HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VIỆN TRIẾT HỌC
BÙI THỊ THỦY
TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI TÔN GIÁO
ĐẾN ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS
Mã số: 62.22.03.02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Lê Hữu Nghĩa
2. PGS.TS. Lê Văn Lợi
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trong luận án là kết quả điều tra thực địa và thu thập tư liệu của tác giả
luận án.
Nghiên cứu sinh
Bùi Thị Thủy
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án Tiến sĩ về đề tài: Tác động của một số xu hướng biến
đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, ngoài sự nỗ lực phấn đấu
của bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên rất nhiều từ tập thể, các cá
nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới:
- Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Hữu Nghĩa và PGS.TS. Lê Văn Lợi
đã tư vấn, định hướng khoa học rõ ràng cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện
luận án, đồng thời có những ý kiến gợi mở và đóng góp quý báu trực tiếp vào các
nội dung nghiên cứu của luận án.
- Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khoa Triết học, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội– nơi tôi đang công tác, đã tạo điều kiện về thời gian và hỗ
trợ một phần kinh phí để tơi hồn thành chương trình học tập nghiên cứu sinh;
- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Viện Triết học đã tận tình
giúp đỡ, tạo điều kiện cho tơi trong q trình học tập và thực hiện luận án;
- Các ban ngành chức năng, các cơ quan quản lý văn hóa, các trung tâm
nghiên cứu, các tổ chức tơn giáo, tín ngưỡng, các tín đồ đã nhiệt tình giúp đỡ và
cộng tác giúp tơi thu thập thơng tin, tư liệu của luận án;
- Các thành viên trong gia đình đã động viên, tạo mọi điều kiện về vật chất
và tinh thần cho tơi trong q trình học tập và hoàn thành luận án.
- Người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã chia sẻ, khích lệ, động viên tôi trong
thời gian thực hiện luận án này;
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
Nghiên cứu sinh
Bùi Thị Thủy
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT CỦA LUẬN ÁN
CNDVBC :
Chủ nghĩa duy vật biện chứng
CNDVLS
:
Chủ nghĩa duy vật lịch sử
CNXH
:
Chú nghĩa xã hội
DTTS
:
Dân tộc thiểu số
HTTGM
:
Hiện tượng Tôn giáo mới
KHXH & NV:
Khoa học xã hội và Nhân văn
Nxb
:
Nhà xuất bản
TW
:
Trung ương
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................3
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu.............................................3
5. Đóng góp mới của Luận án...................................................................................4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án..............................................................5
7. Kết cấu của Luận án..............................................................................................5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.........................................................................................6
1.1. Những cơng trình nghiên cứu về lý luận tác động của xu hướng biến đổi tôn
giáo đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.......................................................6
1.2. Những cơng trình nghiên cứu thực trạng tác động của xu hướng biến đổi
tôn giáo đến đời sống tơn giáo ở Việt Nam..............................................................12
1.3. Những cơng trình nghiên cứu về quan điểm và giải pháp nhằm phát huy những
tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của một số xu hướng biến đổi
tôn giáo ở Việt Nam hiện nay..................................................................................21
1.4. Một số nhận xét những kết quả nghiên cứu của các cơng trình trước và
những vấn đề đặt ra mà luận án tiếp tục giải quyết..................................................27
1.4.1. Một số nhận xét.............................................................................................27
1.4.2. Những vấn đề nghiên cứu đặt ra đối với Luận án..........................................28
CHƯƠNG 2. TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI TÔN GIÁO
ĐẾN ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN...................................................................................................................... 30
2.1. Quan niệm về “Đời sống tôn giáo” và “Xu hướng biến đổi tôn giáo”..............30
2.1.1. “ Đời sống tôn giáo”, các yếu tố của đời sống tôn giáo................................30
2.1.2. “Xu hướng biến đổi tôn giáo” và các tiền đề cho sự hình thành
các xu hướng
biến đổi tơn giáo.......................................................................................................36
2.2. Một số xu hướng biến đổi tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.................................43
2.2.1. Xu hướng đa dạng hóa và cá nhân hóa tôn giáo...........................................43
2.2.2. Xu hướng vừa cạnh tranh vừa đối thoại giữa các tơn giáo............................51
2.2.3. Xu hướng tồn cầu hóa và dân tộc hóa tơn giáo...........................................53
2.2.4. Xu hướng vừa “thế tục hóa” vừa “thiêng hóa”của các tơn giáo..................60
2.2.5. Xu hướng hiện đại hóa tơn giáo.....................................................................65
2.3. Tác động của xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo – những quan
điểm lý luận.............................................................................................................68
2.3.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về mối quan hệ tôn giáo và xã hội..........68
2.3.2. Quan điểm của các nhà xã hội học tôn giáo và các nhà nghiên cứu
tôn giáo học.............................................................................................................71
2.3.3. Cách tiếp cận của luận án về tác động của một số xu hướng biến đổi
tôn giáo đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay...............................................73
Tiểu kết chương 2....................................................................................................75
CHƯƠNG 3. TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI TÔN GIÁO
ĐẾN ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA..................................................................................76
3.1. Tác động của một số xu hướng biến đổi tôn giáo đến ý thức tôn giáo
ở Việt Nam hiện nay................................................................................................76
3.1.1. Tác động của một số xu hướng biến đổi tôn giáo đến ý thức tôn giáo
ở Việt Nam hiện nay – cấp độ cá nhân....................................................................76
3.1.2. Tác động của một số xu hướng biến đổi tôn giáo đến ý thức tôn giáo –
cấp độ cộng đồng tôn giáo......................................................................................86
3.2. Tác động của một số xu hướng biến đổi tôn giáo đến các quan hệ tôn giáo
ở Việt Nam hiện nay................................................................................................96
3.2.1. Các tơn giáo ở Việt Nam hiện nay đang có cái nhìn cởi mở, sẵn sàng
đối thoại với các tơn giáo khác................................................................................96
3.2.2. Mối quan hệ giữa các tôn giáo Việt Nam với các tổ chức tôn giáo thế giới
ngày càng mở rộng và chặt chẽ...............................................................................98
3.3. Tác động của một số xu hướng biến đổi tôn giáo đến các hoạt động tôn giáo
ở Việt Nam hiện nay..............................................................................................100
3.3.1. Các hoạt động tôn giáo hướng vào việc giải quyết các vấn đề xã hội: các
hoạt động từ thiện, giáo dục, ý tế, các hoạt động kinh tế.......................................100
3.3.2. Địa bàn hoạt động của các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay ngày càng được
mở rộng.................................................................................................................108
3.3.3. Một số hoạt động tôn giáo bị các thế lực thù địch lợi dụng.........................110
3.4. Những vấn đề đặt ra từ sự tác động của một số xu hướng biến đổi tôn giáo
đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam đối với công tác tôn giáo hiện nay...................116
3.4.1. Nâng cao nhận thức toàn diện, sâu sắc về những tác động của xu hướng
biến đổi đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay..............................................116
3.4.2. Đổi mới công tác tôn giáo, đặc biệt là cơng tác quản lý tơn giáo
là một địi hỏi cấp thiết..........................................................................................117
3.4.3. Nhận rõ những tác động của một số xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống
tôn giáo ở Việt Nam hiện nay để khai thác các giá trị tích cực hạn chế tác động
tiêu cực của tơn giáo nhằm phát huy sức mạnh của dân tộc.....................................118
Tiểu kết chương 3..................................................................................................121
CHƯƠNG 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC
VÀ HẠN CHẾ NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA MỘT SỐ XU HƯỚNG
BIẾN ĐỔI TÔN GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY...................................................................................................................... 122
4.1. Quan điểm nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu
cực của xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. .122
4.1.1. Phát huy những giá trị tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của
xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.................122
4.1.2. Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đồng thời chống lợi dụng
tôn giáo thực hiện các âm mưu chính trị phản động..............................................125
4.1.3. Đảm bảo lợi ích dân tộc và hịa bình quốc tế qua các quan hệ tôn giáo
Việt Nam và các tổ chức tôn giáo quốc tế..............................................................126
4.2. Một số giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu
cực của một số xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện
nay......................................................................................................................... 128
4.2.1. Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng và các cấp chính
quyền về các xu hướng biến đổi tơn giáo hiện nay............................................128
4.2.2. Tăng cường công tác quản lý tôn giáo từ Trung ương đến địa phương...........133
4.2.3. Tăng cường vận động quần chúng trong công tác tôn giáo.........................136
4.2.4. Phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống đồng bào có tơn giáo...........143
Tiểu kết chương 4..................................................................................................147
KẾT LUẬN..........................................................................................................148
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CĨ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ..............................................151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................152
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phức tạp, ra đời rất sớm trong lịch sử
loài người. Trong suốt chiều dài tồn tại cùng với sự phát triển của xã hội, tôn giáo
đã có những lúc tác động cùng chiều hoặc ngược chiều với sự tiến bộ của lồi
người. Tuy nhiên, khơng thể phủ nhận vai trị của tơn giáo đối với đời sống tinh
thần của nhân loại, bằng chứng là, những thăng trầm của lịch sử đều liên quan ít
nhiều với tơn giáo. Trong những năm gần đây, thế giới chứng kiến những xung
đột, bùng nổ xã hội, thậm chí là những xung đột vũ trang hay chiến tranh khu vực
(đặc biệt là cuộc khủng bố của Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS) gây ra nhiều đau
khổ, chết chóc mà nguyên nhân của nó có liên quan đến vấn đề tơn giáo và vấn đề
dân tộc. A. Malraux - nhà văn hóa nổi tiếng của nước Pháp đã có nhận định về tơn
giáo trong tình hình mới, địi hỏi xem xét, nghiên cứu tôn giáo trên một mảnh đất
mới và đưa ra một câu hỏi có tính chất dự báo: “Vấn đề then chốt của cuối thế kỷ
này là vấn đề tôn giáo được diễn ra dưới một dạng khác với sự hiểu biết của chúng
ta ngày nay” [133,13].
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, các tôn giáo tuy xuất hiện khơng
giống nhau và có vai trị khác nhau trong sự phát triển của dân tộc nhưng có một
điều đặc biệt là dù tôn giáo khác nhau, nhưng đại đa số tín đồ đều có một mục
đích chung mong muốn được đóng góp vào cơng cuộc xây dựng và phát triển đất
nước, để vừa là một công dân tốt vừa là một tín đồ tốt của tơn giáo mình.
Cùng với cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước, tơn giáo và đời sống tơn
giáo ở Việt Nam cũng có những biến đổi mạnh mẽ. Trong đời sống tôn giáo, xuất
hiện những xu hướng biến đổi tơn giáo có tính chất mâu thuẫn nhau như: xu
hướng đa dạng hóa và cá nhân hóa tơn giáo; xu hướng vừa cạnh tranh vừa đối
thoại giữa các tôn giáo; xu hướng quốc tế hóa và dân tộc hóa tơn giáo; xu hướng
vừa thế tục vừa tăng tính thiêng của tơn giáo, xu hướng hiện đại hóa tơn giáo
Những xu hướng đó có cả những tác động tích cực và có cả những tác động tiêu
cực đến đời sống xã hội nói chung và đến đời sống tơn giáo ở Việt Nam nói
2
riêng, ảnh hưởng không nhỏ tới các lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội.Trước những tác động đó, nhiều cấp ủy và chính quyền
ở địa phương cịn nhiều lúng túng trong nhận thức giải quyết, thậm chí cịn
những lệch lạc, sơ hở để các thế lực thù địch lợi dụng, gây mất trật tự an ninh xã
hội.
Nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về xu hướng biến đổi tôn giáo,
xem xét những mặt tích cực và những tiêu cực trong những tác động đó đền đời
sống tơn giáo, nhận thức rõ những xu hướng biến đổi đó, làm rõ nguyên nhân, hệ
quả, , đề xuất một số những giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực,
phát huy những tác động tích cực là một việc làm có ý nghĩa cả về mặt lý luận và
thực tiễn. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn vấn đề “Tác động của một số xu
hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài
nghiên cứu của Luận án tiến sĩ Triết học.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, làm rõ xu hướng biến đổi của tơn giáo và những tác
động của nó đến đời sống tơn giáo ở Việt Nam, luận án đề xuất một số quan điểm
và giải pháp nhằm phát huy những tác động tích cực đồng thời hạn chế những tác
động tiêu cực của xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tơn giáo ở Việt Nam
hiện nay nhằm góp phần giữ vững ổn định chính trị và phát triển bền vững khối đại
đoàn kết toàn dân tộc.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, trên cơ sở tổng quan những cơng trình nghiên cứu về xu hướng
biến đổi tôn giáo ở trong và ngoài nước, Luận án khái quát, tổng hợp các tư liệu
có liên quan đến xu hướng biến đổi tơn giáo, tác động của xu hướng biến đổi tôn
giáo đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, xác định rõ những vấn đề cần
tiếp tục nghiên cứu.
3
Thứ hai, Luận án làm rõ những vấn đề lý luận về tác động của một số xu
hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, Phân tích thực trạng tác động của một xu hướng biến đổi tôn giáo
đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, từ đó rút ra nguyên nhân và một số
vấn đề đặt ra.
Thứ tư, Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm phát huy những tác động
tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời
sống tôn giáo Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Xu hướng biến đổi tôn giáo và những tác động của nó đối với đời sống tôn
giáo ở Việt Nam hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Có rất nhiều xu hướng biến đổi tơn giáo hiện nay đang diễn ra trên thế
giới trong đó có Viêt Nam, tuy nhiên Luận án lựa chọn 5 xu hướng biến đổi tôn
giáo nổi bật và tác động mạnh mẽ đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam trong giai
đoạn từ khi đổi mới đến nay. Đó là các xu hướng: xu hướng đa dạng hóa và cá
nhân hóa niềm tin tôn giáo; xu hướng vừa cạnh tranh vừa đối thoại giữa các tơn
giáo; xu hướng tồn cầu hóa và dân tộc hóa tơn giáo; xu hướng vừa thế tục vừa
thiêng hóa của các tơn giáo và xu hướng hiện đại hóa tơn giáo.
Nghiên cứu một số xu hướng biến đổi tôn giáo trên đây cũng như đánh
giá tác động của chúng đối với đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay được thực
hiện qua phân tích các tơn giáo lớn: Phật giáo, Công giáo và Tin Lành
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận của Luận án là chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
Việt Nam về tôn giáo.
- Cơ sở thực tiễn, Luận án dựa trên tổng kết 30 năm đổi mới của Đảng,
xem xét, tổng kết quá trình tồn tại, biến đổi của các tôn giáo, những xu hướng
biến đổi, tác động xã hội và nguyên nhân.
4
- Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đề tài sử dụng các phương pháp như:
phân tích – tổng hợp, lịch sử - logic, so sánh, kết hợp phân tích lý luận với tổng kết
thực tiễn, phương pháp chuyên gia, phỏng vấn sâu, phương pháp hệ thống cấu trúc,
phương pháp liên ngành.
- Cách tiếp cận chủ đạo của Luận án là cách tiếp cận triết học, dựa trên
các nguyên lý của chủ nghĩa duy vậy biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử về
mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, giữa đời sống vật
chất và đời sống tinh thần. Trong đó, để hiểu được xu hướng biến đổi tôn giáo,
tác giả đặc biệt vận dụng cặp phạm trù khả năng – hiện thực, nguyên nhân – kết
quả làm cơ sở trực tiếp để nghiên cứu về những xu hướng biến đổi tơn giáo hiện
nay, đó là cơ sở để đánh giá những tác động của chúng đến đời sống tơn giáo ở
Việt Nam hiện nay.
Ngồi ra, Luận án cũng quan tâm đến cách tiếp cận đa ngành như: Nhân
học tôn giáo khi xem xét đời sống tôn giáo trong sự biến đổi cả về thời gian,
không gian, trong đời sống cá nhân và đời sống công cộng. Thông qua cách tiếp
cận này giúp cho luận án có cái nhìn sâu hơn vào trong đời sống tôn giáo.
Cách tiếp cận Xã hội học tôn giáo giúp cho luận án có thể nhìn nhận, đánh
giá được những tác động của xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo ở
Việt Nam qua các số liệu, biểu bảng, thống kê,…
5. Đóng góp mới của Luận án
Thứ nhất, luận án đưa ra những luận cứ mới về những xu hướng biến đổi
tôn giáo hiện nay như: xu hướng vừa cạnh tranh vừa đối thoại giữa các tôn giáo,
xu hướng vừa thế tục hóa vừa thiêng hóa của các tơn giáo, xu hướng hiện đại
hóa tơn giáo,…. Luận án bước đầu làm rõ khái niệm đời sống tôn giáo, những
yếu tố của đời sống tôn giáo, mối quan hệ giữa xu hướng biến đổi tôn giáo và
đời sống tơn giáo
Thứ hai, luận án phân tích, đánh giá tác động của xu hướng biến đổi tôn
giáo đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay ở trên 3 khía cạnh: ý thức tơn
5
giáo, quan hệ tôn giáo và hoạt động tôn giáo.Từ đó, đưa ra một số những vấn đề
đặt ra đối với sự tác động này của xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn
giáo ở Việt Nam hiện nay
Thứ ba, luận án đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm phát huy những tác
động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của xu hướng biến đổi tôn giáo
đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, khuyến nghị về hoạch định chính sách
tơn giáo và công tác tôn giáo đối với việc quản lý tôn giáo ở các cấp, các ban
ngành, địa phương.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án
Luận án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về xu
hướng biến đổi tôn giáo ở Việt Nam cũng như tác động của một số xu hướng
biến đổi tôn giáo đến đời sống tôn giáo của Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu của Luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho
Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định các chủ trương, chính sách, pháp luật
về tôn giáo và quản lý tôn giáo ở nước ta hiện nay.
Luận án cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và
giảng dạy lý luận về tơn giáo trong các trường chính trị, các trường Đại học
và Cao đẳng.
7. Kết cấu của Luận án
Luận án ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các Tài liệu tham khảo,
Phụ lục, Các cơng trình khoa học của tác giả đã công bố, luận án bao gồm 4
chương, 13 tiết.
6
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Trong nghiên cứu ngày nay đã xuất hiện rất nhiều những dạng thức
nghiên cứu tôn giáo mới, dưới hình thức liên ngành văn hóa – tơn giáo, tôn giáo
– triết học, tôn giáo và các khoa học khác,... Mỗi một lĩnh vực đều có những
cơng trình khá tiêu biểu. Đi sâu nghiên cứu những xu hướng biến đổi tôn giáo và
tác động của chúng ở Việt Nam hiện nay là vấn đề khá mới, luận án khảo cứu
các cơng trình nghiên cứu với nội dung sau:
1.1. Những cơng trình nghiên cứu về lý luận tác động của xu hướng biến đổi
tôn giáo đến đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay
Nghiên cứu về tôn giáo và những xu hướng biến đổi của tôn giáo tồn tại
dưới dạng các đề tài nghiên cứu khoa học, sách giáo trình và các Luận án, có thể
kể đến các cơng trình có liên quan đến vấn đề này như:
- Đặng Nghiêm Vạn (2006), Về những điều mới xuất hiện trong đời sống
tơn giáo hiện nay, tập trung phân tích những biểu hiện mới trong đời sống tôn giáo
ở Việt Nam và thế giới. Tác giả lý giải sự phục hổi của các hình thức thờ cúng
trong nhân dân, sự trỗi dậy của các dạng thức tôn giáo mà trước đây chúng ta quan
niệm là mê tín. Từ đó tác giả nêu lên thái độ ứng xử cụ thể đối với những điều mới
xuất hiện trong đời sống tôn giáo nước ta hiện nay.
Lê Hữu Nghĩa (Chủ nhiệm đề tài), 2003, Xu hướng phát triển tôn giáo hiện
nay ở nước ta và những vấn đề đặt ra cho công tác lãnh đạo, quản lý (Đề tài Độc
lập Nhà nước) đã trình bày một cách khái quát thực trạng tôn giáo ở Việt Nam, về
sự phân bố, đặc điểm tôn giáo của Việt Nam những năm đầu của thế kỷ XXI, đồng
thời đi sâu, làm rõ xu hướng phát triển tôn giáo và những nguyên nhân của sự phát
7
triển đó. Đề tài đã nêu ra 6 xu hướng phát triển tơn giáo ở Việt Nam, đó là: xu
hướng ý thức chính trị của đồng bào có đạo sẽ tăng lên tuy nhiên vẫn tồn tại
những ý thức chính trị tiêu cực trong một số bộ phận chức sắc tín đồ; xu hướng
đồn kết giữa đồng bào có đạo và đồng bào khơng có đạo, giữa đồng bào theo các
tôn giáo khác nhau sẽ gia tăng; Các tôn giáo đẩy mạnh thích nghi với truyền thống
văn hóa dân tộc; Các thế lực thù địch tăng cường lợi dụng tôn giáo và gắn vấn đề
tôn giáo với dân tộc để phá hoại sự nghiệp cách mạng của Đảng; sự xuất hiện của
các hiện tượng tơn giáo mới gia tăng; tín đồ các tôn giáo vẫn tiếp tục gia tăng.
Như vậy, các tác giả đã khái quát những xu hướng phát triển tôn giáo Việt Nam,
tuy nhiên, hướng tiếp cận ở đây chủ yếu theo hướng tôn giáo gắn với những vấn
đề có tính chính trị.
“Sự biến đổi của tơn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay” (2008) của
tác giả Nguyễn Thị Hiền, Trần Hồng Liên, Nguyễn Thị Minh Ngọc, gồm những
cơng trình nghiên cứu về vấn đề tơn giáo, tín ngưỡng và sự biến đổi của nó ở
Việt Nam hiện nay. Mỗi hiện tượng tín ngưỡng, tơn giáo đều được xem xét dưới
góc độ văn hố nhằm phác hoạ thực trạng tơn giáo tín ngưỡng trước tác động của
tồn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, ở đây, các tác giả chưa chỉ ra xu
hướng biến đổi của các tơn giáo ở Việt Nam là gì?
Trần Văn Trình, Trao đổi về một số xu hướng phát triển tơn giáo (2008) có
bàn đến một số xu hướng phát triển tôn giáo trong những năm đầu của thế kỷ XXI.
Trong khuôn khổ của một bài báo, tác giả cũng đã chỉ ra 3 xu hướng đó là: xu
hướng đa dạng hóa tơn giáo, xu hướng thế tục hóa tơn giáo và xu hướng phát triển
quan hệ quốc tế về tôn giáo. Ở mỗi một xu hướng phát triển tôn giáo, tác giả cũng
đã khái quát những đặc điểm cơ bản của xu hướng đó là gì như: ở một trình độ nhận
thức được nâng cao, khơng gian được mở rộng, con người không chỉ biết tiếp thu
một tôn giáo truyền thống của riêng mình mà cịn biết đến các tôn giáo khác, con
người một khi tiếp thu một tôn giáo mới, đồng thời bị níu kéo bởi những tơn giáo
truyền thống, từ đó dẫn đến hệ quả chia rẽ tín đồ thành 3 loại khác nhau: “khơ đạo,
nhạt đạo và đậm đạo” [119,10], nảy sinh hiện tượng nhiều tôn giáo song hành trong
cùng một con người,... Hay khi bàn đến xu hướng thế tục hóa tơn giáo, Trần Văn
8
Trình cũng chỉ ra rằng, ở Việt Nam thể hiện ở 2 khía cạnh: “thứ nhất là tơn giáo
hịa nhập với đời sống kinh tế xã hội và với cộng đồng, thứ hai là xu hướng vật
chất hóa các hoạt động tôn giáo” [119,11]. Như vậy, dựa trên những tác động của
tôn giáo lên đời sống kinh tế, xã hội Trần Văn Trình đã thấy được điểm giao thoa
giữa chúng và chỉ ra sợi dây gắn bó mật thiết giữa đời sống tôn giáo và đời sống
xã hội.
Nguyễn Phú Lợi (chủ nhiệm, 2010), Sự biến đổi đời sống tôn giáo ở Việt
Nam trước tác động của tồn cầu hóa, Đề tài cấp Bộ, Học viện Chính trị - Hành
chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Đề tài đã đi sâu phân tích sự tác động của
tồn cầu hóa đến sự biến đổi của đời sống tôn giáo mới ở Việt Nam, trong đó,
đặc biệt tác giả chỉ ra xu hướng tồn cầu hóa tơn giáo là một xu hướng đang diễn
ra trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Mặc dù cũng đề cập đến các xu hướng
biến đổi khác nữa, nhưng xu hướng tồn cầu hóa là xu hướng chủ đạo bởi đó
chính là vụ chính của đề tài. Các tác giả cũng đề cập đến sự xuất hiện của các
HT TGM. Theo đó, sự xuất hiện của các HT TGM làm cho hệ thống tôn giáo
hiện nay trở nên đa dạng hơn, phức tạp hơn.
Đỗ Quang Hưng (2012), Tái cấu hình đời sống tơn giáo ở Việt Nam hiện
nay: Những vấn đề pháp lý và thách thức, đã giải thích tái cấu hình đời sống tơn
giáo như là nguyên nhân cơ bản cho mọi sự biến đổi trong đời sống tôn giáo ở
Việt Nam hiện nay. Trong đó, tái cấu hình đời sống tơn giáo được hiểu là: “sự tái
cấu trúc bên trong thế giới mỗi tôn giáo và sự biến đổi cấu trúc cái tôn giáo, dẫn
đến sự biến đổi sự hiện diện của chúng trong đời sống xã hội và pháp lý, phù hợp
với điều kiện thị trường tôn giáo đã thay đổi và bản thân lô gic các tôn giáo cũng
đã biến đổi” [63, 7]. Từ đó tác giả đã chỉ ra những hệ luỵ khi q trình tái cấu trúc
đời sống tơn giáo ở Việt Nam như: sự thay đổi về nhân khẩu học tơn giáo, sự thay
đổi địa – chính trị tơn giáo, đặt ra những thách thức có tính pháp lý về vấn đề tơn
giáo, đặc biệt là “ mơ hình nhà nước thế tục ưu tiên cho sự đa dạng các tôn giáo”
[63,3].
9
Đặng Thị Lan (2012), Xu hướng biến đổi của Phật giáo Việt Nam hiện
nay, trong “Tính hiện đại và đời sống tôn giáo hiện nay ở Việt Nam” của Trung
tâm nghiên cứu tôn giáo đương đại, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội, Nxb Tôn giáo, đề cập đến xu hướng biến đổi của Phật
giáo, trong đó tác giả nhấn mạnh đến xu hướng thế tục hóa tơn giáo, khẳng định
“xu hướng thế tục hóa, hiện đại hóa đang chi phối chiều hướng và cả nội dung
phát triển của Phật giáo Việt Nam từ khi đất nước đổi mới” [121,233] và phân
tích biểu hiện của nó, đó là hiện nay hoạt động của Phật giáo không giới hạn
trong chùa chiền, lễ bái và cầu nguyện mà đang tích cực cùng với xã hội tham
gia giải quyết những vấn đề nan giải: thiện nguyện, xóa đói giảm nghèo, mơi
trường,... Nói chung, quan điểm “thế tục hóa” của tác giả Đặng Thị Lan giống
với Đặng Nghiêm Vạn về cách thức thể hiện.
Tơn giáo, tín ngưỡng các dân tộc ở Việt Nam (2013), (Giáo trình sau đại
học) của tác giả Nguyễn Văn Minh, Nxb Khoa học Xã hội, bên cạnh việc trình
bày một số vấn đề chung về tơn giáo, tín ngưỡng; các hình thức tơn giáo, tín
ngưỡng truyền thống; các tơn giáo đã được nhà nước cơng nhận; Ảnh hưởng của
tơn giáo, tín ngưỡng đến văn hố, kinh tế, chính trị, cuốn sách cũng đã bước đầu
đề cập đến một số xu hướng biến đổi của tơn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam hiện
nay. Tuy rằng, chưa bao quát hết đời sống tôn giáo, cũng chưa đi vào những biểu
hiện cụ thể của các xu hướng biến đổi đó, nhưng đây là một cơng trình khá hữu
ích đối với tác giả khi nghiên cứu những xu hướng biến đổi tôn giáo hiện nay.
Trung tâm nghiên cứu Tôn giáo (2014), Chủ nghĩa hậu hiện đại và phong
trào tôn giáo mới trên thế giới và Việt Nam. Đây là tập hợp những bài viết của
những nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế về HT TGM, về mối quan hệ giữa thời
kỳ hậu hiện đại và sự xuất hiện, tồn tại của các HT TGM trên thế giới cũng như ở
Việt Nam. Bỏ qua phần đầu với một số bài nghiên cứu về chủ nghĩa hậu hiện đại,
các bài viết còn lại tập trung vào 3 nội dung chính khi nói về HT TGM. Thứ nhất,
phân tích về sự xuất hiện của các HTTGM trên thế giới và ở Việt Nam, đặc biệt
nhấn mạnh đến yếu tố thời kỳ “hậu hiện ,đại”. Thứ hai, các bài nghiên cứu tập
10
trung đi phân tích một số HT TGM cụ thể tồn tại trên thế giới cũng như ở Việt
Nam, ví dụ: Nhân chứng Jehova, Scientology, Dương Văn Mình, Hà Mịn,...Thứ
ba, đề cập đến những nghiên cứu về HT TGM ở Việt Nam, một số văn bản có liên
quan đến việc công nhận, quản lý HTTGM ở Việt Nam hiện nay.
Trung tâm nghiên cứu tôn giáo đương đại, Trường Đại học Khoa học xã
hội Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội với các chủ điểm như: Tơn giáo và tính
hiện đại (2012), Tôn giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay (2013) hay
Tơn giáo và Văn hóa (2014) của Nxb Tôn giáo, bao gồm rất nhiều bài viết của
các học giả trong và ngoài nước, đề cập đến những vấn đề có tính lý luận chung
về tơn giáo, như tơn giáo và tính hiện đại như là một sự bổ sung cho nhau, là cơ
sở để các tôn giáo biến đổi, cũng là tác nhân có tính khách quan dẫn đến sự thay
đổi trong nội bộ các tôn giáo, làm tơn giáo thích nghi đối với đời sống xã hội.
Chúng ta có thể kể đến một số bài viết như: Tơn giáo và tính hiện đại: Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn của Đỗ Quang Hưng; “Tính hiện đại và đời sống tơn
giáo theo Max Weber” của Nguyễn Quang Hưng, hay đi vào một tôn giáo cụ thể
như: Hội nhập văn hóa – xu hướng nổi bật của Công giáo Việt Nam của Phạm
Huy Thông, hoặc Sự hội nhập của Ki tô giáo vào thế giới hiện đại của Linh mục
Thiện Cẩm; hoặc Tôn giáo và tính hiện đại: Từ lý thuyết đến thực tiễn. Trường
hợp Công giáo, Tin Lành và Phật giáo của Đỗ Quang Hưng,...
Cơng trình“Những nẻo đường Phúc âm hóa Cơng giáo ở Việt Nam”,
(2016) của Nguyễn Hồng Dương đã đưa ra khái niệm về “đời sống đạo”. Theo
tác giả, “đời sống đạo” được thể hiện ở 3 khía cạnh, thực hiện các phép bí tích,
việc phụng tự và những hình thức tổ chức thánh lễ trọng thể. Khái niệm “đời
sống đạo” được thể hiện cụ thể trong thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX của dịng
Đa Minh đó là: niềm tin tôn giáo và thực hành niềm tin tôn giáo.
Tác giả Dương Ngọc Dũng (2016), với Tơn giáo nhìn từ viễn cảnh xã hội
học, mặc dù cuốn sách thiên về cách tiếp cận xã hội học, nhưng những từ khóa,
những khái niệm của đời sống tôn giáo cũng được biểu đạt khá rõ ràng như: “tơn
giáo” là gì?, niềm tin tơn giáo, nghi thức tôn giáo, trải nghiệm tôn giáo, …. Tác
11
giả cũng đi làm rõ chức năng, vai trò của tôn giáo trong việc tạo ra gắn kết hay là
sự xung đột xã hội.
Trong cơng trình Vai trị của tơn giáo trong xây dựng niềm tin xã hội của
tác giả Nguyễn Minh Ngọc đã đề cập đến một số khái niệm như: niềm tin tôn
giáo, lối sống tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo,..Tuy không đưa ra những khái niệm cụ
thể, nhưng dựa trên cách đánh giá thực trạng của tôn giáo lên đời sống xã hội, các
khái niệm thông qua đó được bộc lộ những nội hàm của nó. Theo tác giả Nguyễn
Minh Ngọc, niềm tin tơn giáo có thể được đo lường bằng các chỉ báo về hành vi
tôn giáo, như “hành vi tham gia vào các hoạt động tôn giáo như tham gia đi lễ tại
các cơ sở tôn giáo, tham gia các hoạt động giảng dạy giáo lý, mực độ hiểu biết
nghi lễ giáo lý tôn giáo,…” [92, 17]. Trong cơng trình này, với lý thuyết về vai trị
của tơn giáo đối với xã hội, tác giả đã đưa ra hai lý thuyết để áp dụng, làm sáng tỏ
vai trị của tơn giáo, đó là lý thuyết chức năng tôn giáo và lý thuyết về vốn xã hội
của tôn giáo. Mặc dù đề tài Luận án của chúng tôi triển khai ở cấp độ hẹp hơn
nhưng với lý thuyết này, giúp chúng tôi đánh giá tác động của xu hướng biến đổi
tôn giáo tác động lên đời sống tơn giáo giống như vai trị của một yếu tố của kiến
trúc thượng tầng.
Olivier B.S.T.ank – Storper (2012), “Xã hội học tơn giáo” cũng là một tài
liệu có thể tìm được những khái niệm có tính chất chìa khóa của Luận án trong
phần 1 của chương 2. Những khái niệm như: “thế tục”, “thế tục hóa”, “nhập
thế”, … những biểu hiện của nó được các học giả Việt Nam như: Đặng Nghiêm
Vạn, Đỗ Quang Hưng,… cũng đồng tình với hướng nghiên cứu cũng như nội
hàm các khái niệm về những xu hướng cơ bản của đời sống tôn giáo thế giới
cũng như ở Việt Nam.
Nikitin A A.G (1994), với Chính trị hóa tơn giáo trong “Tơn giáo và Đời
sống xã hội hiện đại”, tập 1 có đề cập đến Chính trị hóa trong tơn giáo từ cái
nhìn bên trong và cái nhìn bên ngồi, trong đó, khi nói về q trình chính trị hóa
tơn giáo tác giả đã khẳng định rằng, các q trình mà cả chính trị và tôn giáo đã
trải qua, trong từng thời điểm lịch sử cụ thể, bị quy định bởi tổng hòa các hiện
tượng xã hội khác. Vào những thời gian khác nhau, xu hướng phi chính trị hóa
12
tơn giáo hoặc chính trị hóa tơn giáo được thay đổi tùy vào vị trí đứng đầu. Tác
giả cũng khẳng định thêm rằng, xu hướng nổi trội ngày nay đó chính là chính trị
hóa tơn giáo, q trình này đã thu hút được tất cả các giáo phái tôn giáo mà trước
kia đã lảng tránh chính trị một cách tích cực nhất và kín kẽ nhất. Như vậy, trong
đời sống xã hội hiện đại, các tôn giáo đều tham gia vào đời sống thế tục và
không ngại ngần tham gia vào lĩnh vực chính trị.
Trác Tân Bình - tác giả người Trung Quốc với “Lý giải tôn giáo” (2007),
(Trần Nghĩa Phương dịch), cung cấp cho chúng ta cái nhìn khá tồn diện về tơn
giáo, về bộ mơn Tơn giáo học ở Trung Quốc cũng như những đặc điểm nổi bật
trong đời sống tôn giáo ở Trung Quốc trong những năm gần đây. Qua đó, tác giả
cũng muốn đề cấp đến một trong những xu hướng nổi bật trong tôn giáo hiện
nay đó là xu hướng đối thoại tơn giáo, khẳng định đối thoại tôn giáo như một xu
hướng tất yếu cũng như đây chính là cái nhìn mới mẻ của các tơn giáo. Chính
bản thân các tơn giáo cũng phải có những sự thay đổi cho phù hợp với tình hình
thực tế.
1.2. Những cơng trình nghiên cứu thực trạng tác động của xu hướng biến
đổi tôn giáo đến đời sống tơn giáo ở Việt Nam
Một số cơng trình nghiên cứu đến chủ đề này chúng ta có thể kể đến như:
“Đời sống tinh thần của xã hội và xây dựng đời sống tinh thần của xã hội
Việt Nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội” (1992), Luận án Tiến sĩ Triết
học của Trần Khắc Việt đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về đời sống
tinh thần, trả lời cho câu hỏi, đời sống tinh thần là gì? Đời sống tinh thần có
những yếu tố nào? Tính qui luật của sự vận động đời sống tinh thần trong xã hội
hiện đại; Thực trạng và phương hướng xây dựng đời sống tinh thần ở Việt Nam.
Có thể nói, đây là tài liệu vơ cùng q giá để tác giả có thể tham khảo thực hiện
được phần lý luận cơ bản về đời sống tinh thần .
Viện Trung tâm Khoa học xã hội, 1997, Tôn giáo và đời sống hiện đại, là
bộ sách gồm 5 tập của Viện Khoa học xã hội gồm các chủ điểm khác nhau, song
có tập cũng đề cập đến các xu hướng phát triển, biến đổi đời sống tôn giáo Việt
Nam và thế giới hiện đại. Ngay từ những năm đầu của thập kỷ 90 thế kỷ XX, các
13
nhà khoa học đã nhận thấy có hai xu hướng biến đổi, phát triển của tôn giáo thế
giới và Việt Nam, đó là: một mặt đó là xu hướng thế tục hóa mà biểu hiện của nó
là sự phai nhạt niềm tin vào Chúa, sự suy giảm ảnh hưởng vai trị của tơn giáo
trong đời sống xã hội, hay đó chính là sự thu hẹp phạm vi của tơn giáo về lĩnh vực
đời sống riêng tư (sau này, trong nghiên cứu của mình, Đỗ Quang Hưng cũng đã
chỉ ra đó chính là xu hướng Cá thể hóa niềm tin tơn giáo) nhưng bên cạnh đó là xu
hướng phục hưng tơn giáo với sự mở rộng ý nghĩa xã hội của tơn giáo, đó chính là
lúc bắt đầu của sự xuất hiện các Hiện tượng tôn giáo mới. Tuy không trực tiếp đề
cập đến các khái niệm nhưng, qua những nghiên cứu về đời sống tôn giáo của
Trung Quốc, Đông Nam Á,… thì bức tranh đời sống tơn giáo cũng đã hiện diện,
các yếu tố của đời sống tôn giáo đã bắt đầu được trình bày rải rác trong một vài
nghiên cứu và cũng để lý giải cho chủ đề của tập sách đó là tuy hình thức tồn tại
có thể khác, tuy xu thế phát triển có thể đa dạng, đa chiều, trong q trình phát
triển có thể bao hàm những nhân tố, những xu hướng khác nhau, mâu thuẫn
nhau, nhưng tơn giáo và tổ chức tơn giáo vẫn cịn những chức năng xã hội cần
thiết mà những nhân tố và tổ chức xã hội khác không thể thay thế được,…. Để
có thể xây dựng được một xã hội tiến bộ, hài hịa, bao dung, giàu có cả về đời
sống vật chất lẫn đời sống tinh thần, trong lĩnh vực hình thể lẫn lĩnh vực tâm
linh…
“Đời sống tín ngưỡng, tơn giáo: Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách
ở Việt Nam hiện nay” (2013), Luận án Tiến sĩ triết học của Nguyễn Hoài Sanh, tác
giả Luận án trên cơ sở phân tích khái niệm “Đời sống tín ngưỡng tôn giáo” và làm
rõ những đặc điểm về lịch sử và thực tiễn của đời sống tín ngưỡng tơn giáo ở Việt
Nam, đặt ra những vấn đề cấp bách về mặt lý luận: đó là mối quan hệ giữa tín
ngưỡng tơn giáo với chính trị, tín ngưỡng tơn giáo với văn hóa và tín ngưỡng tơn
giáo với đạo đức cùng những vấn đề thực tiễn trong đó tác giả đặc biệt nhấn mạnh
đến mối quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
Nguyễn Hồi Sanh cho rằng: Đời sống tơn giáo bao gồm tồn bộ các quan hệ nội
bộ của các tơn giáo và các quan hệ giữa các tôn giáo với xã hội.
14
Lê Văn Lợi (2012) trong “Văn hóa tơn giáo trong đời sống tinh thần xã
hội Việt Nam” đã phân tích ảnh hưởng của văn hố tơn giáo đối với một số lĩnh
vực trong đời sống tinh thần xã hội Việt Nam hiện nay. Đề xuất một số nguyên
tắc và giải pháp nhằm khai thác, phát huy ảnh hưởng tích cực của văn hố tơn
giáo trong q trình xây dựng đời sống xã hội thời kỳ mới. Tuy cơng trình chỉ đề
cập đến ảnh hưởng của văn hóa tơn giáo nói chung đến đời sống tinh thần ở Việt
Nam hiện nay, chưa đi vào những xu hướng biến đổi, nhưng Luận án cũng gợi
mở cho tác giả những cách tiếp cận, lý giải, phân tích sự ảnh hưởng của những
xu hướng biến đổi đến đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam nói chung, của
đồng bằng Bắc Bộ nói riêng.
Ảnh hưởng tơn giáo đối với tín ngưỡng của người Chăm ở Việt
Nam(2002), Luận án Tiến sĩ Dân tộc học của Nguyễn Đức Tồn, đã phân tích
những ảnh hưởng của tơn giáo đối với tín ngưỡng người Chăm cụ thể là Bà la
mơn giáo và Islam; Sự biến đổi của tín ngưỡng văn hố Chăm dưới tác động của
các tơn giáo du nhập; Vai trị của tơn giáo với q trình tộc người ở Chăm; Dự
báo hướng phát triển của tôn giáo, tín ngưỡng và đề xuất những giải pháp hoạch
định chính sách xã hội ở vùng dân tộc Chăm. Kết quả nghiên cứu của Luận án
giúp tác giả biết cách khai thác tài liệu cũng như sử dụng các phương pháp điền
dã dân tộc, phỏng vấn chuyên sâu, điều tra xã hội học trong việc phân tích sự
ảnh hưởng của xu hướng biến đổi tôn giáo đến đời sống tinh thần xã hội ở đồng
bằng Bắc Bộ hiện nay, qua đó có được những gợi ý mang tính giải pháp nhằm
phát huy những giá trị tích cực trong những xu hướng biến đổi tơn giáo đó.
Hồng Thị Lan (2009), Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống tinh thần
nhân dân Đồng Bằng Bắc Bộ, tuy khơng phân tích xu hướng biến đổi của Phật giáo
hay của tơn giáo nói chung, nhưng cách tiếp cận về đời sống tinh thần cũng khá
tồn diện khi tác giả nhấn mạnh đến những khía cạnh mà Phật giáo đã ảnh hưởng
đến đời sống tinh thần của nhân dân đồng bằng Bắc Bộ: đời sống chính trị - tư
tưởng; Lối sống đạo đức; phong tục, tập quán của nhân dân. Qua đó, tác giả cũng
15
đánh giá những ảnh hưởng tiêu cực của Phật giáo đối với đời sống tinh thần của
nhân dân đồng bằng Bắc Bộ hiện nay.
Đỗ Quang Hưng (2010), Đời sống tôn giáo tín ngưỡng Thăng Long Hà
Nội, Nxb Hà Nội, đã tái hiện lại bức tranh đời sống tín ngưỡng Thăng Long Hà
Nội theo dòng lịch sử và những chuyển biến trong đời sống tín ngưỡng tơn giáo
của Thăng Long thời hiện tại. Trong cơng trình này, mặc dù khơng đưa ra một
định nghĩa về “đời sống tín ngưỡng, tơn giáo” nhưng đã chỉ ra những yếu tố của
đời sống tín ngưỡng, ngoài những vấn đề như đức tin, về tổ chức, về lịch sử, đặc
biệt tác giả còn đưa ra một lý thuyết mới về đời sống tơn giáo nói chung, đó là lý
thuyết về “khơng gian thiêng”, trong đó, không gian thiêng là một phần – là địa
bàn trên đó diễn ra các hoạt động của các tơn giáo.
Nguyễn Phú Lợi (chủ nhiệm, 2010), Sự biến đổi đời sống tơn giáo ở Việt
Nam trước tác động của tồn cầu hóa, Đề tài cấp Bộ, Học viện Chính trị - Hành
chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Sau khi trình bày một số xu hướng phát triển
tơn giáo trên thế giới cũng như ở Việt Nam, các tác giả đã đề cập đến những biến
đổi trong đời sống tôn giáo Việt Nam dưới tác động của xu hướng toàn cầu hóa tơn
giáo. Đời sống tơn giáo Việt Nam hiện nay được tác giả làm rõ ở các khía cạnh
biến đổi nổi bật đó là, sự trở lại của niềm tin tôn giáo, sự phục hồi của các tôn
giáo, sự chuyển đạo, cải đạo, tái cấu trúc tôn giáo, thậm chí là thêm các thành tố
mới trong trong khái niệm “tôn giáo”. Đồng thời, các tác giả cũng đề cập đến sự
xuất hiện của các HT TGM. Theo đó, sự xuất hiện của các HT TGM làm cho hệ
thống tôn giáo hiện nay trở nên đa dạng hơn, phức tạp hơn, nó khác với các khơng
gian sống khơng phải tơn giáo.
Hoai Huong Aubert – Nguyen et Michel Espagne (Sous la direction de),
2010, Le VietNam – Une Histoire de Transferts Culturels, Demopolis là một cuốn
sách xuất bản tại Pháp đã khái quát bức tranh về đời sống tôn giáo Việt Nam với sự
phân tích sắc sảo những đặc trưng sống động về tơn giáo của Việt Nam.
Tác giả Đồn Đức Phương (2015) với nghiên cứu Những biến chuyển
trong đời sống tôn giáo của người Mông Tin Lành di cư ở Đăk Lăk, có nhấn
16
mạnh những chuyển biến mạnh mẽ của cộng đồng người HMông Tin Lành ở
Đăk Lăk trên các phương diện như: những chuyển biến mạnh mẽ trong niềm tin
tôn giáo; Những chuyển biến trong các nghi lễ tôn giáo của người HMông Tin
Lành ở tỉnh Đăk Lăk; Những chuyển biến về mặt cộng đồng tôn giáo của người
HMông Tin Lành ở Đăk Lăk. Tuy không chỉ ra những xu hướng biến đổi tôn
giáo ở Việt Nam cũng như trên thế giới hiện nay dẫn đến những chuyển biến đó
nhưng trong phạm vi của bài viết này, tác giả cho thấy được khung lý thuyết về
đời sống tôn giáo cũng như những chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống tôn giáo
của công đồng người HMông Tin Lành ở Đăk Lăk.
Nguyễn Thanh Xuân, 2016 (Chủ biên), Tơn giáo và Chính sách tơn giáo
ở Việt Nam là cơng trình Kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Ban tơn giáo Chính
phủ và Ngày truyền thống ngành quản lý Nhà nước về tôn giáo (1955 - 2015), đã
trình bày những biến đổi lớn trong đời sống tơn giáo Việt Nam hiện nay đó là
những biến đổi trong: sinh hoạt của tín đồ - có sự gia tăng mạnh; việc công nhận
các tổ chức tôn giáo; biến đổi trong việc mở trường đào tạo chức sắc tôn giáo (có
nhiều cơ sở đào tạo được mở và cơng nhận của cả Phật giáo, Công giáo và Tin
Lành); Về việc xây dựng cơ sở thờ tự; Về việc in ấn ấn phẩm tôn giáo; Về hoạt
động đối ngoại của các tổ chức, cá nhân tôn giáo,… Tuy nhiên, đây mới chỉ
dừng lại ở những mơ tả có tính chất sơ lược trong một cơng trình tổng kết. Hơn
nữa, cách phân chia biểu hiện của sự biến đổi chịu ảnh hưởng nhiều bởi phương
pháp Tôn giáo học. Trên cở sở kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Xuân, tác
giả Luận án nhìn nhận xu hướng biến đổi của tơn giáo như là một một phần của
đời sống tôn giáo Việt Nam hiện nay, đánh giá lại một cách đúng đắn về tôn giáo
trong mối quan hệ với xã hội với những biểu hiện tích cực của sự biến đổi – vừa
là nhu cầu của sự biến đổi nhưng cũng là sự “thích ứng” với hồn cảnh mới, điều
kiện mới của thế giới cũng như Việt Nam.
Nguyễn Hồng Dương, (2017), Công giáo Việt Nam đối với phát triển bền
vững đất nước, đã đề cập đến những biến đổi của đời sống tôn giáo liên quan đến
người Công giáo. Thông qua việc phân tích vai trị của Cơng giáo đối với hội
nhập văn hóa, tơn giáo, tín ngưỡng truyền thống trong phát triển bền vững đất
17
nước, tác giả đã làm nổi bật được sự biến đổi trong đời sống tôn giáo của người
Công giáo thể hiện qua phạm vi gia đình, cộng đồng tơn giáo cũng như liên tôn
giáo – việc thực hiện bổn phận kép giữa Đạo với Đời và vai trị của nó trong các
hoạt động an sinh xã hội, thể hiện như một xu hướng mới trong đời sống đạo của
người có tôn giáo. Những chi tiết được mô tả để thấy được sự thay đổi từ quan
niệm đến cách hành đạo của người Công giáo trong niềm tin và các nghi thức
thực hành là một tài liệu vô cùng quý giá để tác giả có một cái nhìn khái qt về
đời sống Công giáo hôm nay.
Cao Huy Thuần, (2006) “Tôn giáo và xã hội hiện đại: biến chuyển lòng
tin ở Phương tây” đã phân tích vai trị, ảnh hưởng của các tôn giáo phương
Đông, nhất là Phật giáo với xã hội phương Tây, đặc biệt là đối với nước Pháp –
nơi ông sinh sống và công tác. Tác giả cũng đi sâu vào việc phân tích cái được
gọi là “tơn giáo cơng dân” ở Mỹ và vai trị quan trọng của tôn giáo trong đời
sống xã hội của nước Mỹ.
Ban tôn giáo Chính phủ trong khn khổ của hợp tác với Liên minh châu Âu
đã có cuốn Kỷ yếu quốc tế “Chính sách pháp luật nhằm đảm bảo quyền tự do tín
ngưỡng, tơn giáo – Chia sẻ kinh nghiệm giữa châu Âu và Việt Nam” (năm 2016) đã
đề cập đến 3 chủ đề chính, đặc biệt là hai chủ đề 2 và 3 là đời sống tín ngưỡng, tơn
giáo Việt Nam và Đóng góp của tơn giáo đối với q trình xây dựng đất nước, đã
có được sự đánh giá đúng đắn về những đóng góp của một số tơn giáo vào trong sự
ổn định, phát triển xã hội Việt Nam trong những năm qua, qua đó, thấy được những
biến đổi trước những xu hướng thay đổi của các quá trình biến đổi tơn giáo. Những
chủ đề phân tích làm sáng tỏ như: vai trị của tơn giáo đối với vấn đề an ninh tôn
giáo, hoặc những hoạt động đối ngoại của tôn giáo trong xu thế hội nhập quốc tế
hiện nay cũng như việc nhìn nhận đóng góp của một số tôn giáo cụ thể đối với các
hoạt động như: Hoạt động xã hội của Dòng thánh Phaolo Đà Nẵng, hay Phật giáo
Việt Nam – những thành tựu và đổi mới, Những đóng góp của Tịnh độ Cư sĩ Phật
hội Việt Nam trong việc tham gia chăm sóc sức khỏe cộng đồng,… rõ ràng, chức
18
năng của tơn giáo đã có những biến đổi rõ rệt trong đời sống xã hội hiện đại, đó
chính là hệ quả tất yếu của những xu hướng biến đổi tôn giáo hiện nay.
Tác giả Trương Văn Chung (2017), trong cơng trình mới nhất cơng bố gần
đây, nghiên cứu Chuyển đổi tôn giáo – Những vấn đề lý luận và thực tế, là một
cơng trình nghiên cứu khá cơng phu và chi tiết của tác giả về quá trình chuyển
biến tôn giáo trong đời sống tôn giáo ở Nam Bộ trong những năm qua. Có thể
nói đây là một cơng trình rất mới mà tác giả đã cập nhật được, ngay sau khi xuất
bản, ngày 30 tháng 11 năm 2017 nên tính cập nhật về mặt lý thuyết “chuyển đổi
tơn giáo” là có tính thời sự. Trong cơng trình này, Trương Văn Chung và các
cộng sự của ông tuy không trình bày về khái niệm “biến đổi tơn giáo” hay khái
niệm “đời sống tôn giáo”, nhưng ở một mức độ nhất định, tác giả đã đề cập đến
“chuyển đổi tôn giáo” là một hiện tượng văn hóa xã hội, một trong những dạng
thức của sự thay đổi tôn giáo và khẳng định nó “diễn ra thường xun trong lịch
sử tơn giáo nhân loại” [27,3]. Khi nhắc đến những khái niệm gần, tác giả cũng
đã nói đến “biến đổi tơn giáo”- religious changes “dùng để chỉ sự vận động, thay
đổi của một bộ phận hoặc yếu tố cơ bản trong đời sống tôn giáo; phản ánh mối
quan hệ giữa đời sống tơn giáo với đời sống xã hội. Nó chỉ sự thay đổi tôn giáo
(ở cả 4 yếu tố: giáo lý, niềm tin, hệ thống nghi lễ và tổ chức giáo hội) trong mối
quan hệ tác động từ các nhân tố văn hóa – xã hội của một thời đại cụ thể”
[27,26]. Ở đây, tác giả Trương Văn Chung phần nào đã gợi ý cho tác giả luận án
khi đề cập đến khái niệm “biến đổi tơn giáo”, nó được biểu hiện trong mối quan
hệ của đời sống tôn giáo với đời sống xã hội. Cũng trong cuốn sách, tác giả nêu
ra 3 dạng biến đổi tôn giáo trong lịch sử phát triển gồm: thứ nhất, Sự phân ly
thành các trường phái của các tôn giáo; 2) Sự thay đổi bộ phận hoặc yếu tố của
các tơn giáo trong q trình tiếp biến văn hóa ở một khu vực, dân tộc có mơi
trường sinh thái – nhân văn khác nhau; 3) Sự thay đổi tơn giáo do q trình dung
hợp tơn giáo (sự kết hợp các yếu tố, các thành phần của tơn giáo, tín ngưỡng
khác nhau),….Tuy nhiên, chúng tơi khơng thỏa mãn với lập luận của tác giả khi
cho rằng: “khái niệm thay đổi tôn giáo phản ánh thay đổi về hình thức, nội dung,