Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Giáo án Âm nhạc lớp 3 HKI (CKTKN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.67 KB, 70 trang )

Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 3
Thứ ngày tháng 8 năm 20
Âm nhạc
Tiết 1 : Học hát : Bài Quốc ca Việt Nam (Lời 1 )
Nhạc và lời : Văn Cao
I / Mục tiêu, yêu cầu cần đạt :
- Biết hát theo giai điệu và lời 1.
- Có ý thức nghiêm trang khi chào cờ.
* Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Văn Cao.
II / Đồ dùng dạy học :
- GV : + Tranh ảnh về lễ chào cờ.
+ Máy cát sét, đĩa nhạc lớp 3
- HS : Tập bài hát lớp 3. Vở ghi bài
III / Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Học hát : Bài Quốc ca Việt Nam ( Lời 1)
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài hát .
- GT : Quốc ca là bài hát trong lễ chào cờ . Khi hát hoặc cử nhạc Quốc ca
phải đứng nghiêm trang và hướng nhìn Quốc kỳ …
- Giới thiệu hình ảnh Quốc kỳ và lễ chào cờ.
- GV mở đĩa nhạc cho HS nghe hát mẫu .( Hoặc GV hát mẫu cho HS nghe)
- HDHS đọc từng câu lời ca theo tiết tấu.
- GV giải thích từ khó :
+ “ Đường vinh quang xây xác quân thù” cách nói tượng trưng về lòng
quyết tâm chiến đấu đập tan mọi ý chí xâm lược của quân thù.
+ “ Sa trường” (từ cổ) : chiến trường.
- Cho HS luyện thanh.
- GV dạy từng câu theo lối móc xích đến hết bài .
( Các tiếng ngân 3 phách, GV đếm cho HS hát )
- HS hát lại cả bài.
- HS hát theo dãy bàn, tổ nhóm, cá nhân.
+ Cho nhận xét, tuyên dương.


* Hoạt động 2 :
- Cho HS TLCH :
+ Bài Quốc ca được hát khi nào ? Ai là tác giả bài Quốc ca ?
( HSTL : TLCH :
+ Bài Quốc ca được hát khi chào cờ sáng thứ hai hàng tuần, khi tổ chức các
buổi lễ ….
Giáo viên : Mai Thị Chung
1
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 3
Tác giả của bài Quốc ca là nhạc sĩ Văn Cao.)
+ Khi chào cờ và hát Quốc ca, chúng ta phải có thái độ như thế nào ?
( Chúng ta phải có thái độ trang nghiêm, không cười đùa, đứng nghiêm trang
và hướng nhìn về Quốc kỳ)
*Hoạt động cuối :
- GV mở nhạc cho HS hát Quốc ca ĐT 1 lần.
- Gọi số em hát tốt hát trước lớp theo tốp ca, đơn ca.
+ Cho nhận xét, tuyên dương.
- GV mở nhạc cho lớp hát ĐT 1 lần nữa.
- NHận xét tiết học.
- Dặn về nhà có băng đĩa nhạc bài Quốc ca mở nghe và hát theo.
Đọc trước lời 2 bài Quốc ca Việt Nam.
RÚT KINH NGHIỆM :
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Giáo viên : Mai Thị Chung
2
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 3
Thứ ngày tháng năm 20

Âm nhạc
Tiết 2 : HỌC HÁT BÀI : QUỐC CA VIỆT NAM ( Lời 2)
Nhạc và lời : Văn Cao
I / Mục tiêu, yêu cầu cần đạt :
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca (lời 2)
- Tập nghi thức chào cờ và hát Quốc ca.
* Biết hát đúng giai điệu
- GDHS có ý thức nghiêm trang khi chào cờ và hát Quốc ca.
II / Chuẩn bị :
- GV :+ Hát thuộc bài Quốc ca, thể hiện đúng tính chất của bài trang
nghiêm, hùng mạnh.
+ Giải thích từ khó : “ Lầm than”, “ Gông xích”, “ Căm hờn” : Hoàn
cảnh đen tối của xã hội trước cách mạng tháng Tám
+ Máy cát sét, đĩa nhạc có lời – không lời.
- HS : Tập bài hát lớp 3, vở ghi bài.
III / Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
Học hát : Bài Quốc ca Việt Nam ( lời 2 )
* Hoạt động 1 : Dạy hát
- Cho HS luyện thanh
- GV mở nhạc cho HS hát ĐT lời 1 của bài hát.
- GV HD đọc lời ca lời 2 .
- GV giải thích từ khó : “ Lầm than”, “ Gông xích”, “ Căm hờn” : Hoàn cảnh
đen tối của xã hội trước cách mạng tháng Tám.
- GVHD hát từng câu . HS thực hiện theo.
( Chỗ ngân nghỉ 3 phách ở cuối câu hát ( 2,3,4 ) GV đếm cho HS hát.)
- Cho HS hát lại cả lời 2.
- HS hát theo dãy bàn, tổ nhóm, cá nhân.
+ Cho nhận xét, tuyên dương.
- Cho HS hát lại lời 1 nối tiếp sang lời 2 rồi đồng thanh cả bài.
* Hoạt động cuối :

- Cho HS tập nghi thức đứng nghiêm chào cờ và hát Quốc ca cả bài , GV mở
nhạc cho HS hát theo.
- NHận xét tiết học
- Dặn dò về nhà học thuộc bài hát, hát theo giai điệu và đúng lời ca.
Giáo viên : Mai Thị Chung
3
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 3
* Hát đúng giai điệu của bài Quốc ca Việt Nam.
Có băng đĩa nhạc bài Quốc ca Việt Nam mở nghe và hát theo.

RÚT KINH NGHIỆM :
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Giáo viên : Mai Thị Chung
4
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 3
Thứ ngày tháng năm 20
Âm nhạc
Tiết 3 : HỌC BÀI HÁT : BÀI CA ĐI HỌC ( Lời 1)
Nhạc và lời : Phan Trần Bảng
I / Mục tiêu, yêu cầu cần đạt :
- Biết hát theo giai điệu và lời 1.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
* Biết gõ đệm theo phách.
- GDHS gắn bó tình cảm với mái trường, kính trọng thầy cô giáo và yêu quý
bạn bè.
II / Đồ dùng dạy học :
- GV : + Thanh phách, song loan, trống nhỏ, mõ.
+Tranh minh họa bài hát. Bảng phụ chép lời ca.

+Máy cát sét, đĩa nhạc có lời – không lời.
- HS : Tập bài hát lớp 3, vở ghi bài.
III / Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Học hát : Bài Bài ca đi học.
* Hoạt động 1 : Giới thiệu tác phẩm, tác giả, dạy hát .
- Treo tranh minh họa và hỏi, HSTL .
- Ghi tựa bài . HS nhắc lại tựa bài.
- GV mở nhạc cho HS nghe hát mẫu. ( Hoặc GV hát mẫu cho HS nghe)
- HDHS đọc từng câu theo tiết tấu lời ca.
- HS đọc trơn ĐT cả bài 1 lần.
- Cho HS luyện thanh.
- GV dạy từng câu theo lối móc xích đến hết lời 1. HS hát theo HD.
- HS hát lại cả lời 1 theo ĐT, dãy bàn, tổ nhóm, cá nhân.
+ Nhận xét, tuyên dương.
- GV hát câu 1 và câu 3 để HS nhận ra sự giống nhau trong giai điệu của
hai câu hát.
- Cho HS hát kết hợp vỗ tay ( gõ) đệm theo tiết tấu để HS nhận ra sự
giống nhau về tiết tấu của 4 câu hát.
* Hoạt động 2 : HDHS hát kết hợp vỗ tay (gõ) đệm theo :
Bình minh dâng lên ánh trên giọt sương lonh lanh …
+ Tiết tấu : x x x x x x x x x x
+ Phách : x x x x x x xx
+ Nhịp : x x x x
Giáo viên : Mai Thị Chung
5
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 3

- HS hát theo ĐT, dãy bàn, tổ nhóm, cá nhân.
+ Cho nhận xét, tuyên dương.
* Trò chơi âm nhạc : HS thực hiện chơi theo sự HD của GV.

* Hoạt động cuối :
- Gọi HS hát tốt lên hát trước lớp theo tốp ca, đơn ca.
- GDHS : Qua lời bài hát tác giả muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì ?
( Chúng ta phải chăm ngoan, học giỏi, kính yệu thầy cô giáo, yêu quý bạn
bè, …)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà học thuộc lời 1 của bài hát, hát theo giai điệu của bài. Hát
kết hợp gõ đệm theo 3 cách đã học .
Chuẩn bị một vài động tác vận động phụ họa cho bài hát ở tiết sau.
RÚT KINH NGHIỆM :
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Giáo viên : Mai Thị Chung
6
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 3
Thứ ngày tháng năm 20
Âm nhạc
Tiết 4 : HỌC HÁT : BÀI CA ĐI HỌC ( Lời 2)
Nhạc và lời : Phan Trần Bảng
I / Mục tiêu, yêu cầu cần đạt :
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát
* Biết hát đúng giai điệu
* Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
II / Chuẩn bị :
- Hát chuẩn xác và truyền cảm
- Một số động tác vẫn động phụ họa
- Nhạc cụ gõ : Thanh phách, song loan, trống nhỏ, mõ.
- Máy cát sét, đĩa hát nhạc lớp 3

III / Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
Học hát : Bài Bài ca đi học
* Hoạt động 1 : Dạy hát lời 2, ôn luyện cả bài.
- GV mở đĩa hát nhạc cho HS nghe hát mẫu.( Hoặc GV hát mẫu)
- HD HS đọc lời 2 từng câu theo tiết tấu.
- Cho HS luyện thanh.
- Cho HS hát lại lời 1 .theo ĐT, dãy bàn, tổ nhóm, cá nhân.
+ Cho nhận xét, tuyên dương.
- Bắt nhịp từng câu cho HS hát lời 2.
- Cho HS hát lại đồng thanh cả bài.
- Chia lớp làm 2 nhóm hát : Hát luân phiên nhau :
+ Nhóm 1 hát lời 1
+ Nhóm 2 hát lời 2
- Cho HS vừa hát vừa gõ đệm theo .
* Hoạt động 2 :
- HDHS hát kết hợp vận động phụ họa : ( Động tác vận động phụ họa
thích hợp với tính chất hành khúc của bài
- Từng nhóm 5,6 em tập biểu diễn trước lớp.
+ Cho nhận xét, tuyên dương.
* Trò chơi âm nhạc : Thực hiện chơi theo sự HD của GV.
Giáo viên : Mai Thị Chung
7
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 3
* Hoạt động cuối :
- Muốn được bạn bè yêu mến chúng ta cần phải làm gì ?( HSTL)
- GV mở đĩa nhạc cho HS hát lại cả bài 1 lần.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà hát thộc 2 lời bài hát. Hát theo giai điệu và hát đúng giai
điệu của bài hát
* Hát kết hợp gõ đệm hoặc vận động phụ họa theo bài hát.


RÚT KINH NGHIỆM :
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

Giáo viên : Mai Thị Chung
8
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 3
Thứ ngày tháng năm 20
Âm nhạc
Tiết 5 : HỌC HÁT : BÀI ĐẾM SAO
Nhạc và lời : Văn Chung
I/ Mục tiêu, yêu cầu cần đạt :
- Biết hát theo giai điệu và lời ca
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
* Biết gõ đệm theo phách.
II/ Chuẩn bị :
- Tranh minh họa cho bài hát.
- Nhạc cụ gõ : Thanh phách, song loan, trống nhỏ, mõ.
- Máy cát sét, đĩa hát nhạc lớp 3.
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
Học hát : Bài Đếm sao.
* Hoạt động 1 : Giới thiệu tác phẩm, tác giả, dạy hát.
- Treo tranh và hỏi. HSTL câu hỏi.
- Giới thiệu bài : Bầu trời cao vời vợi cho chúng ta ước mơ bay bổng
vào không gian, tới những hành tinhxa tít. Trong đêm hè gió mát, được
ngắm nhìn bầu trời đầy sao, mỗi người đều có những cảm xúc thật dễ
chịu.

Dựa theo trò chơi của trẻ em trong dân gian, nhạc sĩ Văn Chung đã viết
bài hát Đếm sao. Bài hát các em học là đoạn trích trong bài hát này, bài
hát Đếm sao có giai điệu du dương, lời ca giản dị, trong sáng như bức
tranh vẽ nên cuộc sống thanh bình với những ước mơ cao đẹp.
- Ghi tựa bài, HS nhắc lại tựa bài.
- GV mở đĩa nhạc cho HS nghe hát mẫu. Hoặc GV hát mẫu cho HS
nghe.
- HD HS đọc từng câu theo tiết tấu lời ca.
- Cho HS luyện thanh.
- Dạy hát từng câu theo lối móc xích đến hết bài.( Cuối câu ngân 2,3
phách , GV đếm cho HS hát )
- Cho HS hát lại cả bài theo ĐT, dãy bàn, tổ nhóm, cá nhân.
- Cho nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 2 :
- HD hát vỗ tay theo nhịp 3 / 4 :
Giáo viên : Mai Thị Chung
9
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 3
Một ông sao sáng, hai ông sáng sao. Ba ông sao sáng, sáng chiếu muôn…
x x x x x x x
- HS hát biểu diễn trước lớp theo tốp ca, đơn ca.
+ Cho nhận xét, tuyên dương.
* Trò chơi âm nhạc : Thực hiện chơi theo sự HD của GV.
* Hoạt động cuối :
- GDHS
- GV mở nhạc cho HS hát ĐT 1 lần kết hợp vận động tại chỗ.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà có băng đĩa hát nhạc lớp 3 mở nghe và hát múa theo. Hoặc
kết hợp hát vỗ tay ( Gõ) đệm theo bài hát. Tập hát kết hợp tìm một vài
động tác minh họa cho bài hát .


RÚT KINH NGHIỆM :
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………….
Giáo viên : Mai Thị Chung
10
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 3
Thứ ngày tháng năm 20
Âm nhạc
Tiết 6 : - Ôn tập bài hát Đếm sao
- Trò chơi âm nhạc
I/ Mục tiêu, yêu cầu cần đạt :
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca
- Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa
* Biết gõ đệm theo nhịp
* Biết chơi trò chơi âm nhạc
II/ Chuẩn bị :
- Nhạc cụ gõ : Thanh phách, song loan, trống nhỏ, mõ.
- Máy cát sét, đĩa hát nhạc lớp 3 .
- Mũ gắn hình ngôi sao.
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
- Ôn tập bài hát
- Trò chơi âm nhạc
* Hoạt động 1 : Ôn tập bài hát : Đếm sao
- GV mở nhạc cho HS nghe lại bài hát .
- Cho HS đọc lại tiết tấu lời ca của bài.
- Cho HS luyện thanh.

- GV mở nhạc cho HS hát ĐT 1 lần
- Cho HS vừa hát vừa gõ đệm theo nhịp 3 từng nhóm, cá nhân.
- Cho HS hát biểu diễn trước lớp theo nhóm
- Cho nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 2 : Trò chơi âm nhạc :
+ Đếm sao :
- HDHS nói theo tiết tấu, đếm từ 1 đến 10 ông sao :
3 / 4 :
Một ông sao sáng , hai ông sáng sao.
Ba ông sao sáng, bốn ông sáng sao…
Chín ông sao sáng, mười ông sáng sao
- Đếm theo dãy bàn, luân phiên từng câu một.
* TRò chơi âm nhạc :
Giáo viên : Mai Thị Chung
11
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 3
Lần 1 : Lần 1 hát lời ca. Lần 2 hát các nguyên âm A, I, U O theo giai
điệu bài hát : Đếm sao .
* Hoạt động cuối :
- Mở nhạc cho lớp hát ĐT 1 lần.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà có băng đĩa hát nhạc lớp 3 mở nghe và hát kết hợp vỗ tay
hoặc hát kết hợp vận động phụ họa .
RÚT KINH NGHIỆM :
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Giáo viên : Mai Thị Chung
12
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 3

Thứ ngày tháng năm 20
Âm nhạc
Tiết 7 : HỌC HÁT BÀI : GÀ GÁY
Dân ca Cống
Lời mới : Huy Trân
I/ Mục tiêu, yêu cầu cần đạt :
- Biết đây là bài dân ca
- Biết hát theo giai điệu và lời ca
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
* Biết đây là bài dân ca của dân tộc Cống ở tỉnh Lai Châu
* Biết gõ đệm theo phách , theo nhịp.
- Giáo dục HD lòng yêu quý và thích hát dân ca
II/ Chuẩn bị :
- Tranh minh họa . Bản đồ Việt Nam để xác định vị trí tỉnh Lai Châu
- Máy nghe, đĩa hát nhạc lớp 3 .
- Nhạc cụ gõ : Thanh phách, song loan, trống nhỏ, mõ.
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
Học hát : Bài Gà gáy
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài hát, dạy hát.
- Treo tranh và hỏi. HS xem tranh và TLCH
- GV : Buổi sáng ở miền núi thật đẹp. Sương sớm dần tan trên những
mái nhà sàn. Đỉnh núi xanh xanh ở phía xa hửng lên trong sắc vàng của nắng
sớm. Khắp bản làng vang lên tiếng gà gáy. Tiếng gà gọi mặt trời thức dậy và
gọi dân bản đi làm nương.
Nội dung bài Gà gáy, một bài dân ca của dân tộc Cống ở tỉnh Lai Châu,
gợi cho chúng ta thấy những nét phác họa của vẻ đẹp thiên nhiên , về một
cuộc sống thanh bình và lòng yêu lao động của người dân nơi đây.
- Ghi tựa bài. HS nhắc lại tựa bài.
- Treo bản đồ giới thiệu vị trí tỉnh Lai Châu.
- GV mở máy cho HS nghe bài hát mẫu hoặc nghe GV trình bày bài hát

- HDHS đọc từng câu lời ca theo tiết tấu. HS thực hiện theo
- GV giải thích : Tiếng gà gáy ở mỗi nơi được người dân ở đó miêu tả
bằng âm thanh khác nhau. Có nơi dùng “Cúc cu”, nơi khác lại là “ Ò ó o”.
Đồng bào Cống ở Lai Châu lại dùng từ “Te le”để miêu tả tiếng gà gáy.Từ
“Le te” gợi cho ta cảm giác như là tiếng gáy vang lên từ phía rất xa của chú
gà trống choai dậy sớm, đang chào mừng một ngày mới bắt đầu.
Giáo viên : Mai Thị Chung
13
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 3
- Cho HS luyện thanh
- GV dạy hát từng câu theo lối móc xích đến hết bài. HS thực hiện theo.
- Cho HS hát ĐT lại cả bài
- HS luyện hát theo cách hát lĩnh xướng và đối đáp :
- GV phân công : hát lĩnh xướng :
+Câu 1, 3 : Một em hát lĩnh xướng
+ Câu 2,4 : Cả lớp hòa giọng
- Hát đối đáp :
+ Mỗi nửa lớp hát câu 1,3 – 2, 4 rồi luân phiên nhau .
- GV cho cả lớp hát ĐT cả bài :
* Hoạt động 2 : HDHS hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo :
2/4 : ! ! ! ! ! ! ! ! ! ! ! ! ! ! !
Con gà gáy le te le sáng rồi ai ơi ……
Phách : x x x x x x xx
Nhịp : x x x x
- Cho HS luyện hát theo nhóm cá nhân.
+ Cho nhận xét, tuyên dương.
* Trò chơi âm nhạc : HS thực hiện theo HD
* Hoạt động cuối :
- GV mở nhạc , cho HS hát ĐT cả bài 1 lần.
- HS hát biểu diễn trước lớp theo tốp ca, đơn ca.

+ Cho nhận xét, tuyên dương.
- GVGDHS : Mỗi một vùng miền đều có làn điệu dân ca riêng. Như dân
ca Cống Lai Châu, dân ca Ba-na Tây Nguyên, dân ca Tây Ninh, Dân ca Nam
Bộ, Dân ca BắcBộ, dân ca Quan họ …Chúng ta yêu quý, giữ gìn các làn
điệu dân ca bằng cách thích hát và hát thật hay các bài hát dân ca.
- Nhận xét tiết học
- Về nhà có băng đĩa nhạc lớp 3 mở nghe và múa hát theo
- Chuẩn bị trước một vài động tác vận động phụ họa cho tiết Ôn tập bài
hát Gà gáy .
RÚT KINH NGHIỆM :
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
Giáo viên : Mai Thị Chung
14
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 3
Thứ ngày tháng năm 20
Âm nhạc
Tiết 8 : ÔN TẬP BÀI HÁT GÀ GÁY
Dân ca Cống
Lời mới : Huy Trân
I/ Mục tiêu, yêu cầu cần đạt :
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
* Tập biểu diễn bài hát.
II/ Chuẩn bị :
- Nhạc cụ gõ: Thanh phách, song loan, trống nhỏ, mõ.
- Một số động tác vận động phụ họa.
- Máy nghe, đĩa hát nhạc lớp 3.

III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
Ôn tập bài hát : Gà gáy
* Hoạt động 1 : Ôn tập bài hát
- Cho HS khởi động giọng.
- Cho HS đọc lại lời ca vài lần .
- GV mở nhạc cho HS ôn hát theo ĐT, dãy bàn, tổ nhóm, cá nhân, kết
hợp gõ đệm theo phách, nhịp.
+ Cho nhận xét, sửa sai .Tuyên dương .
* Hoạt động 2 : HD hát kết hợp vận động
- GV HD HS thực hiện theo :
+ Động tác 1 : Hai câu hát đầu :
“Con gà gáy le té le sáng rồi ai ơi
Gà gáy té le té le sáng rồi ai ơi”
Đưa 2 tay lên miệng thành hình loa, đầu ngẩng cao, chân nhún nhịp nhàng.
+ Động tác 2 : Đi lên nương :
“ Nắng sáng lên rồi dậy lên nương đã sáng rồi ai ơi
Rừng và nương xanh đã sáng rồi ai ơi !”
Đưa 2 tay lên cao rồi thả dần xuống, chân nhún nhịp nhàng .
- GV chỉ định từng tổ đứng tại chỗ trình bày. HS thực hiện .
- GV cho HS trình bày trước lớp theo tốp ca, song ca, đơn ca.
+ Cho nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 3 : Nghe hát
Giáo viên : Mai Thị Chung
15
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 3
- GV giới thiệu bài : Inh Lả ơi là một bài dân ca Thái (Tây Bắc), một
dân tộc ít người sống ở vùng núi phía Bắc nước ta
- GV hát, HS lắng nghe bài Inh Lả ơi .
+ Em nghe xong bài Inh Lả ơi , và thấy bài hát có nhịp điệu thế nào,
nhanh hay chậm, vui tươi sôi nổi hay êm dịu nhẹ nhàng ?

+ Nội dung bài hát nói về điều gì ? Em nghe giai điệu có hay không ?
- GV chốt lại nội dung của bài hát .
- GV hát lại lần 2 cho HS nghe (Nếu còn thời gian)
* Hoạt động cuối :
- Hỏi lại bài. HSTL.
- GV mở nhạc cho HS hát lại bài ĐT 1 lần (Nếu còn thời gian)
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà hát thuộc lời ca kết hợp vỗ tay (gõ) đệm theo bài hát theo các
cách đã học, hoặc hát kết hợp múa phụ họa theo bài hát .
RÚT KINH NGHIỆM :
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Giáo viên : Mai Thị Chung
16
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 3
Thứ ngày tháng năm 20
Âm nhạc
Tiết 9 : Ôn tập 3 bài hát : Bài ca đi học, Đếm sao, Gà gáy.
I/ Mục tiêu, yêu cầu cần đạt :
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 3 bài hát.
- Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát
- Tập biểu diễn bài hát.
* Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca của 3 bài hát.
* Biết gõ đệm theo tiết tấu lời ca, theo phách, theo nhịp.
II/ Chuẩn bị :
- Tranh ảnh minh họa cho các bài hát.
- Nhạc cụ gõ : Thanh phách, song loan, trống nhỏ, mõ.

- Máy nghe, đĩa hát nhạc lớp 3.
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
Ôn tập 3 bài hát : Bài ca đi học, Đếm sao, Gà gáy .
* Hoạt động 1 : Ôn tập bài hát : Bài ca đi học.
- GV treo tranh và hỏi . HS xem tranh TLCH.
+ Bài hát nói lên điều gì ? Nêu tên tác giả bài hát ?
( Bài hát thể hiện niềm vui hân hoan khi được đến trường của các bạn
nhỏ . Bài hát Bài ca đi học là của nhạc sĩ Phan Trần Bảng)
- GV cho HS luyện thanh
- GV mở nhạc cho HS luyện hát theo ĐT, dãy bàn, tổ nhóm, cá nhân.
+ Cho nhận xét, tuyên dương.
- HS hát kết hợp vận động phụ họa .
- HS hát biểu diễn trước lớp theo tốp ca, đơn ca.
+ Cho nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 2 : Ôn tập bài hát : Đếm sao.
- Cho HS nghe giai điệu bài hát để đoán tên bài hát và nêu tên tác giả ?
( Bài hát Đếm sao của nhạc sĩ Văn Chung)
- Cho HS ôn lại bài hát theo HD của GV :
+ Hát ĐT kết hợp gõ đệm theo nhịp 3/4
+ Hát nối tiếp theo nhómkết hợp vỗ tay (gõ) đệm theo phách
- Trò chơi kết hợp bài hát :
+ GV cho HS tập đếm phách của nhịp 3/4 :
HS đếm : 1-2-3 , 1-2 -3 đếm liên tục và đều đặn .
Giáo viên : Mai Thị Chung
17
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 3
Đếm 1 , HS tự vỗ tay 1 cái, đếm 2-3, đưa tay phải ra trước chạm vào tay
phải của người đối diện 2 cái .
- HS nghe HD và thực hiện đếm phách của nhịp 3/4 kết hợp thao tác vỗ
tay thật đều đặn. Từng đôi bạn quay vào nhau, cả lớp cùng đếm đồng thanh

1-2-3 nhịp nhàng . Bàn tay phải chạm vào tay phải người đối diện , lần lượt
tay phải rồi tay trái theo HD.
- Cho lớp chia 2 nhóm : 1 nhóm hát, 1 nhóm thể hiện trò chơi, miệng
nhẩm 1-2-3 . Sau đó đổi bên luân phiên nhau.
- Khi HS quen với cách chơi, thực hiện vừa hát, vừa vỗ tay chéo nhau
như lúc GVHD.
* Hoạt động 3 : Ôn tập bài hát : Gà gáy .
- Cho HS xem tranh kết hợp nghe giai điệu để nhận biết tên bài hát,
xuất xứ của bài hát .
- HDHS ôn hát theo hình thức hát nối tiếp theo dãy , tổ nhóm .
(3 nhóm, mỗi nhóm hát 1 câu. Câu 4 cả lớp hát hòa giọng, hát kết hợp
vỗ tay (gõ) đệm theo nhịp, phách của bài hát )
- Cho cả lớp đứng hát kết hợp vận động phụ họa một cách nhẹ nhàng
* Hoạt động cuối :
- HS nhắc lại tên bài hát, tác giả 3 bài hát vừa ôn .
- Cho HS mỗi nhóm tự chọn 1 trong 3 bài hát vừa ôn để hát biểu diễn
trước lớp.
+ Cho nhận xét, tuyên dương
- Nhận xét tiết học
- Về nhà hát thuộc 3 bài vừa ôn kết hợp các hoạt động phụ họa cho bài
hát .
RÚT KINH NGHIỆM :
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………….

Giáo viên : Mai Thị Chung
18

Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 3
Thứ ngày tháng năm 20
Âm nhạc
Tiết 10 : Học hát : Bài Lớp chúng ta đoàn kết
Nhạc và lời : Mộng Lân
I/ Mục tiêu, yêu cầu cần đạt :
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát .
* Biết gõ đệm theo nhịp, theo tiết tấu lời ca.
- Giáo dục HS tinh thần đoàn kết , thương yêu giúp đỡ bạn bè.
II/ Chuẩn bị :
- Máy nghe, đĩa hát nhạc lớp 3.
- Nhạc cụ gõ : Thanh phách, song loan, trống nhỏ, mõ.
- Tranh minh họa cho bài hát .
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
Học hát : Bài Lớp chúng ta đoàn kết
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài hát, dạy hát :
- Treo tranh, HS quan sát tranh và TLCH.
-GV : Mỗi ngày đến trường là một ngày vui, bởi vì đến trường chúng ta
được gặp gỡ bạn bèvà thầy cô giáo, được học biết bao điều hay.Để có tình
bạn thân ái, trong sáng, mỗi người trong chúng ta phải biết đoàn kết, thương
yêu giúp đỡ nhau trong học tậpvà trong cuộc sống . Đó là nội dung của bài
hát Lớp chúng ta đoàn kết , nhạc và lời của nhạc sĩ Mộng Lân .Đây là bài hát
quen thuộc của nhiều lớp HS Việt Nam .
- GV ghi tựa .HS nhắc lại tựa bài.
- GV mở nhạc cho HS nghe hát mẫu hoặc GV hát mẫu cho HS nghe.
- HDHS đọc lời ca. HS thực hiện theo.
+ Trong bài có từ “Keo sơn” em nào có thể giải thích ý của từ này ?
- HS không thực hiện được thì GV giải thích : “Keo sơn” chỉ sự gắn bó
rất thân thích .

- HS thực hiện luyện thanh .
- GV dạy hát từng câu theo lối móc xích đến hết bài . HS thực hiện
theo .
- Cho cả lớp hát lại cả bài
- HS luyện hát theo dãy bàn, tổ nhóm, cá nhân.
+ Cho nhận xét, tuyên dương.
Giáo viên : Mai Thị Chung
19
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 3

- GVHD cách hát lĩnh xướng :
+Một em hát từ câu 1 – 4
+ Câu 5 – 8 : Cả lớp hòa giọng
- Mỗi tổ trình bày cách hát lĩnh xướng . GV cử 1 em lĩnh xướng .
- HS hát nối tiếp : Mỗi tổ nhóm hát 2 câu .
- HS hát lối đối đáp theo hai dãy bàn, mỗi dãy hát 1 câu .Hai câu cuối
cả lớp hòa giọng kết bài .
- Cho HS trình bày bài hát hoàn chỉnh :
+ Lần 1 hát đối đáp, lần 2 hát có lĩnh xướng
+ 2 câu cuối bài kết thúc hát 2 lần .
* Hoạt động 2 : HD hát kết hợp vỗ tay (gõ) đệm theo :
2/4 : ! ! ! ! ! ! ! ! ! ! ! ! ! ! ! ! ! !

Lớp chúng mình rất rất vui, anh em ta chan hòa tình thân…
Tiết tấu: x x x x x x x x x x x x x …
Nhịp : x x x x …
- HS thực hiện hát ĐT, tổ nhóm, cá nhân .
+ Cho nhận xét, tuyên dương.
* Trò chơi âm nhạc : GV gõ tiết tấu 4 câu hát trong bài và y/c HS nghe hát
thầm và hỏi :

+ Em có nhận xét gì về tiết tấu của 4 câu hát ?
( HSTL : 4 câu hát cách gõ giống nhau)
* Hoạt động cuối :
+ Qua lời bài hát tác giả muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì ?
( HSTL : Đoàn kết , thương yêu giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ …)
- HS xung phong hát trước lớp theo tốp ca, đơn ca .
+ Cho nhận xét, tuyên dương.
- Mở nhạc cho HS cả lớp hát ĐT 1 lần .
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà có băng đĩa hát nhạc lớp 3 mở nghe và hát theo .
Hát kết hợp vỗ tay(gõ) đệm theo tiết tấu, theo nhịp .
Tự tìm một vài động tác vận động phụ họa cho bài hát ở tiết sau ôn tập .
RÚT KINH NGHIỆM :
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
Giáo viên : Mai Thị Chung
20
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 3
Thứ ngày tháng năm 20
Âm nhạc
Tiết 11 : Ôn tập bài hát Lớp chúng ta đoàn kết
Nhạc và lời : Mộng Lân.
I/ Mục tiêu, yêu cầu cần đạt :
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa
- Tập biểu diễn bài hát .
- Kết hợp các hoạt động.
- Giáo dục HS say mê hát nhạc
II/ Chuẩn bị :

- Máy nghe, đĩa hát nhạc lớp 3.
- Nhạc cụ gõ : Thanh phách, song loan, trống nhỏ, mõ.
- Một vài động tác vận động phụ họa.
- Tập lại bài hát : Hoa lá mùa xuân( lớp 2)
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
Ôn tập bài hát : Lớp chúng ta đoàn kết.
* Hoạt động 1 : Ôn tập bài hát Lớp chúng ta đoàn kết .
- HS thực hiện luyện thanh.
- Cho HS đọc lại lời ca bài hát vài lần.
- GV mở nhạc cho HS hát lại bài hát ĐT 1 lần
- HS luyện hát theo dãy bàn, nhóm, cá nhân.
+ Cho nhận xét, tuyên dương.
(- Hát đối đáp theo dãy bàn - Trình bày hát kết hợp gõ đệm : Câu hát 1,
2 gõ đệm theo phách , câu 3, 4 gõ đệm theo tiết tấu lời ca)
* Hoạt động 2 :
- Cho HS ôn lại bài Hoa lá mùa xuân (lớp 2)
- GV hát và gõ tiết tấu sau và hỏi Đây là bài hát nào ?:
2/4……………………………………………………………………………
+ Lớp chúng mình rất rất vui anh em ta chan hòa tình thân…
+ Tôi là lá tôi là hoa tôi là hoa lá hoa mùa xuân…
- HSTL : Bài “Lớp chúng ta đoàn kết” hoặc bài “Hoa lá mùa xuân” đều
đúng
+ Ch nhận xét, tuyên dương.
Giáo viên : Mai Thị Chung
21
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 3
* Hoạt động 3 :
- Cho HS tập biểu diễn bài hát trước lớp theo nhóm kết hợp gõ đệm
theo nhịp .
+ Cho nhận xét, tuyên dương.

* Trò chơi âm nhạc : Lồng ghép bài hát : “Hoa điểm mười” nhạc và lời của
Vũ Hoàng- Trần Thanh Quang.
* Hoạt động cuối :
- GV mở nhạc cho HS hát lại bài hát 1 lần và kết hợp vận động tại chỗ.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà hát và tập biểu diễn bài hát vừa ôn .
RÚT KINH NGHIỆM :
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….
Giáo viên : Mai Thị Chung
22
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 3
Thứ ngày tháng năm 20
Âm nhạc
Tiết 12 : Học hát : Bài Con chim non
Nhạc Pháp
I/ Mục tiêu, yêu cầu cần đạt :
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát .
+ Biết gõ đệm theo nhịp
+ Biết đây là bài dân ca của nước Pháp.
- Giáo dục HS thích hát dân ca.
II/ Chuẩn bị :
- Máy nghe, đĩa hát nhạc lớp 3.
- Nhạc cụ gõ : Thanh phách, song loan, trống nhỏ, mõ.
- Tranh minh họa cho bài hát .
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
Học hát : Bài Con chim non
* Hoạt động 1 : Giới thiệu bài hát, dạy hát :

- Treo tranh, HS quan sát tranh và TLCH.
- GV : Bài hát Con chim non, là bài dân ca Pháp là bài hát nhịp ¾
giống như bài Đếm sao đã học
- GV ghi tựa .HS nhắc lại tựa bài.
- GV treo bản đồ thế giới, xác định vị trí nước Pháp. HS nhận biết.
- GV mở nhạc cho HS nghe hát mẫu hoặc GV hát mẫu cho HS nghe.
- HDHS đọc lời ca theo tiết tấu. HS thực hiện theo.
- HS thực hiện luyện thanh .
- GV dạy hát từng câu theo lối móc xích đến hết bài . HS thực hiện theo .
- Cho cả lớp hát lại cả bài
- HS luyện hát theo dãy bàn, tổ nhóm, cá nhân.
+ Cho nhận xét, tuyên dương.
- GVHD cách hát lĩnh xướng :
+Một em hát từ câu 1 – 3
+ Câu 4 – 6 : Cả lớp hòa giọng
- Mỗi tổ trình bày cách hát lĩnh xướng . GV cử 1 em lĩnh xướng .
- HS hát nối tiếp : Mỗi tổ nhóm hát 2 câu .
Giáo viên : Mai Thị Chung
23
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 3
- HS hát lối đối đáp theo hai dãy bàn, mỗi dãy hát 1 câu .Hai câu cuối
cả lớp hòa giọng kết bài .
- Cho HS trình bày bài hát hoàn chỉnh :
+ Lần 1 hát đối đáp, lần 2 hát có lĩnh xướng
+ 2 câu cuối bài kết thúc hát 2 lần .
* Hoạt động 2 : HD hát kết hợp vỗ tay (gõ) đệm theo :
Lớp chúng mình rất rất vui, anh em ta chan hòa tình thân…
Tiết tấu: x x x x x x x x x x x x x …
Nhịp : x x x x …
- HS thực hiện hát ĐT, tổ nhóm, cá nhân .

+ Cho nhận xét, tuyên dương.
* Trò chơi âm nhạc : GV gõ tiết tấu 4 câu hát trong bài và y/c HS nghe hát
thầm và hỏi :
+ Em có nhận xét gì về tiết tấu của 4 câu hát ?
( HSTL : 4 câu hát cách gõ giống nhau)
* Hoạt động cuối :
+ Qua lời bài hát tác giả muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì ?
( HSTL : Đoàn kết , thương yêu giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ …)
- HS xung phong hát trước lớp theo tốp ca, đơn ca .
+ Cho nhận xét, tuyên dương.
- Mở nhạc cho HS cả lớp hát ĐT 1 lần .
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà có băng đĩa hát nhạc lớp 3 mở nghe và hát theo .
Hát kết hợp vỗ tay(gõ) đệm theo nhịp .
Tự tìm một vài động tác vận động phụ họa cho bài hát ở tiết sau ôn tập .
RÚT KINH NGHIỆM :
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………..
Giáo viên : Mai Thị Chung
24
Trường Tiểu học Tân Lập Giáo án Âm nhạc lớp 3
Thứ ngày tháng
năm 20

m nhạc
Tiết 13 : Ơn tập bài hát Con chim non
Dân ca Pháp
I/ Mục tiêu, u cầu cần đạt :
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.

- Biết hát kết hợp vận động phụ họa
+ Biết hát đúng giai điệu và vận động theo.
+ Biết bài hát có nhịp 3/4
II/ Chuẩn bị :
- Máy nghe, đĩa hát nhạc lớp 3.
- Nhạc cụ gõ : Thanh phách, song loan, trống nhỏ, mõ.
- Một vài động tác vận động phụ họa.
III/ Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
Ơn tập bài hát :Con chim non.
* Hoạt động 1 : Ơn tập bài hát Con chim non.
- HS thực hiện luyện thanh.
- GV mở nhạc cho HS hát lại bài hát ĐT 1 lần
- HS luyện hát theo dãy bàn, nhóm, cá nhân.
+ Cho nhận xét, tun dương.
- Hát đối đáp theo dãy bàn- Trình bày hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 3/4:
+ Phách mạnh vỗ 2 tay xuống bàn
+ Hai phách nhẹ vỗ 2 tay vào nhau
- Cho HS dùng hai nhạc cụ gõ đệm theo nhịp 3:
+ Nhóm 1: Gõ đệm trống( Phách mạnh)
+ Nhóm 2 : Thanh phách ( Hai phách nhẹ)
* Hoạt động 2 :
- Cho HS hát kết hợp vận động theo nhịp 3: HS thực hiện theo HD:
+ Đứng đặt tay lên ngang hơng
Động tác 1 : Chân trái bước sang trái ( Phách mạnh)
Động tác 2 : Chân phải chụm vào chân trái ( Phách 2)
Động tác 3 : Chân trái dậm tại chỗ một cái( Phách 3)
Chú ý : Khi HS hát , GV đếm 1-2-3 thật đều đặn, nhịp nhàng đến khi
HS làm quen với ba động tác trên, rồi chuyển qua chân phải.
* Trò chơi âm nhạc : HS thực hiện chơi theo sự HD của GV
Giáo viên : Mai Thị Chung

25

×