Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản việt nam trong bối cảnh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 168 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Về cơ sở lý luận, tại Việt Nam có một số công trình nghiên cứu về thị trường
xuất khẩu hàng hoá nói chung và hàng nông sản nói riêng. Tuy nhiên, chưa có một
đề tài nào nghiên cứu về thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong
bối cảnh mới hiện nay khi Việt Nam đang hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế
giới và khu vực thông qua việc ký kết nhiều FTA chiến lược. Chính vì vậy, việc xây
dựng và hoàn thiện khung lý thuyết về phát triển thị trường xuất khẩu làm cơ sở giải
quyết các vấn đề thực tế là một yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay.
Về thực tiễn, Việt Nam là một nước nông nghiệp, có nhiều lợi thế và tiềm năng
về đất đai, lao động và điều kiện sinh thái cho phép phát triển sản xuất nhiều loại nông
sản xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn. Hàng nông sản xuất khẩu có vai trò quan trọng
trong phát triển kinh tế, chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu
của cả nước. Xuất khẩu nông sản góp phần tạo nguồn vốn quan trọng để tiến hành công
nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực và lợi thế quốc gia, tạo ra công ăn việc làm, giữ
ổn định nền kinh tế đất nước, mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại và tăng cường vị
thế kinh tế của Việt Nam trên thị trường thế giới.
Theo số liệu của Bộ Công thương, hiện nay hàng nông sản của Việt Nam đã
có mặt tại nhiều nước trên thế giới, thâm nhập được các thị trường nhập khẩu nông
sản như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Trung Quốc, trong đó thị trường Trung Quốc
chiếm khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Tuy nhiên, thị
phần hàng nông sản Việt Nam tại các thị trường này còn nhỏ bé và đang có sự phụ
thuộc lớn vào thị trường Trung Quốc. Điều này mang đến rất nhiều rủi ro cho hoạt
động xuất khẩu của Việt Nam khi thị trường có biến động.
Bên cạnh các thị trường truyền thống, hàng nông sản Việt Nam đã có mặt tại
các thị trường ở khu vực Trung Đông, châu Phi nhưng mới ở mức độ thăm dò hoặc



2

giới thiệu mặt hàng chứ chưa có thị phần ổn định và chưa nắm vững được kết cấu,
sức mua cũng như kênh tiêu thụ của thị trường.
Trong điều kiện Việt Nam ngày càng hội nhập vào nền kinh tế thế giới,
nền kinh tế khu vực thông qua việc tham gia các FTA, hoạt động phát triển thị
trường xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam đang đứng trước nhiều thời cơ
và thách thức mới. Một mặt, mở ra rất nhiều cơ hội cho hoạt động xuất khẩu
hàng nông sản của Việt Nam, đặc biệt là tại các thị trường mới thông qua cắt
giảm thuế nhập khẩu. Mặt khác, các hàng rào phi thuế quan có xu hướng tăng
tại các thị trường này lại gây cản trở cho hoạt động xuất khẩu nông sản của
Việt Nam.
Vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay là phải nhanh chóng phát triển thị
trường xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh việc chủ động khai thác các thị trường
mới để tránh rủi ro khi phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường hiện nay, xuất khẩu
hàng nông sản Việt Nam cần thay đổi cách tiếp cận, duy trì và phát triển những thị
trường truyền thống thông qua việc nâng cao chất lượng và giá trị các mặt hàng
nông sản mà Việt Nam có lợi thế xuất khẩu. Góp phần giải quyết vấn đề này về
phương diện lý luận và thực tiễn, tác giả quyết định chọn đề tài “Phát triển thị
trường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam trong bối cảnh hiện nay” làm đề tài
luận án tiến sỹ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu luận án
Trên cơ sở hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển thị
trường xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam, luận án trình bày và phân tích thực
trạng phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản thời gian qua, chỉ ra được
những thành công và hạn chế của hoạt động này cùng với các nguyên nhân chủ yếu
dẫn đến hạn chế. Từ đó, luận án sẽ đưa ra ra những mục tiêu, định hướng và giải
pháp nhằm tiếp tục phát triển thị trường hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn 2030 góp phần triển khai đáp ứng mục tiêu Chiến lược phát



3

triển xuất nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 của
Bộ Công thương
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Để đạt được mục tiêu của luận án nêu trên, luận án tập trung giải quyết những
nhiệm vụ cụ thể sau:
- Hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển thị
trường xuất khẩu hàng nông sản của một quốc gia. Nghiên cứu kinh nghiệm về phát
triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của một số nước trong khu vực và rút ra
bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Phân tích thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Việt
Nam giai đoạn 2008 - 2014. Đưa ra đánh giá về những thành công, những hạn chế
của hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam thời gian qua
và nguyên nhân dẫn của hạn chế làm cơ sở cho các đề xuất giải pháp khắc phục.
- Đưa ra các quan điểm, định hướng và đề xuất một số giải pháp và kiến nghị
tiếp tục phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam đến năm 2025,
tầm nhìn 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu về hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu
hàng nông sản của Việt Nam thời gian qua.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: Một là, luận án tập trung nghiên cứu các mặt hàng
nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (gạo, cà phê, cao su và hạt điều), hai là
các thị trường xuất khẩu hàng nông sản chính của Việt Nam (Trung Quốc, Hoa Kỳ
và EU).
Về nội dung: Chủ yếu nghiên cứu thị trường và phát triển thị trường xuất khẩu

hàng nông sản từ mục tiêu vĩ mô của nhà nước, dưới giác độ thương mại xuất khẩu,
không đi sâu nghiên cứu các nội dung sản xuất và chế biến nông sản.


4

- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2008 đến 2014 (thời kỳ sau khủng hoảng kinh
tế thế giới). Đề xuất các giải pháp chính và kiến nghị nhằm phát triển thị trường xuất
khẩu hàng nông sản của Việt Nam định hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu luận án
Đề tài được thực hiện trên cơ sở tiếp thu kết quả của các công trình nghiên cứu
trước đây, có cập nhật thông tin để đánh giá và đề xuất sát thực hơn; đồng thời trên
cơ sở các phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận án còn sử
dụng phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp
thống kê có so sánh đối chiếu kinh nghiệm của một số nước và thực tiễn của Việt
Nam, đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ, thống nhất, khả thi và minh bạch của hệ
thống giải pháp đề xuất. Cụ thể là:
- Phương pháp thống kê kinh tế: Được tác giả sử dụng sau khi thực hiện các
khảo sát thực tế, điều tra thu thập thông tin, lấy số liệu ở các địa phương, doanh
nghiệp làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng tình hình phát triển thị trường xuất
khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam.
- Phương pháp so sánh: Dựa trên các số liệu báo cáo thống kê, luận án sử
dụng phương pháp này nhằm so sánh, đánh giá thị trường xuất khẩu các mặt hàng
nông sản của Việt Nam với các nước có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng với
Việt Nam để rút ra những nhận xét, kinh nghiệm, mô hình tốt, củng cố cho việc đề
xuất các giải pháp của luận án.
- Phương pháp kế thừa, bổ sung: Tác giả sử dụng nguồn thông tin và số liệu
thứ cấp sẵn có về những vấn đề liên quan để tham khảo, bổ sung cho việc phát triển
thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam. Đề tài sử dụng phương pháp này
để cập nhật tình hình thực hiện cam kết của Việt Nam với WTO và lộ trình ký kết,

thực hiện TPP để đề xuất giải pháp nhằm phát triển thị trường hàng nông sản của
Việt Nam một cách sát thực, sáng tạo và khoa học.
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia (chuyên sâu): Được tác giả sử dụng để
phỏng vấn, trao đổi, thảo luận với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, lãnh đạo


5

các bộ ngành về các vấn đề liên quan đến thị trường xuất khẩu hàng nông sản của
Việt Nam trong bối cảnh hiện nay nhằm giúp cho đề tài đưa ra các giải pháp có tính
khả thi cao.
5. Những đóng góp khoa học của luận án
- Hệ thống hoá được một số lý luận cơ bản về vấn đề phát triển thị trường
xuất khẩu hàng hàng nông sản Việt Nam. Luận án đã hệ thống và tổng hợp các tài
liệu trong, ngoài nước và đưa ra khái niệm, xác lập mô hình, nội dung, yếu tố ảnh
hưởng và chỉ tiêu đánh giá hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản.
- Luận án nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông
sản của Trung Quốc và Thái Lan nhằm rút ra bài học hữu ích cho Việt Nam.
- Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông
sản của Việt Nam giai đoạn 2008-2014, gắn với mốc hậu khủng hoảng kinh tế thế
giới. Đưa ra những nguyên nhân hạn chế hoạt động phát triển thị trường xuất khẩu
hàng nông sản của Việt Nam.
- Đề xuất những quan điểm, định hướng và giải pháp đối với Nhà nước và
doanh nghiệp nhằm tiếp tục phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Việt
Nam đến 2020, tầm nhìn 2030.
6. Ý nghĩa của luận án
Luận án được thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập
sâu, rộng với nền kinh tế thế giới, kinh tế khu vực thông qua ký kết các hiệp định
song phương và đa phương chiến lược. Do vậy, những vấn đề đặt ra và giải pháp
của luận án xuất phát từ thực tiễn sinh động. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể

làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy ở các trường đại học; là gợi ý
hữu ích cho các cơ quan hoạch định chính sách của Nhà nước; là cẩm nang nghiên
cứu thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội
dung của luận án kết cấu thành 04 chương:


6

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển thị trường xuất
khẩu hàng nông sản của một quốc gia
Chương 3: Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu hàng
nông sản của Việt Nam từ 2008 đến 2014
Chương 4: Phương hướng, quan điểm và giải pháp phát triển thị trường xuất
khẩu hàng nông sản của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.


7

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới


Nghiên cứu về thị trường xuất khẩu

Trên thế giới, các nghiên cứu về thị trường xuất khẩu của các quốc gia đã
được nghiên cứu khá nhiều. Phần lớn các nghiên cứu này đều sử dụng mô hình

trọng lượng (gravity model) để phân tích.
Năm 1962 Jan Tinbergen (Nhà kinh tế học người Hà Lan, từng đạt giải Nobel
kinh tế năm 1969) lần đầu tiên sử dụng một nghiên cứu tương tự như Định luật hấp
dẫn của Newton để mô tả tổng hợp về dòng chảy thương mại giữa hai nước là "Tỷ lệ
thuận với tổng sản phẩm quốc gia (GDP) của các quốc gia và tỉ lệ nghịch với
khoảng cách giữa chúng”. Ban đầu, khoảng cách đồng nghĩa với khoảng cách địa lý
giữa hai nước, nhưng sau đó nó bao gồm nhiều hình thức như: Rào cản thương mại,
chi phí vận chuyển, thuế nhập khẩu và các loại thuế, hợp đồng, thông tin hoặc phân
phối chi phí...[72]
Kể từ sau nghiên cứu của Tinbergen đến nay, Mô hình trọng lượng đã trở
thành một trong những mô hình thực nghiệm thành công nhất trên thế giới. Nó là sự
hợp nhất giữa lý thuyết nền tảng về trọng lượng và thực tiễn để phân tích mối quan
hệ về thương mại giữa các nước, từ đó đưa ra những dự đoán phong phú, chính xác
hơn trong tương lai.
Anderson (1979) là một trong những nhà kinh tế học đầu tiên phát triển
một nền tảng lý thuyết vững chắc của mô hình trọng lượng. Anderson phân biệt
hàng hóa không chỉ theo ngành (ví dụ: hóa chất, sản phẩm gỗ, ...) mà còn bởi
nơi sản xuất chúng. Trong mô hình của mình, Anderson giả định sản phẩm
được phân biệt với nhau bởi nơi sản xuất (thường được biết đến là giả định


8

Armington ). Do đó, xuất xứ của hàng hoá là rất quan trọng cho các đặc tính
của sản phẩm. Armington giả định rằng hai hàng hóa cùng loại nhưng có nguồn
gốc từ các nước khác nhau có thể thay thế hoàn hảo nhu cầu. Bằng cách xác
định nhu cầu của những hàng hoá này, Anderson đã giúp để giải thích sự xuất
hiện của biến thu nhập trong mô hình lực hấp dẫn, cũng như đưa biến này vào
mô hình trọng lượng. Bergstrand (1985) cũng sử dụng cách tiếp cận này, tuy
nhiên ông đã nghiên cứu kỹ hơn về phía cung của nền kinh tế. Kết quả cho thấy

giá cả (có tính đến yếu tố lạm phát) là một biến bổ sung quan trọng để đưa vào
mô hình trọng lượng [73].
Tuy nhiên, trong mô hình cạnh tranh độc quyền của lý thuyết thương mại mới
(Helpman, 1987 và Bergstrand, 1989) đã đề cập đến cách tiếp cận khác để cung
cấp cơ sở lý thuyết cho mô hình lực trọng lượng. Theo lý thuyết này, sự khác
biệt giữa các sản phẩm do sản xuất từ các nước khác nhau được thay thế bằng sự
khác biệt do sản phẩm được sản xuất từ các sông ty khác nhau. Sự thành công
trong thực nghiệm của mô hình trọng lựơng này đã hỗ trợ cạnh tranh độc quyền
giải thích nguyên nhân của trao đổi thương mại nội ngành.
Ngoài ra, có những cách tiếp cận khác để giải thích mô hình trọng lượng
trong quan hệ thương mại giữa hai nước mà không phụ thuộc vào vấn đề chuyên
môn hoá. Đại diện tiêu biểu là Haveman và Hummels (2004) [62] đã tính toán
các ảnh hưởng đến thương mại song phương do khoảng cách giữa hai nước như:
Chi phí vận chuyển, chi phí thương mại khác hay các rào cản thương mại. Trong
nghiên cứu của Brun(2005), chi phí do khoảng cách còn gia tăng bởi hệ thống cơ
sở hạ tầng, giá dầu và cơ cấu thương mại.
Năm 2011, Shirley Ye Sheng và Michael R. Mullen trong tác phẩm A hybrid
model for export market opportunity analysi (Mô hình kết hợp phân tích cơ hội
thị trường xuất khẩu) [77] đã đề xuất một mô hình mới cho việc phân tích cơ hội
đối với thị trường xuất khẩu, kết hợp giữa sự tiếp thị- dựa trên chỉ số cơ hội thị


9

trường tổng thể (OMOI) và nền kinh tế - dựa trên mô hình trọng lượng để đánh
giá chính xác hơn tiềm năng của thị trường xuất khẩu. Kết quả nghiên cứu cho
thấy: Quy mô thị trường, cường độ kinh tế, khoảng cách địa lý và ngôn ngữ, và
các hiệp định thương mại khu vực (RTA) là những yếu tố quan trọng để đưa ra
dự báo về tiềm năng của thị trường xuất khẩu. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
đóng vai trò thay thế hoặc bổ sung cho mặt hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, khoảng

cách về văn hoá không phải là yếu tố quan trọng cho dự báo về xuất khẩu. Mô
hình nghiên cứu kết hợp này là sự mở rộng của mô hình OMOI cũ và được áp
dụng chủ yếu cho các ngành công nghiệp chủ thể.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu về Mô hình trọng lượng kể trên, còn một
số công trình tiêu biểu khác như:
Angrist JC, Pischke J-S (2008) Mostly harmless econometrics: an
empiricist's companion (Kinh tế lượng học: Bạn đồng hành của những người
theo chủ nghĩa kinh nghiệm), Princeton University Press, Princeton Arkolakis
C, Costinot A, Andres Rodriguez-Clare A (2012) New Trade Models, Same Old
Gains?(Mô hình kinh doanh mới: Vẫn là những thành tựu cũ?), American;
Armington, PS (1969) A theory of demand for products distinguished by place
of production (Học thuyết về nhu cầu sản phẩm theo phân theo nơi sản xuất);
Baier SL, Bergstrand JH (2001) The growth of world trade: tariffs, transport
costs and income similarity (Tăng trưởng thương mại toàn cầu: Điểm tương
đồng giữa thuế quan, chi phí vận chuyển và thu nhập) J. Int.Econ; Baier SL,
Bergstrand JH (2004) Economic determinants of free trade agreements (Những
yếu tố kinh tế quyết định trong thoả thuận thương mại tự do). J. Int. Econ;
Baier SL, Bergstrand JH (2007) Do free trade agreements actually increase
members’ international trade? (Các thoả thuận thương mại tự do có thực sự
làm tăng lợi ích thương mại quốc tế của các nước thành viên?)J.Int. Econ;
Baier SL, Bergstrand JH (2009) Bonus vetus OLS: a simple method for


10

approximating international trade-cost effects using the gravity equation (Một
phương pháp đơn giản nhằm ước tính sơ bộ các tác động liên quan đến chi phí
thương mại quốc tế sử dụng mô hình lực hấp dẫn; Baldwin R, Taglioni D
(2006) Gravity for dummies and dummies for gravity equations, NBER
Working Paper; Bergstrand JH (1985) The gravity equation in international

trade: some microeconomic foundations and empir- ical evidence (Mô hình lực
hấp dẫn cân bằng trong thương mại quốc tế: Một số nền tảng kinh tế vi mô và
bằng chứng thực nghiệm ) Rev Econ Stat; Bernard, Andrew B., Jonathan Eaton,
J. Bradford Jensen, and Samuel S. Kortum, (2003) "Plants and Produc- tivity in
International Trade" (Các nhà máy và năng suất sản xuất trong thương mại
quốc tế), American Economic Review; Bernard A, Jensen JB, Redding S,
Schott P (2007) Firms in international trade (Các hãng trong thương mại quốc
tế). J of Econ...
 Nghiên cứu về xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam
Nghiên cứu của Adam McCarthy, 2013, “Vietnam: Economic Update
2013 and Prospects to 2020”, phân tích những thành tựu của nền kinh tế Việt
Nam trong quá trình hội nhập và dự báo triển vọng phát triển xuất khẩu nói
chung, hoạt động xuất khẩu nông sản nói riêng tới năm 2020.
Nghiên cứu về thị trường Việt Nam thuộc chương trình “The Export
Market Development Grants (EMDG) scheme” của chính phủ Australia (2011)
đã sử dụng mô hình trọng lượng để luận giải, phân tích sự thay đổi hình thái và
cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
Giai đoạn đầu gia nhập WTO cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam chưa
có những đột phá lớn. Tuy nhiên, sau một thời gian Việt Nam đã có khả năng
sản xuất ra các sản phẩm mới, độc đáo mở ra cơ hội xâm nhập vào thị trường
mới, thị trường “khó tính” như Mỹ, Nhật Bản, EU...


11

Trong bài viết “Trade Facilitation and Economic Development: A New Approach to
Quantifying the Impact”, (2013) The World Bank Economic Review, 2013 đã
phân tích những nhân tố tạo thuận lợi cho thương mại và thương mại ở khu vực
châu Á-Thái Bình Dương. Hiệu quả cảng biển, môi trường hải quan, môi trường
pháp lý, và thương mại điện tử được sử dụng để xây dựng các chỉ số để đo lường

dòng chảy thương mại. Mối quan hệ giữa các chỉ số và dòng chảy thương mại
được ước tính bằng cách sử dụng một mô hình hấp dẫn bao gồm thuế nhập khẩu
và các biến số tiêu chuẩn khác. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc tăng cường hiệu quả
cảng biển, những cải cách trong thủ tục hải quan và mở rộng sử dụng thương mại
điện tử có ảnh hưởng lớn và tích cực đối với dòng thương mại. Ngược lại, rào
cản pháp lý ngăn chặn thương mại.
The US- Vietnam Trade council, 2009, “Catalog of Legal Updates:
Vietnam Trade Policy Regime” đã phân tích chính sách thương mại nói chung và
chính sách phát triển xuất khẩu nói riêng của Việt Nam, so sánh mức độ phù hợp
với các cam kết của BTA và với các quy định của WTO.
Theo UNCTAD/UNDP (2014), The training of trainers Course on “Selected
Issues of the International Economic Agenda and Accession to TPP”, Hanoi,
Vietnam đã chỉ ra các xu hướng mới trong quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế hiện
nay. Đồng thời, phân tích những cơ hội và thách thức đối với các quốc gia đang
phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng khi tham gia TPP.
Tháng 5/2010, chương trình nghiên cứu “Assess the impact of economic
integration in ASEAN and APEC trade flows in the region” của trung tâm
Thương mại quốc tế ( ITC, WTO) đã áp dụng mô hình trọng lượng để tính toán
tiềm năng thương mại cho các nền kinh tế đang phát triển và các nền kinh tế
chuyển đổi. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, Việt Nam chỉ được đề cập đến với
tư cách là nước nhập khẩu chứ không phải nước xuất khẩu.
Tóm lại, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về thị trường xuất


12

khẩu hàng hóa dựa trên phân tích Mô hình trọng lượng và vai trò của phát triển thị
trường xuất khẩu đối với các nước đang phát triển. Tuy nhiên, chưa có công trình
nào liên quan đến phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của một nước, đặc
biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay.

1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển thị trường xuất khẩu các
mặt hàng chủ lực, Chính phủ đã phê duyệt quyết định 2471/QĐ - TTg ”Chiến
lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011- 2020, định hướng đến năm 2030”
với những nội dung chủ yếu là phát triển sản xuất để tăng nhanh xuất khẩu,
đồng thời đáp ứng nhu cầu trong nước; khai thác tốt lợi thế so sánh của nền
kinh tế, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh xuất nhập khẩu và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết việc làm
và tiến tới cân bằng cán cân thương mại. Đồng thời, xây dựng, củng cố các đối
tác hợp tác chiến lược để phát triển thị trường bền vững; kết hợp hài hòa lợi ích
trước mắt và lợi ích lâu dài của quốc gia, lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị đối ngoại, chủ động và độc lập tự chủ trong hội nhập kinh tế quốc tế. Bên cạnh
đó cần đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu. Tích cực và chủ động tham gia
vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; chú trọng xây dựng và phát
triển hàng hóa có giá trị gia tăng cao, có thương hiệu trên thị trường trong và
ngoài nước.
Trên cơ sở định hướng Chiến lược xuất khẩu của Nhà nước, các Bộ ngành
đã có những công trình nghiên cứu các khía cạnh khác nhau về phát triển thị
trường xuất khẩu hàng hoá nói chung và hàng nông sản như sau:
 Về phát triển thị trường xuất khẩu hàng hoá
- Đề tài khoa học cấp nhà nước, mã số KC.06.12/06-11, “Nghiên cứu các
giải pháp đồng bộ để phát triển thị trường xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp,


13

nông nghiệp chủ lực”, (2012) của Bộ Công thương. Nội dung nghiên cứu chính
của đề tài là:
Xây dựng cơ sở lý luận liên quan đến việc thực hiện các giải pháp đồng
bộ nhằm phát triển thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông, công nghiệp chủ
lực giai đoạn 2011-2020. Theo nội dung đề tài, sản phẩm chủ lực và sản phẩm

xuất khẩu chủ lực được xác định dựa trên vai trò quan trọng của nó đối với
nền kinh tế quốc dân, thể hiện thông qua 6 tiêu chí là khả năng đóng góp lớn
cho giá trị tăng thêm GDP; khả năng chiếm lĩnh thị trường nội địa hoặc thế
giới; sử dụng nhiều nguyên liệu trong nước với giá hợp lý để tăng khả năng
cạnh tranh; tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đạt giá trị tăng
thêm cao trên một đồng vốn tài sản lưu động và một đồng vốn tài sản cố định.
Trên cơ sở này các tác giả đã xác lập được 10 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam để phân tích, trong đó đối tượng nghiên cứu trọng tâm là các
mặt hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (dệt may, giày dép,
dầu thô, điện tử và linh kiện điện tử...), còn các các mặt hàng nông nghiệp
xuất khẩu chủ lực được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm thuỷ sản, chăn nuôi,
trồng trọt và lâm nghiệp.
Đề tài phân tích tác động của khoa học công nghệ, các rào cản của thị
trường xuất khẩu và hệ thống cơ chế chính sách kích thích phát triển sản xuất,
xuất khẩu đến hiệu quả sản xuất các sản phẩm công, nông nghiệp chủ lực.
Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế vĩ mô về mặt lượng
trong sản xuất hàng công, nông nghiệp chủ lực gồm: Đánh giá theo quan điểm
giá trị tăng thêm và tốc độ tăng trưởng; Đánh giá theo quan điểm chiếm lĩnh
thị trường nội địa; Đánh giá theo quan điểm sử dụng lao động trong nước;
Đánh giá theo quan điểm sử dụng vốn đầu tư phát triển; Đánh giá theo quan
điểm sử dụng tài nguyên và nguyên liệu trong nước; Đánh giá theo quan điểm
bảo vệ môi trường và đạt trình độ quốc tế; Đánh giá theo quan điểm nâng cao


14

thu nhập lao động và đánh giá theo quan điểm thiết yếu đối với sinh hoạt và
thiết yếu đối với sản xuất. Tuy nhiên, đề tài chưa đề cập tới các tiêu chí đánh
giá hiệu quả phát triển thị trường xuất khẩu hàng hoá.
Trong phần thực trạng công nghệ, năng lực sản xuất và xuất khẩu các sản

phẩm công, nông nghiệp chủ lực của Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2011
các tác giả chủ yếu phân tích năng lực sản xuất các sản phẩm công, nông
nghiệp và chỉ ra sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam không được tăng lên
tương xứng trong so sánh tương quan với thế giới; giai đoạn này Việt Nam
không đạt được mục tiêu đưa ra trong Đề án 546 (Quyết định số
546/2006/QĐ-TTg) về phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006-2010. Tuy nhiên,
đề tài chưa nghiên cứu về thực trạng thị trường xuất khẩu và các chính sách,
biện pháp được chính phủ, doanh nghiệp sử dụng để phát triển thị trường xuất
khẩu hàng hoá nói chung và hàng nông sản nói riêng giai đoạn 2001-2011.
Trên cơ sở thực trạng và triển vọng phát triển xuất khẩu hàng chủ lực
của Việt Nam trong thời gian tới, đề tài đã đưa ra lộ trình phát triển của ngành
nông nghiệp; công nghiệp khai khoáng; công nghiệp chế biến thực phẩm;
công nghiệp cơ khí; ngành hoá chất; công nghiệp ngành ô tô – xe máy; công
nghiệp thép- giấy- xi măng; công nghiệp đóng tàu; và công nghiệp cao sunhựa giai đoạn 2011-2020. Để thực hiện được lộ trình đã xác lập, các tác giả
đề xuất các kiến nghị và 2 nhóm giải pháp đồng bộ để phát triển thị trường
xuất khẩu các sản phẩm công, nông nghiệp chủ lực. Nhóm giải pháp đồng bộ
phát triển thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực bao gồm các biện pháp
đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá các ngành, các lĩnh vực
kinh tế của Việt Nam và hệ thống các giải pháp, chính sách thực hiện quy
hoạch. Nhóm giải pháp đồng bộ nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản
phẩm xuất khẩu chủ lực của nền kinh tế bao gồm xác định các sản phẩm chủ
lực và định kỳ hàng năm tiến hành đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm chủ


15

lực; nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm; và một số giải pháp vượt
qua các rào cản thương mại.
Như vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài khá rộng từ khâu sản xuất đến
khâu xuất khẩu của tất cả các sản phẩm chủ lực của cả ngành công nghiệp và

nông nghiệp. Nhóm tác giả chủ yếu nghiên cứu về khía cạnh sản xuất, ứng
dụng khoa học công nghệ của các các ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực
chứ chưa đi sâu nghiên cứu về vấn đề thị trường xuất khẩu các mặt hàng nói
chung và hàng nông sản nói riêng.
- Để xác định những định hướng lớn về chính sách phát triển thị trường
hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2010-2020, PGS.TS Nguyễn Văn
Nam (Viện Nghiên cứu thương mại, Bộ Công thương) đã tiến hành nghiên
cứu đề tài độc lập cấp nhà nước “Chính sách và giải pháp phát triển thị
trường hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2001-2010, tầm nhìn 2020”.
Trong phần cơ sở lý luận, tác giả đã phân tích tầm quan trọng của thị
trường trong chiến lược hướng về xuất khẩu của các nước đang phát triển.
Phát triển thị trường xuất khẩu trong giai đoạn 2010-2020 cần tiếp tục duy trì
chính sách đa thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu; mối quan hệ 2
chiều giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế cũng như giữa phạm
trù xuất khẩu và nhập khẩu trong chiến lược tăng trưởng xuất khẩu.
Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển thị trường xuất khẩu hàng
hoá của Việt Nam giai đoạn 2001-2011, tác giả đã đưa ra đánh giá tổng
quát chính sách và cơ chế quản lý của Nhà nước đối với hoạt động xuất
nhập khẩu; kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu và
chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất khẩu. Từ đó, tổng kết được 9 bài học
kinh nghiệm của Việt Nam trong quá trình phát triển thị trường xuất khẩu
hàng hoá thời gian qua.


16

Đề tài đưa ra dự báo về triển vọng xuất khẩu một số mặt hàng xuất khẩu
chính của Việt Nam (nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản; nhóm hàng công tiêu
nghiệp tiêu dùng; nhóm hàng vật liệu xây dựng; nhóm hàng dầu mỏ và các

khoáng sản kim loại; nhóm điện tử- tin học) và dự báo tiềm năng các thị
trường nhập khẩu của Việt Nam. Từ đó, tác giả đã xác định hệ thống các quan
điểm, mục tiêu, phương hướng, giải pháp và chính sách về phát triển thị
trường hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ giai đoạn tiếp theo đến năm
2020, các quan hệ quản lý và mô hình tổng thể về tổ chức quản lý sản xuất
kinh doanh, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Hai nhóm giải pháp chính
được đề tài đưa ra nhằm tiếp tục phát triển thị trường xuất khẩu hàng hoá là
tăng cường phát triển nguồn hàng và các giải pháp về thị trường xuất khẩu
Đề tài chủ yếu cung cấp những nghiên cứu về sự hình thành các quan
điểm, mục tiêu, phương hướng, các chính sách định hướng phát triển thị trường
hàng hoá xuất khẩu gắn với mô hình hướng về xuất khẩu; các chính sách nhằm
tạo lập môi trường vĩ mô và vi mô để tạo lập sự thuận lợi bình đẳng cho các
chủ thể tham gia vào hoạt động mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu. Tuy
nhiên, đề tài chưa nghiên cứu chiến lược sản phẩm – thị trường để đưa ra
những giải pháp phù hợp cho từng nhóm hàng xuất khẩu cụ thể.
- Đề tài khoa học của Bộ Công thương, mã số 54.11.RD/HĐ-KHCN,
“Nghiên cứu luận cứ khoa học xây dựng chiến lược phát triển thương mại của
Việt Nam thời kỳ 2011-2020”, (2012) đã cung cấp những luận cứ khoa học về
chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam nhằm đáp ứng định hướng
và mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.
Tổng quan một số lý luận trong xây dựng chiến lược phát triển thương
mại, đề tài đã phân định những khái niệm liên quan đến chiến lược phát triển
cũng như làm rõ những nội dung của chiến lược phát triển thương mại ở nước
ta, quy trình và tổ chức thực thi chiến lược thương mại. Vấn đề cốt lõi trong lý


17

luận về chiến lược thể hiện ở tính định hướng chung, định hướng lớn, đề ra các
mục tiêu (khái quát và cụ thể), quan điểm, phân tích bối cảnh phát triển và các

giải pháp thực thi chiến lược của chính sách thương mại.
Đề tài đã tổng kết, đánh giá tình hình xây dựng và thực hiện chiến lược
thương mại của Việt Nam thời kỳ 2001-2010, tập trung đánh giá tình hình xây
dựng và thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu và chiến lược đề án phát triển thị
trường nội địa. Trong thời kỳ thực thi chiến lược này, Việt Nam đã đạt được
những mục tiêu cơ bản, nhưng do tác động của bối cảnh trong nước và bối cảnh
quốc tế có nhiều diễn biến khó lường đã khiến cho một số mục tiêu và định
hướng của chiến lược không hoàn thành được trong thực tiễn.
Từ những phân tích và dự báo bối cảnh trong nước và quốc tế có tác
động tới quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển thương mại
của Việt Nam thời kỳ 2011-2020, đề tài đã xây dựng những mục tiêu tổng
quát và cụ thể; định hướng chung và định hướng cụ thể phát triển xuất, nhập
khẩu và thương mại nội địa gắn với bối cảnh và kịch bản phát triển. Tựu
trung, những định hướng lớn là tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá Việt
Nam có lợi thế so sánh; chú trọng nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của
hàng hoá; kiểm soát nhập khẩu, kìm chế nhập siêu và phấn đấu cân bằng
thương mại vào năm 2020; chuyển dịch cơ cấu thương mại hàng hoá và dịch
vụ theo hướng tăng tỷ trọng kim ngạch thương mại dịch vụ; gắn kết thị
trường trong nước va thị trường thế giới; phát triển thương mại bền vững và
giải quyết an sinh xã hội… Để thực hiện những định hướng trên, tác giả đã
kiến nghị các nhóm giải pháp chung; giải pháp phát triển xuất, nhập khẩu và
thương mại trong nước.
Đề tài cung cấp những tư liệu nghiên cứu về quy trình xây dựng, điều chỉnh và
thực thi chiến lược xuất nhập khẩu và thương mại trong nước gắn với những bối
cảnh cụ thể. Các tác giả chủ yếu nghiên cứu mô hình chiến lược phát triển cả


18

thương mại quốc tế gắn liền thương mại nội địa, chưa nghiên cứu sâu về các chính

sách phát triển thị trường xuất khẩu.
- Đề tài khoa học cấp nhà nước “Luận cứ khoa học cho xây dựng chính
sách xuất nhập khẩu bền vững của Việt Nam thời kỳ 2011-2020” (2013) của
PGS.TS. Lê Danh Đĩnh, Viện Nghiên cứu Thương mại chủ nhiệm đề tài. Đề tài
đưa ra các căn cứ khoa học cho xây dựng chính sách xuất, nhập khẩu bền vững
của Việt Nam. Đánh giá thực trạng xuất, nhập khẩu và các chính sách xuất,
nhập khẩu của Việt Nam thời kỳ 2001-2012 theo các tiêu chí phát triển bền
vững, từ đó đưa ra những định hướng phát triển và đề xuất giải pháp hoàn thiện
chính sách xuất nhập khẩu bền vững ở Việt Nam thời kỳ 2011-2020. Phạm vi
nghiên cứu của đề tài khá rộng cả về lĩnh vực xuất khẩu lẫn nhập khẩu của Việt
Nam, chưa có sự cụ thể hoá trong một số ngành hàng xuất nhập khẩu trọng
điểm có tỷ trong xuất khẩu cao, có tiềm năng giá trị gia tăng cao.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Nghiên cứu kinh nghiệm lựa chọn
sản phẩm và thị trường xuất khẩu hàng hoá của một số nước Đông Á trong tình
hình khủng hoảng kinh tế thế giới và đề xuất biện pháp áp dụng cho Việt Nam”,
mã số 10.13.RD/HĐ-KHCN của Bộ Công thương đã nghiên cứu những nội dung
chính sau:
Các tác giả làm rõ một số vấn đề lý luận về lựa chọn sản phẩm và thị trường
xuất khẩu hàng hoá trong tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới: Vai trò của việc lựa
chọn sản phẩm và thị trường xuất khẩu; Cơ sở lựa chọn sản phẩm và thị trường xuất
khẩu; và các chính sách lựa chọn sản phẩm và thị trường xuất khẩu trong tình hình
khủng hoảng kinh tế thế giới.
Đề tài tập trung phân tích kinh nghiệm lựa chọn thị trường và sản phẩm xuất
khẩu của một số nước Đông Á (Thái Lan, Trung Quốc và Nhật Bản) trong tình hình
khủng hoảng kinh tế thế giới ; và rút ra bài học thành công và chưa thành công trong
việc lựa chọn sản phẩm và thị trường xuất khẩu cho Việt Nam.


19


Phân tích và đánh giá thực trạng lựa chọn sản phẩm và thị trường xuất khẩu
của Việt Nam giai đoạn 2008-2012, chỉ rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn
chế và nguyên nhân.
Từ kết quả nghiên cứu kinh nghiệm lựa chọn sản phẩm và thị trường xuất
khẩu của Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan và thực trạng lựa chọn sản phẩm, thị
trường xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2008-2012, các tác giả đã tìm ra các bài học
có thể vận dụng cho Việt Nam trong việc lựa chọn sản phẩm và thị trường xuất khẩu
giai đoạn 2013-2020.
Đề tài đã cung cấp những nghiên cứu về cơ sở lý luận và bài học kinh
nghiệm của các nước trong khu vực Đông Á trong việc lựa chọn sản phẩm và
thị trường trong thời kỳ khủng hoảng. Tuy nhiên, các hàng hoá nghiên cứu
trong đề tài khá rộng từ các sản phẩm công nghiệp đến các sản phẩm dịch vụ,
nông nghiệp. Hơn nữa, trong bối cảnh mới hiện nay nền kinh tế thế giới đã và
đang từng bước phục hồi cùng với các hợp tác kinh tế quốc tế ngày càng sâu
rộng hơn cần các nghiên cứu về thị trường xuất khẩu cập nhật hơn, phù hợp
hơn với thực tiễn.
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước “Nghiên cứu, điều tra và
dự báo thị trường xuất khẩu cho một số chủng loại nông, lâm, thuỷ sản” , mã
số.06.13. NN do TS. Trần Công Sách (Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ
Công thương) chủ nhiệm đã tập chung điều tra thực trạng và dự báo thị
trường các nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản để xây dựng chiến lược và cung
cấp thông tin cho các doanh nghiệp mà không đi sâu nghiên cứu các giải
pháp vĩ mô nhằm phát triển thị trường cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu
chủ lực của Việt Nam.
- Trong đề án “Phát triển thị trường xuất khẩu giai đoạn 2007-2015” do
Bộ Công thương thực hiện có phân tích, đánh giá những yêu cầu của tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế đối với việc phát triển thị trường xuất khẩu hàng hoá


20


nói chung. Nội dung cơ bản của đề án là tập trung xây dựng một cơ chế quản
lý, điều hành xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá ổn định, lâu dài phù hợp với các
cam kết quốc tế.
 Nghiên cứu về hàng nông sản xuất khẩu
- Trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước “Tăng cường năng lực tham
gia của hàng nông sản vào chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện hiện nay ở Việt
Nam”, mã số KX.01.16/06-10 do PGS.TS Đinh Văn Thành làm chủ biên đề cập đến
những nội dung sau:
Phần lý luận làm rõ khái niệm và phân loại về chuỗi giá trị toàn cầu,
phương thức tham gia vào chuỗi giá trị hàng nông sản toàn cầu, đồng thời đưa
ra các tiêu chí xác định năng lực tham gia của các tác nhân kinh tế vào chuỗi
giá trị nông sản toàn cầu
Các tác giả đã phân tích thực trạng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu một
số nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là : Gạo, cà phê, chè, hạt tiêu, hạt
điều, hoa tươi, trái cây và thịt. Kết quả đạt được là nhìn chung các mặt hàng
nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đều có thể tham gia vào chuỗi giá trị
toàn cầu và hiện nay một số hàng nông sản của Việt Nam đã tạo ra những chuỗi
giá trị riêng biệt, tham gia được vào các khâu có giá trị gia tăng cao trong chuỗi
toàn cầu như chuỗi cà phê của Vinacafe, chuỗi thanh long Bình Thuận…Tuy
nhiên, năng lực nhận thức và tham gia vào chuỗi giá trị hàng nông sản toàn cầu
của các tác nhân trong nền kinh tế còn hạn chế dẫn đến các chuỗi giá trị của
Việt Nam có quy mô nhỏ và vị thế thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu, Việt Nam
chủ yếu tham gia vào khâu trồng trọt.
Trên cơ sở xu hướng phát triển của chuỗi giá trị nông sản toàn cầu và điều
kiện cụ thể của Việt Nam, các tác giả đã xây dựng quan điểm và định hướng
tăng cường năng lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu theo hướng ưu tiên chủ
yếu là: Phát triển các chuỗi giá trị riêng biệt đối với một số ngành hàng có thể



21

đi tắt, đón đầu không nhất thiết phải leo theo các nấc thang gia tăng của chuỗi;
Phát triển công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ; Nâng cao khả
năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn của thị trường quốc tế. Để tăng cường
năng lực tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của hàng nông sản, các tác giả đã
đề xuất nhóm giải pháp chung đối với toàn ngành hàng và các giải pháp đối với
các mặt hàng cụ thể.
Với nội dung tương tự, đề tài “Phát triển chuỗi cung ứng hàng nông sản
xuất khẩu chủ lực” (2015) do TS. Nguyễn Văn Long chủ biên cũng nghiên cứu
cơ sở lý luận và thực trạng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của một số hàng
nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Từ đó đưa ra những phương hướng,
chính sách và giải pháp nhằm tăng cường năng lực tham gia của hàng nông sản
Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Nhìn chung, cả hai công trình nghiên cứu kể trên đều đề cập chính sách
tiêu thụ sản phẩm và phát triển thị trường nông sản với vai trò là yếu tố cấu
thành năng lực tham gia của hàng nông sản Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn
cầu. Tuy nhiên, nội dung chính của đề tài nhấn mạnh những lý luận về chuỗi
giá trị toàn cầu và năng lực tham gia của hàng nông sản vào chuỗi này chứ
không phải các thị trường xuất khẩu.
- Theo quan điểm phát triển bền vững, đề tài khoa học và công nghệ cấp
bộ “Xuất khẩu bền vững hàng nông sản của Việt Nam trong bối cảnh gia nhập
tổ chức thương mại thế giới” mã số B2009.06.132 (2011) do TS. Ngô Thị
Tuyết Mai chủ nhiệm đã nghiên cứu những nội dung chính sau:
Đề tài đã nghiên cứu những lý luận chung về phát triển bền vững và xuất
khẩu bền vững, cốt lõi của các mô hình phát triển bền vững là sự kết hợp hài
hoà ba nhân tố chính là kinh tế, xã hội và môi trường. Trên cơ sở đó, tác giả
đưa ra các tiêu chí đánh giá mức độ xuất khẩu bền vững bao gồm các đánh giá
mức độ bền vững về mặt kinh tế (các chỉ số đo lường: Tốc độ tăng trưởng xuất



22

khẩu, tỷ lệ tăng trưởng kim ngạch nông sản xuất khẩu, tỷ trọng hàng nông
nghiệp qua chế biến…); Các tiêu chí đánh giá mức độ bền vững về mặt xã hội (
mức thu nhập bình quân đầu người trong nông nghiệp, hệ số GINI,…); các tiêu
chí đánh giá mức độ bền vững về môi trường ( mức độ ô nhiễm do sản xuất và
xuất khẩu nông sản gây ra, mức độ mở rộng diện tích nuôi trồng xuất khẩu và
diện tích rừng ngập mặn, tỷ trọng các doanh nghiệp có chứng chỉ về môi
trường…). Đồng thời, tác giả cũng nghiên cứu những bài học kinh nghiệm
thành công của các nước trong khu vực về phát triển xuất khẩu bền vững hàng
nông sản.
Phân tích và đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong
bối cảnh gia nhập WTO, đề tài chỉ ra tính bền vững trong hoạt động xuất khẩu hàng
nông sản của Việt Nam thời gian qua chưa rõ nét, chất lượng tăng trưởng xuất
khẩu chưa vững chắc, phát triển xuất khẩu còn chủ yếu dựa vào khai thác tài
nguyên thiên nhiên và gây suy thoái môi trường kinh tế và những nguyên nhân
dẫn đến những hạn chế kể trên.
Kết hợp giữa cơ sở lý luận và tình hình thực tiễn, tác giả đưa ra 5 quan
điểm xuất khẩu mang tính định hướng, từ đó đưa ra 3 nhóm giải pháp phát triển
xuất khẩu bền vững hàng nông sản Việt Nam là: Việt Nam cần phải xây dựng
mô hình tăng trưởng kinh tế phù hợp đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa tăng
trưởng xuất khẩu hàng nông sản và bền vững; đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa
tăng trưởng xuất khẩu với giải quyết các vấn đề xã hội; đảm bảo kết hợp hài
hoà giữa tăng trưởng kinh tê với bảo vệ môi trường sinh thái.
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là lý luận và thực tiễn về xuất
khẩu bền vững, phạm vi nghiên cứu hàng nông sản xuất khẩu được hiểu theo
nghĩa rộng bao gồm nhóm hàng nông sản, thuỷ sản và lâm sản. Về khía cạnh
phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam chỉ được đề cập
đến với vai trò là một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả xuất khẩu đối với



23

phát triển kinh tế.
-

Đề tài” Các giải pháp kinh tế nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản

của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” (2011) của Bộ Công
thương đã nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản về xuất khẩu
hàng nông sản, làm rõ sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản Việt
Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Trên cơ sở lý luận, đề tài đã phân tích và đánh giá một số cơ chế, chính
sách phát triển xuất khẩu hàng nông sản, những tác động của cơ chế này đến
sản xuất, xuất khẩu nông sản thời gian qua; tập trung đánh giá thực trạng về
xuất khẩu một số mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, cao su và hạt điều, chỉ rõ
những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế về cả cơ chế, chính sách cũng
như triển khai thực hiện.
Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, các tác giả đã đề xuất các quan điểm và
kiến nghị các giải pháp nhằm tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của
Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế.
-

Cuốn sách “Chính sách xuất khẩu nông sản của Việt Nam- Thực trạng

và giải pháp” do Trịnh Thị Ái Hoa biên soạn đã phân tích quá trình đổi mới và
thực trạng tác động của chính sách xuất khẩu nông sản Việt Nam trong quá
trình đổi mới; đề xuất giải pháp hoàn thiện các công cụ chính sách xuất khẩu
nông sản nhằm đạt được những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của hệ thống

chính sách này. Tuy nhiên, nội dung của cuốn sách tập trung phân tích các
chính sách xuất khẩu nông sản của Việt Nam trước thời điểm Việt Nam gia
nhập WTO nên các kết quả nghiên cứu không cập nhật trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế hiện nay của nước ta.
-

Cuốn sách “Marketing xuất khẩu” của Đỗ Đức Vinh biên soạn đã đề

cập đến việc lựa chọn và phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp,
trong đó nêu rõ sự lựa chọn một chính sách về mở rộng thị trường xuất khẩu là
yếu tố chiến lược, chủ chốt trong hoạt động xuất khẩu. Việc thâm nhập và phát


24

triển thị trường nước ngoài, bước đầu và đặt nền tảng lâu dài, thực hiện theo
những mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.
-

Cuốn sách “Nâng cao sức cạnh tranh một số mặt hàng nông s ản

xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ”
của Ngô thị Tuyết Mai đề cập đến khung lý luận chung về sức cạnh tranh
của hàng hoá và sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông
sản xuất khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Tác
giả đã phân tích về thực trạng sức cạnh tranh của một số mặt hàng nông
sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam (gạo, cao su, cà phê và hạt điều) để
từ đó đưa ra những đánh giá về kết quả đạt đươc, các hạn chế và nguyên
nhân dẫn đến hạn chế. Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn, tác giả đã đưa ra
những quan điểm cơ bản và một số giải pháp nhằm nâng cao tính cạnh

tranh của hàng nông sản xuất khẩu, trong đó chú trọng giải pháp nâng cao
chất lượng hàng nông sản xuất khẩu.
 Nghiên cứu về xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang các
thị trường riêng biệt
- Đề tài khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu thị trường nông sản của Trung
Quốc và khả năng xuất khẩu một số sản phẩm nông sản của Việt Nam ”,
mã số 26.11.RD/HD-KHCN (2011) do Hoàng Thị Vân Anh viện Nghiên
cứu Thương mại, Bộ Công thương làm chủ biên. Nội dung chính của đề
tài:
Tổng quan về thị trường hàng nông sản Trung Quốc, các tác giả đã
tập trung phân tích các xu hướng gần đây về sản xuất, tiêu thụ và thương
mại hàng nông sản, các kênh phân phối hàng nông sản nhập khẩu chủ yếu
của Trung Quốc. Khái quát các biện pháp chủ yếu ảnh hưởng đến thị
trường hàng nông sản Trung Quốc, đặc biệt là các biện pháp kiểm soát
hàng nông sản nhập khẩu như an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như một số
rào cản kỹ thuật của Trung Quốc đối với nhập khẩu nông sản.


25

Đề tài nghiên cứu thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam
sang thị trường Trung Quốc, trong đó tập trung vào phân tích năng lực
cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam với các sản phẩm sản xuất nội địa
và các đối thủ xuất khẩu khác trên thị trường Trung Quốc. Những đánh
giá về khả năng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam chủ yếu dựa trên
việc phân tích các yếu tố tác động đến cầu nhập khẩu hàng nông sản của
Trung Quốc.
Trên cơ sở lý luận và tình hình thực tiễn, các tác giả đã đề xuất nhóm
giải pháp chung và giải pháp đối với từng mặt hàng nông sản cụ thể nhằm
tăng cường xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc đạt

hiệu quả cao nhất
- Đề tài cấp bộ “Nghiên cứu đề xuất giải pháp tận dụng những ưu đãi
trong Hiệp định đối tác kinh tế Việt - Nhật (VJEPA) để đẩy mạnh xuất
khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản ” (2012) của Viện
Nghiên cứu Thương mại, Bộ Công thương nghiên cứu những nội dung
chính sau:

Đề tài đã làm rõ những ưu đãi trong Hiệp định đối tác kinh tế
Việt - Nhật (VJEPA): Những ưu đãi mà phía Việt Nam được hưởng và
những ưu đãi mà phía Nhật Bản được hưởng. Những ưu đãi mà mỗi nước
được hưởng trong Hiệp định bao gồm những ưu đãi về thuế quan và những
ưu đãi ngoài thuế.
Đánh giá thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường
Nhật Bản giai đoạn 2001-2011. Những kết quả đạt được: Kim ngạch xuất
khẩu nông sản không ngừng gia tăng; Cơ cấu hàng nông sản của Việt Nam
sang thị trường Nhật Bản dần được cải thiện theo chiều hướng tích cực,
gia tăng hàng chế biến và giảm dần xuất khẩu nguyên liệu thô. Tuy nhiên,
qui mô xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản còn
nhỏ bé so với tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam và nhu cầu nhập khẩu


×