Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về quê làm việc của sinh viên Đại học Thương Mại sau khi tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.42 KB, 14 trang )

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu đề tài
Việc làm luôn là vấn đề vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với tất cả
mọi người đặc biệt là đối với những sinh viên vừa tốt nghiệp ra trường.
Ngay từ khi phổ thông học sinh đã cần định hướng cho mình một công
việc phù hợp với bản thân gia đình và xã hội. Việc định hướng nghề
nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng quyết định trực tiếp đến công việc
sau này. Nó tác động đến quyết định vẫn tiếp tục theo đuổi nghề nghiệp
để tìm việc hay quyết định dừng lại theo đuổi ngành nghề khác nếu thấy
nó không phù hợp. Có rất nhiều bạn sinh viên vẫn cứ tiếp tục theo đuổi
ngành nghề không phù hợp với bản thân dẫn đến khi ra trường không
tìm được việc làm hoặc tìm được việc nhưng lại phải bỏ công việc vì
không đáp ứng được nhu cầu công việc đề ra. Tuy nhiên, ngành nghề
không phải yếu tố duy nhất tác động đến công việc trong tương lai, mà
còn có cả kiến thức tích lũy được trong quá trình học tập, kiến thức, kinh
nghiệm học được của mỗi người từ những trải nghiệm thực tế, hay của
các kỳ thực tập .
Tuy nhiên, trên thực tế, để tìm được một công việc không phải là vấn đề
dễ dàng. Không phải cứ học tốt, nhiều kinh nghiệm là có thể tìm được
việc làm tốt mà còn có nhiều yếu tố khác tác động đến vấn đề tìm việc.
Từ đó mà dẫn đến việc sinh viên chán nản và quyết định về quê làm việc
mà chấp nhận bỏ phí bốn năm học đại học, hoặc cũng có những sinh
viên quyết định về quê làm việc sau khi tốt nghiệp là do muốn cống hiến
cho quê hương mình, hoặc theo ý muốn của bố mẹ. Ngoài ra có những
sinh viên do thấy khi ở thành phố khó xin việc lại quyết định về quê phụ
giúp bố mẹ. Thế nhưng cầm trên tay tấm bằng đại học về quê tưởng
chừng sẽ tìm được một công việc tốt và ổn định nhưng rồi có không ít
sinh viên phải thất vọng từ bỏ ước mơ. Tuy nhiên cũng rất đáng khen đối
với các sinh viên có quyết tâm trở về quê làm việc. Cũng có không ít
1



sinh viên sau khi về quê họ lại tìm được cho mình một công việc ổn định
đáp ứng được nhu cầu của họ. Đó cũng là một yếu tố giúp tác động tới
quyết định về quê sau khi tốt nghiệp của sinh viên khác. Từ thực trạng
trên, nhóm 4 quyết định thực hiện nghiên cứu “các nhân tố ảnh hưởng
đến quyết định về quê làm việc của sinh viên Đại học Thương Mại sau
khi tốt nghiệp”.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Những nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định về quê làm việc của sinh
viên Đại học Thương Mại sau khi ra trường.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Kiểm định những nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định về quê làm việc
của sinh viên Đại học Thương Mại sau khi tốt nghiệp ra trường từ đó đề
ra giải pháp cần thiết để định hướng cho sinh viên Đại học Thương Mại
lựa chọn về quê làm việc sau khi ra trường.
4. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi không gian: trong phạm vi Đại học Thương Mại
Phạm vi thời gian: từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2018
Đối tượng nghiên cứu của nhóm là sinh viên năm 3, 4 của trường Đại
học Thương Mại.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo , danh mục từ
viết tắt,các bảng hỏi về đề tài được cấu trúc gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cứu
2


Chương 4: Kết luận và kiến nghị

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
1.

Cơ sở lí luận

Việc làm: là hoạt động thường xuyên thực hiện để đổi lấy việc thanh
toán , thường là nghề nghiệp của một người.
Lựa chọn nghề nghiệp: là hoạt động của một cá nhân tìm tòi, tư duy để
đi đến quyết định gắn bó với một công việc cụ thể trong thời gian dài.
Lựa chọn địa phương làm việc: là việc cá nhân nghiên cứu, tìm tòi, tư
duy nhằm đi đến quyết định gắn bó với một đơn vị lãnh thổ để làm việc.
2.

Mô hình nghiên cứu

Vấn đề lựa chọn nơi làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp đã được
nhắc đến trong nhiều công trình trước đây. Từ tổng quan các nghiên cứu
đó, nhóm đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu như sau:
Định hướng từ gia đình

Thu nhập kỳ vọng

Cơ hội việc làm

Ý định lựa chọn về quê làm việc của sinh
viên Đại học Thương Mại

Môi trường sống

Tình cảm quê hương


Các giả thuyết:

Biến kiểm soát:
-

Giới tính

Giả thuyết 1: Định hướng của gia đình của
có sinh
tác động đến ý định về
- Nơi
quê làm việc của sinh viên Đại học Thương Mại hay không?
Giả thuyết 2: Thu nhập kỳ vọng có tác động đến ý định về quê làm việc
của sinh viên Đại học Thương Mại hay không?
3


Giả thuyết 3: Cơ hội việc làm có tác động đến ý định về quê làm việc
của sinh viên Đại học Thương Mại hay không?
Giả thuyết 4: Môi trường sống có tác động đến ý định về quê làm việc
của sinh viên Đại học Thương Mại hay không?
Giả thuyết 5: Tình cảm quê hương có tác động đến ý định về quê làm
việc của sinh viên Đại học Thương Mại hay không?
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để phân tích nghiên cứu vấn đề “quyết định về quê làm việc của sinh
viên Đại học Thương Mại”, nhóm đã sử dụng một số phương pháp như:
phân tích, nghiên cứu tài liệu, quan sát, điều tra khảo sát thực tế, tổng
kết và thống kê toán học….
Nghiên cứu được thông qua hai bước:

Bước 1: nghiên cứu sơ bộ bằng cách thực hiện nghiên cứu định tính:
tham khảo các dữ liệu thứ cấp, trao đổi và thảo luận với một số sinh viên
đang học tại trường Đại học Thương Mại để thiết lập vấn đề nghiên cứu,
mục tiêu nghiên cứu, đề cương nghiên cứu và mô hình nghiên cứu từ đó
hình thành bảng câu hỏi nghiên cứu.
Bước 2: nghiên cứu chính thức: tiến hành nghiên cứu định lượng bằng
cách tiếp xúc và phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu bằng bảng
câu hỏi đã thiết kế ở bước 1. Sau đó mã hóa và làm sạch dữ liệu sơ cấp;
tiến hành xử lý dữ liệu bằng công cụ hỗ trợ SPSS 18.0; phân tích dữ liệu
và trình bày kết quả nghiên cứu.
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Sau khi sử dụng phương pháp phân tích định tính, phân tích định lượng
và phỏng vấn chuyên sâu, thảo luận của nhóm tập trung vào 5 câu hỏi:
Câu 1: Sau khi tốt nghiệp ra trường sinh viên có muốn về quê làm việc
hay không?
4


Câu 2: Lý do muốn về quê làm việc?
Câu 3: Lý do không muốn về quê làm việc?
Câu 4: Mức lương tối thiểu mà sinh viên mong muốn đạt được là bao
nhiêu?
Câu 5: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định về quê làm
việc của sinh viên?
Qua phiếu câu hỏi khảo sát vấn đề các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định về quê làm việc của sinh viên Đại học Thương Mại sau khi tốt
nghiệp mà nhóm đã thực hiện. Nhóm đã rút ra được số kết luận sau:

Theo số liệu khảo sát thì có khoảng 44,7% sinh viên Đại học Thương
Mại muốn về quê phát triển sự nghiệp . So với sinh viên muốn ở lại

thành phố làm việc thì ít hơn 10,6%.

5


Hầu hết số sinh viên muốn về quê làm việc đều với lí do là muốn ở gần
gia đình cụ thể là có đến 84,42% sinh viên muốn về quê làm việc là vì lí
do đó . Số còn lại là vì năng lực của bản thân và vì tiền lương.

6


Đối với số sinh viên lựa chọn quyết định không về quê làm việc mà ở lại
thành phố thì đa số là muốn được phát triển bản thân do ở thành phố có
môi trường làm việc năng động,cơ họi thăng tiến cao hơn, khả năng
được phát triển bản thân sẽ cao hơn so với việc làm việc ở quê. Ngoài ra,
một số không chọn về quê là do mức lương ở quê không đáp ứng được
nhu cầu mà sinh viên mong muốn. Ở quê không có nhiều ngành nghề
cho sinh viên lựa chọn, không phù hợp với ngành học của sinh viên.

Mức lương cũng là một yếu tố tác động đến quyết định về quê của sinh
viên. Qua khảo sát có tới 55,3% sinh viên mong muốn có được mức
lương từ 5 – 8 triệu/tháng, 39,5% sinh viên muốn đạt mức lương trên 10
triệu, 5,2% sinh viên muốn có mức lương dưới 5 triệu. Như vậy cho thấy
với mức lương mà sinh viên mong muốn đạt được trên 10 triệu thì ở quê
rất hiếm người đạt được mức lương này ở quê mức lương phải tương
xứng với trình độ bản thân. Nhưng với mức lương này ở thành phố khả
năng đạt được sẽ cao hơn. Ở thành phố công nhân sẽ phải chịu thêm các
khoản chi tiêu về thuê nhà, điện, nước và các chi tiêu khác nên các
doanh nghiệp cũng phải đảm bảo được mức lương đáp ứng được điều

này cho công nhân. Do đó mức lương trên 10 triệu mà sinh viên mong
muốn sẽ dễ đạt được hơn khi làm việc ở thành phố. Tuy nhiên với mức
lương 5 – 8 triệu/tháng thì ở quê cũng không phải mức lương quá cao.

7


Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định về quê làm việc của
sinh viên

Tóm lại, sinh viên Đại học Thương Mại sau khi ra trường có xu hướng
về quê làm việc và ở trên thành thị làm việc không chênh lệch quá lớn.
Mức độ ảnh hưởn của các nhân tố:
1.

Định hướng từ gia đình

8


Mức độ ảnh hưởng từ định hướng của gia đình là khá ảnh hưởng tới ý
định của sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường. Với một số lí do như: gia
đình có thể sắp xếp việc làm cho bạn ở quê và gia đình đã chuẩn bị đầy
đủ điều kiện sống (nhà cửa, đất đai, cơ sở kinh doanh …) cho bạn ở quê,
hay gia đình bạn đã có nghề truyền thống gia đình muốn bạn về quê tiếp
nối nghề truyền thống của gia đình.
2.

Thu nhập kỳ vọng


Mức lương ở quê tương xứng với trình độ của bạn và mức thu nhập nếu
về quê làm cao tương đối so với chi phí sinh hoạt trung bình tại địa
phương bạn chọn làm việc cũng ảnh hưởng tới quyết định của sinh viên.
Ở quê thì các chi phí sinh hoạt sẽ rẻ hơn so với ở thành phố vì không
phải chịu nhiều khoản chi phí về tiền thuê nhà, điện, nước và các chi tiêu
khác. Như vậy thì sự chênh lệch giữa mức thu nhập và chi phí sinh hoạt
cao hơn so với ở thành phố, tiền lương kiếm được dễ hơn.
3.

Cơ hội việc làm

Ở quê cũng có những môi trường việc làm năng động, dân chủ, khoa
học, và trang bị kỹ thuật đầy đủ. Nếu làm việc ở quê, sẽ đánh giá được
năng lực bản thân. Có những cơ hội phát triển sự nghiệp.
Là người địa phương có sự quen biết lẫn nhau nên dễ có được cơ hội
việc làm nhờ có sự giới thiệu của người thân quen.
Ở địa phương, họ rất khuyến khích và chiêu mộ sinh viên đại học ra
trường về quê làm việc đóng góp xây dựng quê hương nên về quê làm
việc sẽ là một lợi thế
Trình độ của nhân lực trong các doanh nghiệp ở quê còn hạn chế, ít
người có năng lực làm việc do những người có năng lực đều muốn ở lại
thành phố làm việc để phát triển bản thân nên về quê sẽ dễ xin việc hơn
9


Ở quê với trình độ đại học của sinh viên sau khi ra trường sẽ được ưu
tiên, phát triển hơn và cơ hội thăng tiến sẽ cao hơn.
4.

Môi trường làm việc


Môi trường sống là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho
sự sinh sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không
khí, đất, ánh sáng, nước, quan hệ xã hội…
Mối liên hệ giữa chất lượng cuộc sống tại một địa phương với khả
năng thu hút dân cư, lao động về địa phương đó là hết sức rõ ràng. Việc
làm và thu nhập chỉ là những quan tâm ban đầu của người lao động. Khi
đã làm ra tiền, họ cần tiền đó để phục vụ cuộc sống. Hà Nội là một trong
những ví dụ điển hình cho sự tác động của môi trường sống tới
quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên. Đó là một trung tâm kinh tế,
chính trị, văn hóa lớn của cả nước, nơi đây tập trung nhiều điều kiện
thuận lợi về cơ sở vật chất về điện, đường, trường, trạm…lại thuận lợi
về mặt khí hậu. Nhiều sinh viên khi ra trường mong muốn được ở lại
đây làm việc vì có đủ điều kiện cho họ phát triển và họ bị thu hút bởi lối
sống thành thị ở những nơi đây. Tuy nhiên những nơi này lại thường
xuyên gặp tình trạng tắc đường, ô nhiễm, khói bụi, nước bẩn, thực phẩm
thiếu vệ sinh… Trong khi đó, môi trường sống ở các vùng quê thường
trong sạch, yên bình hơn và vệ sinh an toàn thực phẩm được đảm bảo
hơn.
+ Quê bạn có không khí trong lành yên tĩnh ?
+ Quê bạn có hệ thống trạm xá, bệnh viện, trường học đầy đủ ?
+ Quê bạn có nhiều khu vui chơi giải trí hoặc trung tâm thương mại?
Khoảng cách nơi làm việc
+ Nếu ở địa phương làm việc thì bạn sẽ được làm việc ở nơi gần nhà hơn
ở cùng gia đình không cần phải lo đến việc thuê nhà, tiết kiệm được chi
phí đi lại
10


+ Ở thành phố thì nơi làm việc sẽ xa quê hương, xa gia đình, phát sinh

nhiều chi phí mà đặc biệt ở thành phố có rất nhiều thứ đắt đỏ .
5.

Tình cảm quê hương

Tình yêu quê hương là tình yêu đối với gia đình với làng xóm với
với cây đa giếng nước sân đình, với từng con đường hay từng góc phố
nhỏ. Đó có thể là niềm yêu mến, niềm tự hào về địa linh nhân kiệt, về
truyền thống của quê hương. Con người Việt Nam với truyền thống yêu
mến tự hào về quê hương đất nước, từ nhỏ mỗi người đều được vun đắp
tình cảm quê hương qua những lời ru của bà, câu hát của mẹ, vì vậy mỗi
cá nhân đều thường trực trong mình tình cảm về quê hương, và từ đó
muốn đóng góp sức mình để xây dựng quê hương mình ngày càng giàu
đẹp. Vì vậy, tình cảm quê hương cũng có sự ảnh hưởng nhất định đến ý
định chọn nơi làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
+) Bạn mong muốn cống hiến cho nơi mà bạn đã sinh ra và lớn lên.
+) Bạn cảm thấy yêu mến và tự hào về nơi bạn sinh ra và lớn lên
+) Bạn mong muốn sống và làm việc gần gia đình, bạn bè.
- Bạn có nhiều mối quan hệ tại địa phương.
Do trong quá trình phỏng vấn sâu nhóm nhận được sự góp ý của các đối
tượng tham gia phỏng vấn. Mỗi một con người đều sống trong các
mối quan hệ tác động qua lại giữa các cá nhân, xét thấy ngày nay nay
các mối quan hệ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến các quyết định của mỗi
cá nhân, khi bạn có nhiều mối quan hệ ở địa phương hơn thì điều này sẽ
thôi thúc bạn trở về địa phương làm việc hơn. Vì vậy đây có thể là 1
nhân tố ảnh hưởng đến tình cảm quê hương nói riêng và ý định chọn nơi
làm việc của sinh viên sau khi ra trường nói chung.
Ngoài những nhân tố ban đầu nhóm đưa ra trong giả thuyết còn một số
nhân tố khác cũng làm tác động đến quyết định của sinh viên Đại học
Thương Mại như: sở thích cá nhân, muốn được làm việc gần nhà, muốn

làm giàu cho quê hương,... những nhân tố này cũng khá ảnh hưởng đến
các quyết định của sinh viên Đại học Thương Mại.
11


CHƯƠNG IV: KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
1.

Kết luận và đóng góp đề tài

Mô hình nghiên cứu đề xuất 5 nhân tố ảnh hưởng đến ý định chọn
địa phương làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên Đại học Thương
Mại. Đó là các nhân tố: định hướng từ gia đình, thu nhập kỳ vọng, cơ
hội việc làm, môi trường sống và tình cảm quê hương với 2 biến quan
sát. Kết quả phân tích hồi quy đa biến đã xác định ý định lựa chọn
địa phương làm việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên Đại học Thương
Mại ảnh hưởng bởi 5 nhân tố, xếp theo thứ tự mạnh nhất đến yếu dần đó
là: môi trường sống và làm việc tại địa phương, thu nhập kỳ vọng, cơ
hội việc làm, tình cảm quê hương, định hướng từ gia đình.
* Đóng góp của đề tài:
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là sử dụng lý thuyết từ các nghiên
cứu trước về vai trò của ý định đối với hành vi và các yếu tố ảnh hưởng
đến ý định. Đóng góp của đề tài là kết hợp với lý thuyết từ các nghiên
cứu trước để xây dựng mô hình và kiểm định thực tế đối với các sinh
viên sắp tốt nghiệp Đại học Thương Mại. Thông qua phương pháp phân
tích nhân tố, nghiên cứu đã xây dựng được 5 nhóm nhân tố ảnh hưởng
đến ý định lựa chọn địa phương làm việc của sinh viên Đại học Thương
Mại sau khi tốt nghiệp đó là: định hướng của gia đình, tình cảm quê
hương, môi trường sống và làm việc tại địa phương, mức lương, cơ hội
việc làm.

2.

Một số kiến nghị

Thứ nhất, đối với nhân tố định hướng của gia đình, kết quả nghiên cứu
cho thấy nhân tố này có tác động mạnh nhất nhưng đây lại là nhóm nhân
tố mà nhà quản trị không thể tác động trực tiếp lên được. Tuy nhiên, việc
tạo dựng, nâng cao hình ảnh của các doanh nghiệp tại địa phương tốt sẽ
ảnh hưởng tốt tới nhận thức của nhóm yếu tố này tới người nghe, qua đó
góp phần nâng cao sự thu hút của tổ chức đối với sinh viên.
12


Thứ hai, đối với nhân tố tình cảm quê hương, địa phương cần tăng
cường mối liên kết, gắn bó giữa sinh viên với quê hương, thông qua các
việc như thường xuyên quan tâm, thăm hỏi các gia đình có con em là
sinh viên theo học tại các trường cao đẳng, đại học; kịp thời động viên,
giúp đỡ các em và gia đình gặp khó khăn, đảm bảo không vì hoàn cảnh
khó khăn mà sinh viên phải bỏ học .
Thứ ba, nhân tố môi trường sống và làm việc tại địa phương cũng là
nhân tố quan trọng trong việc tác động đến ý định lựa chọn địa phương
làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp.Địa phương cần cải tạo môi
trường làm việc bằng việc giám sát hoạt động của các doanh nghiệp,
đảm bảo thực hiện tốt các chính sách về tiền lương, thưởng, bảo hiểm xã
hội, các điều kiện về vệ sinh an toàn lao động… Đồng thời, các chính
sách ưu đãi nhân tài, có chế độ ưu đãi với các sinh viên trẻ mới tốt
nghiệp về địa phương làm việc, cùng các chương trình biểu dương, khen
thưởng và khuyến khích những cá nhân có đóng góp cho sự phát triển
của địa phương, thỏa mãn nhu cầu được coi trọng và tự hào về công
việc của mình, sẽ giúp thu hút thêm nguồn nhân lực đến làm việc tại địa

phương. Địa phương cũng có thể tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho
sinh viên, tích cực giới thiệu việc làm cho sinh viên mới tốt nghiệp
thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm tại địa phương, các hội chợ
việc làm, tạo thị trường làm việc làm đa dạng phong phú tại địa
phương. Các địa phương cũng cần quan tâm đầu tư phát triển các dịch
vụ vui chơi giải trí, mua sắm cũng như các điều kiện về y tế giáo dục,
góp phần phát triển địa phương, đồng thời thu hút và giữ chân nguồn
nhân lực đến làm việc tại địa phương.

13


14



×