Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Quan điểm của phật tử hà nội về giá trị đạo đức trong kinh doanh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 172 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------

ĐẶNG HOÀNG THANH LAN

QUAN ĐIỂM CỦA PHẬT TỬ HÀ NỘI VỀ GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRONG
KINH DOANH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------

ĐẶNG HOÀNG THANH LAN

QUAN ĐIỂM CỦA PHẬT TỬ HÀ NỘI VỀ GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRONG
KINH DOANH HIỆN NAY

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xã hội học
Mã số: 60 31 03 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Hoàng Thu Hƣơng

Hà Nội - 2014



Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội
& Nhân văn

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Đề tài Nafosted VIII1.1-2012.05

---***---

GIẤY XÁC NHẬN
Về việc đồng ý cho học viên sử dụng dữ liệu nghiên cứu

PGS.TS. Hoàng Thu Hƣơng – Chủ nhiệm đề tài “Đạo đức Phật giáo và tinh thần
kinh doanh của người dân đô thị Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường”,
mã số VIII1.1 – 2012.5 do Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia
(Nafosted) tài trợ nghiên cứu từ năm 2013 – 2015 xác nhận:
Học viên Đặng Hoàng Thanh Lan là cán bộ tham gia đoàn khảo sát thu thập và
xử lý thông tin của đề tài “Đạo đức Phật giáo và tinh thần kinh doanh của người
dân đô thị Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường” đƣợc sử dụng dữ liệu sơ
cấp của đề tài để thực hiện luận văn cao học với đề tài “Quan điểm của Phật tử
Hà Nội về giá trị đạo đức trong kinh doanh hiện nay”.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2014

Chủ nhiệm đề tài


PGS.TS. Hoàng Thu Hƣơng


LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu “Quan điểm của Phật tử Hà Nội về giá trị đạo đức trong kinh
doanh hiện nay” là báo cáo nghiên cứu khoa học dựa trên một phần kết quả khảo
sát thực tế “Đạo đức Phật giáo và tinh thần kinh doanh của người dân đô thị Việt
Nam trong điều kiện kinh tế thị trường” do Quỹ Nafosted tài trợ thực hiện từ
2013 – 2015 (mã số VIII1.1-2012.05). Luận văn Thạc sĩ là một bƣớc quan trọng
để học viên có cơ hội thực hành, áp dụng các kiến thức lý thuyết đƣợc học ở
trƣờng vào nghiên cứu trong thực tế. Mặc dù không tránh khỏi những hạn chế và
thiếu sót, song tôi hi vọng rằng công trình nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin
cơ bản nhất những quan điểm Phật tử Hà Nội về các giá trị đạo đức trong kinh
doanh. Tôi cũng mong rằng nghiên cứu sẽ đem lại những kết quả hữu ích về mặt
xã hội.
Nhân dịp này, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Chủ nhiệm
Khoa và các thầy cô giáo của Khoa Xã hội học - Trƣờng Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, đặc biệt là giáo viên hƣớng dẫn PGS.TS Hoàng Thu Hƣơng đã
nhiệt tình, tận tâm hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn trong tập thể lớp Cao
học khóa 2012 - Xã hội học đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.
Đồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn tới trụ trì, tăng ni và Phật tử chùa
Thắng Nghiêm đã cung cấp cho tôi những số liệu cần thiết phục vụ cho nghiên
cứu.
Tuy đã có nhiều cố gắng, nỗ lực nhƣng do bản thân còn chƣa có nhiều
kinh nghiệm, kiến thức còn hạn chế nên khóa luận này không tránh khỏi thiếu
sót. Tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô và các
bạn.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội tháng 12 năm 2014
Học viên Đặng Hoàng Thanh Lan


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..........................................................................3
3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ...........................................................13
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................13
5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu .....................................................14
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.................................................14
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................15
NỘI DUNG CHÍNH ..........................................................................................18
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ....................18
1.1. Khái niệm công cụ của đề tài ......................................................................18
1.1.1. Khái niệm đạo đức kinh doanh .............................................................18
1.1.2. Khái niệm giá trị đạo đức .....................................................................20
1.1.3. Khái niệm giá trị đạo đức trong kinh doanh .........................................21
1.1.4. Khái niệm Phật tử.................................................................................22
1.2. Lý thuyết áp dụng .......................................................................................22
1.2.1. Lý thuyết hành động của Max Weber ...................................................22
1.2.2. Lý thuyết giá trị học hiện đại: ...............................................................23
1.2.3. Lý thuyết đạo đức: ................................................................................23
1.3. Khái quát về địa bàn nghiên cứu .................................................................24
CHƢƠNG 2: PHẬT TỬ VÀ NỘI DUNG CÁC GIÁ TRỊ PHẬT GIÁO VỀ ĐẠO
ĐỨC TRONG KINH DOANH ..........................................................................26
2.1. Khái quát về mối liên hệ giữa tôn giáo và đạo đức trong kinh doanh ..........26
2.2. Chức năng kiểm soát của Phật giáo với đời sống của Phật tử ......................31
2.2.1. Khả năng thực hiện chức năng kiểm soát xã hội của Phật giáo ............31

2.2.2. Cơ chế thưởng – phạt nhằm duy trì các khuôn mẫu hành vi ..................34
2.3. Quan niệm của Phật giáo về động cơ làm giàu ............................................44
2.4. Quan niệm về Tám con đƣờng chân chính và sự định hƣớng giá trị đạo đức
trong kinh doanh của Phật giáo ..........................................................................47


2.4.1. Giá trị về nghề nghiệp chân chính và sự tiêu thụ đúng đắn ...................48
2.4.2. Giá trị về suy nghĩ đúng đắn và nỗ lực đúng đắn ..................................51
2.4.3. Giá trị về nhìn sự thật, nói sự thật ........................................................57
2.4.4. Giá trị về sự lượng giá bản thân và sự vật ............................................59
CHƢƠNG 3: MỨC ĐỘ QUAN TRỌNG CỦA CÁC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC
TRONG KINH DOANH ĐỐI VỚI PHẬT TỬ HÀ NỘI....................................64
3.1. Phật tử và sự xếp hạng mức độ quan trọng của các giá trị đạo đức trong kinh
doanh.................................................................................................................64
3.2. Định hƣớng giá trị đạo đức của Phật tử về mặt hàng kinh doanh .................68
3.3. Định hƣớng giá trị đạo đức của Phật tử trong mối quan hệ kinh doanh với
ngƣời cùng nghề ................................................................................................73
3.4. Định hƣớng giá trị đạo đức của Phật tử trong mối quan hệ kinh doanh với
khách hàng ........................................................................................................81
3.5. Quan điểm của Phật tử về mối quan hệ giữa ngƣời kinh doanh và xã hội ....91
3.5.1. Đánh giá của Phật tử về mức độ quan trọng của trách nhiệm hội
trong việc kinh doanh .....................................................................................92
3.5.2. Đánh giá của Phật tử về trách nhiệm xã hội tình nguyện của người kinh
doanh với cộng đồng ......................................................................................99
KẾT LUẬN ................................................................................................... 106


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Sự tự đánh giá của Phật tử về ảnh hƣởng của Phật giáo đối với hành vi
của họ trong đời sống ........................................................................................33

Bảng 2: Mức độ niềm tin của Phật tử vào một số quan niệm cốt lõi của Phật giáo
hàm ý về sự phán xét .........................................................................................35
Bảng 3: Kết quả từ cơ chế kiểm soát xã hội của Phật giáo – Niềm tin vào việc đi
theo Phật giáo giúp có đƣợc tối đa lợi ích về mặt tinh thần ................................40
Bảng 4: Sự tự đánh giá của Phật tử trong việc thực hiện từ bỏ tham vọng và
mong muốn gây hại tới ngƣời khác ....................................................................52
Bảng 5: Mức độ đồng tình của Phật tử đối với ý nghĩa của giá trị chăm chỉ lao
động đối với sự thành công trong tƣơng lai ........................................................55
Bảng 6: Mức độ đồng tình của Phật tử đối với các hành vi chăm chỉ lao động ...60
Bảng 7: Quan điểm của Phật tử đối với các tình huống trong kinh doanh có liên
quan tới giá trị minh bạch ..................................................................................66
Bảng 8: Quan điểm của Phật tử về những mặt hàng Phật tử không nên kinh
doanh.................................................................................................................68
Bảng 9: Mức độ đồng tình của Phật tử đối với các cách thức ứng xử với nhân
viên ...................................................................................................................76
Bảng 10: Quan điểm của Phật tử về ảnh hƣởng của giá trị nhân đạo đối với việc
kinh doanh .........................................................................................................80
Bảng 11: Quan điểm của Phật tử về việc chọn ngƣời để hợp tác ........................89
Bảng 12: Mức độ quan trọng của việc tố cáo các đồng nghiệp vi phạm đạo đức
kinh doanh đối với Phật tử .................................................................................90


DANH MỤC BIỂU
Biểu đồ 1: Cơ cấu mẫu khảo sát phân theo nhóm nghề nghiệp của ngƣời trả lời 15
Biểu đồ 2: Cơ cấu mẫu khảo sát phân theo giới tính của ngƣời trả lời ................ 15
Biểu đồ 3: Mức độ đồng tình của Phật tử với nhận định “Tôi luôn trung thực với
điều mình nói” ................................................................................................... 58
Biểu đồ 4: Thứ bậc của 5 giá trị mà các Phật tử coi là quan trọng nhất đối với
một ngƣời kinh doanh ........................................................................................ 65
Biểu đồ 5: Quan điểm của Phật tử đối với câu "Phật tử không đƣợc kinh doanh

hàng hiệu đắt tiền” ............................................................................................. 72
Biểu đồ 6: “Tháp Trách nhiệm xã hội”của Archie B. Carroll năm 1991 (Archie
B. Carroll: 41): .................................................................................................. 92
Biểu đồ 7: Quan niệm về trách nhiệm cao nhất của một ngƣời kinh doanh ........ 95
Biểu đồ 8: Sự phân phối mục đích sử dụng tiền dƣ thừa của Phật tử .................. 99


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dƣờng nhƣ chƣa bao giờ vấn đề đạo đức kinh doanh lại trở nên nhạy cảm nhƣ
hiện nay. Những vi phạm về đạo đức trong vấn đề này dƣờng nhƣ đang ngày một
phổ biến và xuất hiện trên hầu hết mọi lĩnh vực, ở mọi loại mặt hàng kinh doanh,
từ thực phẩm, thuốc men tới thiết bị gia dụng, kinh tế dịch vụ… theo các quy mô
lớn - nhỏ khác nhau, khiến nhiều ngƣời cảm thấy quan. Vì vậy nhu cầu về một
nhận thức đúng đắn và toàn diện hơn đối với vấn đề đạo đức trong kinh doanh
dƣờng nhƣ đang trở thành một điểm nóng và đòi hỏi các nhà khoa học cần đào
sâu tìm hiểu về vấn đề này.
Lật ngƣợc trở lại, có thể nhận thấy, những quan điểm về giá trị đạo đức cá
nhân đóng vai trò quan trọng trong vấn đề ra quyết định hành động của một
ngƣời - đây là một điều không thể phủ nhận. Việc một ngƣời quyết định sẽ có
hay không thực hiện một hành vi nào đó trong kinh tế nhiều khi phụ thuộc vào
việc họ đánh giá vấn đề đó là đúng hay là sai về mặt đạo đức, liệu có phù hợp
hay không phù hợp để thực hiện nó trong một hoàn cảnh cụ thể? Bởi thế mà
nghiên cứu về quan điểm, giá trị của các nhóm công dân về vấn đề đạo đức trong
kinh doanh là điều rất quan trọng.
Mặt khác, một trong nhiều yếu tố quyết định đến ý thức đạo đức cá nhân lại
rất có thể là niềm tin tôn giáo của họ. Mostafa Emami, Kamran Nazari (2012)
trong phần định nghĩa về đạo đức kinh doanh đã viết nhƣ sau: Dựa theo định
nghĩa của Jone (1991) về các quyết định đạo đức thì, các doanh nhân, người cho
rằng mối quan tâm của mình về tôn giáo chính là điều quan trọng nhất, và cả

những doanh nhân, người có một niềm tin tôn giáo hết sức chính thống, sẽ thể
hiện một sự nhạy cảm hơn trong những đánh giá về mặt đạo đức (trên ít nhất là
5/16 vấn đề đạo đức) so với các doanh nhân, người cho rằng mối quan tâm tôn
giáo của họ chỉ ở mức thấp hoặc thậm chí không quan trọng chút nào. Tuy
nhiên, cũng có những ý kiến trái chiều, cho rằng không phải cứ những ngƣời có
niềm tin tôn giáo mạnh mẽ thì đồng nghĩa với việc họ sẽ tuân thủ đạo đức kinh
doanh một cách nghiêm ngặt; Không phải cứ là những tín đồ thƣờng xuyên đi
1


nghe thuyết giảng về tình thƣơng, luân lý thì sẽ ngập ngừng trong quyết định bán
hàng với giá đắt cắt cổ; là ngƣời theo tôn giáo nào cũng đều nhƣ vậy. Vậy liệu
chăng có tồn tại mối liên hệ nào giữa tôn giáo và đạo đức kinh doanh trên thực tế
hay không? Nếu có, thì mối liên hệ ấy đƣợc biểu hiện ra nhƣ thế nào? Nói cách
khác, đi tìm thực trạng quan điểm của các tín đồ tôn giáo cũng chính là đi tìm
phần nào biểu hiện của mối liên hệ giữa tôn giáo và đạo đức kinh doanh.
Riêng ở Việt Nam, một đất nƣớc phƣơng Đông coi Phật giáo là tôn giáo chủ
đạo thì việc nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ giữa Phật giáo và đạo đức trong
kinh doanh lại đặc biệt có ý nghĩa. Bởi mặc dù những tri thức về đạo đức kinh
doanh cho tới thời điểm này đã đƣợc các học giả phƣơng Tây nghiên cứu một
cách bài bản đến nửa thế kỷ, song khi đặt nó vào bối cảnh phƣơng Đông thì cách
thức nào để truyền đạt hữu hiệu nhất những tri thức ấy lại là một vấn đề cần tìm
hiểu. Trong khi việc giảng dạy đạo đức đối với các giảng viên phƣơng Tây để
sinh viên của mình hiểu vẫn đƣợc coi là một “thử thách” (Laura P. Hartman, Joe
Desjardins: vi), thì việc áp dụng cách thức truyền bá đạo đức kinh doanh nhƣ vậy
vào đất nƣớc ta lại càng khó. Với số lƣợng ngƣời kinh doanh nhỏ lẻ lớn (năm
2013, số lƣợng chợ hạng 3 của cả nƣớc là 7.375 chợ, ở Hà Nội là 418 chợ - Tổng
cục Thống kê) và trình độ học vấn khác nhau thì việc tập trung tập huấn đạo đức
kinh doanh rất khó. Ngƣợc lại, với số lƣợng ngƣời theo và tin vào đạo Phật tƣơng
đối lớn (năm 2009 cả nƣớc có 6.802.318 ngƣời xác nhận theo đạo Phật – Tổng

điều tra dân số và nhà ở, chiếm 43,5% trong tổng số ngƣời theo các tôn giáo),
những tƣ tƣởng cốt lõi của đạo Phật lại dễ dàng truyền đƣợc đến với số đông
ngƣời Việt Nam. Vậy những tƣ tƣởng cốt lõi của đạo Phật rất gần gũi với nguyên
lý của đạo đức trong kinh doanh? Tƣ tƣởng Phật giáo ấy tạo ra hiệu ứng nhƣ thế
nào lên quan điểm của những ngƣời có hiểu biết về nó? Con đƣờng tìm kiếm câu
trả lời cho những câu hỏi này cũng chính là con đƣờng giúp tìm kiếm một giải
pháp có tính ứng dụng để giải quyết các vấn đề thuộc về đạo đức trong kinh
doanh ngày nay.
Vì những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài tìm hiểu về “Quan điểm của
Phật tử Hà Nội về giá trị đạo đức trong kinh doanh hiện nay”, với mục đích vừa
2


là đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thực tế sự đánh giá tính đạo đức trong kinh doanh,
vừa là sự đáp ứng cho việc mở ra một chủ đề học thuật chƣa mấy đƣợc bàn đến ở
Việt Nam dƣới góc độ xã hội học là chủ đề về đạo đức kinh doanh.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Xung quanh vấn đề nghiên cứu về quan điểm của Phật tử Hà Nội về vấn đề
giá trị đạo đức trong kinh doanh, có thể điểm đến các nghiên cứu trong và ngoài
nƣớc có liên quan đến lĩnh vực đạo đức trong kinh doanh và các nghiên cứu về
sự tham gia Phật giáo.
2.1. Những nghiên cứu về sự tham gia Phật giáo
Những nghiên cứu xã hội học về mảng đề tài Phật giáo có ở cả trong và ngoài
nƣớc.
Ở ngoài nƣớc, luận án của Buster G. Smith (2009) đã kiểm chứng mối quan
hệ giữa đạo Phật và Xã hội học tôn giáo bằng cách đƣa ra các con đƣờng mà việc
nghiên cứu về Phật giáo Hoa Kỳ có thể giúp làm sáng tỏ các giả thuyết của Xã
hội học tôn giáo, cũng nhƣ khả năng áp dụng các kỹ thuật và phƣơng pháp Xã
hội học vào chủ đề này. Ví dụ, chƣơng 1 miêu tả những khó khăn liên quan đến
nghiên cứu thực nghiệm Phật giáo Hoa kỳ, xem xét các cuộc điều tra hiện thời về

chủ đề Phật giáo, gợi ý định hƣớng cho các nghiên cứu tƣơng lai. Các chƣơng
khác lần lƣợt tìm hiểu về các vấn đề nhƣ làm thế nào tốt nhất để phân biệt các
dạng thức đặc trƣng của tôn giáo Phật giáo Hoa Kỳ; Vấn đề quan điểm chính trị
của ngƣời di cƣ vẫn mang theo tôn giáo truyền thống của đất nƣớc họ là Phật
giáo; Những cách thức mà toàn cầu hóa và hiện đại hóa đã dẫn đến sự thay đổi
của đạo Phật; Phân tích hiệu ứng ngày một đa dạng các giáo đoàn. Luận án đƣợc
viết dựa trên số liệu rút ra từ cuộc điều tra cấp quốc gia Mỹ với 231 trung tâm
Phật giáo (National Survey of Buddhist Organizations). Cuộc điều tra này bao
gồm các thông tin nhƣ: những hình thức Phật giáo nào đƣợc thực hành ở Mỹ,
tính sắc tộc và ngôn ngữ của các giáo phái, số lƣợng, tuổi và tình trạng kết hôn
của các thành viên, những hoạt động và định hƣớng của trung tâm… Bảng hỏi
này của cuộc điều tra chính là một tƣ liệu tham khảo tốt cho những nghiên cứu về
sau về các tín đồ đạo Phật. Đóng góp vào việc xây dựng thang đo cho một bảng
3


hỏi thực trạng tôn giáo, bên cạnh một thang câu hỏi thể hiện mức độ gắn bó với
giáo phái với những câu hỏi bao trùm vấn đề gia nhập, hội viên hay về việc tham
gia vào các hoạt động nhƣ bảng hỏi bên trên, còn một kiểu thang đo khác đó là
thông qua tìm hiểu niềm tin tín ngƣỡng. Kerry Ferris và Jill Stein (2008) trong
cuốn The Real World – An Introduction to Sociology đã đề nghị một thang đo
gồm 16 chỉ báo dẫn theo Lewis (2001). Tuy nhiên, nhìn chung, do Phật giáo là
tôn giáo phổ biến ở các nƣớc phƣơng Đông hơn là phƣơng Tây nên xã hội học
phƣơng Tây chƣa thực sự đi sâu nghiên cứu tôn giáo này nhƣ nghiên cứu những
tôn giáo phổ biến hơn.
Ở Việt Nam, có thể tạm chia các nghiên cứu về Phật giáo thành hai nhóm lớn,
một là những nghiên cứu tìm hiểu nội dung của Phật giáo dƣới nhiều khía cạnh,
góc nhìn khác nhau và thứ hai là những nghiên cứu giải thích, thể hiện mối quan
hệ hai chiều giữa Phật giáo và đời sống ngƣời Việt.
Những cuốn sách dù không thuộc nhóm nghiên cứu ảnh hƣởng mà thuộc

nhóm miêu tả nội dung giáo lý thì nhiều cuốn vẫn gắn với đời sống của các tu sĩ,
Phật tử tại gia hoặc với dân chúng bình thƣờng nhƣ cuốn: Chuyển khổ đau thành
an vui, Kết một tràng hoa,… Hiện số lƣợng của những cuốn sách này trên thị
trƣờng là rất nhiều gần nhƣ khó để có thể thống kê đƣợc, tuy nhiên hầu hết vẫn là
sách dịch.
Những nghiên cứu thuộc chủ đề ảnh hƣởng của Phật giáo đến đời sống Phật
tử thì đƣợc nhiều khoa học khác nhau khai thác, từ văn hóa học, lịch sử học, tới
chính trị học, v.v… Trần Hồng Liên (1995) đã đề cập đến ảnh hƣởng của đạo
Phật đối với ngƣời Việt ở Nam Bộ, thể hiện ở tục lệ đến chùa trong ngày lễ hội
và ngày rằm, mồng một, tập tục ặp chay, bố thí cho ngƣời nghèo khổ, hay ở nhu
cầu cầu thầy cầu an khi đau ốm và cầu siêu khi qua đời. Tác giả cho rằng Phật
giáo có tác động góp phần duy trì, phát triển bản sắc dân tộc và dẫn chứng điều
này ở: Một là sự chuyển đổi thích nghi của đạo Phật khi du nhập vào nền văn hóa
Việt, có nhiều hoạt động song hành với tín ngƣỡng thờ cũng tổ tiên, thể hiện lòng
hiếu kính với cha mẹ của ngƣời Việt; Hai là ở tinh thần nhập thế của Phật giáo
Việt Nam qua hình ảnh tăng ni Phật tử cùng tham gia đấu tranh giành độc lập.
4


Cuốn sách đƣợc viết dƣới góc độ tiếp cận lịch sử - văn hóa, những nhận định có
khi đƣợc minh chứng bởi các câu ca dao, tục ngữ, hoặc là sự thuần miêu tả của
ngƣời viết. Từ những nghiên cứu đã có từ lâu nhƣ trên cho tới những nghiên cứu
gần đây, cũng dƣới góc độ tiếp cận lịch sử - văn hóa nhƣ trên, rất nhiều nhà
nghiên cứu vẫn tiếp tục tìm hiểu ảnh hƣởng của Phật giáo tới đời sống văn hóa –
kinh tế – chính trị của ngƣời dân trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài. Một số ví dụ
nhƣ: Lê Thanh Hƣơng (2009) với bài viết Địa vị của Phật giáo ở Thái Lan hiện
nay; Bùi Thị Ánh Vân (2009) với bài viết Nét mới trong bức tranh tôn giáo Đông
Nam Á thế kỷ XIII.
Gần đây, vào ngày 26-26 tháng 10 năm 2014, Tọa đàm Khoa học Quốc tế do
Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo Đƣơng đại đã đƣợc tổ chức tại Hà Nội, trong đó

có nhiều bài viết giá trị về Phật giáo Việt Nam đã đƣợc in ấn thành kỷ yếu. Một
số bài viết nhằm làm rõ nội dung của Phật giáo dƣới góc nhìn của triết học, sử
học, văn hóa học nhƣ “Triết lý Phật giáo và bản sắc văn hóa Việt qua tƣợng thờ
trong chùa Việt ở châu thổ Bắc Bộ (Nghiên cứu trƣờng hợp một số bộ tƣợng điển
hình” (Triệu Thế Việt, Nguyễn Thu Thủy), “Trƣờng Phật giáo tại Việt Nam xƣa
và nay” (Nguyễn Thị Minh Ngọc), “Về lễ xá tội vong nhân và lễ Vu Lan báo
hiếu” (Trƣơng Hải Cƣờng). Những bài viết khác không chỉ dừng ở việc mô tả mà
còn hƣớng đến tìm hiểm mối quan hệ hoặc ảnh hƣởng của Phật giáo tới đời sống
văn hóa của ngƣời Việt nhƣ: “Ảnh hƣởng của tôn giáo đến phạm trù cái đẹp
trong văn hóa Việt Nam” (Trần Thị Phƣơng Hoa), “Tác động của Phật giáo đến
việc duy trì và phát huy một số giá trị văn hóa tinh thần trong xã hội Việt Nam
hiện nay” (Lại Quang Mừng, Trần Thị Thanh Hƣơng), “Phật giáo trong mối quan
hệ với giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam” (Phạm Thế Quốc Huy), “Đóng
góp của giáo dục Phật giáo đối với giáo dục Việt Nam hiện nay” (Nguyễn Thị
Minh Ngọc).
Đặc biệt, 2 chuyên đề “Một số giá trị văn hóa tiêu biểu của Phật giáo Việt
Nam” của PGS.TS. Hoàng Thị Thơ và chuyên đề “Trách nhiệm xã hội của các tổ
chức tôn giáo (Nghiên cứu trƣờng hợp các Chùa trên địa bàn Hà Nội)” của ThS.
Nguyễn Thị Kim Chi rất gần gũi với ý tƣởng của luận văn này. Trƣớc hết,
5


chuyên đề của tác giả Hoàng Thị Thơ mặc dù không có xuất phát từ tiếp cận xã
hội học nhƣng lại có chung góc nhìn với chúng tôi đó là chính bối cảnh toàn cầu
hóa, hội nhập kinh tế tiềm ẩn nhiều rủi ro đe dọa sự phát triển bền vững của Việt
Nam nhƣ đạo đức, văn hóa bị xói mòn, ô nhiễm môi trƣờng,… đã đặt ra yêu cầu
đối với văn hóa nói chung, tôn giáo, Phật giáo nói riêng là phải trở thành động
lực, góp phần gìn giữ các giá trị nhân văn, tích cực của nhân loại và dân tộc.
Chuyên đề thứ hai của tác giả Nguyễn Thị Kim Chi bàn tới quan hệ giữa trách
nhiệm, đạo đức và tôn giáo, lấy minh chứng là các hoạt động thực hiện trách

nhiệm xã hội (y tế, giáo dục, pháp lý) của nhà chùa.
Nhìn chung, các nghiên cứu xã hội học về Phật giáo đang dần xây dựng một
cái nhìn tổng thể ngày càng chi tiết hơn về đời sống của những ngƣời đi lễ chùa,
của các Phật tử. Một số đề tài nghiên cứu góp phần vẽ nên bức tranh chân thực
Phật giáo đặt trong mối quan hệ biến đổi kinh tế - xã hội có thể kể ra là: Vài nét
về hiện tượng đi lễ của thanh niên Hà Nội (Đinh Thị Vân Chi, 1996), Thực trạng
hoạt động Phật giáo và các dịch vụ nghi lễ ở Hà Nội (Nguyễn Thị Minh Ngọc,
2004), Chân dung xã hội của người đi lễ chùa (Hoàng Thu Hƣơng, 2012).
Sự cần thiết về sử dụng phƣơng pháp Xã hội học để nghiên cứu tôn giáo đã
đƣợc Nguyễn Thị Minh Ngọc (2010: 276) đặt ra: mặc dù Xã hội học là một môn
khoa học tƣơng đối mới mẻ so với các ngành khoa học khác nhƣng phương pháp
của nó lại được sử dụng phổ biến tại nhiều nước trên thế giới và mang lại những
thành quả đáng kể. Khó khăn đặt ra ở nƣớc ta là ở đội ngũ cán bộ chuyên sâu xã
hội học làm công tác nghiên cứu còn ít, công tác thu thập thông tin gặp khó khăn
khách quan. Tuy nhiên cần khắc phục những khó khăn này nhằm giúp có được
những công trình nghiên cứu giá trị, phản ánh đúng bản chất đời sống tôn giáo
Việt Nam hiện nay và đưa ra dự báo chiều hướng phát triển của tôn giáo Việt
Nam trong tương lai.
2.2. Nghiên cứu về đạo đức trong kinh doanh
Đạo đức kinh doanh là một vấn đề được quan tâm nghiên cứu bài bản từ
những năm 1970 ở các nước Tây Âu và Mỹ (Nguyễn Thị Ngọc Anh, 2011: 3). Ở
từng thời kỳ khác nhau, ngƣời ta lại quan tâm tới những vấn đề khác nhau của
6


đạo đức kinh doanh. Những năm 1960, vấn đề nổi bật đƣợc quan tâm tại Mỹ là
vấn đề môi trƣờng, quyền công dân, căng thẳng giữa chủ và ngƣời làm công, vấn
nạn thuốc kích thích. Những năm 1970, vấn đề nổi cộm đó là tính đối kháng của
ngƣời làm công, vấn đề quyền con ngƣời, sự che đậy thay vì sửa chữa vấn đề,
những ngƣời tiêu dùng thiệt thòi. Những năm 1990, ngƣời ta quan tâm đến các

công xƣởng với điều kiện làm việc tàn tệ nguy hiểm ở các nƣớc thế giới thứ ba,
trách nhiệm pháp lý của các tập đoàn đối với sự tổn hại thân thể con ngƣời (ví dụ
nhƣ các công ty sản xuất thuốc lá), sự quản lý kém hiệu quả hoặc gian lận trong
thƣơng mại, sai phạm đạo đức trong tổ chức. Tới những năm 2000, đó lại là vấn
đề về tội phạm công nghệ, sai phạm trong ngành tài chính, các vấn đề toàn cầu và
vấn đề an toàn sản phẩm của các sản phẩm Trung Quốc, sự bền vững, việc đánh
cắp các tài sản có sở hữu trí tuệ (theo O.C. Ferrell, John Fraedrich, Linda Ferrell:
12). Họ nghiên cứu cái nhìn của cộng đồng đƣơng thời đối với ngành công
nghiệp dịch vụ tài chính và thấy rằng cái nhìn tiêu cực của cộng đồng vẫn nổi trội
hơn so với cái nhìn tích cực. Cái nhìn tích cực coi kinh doanh là ngành đáng tin
cậy, trung thực, có đạo đức, minh bạch và có sự đồng cảm; trong khi cực cái nhìn
tiêu cực gắn ngành kinh doanh tài chính với những tính từ nhƣ tham lam, thiếu
tính ngƣời, cơ hội, xa cách với tôi. Các cửa hàng kinh doanh ít nhận đƣợc sự tin
tƣởng nhất xếp theo thứ tự bao gồm: các cửa hàng thuốc và dược phẩm, siêu thị
và cửa hàng bán thực phẩm, các cơ quan tài chính và ngân hàng, cửa hàng bách
hóa, cửa hàng thiết bị dân dụng, sửa chữa nhà - điện - nước, bảo hiểm, trạm
ăng, cửa hàng đồ gỗ, dịch vụ mạng và điện thoại… (O.C. Ferrell, John
Fraedrich, Linda Ferrell: 8)
Có rất nhiều sách giáo trình khác nhau đƣợc đƣa vào giảng dạy tại các trƣờng
đại học. Một số giáo trình đƣợc phổ biến rộng rãi có thể liệt kê ra nhƣ: Business:
A Changing World của Linda Ferrell, O. C. Ferrell, Geoffrey A. Hirt (2010);
Business Ethics: Ethical Decision Making and Cases, 8th edition của O.C.
Ferrell, John Fraedrich, Linda Ferrell (2011, 2008), Ethics and the Conduct of
Business của John R. Boatright (2012), v.v… Trong những cuốn sách này, để
giúp cho ngƣời đọc có sự hình dung tốt nhất về thế nào là đạo đức kinh doanh,
7


các tác giả thƣờng đƣa ra những ví dụ trên thực tế, các sự kiện đã xảy ra trong
lịch sử một số công ty để minh họa cho từng lý giải về đạo đức kinh doanh.

Những công ty đã vấp phải những vấn đề khó xử nào về đạo đức kinh doanh? Họ
đã đƣa ra những chính sách gì cho vấn đề này? Bên cạnh đó là những con số trực
quan – kết quả khảo sát qua các năm tại Mỹ, Canada… thể hiện những đánh giá
của ngƣời tiêu dùng về các vấn đề đạo đức trong kinh doanh. Những con số có
thể cũ (từ những năm 1990) (Linda Ferrell, O. C. Ferrell, Geoffrey A. Hirt, 2010:
33, 40), có thể mới, cũng có thể là sự so sánh những thay đổi giữa các năm
(Ferell, Fraedrich, Ferrell, 2011, 2008: 12), nhƣng nhìn chung chúng đều có ý
nghĩa quan trọng trong sự hình thành một thang đo chuẩn mực đạo đức cho các
doanh nghiệp.
Dƣới góc độ Xã hội học, các đề tài nghiên cứu Xã hội học phần nhiều chú ý
tới những quan điểm, thái độ, hành vi của từng nhóm ngƣời khác nhau trong các
vấn đề liên quan tới đạo đức kinh doanh. Chẳng hạn, đối với nhóm ngƣời quản lý
kinh doanh, Rassameesukhanon (2008) trong luận án của mình đã đi vào chứng
minh luận điểm chính “nếu có một sự „phân tách‟, hay là „không phù hợp‟, hoặc
là một „khoảng cách‟ giữa hình mẫu lý tưởng và hình mẫu l nh đạo trong thực tế
giữa người l nh đạo và người nhân công, thì sẽ tồn tại một nguy cơ ung đột
hoặc bất đồng về sự kỳ vọng” (tr.83). Lại nhấn mạnh một lần nữa sau khi hoàn
thành luận án, tác giả kết luận: “Nghiên cứu quan tâm đến cảm nhận về những
người l nh đạo lý tưởng của người lao động và quan điểm của các nhà quản lý
về mẫu hình l nh đạo lý tưởng ở Thái Lan. Kết quả nghiên cứu tập trung vào các
giá trị cơ bản đ ăn sâu vào từng người trong xã hội Thái. Sự tôn trọng của
người làm công đối với l nh đạo của họ, dựa trên văn hóa Thái, chính là chất kết
nối cơ bản người l nh đạo và người làm công” (tr.91). Sự tôn trọng ấy đạt đƣợc
nhờ vai trò và đạo đức tốt của ngƣời lãnh đạo. Rõ ràng, vấn đề đạo đức trong
nghề nghiệp là một chủ đề nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều tác giả và hầu hết
các tác giả cũng đều tìm kiếm bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa đạo đức
quản lý và các nhân tố nhƣ giới, tuổi, kinh nghiệm làm việc… (Mujtaba, Cavico,
McCartney, DiPaolo, 2009; Mahdavi, 2009).
8



Ngoài nhóm ngƣời chủ, ngƣời quản lý thì còn nhiều nhóm khác nữa cũng đƣợc
các nhà xã hội học quan tâm nghiên cứu về vấn đề quan điểm, hành vi của họ
trong vấn đề đạo đức kinh doanh. Ví dụ, đối với đối tƣợng là sinh viên những
ngành liên quan tới kinh tế. Một nghiên cứu Bahaudin G. Mujtaba, Pawinee
Pattaratalwanich, Chaowanee Chawavisit đã đƣợc tiến hành năm 2012 để đo đánh
giá của các sinh viên trƣờng luật Thái Lan về đạo đức trong hành nghề dịch vụ
pháp luật. Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu hƣớng đến đó là những điều luật hợp
lý đƣợc đƣa ra dựa trên các chuẩn mực đạo đức phù hợp sẽ có ảnh hƣởng tới sự
thành công của Thái Lan trên thị trƣờng kinh tế và thƣơng mại thế giới. Sau khi
tiến hành so sánh các điểm số đạo đức kinh doanh của cá nhân (Personal Business
Ethics Scores). Trƣớc đó, Desplaces, Melchar, Beauvais, Bosco (2007) cũng thực
hiện một nghiên cứu khác nhằm tìm hiểu các yếu tố nằm trong thiết chế văn hóa,
kể cả văn hóa nhà trƣờng có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đối với tập hợp các chuẩn
mực đạo đức của sinh viên kinh tế. Klein, Levenburg, McKendall, and Mothersell
(2007) đƣa ra lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu Cheating during the College Years:
How do Business School Students Compare? Journal of Business Ethics là những
sinh viên trƣờng kinh tế dƣờng nhƣ đang đƣợc cho rằng là những ngƣời hay gian
lận hơn sinh viên các trƣờng khác; và nếu điều đó là sự thật, thì đây có thể là một
thành tố nguyên nhân dẫn đến việc xảy ra gian lận trong cộng đồng kinh doanh,
việc hay xảy ra trong những năm gần đây. Kết quả điều tra với số lƣợng mẫu 268
sinh viên cho thấy thực ra sinh viên chuyên ngành kinh tế cũng không gian lận
nhiều hay ít hơn so với sinh viên các chuyên ngành khác, tuy nhiên những sinh
viên gian lận của các trƣờng không phải ngành kinh tế lại ở lứa tuổi trẻ hơn và có
điểm số thấp hơn so với sinh viên gian lận của trƣờng kinh tế.
Không chỉ bàn về chính những hành vi trực tiếp phạm vào đạo đức trong kinh
doanh, các nghiên cứu nƣớc ngoài cũng quan tâm tới sự giám sát nhằm đến việc
kiểm soát những hành vi vi phạm đạo đức này. Lấy cáo giác làm một ví dụ:
Nghiên cứu điều tra toàn quốc về đạo đức trong kinh doanh của nguồn nhân lực
Hoa Kỳ (Ethics Resource Center, 2014) đặt sự quan tâm vào hành vi cáo giác

những vi phạm của đồng nghiệp vào đạo đức kinh doanh. Dẫn vấn đề dần dần từ
9


con số thực rằng đã bao nhiêu ngƣời từng chứng kiến các hành vi vi phạm đạo
đức kinh doanh (chẳng hạn bao gồm: đề nghị tặng thứ giá trị cho khách hàng, đề
nghị tặng thứ giá trị cho các cơ quan có thẩm quyền, hành vi vi phạm đến an
toàn/sức khỏe, vi phạm vào quyền lợi, lƣơng, quy định về thời gian của ngƣời
làm thuê, vi phạm váo các chính sách mạng internet), nghiên cứu tiếp tục tìm
hiểu về thực trạng số lƣợng ngƣời dám tố giác các hiện tƣợng đó và các yếu tố
ảnh hƣởng tới hành vi tố giác hoặc không tố giác này.
Nói chung, dựa trên những tài liệu có tính chất định hƣớng về cách đánh giá
đạo đức trong kinh doanh nhƣ các cuốn sách giáo trình kinh tế của Linda Ferrell,
O. C. Ferrell, Geoffrey A. Hirt (2010), O. C. Ferrell, John Fraedrich, Linda
Ferrell (2011, 2008), mà từ đó, nhiều nhà xã hội học đã dựa vào để tạo ra những
thang đo quan điểm về đạo đức trong kinh doanh của ngƣời trả lời, bao gồm
nhiều tình huống cụ thể đến từ thực tế. Ví dụ, nhƣ nghiên cứu của Marty Ludlum,
Sergey Moskalionov, Vijay Ramachandran (2013) đã dựa trên thang đo sự đánh
giá của các sinh viên kinh tế về 17 hành vi đạo đức cụ thể. Tƣơng tự, nghiên cứu
của Muzaffer Aydemir, Ali Goksu, Merdzana Obralic (2009) nhằm mục đích
kiểm chứng một giả thuyết duy nhất: Liệu những thái độ về đạo đức có chịu ảnh
hưởng bởi lòng tin tôn giáo? Dựa trên thang đo gồm 24 chỉ báo nhƣ nghiên cứu
trên, cuộc nghiên cứu đƣợc tiến hành tại hai trƣờng đại học, một ở Thổ Nhĩ Kỳ
và một ở Bosnia & Herzegovina. Tƣơng tự nhƣ vậy, với các nghiên cứu của
Tisha L. N. Emerson, Joseph A. Mckinney (2010), Alan G. Walker, James W.
Smither, Jason DeBode (2011).
Những tổng quan về thang đo Xã hội học nêu trên rất quan trọng trong đề tài
này. Trên cơ sở các thang đo của những nghiên cứu đi trƣớc, đề tài nhằm hƣớng
đến việc cố gắng xây dựng một thang đo tốt, thể hiện đƣợc sự đánh giá của bản
thân ngƣời trả lời đối với vấn đề đạo đức kinh doanh, từ đó khái quát đƣợc thực

trạng sát với thực tế nhất, trả lời một số câu hỏi nhƣ: Mức độ đánh giá về đạo đức
kinh doanh của bản thân những ngƣời đƣợc khảo sát nằm ở mức nào? Mức độ
này có phù hợp với cái lõi chủ thuyết của Phật giáo về đạo đức kinh doanh hay
không?
10


Ở Việt Nam, cũng có những nghiên cứu đề cập đến vấn đề đạo đức trong kinh
doanh, song phần đa tiếp cận dƣới cái nhìn của khoa học triết học, văn hóa học,
hoặc đề cập nó trong khi đề cập tới vấn đề văn hóa doanh nghiệp. Có nhiều
nghiên cứu về chủ đề văn hóa doanh nghiệp và trong đó, các tác giả thƣờng coi
đạo đức kinh doanh là một thành tố cấu thành nên nền văn hóa kinh doanh.
Trong luận án Văn hóa doanh nhân Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế,
tác giả Nguyễn Viết Lộc tiếp cận chủ đề văn hóa doanh nghiệp dƣới cách tiếp
cận hệ giá trị, với mong muốn luận án có thể góp phần vào việc xây dựng hệ giá
trị văn hóa doanh nhân Việt Nam trong bối cạnh hiện tại. Trong luận án này, đạo
đức kinh doanh đƣợc đề cập đến nhƣ là một khía cạnh của văn hóa doanh nghiệp.
Phù hợp với mục đích hƣớng đến của đề tài là xây dựng một hệ giá trị văn hóa
doanh nhân, vấn đề đạo đức kinh doanh trong luận án, vì vậy, chỉ đƣợc nhìn nhận
dƣới góc độ những đánh giá chung nhất của cộng đồng về đạo đức doanh nghiệp.
Những thang đo về đạo đức kinh doanh chƣa đƣợc rõ ràng và sự đánh giá còn
nằm nhiều ở hƣớng chủ quan của ngƣời trả lời. Tƣơng tự nhƣ vậy, Dƣơng Thị
Liễu (2011) đề cập đến đạo đức kinh doanh trong chƣơng 2 cuốn Giáo trình văn
hóa kinh doanh khi định nghĩa Văn hóa kinh doanh được cấu thành bởi các yếu
tố chính là triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nhân, văn
hóa doanh nghiệp và văn hóa ứng xử trong hoạt động kinh doanh.
Về chủ đề đạo đức kinh doanh, luận văn chuyên ngành Triết học Vấn đề xây
dựng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay (qua thực tế ở Hà Nội) (Đặng Thị
Kim Anh, 2011). Khác với cách tiếp cận dựa trên điều tra khảo sát của xã hội
học, trong luận văn này có thể nói là không đƣa ra một số liệu nào có đƣợc từ

phƣơng pháp thực nghiệm mà chủ yếu dựa trên sự lập luận về mặt lý thuyết.
Trong phần chính của luận văn, tác giả đã đƣa ra những nội dung của đạo đức
kinh doanh cần xây dựng ở Việt Nam hiện nay bao gồm: i/ Trung thực, giữ chữ
tín trong kinh doanh; ii/ Phấn đấu vì lý tưởng dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh; iii/ Doanh nhân có tinh thần dân tộc; iv/ Năng động, sáng
tạo, nhạy bén, biết chớp thời cơ tạo cơ hội trong kinh doanh; biết hợp tác và
cạnh tranh lành mạnh để cùng phát triển; v/ Gắn lợi nhuận với đạo đức.
11


PGS.TS. Nguyễn Mạnh Quân (2007) đã xuất bản giáo trình Đạo đức kinh
doanh và văn hóa công ty dành cho sinh viên Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân.
Đây là công trình đƣợc tác giả đầu tƣ qua sự khái quát và tổng hợp rất nhiều quan
điểm khác nhau trong lịch sử về vấn đề đạo đức kinh doanh. Đóng góp vào việc
xây dựng công cụ phân tích hành vi đạo đức trong kinh doanh, tác giả trong
chƣơng 3 của cuốn giáo trình đã đề cập đến một số vấn đề nhƣ: Các nhân tố của
quá trình ra quyết định đạo đức (gồm đầu vào, quá trình xử lý, đầu ra) và các
công cụ phân tích (4 công cụ).
Cũng hƣớng đến việc lý giải cho sinh viên học kinh tế về đạo đức trong kinh
doanh một cách cụ thể và rõ ràng nhất, TS. Nguyễn Hoàng Ánh, Trƣờng Đại học
Ngoại thƣơng đã có bài viết Đạo đức kinh doanh tại Việt Nam – Thực trạng và
giải pháp với nhiều liên hệ thực tế rõ ràng và sinh động, đặc biệt có nhiều liên hệ
là các trƣờng hợp gặp vấn đề xung đột về đạo đức trong hoạt động kinh doanh tại
Việt Nam. Nếu nhƣ công trình của tác giả Nguyễn Mạnh Quân có nhiều lý thuyết
đƣợc mô hình hóa, gần gũi với quản trị kinh doanh thì bài viết của tác giả
Nguyễn Hoàng Ánh lại phần nào sử dụng phƣơng pháp của Xã hội học. Bài viết
đƣợc dựa trên việc phân tích số liệu thu đƣợc qua điều tra khảo sát Xã hội học
tiến hành vào cuối năm 2007 tại Hà Nội. Cuộc điều tra này mặc dù chỉ sử dụng
một bảng hỏi với số lƣợng ít câu hỏi (10 câu hỏi) bao gồm những vấn đề có liên
quan đến đạo đức kinh doanh nhƣ: Bạn đ bao giờ nghe về đạo đức kinh doanh

chưa? Hay Đạo đức kinh doanh, theo bạn, nghĩa là gì? nhƣng cũng vẫn có ý
nghĩa lớn cho các nghiên cứu đi sau về việc xây dựng một thang đo xã hội học
hoàn thiện hơn trong vấn đề đánh giá đạo đức trong kinh doanh.
Từ tổng quan nghiên cứu bên trên, nói tóm lại, ở nƣớc ngoài, đã có khá nhiều
nghiên cứu đề cập tới đạo đức trong kinh doanh và sự tham gia tôn giáo, còn ở
trong nƣớc thì mới nhiều đề tài đƣợc thực hiện liên quan tới hoạt động Phật giáo
của ngƣời dân và các nghiên cứu riêng rẽ thể hiện đánh giá đạo đức kinh doanh
hiện nay. Tuy nhiên, những nghiên cứu cụ thể để kết nối giữa Phật giáo và cách
đánh giá đạo đức trong kinh doanh chƣa có nhiều, đặc biệt ở Việt Nam thì chƣa
có.

12


3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Về lý luận, đề tài giúp chúng tôi kiểm chứng và vận dụng những hiểu biết của
mình về lý thuyết hành động của Max Weber, lý thuyết giá trị học hiện đại và các
lý thuyết đạo đức. Đây sẽ là kinh nghiệm quý báu để chúng tôi tích lũy và hoàn
chỉnh thêm kiến thức của mình và thêm vững vàng trong lập luận cho những
nghiên cứu về sau.
Nghiên cứu cũng góp phần vào việc giúp tìm hiểu một cách khách quan thực
tế quan niệm của Phật tử về các giá trị đạo đức trong kinh doanh. Việc nghiên
cứu này bổ sung, giúp hoàn chỉnh thêm hiểu biết về chức năng kiểm soát xã hội
của Phật giáo đối với những quan điểm và hành vi của Phật tử khi đứng trƣớc các
tình huống gây tranh cãi về đạo đức trong kinh doanh. Những nhận thức đúng
đắn mang ý nghĩa thực tiễn cho một cái nhìn mang tính định hƣớng chính sách
đối với hoạt động kinh doanh – một hoạt động hết sức phổ biến và không thể
thiếu của bất kỳ một nền kinh tế nào.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu

Đề tài hƣớng tới việc tìm hiểu quan điểm của Phật tử Hà Nội về các giá trị
đạo đức trong kinh doanh. Thông qua điều này, làm sáng tỏ khả năng thực hiện
chức năng kiểm soát xã hội của Phật giáo.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận gồm các khái niệm công cụ liên quan đến giá trị đạo đức
trong kinh doanh, thao tác hóa khái niệm Phật tử; và làm rõ các cơ sở lý thuyết đƣợc
sử dụng trong đề tài gồm lý thuyết hành động của Max Weber, lý thuyết giá trị học
hiện đại và lý thuyết đạo đức. Làm rõ cơ sở thực tiễn của đề tài với việc khái quát
đặc điểm của địa bàn nghiên cứu, đặc biệt là đặc điểm về tôn giáo Phật giáo.
Tìm hiểu chức năng kiểm soát xã hội của Phật giáo đối với hành vi của Phật tử
và làm sáng tỏ nội dung của hệ giá trị có liên quan tới đạo đức trong kinh doanh
của ngƣời Phật tử thông qua niềm tin tôn giáo của họ.
Xem xét tới mức độ quan trọng của các giá trị đạo đức trong kinh doanh đối
với Phật tử (cƣờng độ của hệ giá trị) thông qua những đánh giá của họ đối với
một số tình huống gây tranh cãi về đạo đức trong kinh doanh.

13


5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu: Quan điểm của Phật tử Hà Nội về các giá trị đạo
đức trong kinh doanh
5.2. Khách thể nghiên cứu: Phật tử Hà Nội
5.3. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu định lƣợng tại chùa Thắng Nghiêm bởi
thứ nhất đây là một ngôi chùa có cơ cấu theo độ tuổi khá đặc trƣng, với số lƣợng
Phật tử trong độ tuổi lao động tƣơng đối nhiều so với những chùa khác. Đây
chính là một lợi thế bởi nhờ cơ cấu độ tuổi tƣơng đối trẻ với nhiều ngƣời vẫn
đang làm việc này mà đề tài tăng thêm ý nghĩa thực tiễn. Thứ hai, chùa Thằng
Nghiêm cũng thuộc một trong các địa bàn khảo sát của đề tài Đạo đức Phật giáo

và tinh thần kinh doanh của ngƣời dân đô thị Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị
trƣờng (Nafosted/ VIII1.1_2012.05) mà học viên trực tiếp tham gia điều tra, xử lý
dữ liệu.
Phạm vi nghiên cứu định tính: ể tìm hiểu những giá trị nổi bật nhất trong hệ
giá trị của Phật tử về đạo đức trong kinh doanh, chúng tôi tập trung vào những
trƣờng hợp tín đồ Phật giáo điển hình với niềm tin tín ngƣỡng mạnh mẽ. Điều
này giúp chúng tôi đƣợc một mô hình lý tƣởng quan điểm của các Phật tử về giá
trị đạo đức trong kinh doanh.
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
6.1. Câu hỏi nghiên cứu
Phật giáo phát huy chức năng kiểm soát xã hội đối với Phật tử nhƣ thế nào
thông qua hoạt động kinh doanh của họ và niềm tin của Phật tử ảnh hƣởng nhƣ
thế nào tới hoạt động kinh doanh của họ?
Mức độ quan trọng của các giá trị đạo đức trong kinh doanh đối với ngƣời
Phật tử nhƣ thế nào?
6.2. Giả thuyết nghiên cứu
Phật giáo định hƣớng hành vi của Phật tử thông qua cơ chế kiểm soát xã hội.
Nội dung hệ giá trị đạo đức về mặt hàng kinh doanh, cách thức kinh doanh
của Phật tử chịu ảnh hƣởng nhiều từ Phật giáo.
Mức độ quan trọng của mỗi giá trị đối với các Phật tử là khá đa dạng, tùy
thuộc vào cách đánh giá của cá nhân họ.
14


7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phân tích tài liệu
* Nguồn dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu phục vụ phân tích của đề tài đƣợc khai thác từ bộ dữ liệu định lƣợng
và định tính của đề tài “Đạo đức Phật giáo và tinh thần kinh doanh của ngƣời dân
đô thị Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trƣờng” do Quỹ Nafosted tài trợ thực

hiện từ 2013 – 2015 (mã số VIII1.1-2012.05) mà tác giả đƣợc tham gia thiết kế
nghiên cứu, thu thập thông tin và xử lý dữ liệu.
Nguồn dữ liệu định lƣợng sử dụng trong đề tài đƣợc tách ra từ bộ số liệu khảo
sát tại Hà Nội, cụ thể là 100 bảng hỏi của Phật tử tại một ngôi chùa ở Hà Nội. Do
đề tài nghiên cứu chỉ tập trung phân tích về quan điểm của Phật tử đối với các giá
trị đạo đức kinh doanh, mà trong dữ liệu khảo sát của đề tài Nafosted VIII1.12012.05 có bao gồm cả những ngƣời đã Quy y Tam bảo và những ngƣời chƣa
Quy y Tam bảo, nên tác giả đã phân tích riêng dữ liệu của những ngƣời đã Quy y
Tam bảo, tức là những ngƣời đã chính thức xác nhận mình là tín đồ của Phật
giáo.
Cơ cấu mẫu khảo sát nhƣ sau:
Biểu đồ 1: Cơ cấu mẫu khảo sát phân theo
nhóm nghề nghiệp của ngƣời trả lời

Biểu đồ 2: Cơ cấu mẫu khảo sát phân theo
giới tính của ngƣời trả lời

15


Nguồn dữ liệu định tính sử dụng trong đề tài là: 30 phỏng vấn sâu đối với
Phật tử ở Hà Nội của đề tài Nafosted VIII1.1-2012.05, trong đó có 10 phỏng vấn
sâu tác giả đã tham gia phỏng vấn. Những nội dung mà tác giả quan tâm trong
phỏng vấn đó là niềm tin của Phật tử về tính đúng đắn của giáo lý Phật giáo và
những quan điểm của họ về cách thức hoạt động trong kinh doanh.
*Nguồn dữ liệu thứ cấp
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để tìm hiểu khái quát những vấn đề liên quan
đến nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm: Các giáo lý Phật giáo có liên quan
tới vấn đề đạo đức trong kinh doanh, tìm hiểu các thang đo của những nghiên
cứu đi trƣớc về niềm tin tôn giáo, mức độ đánh giá đạo đức trong kinh doanh.
7.2. Phương pháp xử lý số liệu điều tra

Chúng tôi xử lý phần mềm SPSS 16.0 để xử lý số liệu điều tra thu thập đƣợc.
Ngoài thống kê tần số, tần suất của mỗi một tiêu thức (mỗi một đơn vị tổng
thể có nhiều đặc điểm và mỗi đặc điểm là một tiêu thức thống kê. Tiêu thức là
chỉ về đặc tính, đặc trƣng nào đó của hiện tƣợng kinh tế - xã hội), chúng tôi cũng
quan tâm tới trung bình cộng và số mode. Trong đó, trung bình cộng đƣợc tính
bằng cách cộng lƣợng biến của tất cả các đơn vị trong tổng thể, sau đó đem chia
cho số đơn vị của tổng thể nghiên cứu. Tuy nhiên, khi so sánh, phân tích hiện
tƣợng, nếu chỉ xét đến số trung bình cộng thì các chênh lệch coi nhƣ bị san bằng,
các đơn vị có mức độ cao thấp khác xa nhau đều bị che lấp. Điều này hạn chế tác
dụng của việc phân tích thống kê, không giải thích hết đƣợc những nguyên nhân
và xu hƣớng phát triển của hiện tƣợng.
Khác với trung bình cộng, mode là biểu hiện của lượng biến về tiêu thức
nghiên cứu được gặp nhiều nhất trong một tổng thể hay trong dãy số phân phối,
vì thế trị số của mod không phụ thuộc vào trị số của tất cả các lƣợng biến trong
dãy số mà đƣợc xác định do sự sắp xếp các lƣợng biến trong dãy số. Nói cách
khác, mode không chịu ảnh hƣởng của các lƣợng biến đột xuất (quá lớn hay quá
nhỏ).
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng thang đo khoảng (interval scale) để chia
thành 5 mức độ đồng ý của ngƣời trả lời đối với mỗi một câu hỏi đƣợc đặt ra.
16


Trong đó, mức 1 thể hiện sự không đồng tình/phản đối cao nhất, mức 2 thể hiện sự
không đồng tình nhƣng ở mức thấp hơn, mức 3 thể hiện sự lƣỡng lự, mức 4 thể
hiện sự tƣơng đối đồng tình và mức 5 thể hiện sự tuyệt đối đồng tình.

17



×