại hình trường ĐH khác.
6.1.5. Quan điểm thực tiễn
Quan điểm này địi hỏi trong q trình nghiên cứu phải bám sát thực
tiễn các trường ĐHCL Việt Nam; phát hiện được những mâu thuẫn, những
khó khăn của thực tiễn để đề xuất mơ hình QT trường ĐHCL Việt Nam và
cơ chế vận hành có cơ sở khoa học và có tính khả thi.
6.2. Phương pháp nghiên cứu:
6.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận
6.2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Phương pháp này được sử dụng để phân tích và tổng hợp tài liệu có
liên quan nhằm hiểu biết sâu sắc, đầy đủ hơn bản chất cũng như những dấu
hiệu đặc thù của vấn đề nghiên cứu, trên cơ sở đó sắp xếp chúng thành một
hệ thống lý thuyết của đề tài.
6.2.1.2. Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập
Phương pháp này được sử dụng để rút ra những khái quát, nhận định
của bản thân về các vấn đề nghiên cứu, từ những quan điểm, quan niệm độc lập.


8
6.2.1.3. Phương pháp mơ hình hóa
Phương pháp này được sử dụng để xây dựng mơ hình (lý luận và thực tiễn)
về đối tượng nghiên cứu, từ đó tìm ra bản chất vấn đề mà đề tài cần đạt được.
6.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng ankét
Dùng các phiếu hỏi (ankét) để thu thập ý kiến của đối tượng điều tra về

vấn đề nghiên cứu.
6.2.2.2. Phương pháp trao đổi, phỏng vấn theo chủ đề
Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu sâu thêm các vấn đề về
thực trạng quản trị trường đại học, thông qua việc trao đổi trực tiếp với các
đối tượng khảo sát.
6.2.2.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Phương pháp này được sử dụng để thu thập, xin ý kiến các chuyên gia
về vấn đề nghiên cứu, tăng độ tin cậy của kết quả điều tra.
6.2.2.4. Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp này được sử dụng để đánh giá tính hiệu quả của mơ hình
QT trường ĐHCL và cơ chế vận hành đã đề xuất.
6.2.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các công thức thống kê để xử lý dữ liệu thu được, so sánh và
đưa ra kết quả nghiên cứu của luận án.
7. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CẦN BẢO VỆ
7.1. QTĐH là “đòn bẩy” cho sự cải thiện và nâng cao chất lượng trong
mọi lĩnh vực của GDĐH. Vì thế, giữa QTĐH và chất lượng GDĐH có mối
quan hệ mật thiết với nhau. Không thể nâng cao chất lượng GDĐH nếu hoạt
động QT trong các trường ĐHCL không được tổ chức thực hiện một cách
khoa học, phù hợp với mục tiêu, nội dung và phương thức của nó.
7.2. QT trường ĐHCL hiện đang là khâu yếu nhất của hệ thống GDĐH
Việt Nam. Trên thực tế, các trường ĐHCL ở nước ta chủ yếu mới được quản
lý chứ chưa phải được QT. Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế này là các


9
trường ĐHCL Việt Nam chưa có được mơ hình, cơ chế vận hành phù hợp để
QT nhà trường trong bối cảnh hiện nay..
7.3. Việc đề xuất mơ hình QT trường ĐHCL Việt Nam và cơ chế vận
hành cần dựa trên sự tác động đồng bộ tới các yếu tố của q trình QTĐH;

đồng thời tính đến ảnh hưởng của nhà nước, thị trường, sự tham gia của xã
hội và xu thế tồn cầu hóa trong GDĐH đến hoạt động QTĐH.
8. NHỮNG ĐĨNG GĨP CỦA LUẬN ÁN
8.1. Bổ sung, hồn thiện những vấn đề lý luận về QT trường ĐHCL
Việt Nam (khái niệm về QTĐH; các thành tố của hoạt QT trường ĐHCL; vai
trò và yêu cầu về năng lực, phẩm chất đối với nhà QT trường ĐHCL...).
8.2. Xây dựng được bộ tiêu chuẩn đánh giá hoạt động QT trường ĐHCL.
8.3. Đánh giá khách quan thực trạng QT trường ĐHCL Việt Nam qua
nghiên cứu thực tiễn ở một trường ĐHCL đại diện.
8.4. Đề xuất được mơ hình QT trường ĐHCL Việt Nam và cơ chế vận
hành có cơ sở khoa học, có tính khả thi.
8.5. Xây dựng Chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ
cán bộ quản trị trường ĐHCL.
8.6. Các kết quả nghiên cứu của luận án có thể vận dụng vào QT các
trường ĐHCL Việt Nam.
9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần Mở đầu; Kết luận và khuyến nghị; Tài liệu tham khảo; Phụ
lục nghiên cứu, luận án có 4 chương:
- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu vấn đề.
- Chương 2: Cơ sở lý luận của quản trị trường đại học công lập Việt Nam.
- Chương 3: Cơ sở thực tiễn của quản trị trường đại học công lập Việt Nam
trong bối cảnh hiện nay.
- Chương 4: Mơ hình quản trị trường đại học cơng lập Việt Nam và cơ chế
vận hành trong bối cảnh hiện nay.


10
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN TRỊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
QTĐH là vấn đề lớn và trải rộng, bao hàm nhiều hoạt động như QT hệ
thống, QT chiến lược, QT hoạt động đào tạo, QT hoạt động nghiên cứu
KHCN, QT nhân sự và nguồn nhân lực, QT tài chính, QT cơ sở vật chất… Đã
có rất nhiều tác giả nghiên cứu từ QTĐH truyền thống cho đến các phương
pháp QTĐH hiện đại; nghiên cứu chú trọng đến hiệu quả, chất lượng hoạt
động QT, cũng như con người và các cấp độ QT khác nhau trong trường ĐH.
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Những nghiên cứu về QTĐH ở nước ngoài tập trung vào một số vấn đề
sau đây:
1.1.1.1. Xây dựng cơ sở pháp lý cho QTĐH
Ở nhiều nước trên thế giới, người ta đã xây dựng Luật Quản trị GDĐH.
Đây là cơ sở pháp lý cho hoạt động QTĐH. Cách đây không lâu, vào năm
2014, Anh đã ban hành Luật Quản trị GDĐH sau khi lấy ý kiến tư vấn rộng
rãi thành viên của Hội đồng hiệu trưởng các trường ĐH (CUC) và các bên
liên quan của GDĐH. Mục đích của Luật là xác định các giá trị và các hoạt
động chính cho QT có hiệu quả các cơ sở GDĐH của Anh. Tuy nhiên, để QT
tốt các cơ sở GDĐH, không chỉ phụ thuộc vào áp dụng chỉ riêng Luật này.
Việc QT tốt đòi hỏi một tập hợp các mối quan hệ bền chặt dựa trên sự tôn
trọng, tin tưởng lẫn nhau và sự trung thực được duy trì giữa các chủ thể QT,
từ Chủ tịch HĐT đến Hiệu trưởng và nhóm CBQL cốt cán. Nhằm thiết lập các
giá trị cốt lõi, Luật này áp dụng và dựa trên “Các nguyên tắc Nolan về đời
sống công cộng”, là bộ quy tắc cung cấp khung đạo đức đối với các phẩm
chất cá nhân của những người QT. GDĐH chất lượng cao nhằm duy trì lịng
tin của cơng chúng và bảo vệ uy tín của hệ thống GDĐH trên nền tảng một số
giá trị chung. Sự thất bại trong việc áp dụng và thực thi các giá trị chung trong


11
thực tế QT sẽ gây hậu quả ngoài mong muốn của trường ĐH, làm ảnh hưởng

đến uy tín chung của các cơ sở GDĐH Anh.
Ngoài ra, do bản chất của GDĐH, Luật này cũng dựa trên kỳ vọng rằng
các chủ thể QT, cùng với những ràng buộc cụ thể trong Luật, sẽ cam kết: Tự
chủ như là sự bảo đảm tốt nhất đối với chất lượng và uy tín quốc tế; Tự do
học thuật và nghiên cứu, học bổng và giảng dạy chất lượng cao; Bảo vệ lợi
ích chung của SV thông qua sự QT tốt; Công bố thông tin chính xác và minh
bạch, cơng chúng có thể truy cập; Ghi nhận rằng để có sự kiểm sốt kinh phí
nhận được từ các bên liên quan địi hỏi thì các cơ sở GDĐH phải nhận thức rõ
rằng, họ đang thực hiện hợp đồng với các bên liên quan, là người trả tiền cho
các dịch vụ và mong muốn rõ ràng về những gì họ nhận được; Thành tựu
cơng bằng về cơ hội và sự đa dạng trong toàn cơ sở GDĐH; Nguyên tắc
GDĐH phải sẵn sàng đối với tất cả những người có thể hưởng lợi từ GDĐH;
Kiểm sốt được một cách đầy đủ và minh bạch đối với ngân sách công.
Trong từng cơ sở GDĐH, điều quan trọng là, Ban lãnh đạo, Bộ phận
QT và Thư ký phải phát triển một nhận thức chung về các kỳ vọng nói trên và
về cách thức áp dụng từng yếu tố cơ bản riêng rẽ của Luật. Việc QT tốt khơng
chỉ địi hỏi phát triển các quy trình mà cịn phải phát triển các mối quan hệ
bền chặt, sự đối thoại trung thực và sự tôn trọng lẫn nhau [113].
Như vậy, QTĐH cần phải được “luật hóa”, nhằm tạo hành lang pháp lý
cho các hoạt động QT trong trường ĐH và sự tham gia của các bên liên quan.
Vì thế, ban hành Luật QTĐH là yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển GDĐH
của mỗi quốc gia.
1.1.1.2. Ý nghĩa của QTĐH
Vấn đề này đã được nhiều tác giả quan tâm, do tầm quan trọng đặc biệt
của hoạt động QT trong trường ĐH.
Theo tác giả Baldridge [75], QT tốt là trái tim của GDĐH; hoạt động
QT hình thành vận mệnh của một trường ĐH. QTĐH đúng đắn là tâm điểm
thành công hoặc thất bại của bất kỳ trường ĐH nào.



12
Xem xét ý nghĩa của QTĐH trong mối quan hệ với chất lượng trường
ĐH, các tác giả Henard và Mitterle [96] cho rằng, QTĐH đã trở thành cơng cụ
địn bẩy chính để cải thiện chất lượng trong mọi lĩnh vực của GDĐH.
Còn theo tác giả Shattock [111], QTĐH là một trong những “mảnh
ghép” quan trọng của bất cứ hệ thống GDĐH nào. Sự cải thiện đối với hoạt
động này có thể sẽ có những ảnh hưởng quan trọng đối với việc nâng cao chất
lượng đào tạo của cả hệ thống GDĐH.
Một số tác giả khác [72], [102], [103]..., cũng nhấn mạnh, điều cốt lõi căn
bản để trở thành trường ĐH hàng đầu thế giới chính là hệ thống QT hàng đầu.
Salmi [110] cho rằng, những nhân tố của một trường ĐH tầm cỡ quốc
tế bao gồm: Chú trọng vào năng khiếu/năng lực (SV, đội ngũ GV, nghiên cứu,
quốc tế hóa); nguồn lực phong phú (nguồn ngân sách công, vốn doanh thu,
học phí, các tài trợ về nghiên cứu); sự QT thuận lợi (cơ cấu hỗ trợ thường
xuyên, quyền tự chủ đào tạo, đội ngũ lãnh đạo, tầm nhìn chiến lược, văn hóa
ưu việt). Như vậy, theo Salmi, QT thuận lợi là một trong ba nhân tố của một
trường ĐH tầm cỡ quốc tế (hình 1.1).

Chú trọng vào năng
khiếu/năng lực

Nguồn lực
phong phú
Sự quản trị
thuận lợi

Hình 1.1 : Các nhân tố của một trường ĐH tầm cỡ quốc tế (theo Salmi)


13

Trước đó, Conley [85] cũng đề cập tới 3 nhân tố khả biến đối với thành
công của trường ĐH nhưng dưới một góc nhìn khác. Theo tác giả, nhân tố
trung tâm, đó là giảng dạy, học tập, thành quả học tập, chương trình giảng
dạy, kiểm tra, đánh giá; nhân tố kích hoạt, đó là cơng nghệ, mơi trường; nhân
tố bổ trợ, đó là QTĐH. Tuy là nhân tố bổ trợ nhưng QTĐH đóng một vai trị
quan trọng.

Hình 1.2 : Các nhân tố khả biến đối với thành công của trường ĐH (theo Conley)
1.1.1.3. Các nguyên lý trong QTĐH
Tác giả Middlehurst [105] cho rằng, trong QTĐH cần quán triệt các
nguyên lý cơ bản sau đây: Sự phù hợp về mục tiêu + sự phù hợp với mục tiêu;
sự phù hợp với bối cảnh; khả năng hoạt động, tính linh động, cởi mở, rõ ràng
và minh bạch trong cơ cấu; quyền tự chủ về đào tạo và quản lý; chịu trách
nhiệm; cạnh tranh; lãnh đạo thể chế.
Các trường ĐH, tùy theo từng thời điểm có thể ưu tiên thực hiện nguyên lý
này hay nguyên lý khác hoặc thực hiện đồng thời tất cả các nguyên lý.
1.1.1.4. Cơ cấu QTĐH
Các tác giả Henard & Mitterle [96] cho rằng, cơ cấu của QTĐH có một
số đặc điểm sau đây: Dựa trên những nguyên lý về QTĐH đã được thiết lập;


14
Hữu ích đối với các nhà lãnh đạo; đặc tính cố vấn; đặc tính tự nguyện (hoặc
bắt buộc); khơng cố định, cứng nhắc; thường xuyên được cập nhật và thảo
luận với tất cả các nhóm đối tác liên đới. Từ đó, các tác giả này đã phân biệt 3
cấp độ QT trường ĐHCL: 1) Nội bộ hoặc cấp cơ sở: QT các cơ sở GDĐH; 2)
Bên ngoài hoặc cấp hệ thống: QT hệ thống GDĐH; 3) Quốc tế hoặc toàn cầu:
QT hệ thống GDĐH theo quan điểm quốc tế.
Tuy nhiên các cấp độ này có sự phụ thuộc lẫn nhau. Trong luận án, chỉ
đề cập đến QT cấp cơ sở (trường ĐHCL).

1.1.1.5. Quản trị đại học tốt
Khái niệm QT tốt bắt nguồn từ đầu những năm 90 của thế kỉ trước và
được Fried hiểu như là một cấu trúc “cố gắng bảo tồn tính tồn vẹn của hệ
thống giá trị học thuật, đồng thời định vị các trường ĐH đối với môi trường
rộng lớn hơn của chúng để giúp các trường tiếp nhận và trả lời các thông điệp,
yêu cầu và mong đợi bên ngoài” [92; tr. 81].
Các tác giả Henard & Mitterle đã đi sâu nghiên cứu những biện pháp để
QTĐH tốt. Các biện pháp này bao gồm: 1) Minh bạch hóa các thủ tục và
nghĩa vụ của trường ĐH; 2) Công bố cơ chế QT của trường ĐH; 3) Thiết lập
cơ cấu trong cung cấp GDĐH, cách thức các bên tham gia có thể thực hiện; 4)
Chú trọng QT tập thể; 5) Đảm bảo mối quan hệ giữa QT và sự tự chủ trong
trường ĐH, “khơng thể có QT tốt mà thiếu sự tự chủ và không thể có sự tự
chủ mà khơng có QT tốt” [96; tr. 254].
1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về QTĐH xuất hiện chủ yếu từ những năm
2000 trở lại đây và tập trung vào những vấn đề sau đây:
1.1.2.1. Sự cần thiết phải đổi mới QTĐH
Khi hệ thống GDĐH Việt Nam đã có những thay đổi cơ bản, đặc biệt là
sự đa dạng hóa sở hữu các trường ĐH, các loại hình đào tạo cũng như địi hỏi
của các nhà tuyển dụng..., thì phương thức QTĐH cũng phải đổi mới. Có đổi
mới QTĐH mới tạo nên sự “bứt phá” trong phát triển của GDĐH Việt Nam,


15
mới giúp GDĐH Việt Nam tìm thấy tiếng nói chung với GDĐH trong khu
vực và trên thế giới. Cơng trình nghiên cứu của các tác giả Lưu Tiến Hiệp
[18], Đào Văn Khanh [26], Phạm Thị Ly [34], Đỗ Tiến Sĩ [57], Phạm Đỗ
Nhật Tiến [65]..., tuy diễn đạt khác nhau nhưng đều khẳng định sự cần thiết
phải đổi mới QTĐH.
Tác giả Ngô Tuyết Mai [36] lại gắn sự cần thiết phải đổi mới QT

trường ĐHCL với nâng cao chất lượng đào tạo.
Từ nhận định hệ thống QTĐH của Việt Nam hiện kém hiệu quả, tác giả
Ngô Bảo Châu đã nhấn mạnh yêu cầu đổi mới hoạt động QT trong các trường
ĐH nước ta bằng việc thiết kế bộ tiêu chí đánh giá chất lượng QT của các
trường ĐH...[5].
1.1.2.2. Tự chủ và tự chịu trách nhiệm là yếu tố cốt lõi của quản trị trường ĐH
- Ý nghĩa của tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Tác giả Trần Hồng Quân cho rằng, TCĐH là xu thế phát triển tất yếu
của GDĐH, “là thuộc tính của GDĐH” [51; tr.5].
Theo các tác giả Nguyễn Đơng Phong và Nguyễn Hữu Huy Nhựt:
“TCĐH chính là yếu tố cốt lõi của nền giáo dục hiện đại”; “Cơ chế tự chủ, tự
chịu trách nhiệm chính là chìa khóa cho đổi mới quản trị trường ĐH, giúp giải
quyết hàng loạt các vấn đề trong hệ thống GDĐH hiện nay cũng như trong
tương lai” [41; tr.64].
Thực hiện cơ chế tự chủ, các trường ĐH sẽ phát huy được tối đa nguồn
lực con người và cơ sở vật chất, thu hút tốt hơn các nguồn lực của xã hội;
đồng thời sử dụng hiệu quả hơn kinh phí của Nhà nước, mở rộng các hoạt
động chuyển giao công nghệ và các dịch vụ khác để nâng cao năng lực tài
chính cho phát triển bền vững, đảm bảo điều kiện thực hiện tốt các biện pháp
nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao KHCN.
Còn theo tác giả Đỗ Đức Minh, TCĐH là cơ sở để GDĐH vận hành tốt
hơn, tạo động lực để các trường ĐH đổi mới và gia tăng tính cạnh tranh, đa
dạng hóa các hoạt động giáo dục; TCĐH gắn với thị trường dịch vụ. Từ đó,


×