Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Lập và phân tích bảng cân đối kế toán của công ty TNHH thương mại và đầu tư Xuân Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.73 KB, 14 trang )

Mục Lục
I.
II.

III.

IV.

Lời mở đầu
Quan hệ giữa bảng cân đối kế toán và tà khoản kế
toán
1. Bảng cân đối kế toán
2. Tài khoản kế toán
3. Mối quan hệ giữa bảng cân đối kế toán và tài
khoản kế toán
Lập và phân tích bảng cân đối kế toán của công ty
TNHH thương mại và đầu tư Xuân Anh
1. Tổng quan về công ty
2. Lập bảng cân đối kế toán
Kết Luận


I.

Lời mở đầu

Trong công tác quản lý,các thông tin kinh tế đặc biệt là những thông tin từ tài
liệu kế toán của các đơn vị là đặc biệt quan trọng.Với chức năng của mình hệ thống
thông tin kế toán đã thu nhập thông tin từ quá trình kinh tế của đơn vị thông qua
chứng từ kế toán.Tuy nhiên thông tin từ chứng từ kế toán là những thông tin đơn lẻ
và độc lập về từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh,từng tài sản,từng nguồn vốn.Vì vậy


để các thông tin trở nên hữu ích cho người sử dụng chúng đã được chuyển vào xử
lí trên các tài khoản kế toán.Do yêu cầu quản lí các đơn vị cần phải có số liệu tổng
hợp trong kì kinh doanh của tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh,vì thế cần thiết
phải có một phương pháp tổng hợp tất cả các số liệu trong kì kinh doanh-đó là
phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán.Trong đó việc quan trọng sau mỗi kì kinh
doanh đó là lập bảng cân đối kế toán sao cho phù hợp với tài khoản kế toán đã
được định khoản từ trước.Sau đây nhóm 11 sẽ nghiên cứu về tài khoản kế
toán,bảng cân đối kế toán và mối quan hệ giữa chúng trong quá trình tổng hợp
thông tin về kết quả hoạt động của doanh nghiệp sau mỗi kì kinh doanh.


II.

Quan hệ giữa bảng cân đối kế toán và tài khoản kế toán

1. Bảng cân đối kế toán
1.1. Khái niệm và tác dụng của bảng cân đối kế toán
1.1.1. Khái niệm
Bảng cân đối kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp tổng hợp cân
đối kế toán, phản ánh tổng quát tình hình tài sản của đơn vị theo hai cách phân loại:
tài sản và nguồn vốn, tại một thời điểm nhất định dưới hình thái tiền tệ.
1.1.2. Tác dụng của bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán có tác dụng quan trọng trong công tác quản lý, căn cứ
vào số liệu trình bày trên bảng ta có thể biết được toàn bộ tài sản và cơ cấu của tài
sản hiện có của doanh nghiệp, tình hình nguồn vốn và cơ cấu của nguồn vốn.
Thông qua đó ta có thể đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp,
tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ sử dụng vốn, triển
vọng kinh tế tài chính, sự tăng giảm của nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
1.2. Nội dung, nguyên tắc lập và kết cấu bảng cân đối kế toán
1.2.1. Nội dung

Bảng cân đối kế toán phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp
hai mặt kết cấu tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản theo hình thái tiền tệ theo
đẳng thức:
Tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả
1.2.2. Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán
Theo quy định tại Chuẩn mực kế toán “Trình bày Báo cáo tài chính” thì khi
lập và trình bày Bảng cân đối kế toán phải tuân thủ các nguyên tắc chung về lập và
trình bày Báo cáo tài chính. Ngoài ra, trên Bảng cân đối kế toán, các khoản mục
Tài sản và Nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn,
tuỳ theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, cụ thể như
sau:


- Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng, thì
Tài sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo nguyên tắc sau:
+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng không quá 12
tháng tới kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại ngắn hạn;
+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng trở lên kể từ
thời điểm báo cáo được xếp vào loại dài hạn.
- Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng, thì Tài
sản và Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau:
+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳ
kinh doanh bình thường được xếp vào loại ngắn hạn;
+ Tài sản và Nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơn
một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại dài hạn c). Đối với các
doanh nghiệp do tính chất hoạt động không thể dựa vào chu kỳ kinh doanh để
phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn, thì các Tài sản và Nợ phải trả được trình
bày theo tính thanh khoản giảm dần.

1.2.2. Kết cấu


-

Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần:
Phần tài sản: Bao gồm một hệ thống chỉ tiêu kinh tế được chia thành từng
loại, mục, khoản phản ánh tình trạng của tài sản và cơ cấu của tài sản.
Phần nguồn vốn: Bao gồm một hệ thống chỉ tiêu kinh tế được chia thành
từng loại, mục, khoản phản ánh tình trạng của nguồn vốn và cơ cấu của
nguồn vốn.

Số liệu tổng cộng của 2 phần bao giờ cũng bằng nhau theo đẳng thức:
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Bảng cân đối kế toán có 2 kiểu kết cấu:
-

Kết cấu kiểu 2 bên:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày....... tháng........ năm........


Đơn vị tính:...........
TÀI SẢN

Số đầu kỳ

Số cuối kỳ NGUỒN VỐN

Tổng tài sản
-


Số
kỳ

đầu Số cuối
kỳ

Tổng nguồn vốn

Kết cấu kiểu 1 bên:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày....... tháng........ năm........
Đơn vị tính:...........

Tài sản

Mã số

Số đầu kỳ

Số
kỳ

cuối

Loại A: Tài sản ngắn hạn
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
:
Loại B: Tài sản dài hạn
:
Tổng cộng tài sản

Nguồn vốn
Loại A: Nợ phải trả
Loại B: Vốn chủ sở hữu
Tổng cộng nguồn vốn
2. Tài khoản kế toán:
2.1. Khái niệm tài khoản kế toán:
Tài khoản kế toán là công cụ để phản ánh, phân loại và hệ thống hoá các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt, nó tác động tới đối tượng
ghi nhận của kế toán là dự vận động của các tài sản và nguồn vốn. Vậy nên, tất cả


những biến đổi về nguồn vốn, về tài sản sẽ được thể hiện trong hệ thống tài khoản
kế toán.
2.2 Nội dung phương pháp tài khoản kế toán:
Phương pháp tài khoản kế toán là phương pháp kế toán phân loại để phản ánh và
kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình và sự vận động của
từng đối tượng kế toán.
Đây là phương pháp đặc thù cho nghề kế toán, mục đích của phương pháp này
nhằm phân loại đối tượng kế toán để theo dõi, phản ánh có hệ thống về một đối
tượng kế toán.
Từ mục đích phản ánh của phương pháp, xây dựng được nội dung của phương
pháp qua hai yếu tố: tài khoản kế toán và cách thức phản ánh nghiệp vụ kinh tế vào
tài khoản kế toán. Tài khoản kế toán có thể hiểu là những tờ/trang sổ nhằm phản
ánh, theo dõi một cách có hệ thống những nghiệp vụ kinh tế phát sinh tác động đến
đối tượng kế toán. Tuy nhiên do đối tượng kế toán đa dạng, phong phú cũng như
nội dung nghiệp vụ phản ánh cũng đa dạng nên khi sử dụng tài khoản kế toán, cần
tuân thủ những nguyên tắc nhất định.
Phương phán phản ánh nghiệp vụ kinh tế vào tài khoản phụ thuộc vào đặc điểm
của đối tượng và nội dung nghiệp vụ kinh tế. Việc phản ánh và phân loại các đối
tượng kế toán thường xuyên, liên tục, có hệ thống sẽ cung cấp cho đơn vị các

thông tin tổng hợp về tình hình và sự biến động của từng nguồn vốn, từng tài sản
và từng quá trình hoạt động của đơn vị.
2.3 Ý nghĩa của phương pháp tài khoản kế toán:
Phương pháp tài khoản kế toán có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý và điều
hành hoạt động đơn vị cũng như trong công tác kế toán, cụ thể như sau:
- Phương pháp tài khoản kế toán đảm bảo cung cấp thông tin thường xuyên, liên
tục và có hệ thống về từng đối tượng kế toán, phục vụ cho công tác quản lý.
- Phương pháp tài khoản kế toán với các phương pháp ghi chép phản ánh các hoạt
động kinh tế vào các tài khoản kế toàn là cơ sở để kiểm tra tính hợp pháp của các
hoạt động kinh tế và nguyên nhân biến động của các đối tượng kế toán. Cho phép
hệ thống hóa số liệu theo các chỉ tiêu kinh tế, tài chính để lập các báo cáo kế toán


cung cấp thông tin cho các nhà quản lý trong đơn vị để điều hành hoạt động của
đơn vị; và cung cấp thông tin cho các tổ chức, các cá nhân bên ngoài để điều chỉnh
mối quan hệ giữa họ và đơn vị.
3. Mối quan hệ giữa bảng cân đối kế toán với tài khoản kế toán
3.1 Cơ sở mối quan hệ
Trong hệ thống thông tin của kế toán,phương pháp tài khoản kế toán được coi
là bộ xử lý thông tin trung tâm của hệ thống kế toán.Thông tin đơn lẻ,cá thể về
từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ kế toán được xử lý qua phương pháp tài khoản
kế toán sẽ trở thành thông tin tổng hợp về tình hình và sự vận động của từng đối
tượng kế toán.Để thông tin này trở nên thông dụng và hữu ích với người sử dụng
thì chúng phải được trình bày trên các bảng báo cáo theo những yêu cầu và nguyên
tắc nhất định.Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán là quá trình tiếp theo của hệ
thống thông tin kế toán,chúng được coi là quá trình cung cấp thông tin “đầu ra” của
kế toán.Trong chu trình thông tin của kế toán nếu tài khoản là nơi xử lý thông tin
thì tổng hợp-cân đối kế toán là nơi truyền tải thông tin đến cho người sử dụng.Tài
khoản kế toán và bảng cân đối kế toán đều phản ánh tình trạng đối tượng kế toán
xong ở phạm vi mức độ khác nhau.Bảng cân đối kế toán phản ánh đối tượng kế

toán ở trạng thái tĩnh và trạng thái vận động,là thông tin của cả quá trình.Do đó
giữa tài khoản kế toán và bảng cân đối kế toán có mối quan hệ mật thiết với nhau
trong một chu trình thông tin thông suốt của kế toán.
3.2 Mối quan hệ giữa tài khoản kế toán và bảng cân đối kế toán:
Mối quan hệ giữa tài khoản kế toán và bảng cân đối kế toán là quan hệ về số
liệu,biểu hiện:
-Mỗi chỉ tiêu kinh tế trên bảng cân đối kế toán đều được mở một tài khoản
hoặc một số tài khoản để phản ánh tình hình và sự vận dụng của đối tượng kế toán
trong kỳ,tên gọi của các chỉ tiêu kinh tế trên bảng cân đối kế toán đều tương ứng và
phù hợp với nội dung kinh tế của các đối tượng kế toán mà chúng phản ánh trên tài
khoản.
-Đầu niên độ kinh doanh khi mở các tài khoản kế toán để theo dõi tình hình
và sự vận động của đối tượng kế toán trong kỳ,số dư đầu ký của các tài khoản kế


toán có thể căn cứ vào số cuối kỳ ở bảng cân đối kế toán kết thúc niên độ kinh
doanh trước đề ghi hoặc để kiểm tra.
-Cuối kỳ kinh doanh căn cứ vào số dư cuối kỳ của các tài khoản kế toán để
lập bảng cân đối kế toán ở cuối kỳ theo nguyên tắc số dư cuối kỳ các tài khoản tài
sản được xếp vào các chỉ tiêu bên tài sản của bảng cân đối,số dư cuối kỳ các tài
khoản nguồn vốn được xếp vào các chỉ tiêu bên nguồn vốn của bảng cân đối kế
toán.
III.

LẬP VÀ PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY
TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XUÂN ANH

l. Tổng quan về công ty
1.1. Giới thiệu
- Tên công ty : Công ty TNHH thương mại và đầu tư Xuân Anh

- Số đăng ký kinh doanh : 0102020200 do sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp ngành
05/05/2005
-MST: 0101605928 cấp 12/05/2005
- Đại diện công ty theo Pháp luật : Ông Trần Hải Bằng
- Ngành nghề kinh doanh: Lĩnh vực liên doanh sản xuất và cung cấp những mặt
hàng, thiết bị Điện Gia Dụng- Điện lạnh – Điện Tử trên thị trường Việt Nam
- Tên thương hiệu : DAICHII
1.2. Một số kết quả tài chính của công ty trong 3 năm gần đây
- đánh giá kết quả tài chính của công ty dựa trên các chỉ tiêu sau:
2.Bảng cân đối kế toán
Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

1.Tổng số NV(VNĐ)

606.167.636.41
8

736.809.198.986

758.946.247.183


2.Hệ số khả năng thanh 1,30
toán tổng quát


1,40

1,43

3.Hệ số khả năng thanh 0,88
toán nợ ngắn hạn
4.Hệ số khả năng thanh 0,07
toán nhanh

1,03

1,04

0.09

0,23

5.Khả năng sinh lời TS 0,012
6.Khả năng sinh lời 0,033
VCSH

0,002
0,006

0,017
0,045

Kết quả : +Tổng nguồn vốn của Công ty Xuân Anh qua các năm đều tăng lên.
- Hệ số thanh toán tổng quát 3 năm liên tiếp đều lớn hơn 1. Công ty luôn đủ

khả năng thanh toán các khoản nợ.
- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tăng dần từ 213-2015, trong đó năm
2014 và 2015 cùng trên 1, như vậy 2 năm gần đây Công ty đều có khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn trong kỳ kinh doanh, chứng tỏ tình hình tài chính của Công ty
những năm gần đây đã có khả quan.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh trong 3 năm đều nhỏ hơn 1, chỉ có năm
2015 vượt trội lên so với 2 năm trước đó, chứng tỏ công ty không dồi dào về tiền và
các khoản tương đương tiền để chi trả cho các khoản nợ đến hạn trả, song điều đó
lại làm tăng ưu thế về mặt sử dụng vốn, khiến đồng vốn quay vòng cho sản xuất
kinh doanh tốt, tăng hiệu quả kinh doanh.
-Khả năng sinh lời của tài sản năm 2013 là 0,012 (1 đơn vị tài sản năm 2013 tạo
ra 0,012 đồng lợi nhuận trước thuế. Khả năng sinh lời của tài sản năm 2014 là 0.002
(1 đơn vị tài sản năm 2014 tạo ra 0.002 đồng lợi nhuận trước thuế
-Khả năng sinh lời của tài sản năm 2015 là 0,017 (1 đơn vị tài sản năm 2015 tạo
ra 0,017 đồng lợi nhuận trước thuế. Khả năng sinh lời của vốn CSH năm 2013 là
0,033 (1 đơn vị vốn CSH được đầu tư sinh ra 0,033 đồng lợi nhuận sau thuế).
-Khả năng sinh lời của vốn CSH năm 2014 là 0,006 (1 đơn vị vốn CSH được
đầu tư sinh ra 0,006 đồng lợi nhuận sau thuế). Khả năng sinh lời của vốn CSH năm


2015 là 0,0045 (1 đơn vị vốn CSH được đầu tư sinh ra 0.045 đồng lợi nhuận sau
thuế)
KẾT LUẬN : Dựa vào một số chỉ tiêu đã phân tích thì tình hình tài chính của
công ty thì tình hình tài chính của công ty TNHH Thương mại và đầu tư Xuân Anh
là tương đối khả quan.
1.3. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty
1.3.1. Thành tựu đạt được – thuận lợi :
a) Về tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn
- Phân tích tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn tỷ lệ phải thu ngắn hạn so
với tài sản ngắn hạn qua 3 năm khá ổn định. Số vòng quay các khoản phải thu và

thời gian một vòng quay các khoản phải thu năm 2015 cải thiện hơn so với năm
2014 cho thấy công ty đã có chính sách thu hồi vốn khá tốt, tránh bị chiếm dụng vốn
nhiều.
- Số vòng quay hàng tồn kho và thời gian một vòng quay hàng tồn kho năm
2015 so với năm 2014 tăng vượt lên cho thấy hoạt động bán hàng của công ty được
đẩy mạnh và phục hồi, tránh ứ đọng hàng tồn kho.
b) Về khả năng thanh toán
- Các hệ số về khả năng thanh toán đều tăng qua các năm cho thấy công ty đảm
bảo khả năng thanh toán trong ngắn hạn.
c) Về cơ cấu tài chính
- Công ty có cơ cấu tài sản ngắn hạn cao hơn tài sản dài hạn cho thấy khả năng
thanh toán ngắn hạn của công ty được đảm bảo hơn.Trong khi đó, quy mô nguồn
vốn của công ty cũng tăng lên, cho thấy chính sách huy động vốn đã mang lại hiệu
quả.
1.3.2. Những mặt còn tồn tại-khó khăn
-Về tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn có sự cải thiện về số vòng quay các khoản
phải thu, hàng tồn kho, tuy nhiên chưa vững chắc cho thấy vẫn phải có những giải
pháp mang tính lâu dài hơn để nâng cao tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn.


- Về khả năng thanh toán Các hệ số khả năng thanh toán của công ty đều tăng qua
các năm nhưng vẫn ở mức rất thấp đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh và khả
năng thanh toán tức thời, chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng nhanh.
- Về khả năng sinh lời Các chỉ số về khả năng sinh lời của Công ty như tỷ suất sinh
lời trên doanh thu (ROS), tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn
chủ sở hữu (ROE) qua các năm không ổn định và đang ở mức rất thấp. Có thể kể
đến năm 2015 suất sinh lời của doanh thu chỉ đạt 0,0061 lần, trong khi đó năm 2014
cũng chỉ là 0,0015 lần. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản, vốn chủ sở hữu
kém, việc quản lý chi phí còn chưa tốt dẫn đến lợi nhuận thấp.
- Về cơ cấu tài chính Khoản mục tiền và tương đương tiền của đơn vị tăng mạnh

năm 2015 so với 2014 do thực hiện các khoản vay trong năm Tuy nhiên cũng có thể
cho thấy rằng, việc quản lý các khoản tiền và tương đượng tiền chưa được tính toán
về dự trữ hợp lý quỹ tiền mặt. 91 Về cơ cấu nguồn vốn, nợ ngắn hạn đang chiếm tỷ
trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn, trong khi khả năng thanh toán ngắn hạn cũng chỉ
vừa đủ cho thấy rủi ro thanh toán trong tương lai.
2. Lập BCĐKT của công ty
2.1. Cơ sở để tạo bảng
Với đặc điểm là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hệ thống báo cáo tài chính của công ty
được lập và trình bày theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ
Tài chính.
Bảng CĐKT

2.2.

1
2
3
4

Chỉ tiêu
Tổng tài sản

2013
78.518.331.78
5
Tài sản ngắn hạn
52.291.249.18
7
Tiền và các khoản 4.077.045.255
tương đương tiền

Hàng tồn kho
21.898.561.83
6

2014
62.322.090.00
0
36.394.571.38
1
3.115.838.702
10.367.967.81
7

2015
88.082.168.14
6
59.750.760.25
5
13.202.042.69
8
12.135.910.54
8


5
6
7
8
9
10


Nợ ngắn hạn

59.530.015.26
4
Nợ phải trả
60.414.615.26
4
Hệ số thanh toán tổng 1,30
quát = (1)/(6)
Hệ số thanh toán nợ 0,88
ngắn hạn = (2)/(5)
Hệ số thanh toán nhanh 0,51
= (2)-(4)/(5)
Hệ số thanh toán tức 0,07
thời = (3)/(5)

35.407.203.71
0
44.400.603.71
0
1,40

57.443.764.13
9
61.545.964.13
9
1,43

1,03


1,04

0,74

0,83

0,09

0,23

Kết luận :
+Khả năng thanh toán tổng quát của Công ty trong 3 năm liên tiếp đều lớn hơn 1,
như vậy Công ty có thừa khả năng thanh toán; có tình hình tài chính rất khả quan.
+Năm 2013, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của công ty ở mức dưới 1, chứng tỏ
Khả năng thanh toán của DN là không tốt, tài sản ngắn hạn của DN không đủ để
thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợ đến hạn phải trả. Tuy nhiên chỉ
tiêu này đã tăng dần trong các năm sau, lên 1,03 (năm 2014) và 1,04 (năm 2015).
Điều này cho thấy DN có khả năng thanh toán các khoản nợ vay và ngày một đảm
bảo khả năng chi trả, tình hình tài chính có thể được đánh giá là tốt dần lên.
+ Khả năng thanh toán nhanh của Công ty trong 3 năm liên tiếp 2013- 2015 đều
biến đông ở mức cho phép là từ 0,5-1,0 (năm 2013 hệ số thanh toán nhanh là 0,51,
năm 2014 hệ số này tăng lên 0,74 và năm 2015 hệ số thanh toán nhanh là 0,83).
Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty có thể được đánh giá là khả
quan.
+ Đối với khả năng thanh toán tức thời, ta có thể thấy hệ số khả năng thanh toán
tức thời của công ty trong 3 năm đều ở mức rất thấp dưới 0,5, điều này chứng tỏ
Công ty có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ. Trong những thời điểm cấp
bách, hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn khó có thể chuyển nhanh chóng
sang tiền để đáp ứng kịp những khoản nợ đến hạn.




IV.

Phần kết

Tài khoản kế toán và bảng cân đối kế toán là hai phương pháp của kế toán dùng để
phản ảnh vốn kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể ở những mặt khác nhau. Mặc
dù phạm vi và giác độ phản ánh của chúng khác nhau nhưng giữa chúng luôn có
những mối liên hệ với nhau. Mỗi quan hệ đó là mối liên hệ mật thiết trong một chu
trình thông tin thông suốt của kế toán, đây là mối quan hệ về số liệu.
Khi nghiên cứu về Tài khoản kế toán và bảng cân đối kế toán, một trong những
điều quan trọng không được phép bỏ qua đó chính là mối quan hệ gắn bó chặt chẽ
với nhau của hai phương pháp kế toán này. Bởi có thể nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp
khi ứng dụng vào công tác quản lí các thông tin kinh tế, đặc biệt là các thông tin từ
tài liệu của kế toán.
Trong thực tế, có một việc vô cùng quan trọng sau mỗi kỳ kinh doanh đó là lập
bảng cân đối kế toán sao cho phù hợp với tài khoản kế toán đã được định khoản từ
trước. Để làm được điều này không chỉ cần nắm vững nội dung kết cấu của tài
khoản kế toán và bảng cân đối kế toán mà còn cần nắm chắc mối quan hệ chặt chẽ
giữa chúng. Như vậy mới có thể đảm bảo ứng dụng vào thực tế một cách hiệu quả,
không dẫn đến sai sót trong công việc.



×