Tải bản đầy đủ (.pdf) (228 trang)

Luận án tiến sĩ kinh tế xây dựng bộ tiêu chí đánh giá thực hiện tăng trưởng xanh ngành công nghiệp việt nam áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.5 MB, 228 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

NGUYỄN NGỌC THÍA

XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG XANH
NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM:
ÁP DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT XI MĂNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

NGUYỄN NGỌC THÍA

XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG XANH
NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM:
ÁP DỤNG CHO CÁC DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT XI MĂNG

Ngành: Kinh tế học
Mã số: 9310101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1.
2.

TS. ĐẶNG VŨ TÙNG
PGS.TS. LÊ ANH TUẤN

HÀ NỘI – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tác giả. Tất
cả các dữ liệu được sử dụng trong luận án đều có trích dẫn nguồn gốc đầy đủ. Các kết
quả nghiên cứu của luận án được phân tích dựa trên nguồn dữ liệu do tác giả thu thập và
xử lý một cách trung thực, đảm bảo tính khoa học và độ tin cậy. Toàn bộ nội dung của
luận án chưa từng được tác giả nào khác công bố.
Hà Nội, ngày 19 tháng 08 năm 2019
Tập thể giáo viên hướng dẫn

TS. Đặng Vũ Tùng

PGS.TS Lê Anh Tuấn

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Ngọc Thía


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Đặng Vũ Tùng, người đã

dìu dắt tác giả từ khi còn là học viên cao học, người đã hướng dẫn nghiên cứu tận tình,
động viên trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tác giả xin được cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Lê Anh Tuấn người đã dìu dắt tác
giả từ khi còn là sinh viên đại học, luôn đồng hành và hướng dẫn tận tình cho tác giả
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tác giả xin được cảm ơn tới TS. Nguyễn Danh Nguyên, PGS.TS. Phạm Thị Thanh
Hồng, các thầy cô trong bộ môn Quản lý công nghiệp cùng các thầy cô tại Viện Kinh tế
và Quản lý, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã hỗ trợ, góp ý và định hướng nghiên
cứu cho luận án.
Tác giả xin được cảm ơn tới các cá nhân, doanh nghiệp tham gia trong quá trình
nghiên cứu đã hợp tác, hỗ trợ cung cấp các thông tin, dữ liệu chính xác, đầy đủ để tác giả
có thể hoàn thành được luận án này.
Tác giả cũng xin được gửi lời cảm ơn tới những người thân yêu trong gia đình đã
luôn ở bên động viên tác giả trong những lúc khó khăn nhất để có thể hoàn thành luận án
này.

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Ngọc Thía


MỤC LỤC
1

PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... i

i.

Sự cần thiết của đề tài............................................................................................ i


ii.

Khoảng trống nghiên cứu .................................................................................... vi

iii.

Mục đích và câu hỏi nghiên cứu .......................................................................... ix

iv.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................... x

v.

Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... xi

vi.

Những đóng góp mới của đề tài .......................................................................... xii

vii. Kết cấu của đề tài .............................................................................................. xiii
1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH 1

1.1 Tổng quan về tăng trưởng xanh ............................................................................ 1
1.1.1 Các khái niệm chung ................................................................................. 1
1.1.2 Nguồn gốc của tăng trưởng xanh ............................................................... 5
1.1.3 Sự cần thiết và lợi ích của tăng trưởng xanh .............................................. 7
1.1.4 Mối quan hệ với phát triển bền vững.......................................................... 8

1.2 Chính sách và chiến lược tăng trưởng xanh .........................................................10
1.2.1 Nội dung chính sách tăng trưởng xanh ......................................................10
1.2.2 Các chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam ...........................................11
1.3 Tăng trưởng xanh trong ngành công nghiệp Việt Nam ........................................25
1.3.1 Thực trạng tăng trưởng xanh các ngành công nghiệp Việt Nam ................25
1.3.2 Thực trạng tăng trưởng xanh ngành xi măng Việt Nam.............................27
1.4 Bàn luận về cơ sở lý luận và thực trạng tăng trưởng xanh ....................................28
1.4.1 Về cơ sở lý luận tăng trưởng xanh ............................................................28
1.4.2 Về thực trạng tăng trưởng xanh.................................................................33
1.5 Tóm tắt chương 1 ................................................................................................34


2

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ LIÊN QUAN ĐẾN TĂNG

TRƯỞNG XANH ........................................................................................................35
2.1 Tổng quan về chỉ số ............................................................................................35
2.1.1 Khái niệm chỉ số .......................................................................................35
2.1.2 Vai trò và quy trình sử dụng chỉ số ...........................................................36
2.1.3 Đặc tính chất lượng chỉ số ........................................................................37
2.1.4 Tiêu chuẩn lựa chọn chỉ số .......................................................................38
2.1.5 Phân loại chỉ số.........................................................................................39
2.2 Quy trình, phương pháp, và công cụ bổ trợ xây dựng chỉ số ................................40
2.2.1 Tổng quan chung ......................................................................................40
2.2.2 Quy trình xây dựng bộ chỉ số ....................................................................42
2.2.3 Phương pháp chuyên gia (Delphi) xây dựng chỉ số ...................................45
2.2.4 Các công cụ, kỹ thuật bổ trợ xây dựng chỉ số ............................................45
2.3 Các chỉ số đánh giá liên quan đến tăng trưởng xanh hiện có ................................47
2.3.1 Tổng quan nghiên cứu các chỉ số đánh giá liên quan đến TTX..................47

2.3.2 Chỉ số đánh giá TTX cấp quốc gia ............................................................49
2.3.3 Chỉ số đánh giá TTX cấp địa phương ........................................................49
2.3.4 Chỉ số đánh giá hiệu quả nguồn lực ..........................................................49
2.3.5 Bộ chỉ số đánh giá hiệu quả bền vững doanh nghiệp .................................50
2.3.6 Bộ chỉ số đánh giá sản xuất bền vững .......................................................51
2.4 Bàn luận các vấn đề về chỉ số và xây dựng bộ chỉ số ...........................................52
2.4.1 Về các nghiên cứu xây dựng chỉ số ...........................................................52
2.4.2 Về tiêu chuẩn lựa chọn chỉ số ...................................................................54
2.4.3 Hướng xây dựng quy trình của luận án .....................................................55
2.5 Tóm tắt chương 2 ................................................................................................56
3

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN .......................57


3.1 Phương pháp tiếp cận ..........................................................................................57
3.1.1 Lựa chọn phương pháp tiếp cận ................................................................57
3.1.2 Các phương pháp thu thập dữ liệu.............................................................57
3.1.3 Các phương pháp phân tích dữ liệu ...........................................................59
3.1.4 Kế hoạch khảo sát bảng hỏi, phỏng vấn sâu ..............................................60
3.2 Quy trình thực hiện xây dựng bộ tiêu chí TTX ....................................................65
3.2.1 Xác định căn cứ lựa chọn tiêu chí .............................................................66
3.2.2 Xây dựng cấu trúc của bộ tiêu chí .............................................................67
3.2.3 Sàng lọc và chuẩn hóa các chỉ số tiềm năng ..............................................68
3.2.4 Lấy ý kiến phản hồi từ doanh nghiệp sản xuất xi măng .............................69
3.2.5 Hoàn thiện bộ tiêu chí ...............................................................................70
3.2.6 Áp dụng đo lường và đánh giá ..................................................................71
3.3 Bàn luận về phương pháp và quy trình xây dựng bộ tiêu chí................................71
3.4 Tóm tắt chương 3 ................................................................................................72
4


CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG XANH

CHO DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG VIỆT NAM ....................................73
4.1 Xây dựng căn cứ lựa chọn tiêu chí đánh giá tăng trưởng xanh .............................73
4.1.1 Căn cứ lý luận về chỉ số đánh giá tăng trưởng xanh ..................................73
4.1.2 Căn cứ thực tiễn về hoạt động sản xuất xi măng .......................................75
4.1.3 Tổng hợp các nguồn dữ liệu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá TTX ..............81
4.2 Xây dựng cấu trúc của bộ tiêu chí........................................................................82
4.3 Sàng lọc và chuẩn hóa các chỉ số tiềm năng ........................................................83
4.3.1 Sàng lọc ....................................................................................................83
4.3.2 Tổng hợp và chuẩn hóa .............................................................................85
4.4 Lấy ý kiến phản hồi từ doanh nghiệp sản xuất xi măng .......................................90
4.4.1 Thiết kế khảo sát bộ tiêu chí, phiếu phỏng vấn sâu....................................90


4.4.2 Thực hiện khảo sát, phỏng vấn sâu doanh nghiệp sản xuất xi măng ..........92
4.4.3 Xử lý dữ liệu thống kê và tổng hợp ý kiến từ doanh nghiệp ......................92
4.4.4 Quyết định loại bỏ, điều chỉnh và bổ sung chỉ số tăng trưởng xanh ...........98
4.5 Bộ tiêu chí tăng trưởng xanh đề xuất .................................................................100
4.6 Bàn luận về thuận lợi và khó khăn khi xây dựng bộ tiêu chí .............................. 106
4.7 Tóm tắt chương 4 ..............................................................................................107
5

CHƯƠNG 5: ÁP DỤNG BỘ TIÊU CHÍ THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG XANH

TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT XI MĂNG VIỆT NAM ....................108
5.1 Tổ chức đo lường bộ tiêu chí tăng trưởng xanh .................................................108
5.2 Kết quả đo lường bộ tiêu chí thực hiện tăng trưởng xanh................................... 109
5.2.1 Kết quả đo lường tại xi măng Hoàng Thạch ............................................110

5.2.2 Tổng hợp kết quả đo lường của 3 nhà máy xi măng ................................ 121
5.3 Đánh giá kết quả đo lường tại các doanh nghiệp ................................................126
5.4 Phân nhóm bộ tiêu chí hỗ trợ đánh giá tăng trưởng xanh ...................................127
5.5 Bàn luận về đo lường và áp dụng bộ tiêu chí tăng trưởng xanh ..........................128
5.6 Tóm tắt chương 5 ..............................................................................................129
6

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................130

i.

Những kết quả đạt được .................................................................................... 130

ii.

Những đóng góp của luận án ............................................................................. 131

iii.

Những hạn chế của luận án................................................................................132

iv.

Kiến nghị và đề xuất.......................................................................................... 132

v.

Hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................................. 137

7


DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ .................................................... 141

8

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................142

9

PHỤ LỤC ............................................................................................................. 1

9.1 Phụ lục 1: Tổng hợp các nguồn dữ liệu chỉ số ...................................................... 1


9.2 Phụ lục 2: Các chỉ số đánh giá TTX sau khi sàng lọc sơ bộ .................................24
9.3 Phụ lục 3: Các chỉ số đưa vào bước tổng hợp và chuẩn hóa .................................33
9.4 Phụ lục 4: Phiếu khảo sát bộ tiêu chí đánh giá TTX doanh nghiệp SXXM ..........36
9.5 Phụ lục 5: Phiếu phỏng vấn sâu và danh sách khảo sát ........................................44
9.6 Phụ lục 6: Phiếu khảo sát chuyên gia về các khía cạnh đánh giá TTX .................47


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ADB

: Ngân hàng Phát triển Châu Á

ADBI

: Viện Ngân hàng Phát triển châu Á


AHP

: Phương pháp phân tích thứ bậc

BCT

: Bộ Công thương

BTNMT

: Bộ Tài nguyên và Môi trường

BXD

: Bộ Xây dựng

CBCNV

: Cán bộ công nhân viên

CMS

: Dịch vụ quản lý hóa chất

DAC

: Ủy ban Hỗ trợ Phát triển

DBFO


: Thiết kế, xây dựng, tài trợ, vận hành

DC

: Dây chuyền

DfE

: Thiết kế vì môi trường

EHS

: Hệ thống sức khỏe kinh tế

EMS

: Hệ thống quản lý môi trường

ESG

: Cấu trúc kinh tế-xã hội-quản lý

GGGI

: Viện tăng trưởng xanh toàn cầu

GWP

: Tiềm năng nóng lên toàn cầu


IAEA

: Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế

ISED

: Chỉ số phát triển bền vững năng lượng

ISO

: Hệ thống quản lý chất lượng

IUCN

: Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

KOICA

: Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc

KPI

: Chỉ số kết quả thực hiện

KV

: Khu vực

LCA


: Phân tích vòng đời

LCSP

: Trung tâm sản xuất bền vững Lowell Đại học Massachusetts

MCDA

: Phân tích ra quyết định đa tiêu chuẩn

MCED

: Hội nghị Bộ trưởng về Môi trường và Phát triển

MFA

: Phương pháp phân tích dòng nguyên vật liệu

MRP

: Lập kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu

NVL

: Nguyên vật liệu


OECD

: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế


OHSAS

: Hệ thống an toàn sức khỏe nghề nghiệp

PAM

: Phương pháp phân tích quá trình

PCA

: Phép phân tích thành phần chính

PSR

: Áp lực-Trạng thái-Ứng phó

PSS

: Hệ thống sản phẩm dịch vụ

PTBV

: Phát triển bền vững

QCVN

: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

QĐ-TTg


: Quyết định của Thủ tướng chính phủ

SMEs

: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa

SP&DV

: Sản phẩm và dịch vụ

SXBV

: Sản xuất bền vững

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

SXXM

: Sản xuất xi măng

TCCP

: Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

: Tiêu chuẩn quốc gia


TNMT

: Tài nguyên môi trường

TOPSIS

: Kỹ thuật tích hợp ra quyết định

TPS

: Tổng số hạt bụi lơ lửng có đường kính dưới 10 µm

TTX

: Tăng trưởng xanh

UNCED

: Hội nghị thượng đỉnh Trái đất

UNDESA

: Vụ Liên Hiệp Quốc về vấn đề kinh tế và xã hội

UNEP

: Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc

UNESCAP : Ủy ban Kinh tế Xã Hội Châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp Quốc

USAID

: Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ

VICEM

: Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam

WB

: Ngân hàng Thế giới

WBCSD

: Hội đồng Doanh nghiệp Thế giới về Phát triển bền vững

WCED

: Hội nghị Thế giới về Môi trường và Phát triển

WWF

: Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên

XM

: Xi măng


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Chương trình khung PTBV ................................................................... 9
Hình 1.2. Chương trình khung TTX của OECD.................................................... 9
Hình 1.3. Tích hợp mối quan hệ PTBV và TTX ................................................... 9
Hình 1.4. Chiến lược xanh với các chiến lược và hoạt động doanh nghiệp ..........18
Hình 1.5. Các bước phát triển chiến lược xanh doanh nghiệp ..............................18
Hình 1.6. Quy trình thực hiện chiến lược xanh ....................................................19
Hình 1.7. Khung tích hợp bền vững môi trường cấp doanh nghiệp ......................23
Hình 2.1. Quy trình thiết kế bộ chỉ số SXBV doanh nghiệp .................................43
Hình 3.1. Lưu đồ phương pháp tiếp cận nghiên cứu của luận án ..........................57
Hình 3.2. Cơ cấu sản lượng xi măng theo khối doanh nghiệp (2017) ...................61
Hình 3.3. Số lượng lò quay phân bố theo vùng miền (2017) ................................61
Hình 3.4. Quy trình xây dựng bộ tiêu chí TTX của luận án..................................65
Hình 3.5. Khung TTX ngành xi măng .................................................................67
Hình 3.6. Cấu trúc bộ tiêu chí ..............................................................................68
Hình 4.1. Sơ đồ nguyên lý quy trình SXXM ........................................................75
Hình 4.2. Dòng NVL quá trình SXXM ................................................................78
Hình 4.3. Dòng NVL trong công đoạn nghiền bột liệu thô...................................79
Hình 4.4. Dòng vật liệu trong trộn bột thô và xi lô chứa bột liệu .........................79
Hình 4.5. Dòng NVL trong công đoạn sản xuất clanh ke .....................................79
Hình 4.6. Dòng NVL trong công đoạn nghiền xi măng ........................................80
Hình 4.7. Cấu trúc bộ tiêu chí TTX .....................................................................83
Hình 4.8. Cấu trúc bộ tiêu chí sơ bộ ....................................................................87
Hình 4.9. Quá trình lấy ý kiến đánh giá bộ tiêu chí TTX từ doanh nghiệp ...........90
Hình 4.10. Điểm trung bình sự cần thiết của các khía cạnh TTX .........................93
Hình 4.11. Tần số lựa chọn điểm tối đa (điểm 5) của các khía cạnh TTX ............93


Hình 5.1. Chỉ số năng lượng và tài nguyên XM Hoàng Thạch và định mức VICEM
..................................................................................................................................111
Hình 5.2. Nồng độ bụi trong không khí bên trong XM Hoàng Thạch ................ 114

Hình 5.3. Mức ồn khu vực xung quanh Nhà máy XM Hoàng Thạch .................117
Hình 5.4. Mức ồn khu vực bên trong Nhà máy XM Hoàng Thạch ..................... 118
Hình 6.1. Cơ cấu tổ chức tổ TTX đề xuất ..........................................................135
Hình 6.2. Xác định điểm số đánh giá theo phương pháp AHP ........................... 139
Hình 6.3. Kết quả trọng số các tiêu chí .............................................................. 140


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tổng hợp các định nghĩa về TTX ......................................................... 2
Bảng 1.2. Tổng hợp định nghĩa sản xuất xanh ...................................................... 4
Bảng 1.3. Ví dụ về tầm nhìn và sứ mệnh xanh .....................................................20
Bảng 1.4. Ví dụ về xác định hành động xanh theo sứ mệnh xanh ........................20
Bảng 1.5. Sản lượng xi măng Việt Nam giai đoạn 2011-2016 .............................27
Bảng 1.6. Tổng hợp dự báo nhu cầu xi măng ở Việt Nam đến năm 2035.............28
Bảng 2.1. Cấu trúc chỉ số TTX quốc gia của OECD ............................................49
Bảng 2.2. Khung bộ chỉ số hiệu quả nguồn lực ....................................................50
Bảng 2.3. Nhóm chỉ số định tính hiệu quả bền vững doanh nghiệp ......................50
Bảng 2.4. Nhóm chỉ số định lượng hiệu quả bền vững doanh nghiệp ...................51
Bảng 2.5. Bình luận quy trình xây dựng chỉ số SXBV .........................................53
Bảng 3.1. Thống kê dây chuyền, công suất 3 doanh nghiệp khảo sát ...................61
Bảng 3.2. Kế hoạch khảo sát 3 doanh nghiệp xi măng .........................................63
Bảng 3.3. Danh sách phân xưởng, phòng ban thực hiện khảo sát .........................64
Bảng 4.1. Tổng hợp các nguồn dữ liệu chỉ số dựa trên căn cứ lý luận ..................74
Bảng 4.2. Chính sách chất lượng, môi trường doanh nghiệp SXXM ....................81
Bảng 4.3. Tổng hợp các nguồn dữ liệu xây dựng bộ tiêu chí đánh giá TTX .........82
Bảng 4.4. Các chỉ số đánh giá TTX sau khi sàng lọc sơ bộ ..................................84
Bảng 4.5. Các chỉ số còn lại sau bước sàng lọc và chuẩn hóa ..............................86
Bảng 4.6. Bộ tiêu chí sơ bộ TTX doanh nghiệp SXXM .......................................88
Bảng 4.7. Các câu hỏi phỏng vấn sâu doanh nghiệp SXXM ................................91
Bảng 4.8. Thống kê mô tả điểm số về sự cần thiết của 7 tiêu chí TTX .................93

Bảng 4.9. Điểm trung bình sự phù hợp chỉ số với mục tiêu doanh nghiệp ............94
Bảng 4.10. Tổng hợp kết quả phỏng vấn sâu từ 3 đơn vị SXXM .........................95
Bảng 4.11. Quyết định điều chỉnh, bổ sung các chỉ số từ kết quả khảo sát ...........99


Bảng 4.12. Bộ tiêu chí đánh giá thực hiện TTX doanh nghiệp SXXM ...............101
Bảng 5.1. Kết quả chỉ số năng lượng và tài nguyên XM Hoàng Thạch ..............110
Bảng 5.2. Kết quả các chỉ số môi trường tự nhiên xi măng Hoàng Thạch ..........112
Bảng 5.3. Quan trắc khí thải và bụi khu vực xung quanh XM Hoàng Thạch ...... 113
Bảng 5.4. Kết quả quan trắc khí thải và bụi bên trong XM Hoàng Thạch ..........114
Bảng 5.5. Quan trắc khí thải và bụi khu vực khai thác mỏ XM Hoàng Thạch ....115
Bảng 5.6. Kết quả quan trắc tiếng ồn khu vực xung quanh XM Hoàng Thạch ...116
Bảng 5.7. Kết quả quan trắc tiếng ồn khu vực bên trong XM Hoàng Thạch ....... 117
Bảng 5.8. Kết quả quan trắc tiếng ồn khu vực khai thác mỏ XM Hoàng Thạch .118
Bảng 5.9. Kết quả đo lường khía cạnh kinh tế ................................................... 120
Bảng 5.10. Kết quả đo lường khía cạnh lao động...............................................120
Bảng 5.11. Kết quả đo lường khía cạnh sản phẩm và tái chế .............................120
Bảng 5.12. Kết quả đo lường khía cạnh chính sách............................................ 121
Bảng 5.13. Kết quả các chỉ số TTX của 3 công ty xi măng ................................ 122
Bảng 5.14. Bộ tiêu chí TTX thuộc nhóm 1 ........................................................127
Bảng 6.1. Ma trận so sánh cặp các khía cạnh TTX từ ý kiến chuyên gia ............139
Bảng 6.2. Ma trận chuẩn hóa và độ tin cậy của kết quả phương pháp AHP .......140


1 PHẦN MỞ ĐẦU
i.

Sự cần thiết của đề tài
Tăng trưởng kinh tế góp phần giải quyết các vấn đề như giảm tỷ lệ thất nghiệp, xóa


đói giảm nghèo và nâng cao đời sống con người. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế dẫn tới
việc khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; ô nhiễm nguồn nước, không khí và môi
trường sống ảnh hưởng tới sức khỏe con người và dẫn tới phát triển kinh tế không bền
vững [1]. Đứng trước tình trạng đó, yêu cầu đặt ra đối với các bên liên quan cần giải
quyết đồng thời về mặt lý luận và thực tiễn các vấn đề sau: (i) Khai thác tài nguyên thiên
nhiên một cách có hiệu quả; (ii) Sử dụng năng lượng hiệu quả, tái tạo năng lượng; (iii)
Nâng cao hiệu quả sản xuất thông qua việc sử dụng có hiệu quả yếu tố đầu vào; (iv) Bảo
vệ môi trường tự nhiên và môi trường sống, khôi phục bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
Do đó, sự ra đời của tăng trưởng xanh (TTX) giúp các bên liên quan giải quyết đồng thời
các vấn đề trên. TTX được hiểu là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời
đảm bảo rằng các nguồn tài sản tự nhiên tiếp tục cung cấp các tài nguyên và dịch vụ môi
trường thiết yếu cho cuộc sống của con người [2].
Khái niệm TTX lần đầu tiên xuất hiện trong Hội nghị Bộ trưởng lần thứ năm về môi
trường và phát triển (MCED) được thực hiện bởi UNESCAP (Ủy ban Kinh tế Xã hội
châu Á Thái Bình Dương) tại Hàn Quốc vào năm 2005. TTX là chiến lược, phương thức
tăng trưởng kinh tế có chú trọng đến vấn đề khai thác tài nguyên và tác động đến môi
trường. Hiện nay, TTX đang nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà nghiên cứu và những
người làm chính sách coi TTX được coi là phương thức hiệu quả hướng tới phát triển bền
vững [3]. Về cam kết quốc tế, Hội nghị quốc tế về khí hậu (Cop21-Paris năm 2015) thông
qua thỏa thuận của 196 bên tham gia bắt buộc tất cả các nước cắt giảm lượng khí thải các
bon với mục tiêu quan trọng nhất là giữ mức nhiệt độ tăng toàn cầu trong thế kỷ này dưới
2oC.
Để làm sáng tỏ sự cần thiết của đề tài, luận án xem xét 4 khía cạnh sau:
Thứ nhất, cơ sở pháp lý tăng trưởng xanh. Tại Việt Nam năm 2012, Thủ tướng
chính phủ đã ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg về Chiến lược quốc gia về tăng
trưởng xanh đề cập đến các nhiệm vụ cụ thể như: Giảm cường độ phát thải khí nhà kính
và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sử dụng tiết kiệm và hiệu quả
i



tài nguyên, khuyến khích phát triển công nghiệp xanh [4]. Tiếp sau đó năm 2014, Thủ
tướng chính phủ ra Quyết định số 403/QĐ-TTg về việc Phê duyệt kế hoạch hành động
quốc gia về tăng trưởng xanh bao gồm các hoạt động: tổ chức thí điểm mô hình TTX;
triển khai thực hiện một số mô hình TTX; cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng [5].
Đến năm 2017, Bộ Xây dựng ra Quyết định số 802/QĐ-BXD về Ban hành Kế hoạch hành
động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong công nghiệp xi măng với quan điểm phát triển
ngành công nghiệp xi măng theo hướng TTX, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng, bảo vệ
môi trường [6]. Mục tiêu cụ thể, giảm 20 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2020 và
164 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2030. TTX tại Việt Nam đang được thực hiện
đồng bộ ở các cấp. Ở cấp địa phương, các Thành Phố/Tỉnh đã có kế hoạch triển khai thực
hiện Chiến lược TTX của Thành phố/Tỉnh như Hà Nội [7], Hải Phòng [8], Thanh Hóa
[9]. Ở cấp ngành và doanh nghiệp đặc biệt là trong các ngành công nghiệp, các Bộ ngành
chủ quản ban hành chương trình hành động của Bộ theo hướng TTX đồng thời chỉ đạo
tới các doanh nghiệp thực hiện sản xuất theo hướng TTX như QĐ965/QĐ-BTNMT [10],
QĐ13443/QĐ-BCT [11], QĐ419/QĐ-BXD [12]. Tính đến năm 2019 đã có 7 Bộ và 34
Tỉnh/Thành Phố ban hành chương trình hành động [13].
Thứ hai, đánh giá thực hiện tăng trưởng xanh. Thực tế cho thấy để đo lường, đánh
giá giám sát TTX thì cần thiết phải có công cụ đánh giá. Công cụ đánh giá TTX ở đây là
bộ tiêu chí đánh giá TTX. Do đó, cần phải xây dựng bộ tiêu chí đánh giá TTX. Việc xây
dựng bộ tiêu chí đánh giá TTX phù hợp với nội dung Quyết định số 1393/QĐ-TTg/2012,
trong đó Thủ tướng chính phủ nêu rõ các Bộ, sở ngành và các địa phương cần “Nghiên
cứu, ban hành hệ thống các chỉ số, tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn về tăng trưởng xanh
để quản trị trên phạm vi cả nước, ngành và địa phương”.
Thứ ba, phát thải của ngành công nghiệp xi măng. Các ngành công nghiệp là những
ngành sử dụng nhiều tài nguyên, năng lượng và đóng góp lớn vào lượng phát thải khí nhà
kính. Theo báo cáo đánh giá các biện pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu năm 2014 tại Berlin
(Đức), lượng phát thải khí nhà kính từ nguồn cung cấp năng lượng chiếm 40%, công
nghiệp chiếm khoảng 30% [14]. Tại Việt Nam năm 2014, Thủ tướng chính phủ đã phê
duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm
2035 thông qua Quyết định 879/QĐ-TTg ngày 09/06/2014 với quan điểm phát triển công

nghiệp trên cơ sở TTX, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường và định hướng phát
ii


triển thân thiện môi trường, công nghiệp xanh [15]. Trong những năm qua, ngành công
nghiệp sản xuất Việt Nam đã có những bước phát triển ổn định góp phần phát triển đất
nước. Sự phát triển mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng, giao thông, đô thị và các công trình lớn
giai đoạn vừa qua đòi hỏi ngành công nghiệp xi măng phát triển để đáp ứng nhu cầu về
xây dựng. Tuy nhiên sự phát triển sự phát triển ngành xi măng cần tuân thủ Quyết định
1488/QĐ-TTg về phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam
giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030. Một trong các mục tiêu đó là phát
triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam theo hướng tiết kiệm nguyên liệu, và tiêu hao
năng lượng thấp; bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên [16]. Việt Nam đứng thứ năm
về sản lượng SXXM, việc phát triển ngành công nghiệp xi măng cần được chú trọng. Tuy
nhiên, SXXM phát thải khí CO2, CO, NOx, SOx, bụi ảnh hưởng đến môi trường và dân
cư địa phương. Lượng CO2 thải ra môi trường khi nung 1 tấn clinker khoảng gần 800 kg,
bao gồm CO2 từ phân hủy đá vôi và từ đốt nhiên liệu than. Khối lượng bụi thải ra cũng
rất lớn nếu không có hệ thống lọc bụi chất lượng cao [17]. Theo quy hoạch ngành xi măng
thì năng lực sản xuất clinker và xi măng sẽ vẫn tiếp tục tăng, với mục tiêu khoảng 100
triệu tấn/năm vào 2020, tức là tăng tới gần 30% công suất so với năm 2015 [16]. Mặt
khác, việc phát triển ngành công nghiệp xi măng dẫn tới sự suy giảm tài nguyên khoáng
sản đất nước, tiêu thụ nhiều năng lượng (theo nghiên cứu của dự án NAMA Cement do
Quỹ Phát triển Bắc Âu tài trợ thì tiêu thụ năng lượng của ngành xi măng chiếm 8% tổng
tiêu thụ của tất cả các ngành công nghiệp, trong đó tiêu dùng điện năng chiếm xấp xỉ 50%
lượng tiêu dùng năng lượng này), ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, sức khỏe người
lao động và dân cư địa phương. Quá trình khai thác khoáng sản (đá vôi, quặng sắt, đất
sét...) phục vụ cho SXXM ngày một nhiều dẫn tới ô nhiễm môi trường đặc biệt là khói
bụi và lượng khí CO2 từ quá trình sản xuất gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sống. Theo
kết quả kiểm kê quốc gia khí nhà kính mới nhất, trong ngành xây dựng thì lượng phát
thải tính theo CO2 tương đương thì ngành SXXM cũng đang đứng đầu với phát thải tổng

cộng khoảng 36.6 triệu tấn CO2 tương đương từ việc đốt nhiên liệu để nung và lượng CO 2
thoát ra từ phản ứng hóa học khi nung [18]. Tóm lại, phát triển ngành xi măng là tốt cho
việc phát triển chung của quốc gia nhưng vấn đề phát thải, suy giảm tài nguyên từ quá
trình SXXM cũng cần phải được đặt lên hàng đầu.

iii


Thứ tư, vấn đề về quản lý các doanh nghiệp sản xuất trong ngành xi măng. Thực tế
cho thấy, các doanh nghiệp SXXM chưa thực sự chú trọng đến công tác bảo vệ môi
trường. Nhiều nhà máy xi măng phát thải vượt ngưỡng cho phép các chất độc hại và khói
bụi ra môi trường dẫn đến việc cơ quan chức năng có hình thức xử phạt, đình chỉ hoạt
động điển hình như xi măng Phúc Sơn, Vạn Ninh, nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng
Tây Nguyên [17]. Mặt khác, Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 802/QĐ-BXD về
định hướng phát triển ngành công nghiệp xi măng theo hướng TTX, tiết kiệm tài nguyên,
bảo vệ môi trường với mục tiêu là giảm 20 triệu tấn CO 2 tương đương vào năm 2020 và
164 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2030 [6]. Đứng trên góc độ quản lý ngành xi
măng là Bộ Xây dựng, cụ thể là Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường hay Vụ Vật liệu
xây dựng trong việc quản lý các đơn vị xi măng thì việc đánh giá thực hiện TTX của các
doanh nghiệp trong ngành công nghiệp xi măng là rất cần thiết về mặt pháp lý trong bối
cảnh phát triển ngành công nghiệp xi măng theo hướng TTX. Việc đánh giá thực hiện
TTX của các doanh nghiệp trong ngành xi măng theo hướng TTX chỉ có thể thực hiện
thông qua bộ tiêu chí đánh giá TTX. Do đó, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá thực hiện TTX
của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp là rất thiết trong bối cảnh tài nguyên thiên
nhiên bị khai thác cạn kiệt, phát thải ô nhiễm từ quá trình sản xuất nhận được sự quan
tâm lớn từ cơ quan quản lý và các bên hữu quan.
Bốn khía cạnh bàn luận trên bao gồm: (1) Vấn đề về TTX nhận được sự quan tâm
lớn của các quốc gia và những người làm chính sách, và giải quyết tốt bài toán về tăng
trưởng kinh tế & môi trường đồng thời cũng là yêu cầu về mặt pháp lý là thực hiện chiến
lược TTX quốc gia; (2) vấn đề về đánh giá TTX là cần phải có công cụ bộ tiêu chí để

đánh giá, việc xây dựng bộ tiêu chí phù hợp với nhiệm vụ chiến lược quốc gia về TTX
và bộ tiêu chí cũng là cơ sở để giám sát việc thực hiện TTX của doanh nghiệp; (3) vấn
đề phát thải ngành công nghiệp cũng như ngành xi măng ngày càng lớn trong khi nhu cầu
xi măng ngày càng tăng; (4) vấn đề quản lý các doanh nghiệp SXXM khi mà các doanh
nghiệp SXXM chưa chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường. Do đó, việc “Xây dựng
bộ tiêu chí đánh giá thực hiện tăng trưởng xanh ngành công nghiệp Việt Nam: Áp dụng
cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng” là thực sự cần thiết.
Việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá TTX mang lại những lợi ích nhất định đối với
các doanh nghiệp, cơ quan quản lý ngành, các tổ chức môi trường, và các bên hữu quan.
iv


Đối với doanh nghiệp, bộ tiêu chí đánh giá TTX giúp đánh giá hiện trạng doanh nghiệp;
tác động đến môi trường; so sánh với doanh nghiệp khác; cơ sở xác định mục tiêu TTX
doanh nghiệp và giám sát hướng tới TTX; cơ sở để đánh giá và ra quyết định cải tiến
TTX; theo dõi tiến độ thực hiện các hoạt động môi trường; truyền thông kết quả thực hiện
hoạt động môi trường, thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội; công cụ để đưa
ra các chính sách liên quan đến môi trường. Đối với cơ quan quản lý ngành, bộ tiêu chí
đánh giá thực hiện TTX giúp cơ quan quản lý kiểm soát việc thực hiện TTX các doanh
nghiệp đồng thời đảm bảo các thông số phát thải của ngành đạt yêu cầu của các cơ quan
quản lý. Đối với các tổ chức môi trường, bộ tiêu chí TTX là cơ sở để giám sát kết quả
việc thực hiện môi trường của doanh nghiệp; đánh giá mức độ thực hiện xanh ở doanh
nghiệp. Đối với tổ chức khác, bộ tiêu chí là công cụ nhận biết và phát triển các dịch vụ
hỗ trợ để đẩy mạnh hoạt động xanh; đánh giá xem dịch vụ của họ có giúp gì cho hoạt
động TTX của doanh nghiệp.
Hiện nay, số lượng các nhà máy/dây chuyền SXXM ở các nước phát triển trên thế
giới ngày càng giảm; trong khi số lượng các doanh nghiệp sản xuất cũng như dây chuyền
xi măng ở Việt Nam ngày càng tăng do nhu cầu xây dựng của Việt Nam tăng cao để đáp
ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Theo quy hoạch ngành xi măng, tổng công suất xi
măng cả nước vẫn tiếp tục tăng trong tương lai. Do đó, trong cả hiện tại và tương lai nhu

cầu về bộ tiêu chí đánh giá thực hiện TTX vẫn cần thiết do những lợi ích của bộ tiêu chí
đánh giá TTX mang lại.
Luận án đứng trên quan điểm của cơ quan quản lý ngành để đánh giá việc thực hiện
TTX của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp. Do đó, để xây dựng được bộ chỉ
tiêu chí đánh giá thực hiện TTX ngành công nghiệp, luận án lựa chọn cách tiếp cận từ
phía doanh nghiệp trong ngành công nghiệp. Việc lựa chọn cách tiếp cận từ doanh nghiệp
để xây dựng bộ tiêu chí TTX dựa trên một số quan điểm sau:
- Doanh nghiệp là phần tử cốt lõi cấu thành một ngành sản xuất công nghiệp, phát
triển ngành theo hướng TTX không thể tách rời khỏi các doanh nghiệp. TTX ngành
sẽ không đạt được khi các doanh nghiệp tăng trưởng mà không quan tâm đến môi
trường. Doanh nghiệp đóng vai trò tiên phong, nhân tố quan trọng góp phần thúc
đẩy TTX. Thực hiện kế hoạch hành động TTX chỉ có Bộ/ngành thì sẽ không thực
hiện được mà cần có sự nỗ lực, hỗ trợ từ phía doanh nghiệp. Ngành công nghiệp xi
v


măng như “điểm tựa”, doanh nghiệp xi măng như “đòn bẩy” để dịch chuyển ngành
công nghiệp xi măng tới TTX và các doanh nghiệp trong ngành xi măng cần gắn
kết tạo ra sự cộng hưởng bằng cách cùng nhau nỗ lực thực hiện mục tiêu của ngành
công nghiệp xi măng.
- Để các doanh nghiệp phát triển theo hướng TTX của ngành, cần có công cụ đo
lường, đánh giá giám sát từ chính doanh nghiệp. Kết quả thực hiện TTX của ngành
phụ thuộc vào sự tham gia, hợp tác một cách tích cực của các doanh nghiệp. Ngành
công nghiệp xi măng cần có cơ chế, lộ trình thích hợp yêu cầu các doanh nghiệp
tham gia đo lường, giám sát TTX bên trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp đóng vai trò chủ động và tích cực thực hiện
TTX.
- Vấn đề nhận thức sự cần thiết, lợi ích của TTX đối với doanh nghiệp đặc biệt quan
trọng. Doanh nghiệp sẽ không tham gia một cách tích cực, chủ động khi mục tiêu
của ngành xi măng đạt được trong khi lợi ích của doanh nghiệp không đảm bảo.

Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá TTX cần phản ánh những vấn đề trong quá trình sản
xuất kinh doanh đồng thời đảm bảo mục tiêu về môi trường và của ngành đạt được.
Như vậy, việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá thực hiện TTX ngành công nghiệp và
áp dụng cho các doanh nghiệp SXXM xuất phát điểm từ doanh nghiệp theo cách tiếp cận
từ dưới lên là thiết thực và hoàn toàn hợp lý.
ii.

Khoảng trống nghiên cứu
Cơ sở lý luận và các nghiên cứu về TTX đã có nhưng vẫn còn rất hạn chế, chủ yếu

về mặt chính sách. Để xác định khoảng trống nghiên cứu, luận án xem xét tổng quan
nghiên cứu về chỉ số TTX và quy trình xây dựng chỉ số:
- Về chỉ số tăng trưởng xanh:
Các nghiên cứu về chỉ số TTX không nhiều, chủ yếu là chỉ số bền vững. Trên thế
giới đã có nghiên cứu xây dựng chỉ số phát triển bền vững ở cấp vĩ mô [19] [20]; chỉ số
bền vững chung cho các doanh nghiệp [21]; chỉ số bền vững cho các hệ thống năng lượng
tái tạo [22]; chỉ số sản xuất bền vững [23]. Tại Việt Nam, đã có các chỉ tiêu giám sát và
đánh giá phát triển bền vững cấp quốc gia và địa phương [24]; bộ chỉ số đánh giá thực
hiện bền vững cấp tỉnh [25]; bộ chỉ số phát triển bền vững ngành Dầu khí [26] và ngành
vi


Than khoáng sản [27]; bộ chỉ số bền vững cấp doanh nghiệp [28]. Về chỉ số TTX, trên
thế giới chủ yếu có chỉ số TTX ở cấp quốc gia [29]; ở cấp doanh nghiệp đã có bộ chỉ số
ngân hàng xanh [30]; bộ chỉ số đánh giá TTX đối với các doanh nghiệp tại JSC “Kryon”
của Belarus [31]. Tại Việt Nam, cũng đã có bộ chỉ số TTX cấp quốc gia cũng được xây
dựng trên cơ sở bộ chỉ số TTX của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) được
rút gọn hơn để phù hợp với điều kiện Việt Nam [32]. Ở cấp độ địa phương, Ủy ban Nhân
dân Thành phố Hà Nội cũng đã có xây dựng bộ chỉ tiêu TTX [7]; bộ tiêu chí TTX quận
nội thành TP. Hồ Chí Minh [33]. Hiện nay, nghiên cứu về bộ tiêu chí đánh giá TTX mới

chỉ thực hiện ở cấp độ quốc gia, địa phương. Ở cấp ngành, chỉ có bộ chỉ tiêu phát triển
bền vững của ngành Dầu khí và Than khoáng sản mà chưa có bộ tiêu chí TTX ở cấp
ngành. Ở cấp độ doanh nghiệp, đã có bộ chỉ số bền vững cấp doanh nghiệp, bộ chỉ số
ngân hàng xanh và bộ chỉ số TTX của Vodop’yanova T. P & Luk’yantseva T. A (2016)
[31]. Tuy nhiên, bộ chỉ số bền vững cấp doanh nghiệp dùng chung cho các doanh nghiệp
trong các ngành khác nhau là ưu điểm nhưng cũng có nhược điểm là chỉ so sánh được
những chỉ số chung chung mà không thể có những chỉ số cụ thể để so sánh các vấn đề cụ
thể; bộ chỉ số TTX cấp doanh nghiệp của Vodop’yanova T. P & Luk’yantseva T. A (2016)
đánh giá TTX các doanh nghiệp nhưng lại dựa trên bộ chỉ số TTX quốc gia của OECD,
điều đó cho thấy việc đánh giá này chưa thực sự chính xác và phù hợp [29]. Như vậy, đã
có bộ chỉ số ở cấp ngành nhưng là bộ chỉ số phát triển bền vững mà chưa có bộ tiêu chí
đánh giá TTX ở cấp ngành đặc biệt là chưa có bộ tiêu chí đánh giá thực hiện TTX ở cấp
ngành công nghiệp cũng như doanh nghiệp trong ngành sản xuất công nghiệp cụ thể là
trong các doanh nghiệp SXXM.
- Về quy trình/phương pháp xây dựng chỉ số:
Trên thế giới, quy trình/phương pháp xây dựng chỉ số có thể kể đến như: quy trình
xây dựng chỉ số bền vững cấp vĩ mô của Hartmut Bossel (1999) [19]; quy trình xây chỉ
số bền vững của Barry Dalal-Clayton & Stephen Bass (2002) [34]; quy trình xây dựng
chỉ số bền vững cấp doanh nghiệp [21]. Tại Việt Nam, hiện có quy trình xây dựng bộ tiêu
chí bền vững cấp địa phương của Lê Trịnh Hải & Phạm Hoàng Hải (2014) dựa trên
phương pháp Delphi với quá trình lấy ý kiến chuyên gia [23]; phương pháp Áp lực-Trạng
Thái-Ứng phó (PSR) để xây dựng chỉ số phát triển bền vững ngành Than khoáng sản
[27]; quy trình xây dựng bộ tiêu chí TTX áp dụng cho các quận ở TP. Hồ Chí Minh [33].
vii


Như vậy, quy trình/phương pháp nghiên cứu không được thể hiện một cách rõ ràng ở các
nghiên cứu xây dựng chỉ số trong từng trường hợp cụ thể. Có rất ít các nghiên cứu cụ thể
hóa phương pháp nghiên cứu xây dựng chỉ số hoặc chỉ đưa ra kết quả của bộ tiêu chí mà
thiếu đi những cách thức thực hiện xây dựng chỉ số cũng như căn cứ xây dựng và nguyên

tắc lựa chọn chỉ số. Mặt khác, quy trình xây dựng cũng có nhiều điểm khác nhau, các
bước xây dựng cũng không giống nhau ở mỗi trường hợp cụ thể như: quy trình xây dựng
chỉ số TTX của Hồ Minh Dũng & cộng sự (2015) gồm 2 bước [31], quy trình xây dựng
chỉ số bền vững của Hartmut Bossel (1999) bao gồm 4 bước [17]; quy trình xây dựng chỉ
số bền vững được thực hiện thông qua 8 bước [21] trong khi quy trình xây chỉ số bền
vững của Barry Dalal-Clayton & Stephen Bass (2002) bao gồm 10 bước [32]. Nghiên
cứu của Lê Trịnh Hải & Phạm Hoàng Hải (2014) xây dựng chỉ số bền vững dựa trên
phương pháp Delphi với quá trình lấy ý kiến chuyên gia theo các vòng đến khi đạt được
sự đồng thuận lớn nhất [23].
Tóm lại, xu thế hiện nay là TTX thay vì PTBV bởi vì PTBV là mục tiêu dài hạn
trong tương lai xa và TTX là mục tiêu có thể đạt được trong tương lai gần đồng thời là
phương thức để đạt được PTBV. PTBV quan tâm đến cả vấn đề xã hội tuy nhiên để đạt
được mục tiêu về xã hội sẽ ảnh hưởng lớn đến mục tiêu kinh tế của ngành/doanh nghiệp.
Như vậy, TTX phù hợp trong tương lai gần trước khi đạt được mục tiêu dài hạn –mục
tiêu PTBV. Mặt khác, nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chí TTX mới chỉ thực hiện ở cấp vĩ
mô (quốc gia, địa phương), chưa được thực hiện bài bản và phù hợp ở cấp ngành hay
doanh nghiệp cụ thể nào. Bên cạnh đó, chưa có quy trình toàn diện mang tính hệ thống
để xây dựng bộ tiêu chí phản ánh các khía cạnh cụ thể TTX; tiêu chuẩn đánh giá chỉ số
trong bộ tiêu chí chưa được tổng hợp cụ thể cho lĩnh vực TTX xem xét, phương pháp xây
dựng chỉ số chưa được xây dựng một cách cụ thể và phù hợp. Luận án dựa trên việc phát
triển các tài liệu hiện có về chỉ số liên quan đến TTX để đề xuất quy trình xây dựng bộ
tiêu chí TTX cho doanh nghiệp SXXM. Quy trình đề xuất mang tính hệ thống cao, phù
hợp với điều kiện doanh nghiệp SXXM Việt Nam và phương pháp nghiên cứu dựa trên
những nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Bộ tiêu chí TTX đề xuất cho phép đo lường đánh
giá TTX các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp xi măng Việt Nam. Trên cơ sở đó
cơ quan quản lý giám sát việc thực hiện TTX của các doanh nghiệp nhằm đạt được mục
tiêu của ngành, các doanh nghiệp biết được hiện trạng TTX và mức cải tiến TTX của
viii



mình và từ đó xác định ra các vấn đề và đưa ra các hoạt động thúc đẩy TTX. Quá trình
xây dựng bộ tiêu chí TTX của luận án mang tính kế thừa và phát triển, cụ thể trong quá
trình thực hiện thực tế luôn cập nhật, điều chỉnh phương thức đo lường, đơn vị đo lường
giúp hoàn thiện bộ tiêu chí. Kết quả của luận án là tiền đề cho nghiên cứu khác trong
tương lai khai phá tính hữu dụng của phương pháp xây dựng bộ tiêu chí TTX cấp doanh
nghiệp trong các ngành công nghiệp khác.
iii.

Mục đích và câu hỏi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là đề xuất bộ tiêu chí đánh giá thực hiện TTX ngành công

nghiệp xi măng Việt Nam (áp dụng cho các doanh nghiệp SXXM).
Bộ tiêu chí đề xuất là công cụ để cơ quan quản lý giám sát việc thực hiện TTX tại
các doanh nghiệp trong ngành xi măng. Trên cơ sở đó giúp ngành xi măng hướng tới việc
phát triển theo hướng TTX, doanh nghiệp tìm ra các giải pháp để SXXM sạch hơn, cải
thiện hiệu quả kinh tế, môi trường và góp phần thực hiện chiến lược TTX quốc gia.
Để đạt được mục đích đó, đề tài cần đạt được một số mục tiêu cụ thể sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về TTX
- Nghiên cứu thực tiễn thực hiện TTX ngành xi măng Việt Nam
- Áp dụng cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng bộ tiêu chí
- Đánh giá kiểm chứng để hoàn thiện bộ tiêu chí
Câu hỏi nghiên cứu: “Bộ tiêu chí cần phải có những tiêu chí nào để có thể đánh
giá toàn diện về tăng trưởng xanh cho doanh nghiệp sản xuất xi măng?”
Từ câu hỏi nghiên cứu chính của luận án dẫn tới một số câu hỏi cụ thể liên quan
đến xây dựng bộ tiêu chí đánh giá thực hiện TTX.
- Thế nào là TTX, mối quan hệ với phát triển bền vững?
- Các chỉ số liên quan đến TTX hiện có?
- Trên thế giới có những nghiên cứu xây dựng bộ chỉ như thế nào? Các quy trình phổ
biến xây dựng chỉ số liên quan đến TTX? Hạn chế của các nghiên cứu xây dựng chỉ

số đó là gì, cần điều chỉnh như thế nào?
- Đánh giá TTX trong ngành công nghiệp bao gồm các tiêu chí/khía cạnh nào?
ix


- Căn cứ để xây dựng bộ tiêu chí là gì?
- Các đặc trưng doanh nghiệp SXXM?
- Phương pháp xây dựng và sử dụng bộ tiêu chí?
Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đó, luận án cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tổng hợp lý thuyết liên quan đến TTX, các chỉ số đánh giá phát triển bền vững,
TTX, và các chỉ số liên quan đến TTX
- Tổng hợp quy trình xây dựng chỉ số đánh giá, các phương pháp, kỹ thuật sử dụng
hỗ trợ xây dựng chỉ số đánh giá TTX.
- Đề xuất quy trình xây dựng bộ tiêu chí đánh giá thực hiện TTX cho doanh nghiệp
SXXM
- Áp dụng xây dựng bộ tiêu chí đánh giá TTX cho doanh nghiệp SXXM
- Xác định các căn cứ xây dựng bộ tiêu chí đánh TTX cho doanh nghiệp SXXM
- Soạn thảo, sàng lọc và rà soát các chỉ số
- Đo lường bộ tiêu chí TTX thực tế tại một số doanh nghiệp SXXM Việt Nam.
- Đề xuất một số kiến nghị giúp thúc đẩy TTX của các doanh nghiệp trong doanh
nghiệp SXXM.
iv.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận, thực tiễn về tăng trưởng
xanh và đề xuất xây dựng bộ tiêu chí đánh giá thực hiện tăng trưởng xanh cho ngành
công nghiệp của Việt Nam (áp dụng cho các doanh nghiệp SXXM). Luận án tiếp
cận theo hướng từ dưới lên, tức là tiếp cận từ các doanh nghiệp SXXM trong ngành

xi măng để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá thực hiện TTX.
- Khách thể nghiên cứu và đối tượng khảo sát của luận án là một số doanh nghiệp
SXXM tại Việt Nam thuộc Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam. Cụ thể,
trong mỗi doanh nghiệp lựa chọn 10 ứng viên là cán bộ quản lý chủ chốt tại các
Phân xưởng sản xuất chính và Phòng ban chính được tuyển chọn để khảo sát.
Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian, luận án đề xuất xây dựng bộ tiêu chí đánh giá thực hiện tăng trưởng
xanh cho ngành công nghiệp xi măng của Việt Nam. Phạm vi thu thập dữ liệu gồm
x


×