Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Thăng Long đời nhà Trần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.52 KB, 2 trang )

Thăng Long thời nhà Trần (1226 - 1400): Những chặng đường lịch sử
Với vương triều Lý, kinh đô nước Ðại Việt đã chuyển từ Hoa Lư ra Ðại La,
nơi "ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc
đông tây, tiện nghi núi sông sau trước...", với tên gọi mới là Thăng Long -
rồng bay lên. Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, Thăng Long từng bước
được xây dựng, củng cố về mọi mặt, xứng đáng là trung tâm chính trị - quân
sự, kinh tế, văn hóa - xã hội của cả nước. Tiếp sau nhà Lý, nhà Trần (1226 -
1400), đã tiếp nhận, củng cố nền tảng mà nhà Lý đã tạo dựng; mặt khác, khơi
dậy và phát huy thế mạnh về vị trí, địa hình của chốn kinh đô, giúp cuộc
kháng chiến chống quân Mông - Nguyên của quân dân ta giành được thắng lợi
vẻ vang.
Về chính trị - quân sự: Nửa đầu thế kỷ 13, nước Ðại Việt vừa bước qua cuộc
chuyển giao quyền lực từ tay nhà Lý về tay nhà Trần. Trong vòng 30 năm (1258 -
1288), đế chế Mông - Nguyên đã ba lần xâm lược nước ta, với mưu đồ chiếm vị trí
chiến lược của Ðại Việt để bành trướng khắp vùng Ðông - Nam Á. Tổng số quân
lính mà chúng huy động lên tới hơn 130.000 người. Ngay từ lần kháng chiến thứ
nhất năm 1258, theo sự chỉ huy của Thái sư Trần Thủ Ðộ, quân dân ta đã tạm thời
rút khỏi Thăng Long, thực hiện kế sách "thanh dã" (vườn không nhà trống), không
để cho giặc có cơ hội tiếp cận nguồn lương thực, của cải sẵn có trong kinh thành.
Giặc đến Thăng Long chỉ còn thấy một tòa thành trống rỗng, với tù binh để lại
chính là mấy tên sứ giả do chúng cử sang. Kế sách "thanh dã" đã bảo tồn toàn vẹn
lực lượng của quân dân ta, chờ thời cơ tốt thuận lợi thì nghênh chiến giành lấy
thắng lợi. Trận quyết chiến chiến lược trên sông Bạch Ðằng vào năm 1288 đã chấm
dứt hoàn toàn âm mưu thôn tính Ðại Việt của đế chế Nguyên - Mông. Từ đó, nhân
dân ta lại được sống trong thanh bình, vua tôi đồng lòng xây dựng đất nước.
Về kinh tế: Dưới thời Trần, nền kinh tế công thương nghiệp thành thị bắt đầu hình
thành và phát triển. Là trung tâm kinh tế lớn nhất lúc bấy giờ, Thăng Long tập
trung đông đảo đội ngũ thị dân tham gia buôn bán, sinh sống. Tiếp nối sự nghiệp
xây dựng, củng cố đê điều đã có từ triều Lý, các vua nhà Trần đặt ra chức quan
trông coi việc đắp đê gọi là "hà đê sứ". Hằng năm sau vụ mùa, triều đình lệnh cho
quân sĩ đắp đê, hào, giúp đỡ nhân dân, trong đó đặc biệt chú trọng đến đê sông


Hồng.
Về văn hóa - xã hội: Khoa thi Thái học sinh được tiến hành từ năm 1239, rồi theo
lệ, cứ bảy năm tổ chức một lần. Ðến năm 1247, triều đình đặt danh hiệu Tam khôi
cho ba người đỗ đầu là: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. Từ năm 1253, nhà
Trần chuyển nhà Thái học vốn chỉ dành cho các hoàng tử và con cháu quan lại
thành Quốc học viện, thu hút những người học giỏi xuất thân từ tầng lớp bình dân.
Vua quan nhà Trần là những người có tinh thần thượng võ. Ðể đào tạo ra các tướng
lĩnh vừa có khả năng chỉ huy và tham mưu, vừa có kỹ thuật chiến đấu nhanh nhạy,
sắc bén, năm 1253, Vua Trần Thái Tông cho lập Giảng Võ đường. Chính từ ngôi
trường võ bị này đã sản sinh ra nhiều vị tướng xuất sắc, có đóng góp lớn cho cuộc
kháng chiến chống quân Mông - Nguyên.
Thời Trần, kinh thành Thăng Long tiếp tục được xây dựng và mở mang, củng cố.
Năm 1243, nhà vua hạ lệnh đắp lại vòng thành giữa - Hoàng thành, đặt ra tên mới
là Phượng Thành. Các cổng thành được xây dựng kiên cố theo mẫu tam quan gồm
có một cổng chính giữa và hai cổng phụ ở hai bên, phía trên có lầu gác. Trong Cấm
thành có các cung điện riêng biệt: cung Quan Triều (nơi ở của nhà vua), cung
Thánh Từ (nơi ở của Thái Thượng hoàng sau khi truyền ngôi cho con), điện Diên
Hiền (nơi nhà vua làm việc), điện Tập Hiền (nơi họp mặt các quan và danh sĩ), điện
Diên Hồng (nơi đã diễn ra hội nghị họp bàn giữa nhà vua và các vị bô lão về đường
lối "hòa hay chiến" khi đất nước lâm nguy)... Thành Thăng Long được quy hoạch
thành hai khu vực: khu vực thành mang tính chất hành chính; khu vực thị là nơi ở
của nhân dân, bố trí thành từng phường, tập trung theo ngành nghề sản xuất. Sinh
hoạt văn hóa của Thăng Long tập trung vào những ngày đầu năm, ngày hội mùa.
Trong triều đình, các đội ca múa, đánh vật, đá cầu được lập ra, chuyên phục vụ
trong các hoạt động mang tính giải trí, vui chơi. Gần 200 năm nắm giữ quyền điều
hành, quản lý đất nước, các vua triều Trần đã có nhiều đóng góp lớn đối với dân
tộc, đặc biệt trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia. Kinh đô Thăng
Long trải qua hai triều đại Lý - Trần đang ngày càng thể hiện rõ vị thế của mình
trên cả hai phương diện: quân sự và hành chính, xứng đáng là trung tâm chính trị -
kinh tế- văn hóa xã hội của đất nước.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×