Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Hiệu quả của truyền thông đại chúng đối với công chúng thanh niên đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 148 trang )

Đại học quốc gia hà nội
TRƯờNG đại học khoa học xã hội và nhân văn
************************

Đinh Thị Phương Thảo

Hiệu quả của truyền thông đại chúng
đối với công chúng thanh niên đô thị
Nghiên cứu trường hợp thành phố Hải Phòng

Luận văn thạc sỹ khoa học xã hội học

Hà Nội

2006


Đại học quốc gia hà nội
TRƯờNG đại học khoa học xã hội và nhân văn

Khoa xã hội học
************************

Hiệu quả của truyền thông đại chúng
đối với công chúng thanh niên đô thị
Nghiên cứu trường hợp thành phố Hải Phòng

Chuyên Ngành :
Mã số

Xã hội học



: 60 31 30

Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS. Mai Quỳnh Nam
Người thực hiện :

Hà Nội

Đinh Thị Phương Thảo

2006

2


3


Lời cảm ơn
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Mai Quỳnh Nam đã
tận tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này.
Xin cảm ơn PGS. TS Vũ Hào Quang, Trưởng khoa Xã hội
học, đã động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập tại
khoa.
Xin cảm ơn Lãnh đạo Viện Xã hội học đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thành khoá học.
Xin cảm ơn Khoa Xã hội học và các thày cô giáo đã tạo mọi
điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận
văn.
Xin cảm ơn các đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi trong quá trình thu

thập thông tin tại địa bàn và xử lý dữ liệu.

4


danh môc tõ viÕt t¾t

TN§P

Thanh niªn ®­êng phè

TNVC

Thanh niªn viªn chøc

TNCN

Thanh niªn c«ng nh©n

TNSV

Thanh niªn sinh viªn

PVS

Pháng vÊn s©u

TLN

Th¶o luËn nhãm


5


Mục lục
Trang
Phần Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
2. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. ý nghĩa khoa học
2.2. ý nghĩa thực tiễn
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
4.2. Khách thể nghiên cứu
4.3. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
5.2. Phương pháp thu thập thông tin
6. Giả thuyết nghiên cứu
7. Khung lý thuyết
8. Kết cấu luận văn
Phần Nội dung:
Hiệu quả của truyền thông đại chúng
đối với công chúng thanh niên đô thị Hải Phòng
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

6



1.1. Vài nét về vấn đề nghiên cứu
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Chủ nghĩa Mác - Lênin về truyền thông đại chúng
1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về truyền thông đại chúng
1.2.3. Thuyết cấu trúc chức năng của Robert Merton
1.2.4. Lý thuyết của Marx Weber về đối tượng nghiên cứu của xã hội học
về truyền thông đại chúng
1.2.5. Truyền thông đại chúng như một quá trình xã hội
1.2.6. Dư luận xã hội
1.3. Các khái niệm
1.3.1. Truyền thông
1.3.2. Truyền thông đại chúng
1.3.3. Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội
1.3.4. Hiệu quả truyền thông đại chúng
1.3.5. Công chúng thanh niên đô thị
1.4. Địa điểm khảo sát và một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
1.4.1. Vài nét về địa điểm nghiên cứu
1.4.2. Về đối tượng nghiên cứu
Chương 2: Hiệu quả của truyền thông đại chúng đối với công chúng
thanh niên đô thị Hải Phòng
2.1. Hiệu quả truyền thông đại chúng thông qua hoạt động tiếp nhận thông tin
của công chúng thanh niên đô thị Hải Phòng
2.1.1. Địa điểm đọc báo, nghe đài, xem tivi
2.1.1.1. Địa điểm đọc báo in
2.1.1.2. Địa điểm nghe đài phát thanh và xem tivi

7



2.1.2. Mức độ tiếp nhận thông tin từ các kênh truyền thông đại chúng
2.2. Hiệu quả sử dụng nội dung thông điệp truyền từ các phương tiện truyền thông
đại chúng và cơ chế lây lan thông tin trong công chúng thanh niên đô thị Hải Phòng
2.2.1. Lựa chọn vấn đề quan tâm trên các phương tiện truyền thông đại chúng
2.2.1.1. Mối quan tâm về thông tin chính trị, kinh tế, xã hội
2.2.1.2. Mối quan tâm về các chương trình văn hoá, nghệ thuật, giải trí
2.2.2. Xử lý thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng và cơ
chế lây lan thông tin
2.2.3. Tác động của thông điệp được truyền trên các phương tiện truyền
thông đại chúng
2.2.3.1. Tiếp nhận thông tin liên quan đến công việc và học tập
2.2.3.2. Sự thoả mãn đối với những thông tin nhận được
2.2.3.3. Việc sử dụng thông tin nhận được
2.3. Dư luận xã hội về hoạt động của hệ thống truyền thông đại chúng công
chúng thanh niên đô thị Hải Phòng
2.3.1. Nhận diện dấu hiệu đặc trưng của một số phương tiện truyền thông
2.3.2. ý nghĩa của thông tin từ các kênh truyền thông
2.3.3. Mức độ quan trọng của các yếu tố trong hoạt động của hệ thống
truyền thông đại chúng
Phần Kết luận
1. Các kết luận
2. Các khuyến nghị
Tài liệu tham khảo và trích dẫn

8


Phần Mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Kể từ lần đầu tiên xuất hiện trong Lời nói đầu của Hiến chương Liên hiệp
quốc về văn hóa, khoa học và giáo dục (UNESCO) năm 1946, thuật ngữ truyền
thông đại chúng ngày càng được phổ biến rộng rãi. Những thành tựu khoa học
công nghệ không ngừng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện
truyền thông đại chúng, khiến chúng trở nên một thành tố trọng yếu của xã hội
hiện đại và là một công cụ quan trọng trong hoạt động tổ chức và quản lý xã
hội.
Truyền thông đại chúng có khả năng tạo nên trong công chúng các tương tác xã
hội để hình thành hành động xã hội phù hợp với định hướng xã hội. Do đó, thiết chế
này được coi là một tác nhân xã hội cơ bản làm hình thành các liên kết xã hội không
chỉ ở phạm vi quốc gia mà cả trên phạm vi khu vực và quốc tế, đặc biệt khi các quan
hệ xã hội diễn ra ngày càng phức tạp trong bối cảnh toàn cầu hoá. Thực tiễn trên thúc
đẩy mạnh mẽ các nghiên cứu xã hội học truyền thông đại chúng. Trong đó, nghiên
cứu xã hội học về hiệu quả xã hội của hệ thống truyền thông đại chúng đối với đời
sống xã hội là một hướng nghiên cứu cơ bản, có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận
và thực tiễn.
Sau 20 năm Việt Nam tiến hành công cuộc Đổi mới, hoạt động truyền
thông nói chung và thông tin đại chúng nói riêng, đã trưởng thành mạnh mẽ cả
về loại hình, số lượng và chất lượng, đóng góp hiệu quả vào thành tựu phát triển
kinh tế - xã hội đất nước.
Hiện nay ở nước ta đã có đủ bốn loại hình báo chí như các nước phát triển,
gồm báo in, báo hình, báo nói và báo điện tử. Số liệu cụ thể như sau [57]:
Báo in: cả nước hiện có 553 cơ quan báo chí, trong đó có 157 báo và 396
tạp chí, khoảng hơn 1000 bản tin. Bình quân có khoảng 7,5 bản báo/ người/
năm.
Báo hình và báo nói: Trung ương có 1 đài phát thanh, 1 đài truyền hình
quốc gia, 4 trung tâm truyền hình khu vực; ở 64 tỉnh thành phố trực thuộc Trung
ương đều có đài phát thanh - truyền hình. Cả nước có khoảng 10 triệu máy thu
hình, với gần 85% số hộ gia đình được xem truyền hình. Sóng phát thanh hiện

đã tới 5 châu lục và 90% lãnh thổ nước ta.
9


Báo điện tử: là loại hình báo chí mới ra đời, được pháp luật quy định từ
năm 1999. Đến nay đã có trên 50 đơn vị báo điện tử và các nhà cung cấp thông
tin, có khoảng 2.500 trang Web đang hoạt động trên toàn quốc. Động thái tăng
trưởng viễn thông internet ở Việt Nam được đánh giá là cao nhất trong khu vực
ASEAN, với tốc độ bình quân là 32,5% năm.
Hệ thống báo chí ở Việt Nam hiện nay được đặt dưới sự quản lý thống nhất
của nhà nước. Các dấu hiệu về dân số - xã hội và địa lý được lấy làm cơ sở cho
hoạt động xuất bản và phát hành báo chí. Nhờ đó các tầng lớp nhân dân đều có
thể tiếp nhận thông tin từ hệ thống truyền thông đại chúng. Báo chí được xuất
bản theo:
- Dấu hiệu lãnh thổ (báo Sài Gòn giải phóng, Hải Phòng...)
- Dấu hiệu xã hội (báo Lao động, Đại đoàn kết...)
- Dấu hiệu nghề nghiệp (báo Giáo dục và thời đại, Giao thông vận tải...)
- Dấu hiệu lứa tuổi (báo Nhi đồng, Thanh niên, Người cao tuổi...)
- Dấu hiệu về giới (báo Phụ nữ Việt Nam, Phụ nữ Thủ đô...)
- Dấu hiệu về nhu cầu và thị hiếu (báo Văn nghệ, Tạp chí Truyền hình...)
Không chỉ ở báo in, trên báo nói và báo hình của Trung ương và các địa
phương cũng dựa theo những dấu hiệu nói trên để có những chương trình phù
hợp với các nhóm công chúng.
Với sự phát triển như vậy, cơ hội tiếp cận thông tin và lựa chọn nguồn tin
của công chúng trở nên chủ động và tích cực hơn. Qua truyền thông đại chúng,
công chúng có thể phát biểu ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề trong đời sống
xã hội cũng như đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi của họ đối với hệ thống truyền
thông đại chúng.
Cho tới nay, ở Việt Nam, các nghiên cứu xã hội học truyền thông đại
chúng thường mới chỉ dừng ở việc nghiên cứu truyền thông đại chúng trong hoạt

động truyền thông về các chủ đề cụ thể như truyền thông dân số, sức khoẻ sinh
sản... Gần đây, một số nghiên cứu về truyền thông đại chúng được triển khai ở
*

Viện Xã hội học . Một số tác giả cũng bắt đầu chọn nhận diện công chúng
truyền thông đại chúng làm đề tài nghiên cứu xã hội học. Tuy nhiên, các công
trình mới chỉ đề cập tới hướng nghiên cứu công chúng truyền thông, nghiên cứu
*
Như đề tài Sinh viên Hà Nội trong giao tiếp đại chúng do Tạp chí Xã hội học thực hiện tháng 2/1998; Các
nghiên cứu theo đơn đặt hàng của UNICEF như Báo Thiếu nhi dân tộc với công chúng thiếu nhi dân tộc;
Nghiên cứu Hình ảnh trẻ em trên báo chí và vấn đề quyền trẻ em do AMIC tài trợ; Đề tài khoa học cấp Bộ
Công chúng thanh niên đô thị và báo chí nghiên cứu trường hợp Hải Phòng năm 2002....

10


thông điệp truyền thông mà còn thiếu vắng những công trình theo hướng nghiên
cứu hiệu quả truyền thông đại chúng đối với công chúng nói chung và công
chúng thanh niên nói riêng.
Là một nhóm dân số - xã hội lớn trong hệ thống cơ cấu xã hội, nhóm thanh
niên mang các đặc điểm được xác định bởi vai trò, vị trí của thế hệ trẻ trong hệ
thống tái sản xuất và phát triển xã hội. Họ là nguồn nhân lực chủ yếu của công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghiên cứu về hiệu quả của
truyền thông đại chúng đối với công chúng thanh niên sẽ cho thấy tác động của
truyền thông đại chúng như một tác nhân tạo nên vai trò xã hội của nhóm công
chúng thanh niên. Hướng nghiên cứu này càng có ý nghĩa trong giai đoạn hiện
nay vì nó gắn liền với việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng đòi
hỏi của bối cảnh kinh tế - xã hội.
Đô thị là một kiến tạo lãnh thổ - xã hội, là nơi tập trung của một số lượng lớn
dân cư trên một lãnh thổ hạn chế. Đại bộ phận dân cư sống ở đây làm việc trong lĩnh

vực phi nông nghiệp (công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ...). Đô thị là môi trường
trực tiếp, tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự phát triển xã hội và cá nhân. Từ trong lịch
sử, các đô thị luôn giữ vai trò đầu tàu đi trên con đường phát triển tiến bộ và văn
minh. Đô thị là đầu mối tiếp nhận nhanh chóng thành tựu phát triển khoa học, công
nghệ của thế giới cũng như du nhập những trào lưu mới trong lĩnh vực văn hoá. Sự
trưởng thành của hệ thống truyền thông đại chúng cũng gắn liền với sự phát triển của
các đô thị. Trường phái Chicago nhấn mạnh vai trò của truyền thông đại chúng trong
đời sống xã hội, xem truyền thông là một quá trình tác động lẫn nhau của nhiều loại
ký hiệu biểu trưng, thông qua đó mà một nền văn hoá được xây dựng và duy trì [53].
Hoạt động giao tiếp với các phương tiện truyền thông đại chúng của công
chúng thanh niên đô thị diễn ra trong môi trường văn hoá, chính trị, kinh tế - xã
hội phát triển, đem lại điều kiện thuận lợi để tiếp nhận nguồn thông tin đa dạng
và phong phú về nội dung cũng như cách thức truyền tin. Lượng thông tin này
có ảnh hưởng rất quan trọng đến đời sống của họ và ngược lại, họ cũng có
những yêu cầu đối với hệ thống truyền thông đại chúng.
Với ý nghĩa trên, luận văn của chúng tôi chọn thành phố Hải Phòng là địa
điểm khảo sát hiệu quả của truyền thông đại chúng đối với công chúng thanh
niên đô thị.
2. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
2.1. ý nghĩa khoa học
11


Nghiên cứu Hiệu quả của truyền thông đại chúng đối với công chúng
thanh niên đô thị được thực hiện từ góc nhìn xã hội học để nhận diện sự lựa
chọn nguồn tin, việc tiếp thu, sử dụng thông tin nhận được, dư luận xã hội về
hoạt động của hệ thống truyền thông đại chúng trong nhóm công chúng này,
nhằm thấy được hiệu quả tác động của hệ thống đó đối với họ.
Với luận văn này, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần vào việc nghiên cứu hiệu
quả của truyền thông đại chúng đối với công chúng thanh niên, phần nào bồi

đắp thêm những hiểu biết về bình diện này vào bề dày tri thức của ngành xã hội
học truyền thông đại chúng ở Việt Nam. Những kết quả và thông tin thu được từ
nghiên cứu này có thể làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu xã hội học
truyền thông đại chúng.
2.2. ý nghĩa thực tiễn
Từ kết quả nghiên cứu của luận văn, chúng tôi muốn đưa ra những khuyến
nghị giúp các cơ quan truyền thông đại chúng nắm bắt hiện trạng hiệu quả tác
động của họ đối với nhóm công chúng thanh niên được nghiên cứu, cũng như
nhu cầu tiếp nhận thông tin của tầng lớp xã hội này. Từ đó, tạo cơ sở khoa học
để đề xuất giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của các phương tiện truyền
thông đại chúng tới công chúng thanh niên đô thị.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3. 1. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu quá trình hình thành hiệu quả của truyền thông đại chúng tới
tầng lớp công chúng thanh niên đô thị (từ việc tiếp cận nguồn tin, tiếp nhận, sử
dụng nội dung thông điệp), tác động chi phối hoạt động giao tiếp đại chúng của
tầng lớp thanh niên đô thị, dư luận xã hội trong tầng lớp công chúng này về
hoạt động của hệ thống truyền thông đại chúng.
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của hệ thống truyền
thông đại chúng tới công chúng thanh niên đô thị.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích hiệu quả của các phương tiện truyền thông đại chúng thông
qua hoạt động tiếp nhận thông tin đối với công chúng thanh niên đô thị trong
giao tiếp đại chúng.
- Phân tích hiệu quả sử dụng các nội dung thông điệp được truyền từ các
phương tiện truyền thông đại chúng và cơ chế lây lan thông tin trong công
chúng thanh niên đô thị.
12



- Phân tích hiệu quả hình thành dư luận xã hội trong công chúng thanh
niên đô thị đối với hoạt động của hệ thống truyền thông đại chúng.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu : Hiệu quả của truyền thông đại chúng đối với công
chúng thanh niên đô thị.
4.2. Khách thể nghiên cứu : Nhóm thanh niên đô thị Hải Phòng
4.3. Phạm vi khảo sát : Địa bàn khảo sát là thành phố Hải Phòng. Thời gian
khảo sát là năm 2002 và 2006.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận:
Từ quan điểm về mối quan hệ biện chứng giữa kiến trúc thượng tầng và
cơ sở hạ tầng trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội, tư tưởng của Mác về vai trò
của ý thức trong đời sống xã hội, về mối liên hệ giữa truyền thông đại chúng và
dư luận xã hội được lấy làm cơ sở cho việc nghiên cứu sự tác động của truyền
thông đại chúng và dư luận xã hội.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác báo chí, tuyên truyền cũng được sử
dụng làm cơ sở lý luận cho phân tích các khía cạnh của vấn đề nghiên cứu.
Trên cơ sở áp dụng quan điểm lý thuyết xã hội học chuyên ngành quan
niệm truyền thông đại chúng như một quá trình xã hội và quan điểm của Marx
Weber về vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng trong sự hình
thành ý thức quần chúng, mối liên hệ của các nhân tố này với hành động xã hội
của các cá nhân, các tầng lớp xã hội, việc xem xét hiệu quả tác động của truyền
thông đại chúng với nhóm công chúng này được đặt trong các quan hệ xã hội cụ
thể.
Quan điểm lý thuyết xã hội học được dùng làm cơ sở nghiên cứu ở đây
gồm: Quan điểm lý thuyết cơ cấu - chức năng của R. Merton áp dụng vào
nghiên cứu truyền thông đại chúng; Quan điểm về mô hình truyền thông; Lý
thuyết về cơ chế tác động giữa truyền thông đại chúng và truyền thông liên cá
nhân; Lý thuyết về quan hệ giữa truyền thông đại chúng và dư luận xã hội...
5.2. Phương pháp thu thập thông tin:

Luận văn này triển khai trên các nguồn dữ liệu gồm:
A. Phân tích thứ cấp bộ số liệu kết quả khảo sát của đề tài nghiên cứu khoa
học cấp Bộ về Công chúng thanh niên đô thị và báo chí Nghiên cứu trường
hợp thành phố Hải Phòng do Tạp chí Xã hội học tiến hành năm 2002. Thông
13


tin được thu thập qua sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng (điều
tra chọn mẫu) và phương pháp nghiên cứu định tính (thảo luận nhóm trong
nghiên cứu xã hội học).
Điều tra tiến hành với 333 bảng hỏi cho 4 nhóm thanh niên đô thị là thanh
niên sinh viên, thanh niên đường phố, thanh niên viên chức, thanh niên
công nhân.
Tương ứng với 4 nhóm đối tượng trên là 4 cuộc thảo luận nhóm.
B. Phân tích thông tin định tính thu thập bằng phương pháp phỏng vấn sâu
và thảo luận nhóm do tác giả luận văn tiến hành tại thành phố Hải Phòng năm
2006, nhằm bổ sung làm rõ thêm hiện trạng vấn đề nghiên cứu. Số lượng phỏng
vấn và thảo luận gồm:



8 phỏng vấn sâu cho 4 nhóm thanh niên (mỗi nhóm 2 trường hợp).
4 phỏng vấn nhóm cho các nhóm tương ứng.
C. Luận văn sử dụng một số tư liệu thống kê, báo cáo ở địa phương để

nghiên cứu, kết hợp với phân tích các tài liệu sẵn có liên quan đến chủ đề
nghiên cứu.
Để xử lý thông tin xã hội học, chúng tôi sử dụng kỹ thuật phân tích văn bản
với thông tin định tính thu từ phỏng vấn và tư liệu có sẵn; sử dụng phương pháp
phân tích thống kê với số liệu định lượng.

6. Giả thuyết nghiên cứu
1. Sự trưởng thành của hệ thống truyền thông đại chúng trong bối cảnh phát
triển công cuộc đổi mới có tác động tích cực tới giao tiếp đại chúng của công
chúng thanh niên đô thị.
2. Thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng có ý nghĩa quan trọng
trong hoạt động học tập và công việc của công chúng thanh niên đô thị Hải
Phòng
3. Dư luận xã hội của tầng lớp công chúng này thể hiện những đề xuất tích
cực về hoạt động của các phương tiện truyền thông đại chúng.
Hai giả thuyết trên cho phép hình dung được các vấn đề cơ bản về hiệu
quả từ hoạt động giao tiếp đại chúng của công chúng thanh niên đô thị Hải
Phòng, từ đó tạo nên hiệu quả tác động của truyền thông đại chúng đối với tầng
lớp công chúng này.

14


7. Khung lý thuyết
Trên cơ sở các vấn đề đối tượng, phương pháp và giả thuyết nghiên cứu,
khung lý thuyết được thể hiện như sau:

Công chúng thanh niên đô thị

Hiệu quả truyền thông đại chúng
Hệ thống
truyền thông đại chúng

Hoạt động tiếp nhận thông tin
của công chúng từ các phương
tiện truyền thông đại chúng


Việc sử dụng thông điệp truyền
thông đại chúng và cơ chế lây lan
thông tin

Dư luận xã hội về hoạt động của
hệ thống truyền thông đại chúng

8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu giới thiệu khái quát đề tài nghiên cứu, nội dung của luận
văn gồm các chương:
Chương 1 có tiêu đề Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài , đưa ra các lý
thuyết xã hội học về truyền thông đại chúng, đặc biệt là các quan điểm lý thuyết
về công chúng truyền thông và hiệu quả của truyền thông đại chúng, tổng quan
vấn đề nghiên cứu và các khái niệm công cụ phục vụ nghiên cứu. Trong chương
này chúng tôi cũng giới thiệu địa điểm khảo sát và một số đặc điểm của khách
thể nghiên cứu. Việc khái quát này là cơ sở để tìm hiểu tác động của hệ thống
truyền thông đại chúng đối với nhóm công chúng được nghiên cứu.
Chương 2, là chương trọng tâm của luận văn, trình bày các kết quả nghiên
cứu về Hiệu quả của truyền thông đại chúng đối với công chúng thanh niên đô thị với
ba phần:

15


Phần 1: Phân tích hiệu quả của các phương tiện truyền thông đại chúng
thông qua hoạt động tiếp nhận thông tin của công chúng thanh niên đô thị Hải
Phòng trong giao tiếp đại chúng.
Phần 2: Phân tích hiệu quả sử dụng nội dung thông điệp được truyền từ các
phương tiện truyền thông đại chúng và cơ chế lây lan thông tin trong công

chúng thanh niên đô thị Hải Phòng .
Phần 3: Phân tích hiệu quả thể hiện ở sự hình thành dư luận xã hội trong
công chúng thanh niên đô thị Hải Phòng về hoạt động của hệ thống truyền
thông đại chúng.
Trong phần kết luận, trên cơ sở dùng kết quả phân tích để luận giải các giả
thiết nghiên cứu, luận văn nêu các nhóm khuyến nghị giải pháp nhằm mở rộng
khả năng tiếp nhận thông tin đại chúng của công chúng thanh niên, nâng cao
chất lượng hoạt động của hệ thống truyền thông đại chúng và tăng cường triển
khai hoạt động nghiên cứu xã hội học về truyền thông đại chúng.

16


Phần nội dung

Hiệu quả của truyền thông đại chúng
đối với công chúng thanh niên đô thị
Chương 1

Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

1.1. Vài nét về vấn đề nghiên cứu
Trong những thập niên vừa qua, nghiên cứu hiệu quả truyền thông đại
chúng, với tư cách là một hướng nghiên cứu chính của xã hội học về truyền
thông đại chúng, đã trở thành một chủ đề cơ bản, cấp bách và phức tạp của xã
hội học hiện đại. Chúng ta khó có thể đo lường chính xác mức độ ảnh hưởng của
truyền thông đại chúng tới nhận thức, hành vi ứng xử và dư luận xã hội của công
chúng vì tính chất đa chức năng và các mối quan hệ nhiều chiều ở quá trình
tương tác của hệ thống này trong xã hội toàn thể.
Nhìn lại lịch sử nghiên cứu về tác động xã hội của truyền thông đại chúng,

có thể ghi nhận được bước chuyển quan điểm đánh giá qua bốn giai đoạn khác
nhau [40, 143-145], [56]:
Giai đoạn đầu, từ thập niên 1910 cho tới khoảng năm 1945, đài phát thanh
mới ra đời và được công chúng say sưa đón nhận. Thậm chí, đài phát thanh được
sử dụng rộng rãi với các mục đích mị dân. Các nhà nghiên cứu xã hội học thời
kỳ này cho rằng các phương tiện truyền thông đại chúng có một sức mạnh vạn
năng. Tiêu biểu cho khuynh hướng này là quan điểm của trường phái Frankfurt
phê phán hoạt động của các phương tiện truyền thông đại chúng trong xã hội tư
bản chủ nghĩa. Họ lo ngại công chúng của phương tiện này dễ trở thành các
"bản đúc", dễ tin tưởng và phụ tùng theo các mục đích, các thông điệp được
truyền trên sóng phát thanh. Nói cách khác, các phương tiện truyền thông đại
chúng có tác dụng đối với công chúng cũng giống như dùng mũi tiêm chích
thuốc vào cơ thể con người. Tuy nhiên, nhận xét này chưa dựa trên cơ sở nghiên
cứu thực nghiệm đối với công chúng mà được đưa ra từ sự quan sát số lượng
công chúng và việc sử dụng phương pháp phân tích nội dung thông điệp.
17


Giai đoạn thứ hai, từ thập niên 1940 tới thập niên 1960, giới nghiên cứu
nhận ra tính tương đối trong sự tác động của truyền thông đại chúng và bác bỏ ý
tưởng cho rằng truyền thông đại chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp lên suy nghĩ
và ứng xử của công chúng.
Năm 1960, trong tác phẩm "The effects of mass communication" (tạm dịch "Tác
động của truyền thông đại chúng"), Joseph Klapper chỉ ra truyền thông đại chúng
không phải là nguyên nhân cần và đủ của những thay đổi trong công chúng; nó là yếu
tố tác động bổ sung cùng với những nhân tố trung gian khác chứ không phải là
nguyên nhân duy nhất trong quá trình củng cố các điều kiện đang có[40, 144]. Mô
hình "các tác động tối thiểu" này cho rằng truyền thông đại chúng tăng cường, củng
cố hoàn cảnh xã hội sẵn có ở công chúng hơn là dẫn tới việc thay đổi đột ngột của họ,
trừ những trường hợp đặc biệt. Với những công trình nghiên cứu thực nghiệm có hệ

thống, người ta khám phá ra truyền thông đại chúng chỉ là một trong số nhiều nhân tố
xã hội, kinh tế, văn hoá ảnh hưởng tới thái độ và ứng xử của công chúng.
Qua nghiên cứu thực nghiệm về quyết định bầu cử của cử tri, theo cách tiếp
cận mạng lưới xã hội trong phân tích các quá trình truyền thông, năm 1944, Paul
Lazarsfeld cùng cộng sự phát hiện thấy các chiến dịch vận động tranh cử (nhất
là qua các phương tiện truyền thông đại chúng) hầu như ít làm thay đổi sự lựa
chọn của cử tri mà chỉ tác động theo hướng làm củng cố dự định sẵn có của họ.
ảnh hưởng đáng kể tới cách thức cá nhân tiếp nhận và lý giải thông tin từ các
phương tiện truyền thông cũng như quyết định bầu cử lại thuộc về những tương
tác trong nhóm sơ cấp mà họ là thành viên, đặc biệt là tương tác với những
người có vai trò "hướng dẫn dư luận" trong nhóm [28, 403-404]. Công trình
nghiên cứu của Lazarsfeld đã mở đầu cho hướng nghiên cứu về vai trò của
truyền thông liên cá nhân đối với truyền thông đại chúng và về vai trò của các
nhóm xã hội trong các quá trình truyền thông.
Giai đoạn thứ ba, bắt đầu từ giữa thập niên 1960 đến cuối thế kỷ XX
(khoảng năm 1995), các nhà nghiên cứu có xu hướng đặt lại vấn đề và nghi ngờ
rằng ảnh hưởng của truyền thông đại chúng không phải là yếu ớt và ít ỏi như
trên, nhất là khi truyền hình ra đời và phát triển. Trong những năm 60-70, truyền
hình phát triển mạnh mẽ, xuất hiện nhiều công trình khẳng định tác động to lớn
của tivi, đồng thời cũng chỉ ra ảnh hưởng tiêu cực của kênh truyền thông này.
Đến những năm 80, việc nghiên cứu tập trung vào khả năng của tivi thu hút sự
chú ý của công chúng đối với các vấn đề xã hội có tính chất cấp bách và giải

18


thích các tác động của tivi từ quan điểm "sử dụng và thoả mãn". Cũng trong thời
kỳ này, các nhà nghiên cứu quan tâm tới nhiều khía cạnh tác động của các kênh
truyền thông đại chúng khác nhau, song vì những mối liên hệ chằng chịt của
truyền thông đại chúng với các nhân tố xã hội khác nên thật khó xác định được

tác động trực tiếp của hệ thống này tới ý thức xã hội và hành vi của công chúng.
Giai đoạn thứ tư, bắt đầu từ khoảng giữa thập niên 90 của thế kỷ XX tới
nay. Lúc này các nghiên cứu về hiệu quả truyền thông đại chúng gắn nhiều với
sự ra đời của internet. Xa lộ thông tin quốc tế này đã nối kết các phương tiện kỹ
thuật điện tử với công chúng truyền thông đại chúng. Có sự tác động mạnh mẽ
của xã hội thông tin, trong đó internet là một tác nhân căn bản thúc đẩy quá
trình toàn cầu hoá. Tầm ảnh hưởng của internet trước hết đã bao trùm khối các
quốc gia phát triển. Tại các quốc gia đang phát triển, xa lộ thông tin này cũng
tạo thêm một điều kiện thuận lợi cho tiến trình hội nhập vào đời sống kinh tế,
chính trị, văn hoá thế giới. Thực tế này tạo nên mối quan tâm của các chuyên gia
trong lĩnh vực nghiên cứu truyền thông đại chúng, trong đó vấn đề nghiên cứu
hiệu quả truyền thông đại chúng nổi lên như một xu hướng nghiên cứu cơ bản.
Các tài liệu từ tiểu ban nghiên cứu truyền thông đại chúng của Đại hội Xã hội
học thế giới lần thứ 15 (năm 2002) cho thấy phạm vi vấn đề nghiên cứu hiệu quả
truyền thông đại chúng không chỉ bó hẹp trong từng quốc gia mà đã mở rộng ra
quốc tế và hướng nghiên cứu hiệu quả của mạng internet được đặc biệt chú
trọng
Trong hai giai đoạn gần đây, các nhà nghiên cứu đã vượt qua quan điểm
tuyệt đối hoá vai trò của kỹ thuật truyền thông để chuyển sang quan điểm chú
trọng hơn tới các logic hành động của các tác nhân xã hội trong quá trình truyền
thông. Truyền thông được hiểu như một dạng quan hệ ý nghĩa và quan hệ quyền
lực giữa các nhóm xã hội và các cá nhân. Sự kết tinh các quan hệ liên tục vận
động này cấu tạo nên nội dung và hình thức của các phương tiện truyền thông
đại chúng. Công chúng được hình dung như những tác nhân xã hội có khả năng
lý giải và khả năng phê phán lại sự áp đặt trong quá trình truyền thông đại
chúng. Truyền thông đại chúng là một quá trình đối thoại trong khuôn khổ trật
tự đẳng cấp mang tính chất thương lượng giữa các tầng lớp xã hội khác nhau
trong những mối quan hệ vô cùng đa dạng [28, 348-350]. Đến cuối thế kỷ 20,
J.Habermas đưa ra khái niệm "không gian công cộng", trong đó các phương tiện
truyền thông đại chúng đóng vai trò làm trung gian liên lạc và tiếp xúc trong nội


19


bộ xã hội dân sự, cũng như giữa xã hội dân sự và các thiết chế nhà nước. Như
vậy, truyền thông đại chúng không còn là một lãnh địa riêng cho các nhà truyền
thông hay các chuyên gia về truyền thông, mà nó vừa là nơi trình bày các kiến
thức về xã hội con người, lại cũng là nơi diễn ra các mối quan hệ tiếp xúc, liên
lạc giữa các tầng lớp, các nhóm xã hội[28, 351-352].
Nghiên cứu về hiệu quả truyền thông đại chúng đối với công chúng là
điều khá mới mẻ ở Việt Nam, nhưng các công trình liên quan theo hướng
nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về công chúng thì đã xuất hiện từ những
năm 1990 tới nay.
Trước hết có thể kể đến những bài viết của tác giả Mai Quỳnh Nam được
đăng trên Tạp chí Xã hội học, đề cập tới phương diện cơ sở lý thuyết cho việc
nghiên cứu truyền thông đại chúng và dư luận xã hội, cũng như gợi mở hướng
áp dụng chúng vào nghiên cứu thực nghiệm trong bối cảnh xã hội Việt Nam
hiện nay.
Trong bài "Về vấn đề nghiên cứu hiệu quả truyền thông đại chúng" (Tạp
chí Xã hội học, số 4 - 2001) [56], tác giả tổng hợp một số hệ thống chỉ tiêu định
tính và định lượng làm cơ sở để phân tích hiệu quả của các phương tiện truyền
thông đại chúng. Bài viết này cũng trình bày những điểm cần lưu ý khi áp dụng
các chỉ tiêu vào nghiên cứu truyền thông đại chúng trong mối liên hệ phức tạp
giữa hệ thống này với xã hội toàn thể.
Mối liên hệ giữa giao tiếp liên cá nhân, giao tiếp đại chúng và hệ thống
truyền thông đại chúng được phân tích trong bài viết "Về đặc điểm và tính chất
của giao tiếp đại chúng" (Tạp chí Xã hội học, số 2-1996) [55]. Trên cơ sở phân
tích mối quan hệ này, tác giả chỉ ra tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động
báo chí từ hai phía: thứ nhất là của pháp luật, của các cơ quan quản lý mà thiết
chế truyền thông đó là công cụ; thứ hai là từ công chúng báo chí. Bài viết cũng

lưu ý rằng trong xu thế toàn cầu hoá, những biến đổi văn hoá dưới tác động của
các phương tiện truyền thông đại chúng đã diễn ra ở những bộ phận công chúng
mà nhất là đối với công chúng thanh niên đô thị; ảnh hưởng là dương tính khi
nhân tố văn hoá trong giao tiếp đại chúng phù hợp với chiều hướng tích cực của
hội nhập văn hoá.
Vấn đề nghiên cứu dư luận xã hội được tác giả đề cập đến trong loạt bài
viết: "Dư luận xã hội - mấy vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu" (Tạp chí
Xã hội học, số 1-1995) [49]; "Dư luận xã hội về số con" (Tạp chí Xã hội học, số

20


3-1996) [50]; "Mấy vấn đề dư luận xã hội trong công cuộc đổi mới" (Tạp chí Xã
hội học, số 2-1996) [51]; "Vai trò của dư luận xã hội trong cơ chế "Dân biết,
dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" (Tạp chí Tâm lý học, số 2-2000) [54]. Đặc biệt,
mối quan hệ biện chứng giữa báo chí và công chúng trong quá trình hình thành
và thể hiện dư luận xã hội được phân tích sâu trong bài "Truyền thông đại chúng
và dư luận xã hội" (Tạp chí Xã hội học, số 1-1996) [53]. Xem xét sự phản hồi
thể hiện trong dư luận xã hội của công chúng về nguồn thông tin nhận qua
truyền thông đại chúng được coi là một chỉ báo quan trọng để đo hiệu quả hoạt
động của các kênh truyền thông đại chúng.
Trong kết quả nghiên cứu về công chúng sinh viên Hà Nội [24], công
chúng thiếu nhi dân tộc ("Báo Thiếu nhi dân tộc và công chúng thiếu nhi dân
tộc", tạp chí Xã hội học, số 4-2002) [48], tác giả Mai Quỳnh Nam và cộng sự
khảo sát mối quan hệ giữa các nhóm công chúng này với hệ thống truyền thông
đại chúng trong môi trường chính trị - xã hội mang những đặc trưng riêng, đặc
biệt chú ý tới đặc điểm quá trình hoạt động tiếp nhận thông tin và xử lý thông
tin, cơ chế lây lan thông tin, sử dụng thông tin của họ, coi đó như dấu hiệu tin
cậy để đánh giá phần nào hiệu quả hoạt động của hệ thống này.
Một số luận án tiến sĩ cũng lấy hoạt động giao tiếp đại chúng của công

chúng làm đối tượng nghiên cứu.
Năm 2000, tác giả Trần Hữu Quang hoàn thành luận án tiến sĩ xã hội học
"Truyền thông đại chúng và công chúng, trường hợp thành phố Hồ Chí Minh".
Luận án khảo sát mức độ và cách thức sử dụng các phương tiện truyền thông đại
chúng của công chúng, từ đó đi đến nhận diện, phân tích những mô thức tiếp
nhận truyền thông đại chúng của các giới công chúng ở thành phố Hồ Chí Minh,
một đô thị đang trong bối cảnh đổi mới với những chuyển biến quan trọng về
kinh tế và xã hội. Phát hiện đáng chú ý của luận án là sự ghi nhận hiệu quả
không đồng đều của truyền thông đại chúng tới các tầng lớp công chúng khác
nhau, như một dấu hiệu phân tầng về văn hoá, góp một điều kiện củng cố cho
quá trình phân tầng xã hội đang diễn ra trong thực tế. Như vậy, truyền thông đại
chúng được xem là một trong những cơ sở xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình tái tạo cơ cấu xã hội được tiếp diễn [26].
Luận án tiến sĩ xã hội học "Hiện trạng và vai trò tác động của truyền
thông dân số đối với người nông dân" (khảo sát ở đồng bằng sông Hồng), bảo vệ
năm 2002, của Trương Xuân Trường phân tích, đánh giá hiện trạng và vai trò

21


của hoạt động truyền thông dân số đối với người nông dân đồng bằng sông
Hồng trong thời kỳ đổi mới. Tác giả đặc biệt chú ý khảo sát về mức độ và khả
năng tiếp nhận thông tin dân số của họ từ các phương tiện truyền thông đại
chúng và các kênh khác trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng về các kênh truyền
thông, phương thức tiếp cận truyền thông dân số, phản hồi truyền thông dân số
[34].
Có thể kể tới hai luận văn thạc sỹ khảo sát về nhu cầu thông tin của công
chúng thanh niên với phương pháp phân tích tài liệu, cụ thể là thư bạn đọc.
Luận văn "Tìm hiểu nhu cầu thông tin về sức khoẻ sinh sản vị thành niên
qua nghiên cứu thư gửi về chương trình "Cửa sổ tình yêu, Đài tiếng nói Việt

Nam" (năm 2003) của Nguyễn Thị Tuyết Minh phân tích những tác động xã
hội ảnh hưởng đến nhu cầu về kiến thức liên quan đến sức khoẻ sinh sản vị
thành niên trong nhóm công chúng này [18].
Luận văn của Vương Hồng Hà (2005) "Tìm hiểu nhu cầu thông tin của nữ
thanh niên về giai đoạn tiền hôn nhân qua nghiên cứu thư gửi về chuyên mục
"Hòm thư bạn gái" trên báo Phụ nữ Việt Nam" hướng tới phân tích tác động của
chuyên mục này trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin về tiêu chí lựa chọn người
yêu, bạn đời, các quan hệ hôn nhân gia đình và tình dục trước hôn nhân của
nhóm công chúng nữ thanh niên [11].
Các công trình điểm trên đây đã góp những nét đa dạng làm sinh động
thêm bức tranh hình dung về quan hệ tương tác giữa hệ thống truyền thông đại
chúng và công chúng Việt Nam hiện nay, phần nào phác hoạ hiệu quả tác động
của hệ thống này tới các nhóm công chúng khác nhau.
Trong những năm gần đây, đi đôi với sự thay đổi nhanh chóng của đất
nước, hoạt động giao tiếp đại chúng của các cá nhân, các nhóm xã hội không
ngừng tăng lên. Nhóm công chúng của các phương tiện truyền thông đại chúng
không phải là nhóm thuần nhất, với những đặc điểm khác nhau về điều kiện
sống, trình độ học vấn, lứa tuổi, nơi cư trú, nghề nghiệp, dân tộc... nên quá trình
quan hệ của họ với hệ thống truyền thông đại chúng cũng không giống nhau.
Điều này không là ngoại lệ đối với nhóm thanh niên đô thị. Do vậy, nghiên cứu
về hiệu quả truyền thông đại chúng của nhóm công chúng thanh niên đô thị
giúp nhà truyền thông định hướng sát thực hơn trong việc cung cấp thông tin
cho khách thể nhằm mục đích hoàn thành tốt nhất chức năng của thiết chế này.

22


Luận văn chọn đề tài Hiệu quả của truyền thông đại chúng đối với công
chúng thanh niên đô thị - nghiên cứu trường hợp thành phố Hải Phòng với
mong muốn góp phần trả lời cho câu hỏi trên.

1.2. Cơ sở lý luận:
1.2.1. Chủ nghĩa Mác - Lênin về truyền thông đại chúng
Luận văn nghiên cứu dựa trên quan điểm mác xít về sự vận động của các hình
thái kinh tế - xã hội và mối quan hệ biện chứng giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ
tầng. Kiến trúc thượng tầng mang tính độc lập tương đối với cơ sở hạ tầng, có quy
luật phát triển riêng của mình, nhưng lại có thể tác động hoặc ảnh hưởng ngược trở lại
vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Nó không chỉ phản ánh máy móc cơ sở hạ tầng mà còn có
những chức năng thiết yếu trong việc tác động đến cơ sở hạ tầng. Với vai trò là một
trong những thiết chế xã hội thuộc lĩnh vực văn hoá - tinh thần của xã hội, các phương
tiện truyền thông đại chúng có thể đóng vai trò quan trọng đối với tiến trình phát triển
xã hội.
C. Mác và Ph. Ăngghen là những người sáng lập ra nền báo chí cách
mạng [32, 42] với dấu mốc là sự xuất hiện báo "Sông Ranh mới" (1848-1849)
mà hai ông là những người cộng tác đắc lực [31, 39]. C. Mác, Ph. Ăngghen và
V.I. Lênin coi hoạt động báo chí là một lĩnh vực hoạt động gây tác động trực
tiếp đến quá trình đấu tranh cách mạng trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng trong mọi
giai đoạn cách mạng.
Xuất phát từ việc nghiên cứu sự phân chia giai cấp trong xã hội. C. Mác
và Ph. Ăngghen đi đến kết luận là khi xã hội bị phân chia thành các giai cấp với
quyền lợi rất khác biệt, thậm chí đối kháng nhau, thì con người luôn thuộc về
một giai cấp, một quốc gia, một dân tộc, một nhóm xã hội nhất định nên báo
chí, là một hoạt động ý thức người, không thể cùng lúc mang những khuynh
hướng chính trị khác nhau. Báo chí của giai cấp, của nhóm xã hội nào đều phản
ánh tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng của giai cấp, của nhóm xã hội đó [31, 99].
Nhìn nhận báo chí cách mạng, báo chí của các Đảng Cộng sản là tiếng
nói của Đảng, là sợi dây liên hệ giữa các Đảng với giai cấp công nhân, là vũ khí
đấu tranh của giai cấp vô sản, Ph. Ăngghen bàn về tầm quan trọng của tờ báo:
"Đối với Đảng, nhất là đối với Đảng công nhân thì việc lập ra tờ báo hàng ngày
đầu tiên là cái mốc quan trọng để tiến lên phía trước. Đó là trận địa ban đầu, từ
đó Đảng sẽ tiến hành cuộc đấu tranh với những đối thủ của mình bằng vũ khí


23


tương xứng. Báo hàng ngày là công cụ tuyên truyền, cổ động quần chúng không
có gì thay thế được" [36,18].
Tổ chức là hình thức hoạt động có tính bản chất của báo chí. Đó là kết quả
tổng hợp của tuyên truyền, cổ động và là cơ sở quan trọng để đánh giá hiệu quả của
những hoạt động đó. Coi báo chí là phương tiện tuyên truyền, giáo dục và tổ chức rất
hiệu nghiệm trong các phong trào cách mạng của nhân dân, V.I. Lênin cho rằng:
"Chúng ta cần trước hết là tờ báo, không có nó thì không thể tiến hành được một cách
có hệ thống cuộc tuyên truyền, cổ động hết sức có nguyên tắc và toàn diện" [37, 10]
và "Tờ báo không chỉ là người tuyên truyền tập thể và cổ động tập thể, mà còn là
người tổ chức tập thể... Nhờ có tờ báo, một tổ chức cố định tự nó sẽ hình thành, nó
không những chỉ làm các công tác địa phương mà còn làm cả công tác chung thường
xuyên nữa, nó giúp cho những nhân viên của nó quen việc theo dõi chăm chú những
biến cố chính trị, đánh giá ý nghĩa của những biến cố ấy và ảnh hưởng của những
biến cố ấy đến các tầng lớp khác nhau trong nhân dân, và vạch ra cho đảng cách
mạng những phương pháp hợp lý để tác động đến những biến cố ấy" [37, 12].
Báo chí cách mạng là công cụ phục vụ lợi ích của quần chúng nhân dân,
coi phong trào quần chúng là cơ sở thực tiễn để phản ánh. Để báo chí đi sâu vào
quần chúng một cách thiết thực, C. Mác nhận định: "Báo chí sống trong nhân
dân và trung thực chia sẻ với nhân dân niềm hy vọng và sự lo lắng của họ, tình
yêu và lòng căm thù của họ, nỗi vui và nỗi buồn của họ. Trong hy vọng và lo
lắng, có điều gì báo chí nghe được ở cuộc sống, báo chí sẽ lớn tiếng loan tin cho
mọi người đều biết, báo chí tuyên bố sự phán xét của mình đối với những tin tức
đó một cách gay gắt, hăng say, phiến diện, như những tình cảm và tư tưởng bị
xúc động, thầm bảo nó vào lúc đó. Điều sai lầm hôm nay nằm trong các sự kiện
mà nó đưa tin, hoặc trong những lời nhận xét mà nó nêu lên, thì ngày mai sẽ
được bản thân nó bác bỏ"[3, 237].

Tính đến hiệu quả truyền thông nhìn từ khía cạnh nghệ thuật biểu hiện
trong các tác phẩm báo chí, V.I. Lênin nhấn mạnh yêu cầu phù hợp với trình độ
nhận thức, năng lực tiếp thu và nhu cầu thẩm mỹ lành mạnh của công chúng.
Một tác phẩm báo chí khi đề cập đúng vấn đề mà xã hội đang quan tâm nhưng
nghệ thuật biểu hiện kém, ngôn ngữ xa rời với cách nói, cách nghĩ của công
chúng không thể đem lại hiệu quả cao. Người đặc biệt quan tâm đến cách viết,
cách nói sao cho thật giản dị, sáng sủa, dễ hiều. Người chỉ ra rằng: "Sự đơn giản,
dễ hiểu và phổ cập, nội dung sinh động của tư liệu đưa ra sẽ đảm bảo cho những

24


tư tưởng của báo chí đi sâu vào lòng người đọc thuộc mọi tầng lớp nhân
dân"[38, 92].

Báo chí được xác định là một trong những nguồn cung cấp thông tin
và phản ánh dư luận xã hội. Nhận thức rõ rằng vai trò của báo chí trong đời
sống chính trị - xã hội là không thể thiếu và việc nắm bắt dư luận xã hội lại
càng quan trọng và cần thiết, ngay từ những ngày đầu cách mạng V.I.
Lênin đã đề nghị thành lập một uỷ ban đặc biệt để thu thập, xử lý một khối
lượng rất lớn thông tin từ báo chí Xô viết và báo chí tư sản. Người viết: "Có
thể và nhất thiết phải tổ chức một văn phòng như vậy, nó có thể đem lại lợi
lớn. Không có nó, chúng ta sẽ không có mắt, không có tai, không có tay để
tham gia phong trào quốc tế"[39, 156].
Như vậy, quan điểm mác xít khẳng định hiệu quả của lao động báo chí
cũng có những biểu hiện nhất định như khả năng tác động vào nhận thức cũng
như hành vi ứng xử của con người, tác động vào tâm lý xã hội, tác động vào
hành động thực tiễn. Hiệu quả của lao động báo chí khi được phát huy sẽ trở
thành một sức mạnh to lớn, góp phần hình thành dư luận xã hội, xây dựng hệ tư
tưởng chủ đạo của xã hội, biến nhận thức thành hành động theo chiều hướng

tích cực để góp phần cải tạo và xây dựng xã hội.
1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
truyền thông đại chúng
ở Việt Nam, sự ra đời nền báo chí cách mạng được đánh dấu bằng sự kiện
xuất bản số đầu tiên tờ báo Thanh niên (21-6-1925). Hồ Chí Minh, nhà báo cộng sản
Việt Nam đầu tiên, đã sáng lập và chỉ đạo tờ báo Thanh niên, cũng là người sáng lập
nền báo chí cách mạng của giai cấp vô sản Việt Nam.
Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, tạo điều kiện cho báo chí cách mạng
Việt Nam chuyển ra công khai và trở thành báo chí chính thống của Nhà nước
ta. Từ khi ra đời, báo chí cách mạng ngày càng lớn mạnh, có vai trò to lớn và
nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, phổ biến kinh nghiệm
chiến đấu và sản xuất, đánh giặc và xây dựng đất nước, cổ vũ quân và dân ta
kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt trong thời kỳ
đổi mới, báo chí cách mạng nước ta luôn luôn là lực lượng đi đầu, là người
hướng dẫn, tuyên truyền tổ chức và vận động công cuộc đổi mới đất nước theo

25


×