Tải bản đầy đủ (.pptx) (10 trang)

Vai trò sinh học của lympho b

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (796.23 KB, 10 trang )

Vai trò sinh học của lympho b

Nhóm 1 + 2:


Nguồn gốc của tế bào lympho b

 Tế bào lympho B là tế bào sinh kháng thể. Chúng được gọi là
lympho bào B vì hoạt động của chúng phụ thuộc vào túi fabricius
(Bursa Fabricius) ở loài chim. Ở người không có cơ quan nào tương
đương với túi Fabricius, người ta tìm thấy các tế bào tiền thân của
lympho B trong gan bào thai và trong tuỷ xương của người trưởng
thành, sau đó các tiền lympho B trưởng thành ngay trong tuỷ
xương.


Quá trình biệt hóa tế bào lympho b

/>

Vai trò của lympho b

Chức năng nhận biết kháng nguyên và phản ứng đặc hiệu với
khang nguyên

Hoạt tính sinh học quan trọng của globulin miễn dịch là phản ứng đặc
hiệu với kháng nguyên. Kháng thể do kháng nguyên nào gây ra chỉ kết
hợp đặc hiệu với kháng nguyên ấy. Vị trí kết hợp với kháng nguyên của
phân tử kháng thể nằm ở mảnh Fab, chỗ tận cùng (phía NH 2) ở cả 2
chuỗi. Kết quả của sự kết hợp kháng nguyên - kháng thể tạo ra mạng
lưới ngưng kết, ngưng tụ đối với vi khuẩn, nấm nhờ đó hạn chế được


khả năng gây bệnh của chúng.


Vai trò sinh học của lympho b

 - chức năng sinh học thứ phát có hiệu quả
-

-

Hoạt hóa bổ thể
Tương tác với các tế bào khác


Các chức năng sinh học thứ phát có hiệu quả

Gọi là thứ phát vì nó xảy ra sau khi Fab kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên. Các chức năng này được thực hiện
thông qua mảnh Fc của phân tử Ig. Gồm các chức năng sau:



- Hoạt hoá bổ thể: Kháng thể kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên hình thành phức hợp kháng nguyên +
kháng thể. Do kết hợp với kháng nguyên đã làm thay đổi cấu hình không gian của phân tử Ig và bộc lộ vị trí
kết hợp bổ thể. Khả năng hoạt hoá bổ thể chỉ có ở IgG và IgM. Kết quả nếu kháng nguyên là tế bào, vi khuẩn
thì chúng sẽ bị chọc thủng và dung giải. Bên cạnh đó những sản phẩm sinh ra trong quá trình hoạt hoá bổ
thể (C3a, C5a) còn có tác dụng làm tăng tính thấm thành mạch, thu hút bạch cầu, giúp cho quá trình thực
bào tốt hơn.




-Tương tác với các tế bào khác: Phần Fc của phân tử Ig thuộc một số lớp có khả năng gắn với một số tế bào khác
như:

 Các phân tử IgE, IgG có khả
năng gắn lên bề mặt tế bào
Mast và bạch cầu ái kiềm
thông qua những receptor của
chúng với phần Fc. Khi Fab của
Ig kết hợp với kháng nguyên
sẽ hoạt hoá các tế bào này
làm các hạt bên trong tế bào
phóng thích các hoá chất
trung gian như histamin,
serotonin làm tăng tính thấm
của mao mạch, co cơ trơn, làm
cho kháng thể trong máu và
các tế bào thực bào dễ dàng
lọt qua thành mạch tới nơi có
kháng nguyên xâm nhập.


 Các đại thực bào và bạch
cầu trung tính cũng có
receptor với phần Fc của
IgG và IgM. Nếu kháng
nguyên là vi khuẩn đã
được phủ bởi IgG và IgM thì
chúng dễ bị tế bào thực
bào bắt và nuốt. Ngoài ra
đại thực bào và tiểu thực

bào còn có receptor với bổ
thể vì vậy khả năng thực
bào sẽ tăng cường, nếu
phân tử IgG và IgM có gắn
bổ thể. Hiện tượng này
được gọi là  “Opsonin hoá”.




×