Tải bản đầy đủ (.pdf) (206 trang)

Luận án tiến sĩ mặt trận tổ quốc việt nam tham gia xây dựng đảng giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 206 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRƯƠNG MINH LUÂN

MÆt trËn tæ quèc viÖt nam
tham gia x©y dùng ®¶ng giai ®o¹n hiÖn nay

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC

HÀ NỘI - 2018


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRƯƠNG MINH LUÂN

MÆt trËn tæ quèc viÖt nam
tham gia x©y dùng ®¶ng giai ®o¹n hiÖn nay

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
Mã số: 62 31 02 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. LÊ KIM VIỆT
2. PGS.TS. NGUYỄN VĂN BIỀU

HÀ NỘI - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tác giả. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả

Trương Minh Luân


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

6

1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước có liên quan

6

1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài có liên quan

20

1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố
có liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề luận án sẽ tập trung

nghiên cứu

21

Chương 2: MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM THAM GIA XÂY DỰNG
ĐẢNG - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

24

2.1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và công tác xây dựng Đảng Cộng sản
Việt Nam hiện nay

24

2.2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng đảng - khái niệm, căn
cứ, vai trò, nguyên tắc, nội dung, phương thức và điều kiện

45

Chương 3: MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM THAM GIA XÂY DỰNG
ĐẢNG - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ ĐẶT RA

68

3.1. Thực trạng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng Đảng

68

3.2. Nguyên nhân, kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra


98

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI
TRÒ MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM THAM GIA XÂY DỰNG ĐẢNG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

115

4.1. Dự báo những nhân tố thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát huy
vai trò Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng Đảng giai đoạn
hiện nay

115

4.2. Những giải pháp phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham
gia xây dựng Đảng giai đoạn hiện nay

121

KẾT LUẬN

149

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


152

PHỤ LỤC

170


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CT-XH

Chính trị - xã hội

HTCT

Hệ thống chính trị

HĐND

Hội đồng nhân dân

MTTQVN


Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Nxb

Nhà xuất bản

PBXH

Phản biện xã hội

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

XDĐ

Xây dựng Đảng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thực hiện giám sát,
phản biện xã hội

78


Bảng 3.2: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tổ chức đối thoại góp
ý tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền

82

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: Số liệu ý kiến cho rằng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có những
kết quả tích cực đối với tham gia xây dựng Đảng về chính trị

69

Biểu đồ 3.2: Số liệu ý kiến cho rằng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có những
kết quả tích cực đối với tham gia xây dựng Đảng về đạo đức

76

Biểu đồ 3.3: Số liệu ý kiến cho rằng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vẫn còn
hạn chế trong tham gia xây dựng Đảng về tổ chức, cán bộ

90

Biểu đồ 3.4: Số liệu ý kiến cho rằng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vẫn còn
hạn chế trong tham gia xây dựng Đảng về đạo đức

92

Biểu đồ 3.5: Số liệu ý kiến cho rằng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các
cấp còn hạn chế trong tuyên truyền, vận động, phát huy vai trò

nhân dân tham gia xây dựng Đảng

96

Biểu đồ 3.6: Số liệu ý kiến đánh giá về nhân tố tác động đến hiệu quả tham
gia xây dựng Đảng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

104


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII đã nhấn mạnh một điều rất quan
trọng: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh
vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng” [42, tr.23].
Những tiêu cực đó trong Đảng, kể cả trong một số cán bộ, đảng viên cấp cao được
Đảng ta xác định là “nguy hiểm khôn lường”, “làm giảm sút vai trò lãnh đạo của
Đảng; làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, là
nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ” [42, tr.23]. Nhận định trên
cho thấy tính bức thiết đối với công tác xây dựng Đảng (XDĐ) hiện nay.
Để tồn tại và phát triển, Đảng phải không ngừng xây dựng, hoàn thiện, phải
thường xuyên chỉnh đốn, đổi mới, nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo. Đó là quy
luật tất yếu khách quan. Quá trình xây dựng, hoàn thiện, đổi mới để phát triển, một
mặt, Đảng phải tự xây dựng, hoàn thiện bản thân mình, mặt khác, Đảng phải dựa
vào nhân dân, có sự tham gia góp ý của nhân dân và các tổ chức trong hệ thống
chính trị (HTCT). Đảng không thể vững mạnh nếu không có sự tham gia góp ý của
nhân dân thông qua vai trò Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN).
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận trong HTCT ở nước ta, là tổ

chức liên minh chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, có vai trò
quan trọng tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ
của nhân dân; thực hiện giám sát và phản biện xã hội (PBXH); tham gia XDĐ, xây
dựng chính quyền.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia XDĐ là một yêu cầu tất yếu khách
quan đối với hoạt động lãnh đạo của Đảng, phản ánh bản chất mối quan hệ giữa
Đảng với MTTQVN, cũng là phản ánh mối quan hệ giữa Đảng với dân - một quy
luật tồn tại và phát triển của Đảng, nhằm củng cố và giữ vững vai trò lãnh đạo của
Đảng cầm quyền. Vì vậy, hơn lúc nào hết mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân phải
được tăng cường và hơn lúc nào hết phải phát huy vai trò của MTTQVN tham gia
XDĐ, bởi vì, liên quan đến sự tồn vong của Đảng.


2
Qua quá trình hình thành và phát triển của Đảng, từ khi MTTQVN được
thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam quan tâm và coi trọng phát huy vai trò của
MTTQVN tham gia XDĐ, góp ý cho Đảng trong thực hiện tập hợp, đoàn kết nhân
dân, lãnh đạo thành công sự nghiệp cách mạng mà nhân dân giao phó.
Trước những yếu kém của công tác XDĐ, làm cho mối quan hệ giữa Đảng
với dân đang đối mặt với những thách thức mới chưa có tiền lệ trong lịch sử của
Đảng. Do đó, Đảng không thể không dựa vào dân để tiến hành XDĐ và Đảng
không thể đóng cửa lại một mình để xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Cách tốt nhất là
phát huy vai trò của MTTQVN tham gia XDĐ, coi đây là yếu tố hàng đầu giúp
Đảng vượt qua khó khăn, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với dân, góp phần
XDĐ trong sạch, vững mạnh.
Phát huy vai trò của MTTQVN tham gia XDĐ được Đảng ta nhận thức sớm
và được đề cập, xác định trong các văn bản chính trị của Đảng. Đây là chủ trương
đúng, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, được nhân dân rất đồng tình, ủng hộ,
góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, bảo đảm cho sự
nghiệp đổi mới đất nước thành công.

Thời gian qua, thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng về phát huy vai
trò của MTTQVN tham gia XDĐ, MTTQVN các cấp đã tích cực tham gia XDĐ và
đạt được một số kết quả nhất định. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã tích cực
tham gia PBXH vào quá trình hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách; giám
sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và giám sát việc tu dưỡng, rèn
luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên... Thông qua giám sát và PBXH một
số chủ trương, chính sách của Đảng được điều chỉnh phù hợp với thực tiễn và
nguyện vọng của nhân dân; một số vụ việc tiêu cực trong cán bộ, đảng viên được
yêu cầu, kiến nghị xử lý, qua đó góp phần tích cực vào những thành tựu chung của
đất nước và công tác XDĐ.
Song, hoạt động tham gia XDĐ của MTTQVN còn rất khiêm tốn, chưa đáp
ứng yêu cầu đặt ra. Hiệu quả giám sát và PBXH còn hạn chế; sự tham gia góp ý
hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng và tham gia giám sát, góp ý về công tác
lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, góp ý cán bộ, đảng viên nhất là người


3
đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền chưa được MTTQVN thực hiện có
hiệu quả. Sự tham gia góp ý của MTTQVN trong các khâu công tác cán bộ của
Đảng chưa được thực hiện tốt. Những khuyết điểm, hạn chế trên có nguyên nhân từ
phía Đảng, cũng có nguyên nhân từ phía MTTQVN, đó là: một số cán bộ, đảng
viên, kể cả cán bộ MTTQVN nhận thức chưa đầy đủ vai trò của MTTQVN tham gia
XDĐ, có biểu hiện ngại va chạm, “dĩ hòa vi quý”; những đề xuất, kiến nghị của
MTTQVN chưa được Đảng quan tâm xem xét, giải quyết và phản hồi một cách thỏa
đáng. Việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tổ chức nhân dân tham gia XDĐ
chưa được thực hiện tốt; nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về MTTQVN chưa được
làm sáng tỏ đã làm hạn chế kết quả tham gia XDĐ của MTTQVN…
Trước tình hình trên, việc nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, đánh giá
đúng thực trạng và tìm ra những giải pháp phát huy vai trò MTTQVN tham gia
XDĐ là đòi hỏi cấp thiết hiện nay. Với những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề

tài “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng Đảng giai đoạn hiện nay”
làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực
tiễn MTTQVN tham gia XDĐ, luận án đề xuất phương hướng và những giải pháp
phát huy vai trò của MTTQVN tham gia XDĐ giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Tổng quan các công trình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài liên quan
đến đề tài luận án.
- Luận giải, làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn về MTTQVN
tham gia XDĐ, như: khái niệm, căn cứ, vai trò, nguyên tắc, nội dung, phương thức
và điều kiện MTTQVN tham gia XDĐ.
- Đánh giá đúng thực trạng; làm rõ nguyên nhân, rút ra những kinh nghiệm
và những vấn đề đặt ra đối với MTTQVN tham gia XDĐ giai đoạn hiện nay.
- Dự báo những nhân tố tác động, xác định phương hướng, yêu cầu và đề xuất
những giải pháp phát huy vai trò của MTTQVN tham gia XDĐ giai đoạn hiện nay.


4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Luận án nghiên cứu MTTQVN tham gia XDĐ giai đoạn hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
- Về nội dung: MTTQVN tham gia XDĐ là vấn đề mới cả về lý luận và thực
tiễn, lại diễn ra ở tất cả 4 cấp trong HTCT ở nước ta. Với khả năng của một luận án
tiến sĩ không thể giải quyết thấu đáo mọi vấn đề, ở mọi cấp. Vì vậy, về nội dung
luận án chỉ đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản nhất về MTTQVN và công tác
XDĐ; khái niệm, căn cứ, vai trò, nguyên tắc, nội dung, phương thức và điều kiện
MTTQVN tham gia XDĐ.

- Về đối tượng và địa bàn khảo sát: Do điều kiện có hạn, luận án khảo sát,
nghiên cứu thực trạng MTTQVN tham gia XDĐ có tính chất điểm của 10 tỉnh,
thành ở 3 miền Bắc, Trung, Nam. Mỗi địa bàn chọn đối tượng là cán bộ, đảng viên
và cán bộ mặt trận các cấp ở địa phương để khảo sát, đánh giá.
- Về thời gian: từ năm 2006 đến năm 2017 và đề xuất phương hướng, giải
pháp đến năm 2030.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về MTTQVN tham
gia XDĐ.
4.2. Cơ sở thực tiễn
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn hoạt động MTTQVN tham gia
XDĐ; các báo cáo tổng kết tham gia XDĐ của Ủy ban MTTQVN từ Trung ương
đến cơ sở; số liệu điều tra, khảo sát 3.000 phiếu tại 10 tỉnh, thành ở 3 miền Bắc,
Trung, Nam.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin; kết hợp sử dụng các phương pháp chuyên ngành và liên ngành cụ thể: tổng
kết thực tiễn, lịch sử, lôgíc, phân tích, tổng hợp, thống kê, diễn dịch, quy nạp, khảo
sát, điều tra xã hội học.


5
5. Đóng góp mới của luận án
- Luận án làm rõ khái niệm MTTQVN tham gia XDĐ, đó là: MTTQVN
tham gia XDĐ là tổng thể các hoạt động thực hiện quyền và trách nhiệm của
MTTQVN đối với công tác XDĐ, góp phần XDĐ trong sạch, vững mạnh về chính
trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; giữ vững và thực hiện đúng vai trò của Đảng cầm
quyền, hạt nhân lãnh đạo HTCT; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của
Đảng, củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân.

- Luận án làm rõ những căn cứ, vai trò, nội dung, phương thức và điều kiện
MTTQVN tham gia XDĐ.
- Giải pháp nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Đảng, MTTQVN, các thành
viên của MTTQVN và nhân dân về vai trò, nhiệm vụ MTTQVN tham gia XDĐ; xây
dựng, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách và bảo đảm các điều kiện để MTTQVN
tham gia XDĐ có hiệu quả, chất lượng cao; đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn,
nghiên cứu lý luận những vấn đề cơ bản về MTTQVN trong điều kiện mới.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án bổ sung và làm sáng tỏ thêm những vấn đề
lý luận về MTTQVN tham gia XDĐ giai đoạn hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho MTTQVN và các đoàn thể
chính trị - xã hội (CT-XH) tham gia XDĐ.
- Luận án cũng có thể được dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho nghiên
cứu, giảng dạy, học tập ở các trường chính trị tỉnh, thành phố và ở Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác
giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận án gồm 4 chương, 9 tiết.


6
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC CÓ LIÊN QUAN

Trong những năm qua, đã có một số công trình khoa học, sách, luận án, bài

báo khoa học nghiên cứu về MTTQVN tham gia XDĐ ở những góc độ và khía cạnh
khác nhau, đáng chú ý một số công trình tiêu biểu sau:
1.1.1. Đề tài khoa học
Lương Khắc Hiếu, “Những giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn và đẩy lùi
sự suy thoái về tư tưởng chính trị của cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay” [64].
Các tác giả cho rằng: Giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên
không chỉ là công việc của tổ chức đảng mà còn là công việc của các tổ chức CTXH. Bởi vì, mỗi cán bộ, đảng viên cùng lúc có thể giữ nhiều cương vị công tác khác
nhau, sinh hoạt trong nhiều tổ chức khác nhau. Điều đó đòi hỏi công tác giáo dục
chính trị tư tưởng phải được triển khai đồng bộ trong tất cả các tổ chức của Đảng và
các tổ chức CT-XH. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện giám sát cán bộ, đảng
viên, đấu tranh ngăn chặn những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị trong đội
ngũ cán bộ, đảng viên.
Thang Văn Phúc, “Mô hình đổi mới, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính
trị giai đoạn 2010 - 2015” [116]. Đây là công trình nghiên cứu về tổ chức và hoạt
động của MTTQVN, trong đó có đề cập đến hoạt động tham gia XDĐ của
MTTQVN. Theo các tác giả, MTTQVN thực hiện giám sát và PBXH đối với hoạt
động của cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên; tổ chức tập hợp, xây dựng khối đại đoàn
kết toàn dân; phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia XDĐ; tổ chức vận
động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng. Trong nghiên cứu đề tài
MTTQVN tham gia XDĐ, nghiên cứu sinh có thể tham khảo những kết quả của
công trình trên ở nội dung sau: Thứ nhất, hoạt động giám sát và PBXH của
MTTQVN trong tham gia XDĐ. Thứ hai, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tổ
chức nhân dân tham gia XDĐ, giám sát cán bộ, đảng viên.


7
Ngô Văn Thạo, “Những giải pháp và điều kiện thực hiện phòng, chống suy
thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên” [129]. Các tác
giả cho rằng, cần phải phát huy vai trò giám sát, phản biện của MTTQVN trong đấu

tranh ngăn chặn suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng
viên. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đại diện cho quần chúng nhân dân giám sát và
PBXH, một hoạt động mang tính chính trị, bởi MTTQVN là bộ phận cấu thành của
HTCT. Để phòng, chống được sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống
trong cán bộ, đảng viên, MTTQVN cùng với tổ chức đảng đấu tranh, ngăn chặn,
đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
Lê Kim Việt, “Một số vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cần làm sáng tỏ trong quá trình
thực hiện sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam” [178]. Trong luận bàn về quá trình nhận
thức và vận dụng lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ của
Đảng Cộng sản Việt Nam, các tác giả cho rằng, Đảng tôn trọng tính tự chủ, ủng hộ
mọi hoạt động tự nguyện, tích cực sáng tạo và chân thành lắng nghe ý kiến đóng
góp của MTTQVN và các đoàn thể trong tham gia xây dựng đường lối, chủ trương
của Đảng. Đảng có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để MTTQVN và các đoàn thể
hoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trò giám sát và PBXH. Theo các tác giả,
MTTQVN và thành viên của MTTQVN giám sát hoạt động của đại biểu dân cử,
giám sát các hoạt động của cơ quan đảng, nhà nước, đề nghị bất tín nhiệm đối với
đại biểu dân cử, nếu thấy họ không còn xứng đáng.
1.1.2. Các sách chuyên khảo và tham khảo
Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương, “Đổi mới tổ chức và hoạt động của
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay” [115]. Cuốn
sách là công trình nghiên cứu khá toàn diện về tổ chức và hoạt động của MTTQVN.
Trong luận bàn về hoạt động của MTTQVN, các tác giả cho rằng: “Mặt trận Tổ quốc
có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương của
Đảng” [115, tr.62]. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức phản ánh yêu cầu, nguyện
vọng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của quần chúng nhân dân; tuyên truyền, thuyết
phục, tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước; giám sát và PBXH đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước và
cán bộ, đảng viên; tham gia hoạt động bầu cử đại biểu vào các cơ quan dân cử các cấp.



8
Phan Xuân Sơn, “Các đoàn thể nhân dân với việc bảo đảm dân chủ ở cơ sở
hiện nay” [124]. Nội dung cuốn sách luận giải về vai trò của các đoàn thể nhân dân
trong việc bảo đảm dân chủ ở cơ sở, trong đó có vai trò của MTTQVN tham gia XDĐ.
Các tác giả cho rằng, MTTQVN có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị từ
Trung ương đến cơ sở; thực hiện tham chính, tham nghị và giám sát hoạt động của cấp
ủy đảng, cán bộ, đảng viên. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia với Đảng, Nhà nước
quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước liên quan đến quốc kế, dân sinh.
Lê Minh Thông, “Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính
trị trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” [136]. Khi luận bàn về
vai trò của MTTQVN trong HTCT, tác giả cho rằng: “Mặt trận Tổ quốc góp phần
phát huy sức mạnh bộ máy tổ chức của Đảng” [136, tr.395], bằng việc phối hợp với
các tổ chức thành viên thực hiện tốt chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác
XDĐ, xây dựng tổ chức bộ máy, tổ chức đảng; giám sát hoạt động của cấp ủy đảng;
bồi dưỡng những quần chúng ưu tú, tích cực, có năng lực giới thiệu để Đảng bồi
dưỡng, giáo dục, kết nạp. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam “góp phần bảo đảm tính đúng
đắn, hiệu quả thực tiễn trong các chủ trương, chính sách của Đảng” [136, tr.396],
bằng phản ánh ý kiến của nhân dân về các vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội để
Đảng kịp thời đề ra những chủ trương, chính sách hợp lý; tăng cường mối liên hệ
chặt chẽ giữa Đảng với nhân dân, giữa nhân dân với Đảng.
Nguyễn Văn Huyên, “Hệ thống chính trị Anh, Pháp, Mỹ (mô hình tổ chức và
hoạt động)” [69]. Đây là công trình nghiên cứu khá toàn diện về HTCT ở nước
Anh, Pháp, Mỹ. Theo các tác giả, HTCT ở Anh có tổ chức nhóm lợi ích, đây là
nhóm áp lực để gây ảnh hưởng, phản đối hoặc thay đổi chính sách của Chính phủ.
Hoạt động của nhóm lợi ích là tác động đến Chính phủ, gây ảnh hưởng trực tiếp tới
Chính phủ thông qua đàm phán trực tiếp về các vấn đề xã hội sau đó mới được trình
lên nghị viện. Hoạt động của nhóm lợi ích là “Chống lại sự độc quyền của các đảng
chính trị. Đề xuất những vấn đề về cương lĩnh của đảng, tạo ra sự kiềm chế quyền
lực” [69, tr.73]. Đối với HTCT ở Pháp, có các tổ chức chính trị - xã hội, đây chính

là “cơ quan phản biện xã hội đối với quá trình hoạch định chính sách của các cơ
quan nhà nước” [69, tr.204], hoạt động của các tổ chức CT-XH ở Pháp là tập hợp
sức mạnh của nhân dân, giám sát quá trình xây dựng và thực thi chính sách của


9
Chính phủ, tạo ra xã hội công dân, phát huy sức mạnh của nhân dân một cách có tổ
chức. Các tổ chức CT-XH ở Pháp có ảnh hưởng rất lớn đến “chu trình ra chính sách
và các quyết sách chính trị của các tổ chức thực thi quyền lực” [69, tr.208], qua đó
nhân dân có thể tham gia vào quá trình hình thành, xây dựng và thực hiện chính
sách và các quyết sách chính trị. Đối với HTCT ở Mỹ, có các nhóm lợi ích, đây là
nhóm có sự tác động rất lớn đến nền chính trị nước Mỹ. Hoạt động của nhóm lợi ích
là “tham gia vào mọi loại hình và tất cả các giai đoạn của hoạt động chính trị của
đảng chính trị cầm quyền” [69, tr.271].
Những hoạt động của tổ chức nhóm lợi ích ở Anh, Mỹ, các tổ chức CT-XH ở
Pháp tác động vào đảng chính trị, chính phủ, cũng có những điểm khá giống với
MTTQVN trong tham gia hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng
bằng cách tác động vào quá trình lãnh đạo của Đảng.
Phạm Ngọc Thạch, “Đại hội XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc: mở rộng dân
chủ xã hội chủ nghĩa” [128]. Công trình nói lên Trung Quốc xác định mở rộng dân
chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN) là phục vụ lợi ích của nhân dân, trong đó phát huy
vai trò của tổ chức Chính hiệp tham gia XDĐ. Để thực hiện điều đó, Chính hiệp
cùng với nhân dân thực hiện giám sát dân chủ và tham chính - nghị chính, tham gia
quản lý công việc quốc gia, xã hội, quản lý kinh tế, văn hóa theo pháp luật, nhằm
hướng đến bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhân dân.
Đặng Thúy Hà, “Đại hội XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc với vấn đề xây
dựng đảng” [55]. Bài viết luận bàn về công tác XDĐ của Đảng Cộng sản Trung
Quốc, trong đó đề cập sự tham gia của tổ chức Chính hiệp trong công tác cán bộ của
Đảng Cộng sản Trung Quốc. Để đưa những cán bộ tài đức kiêm toàn, thành tích nổi
bật, quần chúng công nhận vào ban lãnh đạo các cấp, Đảng Cộng sản Trung Quốc

luôn phát huy vai trò của tổ chức Chính hiệp thông qua giám sát dân chủ trong tuyển
chọn, sử dụng cán bộ của đảng; huy động rộng rãi các kênh dân chủ, tạo điều kiện
cho quần chúng tham gia và giám sát công tác tuyển chọn, sử dụng cán bộ của đảng.
Trương Thị Thông, Lê Kim Việt, “Bệnh quan liêu trong công tác cán bộ ở
nước ta hiện nay - thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” [135]. Trong luận giải về
phát huy vai trò của các đoàn thể nhân dân, dựa vào dân để quản lý, kiểm tra, giám
sát cán bộ và công tác cán bộ nhằm phòng ngừa và khắc phục bệnh quan liêu trong


10
công tác cán bộ, các tác giả cho rằng: để nhân dân tham gia xây dựng đội ngũ cán
bộ, giám sát công tác cán bộ, cần tạo điều kiện để nhân dân thực hiện quyền giám
sát trực tiếp và giám sát thông qua tổ chức MTTQVN, “trong giám sát hoạt động
của Đảng phải phát huy và tận dụng cao nhất, tốt nhất sức mạnh tổng hợp của toàn
hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” [135, tr.180].
Vũ Trọng Kim, “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn công tác Mặt trận” [72].
Cuốn sách bao gồm tập hợp các bài viết của các cán bộ khoa học và cán bộ lãnh đạo.
Nội dung cuốn sách bàn về phát huy vai trò của MTTQVN trong thực hiện nhiệm vụ
tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy vai trò, trách nhiệm của
MTTQVN tham gia XDĐ. Cuốn sách đã phân tích làm rõ vai trò to lớn của MTTQVN
trong xây dựng, củng cố, phát huy sức mạnh khối đoàn kết dân tộc; thực hiện giám sát
và PBXH trong xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng. Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam thực hiện giám sát hoạt động của cán bộ, đảng viên, tham gia đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, bảo đảm vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.
Nguyễn Thị Lan, “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng sự đồng thuận xã
hội trong công cuộc đổi mới đất nước” [75]. Nội dung cuốn sách luận giải về hoạt
động của MTTQVN tham gia xây dựng đồng thuận xã hội, trong đó có hoạt động
tham gia XDĐ. Tác giả cho rằng, MTTQVN là tổ chức có vai trò quan trọng trong
XDĐ, Nhà nước trong sạch, vững mạnh, giữ vững mối quan hệ mật thiết giữa Đảng,
Nhà nước với nhân dân; phản ánh ý chí, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp

của các tầng lớp nhân dân trong quá trình hoạch định chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tuyên truyền, vận động nhân dân thực
hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Thực hiện giám sát và PBXH;
giám sát cán bộ, đảng viên, đấu tranh ngăn chặn những hành vi tham nhũng; tập
hợp, phản ánh đầy đủ ý kiến, kiến nghị của nhân dân với Đảng, “Hoạt động giám
sát, phản biện xã hội của Mặt trận làm hạn chế bệnh quan liêu, hách dịch, cửa quyền
của cán bộ chính quyền các cấp. Làm cho đường lối, chính sách của Đảng, Nhà
nước đề ra phù hợp với nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân và việc thực hiện sẽ
có hiệu quả hơn” [75, tr.92]. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia “Đấu tranh
phòng, chống tham nhũng chính là góp phần hạn chế những tiêu cực trong bộ máy
nhà nước, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước” [75, tr.92].


11
Lê Văn Bính, “Về hệ thống chính trị Xingapo” [15]. Cuốn sách nghiên cứu
khá toàn diện về HTCT Xingapo. Các tác giả cho rằng: Hiệp hội nhân dân Xingapo
“là cầu nối giữa đảng cầm quyền và nhân dân trong việc hậu thuẫn cho chính phủ,
đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục ý thức nhân dân… xây dựng môi trường
chính trị ổn định” [15, tr.80]. Thông qua các hoạt động, tổ chức Hiệp hội nhân dân
Xingapo tác động đối với đảng cầm quyền để có quyết sách đúng đắn, phù hợp, để
có được nền kinh tế phát triển năng động, chính trị ổn định, xã hội hài hòa. Đồng
thời, Hiệp hội nhân dân Xingapo tác động vào đảng cầm quyền để đảm bảo đảng
cầm quyền mạnh có kỷ luật nghiêm minh, có quyết sách chính trị khoa học và lãnh
đạo nhà nước có hiệu quả.
Có thể thấy hoạt động Hiệp hội nhân dân Xingapo tác động đến sự lãnh đạo
của đảng cầm quyền ở Xingapo, cũng có những nét khá giống với hoạt động của
MTTQVN giám sát và PBXH, tham gia xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, bằng
những hoạt động tác động vào Đảng, bảo đảm vai trò lãnh đạo, cầm quyền, hoạch
định chính sách, lãnh đạo Nhà nước và xã hội có hiệu quả.
Đoàn Nam Đàn, “Phản biện xã hội của các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt

Nam hiện nay” [46]. Trong luận bàn hoạt động PBXH của các tổ chức CT-XH, tác
giả cho rằng: “Phản biện xã hội của các tổ chức chính trị - xã hội là nhằm phát huy
quyền làm chủ của nhân dân tham gia xây dựng đường lối, chủ trương của Đảng,
góp phần hoàn thiện các chủ trương, chính sách sát hợp với thực tiễn đời sống xã
hội” [46, tr.210]. Thông qua hoạt động phản biện của MTTQVN, góp phần nâng
cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không
chỉ tham gia đóng góp các báo cáo văn kiện Đại hội của Đảng, nghị quyết của cấp
ủy mà còn tham gia ý kiến về công tác chuẩn bị nhân sự của cấp ủy. Tác giả luận
giải, để phát huy hiệu quả PBXH của các tổ chức CT-XH, cần thực hiện 5 vấn đề:
Thứ nhất, phát huy quyền tự do nắm bắt thông tin và tự do ngôn luận. Thứ hai, đẩy
mạnh dân chủ hóa trong việc soạn thảo các văn kiện, chủ trương, chính sách bảo
đảm sự tham gia phản biện của các tổ chức CT-XH. Thứ ba, đổi mới phương thức
phản biện của các tổ chức CT-XH. Thứ tư, xây dựng cơ chế pháp lý bảo đảm cho
các tổ chức CT-XH thực hiện PBXH. Thứ năm, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
trong bảo đảm phát huy vai trò, chức năng PBXH của các tổ chức CT-XH.


12
1.1.3. Luận án Tiến sĩ
Nguyễn Thị Hiền Oanh, “Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với
việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở nước ta hiện nay” [109]. Tác giả đã
phân tích các khía cạnh lý luận và thực tiễn hoạt động của MTTQVN, trong đó có
hoạt động tham gia XDĐ. Để đảm bảo cho sự lãnh đạo của Đảng luôn đúng đắn, thể
hiện đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân cần có một cơ chế sao cho chủ trương,
đường lối của Đảng phải được phản biện, quyền lực nhà nước phải được giám sát,
“động viên nhân dân phát huy dân chủ; tham gia xây dựng Đảng, phản biện các chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước” [109, tr.73]. Tham gia giám
sát hoạt động của cán bộ, đảng viên để ngăn chặn nguy cơ tha hóa, biến dạng quyền
lực nhà nước và thực thi quyền làm chủ của nhân dân.
Nguyễn Thọ Ánh, “Thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội của

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay” [2]. Tác giả đã làm sáng tỏ vai trò của hoạt
động giám sát và PBXH của MTTQVN trong thực thi quyền lực của nhân dân. Thực
hiện tốt hoạt động giám sát và PBXH, MTTQVN sẽ góp phần vào việc giải quyết
những vấn đề bức xúc của nhân dân, XDĐ ngày càng trong sạch, vững mạnh. Tác giả
cho rằng, MTTQVN thực hiện “tham gia xây dựng Đảng, xây dựng và củng cố chính
quyền nhân dân; giám sát và phản biện xã hội” [2, tr.65-66]. Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam thực hiện giám sát và PBXH trong xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương
của Đảng; giám sát cán bộ, đảng viên; tham gia nhận xét, thẩm định, kiến nghị đối
với các dự thảo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, đề xuất chỉnh sửa, bổ
sung phù hợp với thực tiễn cuộc sống và nguyện vọng, lợi ích của nhân dân.
Nguyễn Văn Phương, “Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn
tỉnh Bắc Ninh trong thực hiện dân chủ ở cơ sở hiện nay” [118]. Tác giả cho rằng,
MTTQVN thực hiện dân chủ ở cơ sở là tuyên truyền, giáo dục, vận động, nhân dân
tham gia vào xây dựng và thực hiện dân chủ, “giám sát hoạt động của tổ chức đảng,
thực hiện phản biện xã hội và bảo vệ các quyền lợi chính đáng của nhân dân, nhằm
nâng cao ý thức, năng lực làm chủ của nhân dân, thực hiện dân chủ hóa xã hội chủ
nghĩa theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng” [118, tr.59]. Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam xã, phường, thị trấn ở tỉnh Bắc Ninh phải thường xuyên tuyên truyền,
giáo dục làm cho mọi người dân hiểu đúng, thông suốt và nghiêm chỉnh chấp hành


13
các chủ trương, nghị quyết của Đảng; kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của
nhân dân phản ánh cho các cấp ủy đảng để ban hành những chủ trương, chính sách
đúng đắn. Những hoạt động của MTTQVN xã, phường, thị trấn tỉnh Bắc Ninh trong
thực hiện dân chủ ở cơ sở, tạo đồng thuận trong xã hội, góp phần tăng cường mối
quan hệ giữa Đảng với nhân dân, XDĐ ngày càng trong sạch, vững mạnh.
1.1.4. Các bài báo khoa học đăng trên tạp chí
Nguyễn Xuân Hằng,“Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tham gia
xây dựng Đảng, chính quyền” [61]. Trong bài viết tác giả đã khái quát thành tựu và

hạn chế trong hoạt động tham gia XDĐ, chính quyền của MTTQVN thành phố Hà
Nội. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra 4 kinh nghiệm về hoạt động tham gia XDĐ,
chính quyền của MTTQVN thành phố Hà Nội: Thứ nhất, nơi nào được cấp ủy quan
tâm lãnh đạo, nơi đó vai trò, vị trí của MTTQVN được phát huy. Thứ hai, MTTQVN
chủ động phát huy dân chủ trong các tầng lớp nhân dân, tăng cường đối thoại. Thứ
ba, xây dựng và thực hiện tốt chương trình phối hợp và thống nhất hành động giữa
MTTQVN với cấp ủy, chính quyền. Thứ tư, thường xuyên quan tâm đào tạo, bồi
dưỡng, đánh giá, lựa chọn, bố trí đội ngũ cán bộ mặt trận đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Huỳnh Đảm, “Phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội XI của Đảng”
[45]. Tác giả cho rằng, bước vào giai đoạn phát triển mới của cách mạng Việt Nam,
cùng với việc tiếp tục thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức tập
hợp và đại diện của tất cả những người Việt Nam yêu nước, MTTQVN tham gia
đóng góp và thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước,
nhằm xây dựng đất nước giàu mạnh. Thực hiện giám sát và PBXH bảo đảm những
quan điểm, đường lối trong Nghị quyết của Đảng được đi vào cuộc sống. Tác giả
đưa ra một vấn đề có tính chất điều kiện, tham gia XDĐ là nhiệm vụ, trách nhiệm
của MTTQVN. Trách nhiệm đó xuất phát từ lợi ích của nhân dân, từ bản chất của
Nhà nước XHCN, từ vị trí, vai trò của MTTQVN.
Nguyễn Văn Pha, “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia phòng, chống tham
nhũng, góp phần xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh” [111]. Tác giả cho rằng,
MTTQVN tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, coi đó là nhiệm vụ thiết thực
nhằm góp phần xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực,
hiệu quả, thực sự là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Mặt trận Tổ


14
quốc Việt Nam tập hợp, đoàn kết nhân dân trong mặt trận chung đấu tranh chống tham
nhũng là một việc làm có ý nghĩa chính trị, nhằm phát huy sức mạnh của toàn dân một
cách có tổ chức, góp phần cùng Đảng, Nhà nước đấu tranh, diệt trừ nạn tham nhũng.

Nguyễn Thanh Bình, “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với việc thực hiện quy chế
giám sát công chức, đảng viên ở khu dân cư trong giai đoạn mới” [16]. Tác giả đã
đưa ra 3 nội dung MTTQVN giám sát đảng viên ở khu dân cư: Thứ nhất, chống
tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Thứ hai, những hành vi vi phạm đạo đức, phẩm
chất, lối sống của cán bộ, đảng viên. Thứ ba, việc chấp hành của chính quyền, cơ
quan nhà nước đối với chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Tác giả yêu cầu MTTQVN thực hiện giám sát đảng viên ở khu dân cư theo 5
phương thức: Thứ nhất, vận động nhân dân giám sát. Thứ hai, phối hợp giám sát
của các tổ chức thành viên. Thứ ba, chỉ đạo hoạt động giám sát của Ban Công tác
Mặt trận. Thứ tư, hoạt động giám sát của Ủy ban MTTQVN cấp xã. Thứ năm, chỉ
đạo, xử lý báo cáo của Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN cấp huyện, cấp tỉnh.
Nguyễn Thanh Bình, “Để Mặt trận làm tốt công tác phản ánh và giám sát việc
thực hiện ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân đối với Đảng và Nhà nước trong thời
kỳ mới” [17]. Tác giả đã đánh giá khái quát thực trạng công tác phản ánh và giám sát
việc thực hiện ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân đối với Đảng. Qua đó, đề xuất một
số phương hướng giải pháp thực hiện tốt công tác phản ánh và giám sát việc thực hiện ý
kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân đối với Đảng của MTTQVN, đó là: Đẩy mạnh
công tác giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri, tạo cơ chế đầy đủ cho MTTQVN
giám sát việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có
trách nhiệm tổng hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh với Đảng và Nhà nước.
Hoàn thiện tổ chức, bộ máy, bổ sung kinh phí hoạt động cho MTTQVN.
Bùi Nguyên Khánh, “Phát huy dân chủ, giám sát và phản biện xã hội để đấu
tranh phòng, chống tham nhũng” [70]. Bài viết luận giải vai trò của MTTQVN
trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng thông qua hình thức giám sát và PBXH.
Tác giả cho rằng để đấu tranh phòng, chống tham nhũng phải đẩy mạnh dân chủ hóa
xã hội phát huy vai trò chủ động sáng tạo của MTTQVN. Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam thực hiện giám sát và PBXH trong quá trình xây dựng và thực hiện đường lối,
chủ trương của Đảng; đấu tranh, ngăn chặn tham nhũng, lãng phí. Tác giả chỉ ra 3
vấn đề lớn cần tập trung phòng, chống tham nhũng có hiệu quả là phát huy, khơi
dậy tinh thần làm chủ của các tổ chức CT-XH và nhân dân.



15
Nguyễn Văn Pha, “Để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện tốt vai trò giám
sát và phản biện xã hội” [112]. Tác giả cho rằng, Mặt trận tập trung góp ý, phản
biện đối với các dự thảo văn kiện đại hội đảng bộ các cấp và các dự án luật có liên
quan đến quyền và nghĩa vụ của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Bài viết đã đề
xuất 4 giải pháp: Thứ nhất, cần quy định rõ trách nhiệm của tổ chức đảng, cán bộ,
đảng viên trong việc tiếp thu, giải trình các góp ý, kiến nghị của MTTQVN. Thứ
hai, xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp công tác giữa cấp ủy đảng và
MTTQVN các cấp theo hướng phát huy vai trò, trách nhiệm của MTTQVN các cấp
trong công tác XDĐ. Thứ ba, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQVN. Thứ
tư, Nhà nước tăng cường phối hợp và tạo điều kiện cho MTTQVN các cấp hoạt
động, nhất là về kinh phí và các điều kiện vật chất khác.
Lê Kim Việt, “Phát huy vai trò của nhân dân trong phòng, chống tham
nhũng, suy thoái đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên” [179]. Bài viết nêu lên
vai trò của nhân dân trong tham gia XDĐ, trong phòng, chống suy thoái đạo đức, lối
sống của cán bộ, đảng viên. Qua đó, tác giả đã nêu lên 5 nội dung về xây dựng và
hoàn thiện cơ chế để phát huy vai trò, sức mạnh của nhân dân trong phòng chống
suy thoái đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Tác giả cho rằng, cần tăng cường
công tác tuyên truyền, cổ vũ, động viên, khích lệ các tầng lớp nhân dân tham gia
đấu tranh phòng chống suy thoái đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; xây dựng
cơ chế nhân dân tham gia phát hiện các hiện tượng tham nhũng, tiêu cực suy thoái
đạo đức, lối sống; tạo cơ chế để nhân dân kiểm tra, giám sát về đạo đức, lối sống
của cán bộ, đảng viên.
Nguyễn Thanh Bình, “Để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện tốt vai trò
giám sát và phản biện xã hội trong giai đoạn hiện nay” [18]. Tác giả cho rằng, Mặt
trận thực hiện tốt vai trò giám sát và PBXH đối việc ban hành và tổ chức thực hiện
các chủ trương, đường lối của Đảng là vô cùng cần thiết, bởi hoạt động đó “tạo
thành những mắt xích không thể thiếu trong cơ chế phân công phối hợp và kiểm

soát quyền lực của Đảng và Nhà nước và của cả hệ thống chính trị” [18, tr.38].
Theo tác giả, để MTTQVN thực hiện tốt giám sát và PBXH, cần thực hiện một số
yêu cầu, đó là: giám sát và PBXH của MTTQVN phải được thực hiện trên cơ sở
Hiến pháp và pháp luật. Nâng cao trách nhiệm của MTTQVN trước Đảng, trước
nhân dân trong công tác giám sát và PBXH. Đổi mới phương thức phối hợp giữa


16
MTTQVN với các thành viên trong thực hiện giám sát và PBXH. Xây dựng thiết
chế giám sát và PBXH có tính độc lập. Bảo đảm các điều kiện cần thiết về kinh phí
hoạt động giám sát và PBXH. Thực hiện tốt việc tuyên truyền, phổ biến về quyền
và nghĩa vụ của nhân dân về giám sát và PBXH.
Trần Hậu, “Bàn về hoạt động góp ý của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham
gia xây dựng Đảng và Nhà nước hiện nay” [60]. Tác giả chỉ rõ những vấn đề bản
chất của hoạt động góp ý XDĐ, những điều kiện và giải pháp để thực hiện góp ý
XDĐ. Đảng xác định có nhu cầu lắng nghe sự góp ý của MTTQVN; có cơ chế,
chính sách tạo điều kiện để MTTQVN có thể nắm bắt thông tin về hoạt động lãnh
đạo của Đảng. Không có thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách, MTTQVN
không thể góp ý với Đảng. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đổi mới phương thức hoạt
động để trở thành diễn đàn nhân dân, là nơi giao lưu đối thoại giữa Đảng với nhân
dân. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Mặt trận…
Y Phương, “Thực tiễn và vấn đề đặt ra trong tham gia giám sát, phản biện xã
hội và xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức chính trị - xã hội tỉnh Kom Tum” [119]. Bài viết đã phản ánh khá rõ nét về hoạt
động của MTTQVN tham gia XDĐ ở một địa phương, qua hai năm thực hiện Quyết
định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW. Trên cơ sở luận giải 3 vấn đề đặt
ra qua hai năm thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW,
tác giả đề xuất 4 giải pháp thực hiện giám sát và PBXH, tham gia XDĐ của MTTQVN
ở tỉnh Kom Tom: Thứ nhất, MTTQVN tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, triển
khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng về công tác Mặt trận tham gia thực

hiện dân chủ ở cơ sở. Thứ hai, MTTQVN phát huy tốt các hình thức tham gia PBXH
của các tổ chức, các tầng lớp nhân dân. Thứ ba, cấp ủy đảng cần tạo điều kiện cho
MTTQVN và nhân dân tham gia giám sát và PBXH. Thứ tư, Mặt trận đổi mới nội
dung, phương thức hoạt động, kiện toàn tổ chức, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực
cán bộ MTTQVN thực hiện giám sát và PBXH.
Lê Mậu Nhiệm, “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tham gia xây dựng
Đảng và Nhà nước hiện nay” [105]. Bài viết đánh giá thực trạng MTTQVN các cấp
tham gia XDĐ, thể hiện qua công tác giám sát và PBXH. Trên cơ sở thực trạng, tác
giả rút ra một số kinh nghiệm, đó là: Ủy ban MTTQVN các cấp xây dựng chương
trình công tác, kế hoạch tham gia XDĐ. Thực hiện tốt quá trình thu nhận và xử lý


17
thông tin trong quá trình tham gia XDĐ. Nâng cao chất lượng cán bộ mặt trận nhằm
thực hiện tốt nhiệm vụ tham gia XDĐ. Xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp
công tác giữa Ủy ban MTTQVN với cấp ủy. Tuyên truyền, vận động nhân dân tích
cực tham gia XDĐ. Qua đó, đưa ra các giải pháp về nhận thức, thể chế và tổ chức
thực hiện. Về nhận thức: nâng cao nhận thức tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên về tầm
quan trọng, trách nhiệm của MTTQVN tham gia XDĐ. Về thể chế: cần quy định rõ
trách nhiệm của tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên trong việc tiếp thu, giải trình sự
tham gia XDĐ của MTTQVN; xây dựng hoàn thiện quy chế phối hợp giữa cấp ủy
đảng với MTTQVN theo hướng phát huy vai trò, trách nhiệm của MTTQVN tham
gia XDĐ; hoàn thiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động tham gia XDĐ
của MTTQVN. Về tổ chức thực hiện: phát huy dân chủ, tiếp tục cụ thể hóa, thể chế
hóa cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ; đổi mới tổ chức và
hoạt động của MTTQVN; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác mặt
trận; đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với MTTQVN; tạo điều
kiện cho MTTQVN hoạt động.
Đặng Thị Kim Ngân, “Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực trạng và giải pháp” [100]. Bài viết đã đánh giá kết quả hoạt động PBXH của
MTTQVN, trong đó, nổi bật là MTTQVN các cấp đã tập hợp, lấy ý kiến nhân dân

góp ý phản biện đối với dự thảo văn kiện Đại hội Đảng các cấp và văn kiện Đại hội
XII của Đảng. Trên cơ sở chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm PBXH của MTTQVN
các cấp, tác giả đưa ra một số định hướng nội dung và giải pháp PBXH, đó là: Ủy
ban MTTQVN các cấp tiếp tục phối hợp tuyên truyền về hoạt động giám sát và
PBXH, góp ý XDĐ trong nhân dân, vận động nhân dân thực hiện. Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam hằng năm xây dựng kế hoạch PBXH; lựa chọn được nội dung, vấn đề
PBXH, cần góp ý XDĐ phù hợp, đúng và trúng những vấn đề mà nhân dân đang
quan tâm. Phát huy vai trò, huy động trí tuệ của các Ủy viên, các tổ chức thành
viên, các vị nhân sĩ, trí thức, các giới, dân tộc, tôn giáo, các nhà khoa học, các
chuyên gia liên quan đến nội dung cần phản biện.
Lê Mậu Nhiệm, “Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp
tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước hiện nay” [106]. Tác giả cho rằng: MTTQVN
các cấp tham gia XDĐ là tổng thể các hoạt động nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và


18
sức chiến đấu của Đảng. Qua đó chỉ ra một số kinh nghiệm: Ủy ban MTTQ các cấp
xây dựng chương trình công tác, kế hoạch tham gia XDĐ với những nội dung thiết
thực, phù hợp với thực tiễn của địa phương. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động
nhân dân tích cực tham gia XDĐ. Thực hiện tốt quy trình thu nhận và xử lý thông tin
trong quá trình tham gia XDĐ. Nâng cao chất lượng cán bộ MTTQVN nhằm thực hiện
tốt nhiệm vụ tham gia XDĐ. Xây dựng và thực hiện nghiêm quy chế phối hợp công tác
giữa Ủy ban MTTQVN các cấp với cấp ủy cùng cấp. Coi trọng phương thức giám sát
và PBXH trong quá trình MTTQVN các cấp tham gia XDĐ.
Nguyễn Tuấn Anh, “Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác nắm bắt, tập hợp,
phản ánh ý kiến, kiến nghị của nhân dân với Đảng, Nhà nước của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam” [1]. Bài viết đã chỉ ra phương thức quan trọng trong tham gia XDĐ của
MTTQVN là thực hiện tốt công tác nắm bắt, tập hợp, phản ánh ý kiến, kiến nghị
của nhân dân với Đảng. Tác giả cho rằng, Ủy ban MTTQ các cấp tiếp tục quán triệt
và triển khai thực hiện nghiêm túc về “Đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền của

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”. Việc nắm bắt, tập họp, phản ánh ý kiến, kiến nghị của
nhân dân phải bảo đảm khách quan, trung thực và mang tính xây dựng. Mở rộng và
tăng cường các hình thức thu thập ý kiến, nguyện vọng nhân dân. Tăng cường công
tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng cho cán bộ làm công tác nắm
bắt, tập hợp, phản ánh ý kiến, kiến nghị của nhân dân. Tăng cường công tác phối
hợp giữa Ủy ban MTTQVN các cấp và các tổ chức thành viên trong công tác nắm
bắt, tập hợp, phản ánh ý kiến, kiến nghị của nhân dân.
Đặng Thị Kim Ngân, “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát huy quyền làm chủ
của nhân dân, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước” [101]. Tác giả cho rằng:
MTTQVN là một kênh quan trọng trong việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó, tác giả đã nêu lên một số giải
pháp phát huy vai trò của MTTQVN trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân
dân tham gia XDĐ, đó là: nâng cao nhận thức về vai trò của MTTQVN trong phát
huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia XDĐ. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phối
hợp giữa Ủy ban MTTQ với các tổ chức thành viên Mặt trận trong tham gia XDĐ.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
mặt trận. Xây dựng các văn bản quy định chi tiết về hình thức giám sát và PBXH.
Phát huy vai trò các cá nhân tiêu biểu, các hội đồng tư vấn của MTTQVN.


19
Lê Bá Trình, “Phát huy vai trò giám sát của nhân dân trong việc thực hiện Nghị
quyết Trung ương 4 khóa XII” [140]. Nội dung bài viết đã chỉ ra phương thức
MTTQVN tham gia tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đảng thông qua phát huy vai trò
giám sát của nhân dân. Tác giả cho rằng để nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát của
mình trong thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, cần thực hiện 5 giải
pháp. Trong đó, cần tạo cơ chế thực sự để nhân dân thực hiện quyền giám sát.
Nguyễn Văn Hùng, “Một số giải pháp thực hiện công tác giám sát và phản
biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp” [67]. Bài viết đã nêu ra một số giải pháp để phát

huy vai trò của MTTQVN trong công tác giám sát và PBXH đối với Bí thư cấp ủy
đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) cùng cấp: Thứ nhất, đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, quán triệt về Quy chế giám sát và PBXH để thống nhất nhận
thức trong cấp ủy, chính quyền, MTTQVN và nhân dân. Thứ hai, MTTQVN chủ
động lựa chọn nội dung, vấn đề bức xúc mà nhân dân quan tâm để xây dựng kế
hoạch giám sát và PBXH. Thứ ba, phân công cụ thể từng thành viên thực hiện
nhiệm vụ giám sát và PBXH. Thứ tư, phối hợp chặt chẽ giữa MTTQVN và các đoàn
thể CT-XH với cấp ủy đảng để thực hiện giám sát và PBXH.
Lê Kim Việt, “Tăng cường giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể nhân dân góp phần đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay”
[180]. Bài viết đã chỉ ra những căn cứ lý luận, thực tiễn của việc tăng cường giám
sát và PBXH của MTTQVN và các đoàn thể nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn và
đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; nêu
lên 4 giải pháp: Thứ nhất, hoàn thiện các quy chế, quy định pháp lý bảo đảm cho
việc thực hiện giám sát của MTTQVN, các đoàn thể và nhân dân đối với cán bộ,
đảng viên. Thứ hai, nâng cao trình độ, năng lực, trách nhiệm của cán bộ, đặc biệt là
người đứng đầu MTTQVN và các đoàn thể trong giám sát và PBXH. Thứ ba, tăng
cường phối hợp tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể các cấp, các
ngành trong hoạt động giám sát quyền lực của người đứng đầu tổ chức đảng, chính
quyền. Thứ tư, đổi mới việc xác định nội dung và đa dạng hóa phương thức giám
sát của MTTQVN và các đoàn thể phù hợp với nguyện vọng, ý kiến của nhân dân.


×