Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thầy lê đăng khương tặng học sinh đề kiểm tra chương C Si

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (485.75 KB, 4 trang )

LÊ ĐĂNG KHƯƠNG

CACBON - SILIC

THẦY LÊ ĐĂNG KHƯƠNG CHIA SẺ TÀI LIỆU LỚP 11
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG CACBON - SILIC
Câu 1: Cấu hình e của nguyên tử cacbon là
A. 1s22s22p1.
B. 1s22s22p2.
C. 1s22s22p3.
D. 1s22s22p4.
Câu 2: Khi nung than đá trong lò không có không khí thì thu được
A. Graphit.
B. Than chì.
C. Than cốc.
D. Kim cương.
Câu 3: Để khắc chữ trên thuỷ tinh, người ta thường sử dụng
A. NaOH.
B. Na2CO3.
C. HF.
D. HCl.
Câu 4: Cacbon thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng
A. C + 2H2  CH4
C. C + CO2  2CO
B. C + O2  CO2
D. C + 4HNO3  4NO2 + CO2 + 2H2O
Câu 5: Loại thuỷ tinh khó nóng chảy chứa 18,43% K2O; 10,98% CaO và 70,59% SiO2 có
công thức dưới dạng các oxit là:
A. K2O.CaO.4SiO2
B. K2O.2CaO.6SiO2
C. K2O.CaO.6SiO2


D. K2O.3CaO.8SiO2
Câu 6: Silic chỉ phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ?
A. CuSO4, SiO2, H2SO4 loãng.
B. F2, Mg, NaOH.
C. HCl, Fe(NO3)3, CH3COOH
D. Na2SiO3, Na3PO4, NaCl.
Câu 7: Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo ra sản phẩm đều là chất khí ?
A. C và CuO
B. CO2 và NaOH
C. CO và Fe2O3
D. C và H2O
Câu 8: Dãy chất nào sau đây có thể tác dụng với C
A. HCl, Ca, H2SO4 đặc, O2
B. Al, NaOH, H2, CO2, HNO3
C. H2, Cl2, Al, H2O, CO2
D. O2, H2, Mg, CO2, H2O
Câu 9: Nhóm những chất khí (hoặc hơi) nào dưới đây đều gây hiệu ứng nhà kính khi
nồng độ của chúng trong khí quyển vượt quá tiêu chuẩn cho phép?
A. CH4 và H2O.
B. CO2 và CH4.
C. N2 và CO.
D. CO2 và O2.
Câu 10: Chọn câu nhận xét sai:
A. Thuỷ tinh có màu sắc khác nhau là do cho thêm một số oxit kim loại tạo nên các silicat
B. Thành phần không thể thiếu của thuỷ tinh là SiO2 và CaO
C. Đồ gỗm được sản xuất chủ yếu từ đất sét và cao lanh (giàu SiO2)
D. Thuỷ tinh thạch anh có nhiệt độ hoá mềm cao, hệ số nở nhiệt nhỏ, bền trong mối truờng
nóng, lạnh đột ngột.
Câu 11: Câu nhận xét nào sau đây không đúng
A. Si tinh thể có cấu trúc giống kim cương nhưng khác là có tính bán dẫn.

B. Cát trắng tan được trong dung dịch HF
C. Cho dung dịch phenolphtalein vào các dung dịch sau đây đều có màu hồng: NaHCO 3,
Na2SiO3, Na2CO3.

/>
1


LÊ ĐĂNG KHƯƠNG

CACBON - SILIC

D. Thành phần của thuỷ tinh lỏng là: Na2SiO3 và Li2SiO3, được dùng để là keo dán thuỷ tinh
và sứ.
Câu 12: Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp rắn: MgO, CuO, Al2O3, Fe3O4 khi đun nóng thì chất
rắn còn lại trong bình là
A. MgO, CuO, Fe3O4
B. MgO, Al, Cu, Fe
C. MgO, Cu, Fe, Al2O3
D. Mg, Cu, Al, Fe
Câu 13: Câu nào đúng trong các câu sau đây?
A. Kim cương là cacbon hoàn toàn tinh khiết, trong suốt, không màu, dẫn điện.
B. Than chì mềm do có cấu trúc lớp, các lớp lân cận liên kết với nhau bằng lực tương tác
yếu.
C. Than gỗ, than xương chỉ có khả năng hấp thụ các chất khí.
D. Trong các hợp chất của cacbon, nguyên tố cacbon chỉ có các số oxi hoá -4 và +4.
Câu 14: Khi nhiệt phân hỗn hợp chất rắn sau: (NH4)2CO3 , KHCO3, Mg(HCO3)2, FeCO3 đến
khối lượng không đổi trong môi trường không có không khí thì sản phẩm rắn gồm các chất:
A. FeO, MgO, K2CO3
B. FeO, MgCO3, K2CO3

C. Fe2O3, MgO, K2O
D. Fe2O3, MgO, K2CO3
Câu 15: Thể tích dung dịch Ca(OH)2 0,01M tối thiểu để hấp thụ hết 0,02mol khí CO2 là
A. 1,0 lít.
B. 1,5 lít.
C. 2,0 lít.
D. 2,5 lít.
Câu 16: Cho 0,53 g muối cacbonat của kim loại hoá trị I tác dụng với dd HCl cho 112 ml khí
CO2 (đktc). Công thức của muối là:
A. Na2CO3.
B. NaHCO3.
C. KHCO3.
D. K2CO3.
Câu 17: Cho các câu nhận xét sau, câu nhận xét không đúng là:
A. Than cốc được dùng trong quá trình luyện kim
B. Than muội làm chất độn cao su, sản xuất mực in và si đánh giầy
C. Than gỗ và than xương có cấu tạo xốp nên có khả năng hấp phụ mạnh, được dùng làm
mặt nạ phòng chống độc và công nghiệp hoá chất
D. Kim cương là tinh thể trong suốt, không màu không dẫn điện, dẫn nhiệt kém. Mỗi
nguyên tử C liên kết cộng hoá trị với 3 nguyên tử C lân cận nằm ở đỉnh của tam giác đều
Câu 18: Trong các hợp chất vô cơ, cacbon có các số oxi hoá là
A. –4; 0; +2; +4.
B. –4; 0; +1; +2; +4.
C. –1; +2; +4.
D. –4; -1; +2; +4.
Câu 19: Cho luồng khí CO dư đi qua ống sứ đựng 20 gam hỗn hợp A gồm MgO và CuO nung
nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn đem cân lại thấy khối lượng chất rắn giảm đi 3,2 gam.
Khối lợng CuO trong hỗn hợp là
A. 16,8 gam
B. 12 gam

C. 8 gam
D. 16 gam
Câu 20: Sục hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 ( đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH 2,5M thu được
dung dịch A, cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 31,8 gam
B. 29,6 gam
C. 27,4 gam
D. 50,8 gam
Câu 21: Cho a gam hỗn hợp X gồm M và MCO3 tan hết trong dung dịch HCl thu được dung
dịch A và 3,36 lít khí. Cô cạn dung dịch A thu đựơc 19,05 gam muối khan duy nhất. Kim loại
M là:
A. Mg
B. Ba
C. Fe
D. Zn
/>
2


LÊ ĐĂNG KHƯƠNG

CACBON - SILIC

Câu 22: Sục hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 ( đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH 1,5M thu được
dung dịch A, nồng độ mol/l các chất trong dung dịch A là:
A. Na2CO3 1,5M
B. NaHCO3 0,75M
C. NaHCO3 1,5M
D. Na2CO3 0,75M
Câu 23: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,15 mol NaOH và

0,1 mol Ba(OH)2, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 14,775.
B. 9,850.
C. 29,550.
D. 19,700.
Câu 24: Cho bột than dư vào hỗn hợp hai oxit Fe2O3 và CuO đun nóng để phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được 4g hỗn hợp kim loại và 1,68 lít khí (đktc). Khối lượng hỗn hợp hai oxit
ban đầu là:
A. 5g
B. 5,1g
C. 5,2g
D. 5,3g
Câu 25: Nhỏ từ từ 200 ml dung dịch HCl vào 100 ml dung dịch X chứa Na2CO3, K2CO3,
NaHCO3 (trong đó NaHCO3 có nồng độ 1 M), thu được 1,12 lít CO2 (đktc) và dung dịch Y.
Cho nước vôi trong dư vào dung dịch Y thu được 20 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của dung
dịch HCl là:
A. 1,25 M .
B. 0,5 M.
C. 1,0 M.
D. 0,75 M.
Câu 26: Dẫn từ từ khí CO2 vào dung dịch Ba(OH)2 ta quan sát được hiện tượng theo đồ thị
(các đơn vị được tính theo mol)
n↓
0,6
0,4

A
B

x


nCO2

Giá trị của x là
A. 0,4 mol.
B. 0,6 mol.
C. 0,8 mol.
D. 1,0 mol
Câu 27: Sục V lít khí CO2(đktc) vào 100 ml dung dịch Ba(OH)2 2,5M thu được 23,64 gam
kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là:
A. 5,6 lít
B. 8,512 lít
C. 8,512 lít hoặc 2,688 lít
D. 2,688 lít
Câu 28: Dẫn một luồng khí CO qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp CuO, Fe2O3, Fe3O4 và
Al2O3 rồi cho khí thoát ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 15 gam
kết tủa. Chất rắn còn lại trong ống sứ có khối lượng 215,0 gam. Giá trị của m là:
A. 217,4.
B. 219,8.
C. 230,0.
D. 249,0.
Câu 29: Cho hấp thụ hết V lít khí CO2 (đktc) vào 100ml dung dịch NaOH 1M và Ca(OH)2 3M,
sau phản ứng thu được 20 gam kết tủa và dung dịch A. Rót từ từ 200ml dung dịch Ca(OH) 2
có nồng độ x(M) vào dung dịch A thu được 20 gam kết tủa nữa. Giá trị V và x lần lượt là
A. 11,2 và 0,5.
B. 11,2 và 1,0.
C. 4,48 và 0,5.
D. 4,48 và 1,0.
Câu 30: Cho từ từ dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa b mol Na2CO3 đồng thời
khuấy đều, thu được V lít khí (ở đktc) và dung dịch X. Khi cho dư nước vôi trong vào dung

dịch X thấy có xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a, b là:
/>
3


LÊ ĐĂNG KHƯƠNG
A. V = 11,2(a - b).
C. V = 22,4(a + b).

CACBON - SILIC
B. V = 22,4(a - b).
D. V = 11,2(a + b).

Để học tốt hơn “chương cacbon – silic” các em tham khảo trong sách “Làm chủ
môn hoá trong 30 ngày tập 2 – hoá vô cơ” nhé !

Link đăng kí mua sách:
/>Facebook cá nhân />Fanpage: />Website: />Youtube: />Điện thoại: 0968.959.314 hoặc 0945.647.507
Email:

/>
4



×