Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

Luận án tiến sĩ xã hội học di dân với xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân (nghiên cứu trường hợp tỉnh lai châu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 194 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN VỊ

Di d©n víi x©y dùng lùc l­îng
quèc phßng toµn d©n
(Nghiên cứu trường hợp tỉnh Lai Châu )

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI - 2018


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN VỊ

Di d©n víi x©y dùng lùc l­îng
quèc phßng toµn d©n
(Nghiên cứu trường hợp tỉnh Lai Châu )

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC
Mã số: 62 31 03 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Phạm Minh Anh
2. GS.TS. Trịnh Duy Luân

HÀ NỘI - 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.

Tác giả luận án

Nguyễn Văn Vị


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DBĐV

:

Dự bị động viên

DQTV

:

Dân quân tự vệ

LLVT

:


Lực lượng vũ trang

NQTƯ

:

Nghị quyết Trung ương

NXB

:

Nhà xuất bản

PVS

:

Phỏng vấn sâu

QP, AN

:

Quốc phòng, an ninh

QPTD

:


Quốc phòng toàn dân

UBND

:

Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các nghiên cứu về di dân ở nước ngoài
1.2. Các nghiên cứu về di dân trong nước
1.3. Một số nội dung cơ bản luận án tập trung nghiên cứu
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DI DÂN VỚI XÂY DỰNG LỰC
LƯỢNG QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN
2.1. Những khái niệm cơ bản trong nghiên cứu di dân với xây dựng lực
lượng quốc phòng toàn dân
2.2. Một số quan điểm về xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân
2.3. Một số lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu di dân với xây dựng lực
lượng quốc phòng toàn dân
2.4. Quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về di dân,
quản lý di dân và xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân
Chương 3: DI DÂN VÀ XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG QUỐC PHÒNG
TOÀN DÂN Ở TỈNH LAI CHÂU HIỆN NAY
3.1. Đặc điểm di dân và xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân trên địa
bàn tỉnh Lai Châu hiện nay

3.2. Đặc điểm và hệ lụy xã hội của di dân trên địa bàn tỉnh Lai Châu hiện nay
3.3. Di dân và những thuận lợi, khó khăn trong xây dựng lực lượng quốc
phòng toàn dân ở tỉnh Lai Châu hiện nay
Chương 4: ẢNH HƯỞNG CỦA DI DÂN TỚI XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG
QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN Ở TỈNH LAI CHÂU HIỆN NAY
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
4.1. Ảnh hưởng của di dân tới xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân
trên địa bàn Lai Châu hiện nay
4.2. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng ảnh hưởng của di dân tới xây dựng
lực lượng quốc phòng toàn dân ở tỉnh Lai Châu hiện nay
KẾT LUẬN

Trang
3
13
13
19
37
39
39
46
54
65
72
72
86
94

106
106

128
145

MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

149

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

152

PHỤ LỤC

162


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1:

Thông tin của người trả lời (Mẫu 1 dành cho người di cư)

10

Bảng 1.2:

Thông tin của người trả lời (Mẫu 2, dành cho cán bộ)


11

Bảng 3.1:

Ý kiến của người di cư tự do về các lý do di cư

77

Bảng 3.2:

Ý kiến của cán bộ chính quyền, quân sự địa phương về những tộc 77
người di cư tự do nhiều nhất trong thời gian qua

Bảng 3.3:

Ý kiến của người di cư về chính quyền, quân sự địa phương thục hiện 79
tổ chức tuyên truyền ý thức cảnh giác quốc phòng

Bảng 3.4:

Ý kiến của người di cư về sự giúp đỡ của cán bộ, chiến sĩ quân đội 98
trong ổn định nơi ở

Bảng 4.1:
Bảng 4.2:

Trình độ học vấn của người di cư giữa loại hình di dân có tổ 110
chức và di dân tự do
Tham gia, đóng góp của người di cư vào diễn tập quân sự, quốc 112

phòng ở địa phương

Bảng 4.3:

Ý kiến của cán bộ chính quyền, quân sự địa phương về ảnh hưởng 116
tích cực, thuận lợi của di dân đến xây dựng lực lượng dân quân tự vệ

Bảng 4.4:

Bảng 4.5:

Ý kiến của cán bộ chính quyền, quân sự địa phương về di dân 117
ảnh hưởng tiêu cực cho việc tổ chức và huy động lực lượng dân
quân tự vệ
Ý kiến của cán bộ chính quyền, quân sự địa phương về ảnh hưởng 120
tiêu cực của di dân đến xây dựng lực lượng dự bị động viên

Bảng 4.6:

Sự khác nhau về độ tuổi giữa nhóm quân nhân dự bị động viên di 122
cư có tổ chức và di cư tự do

Bảng 4.7:

Ý kiến của người di cư về giấy gọi nhập ngũ đối với công dân ở 126
độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự

Bảng 4.8:
Bảng 4.9:


Tương quan sự tham gia của người di cư với các nội dung xây 129
dựng lực lượng quốc phòng toàn dân
Tương quan ý thức tự giác quốc phòng của người di cư
130

Bảng 4.10: Tình trạng việc làm của người di cư trước và sau di cư

137

Bảng 4.11: Đời sống của gia đình trước và sau di cư

138

Bảng 4.12: Tương quan đời sống của gia đình trước và sau di cư ở loại hình 139
di cư có tổ chức và di cư tự do


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1:

Tương quan ý kiến của người di cư về việc chính quyền địa phương
có tổ chức giáo dục, tuyên truyền về ý thức cảnh giác quốc phòng

Biểu đồ 4.2:

Mức độ ủng hộ người thân trong gia đình tham gia lực lượng
quốc phòng toàn dân của người di cư

Biểu đồ 4.3:


111

Sự tham gia ủng hộ xây dựng các công trình quốc phòng của
người di cư

Biểu đồ 4.4:

108

113

Ý kiến cán bộ chính quyền, quân sự địa phương về thái độ
tham gia, ủng hộ hoạt động diễn tập quân sự, quốc phòng của
người di cư

Biểu đồ 4.5:

114

Sự khác nhau giữa loại hình di dân có tổ chức và di dân tự do
trong tham gia hoạt động xây dựng lực lượng dân quân tự vệ
ở tỉnh Lai Châu

Biểu đồ 4.6:

118

Sự khác nhau trong đăng ký lực lượng dự bị động viên của
quân nhân xuất ngũ giữa di dân có tổ chức và di dân tự do ở tỉnh

Lai Châu

Biểu đồ 4.7:

Lý do không ủng hộ của gia đình người di cư khi có con, cháu
hoặc người thân tham gia nghĩa vụ quân sự

Biểu đồ 4.8:

Biểu đồ 4.1:.

127

Sự khác nhau giữa di dân có tổ chức và di dân tự do trong tham
gia diễn tập quân sự, quốc phòng ở địa phương Lai Châu

Biểu đồ 4.9:

123

129

Sự khác nhau giữa di dân có tổ chức và di dân tự do trong tham
gia xây dựng các công trình quốc phòng ở địa phương Lai Châu

130

Quan hệ xã hội của người di cư với dân bản địa

133


Biểu đồ 4.11: Hành động của người di cư khi có người đến vận động theo
tôn giáo

136

Biểu đồ 4.12: Lý do không đăng ký khai báo khi di cư ở hai loại hình di dân
có tổ chức và di dân tự do

143


3

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Di dân là một hiện tượng xã hội phổ biến trong các quốc gia dân tộc và trên
phạm vi toàn thế giới, có thể để lại nhiều hệ lụy xã hội và tác động trên nhiều lĩnh
vực, chi phối đến sự phát triển và ổn định xã hội, trong đó có quá trình xây dựng
quốc phòng, an ninh (QP, AN) của mỗi quốc gia.
Việt Nam là một nước có tình hình di dân với nhiều đặc điểm khá nổi bật. Từ
sau năm 1975 đến nay, di dân nội tỉnh, nội vùng, giữa các vùng miền, giữa đô thị và
nông thôn, di dân ra nước ngoài diễn biến đa dạng, phức tạp cả về số lượng, quy mô và
tính chất. Di dân đã tạo nên sự tăng giảm dân cư cơ học ở các địa phương, khu vực, các
vùng miền, tạo nên sự xáo trộn về kinh tế, xã hội, văn hóa nhất định. Di dân tạo nên sự
phân bố lại dân cư, đi kèm với nó là phân bố lại lực lượng lao động, tạo lợi thế cho khai
thác tài nguyên, phát triển kinh tế, nhất là ở những nơi vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt
khó khăn, song di dân cũng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề xã hội cần phải giải quyết.
Là một hiện tượng xã hội, di dân chịu sự tác động mạnh mẽ của các yếu tố kinh
tế - xã hội, đồng thời cũng để lại những hệ lụy kinh tế - xã hội với tính chất và mức độ

khác nhau. Sự tác động, gây ra các hệ lụy kinh tế - xã hội của di dân không đơn thuần
chỉ là tác động đến xã hội theo chiều cơ cấu (nhân khẩu, mật độ dân số…) mà còn tác
động tới tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội (thị trường lao động, văn hóa, môi trường,
trật tự, trị an,…) ở các cấp độ khác nhau. Trong sự tác động nhiều chiều, nhiều cấp độ
của di dân đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, có sự tác động đến lĩnh vực QP, AN.
Sự biến động về cấu trúc xã hội do di dân mang lại ảnh hưởng nhất định đến xây dựng
về mặt chính trị - tinh thần, về mặt huy động lực lượng và các tiềm lực cho củng cố
quốc phòng, bảo đảm an ninh của đất nước. Các thế lực thù địch với đất nước ta đã và
đang ra sức lợi dụng tình trạng di dân để cài cắm, móc nối, tạo dựng lực lượng, gây
dựng cơ sở chống đối và tận dụng những kẽ hở trong quản lý di dân để kích động và
chia rẽ, tạo dựng những sự kiện làm mất ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội, tha hóa
văn hóa. Các vụ bạo động chính trị ở Tây Nguyên (2001, 2004), gây rối ở Mường Nhé
- Điện Biên, Lai Châu (2011) vừa qua đều có nguyên nhân từ di dân.
Lai Châu là một tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, địa hình hiểm trở, khí
hậu khắc nghiệt, dân số và mật độ dân cư thấp; nơi định cư của nhiều tộc người, chủ yếu
là các tộc người thiểu số. Tuy nhiên, Lai Châu là địa bàn có tiềm năng to lớn về kinh tế -


4
xã hội, giữ vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, Lai Châu là địa phương được Chính phủ giao
nhiệm vụ thực hiện chiến lược quy hoạch di dân rất lớn để xây dựng các công trình thủy
điện quốc gia và của tỉnh. Theo thống kê của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Lai Châu,
năm 2012 tỉnh đã thực hiện di dân 3.579 hộ cho dự án Thủy điện Sơn La, 1.331 hộ cho
dự án Thủy điện Lai Châu và 924 hộ cho dự án Huội Quảng, Bản Chát [dẫn theo 94].
Những năm vừa qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và đồng bào cả
nước, kinh tế - xã hội của tỉnh Lai Châu có nhiều khởi sắc. Chương trình xây dựng
khu kinh tế mới, các khu định canh, định cư, hạn chế du canh, du cư được triển khai
thu nhiều kết quả, góp phần vào ổn định, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.

Song, do nhiều nguyên nhân, hiện tượng du canh, du cư, di dân tự do vẫn tiếp diễn,
gây nên những khó khăn trong quản lý xã hội, tác động không nhỏ đến phát triển kinh
tế - xã hội, củng cố QP, AN trên địa bàn tỉnh. Thực tiễn đó đặt ra yêu cầu bức thiết
cần nghiên cứu sâu hơn về di dân và sự tác động của nó trên các lĩnh vực ở tỉnh Lai
Châu. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài: Di dân với xây dựng
lực lượng quốc phòng toàn dân (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Lai Châu) làm luận án
tiến sĩ. Việc triển khai nghiên cứu đề tài này là rất cần thiết, một hướng nghiên cứu
vừa mang tính cơ bản vừa mang tính ứng dụng, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Ngoài
ra, việc thực hiện luận án sẽ góp một phần nhỏ vào phát triển chuyên ngành xã hội
học nói chung, đặc biệt là Xã hội học Quân sự ở Việt Nam nói riêng.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu ảnh hưởng của di dân tới xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân
(QPTD); trên cơ sở đó đề xuất các khuyến nghị phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế
ảnh hưởng tiêu cực của di dân đến xây dựng lực lượng QPTD ở tỉnh Lai Châu hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề lý luận về ảnh hưởng của di dân tới xây dựng lực
lượng QPTD.
- Làm rõ đặc điểm di dân và xây dựng lực lượng QPTD ở tỉnh Lai Châu hiện nay.


5
- Vận dụng một số lý thuyết xã hội học và học thuyết mác xít về chiến tranh,
quân đội, học thuyết, tư tưởng Quân sự Việt Nam vào khảo sát đánh giá, phân tích
thực trạng ảnh hưởng của di dân tới xây dựng lực lượng QPTD; xác định những vấn
đề đặt ra; đề xuất khuyến nghị phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng
tiêu cực của di dân đến xây dựng lực lượng QPTD ở tỉnh Lai Châu thời gian tới.
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Ảnh hưởng của di dân tới xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân.

3.2. Khách thể nghiên cứu
- Người di cư ở tỉnh Lai Châu.
- Cán bộ chính quyền và quân sự địa phương (cán bộ xã, trưởng, phó bản,
cán bộ cơ quan quân sự của tỉnh Lai Châu).
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung, vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng giữa di dân
với hoạt động xây dựng lực lượng QPTD.
Cụ thể là nghiên cứu ảnh hưởng của di dân đến: i) Giáo dục và xây dựng ý
thức quốc phòng của người dân; ii) Sự ủng hộ của nhân dân đối với tổ chức và hoạt
động của lực lượng dân quân tự vệ (DQTV); iii) Đăng ký, quản lý lực lượng dự bị
động viên (DBĐV); iv) Thực hiện nghĩa vụ quân sự của nhân dân.
Trong các loại hình di dân, luận án tập trung nghiên cứu loại hình di dân nội
tỉnh (bao gồm: di dân có tổ chức và di dân tự do), động cơ di dân, văn hóa tộc người
ảnh hưởng tới xây dựng lực lượng QPTD.
- Phạm vi về không gian nghiên cứu: Bốn huyện trọng điểm, nổi bật về di
dân ở tỉnh Lai Châu: Phong Thổ, Tân Uyên, Mường Tè, Sìn Hồ.
- Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu di dân từ năm 2006 đến nay.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất: Di dân và xây dựng lực lượng QPTD trên địa bàn tỉnh Lai Châu
hiện nay có những đặc trưng gì?
Thứ hai: Thực trạng di dân ảnh hưởng đến việc hoàn thành các nhiệm vụ của
quá trình xây dựng lực lượng QPTD ở tỉnh Lai Châu hiện nay như thế nào?


6
Thứ ba: Những vấn đề đặt ra do ảnh hưởng của di dân đến việc xây dựng lực
lượng QPTD ở tỉnh Lai Châu hiện nay là gì?
5. Giả thuyết nghiên cứu, các biến số và khung phân tích
5.1. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết thứ nhất: Di dân ở tỉnh Lai Châu hiện nay có sự đa dạng về loại

hình, quy mô lớn, tính chất khá phức tạp với nhiều yếu tố tác động.
Giả thuyết thứ hai: Di dân có ảnh hưởng vừa tích cực, vừa tiêu cực tới xây
dựng lực lượng QPTD ở tỉnh Lai Châu trên các nhiệm vụ: Giáo dục và xây dựng ý
thức quốc phòng của các tầng lớp nhân dân; sự ủng hộ của nhân dân đối với tổ chức
và hoạt động của lực lượng DQTV; đăng ký, quản lý lực lượng DBĐV; sự ủng hộ
của các tầng lớp nhân dân trong thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Giả thuyết thứ ba: Các loại hình di dân, cấu trúc dân tộc, tôn giáo, điều kiện
sống của người di cư và công tác quản lý di dân là những yếu tố có ảnh hưởng đến
xây dựng lực lượng QPTD trên địa bàn tỉnh Lai Châu hiện nay.
5.2. Các biến số
Biến độc lập: Các loại hình di dân; đặc điểm của di dân.
- Các loại hình di dân:
+ Di dân có tổ chức bao gồm: (Di dân phục vụ xây dựng thủy lợi, thủy điện;
di dân phòng tránh thiên tai, sạt lở đất, lũ quét; di dân ổn định vùng biên giới).
+ Di dân tự do bao gồm: (Di dân do đất đai bạc màu sạt lở; di dân theo tập quán
canh tác; di dân vì nghèo đói; di dân do yếu tố tôn giáo tác động).
- Các đặc điểm di dân gồm: Tuổi, giới tính, học vấn, tôn giáo, dân tộc.
Biến phụ thuộc: Hoạt động xây dựng lực lượng QPTD trên địa bàn Lai Châu:
- Giáo dục và xây dựng ý thức quốc phòng: (Giáo dục về ý thức cảnh giác
quốc phòng; ý thức quốc phòng của người di cư; tham gia các hoạt động xây dựng
lực lượng QPTD của địa phương).
- Tổ chức và hoạt động của lực lượng DQTV: (Có hay không tham gia lực
lượng DQTV trước và sau di cư; ý thức của người di cư khi có anh em, con cháu
tham gia lực lượng DQTV).
- Đăng ký, quản lý lực lượng DBĐV: (Có hay không đăng ký, quản lý lượng
dự bị động viên ở địa phương của người di cư)


7
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự của công dân: (Đã từng tham gia nghĩa vụ quân

sự; có giấy gọi nhập ngũ trước hay sau di cư đối với người ở độ tuổi nhập ngũ)
Biến can thiệp: Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc và tỉnh Lai
Châu; Quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về
quản lý di dân; về xây dựng lực lượng QPTD trên địa bàn Lai Châu.
5.3. Khung phân tích
Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về
quản lý di dân; về xây dựng lực lượng QPTD

Loại hình; đặc điểm
di dân
- Loại hình di dân:
+ Di dân có tổ chức
+ Di dân tự do
- Đặc điểm của người
di cư
+ Tuổi
+ Giới tính
+ Học vấn
+ Tôn giáo

- Giáo dục, xây dựng ý
thức quốc phòng
- Tổ chức và hoạt động
của lực lượng DQTV
- Đăng ký, quản lý lực
lượng DBĐV

Những
vấn đề
đặt ra


khuyến
nghị

- Thực hiện nghĩa vụ
quân sự của người dân
Ý kiến của cán bộ
chính quyền và quân
sự địa phương

Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội vùng
Tây Bắc và tỉnh Lai Châu

6. Cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
6.1. Cơ sở lý luận, phương pháp luận
- Luận án vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ
nghĩa duy vật lịch sử trong phân tích di dân với xây dựng lực lượng QPTD hiện
nay. Di dân với xây dựng lực lượng QPTD là một thực tế xã hội, thuộc về tồn tại xã


8
hội. Quá trình quản lý, xây dựng lực lượng QPTD thuộc về thượng tầng kiến trúc.
Quá trình xây dựng lực lượng QPTD trên phạm vi cả nước nói chung và ở địa bàn
Lai Châu nói riêng sẽ đạt hiệu quả cao nếu biết đánh giá đúng tình hình thực trạng
di dân và những tác động nhiều chiều của nó đến xây dựng lực lượng QPTD.
- Luận án vận dụng quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp
luật của Nhà nước ta về xã hội, phát triển xã hội, về xây dựng lực lượng QPTD và
những vấn đề về di dân để phân tích tác động của di dân tới xây dựng lực lượng QPTD.
- Luận án ứng dụng các lý thuyết xã hội học trong nghiên cứu di dân; học
thuyết mác xít về chiến tranh và quân đội; học thuyết, tư tưởng Quân sự Việt Nam

trong nghiên cứu về xây dựng nền QPTD.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Tiến hành thu thập, phân tích các tài liệu, số liệu liên quan đến vấn đề nghiên
cứu của luận án gồm:
- Thu thập, phân tích số liệu, tài liệu về di dân trên địa bàn Lai Châu từ năm
2006 đến nay.
- Thu thập, phân tích các báo cáo về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng; về QP,
AN; về công tác xây dựng lực lượng QPTD trên địa bàn Lai Châu từ 2006 đến nay.
Các báo cáo được thu thập chủ yếu từ LLVT quân đội tỉnh, UBND tỉnh, Tỉnh ủy
Lai Châu và các ban ngành, các huyện, xã trong mẫu khảo sát.
6.2.2. Phương pháp định tính
Phỏng vấn sâu 20 người bao gồm: Cán bộ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy
Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu; cán bộ huyện, ban chỉ huy quân sự các huyện và một
số đồn biên phòng; cán bộ xã, trưởng bản trong mẫu khảo sát với số lượng là 10 người.
Người di cư bao gồm cả di cư có tổ chức và di cư tự do với số lượng là 10 người.
6.2.3. Phương pháp định lượng
Điều tra bằng phiếu hỏi với số lượng 600 phiếu, bao gồm: Người di cư (400
phiếu); cán bộ, chiến sĩ quân đội trên địa bàn tỉnh Lai Châu, cán bộ xã, trưởng, phó
bản của các xã được chọn (200 phiếu).
Bảng hỏi được phân ra làm 2 loại/mẫu. Trong đó, mẫu 1 dành cho người di
cư; mẫu 2 dành cho cán bộ chính quyền và cán bộ, chiến sĩ quân đội.


9
6.2.4. Mẫu nghiên cứu
Phương pháp chọn mẫu
Cách thức lấy mẫu: Để thu thập thông tin được thuận lợi và có tính đại diện cao,
việc sử dụng các phương pháp thích hợp để chọn mẫu nghiên cứu là hết sức quan
trọng. Đối với luận án, theo các nguồn ý kiến của lãnh đạo tỉnh, huyện, cán bộ quân sự

các cấp, các lực lượng thì di dân nội tỉnh trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong hơn một thập
kỷ gần đây, loại hình di dân có tổ chức chiếm số lượng đông hơn so với loại hình di
dân tự do và các loại hình di dân khác. Và cho đến nay, chưa có số liệu thống kê để
khẳng định so sánh giữa di dân có tổ chức và di dân tự do. Nhưng, xuất phát từ lý do
nghiên cứu, tác giả luận án chọn mẫu nghiên cứu có chủ đích bằng nhau (200 người di
cư có tổ chức và 200 người di cư tự do) để so sánh giữa hai loại hình di dân này có ảnh
hưởng như thế nào đến xây dựng lực lượng QPTD trên địa bàn tỉnh Lai Châu hiện nay.
Tuy nhiên trong các huyện và các xã được chọn, căn cứ theo địa bàn và danh
sách người di cư, luận án sử dụng phương pháp chọn mẫu theo cụm kết hợp với
phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để chọn mẫu nghiên cứu. Cụ thể:
Với tính đặc thù di dân trên địa bàn tỉnh Lai Châu, luận án chọn ra 4 huyện để
nghiên cứu đó là, huyện Phong Thổ, Tân Uyên, Mường Tè và Sìn Hồ. Đây là những
huyện có số lượng di dân nội tỉnh đông nhất, bao gồm cả di dân có tổ chức và di dân tự do.
Mỗi huyện chọn ngẫu nhiên một xã, bao gồm các xã: Mường So (Phong Thổ); Trung
Đồng (Tân Uyên); Mường Tè (Mường Tè); Nậm Tăm (Sìn Hồ). Từ danh sách từng hộ gia
đình di cư (do chính quyền xã cung cấp) của các xã được chọn, sử dụng phương pháp chọn
mẫu ngẫu nhiên hệ thống có khởi đầu ngẫu nhiên để chọn ra mỗi xã 100 người (chọn mỗi
hộ 1 người từ đủ 18 tuổi trở lên). Trước hết cần xác định khoảng cách mẫu theo công thức:
K = Tổng thể/dung lượng mẫu = Tổng thể/100 người
Xác định đơn vị mẫu đầu tiên theo phương pháp ngẫu nhiên, sau đó cứ cách K
người thì chọn một người sao cho thu về đủ khối lượng mẫu ở mỗi xã là 100 người.
Đối với cán bộ, chiến sĩ quân đội trên địa bàn tỉnh Lai Châu, cán bộ huyện, xã,
trưởng bản của các xã được chọn theo phương pháp chọn mẫu có chủ đích với dung
lượng là 200 người, trong đó cán bộ, chiến sĩ quân đội là 100 người. Cán bộ huyện,
xã, trưởng, phó bản là 100 người, (mỗi huyện chọn 5 cán bộ x 4 huyện = 20 cán bộ


10
huyện; mỗi xã chọn 10 cán bộ x 4 xã = 40 cán bộ xã; mỗi xã chọn 5 bản x 4 xã = 20
bản, mỗi bản chọn 2 cán bộ x 20 bản = 40 cán bộ bản). Với mong muốn so sánh giữa

hai lực lượng, cán bộ chính quyền và cán bộ quân đội đánh giá như thế nào về ảnh
hưởng của di dân tới xây dựng lực lượng QPTD trên địa bàn tỉnh Lai Châu hiện nay.
Đặc điểm mẫu khảo sát:
Bảng 1.1: Thông tin của người trả lời (Mẫu 1 dành cho người di cư)
Nội dung thông tin người trả lời
Giới tính của người trả lời
Nam
Nữ
Độ tuổi của người trả lời
Từ 18-25
Từ 26- 30
Từ 31- 40
Từ 41- 50
Trên 50
Thành phần dân tộc người trả lời
Kinh
Dân tộc thiểu số
Theo tôn giáo

Không
Trình độ học vấn của người trả lời
Tiểu học
THCS
THPT
TC,CĐ,ĐH
Mù chữ
Tình trạng hôn nhân
Đã kết hôn
Chưa kết hôn
Góa

Số nhân khẩu trong gia đình
Từ 1- 3
Từ 4- 5
Trên 5
Vị trí trong gia đình
Chủ hộ
Thành viên

Số lượng

Tỉ lệ %

321
79

80,3
19,8

80
135
110
59
16

20,0
33,8
27,5
14,8
4,0


9
391

2,3
97,8

322
78

80,5
19,5

118
157
106
9
10

29,5
39,3
26,5
2,3
2,5

333
37
30

83,3
9,3

7,5

131
217
52

32,8
54,3
13,0

327
73

81,8
18,3


11
Bảng 1.2: Thông tin của người trả lời (Mẫu 2, dành cho cán bộ)
Nội dung thông tin người trả lời

Số lượng

Tỉ lệ %

Cán bộ huyện, xã

60

30,0


Cán bộ thôn, bản

40

20,0

Cán bộ LLVT Quân đội

100

50,0

Tiểu học

12

6,0

THCS

23

11,5

THPT

63

31,5


Trung cấp,CĐ,ĐH

102

51,0

Kinh

73

36,5

Dân tộc thiểu số

127

63,5



83

41,5

Không

117

58,5


Cương vị công tác

Học vấn

Thành phần dân tộc người trả lời

Trong họ hàng có người di cư

7. Điểm mới của luận án
- Luận án đầu tiên tiến hành nghiên cứu một cách hệ thống về lý luận và thực
tiễn tương quan giữa di dân với xây dựng lực lượng QPTD ở tỉnh Lai Châu dưới góc
độ tiếp cận xã hội học; góp phần luận giải và làm sáng tỏ về những tác động nhiều
chiều của di dân trên các mặt, các lĩnh vực của quá trình xây dựng lực lượng QPTD.
- Luận án xác định những vấn đề đặt ra và các yếu tố tác động của di dân đối
với xây dựng lực lượng QPTD; trên cơ sở đó luận án xác định mục tiêu, nhiệm vụ
và định hướng, khuyến nghị một số giải pháp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của di
dân trên địa bàn Lai Châu trong thời gian tới.
8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
8.1. Ý nghĩa lý luận
- Luận án góp phần làm rõ lý luận về di dân với xây dựng lực lượng QPTD
trong tình hình hiện nay.


12
- Luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện lý thuyết và phương pháp nghiên
cứu Xã hội học nói chung và chuyên ngành Xã hội học quân sự nói riêng.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án là tài liệu tham khảo tốt cho LLVT nói chung, cho các đơn vị quân
đội nói riêng và các cơ quan, ban, ngành chức năng có liên quan đến việc xây dựng,

củng cố QP, AN và xây dựng nền QPTD trong phạm vi cả nước. Ngoài ra, luận án
còn là nguồn tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy các môn khoa
học xã hội có liên quan đến vấn đề di dân, vấn đề QP, AN, xây dựng nền QPTD.
- Góp phần nâng cao nhận thức cho LLVT, các ban ngành, đoàn thể của địa
phương trong công tác quản lý dân cư, trong công tác QP, AN và trong xây dựng
lực lượng QPTD.
- Các kiến nghị, định hướng giải pháp của luận án đề xuất có thể được vận
dụng vào thực tiễn quản lý dân cư nói chung và di dân nói riêng; vận dụng vào thực
tiễn hoạt động xây dựng nền QPTD trên địa bàn Lai Châu.
9. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung luận án gồm 4 chương (12 tiết).


13

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ DI DÂN Ở NƯỚC NGOÀI

1.1.1. Hướng nghiên cứu về lý thuyết di dân
Vào những thập kỷ 60, 80 của thế kỷ XX ở Phương Tây đã xuất hiện một số nhà
nghiên cứu đề xuất lý thuyết về di dân được tiếp cận từ nhiều ngành khoa học khác
nhau như, Ravenstein E.G, Everett S. Lee, Piore Michael. J, Arthus Lewis, Michael P.
Todaro, Zlotnik. H, Immanuel Wallerstein, Brettel Caroline. B, James F. Hollifield, P.
Shaw, A. Rogers và D. Massey, Stark, S. Chant… Trong đó, Ravenstein E.G là người
mở đầu xây dựng lý thuyết xã hội học di dân với công trình “Quy luật của di dân” (The
Laws of Migration) [133]. Sau khi trình bày những dữ liệu và sự kiện khổng lồ về các
quá trình di dân ở nước Anh, Ravenstein E.G nhận thấy các cuộc di dân có mối quan hệ

đến quy mô dân số, mật độ và khoảng cách di chuyển và ông đã rút ra bảy quy luật của
di dân: (1) Quy mô di dân tỉ lệ thuận với dân số gốc nơi xuất cư; (2) Đối với mỗi luồng
di dân đều có những luồng di chuyển ngược để bù lấp; (3) Phần lớn những cuộc di dân
chỉ diễn ra trên một khoảng cách ngắn; (4) Trong một quốc gia, dân gốc thành thị
thường ít di chuyển hơn so với dân các vùng nông thôn; (5) Động lực chính của di dân
là động cơ kinh tế; (6) Sự di chuyển từ vùng sâu, vùng xa vào thành thị phần lớn diễn
ra theo các giai đoạn; (7) Phần lớn nữ giới di dân theo khoảng cách ngắn hơn so với
nam giới. Lý thuyết “Quy luật di dân” của Ravenstein E.G, về sau, đã được một số tác
giả kế thừa nghiên cứu phát triển thêm, điển hình như Todaro [135] cho rằng, nơi nào
có điều kiện kinh tế tốt hơn sẽ khiến người di cư chuyển về nơi đó mạnh mẽ.
Kế thừa và phát triển lý thuyết di dân của Ravenstein E.G, trong công trình
nghiên cứu A Theory of Migration (Lý thuyết di dân), Everett S. Lee [128] đã xây
dựng lý thuyết lực hút, lực đẩy để giải thích nguyên nhân của sự di dân, đồng thời
phân loại các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dịch chuyển dân cư. Nghiên cứu
này đã chỉ ra rằng, động lực di dân bị chi phối chủ yếu bởi các yếu tố kinh tế, văn
hóa, xã hội ở các cấp độ khác nhau, song có bốn yếu tố cơ bản quyết định di cư: (1)
Những yếu tố liên quan đến nơi xuất cư và nơi nhập cư; (2) Các yếu tố trung gian


14
ngăn chặn sự chuyển cư giữa nơi đến và nơi đi mà di dân phải vượt qua; (3) Vai trò
của các yếu tố cá nhân mang tính đặc thù của người di cư vì nhiều lý do khác nhau;
(4) Những lý do có thể hình thành và gây ảnh hưởng ở nơi đi hay nơi đến. Diễn tả
một cách vắn tắt thì lý thuyết này nhấn mạnh đến yếu tố lực đẩy của nơi xuất cư do
điều kiện sống khó khăn và yếu tố lực hút của nơi đến do ở đó có điều kiện sống
thuận lợi hơn. Lý thuyết này có nghĩa rất quan trọng trong việc mô tả, giải thích các
hiện tượng di dân không chỉ đối với loại hình di dân quốc tế mà còn có ý nghĩa với
cả các loại hình di dân nội địa, di dân nội vùng, ngoại vùng và di dân nội tỉnh ở các
quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng lý thuyết này vào thực tế
nghiên cứu mô hình lý thuyết lực hút, lực đẩy chưa được khai thác hết và chưa chỉ

ra được tính đa dạng, nhiều chiều của lý thuyết. Bởi vì trên thực tế di dân với các
loại hình đa dạng không chỉ do lực hút, lực đẩy được cho là xuất phát từ yếu tố kinh
tế, hay thể chế chính trị làm cho cộng đồng đó di cư, mà còn có sự ảnh hưởng của
các yếu tố khác như là yếu tố tập quán di cư.
Để lý giải cho việc di chuyển lao động từ nền sản xuất nông nghiệp sang nền
sản xuất công nghiệp ở một nước mới công nghiệp hóa, Arthus Lewis, đã đưa ra lý
thuyết “Mô hình khu vực kép” (Dual Sector model) [130]. Lý thuyết này được xem
như là khung mẫu chung cho quá trình phát triển của các nước dư thừa lao động. Theo
mô hình này thì trong nền kinh tế chỉ tồn tại hai khu vực: (1) Khu vực kinh tế nông
thôn truyền thống với phổ biến là lao động thủ công, tồn tại nhiều lao động dư thừa; (2)
Khu vực thành thị công nghiệp hiện đại với sự tập trung nhiều ngành sản xuất chế biến
hiện đại. Đây là khu vực có nhu cầu tăng thêm lao động để phục vụ tốc độ phát triển
sản xuất. Do đó tất yếu có sự dịch chuyển lao động từ nơi dư thừa lao động đến nơi có
nhu cầu cần lao động, đây cũng chính là yếu tố thúc đẩy các dòng di cư.
Đóng góp vào sự phát triển các lý thuyết về di dân còn phải kể đến những
nhà nghiên cứu như, Brettell Caroline B and James F. Hollifield với công trình
Migration theory: Talking across discipline (Lý thuyết di dân: Thảo luận liên
ngành), đã trình bày về nguồn gốc di dân trong lịch sử, các vấn đề về nhân khẩu học,
kinh tế học, xã hội học, nhân chủng học, chính trị học và pháp luật mang tính liên
ngành khi tìm hiểu về di dân [126]. Zlotnick. H, trong công trình The Concept of


15
International Migration as Reflected in Data Collection System (Khái niệm về di
dân quốc tế như được thể hiện trong hệ thống thu thập dữ liệu) [136], đã cung cấp
phương pháp nghiên cứu định lượng về di dân qua các dữ liệu thống kê. Ngoài ra,
các lý thuyết như: Tân cổ điển, kinh tế học di dân, thị trường lao động phân đoạn,
nhân quả tích lũy… Đều được đánh giá về khả năng ứng dụng trong nghiên cứu
thực nghiệm về di dân, khả năng hỗ trợ lẫn nhau khi tiếp cận thực chứng.
Các nghiên cứu trên đã giúp hình thành nên khung lý thuyết cơ bản có ý

nghĩa cho nghiên cứu về các loại hình di dân trên thế giới nói chung và ở các quốc
gia, dân tộc nói riêng trong đó có Việt Nam.
1.1.2. Các nghiên cứu về di dân trong xu thế toàn cầu hóa và yếu tố của thời đại
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế có tác động sâu sắc (trực tiếp hoặc gián
tiếp) đến sự phân công lao động quốc tế, khu vực, đến sử dụng nguồn nhân lực và
từ đó thúc đẩy các dòng di dân, nhất là di dân quốc tế dưới loại hình di dân lao động
là chủ yếu. Các quốc gia ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan,
Indonesia, Malaysia, Philipines,… có tốc độ đô thị hóa cao nên chịu tác động của
toàn cầu hóa sâu sắc và của di dân quốc tế. Ở đó, việc quản lý xuất cư và nhập cư,
hợp tác giữa các quốc gia về quản lý di dân cũng như những tác động của nó đối với
phát triển luôn là những ưu tiên hàng đầu cho những nghiên cứu về di dân.
Nhiều nghiên cứu về di dân dưới tác động của toàn cầu hóa là các bài viết,
chuyên khảo về dịch chuyển lao động giữa các quốc gia. Nghiên cứu Spatial
Patterns of Migration under China’s Reform Period (Khuôn mẫu không gian của di
dân trong thời kỳ cải cách của Trung Quốc) của Cai F. đã mô tả những mô hình di
dân quốc tế trong thời kỳ cải cách, mở cửa ở Trung Quốc khác với thời kỳ mô hình
kinh tế “kế hoạch hóa tập trung”, bao gồm cả di dân có thời hạn và di dân không
thời hạn, di dân trong nước và di dân quốc tế [129]. Ở Nhật Bản trong bối cảnh toàn
cầu hóa ngày càng mạnh mẽ, Hội thảo quốc tế về di dân quốc tế và phát triển nguồn
nhân lực của các nước thành viên APEC (Nhật Bản, 01/2000) đã thu hút nhiều nhà
khoa học nghiên cứu về di dân quốc tế, di cư lao động trong bối cảnh toàn cầu hóa ở
các nước phát triển và đang phát triển, đặc biệt là ở châu Á. Nghiên cứu về
International migration - The Case of Indonesia (Di dân quốc tế - Trường hợp


16
Indonesia) của Nazara Suohsil, đã cho thấy Indonesia xuất khẩu nhiều lao động
trong vài thập kỷ gần đây. Lao động xuất khẩu của Indonesia có lợi thế đối với các
nước Trung Đông là sự gần gũi về mặt văn hóa Hồi giáo, do đó số lượng lao động
xuất khẩu sang các quốc gia trong khu vực này nhiều hơn [dẫn theo 48, tr.9].

Hiện tượng di cư quốc tế ở Đông Nam Á cũng được các nhà nghiên cứu quan
tâm. Nghiên cứu về Lưu động, di cư và nghèo khó ở Đông Nam Á, của Michel
Bruneau đã chỉ ra rằng, Đông Nam Á là một trong những vùng cung cấp nhân công
theo hợp đồng lớn nhất trên thế giới, trong đó Philippine là quốc gia đứng đầu với
9% dân xuất khẩu lao động sống ở nước ngoài [88, tr.12].
Đáng chú ý là nghiên cứu về International Migration and Labor in South
Korea (Di dân quốc tế và Lao động ở Hàn Quốc) đề cập đến tình trạng lao động nhập
cư vào Hàn Quốc, chủ yếu từ Trung Quốc, Philippines, Việt Nam,… Các dòng nhập
cư lao động này giúp cấu trúc lại nguồn lao động, nhưng cũng làm nảy sinh nhiều vấn
đề về quản lý người nhập cư, điển hình là tình trạng không thực hiện đúng hợp đồng
lao động, truyền giáo và du nhập văn hóa bên ngoài vào Hàn Quốc [dẫn theo 48,
tr.10]. Các nghiên cứu về di dân trong bối cảnh toàn cầu hóa cũng đề cập đến vai trò
của kiều hối (tiền gửi về nhà) đối với sự phát triển xã hội ở các nước xuất khẩu lao
động. Tại Hội thảo quốc tế về di cư lao động quốc tế do Viện Nghiên cứu Lao động
Tokyo tổ chức (02/2004) đã có nhiều tham luận bàn về kiều hối của người lao động
và vai trò của nó đối với phát triển nông thôn; xóa đói giảm nghèo; bảo đảm sinh kế;
cải thiện các nhu cầu của cuộc sống ở các quốc gia Đông Nam Á và Bắc Á. Điển hình
là nghiên cứu Workers’s Remittances and its impact on rural development in the
Philippines (Kiều hối của người lao động và vai trò của nó trong sự phát triển nông
thôn Philippines) của Alvin P.Ang [dẫn theo 48, tr.10]. Trend, issues and policies
towards international labor migration: An Indonesia case study (Các xu hướng, vấn
đề và chính sách đối với lao động và di cư quốc tế: Nghiên cứu trường hợp
Indonesia) của Carunia Mulya Fisdausy [dẫn theo 48, tr.10].
Ngoài ra, còn có những nghiên cứu về quan hệ quốc tế nảy sinh từ quá trình di
dân quốc tế, hệ thống chính sách của các nhà nước can thiệp vào di dân để phát huy
mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của các dòng di cư,… Các nghiên cứu như:


17
Cooperation in managing labor migration in a globalizing world (Hợp tác quản lý di

cư lao động trong một thế giới toàn cầu hóa) của Manolo Albela [125]. Labor
migration in Asia: Trend, challenges and policy responses in coutries of origin (Di cư
lao động ở châu Á: Những xu hướng, thách thức và phản ứng chính sách của các
quốc gia có người di cư) của International Organization for Migration [dẫn theo 48,
tr.11], đã chỉ ra nhu cầu quản trị toàn cầu, đặc biệt là vai trò của các định chế quốc tế
như Tổ chức Di cư quốc tế (International Organization for Migration - IOM) hoặc Tổ
chức Lao động quốc tế (International Labor Organization - ILO)… Các định chế
quốc tế này có vai trò quan trọng trong xây dựng các công ước, khung thể chế cho
ứng xử giữa các quốc gia đối với lao động nhập cư, chống phân biệt, đối xử, đảm bảo
quyền con người, quyền lao động vừa phù hợp với luật pháp của nước sở tại, vừa
thực hiện các cam kết quốc tế về quyền lao động di cư. Ngoài vai trò của các định chế
quốc tế, các nghiên cứu còn nhấn mạnh đến sự cần thiết hợp tác giữa các nước trong
quản lý xuất cư và nhập cư, nhất là kiểm soát tình trạng buôn bán người, phụ nữ và
vượt biên. Ví dụ như: Some Consequences of International Labor Migration in
Southeast Asia (Một số tác động của di cư lao động quốc tế ở Nam Á) của Anata
Aris; Transnational Networks and Skilled Migration (Mạng lưới xuyên quốc gia và di
dân có tay nghề) của Vertovec Steven [dẫn theo 48, tr.11]. Các nghiên cứu này đề cập
đến di dân lao động có tay nghề và yêu cầu sự can thiệp chính sách của các nhà nước
trong việc đào tạo tay nghề ở nước xuất cư; các hệ quả tiêu cực của di cư cần có
chính sách khắc phục kịp thời của các quốc gia có người di cư.
Di dân trong bối cảnh toàn cầu hóa thường được đề cập dưới góc độ di dân lao
động quốc tế và di dân hôn nhân quốc tế là nhiều hơn cả. Ở khu vực Đông Nam Á và
Bắc Á còn có trường hợp di dân quốc tế do yếu tố đồng tộc, tộc người, nhất là các
quốc gia có đường biên giới chung và nhiều tộc người người thiểu số như Việt Nam,
Lào, Trung Quốc,… Các nghiên cứu về di dân trong các mối quan hệ đồng tộc, tộc
người này đã được các nhà nghiên cứu Trung Quốc tiến hành như: Vấn đề di cư bất
hợp pháp khu vực dân tộc biên giới Vân Nam và giải pháp quản lý của Lỗ Cương do
Nhà xuất bản Bắc Kinh ấn bản [dẫn theo 48, tr.13]. Nghiên cứu này đã làm rõ những
đặc trưng, loại hình, thực trạng, nguyên nhân của hiện tượng di dân bất hợp pháp ở



18
khu vực biên giới Vân Nam, làm rõ những ảnh hưởng tiêu cực tới năng lực quản lý
vấn đề di cư bất hợp pháp ở khu vực này. Từ một góc nhìn khác về ảnh hưởng của di
cư quốc tế có yếu tố đồng tộc, tộc người với vấn đề văn hóa của người di cư bất hợp
pháp, trong bài viết Ảnh hưởng văn hóa xã hội của các tộc người di cư Vân Nam của
Thương Minh [dẫn theo 48, tr.13-14], đã diễn giải rằng, quá trình di cư mang tính
chất đồng tộc, tộc người đã giúp cho các tộc người có cơ hội giao lưu văn hóa, qua đó
đã khiến cho các dòng văn hóa không cùng nguồn gốc có hội giao lưu và tiếp biến
văn hóa, gặp gỡ, hòa hợp đi đến thống nhất trong cùng một khu vực. Điều đó cũng có
thể dẫn đến mâu thuẫn thậm chí là xung đột, đối kháng với các tập tục văn hóa truyền
thống của cư dân bản địa hoặc cư dân đến trước.
Nhìn nhận về di cư của tộc người thiểu số và vai trò lịch sử của nó, các nhà
nghiên cứu xã hội Trung Quốc đã chỉ ra đặc điểm nổi bật là dòng di cư của người
Hán tới các khu vực biên giới và các khu vực tộc người thiểu số vùng biên; hay
dòng di cư của tộc người thiểu số trong các vùng lãnh thổ khác nhau. Quá trình di
cư của các tộc người thiểu số, theo các học giả Trung Quốc, đều có ý nghĩa tích cực
trong duy trì và đảm bảo sự ổn định QP, AN ở các khu vực biên giới, vùng dân tộc
thiểu số [dẫn theo 48].
Ngoài yếu tố đồng tộc, tộc người nêu trên, vấn đề di dân dưới hình thức
hôn nhân xuyên biên giới và quản lý di dân xuyên biên giới bất hợp pháp cũng
được các nhà nghiên cứu xã hội Trung Quốc đề cập khá sâu sắc. Ví dụ, nghiên
cứu về Di dân bất hợp pháp dưới hình thức hôn nhân xuyên biên giới và an ninh
Trung - Việt (Nghiên cứu trường hợp 4 thành phố biên giới Quảng Tây) của
Trương Khiết [dẫn theo 48, tr.13-14], đã chỉ ra thực trạng di dân bất hợp pháp
dưới hình thức hôn nhân xuyên biên giới ở một số huyện biên giới của Quảng
Tây - Trung Quốc sau khi Trung - Việt bình thường hóa quan hệ vào năm 1991.
Trong các dòng di cư hôn nhân xuyên biên giới này có sự hiện diện của tình
trạng nhập cư và cư trú bất hợp pháp tương đối phổ biến dưới hình thức hôn
nhân xuyên biên giới. Điều này đã dẫn tới hàng loạt các vấn đề xã hội và đặt ra

yêu cầu cấp thiết trong hoạch định chính sách, chiến lược đối ngoại hợp tác giữa
hai quốc gia Trung - Việt. Để quản lý các dòng di cư xuyên biên giới bất hợp


19
pháp này hai quốc gia cần có chung quan điểm trong xử lý, hợp tác và chia sẻ
trong quản lý, tạo khung pháp lý thống nhất, hợp tác, ký kết song phương trong
giải quyết vấn đề di dân, hôn nhân xuyên biên giới bất hợp pháp, hợp tác lao
động di dân mùa vụ,… Trên cơ sở đó mở rộng hợp tác mang tính khu vực giữa
Đông Nam Á với Trung Quốc trong vấn đề quản lý di dân.
Có thể thấy, các nghiên cứu trên đã cho bức tranh chung về hiện tượng di dân
trong bối cảnh toàn cầu hóa, trong đó điển hình là di dân quốc tế với nhiều loại hình đa
dạng từ di dân lao động quốc tế đến di dân do yếu tố hôn nhân nước ngoài; di dân có
yếu tố đồng tộc và tộc người; tác động của di dân quốc tế đối với sự hòa nhập xã hội,
tiếp biến khuôn mẫu văn hóa; vấn đề di dân với xóa đói giảm nghèo; di dân với vấn đề
xung đột xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia trong xu thế hội nhập quốc tế. Ngoài ra, các
đánh giá về vai trò của di dân quốc tế đối với các quốc gia, khu vực trên thế giới cũng
được đề cập đến như là giải quyết tình trạng thừa, thiếu lao động, mất cân bằng giới
tính, kiều hối, đảm bảo sinh kế, các vấn đề sức khỏe, sự hòa nhập xã hội của người di
cư, chống tình trạng buôn bán, trẻ em,… giữa các quốc gia nhập cư và xuất cư.
Điểm luận các nội dung, hướng nghiên cứu về di dân ở ngoài nước, giúp cho
luận án có được tri thức và phương pháp tìm hiểu các loại hình di dân ở trong nước
và ảnh hưởng của di dân đến các hoạt động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó
có sự ảnh hưởng đến xây dựng nền QPTD, điển hình là ảnh hưởng đến xây dựng
lực lượng QPTD ở nước ta hiện nay.
1.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ DI DÂN TRONG NƯỚC

1.2.1. Những nghiên cứu về di dân ở Việt Nam từ góc độ lý thuyết và phương pháp
Các nghiên cứu về di dân ở Việt Nam từ góc độ lý thuyết chủ yếu được lồng
ghép trong các giáo trình giảng dạy về dân số, xã hội học dân số và một số công

trình nghiên cứu thực nghiệm về di dân.
Trong giáo trình Xã hội học dân số, tác giả Đặng Nguyên Anh đã chỉ ra
những khía cạnh cần lưu ý khi nghiên cứu về di dân như, cần làm rõ bản chất của
hiện tượng di dân, phân biệt hiện tượng di dân với các hiện tượng khác của dân số
như hiện tượng sinh đẻ, tử vong [9, tr.135]. Cần xem xét các dấu hiệu di chuyển dân
số để xác định đâu là hành vi di dân và đâu không phải là hành vi di dân, bởi vì


20
trong dân cư luôn có một bộ phận di chuyển từ nơi này đến nơi khác vì mục đích
khác nhau, nhưng không phải bộ phận di chuyển nào cùng là di dân [60].
Theo Đặng Nguyên Anh, việc làm rõ các khái niệm di dân không nhất thiết
phải tuân thủ theo một định nghĩa nhất định, mà nó tùy thuộc vào mục tiêu và
hướng phân tích của người nghiên cứu để đưa ra khái niệm cho phù hợp, cần phải
bám vào những tiêu chí không gian, thời gian để xác định nội hàm khái niệm [9].
Ngoài ra, trong việc thiết lập khái niệm cần phải khẳng định mối quan hệ giữa di
chuyển với việc thiết lập nơi cư trú mới, nghĩa là xác định loại hình di dân cụ thể
[39]. Trong xây dựng khái niệm di dân cần phải chú đến hai yếu tố cấu thành di dân
là xuất cư và nhập cư [9].
Di dân là một hiện tượng xã hội vừa đa dạng về loại hình, vừa phức tạp về
tính chất, cường độ di cư, ở mỗi quốc gia, dân tộc, mỗi địa phương tồn tại đa dạng
loại hình di dân, do đó cần phải phân loại di dân [8]. Đồng thời phải chỉ ra được
những nguyên nhân, yếu tố tác động đến di dân [39].
Về phương pháp nghiên cứu di dân và sự ứng dụng các lý thuyết trong
nghiên cứu di dân ở Việt Nam. Các nghiên cứu về di dân đều cho rằng, để đánh
giá vấn đề di dân cần phải nắm được các nguồn số liệu thông qua điều tra dân số,
thống kê dân số và thực hiện bằng phương pháp đánh giá trực tiếp, hoặc phương
pháp đánh giá gián tiếp [60]. Đánh giá di dân cần thông qua 3 nguồn số liệu chính:
(i) Các loại sổ sách liên quan đến sự di chuyển (thông qua hệ thống đăng ký hộ
tịch, hộ khẩu, xuất nhập cảnh), (ii) Tổng điều tra dân số, (iii) Khảo sát chọn mẫu

[9]. Trong nghiên cứu của Bhaskar D. Misra cho rằng, những phương pháp đánh
giá di dân trực tiếp được sử dụng để phân tích di dân từ những số liệu trực tiếp về
nó. Có thể có được những số liệu trực tiếp trong các thống kê thu thập được qua
các cửa khẩu quốc tế, những thống kê thu được từ các sổ đăng ký dân cư, kiểm kê
dân số, nghiên cứu di dân và những nghiên cứu khác qua mẫu [18]. Những
phương pháp gián tiếp đánh giá di dân gồm có đánh giá phần dân cư thay đổi mà
không thể quy được cho sự gia tăng tự nhiên [98].
Trong nghiên cứu về Di cư trong nước, cơ hội và thách thức đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam (2010) của Liên hợp quốc tại Việt Nam, các nhà


×