Website: Email : Tel : 0918.775.368
Phân tích một trong những lý thuyết đầu tư mà anh chị biết. Đánh giá khả
năng áp dụng vào Việt Nam
1. Lý thuyết gia tốc đầu tư:
• Tốc độ tăng sản lượng và tốc độ tăng vốn đầu tư không giống nhau, vấn đề này
được đề cập trong "lý thuyết gia tốc vốn đầu tư". Theo lý thuyết này, để sản xuất ra
một đơn vị đầu ra cho trước cần phải có một lượng vốn đầu tư nhất định. Tương
quan giữa sản lượng và vốn đầu tư có thể được biểu diễn theo công thức: x = K/Y
(*)
Trong đó: K - Vốn đầu tư tại thời kì nghiên cứu
Y - Sản lượng tại thời kì nghiên cứu
x - Hệ số gia tốc đầu tư
Từ công thức trên ta suy ra: K = x * Y
Như vậy nếu x không đổi thì khi quy mô sản lượng sản xuất tăng dẫn đến nhu cầu
vốn đầu tư tăng theo và ngược lại. Theo công thức trên thì sản lượng phải tăng liên
tục mới làm cho đầu tư tăng cùng tốc độ hoặc không đổi so với thời kì trước.
• Đặc điểm của lý thuyết gia tốc đầu tư:
- Phản ánh quan hệ giữa sản lượng với đầu tư.Nếu x không đổi trong kì kế hoạch thì
có thể sử dụng công thức để lập kế hoạch khá chính xác.
- Phản ánh sự tác động của tăng trưởng kinh tế đến đầu tư. Khi kinh tế tăng trưởng
cao, sản lượng nền kinh tế tăng, cơ hội kinh doanh lớn, dẫn đến tiết kiệm và đầu tư
tăng nhiều.
• Tuy nhiên lý thuyết này còn một số hạn chế:
Thứ nhất, ở đây giả định quan hệ giữa sản lượng và đầu tư là cố định. Thực tế, đại
lượng x luôn biến động do sự tác động của nhiều nhân tố khác.
Thứ hai, thực chất lý thuyết đã xem xét sự biến động của đầu tư thuần (NI) chứ
không phải sự biến động của tổng đầu tư do sự thay đổi của sản lượng. Thật vậy, từ
công thức (*) ở trên có thể viết:
Tại thời điểm t: K¬t = x * Yt (1)
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và bền vững, nhất thiết phải có nhiều vốn đầu
tư. Nhưng làm thế nào để các tổ chức hay cá nhân đang nắm giữ những nguồn vốn
nhàn rỗi và các doanh nghiệp đang có ý tưởng kinh doanh khả thi có thể gặp và hợp
tác với nhau, cùng tìm cơ hội kinh doanh có lợi nhất. Các định chế tài chính trung
gian ra đời chính là đáp ứng nhu cầu cần những chiếc “cầu nối” giữa người có vốn
và người cần vốn.
2. Đánh giá khả năng áp dụng vào Việt Nam
Lý thuyết này nói rằng cần phải có một lượng vốn nhất định để sản xuất ra một
lượng sản phẩm cho trước, nếu như sản lượng tăng thì cũng cần phải có lượng vốn
tăng. Tại Việt Nam, sản lượng tính theo GDP như sau: GDP tăng liên tục và rất
nhanh qua các năm: Những năm 90 Việt Nam mới chỉ dừng lại ở con số 42 nghìn
tỷ đồng (Tương đương ….), đến năm 1992 con số này vượt ngưỡng 100 nghìn tỷ
đồng, năm 2000 GDP Việt Nam đạt 442 nghìn tỷ đồng, năm 2005 tăng gấp đôi 840
nghìn tỷ đồng, đến năm 2009…. Năm 2005, GDP Việt Nam đạt tốc độ tăng 8,4%,
cao nhất trong vòng chín năm gần đây,nhưng vẫn chưa bằng tốc độ tăng của năm
1996 (9,34%). Tốc độ tăng trưởng bình quân trong năm năm từ 2001 đến 2005 là
7,5%. Khu vực dịch vụ tăng trưởng 8,5%, cao hơn hẳn hai năm trước. Tổng đầu tư
toàn xã hội tăng nhanh, đạt 38,5% GDP. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển cấp nhà nước
(ODA) với mức cam kết lên đến 3,75 tỷ USD, trong đó đã giải ngân khoảng 1,7 tỷ
USD. Lượng vốn đầu tư trực tiếp (FDI) khoảng 6 tỷ USD.
Có được những kết quả trên nhờ áp dụng hàng loạt các biện pháp kích cầu như:
a. Nhóm chính sách tiền tệ
i. Hạ lãi suất
giả sử nền kinh tế chỉ gồm một loại thị trường tài chính là thị trường vốn vay, để
đơn giản hóa việc xem xét quan hệ giữa lãi suất và cầu đầu tư. Biến lãi suất tiết
kiệm lẫn tiền vay r là biến nội sinh ảnh hưởng trực tiếp lên cầu đầu tư I, và quan hệ
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
giữa hai biến này là nghịch chiều. Việc điều chỉnh lãi suất cơ bản trên thị trường là
một trong những công cụ quan trọng của chính phủ để điều tiết nền kinh tế.
Khi lạm phát ở mức cao, chính sách thắt chặt tiền tệ được áp dụng - lãi suất tăng
làm giảm lượng đầu tư tư nhân, từ đó giảm cung tiền tệ (Việt Nam năm 2008).
Nhưng khi lạm phát có dấu hiệu chững, kinh tế bắt đầu suy thoái, chính sách tiền tệ
đã được điều chỉnh để phù hợp với hoàn cảnh hiện thời, từ chính sách thắt chặt tiền
tệ sang nới lỏng có kiểm soát - lãi suất điều chỉnh giảm, tăng vốn đầu tư và tăng
cung tiền ra thị trường.
Ngân hàng trung ương cũng có thể giảm lãi suất liên ngân hàng, giá của các khoản
vay rẻ hơn tạo động cơ khuyến khích các ngân hàng thương mại đi vay, tăng khả
năng thanh khoản làm khả năng cho vay của các ngân hàng thương mại cho nền
kinh tế tăng lên, lượng tiền cung ứng tăng lên, từ đó kích thích đầu tư trở lại. Hạ lãi
suất là một trong hai chính sách chiết khấu quan trọng của Ngân hàng trung ương có
ảnh hưởng lớn đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân, không chỉ tác động đến lượng tiền
cung ứng mà còn tác động đến việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư đối với nền kinh tế .
ii. Tăng trưởng tín dụng
Tăng trưởng tín dụng là mục tiêu của tất cả các biện pháp hỗ trợ cho vay, trong đó
có cả việc giảm lãi suất tiền vay. Ngân hàng trung ương hank chế mức tăng trưởng
tín dụng để hạn chế việc tạo tiền quá mức, kiềm chế lạm phát và quy định hạn mức
tối đa cho các ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại được cấp hạn mức tín
dụng cho nền kinh tế tối đa băng hạn mức được quy định. Tăng trưởng tín dụng phụ
thuộc vào lãi suất, từ đó ảnh hưởng đến lãi suất cho vay của các ngân hàng. Tăng
trưởng tín dụng dẫn tới dòng vốn được đổ vào sản xuất tăng lên tạo điều kiện cho
phát triển kinh tế. Tuy vậy, nếu tăng trưởng quá nóng, lãi suất bị đẩy lên cao, các
nhà đầu tư sẽ lại giảm lượng vay, đồng nghĩa việc giảm đầu tư.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
b. Nhóm chính sách tài khóa
i. Tăng chi tiêu chính phủ
Các chương trình chi tiêu của chính phủ nên hướng vào hoàn thiện hệ thống đường
sá, cầu cống, điện nước, trường trạm... tạo cơ sở hạ tầng hoàn thiện hơn để kích
thích gia tăng đầu tư của doanh nghiệp nhà nước cũng như tư nhân.
Đầu tư nhà nước theo hướng phát triển đồng đều các vùng miền, nhưng vẫn nên tập
trung vào những khu vực trọng điểm có cơ hội thu hút đầu tư lớn theo quy hoạch
kinh tế quốc gia. Ngoài ra, những khu vực có điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội
còn khó khăn, khu vực tư nhân không sẵn sàng đầu tư thì cần có chính sách khuyến
khích, hỗ trợ đầu tư và nhà nước nên dành thêm nguồn vốn hỗ trợ phát triển vào các
địa phương đó.
Ngoài ra, các gói kích thích của Nhà nước cũng nên được bơm cho
khu vực tư nhân
ii. Cắt giảm thuế
Thuế là một nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kỳ vọng. Như đã trình bày ở phần I,
tăng thuế làm tăng chi phí từ đó giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó, một công
cụ kích cầu hữu hiệu khác chính là giảm thuế, đặc biệt là thuế thu nhập doanh
nghiệp và các khoản thu từ khu vực sản xuất. Công cụ này không chỉ có tác dụng
tích cực trong kích thích khu vực sản xuất thực, mà đồng thời còn giúp giảm giá
thành sản phẩm, và do đó kích thích người dân tiêu dùng
Việc giảm thuế và các khoản thu từ Nhà nước sẽ kích thích các thành phần kinh tế
bình đẳng hơn, tạo nên sự cân bằng giữa khu vực tư nhân với khu vực Nhà nước
Ngoài ra, khuynh hướng hạ thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian tốc độ tăng
trưởng chậm lại còn là xu thế chung trên thế giới nhằm tăng sức cạnh tranh của
doanh nghiệp trong nước trên trường quốc tế, cũng như tạo ra môi trường kinh
doanh hấp dẫn hơn thu hút đầu tư nước ngoài.
Thực tiễn kích cầu đầu tư ở Việt Nam hiện nay
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2. Các biện pháp đã thực hiện
Để duy trì sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, bảo đảm việc làm, ngày
15/1/2008 Chính phủ đã có quyết định dùng một phần lớn số tiền 17.000 tỷ đồng
trích từ ngân sách nhà nước để hỗ trợ 4% lãi suất cho một số đối tượng doanh
nghiệp vay vốn từ ngân hàng thương mại. Theo quyết định nêu trên, đối với những
đối tượng doanh nghiệp được "trợ cấp", Nhà nước sẽ chi trả 4% lãi cho ngân hàng.
quyết định tập trung một phần lớn gói kích cầu vào nội dung hỗ trợ lãi suất cho
doanh nghiệp và cá nhân vay vốn
ưu điểm là:
Thứ nhất, gói kích thích mang tính ngắn hạn, khẩn cấp nên yếu tố thời gian rất quan
trọng. Chính sách bù lãi suất theo Quyết định 131 thỏa mãn tiêu chí này ở mức vừa
phải. Nó có thể được tiến hành tương đối nhanh và rộng (do tất cả các ngân hàng
thương mại đều có thể tham gia) nên nhiều DN có thể vay. Thời hạn của gói chỉ là 8
tháng mang tính tạm thời chứ không phải lâu dài, như thế là tốt.
Thứ hai, sở dĩ phải ưu tiên các ngành dùng nhiều lao động vì tác động xã hội ghê
gớm của thất nghiệp gia tăng. Nếu người lao động tiếp tục có việc làm, có thu nhập
thì sẽ có cơ sở để kích thích tiêu dùng
Thứ ba, thúc đẩy cải thiện cán cân xuất nhập khẩu
Tuy nhiên, biện pháp này vẫn còn có một số vấn đề hạn chế:
Thứ nhất
chỉ giảm bớt chi phí lãi suất không thôi cũng chưa đủ, vì yếu tố thị trường còn quan
trọng hơn yếu tố chi phí. Nếu doanh nghiệp đi vay để sản xuất mà hàng sản xuất ra
không bán được thì dù có vay với giá rẻ doanh nghiệp cũng không vay để làm gì.
Thứ hai
sử dụng đúng mục đích nguồn vốn được hỗ trợ lãi suất
, các ngân hàng rất khó có thể giám sát việc
rủi ro
Thứ ba, về cách thức tiến hành biện pháp này
5