Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Ngữ văn 11 ôn tập học kì I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.37 KB, 18 trang )

NGUYỄN ĐỨC THẮNG

Tài liệu Ngữ văn 11 cơ bản

ÔN TẬP
HỌC KÌ I

NGỮ VĂN 11

Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển – Cà Mau


Nguyễn Đức Thắng trình bày

Ngữ văn 11 – Ôn tập học kì I

Page 2

HAI ĐỨA TRẺ
- Thạch Lam I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả (1910 - 1942)
- Tên thật là Nguyễn Tường Vinh
- Sinh ra tại Hà Nội, thuở nhỏ sống ở quê ngoại là phố huyện Cẩm Giàng, tình Hải Dương
- Là người thông minh, tính tình điềm đạm, trầm tĩnh và rất tinh tế
- “Văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc một sự thoát lý hay sự quên, mà
trái lại, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và
thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong
phú hơn”

2. Sáng tác
- Tác phẩm chính: Gió đầu mùa, Nắng trong vườn, Sợi tóc, tiểu luận Theo dòng, tiểu thuyết


Ngày mới, tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường
- Đề tài: thường viết về cuộc sống cơ cực
- Phong cách:
 Lối viết tinh tế, nhẹ nhàng, truyền cảm, văn phong trong sáng, giản dị
 Truyện không có cốt truyện và đơn giản, ít xung đột, mâu thuẫn
 Chủ yếu khai thác nội tâm nhân vật với những cảm xúc mơ hồ, nhà văn kết hợp hài hòa
giữa lãng mạn và hiện thực

3. Xuất xứ: được trích từ tập “Nắng trong vườn” (1938)
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Bức tranh phố huyện nghèo chuyển dần về đêm khuya
a) Thời gian

Link facebook: />
Xct :)))


Nguyễn Đức Thắng trình bày

Ngữ văn 11 – Ôn tập học kì I

Page 3

Sự vận động thời gian

Chiều buông

Đêm xuống

Buồn man mác


Buồn khắc khoải

Khuya về

Buồn thấm thía,
khát khao, mơ tưởng

Sự vận động cảm xúc của Liên

b) Không gians
* Âm thanh:
- Tiếng trống thu không báo hiệu ngày tàn
- Tiếng ếch nhái kêu râm ran ngoài đồng
- Tiếng muỗi vo ve trong các cửa hàng hơi tối
- Tiếng đàn bầu bất lên trong yên lặng
 Âm thanh gợi lên nỗi niềm xao xác trong lòng người

* Cảnh vật:
- “Phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”
- “Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời”
- “Trời đã bắt đầu đềm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát”
- “Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối”
- “Vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh, lẫn với những vệt sáng của những con đom
đóm bay là là”
 Những chi tiết miêu tả khung cảnh phố huyện đang lụi tàn, bóng tối và đêm đen đang dần dần

ngự trị tất cả cảnh vật lẫn con người. Cảnh vật đẹp và buồn, rất quen ở thuộc ở mỗi miền quê
Việt Nam


* Bóng tối:
Link facebook: />
Xct :)))


Nguyễn Đức Thắng trình bày

Ngữ văn 11 – Ôn tập học kì I

Page 4

- “Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại
càng sẫm đen hơn nữa”
 Bóng tối đấy dần, đậm đặc, trở đi trở lại như một ám ảnh không dứt, gần như chiếm lĩnh cả

không gian bao la, tĩnh mích nới phố huyện

* Ánh sáng:
- “Đèn Hoa Kì leo lét trong nhà ông Cửu, và đèn dây sáng xanh trong hiệu khách”
- “Cửa chỉ để hé ra một khe ánh sáng”
- “Một chấm lửa khác nhó và vàng lơ lửng đi trong đêm tối, mất đi, rồi lại hiện ra”
- “Cái bếp lửa của bác Siêu, chiếu sáng một vùng đất cát”
- “Thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa”
 Bóng tối át cả ánh sáng, một vài ánh sáng nhỏ nhoi khiến cho bóng tối càng thêm dày đặc

c) Con người
- “Chợ đã vãn từ lâu, mấy đứa trẻ con nhà nghèo còn nhặt nhạnh những thanh nứa thanh tre hay
bất cứ thứ gì có thể dùng được của những người bán hàng để lại”
- “Mẹ con chị Tí với cuộc đời cơ cực mò cua bắt tép, tối đến bên gánh hàng nước nghèo nàn”
- Chị em Liên với cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu

- Bác Siêu với gánh phở xa xỉ, ế ẩm
- Bác xẩm với manh chiêu rách tả tơi cùng với chiếc thau trắng bên chiếc đàn bầu bật lên trong
yên lặng
- Bà cụ Thi hơi điên đơn chiếc với tiếng cười chìm trong đêm tối
 Những kiếp sống vất vưởng lầm than cùng với sự buồn chán, mòn mỏi, quẩn quanh, tù túng.

Cuộc sống của họ là một cuộc mưu sinh chật vật. Sự sống chỉ như một đóm lửa hắt ra yếu ớt, dù
thế họ vẫn sống, vẫn chụm lại với nhau chia sẻ những nỗi niềm để níu giữ lấy cuộc sống khắc
nghiệt. Nhà văn không chỉ chia sẻ với nỗi khổ của những kiếp người cơ cực quẩn quanh mà còn
đồng tình với họ, hi vọng, chời đợi một ngày mai tươi sáng. Đó là giá trị nhân văn cao cả, buồn
thương nhưng không bế tắc

2. Hình ảnh chị em Liên
a) Hoàn cảnh:
- Cha mất việc, mẹ làm hàng xáo, kinh tế gia đình khó khăn
- Chuyển từ Hà Nội về phố huyện nghèo sinh sống
- Chị em Liên được giao trông coi cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu
Link facebook: />
Xct :)))


Nguyễn Đức Thắng trình bày

Ngữ văn 11 – Ôn tập học kì I

Page 5

b) Tâm trạng của Liên
- Liên cảm thương cho những người nghèo mà đêm nào chị cũng nhìn thấy: chị Tí, cụ xẩm, cụ
Thi, những đứa trẻ nhà nghèo

- Liên cảm nhận được cái tối tăm mà mình và những người xung quanh đang sống, nhiều lúc
cũng muốn quên đi thực tại xót xa
- “An và Liên lặng ngưới mắt lên nhìn các vì sao để tìm sông Ngân Hà và các con vịt theo sau
ông Thần Nông”
- “Phở của bác Siêu là một thứ quà xa xỉ, nhiều tiền mà hai chị em không bao giờ mua được”
- “Liên nhớ lại khi ở Hà Nội chỉ được thưởng thức quà ngon, lạ - bấy giờ mẹ Liên nhiều tiền –
được đi chơi bờ Hồ uống những cốc nước lạnh xanh đỏ”

c) Cảnh đợi tàu
- Đêm nào cũng vậy, chị em Liên An và những người dân phố huyện cũng cố thức đợi chuyến
tàu đi qua
- Đối với chị em Liên, chuyến tàu đêm còn gợi nhớ những kỉ niệm của ngày xưa sung sướng,
của Hà Nội xa xăm, của Hà Nội rực rỡ huyên náo
- Đoàn tàu từ Hà Nội: “các toa đèn sáng trưng”, “những toa hạng trên sang trọng, lố nhố những
người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng”
 Đối lập với cuộc sống nghèo nàn, tối tăm, quẩn quanh của những người dân phố huyện

* Ý nghĩa: chờ tàu là chờ một niềm hi vọng, một thế giới đáng sống, hạnh phúc, quên đi thực
tại tăm tối, ê chề, khao khát đổi đời, … Hình ảnh đoàn tàu đã trở thành tia hi vọng thổi bùng lên
trên bóng tối mênh mang, lóe sáng những cuộc đời nhỏ bé. Sau khi đoàn tàu đi qua, phố huyện
lại chìm trong yên tĩnh và tĩnh mịch để lại những dư âm, dư vị buồn cho phố huyện. Đây là hiện
thực cảnh đời buồn tẻ của một phố huyện nhỏ và cũng là xã hội Việt Nam trước Cách mạng
tháng Tám

3. Nghệ thuật
- Truyện không có cốt truyện
- Giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng
- Nghệ thuật tinh tế, điêu luyện

Link facebook: />

Xct :)))


Nguyễn Đức Thắng trình bày

Ngữ văn 11 – Ôn tập học kì I

Page 6

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ
- Nguyễn Tuân I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Sinh năm 1910, mất năm 1987.
- Quê ở làng Mạc, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Sinh ra trong gia đình nhà Nho, khi Hán học đã tàn.
- Ông là một nhà văn lớn, một định nghĩa về một người nghệ sĩ một cách trọn vẹn.
- Ông là một nhà văn duy mĩ bở ông quan niệm cuộc đời là một cuộc hành trình đi tìm cái đẹp và
khẳng định cái đẹp.
- Ông là người thúc đẩy thể tùy bút và đưa thể loại này lên đến trình độ nghệ thuật cao.

2. Tác phẩm
- Xuất xứ: lúc đầu có tên là “Dòng chữ cuối cùng” đăng trên tạp chí “Tao Đàn”. Sau đó đổi tên
thành “Chữ người tử tù” in trong “Vang bóng một thời”
- Chủ đề: truyện miêu tả tài năng, dũng khí, thiên lương cao cả kết thành vẻ đẹp của Huấn Cao,
đồng thời làm rõ cái đẹp và cái thiện đã cảm hóa được cái xấu, cái ác và khẳng định cái tài, cái
tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời

II. Tìm hiểu văn bản
1. Tình huống truyện
- Ở nhân vật Huấn Cao và quản ngục, xét về bình diện xã hội thì họ hoàn toàn đối lập với nhau

nhưng trên bình diện nghệ thuật thì họ là những người có tâm hồn nghệ sĩ, là tri âm tri kỉ với
nhau
 Tình huống truyện độc đáo này làm nổi bật lên vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao, đồng thời

làm sáng lên tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” của viên quản ngục

2. Hình tượng nhân vật Huấn Cao
a) Hoàn cảnh: là một người anh hùng thất thế, vốn là thũ lĩnh của những người đứng lên
chống lại triều đình, nay bị kết án tử và chờ ngày ra pháp trường xử lí

b) Vẻ đẹp:
* Vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ:
Link facebook: />
Xct :)))


Nguyễn Đức Thắng trình bày

Ngữ văn 11 – Ôn tập học kì I

Page 7

- “Cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”
- “Chữ ông Huấn Cao vuông lắm, đẹp lắm”
- “Văn võ đều có tài cả”
- “Có được chữ ông Huấn Cao mà treo là có một báu vật trên đời”
- “Lại có tài bẻ khóa và vượt ngục”
 Là một người nhất mực tài hoa

* Khí phách hiên ngang

- Đứng đầu khởi nghĩa chống lại triều đình phong kiến thối nát
- Hành động “dỗ gông” trước lời đe dọa và giễu cợt của tên lính: “Huấn Cao, lạnh lùng, chúc
mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống nền đá tảng đánh huỳnh một cái”
- Là tử tù nhưng rất ung dung, bình thản: “thản nhiên nhận rượu thịt, coi như đó là một việc vẫn
làm trong cái hứng sinh bình lúc chưa bị giam cầm”
- Trả lời rất cao ngạo: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều, là nhà ngươi đừng đặt
chân vào đây”
- “Đến cái cảnh chết chém, ông còn chẳng sợ nữa là những trò tiểu nhân thị oai này”
- “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng
mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi”
 Là một trang anh hùng dũng liệt

* Thiên lương trong sáng, nhân cách cao cả
- Trước khi nhận ra tấm lòng của viên quản ngục thì ông Huấn coi như là kẻ tiểu nhân, cặn bã
nên đối xử rất là cao ngạo
- Nhưng khi nhận rõ tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” của một con người có sở thích cao quý, Huấn
Cao đã quyết định cho chữ, đồng thời có chút ân hận vì “thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm
lòng trong thiên hạ”
- Không chỉ giữ gìn, quý trọng thiên lương của mình, Huấn Cao còn chân thành hướng thiện,
khuyến thiện cho con người, cho viên quản ngục những lời khuyên chân thành, ý nghĩa: “Thầy
Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện
chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời
lương thiện đi”

3. Hình tượng viên quản ngục

Link facebook: />
Xct :)))



Nguyễn Đức Thắng trình bày

Ngữ văn 11 – Ôn tập học kì I

Page 8

a) Hoàn cảnh: đảm nhận chức quan quản ngục, sống giữa gông xiềng và tội ác, hoàn cảnh ấy
dễ đẩy con người vào bùn nhơ, dễ làm chết vẻ đẹp của con người

b) Vẻ đẹp
* Say mê cái đẹp, quý trọng cái tài hoa
- Mơ ước một ngày được treo chữ ông Huấn Cao trong nhà: “Biết đọc vở nghĩa sách thánh hiền,
từ những ngày nào, cái sở nguyện của viên quan coi ngục này là có một ngày kia được treo ở nhà
riêng mình một đôi câu đới do tay ông Huấn Cao viết” và “Quản ngục mong mỏi một ngày gần
đây ông Huấn sẽ dịu bớt tính nết, thì y sẽ nhờ ông viết, ông viết cho… cho mấy chữ trên chục
vuông lụa trắng đã mua sẵn và can lại kia. Thế là y mãn nguyện”

* Là một người biết kính trọng tài đức
- Trước khi nhận được chữ, viên quản ngục có ý muốn biệt đãi người tử tù: “Ta muốn biệt đãi
ông Huấn Cao, ta muốn cho ông ta đỡ cực trong những ngày cuối cùng còn lại”
- Khi tiếp nhận tử tù, vẻ mạt ông hiền lành khác ngày thường và không dùng bất cứ hình phạt
nào để trấn áp tử tội: “Trái với phong tục nhận tù mọi ngày, hôm nay viên quan coi ngục nhìn
sáu tên tù mới vào với cặp mắt hiền lành. Lòng kiêng nể, tuy cố giữ kín đáo mà cũng đã rõ quá
rồi”
- Trong quá trình coi ngục, ông tỏ rõ thái độ biệt đãi Huấn Cao, mặc dù bị Huấn Cao tiếp đón
với thái độ khinh bỉ nhưng ông vẫn hết sức cung kính: “Nghe xong câu trả lời, y chỉ lễ phép lui
ra với một câu “Xin lĩnh ý””. Đồng thời lại còn đối xử tốt hơn

* Là người có bản chất lương thiện
- Luôn day dứt khi chọn nhầm nghề, ông tự nhủ với mình: “Có lẽ lão bát này, cũng là một người

khá đây. Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi”
- Hoàn toàn có thể dùng uy quyền và vũ lực để ép Huấn Cao cho chữ nhưng ông đã không làm
vậy
- Rất xúc động trước lời khuyên của Huấn Cao: “Ngục quan cảm động, vái người tù một vái,
chắp tay nói một câu mà nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin
bái lĩnh””
 Tuy sống bằng nghề độc ác, tàn bạo nhưng viên quản ngục là một người biết quý trọng kẻ có

tài, biết yêu cái đẹp, trân trọng cái đẹp, biết nghe theo lời khuyên bảo của Huấn Cao để trở về
với cái thiện và giữ lấy cái đẹp. Điều đó đã khiến Huấn Cao cảm kích và coi đó là “một âm
thanh trong trẻo chen vào một bản nhạc đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”
Link facebook: />
Xct :)))


Nguyễn Đức Thắng trình bày

Ngữ văn 11 – Ôn tập học kì I

Page 9

4. Cảnh cho chữ
- Việc cho chữ vốn là một việc thanh cao, một hoạt động sáng tạo nghệ thuật lại diễn ra
“trong một buồng tối chật hẹp ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”
 Thiên lương cao cả lại tỏa sáng ở nơi bóng tối và cái ác đang ngự trị

- Người nghệ sĩ đang say mê từng nét chữ không phải là người tự do mà là một người tử tù đang
trong cảnh “cổ đeo gông, chân vướng xiềng và chỉ sớm tinh mơ ngày mai đã bị giải vào kinh để
chịu án tử hình”. Trong cảnh này, người tù nổi bật lên uy nghi lộng lẫy, còn quản ngục, thơ lại
thì khúm núm, run run

- Trật tự, kỉ cương trong nhà tù hoàn toàn bị đảo ngược: tù nhân trở thành nguoiwf ban phát cái
đẹp, răn dạy ngục quan, còn ngục quan thì khúm núm vái lạy tù nhân
 Trong chốn ngục tù tăm tối đó, không phải cái xấu cái ác đang làm chủ mà chính là cái đẹp,

cái thiện, cái cao cả đã chiến thắng và tỏa sáng (đó là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng
tối)

5. Đặc sắc nghệ thuật
- Tình huống truyện độc đáo
- Thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình
- Nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân vật, tạo không khí cổ kính, trang nghiêm

Link facebook: />
Xct :)))


Nguyễn Đức Thắng trình bày

Ngữ văn 11 – Ôn tập học kì I

Page 10

HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA
- Vũ Trọng Phụng I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Sinh năm 1912, mất năm 1939.
- Quê ở làng Hảo, Hưng Yên.
- Xuất thân từ một gia đình nghèo.
- Cuộc đời: có cuộc sống chật vật, bấp bênh. Cuộc đời ngắn ngủi, nghèo túng, bệnh tật. Sự
nghiệp sáng tác đồ sộ, được mệnh danh là “Ông vua phóng sự đất Bắc”. Các tác phẩm toát lên

niềm căm phẫn mãnh liệt xã hội đen tối, thối nát đương thời bằng phong cách nghệ thuật độc
đáo.
 Ông là một trong những nhà văn hiện thực lớn, có đóng góp đảng kể vào sự phát triển của

văn xuôi Việt Nam hiện đại.

2. Tác phẩm “Số đỏ”
- Xuất xứ: được đăng từ số 40 trên Hà Nội báo.
- Vị trí: chương 15, có nhan đề đầy đủ là “Hạnh phúc của một tang gia – Văn minh nữa cũng nói
vào – Một đám ma gương mẫu”.

II. Đọc – hiểu văn bản
1. Ý nghĩa nhan đề
- Nhan đề rất lạ, rất giật gân, khiến cho người đọc chú ý: tang gia mà lại hạnh phúc, nhà có
người chết mà lại vui vẻ, sung sướng, đây là hạnh phúc của một gia đình vô phúc, niềm vui của
một lũ con cháu đại bất hiếu – Đây là tình huống trào phúng chính yếu của toàn bộ câu chuyện.

2. Niềm vui của các thành viên trong gia đình khi cụ cố Tổ qua đời
* Niềm vui khác nhau của các thành viên trong gia đình
- Cụ cố Hồng sung sướng vì lần đầu được diễn trò già yếu trước đám đông: “Cụ nhắm nghiền
mắt lại để mơ màng đến cái lúc cụ mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu,
để cho thiên hạ phải chỉ trỏ: “Úi kìa, con giai nhớn đã già thế kia kìa!”
- Văn Minh thích thú vì cái “chúc thư kia đã vào thời kì thực hành chứ không còn là lý thuyết
viển vông nữa”
Link facebook: />
Xct :)))


Nguyễn Đức Thắng trình bày


Ngữ văn 11 – Ôn tập học kì I

Page 11

- Vợ Văn Minh mừng rỡ vì được dịp lăng xê nhứng mốt y phục táo bạo nhất, đây là cơ hội quảng
cáo hàng để kiếm tiền.
- Cậu tú Tân sướng điên người vì được dùng đến cái máy ảnh mới mua, đây là cơ hội hiếm có để
cậu giải trí, chứng tỏ cái tài nghệ thuật chụp ảnh của mình.
- Ông Phán mọc sừng thì sung sướng vì “giá trị của đôi sừng hươu vô hình trên đầu mình”, nhờ
nó ông được trả công xứng đáng
- Cô Tuyết, đây là dịp được mặc bộ y phục ngây thơ
- Xuân Tóc đỏ danh giá và uy tín càng cao thêm vì nhờ có hắn, cụ cố Hồng mới chết

* Ngoài gia đình:
- Hai vị cảnh sát Min Đơ, Min Toa thì sung sướng cực điểm vì đang thất nghiệp thì được thuê
giữ gìn trật tự cho đám đông
- Những người bạn của cụ cố Hồng rất sung sướng vì đây là dịp để hộ khoa râu khoa ria, khoe
huân huy chương: “Ngực đầy những huy chương như: Bắc Đẩu bội tinh, Long bội tinh, CaoMên
bội tinh, Vạn tượng bội tinh, vân vân … trên mép và cằm đều đủ râu ria, vừa dài vừa ngắn, vừa
đen vừa hung hung, vừa lún phún hay rầm rậm, loăn quăn”
- Đám trai thanh gái lịch
 Tóm lại, qua các chân dung biếm họa xuất sắc, tác giả đã lật tẩy bộ mặt giả dối, bịp bợm của

những kẻ bất tài trong xã hội nhố nhăng đương thời. Thái độ và hành động của họ tuy khác nhau
nhưng đều giống nhau ở sự bất hiếu, vô đạo đức, mất hết nhân tâm.

3. Đám ma “gương mẫu”
a) Cảnh đám ma như đám rước
- Đám ma to chưa từng thấy: “theo cả lối Ta, Tàu, Tây, có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, cho
đến lốc bốc xoảng và bú-dích , và vòng hoa, có đến ba trăm câu đối, vài trăm người đi đưa”

- Người đi đưa đám giả dối, lố bịch, dân phố hai bên đường đổ xô ra xem như một sự lạ

b) Cảnh hạ huyệt
- Cảnh cậu tú Tân chụp ảnh kỉ niệm lúc hạ huyệt
- Xuân Tóc Đỏ cầm mũ nghiêm trang giả vờ
- Cụ cố Hồng ho khạc, mếu máo, ngất đi
- Ông Phán oặt người đi, khóc to bằng thứ âm thanh kì lạ

Link facebook: />
Xct :)))


Nguyễn Đức Thắng trình bày

Ngữ văn 11 – Ôn tập học kì I

Page 12

 Đám tang như tấn đại hài kịch, sự lố lăng đồi bại của tầng lớp tư sản thượng lưu trước Cách

mạng. Quả thực đó là một đám ma gương mẫu cho sự giả dối, hợm hĩnh, hám danh của gia đình
giàu sang mà bất hiếu bất nghĩa

4. Nghệ thuật
- Trào phúng bậc thầy, từ tình huống trào phúng cơ bản thành nhiều tình huống trào phúng khác
nhau
- Cường điệu, nói ngược nói mỉa được sử dụng lành mạnh
- Chọn những chi tiết đối lập nhau gay gắt nhưng cùng tồn tại trong con người

Link facebook: />

Xct :)))


Nguyễn Đức Thắng trình bày

Ngữ văn 11 – Ôn tập học kì I

Page 13

NAM CAO
(1917 - 1951)
I. Tiểu sử
- Tên thật là Trần Hữu Tri
- Quê: làng Đại Hoàng, tỉnh Hà Nam
- Gia đình: xuất thân từ một gia đình nông dân
- Cuộc đời:
 Sau khi học hết bậc thành chung thì ông vào Sài Gòn để kiếm sống và viết văn
 Sau khi bị bệnh, ông về quê, sống vất vưởng bằng nghề viết văn
 Năm 1943, ông tham gia Hội Văn hóa cứu quốc
 Năm 1946, ông tham gia đoàn quân Nam tiến
 Năm 1947, ông lên chiến khu Việt Bắc làm công tác văn nghệ
 Năm 1951, ông hi sinh trong một chuyến công tác vào vùng địch hậu liên khu III

II. Con người
- Bề ngoài lạnh lùng, ít nói nhưng có đời sống nội tâm phong phú và luôn nghiêm khắc với chình
mình
- Là một người có tấm lòng đôn hậu, chan chưa tình thương, đặc biệt là gắn bó sâu nặng với quê
hương, những người nông dân
 Tác phẩm của ông chan chứa tinh thần nhân đạp cao cả


III. Sự nghiệp văn học
1. Quan điểm nghệ thuật
- Ông phê phán thứ văn chương thi vị hóa cuộc sống đen tối. Ông coi đó là cái ánh trăng lừa dối,
ông tìm đến với chủ nghĩa hiện thực: “Nghệ thuật vị nhân sinh”
- Theo ông, một tác phẩm hay, một tác phẩm có giá trị thì phải chứa đựng tinh thần nhân đạo:
“Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm
chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa
phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người
hơn”
- Nhà văn phải tìm tòi, sáng tạo, phải có lương tâm và nhân cách: “Văn chương không cần đến
những người thự khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chuwong chỉ dung nạp
Link facebook: />
Xct :)))


Nguyễn Đức Thắng trình bày

Ngữ văn 11 – Ôn tập học kì I

Page 14

những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì
chưa có”

2. Các đề tài chính
a) Người trí thức nghèo
- Nhân vật: những “giáo khổ trường tư”, những nhà văn nghèo, những viên chức nhỏ…
- Nội dung: miêu tả những bi kịch tinh thần của người tri thức trong xã hội cũ, họ là những
người có hoài bão, có tâm huyết và tài năng nhưng lại bị gánh nặng áo cơm làm cho “chết mòn”
- Tác phâm tiêu biểu: Giăng sáng, Đời thừa, Sống mòn, …


b) Người nông dân
- Nhân vật: những người thấp cổ bé họng, những số phận bi thảm, phần lớn lấy từ con người ở
làng Đại Hoàng
- Nội dung: phản ánh chân thực số phận của những con người bị đày đọa vào cảnh nghèo đói,
cùng đường, bị lăng nhục một cách tàn nhẫn, qua đó, nhà văn đã kết án đanh thép cái xã hội tàn
bạo và khẳng định nhân phẩm, bản chất lương thiện của họ
- Tác phẩm tiêu biểu: Chí Phèo, Một cữa no, Tư cách mõ
- Sau cách mạng, Nam Cao là cây bút tiêu biểu với những tác phẩm có giá trị

3. Phong cách nghệ thuật
- Nhà văn có biệt tài phân tích tâm lí nhân vật
- Nam Cao sáng tác về những đề tài nhỏ hẹp, quen thuộc, từ đó đặt ra những vấn đề có ý nghĩa
lớn lao, những triết lí cuộc sống
- Giọng văn Nam Cao buồn thương, chua chát, dửng dưng, lạnh lùng mà đầy thương cảm, đằm
thắm yêu thương

Link facebook: />
Xct :)))


Nguyễn Đức Thắng trình bày

Ngữ văn 11 – Ôn tập học kì I

Page 15

CHÍ PHÈO
- Nam Cao I. Tìm hiểu chung
1. Tên tác phẩm

- “Cái lò gạch cũ”  Sự lẩn quẩn, bế tắc
- “Đôi lứa xứng đôi”  Nhấn mạnh đến mối tình của Thị Nở và Chí Phèo
- “Chí Phèo”  Nhấn mạnh nhân vật
* Cơ sở của truyện: “Chí Phèo” là truyện về người thật việc thật ở làng Đại Hoàng

2. Bố cục
- Chí Phèo say rượu, vừa đi vừa chửi
- Chí Phèo trước khi đi tù
- Chí Phèo sau khi đi tù

II. Đọc hiểu
1. Hình ảnh của làng Vũ Đại
- Toàn bộ truyện Chí Phèo diễn ra ở làng Vũ Đại  Đây chính là không gian nghệ thuật của tác
phẩm
 Làng này dân “không quá 2000, xa phủ xa tỉnh”, “quần ngư tranh thực”
 Tôn ti trật tự nghiêm ngặt, cao nhất là cụ tiên chủ Bá Kiến “ bốn đời làm tổng lí, uy thế
nghiêng trời”, rồi đến đám cường hào, chúng kết bè kết cánh, cuối cùng là người nông dân
thấp cổ bé họng, bị đè nén, áp bức
 Mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay gắt, âm thầm mà quyết liệt, không khí tối tăm, ngột ngạt
 Hình ảnh nông thôn thu nhỏ của Việt Nam trước cách mạng tháng Tám

2. Hình ảnh nhân vật Chí Phèo
a) Đoạn mở đầu
- Ngất ngưỡng trong cơn say
- Vừa đi, vừa chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại
 Không ai lên tiếng: “Thành thử chỉ có ba con chó dữ với một thằng say rượu!…”
 Số phận bi đát của Chí Phèo – một con người, một con vật quái gở đang bị xã hội dứt khoát

lạnh lùng cự tuyệt
Link facebook: />

Xct :)))


Nguyễn Đức Thắng trình bày

Ngữ văn 11 – Ôn tập học kì I

Page 16

- Tận cùng của sự khổ đau và đang trút lên cuộc đời tất cả hằn học, phẫn uất của mình

b) Chí Phèo trước khi đi tù
- Hoàn cảnh xuất thân: không cha, không mẹ, không nhà, không cửa, không một tấc đất cắm dùi
 Hắn là một kẻ khốn cùng của làng Vũ Đại khốn khổ

- Sống lương thiện bằng chính sức lao động của mình, làm canh điền cho lí Kiến
- Tính cách: hiền lành, giàu lòng tự trọng, biết phân biệt tình yêu chân chính và thói dâm dục xấu
xa
- Mơ ước có một cuộc sống bình dị: “Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho
nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng.
Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”
 Hai mươi năm đầu là anh canh điền hiền lành, chất phác, giàu lòng tự trọng nhưng vì lòng

ghen tuông mù quáng, bá Kiến đã đẩy anh canh điền hiền lành chất phác ấy vào tù

c) Sau khi ra tù
- Hình dáng: có dáng dấp của một tay anh chị
- Tính cách: ngang ngược, hung hẵn, dữ tợn
 Triền miên trong cơn say
 Rạch mặt ăn vạ

 Trở thành tay sai đắc lực của bá Kiến
 Tựa như một con quỷ dữ của làng Vũ Đại
 Bọn cường hào và nhà tù thực dân đã làm tan nát cả nhân hình lẫn nhân tính của con người,

hiện tượng bi thảm ấy khá phổ biến và có tính quy luật trong xã hội đương thời

d) Cuộc gặp gỡ của Chí Phèo – Thị Nở
- Cảm giác nghe lại được âm thanh của cuộc sống: “Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có
tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen
thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy… Chao ôi là buồn!”
- Cảm thấy già nua, đơn độc, nhuốm một nỗi lo
- Khát vọng: Chí Phèo muốn làm hòa với mọi người, kháo khao trở thành người lương thiện

* Nguyên nhân:
- Trận ốm đa góp phần làm thay đổi sinh lý và tâm lí của Chí Phèo, hắn cảm thấy cơ thể rũ rượi,
nhất là cảm nhận được sự cô độc đang đến: “Ôi sao mà hắn hiền, ai dám bảo đó là cái thằng Chí
Link facebook: />
Xct :)))


Nguyễn Đức Thắng trình bày

Ngữ văn 11 – Ôn tập học kì I

Page 17

Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt mà đâm chém người? Đó là cái bản tính của hắn, ngày thường bị lấp
đi. Hay trận ốm thay đổi hắn về sinh lý cũng thay đổi cả tâm lý nữa?”
- Tình yêu mộc mạc chân thành của Thị Nở - người đàn bà xấu “ma chê, quỷ hờn” nhưng ở thị
có dòng suối yêu thương ngọt ngào mà suốt đời Chí Phèo chưa gặp

- Chi tiết bát cháo hành: Chí Phèo đã xúc động đến nỗi trào nước mắt vì lần đầu tiên được một
người đàn bà yêu thương, chăm sóc
 Chí Phèo đã trở lại hồi sinh làm người với tất cả năng lực cần có của một con người, cảm

xúc, yêu thương, ước mơ, nhờ vào sức mạnh cảm hóa của tình thương

e) Bi kịch bị cự tuyệt làm người
- Con đường lương thiện vừa mở ra trước mắt Chí Phèo bị chặn đứng lại:
 Nguyên nhân trực tiếp: Sự ngăn cản của bà cô Thị Nở  Định kiến xã hội, lòng thiếu
khoan dung của mọi người
 Nguyên nhân sâu xa: do xã hội phong kiến và nhà tù thực dân
- Chí Phèo uống rượu “ôm mặt khóc rưng rưng”  thấm thía nỗi đau
 Đây chính là bi kịch của một con người không được công nhận quyền làm người

- Nam Cao đã đưa kết cấu tác phẩm lên thêm một tầng làm cho nỗi đau sâu hơn, giá trị tố cáo
cao hơn
- Chí Phèo xách dao đến nhà bá Kiến:
 Chí đã nhận thức rõ kẻ thù đã cướp đi nhân hình, nhân tính, quyền làm người của Chí qua
hai câu nói: “Tao muốn làm người lương thiện” và “Ai cho tao lương thiện?”
 Chí Phèo đã dõng dạc lên án bá Kiến và đòi quyền làm người

- Chí Phèo đâm chết bá Kiến và tự sát:
 Chí Phèo đã chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc đời
 Khi ý thức nhân phẩm đã trở về, Chí Phèo không muốn trở lại kiếp sống thú vật như trước
nữa
 Xung đột giai cấp ở nông thôn hết sức gay gắt là không gì xoa dịu được
 Tóm lại, Chí Phèo là điển hình cho người nông dân lương thiện bị lưu manh hóa, hủy diệt

nhân hình, nhân tính
 Tác phẩm đã thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc, nhà văn đã phát hiện và nâng niu những đốm


sáng lương thiện trong tâm hồn của con người ngay cả khi tưởng như họ bị xã hội vô nhân đạo
biến thành quỷ dữ
Link facebook: />
Xct :)))


Nguyễn Đức Thắng trình bày

Ngữ văn 11 – Ôn tập học kì I

Page 18

3. Nhân vật bá Kiến
- Bốn đời làm Tổng lí, có uy thế nghiêng trời
- Chân dung:
 Giọng quát rất sang
 Có lối nói ngọt nhạt
 Có cái cười Tào Tháo
- Háo sắc, ghen tuông thảm bại
- Có những phương châm thống trị thủ đoạn khôn ngoan: “mềm nắn rắn buông”, “dùng thằng
đầu bò để trị thằng đầu bò”, “hãy ngấm ngầm đẩy nó xuống sông rồi dắt nó lên để nó đền ơn”,…
 Bá Kiến tiêu biểu cho giai cấp thống trị, gian hùm và nham hiểm

4. Đặc sắc nghệ thuật
- Xây dựng hành công nhân vật điển hình bất hủ
- Khám phá miêu tả thế giới nội tâm nhân vật sâu sắc, tinh vi
- Ngôn ngữ tự nhiên, sống động

Link facebook: />

Xct :)))



×