Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

CƠ sở lý LUẬN và PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu NHỮNG vấn đề CHUNG về TPP và QUYỀN TIẾP cận dược PHẨM, y tế CÔNG CỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.98 KB, 57 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TPP VÀ QUYỀN TIẾP
CẬN DƯỢC PHẨM, Y TẾ CÔNG CỘNG


Cơ sở lý luận tình hình nghiên cứu
Quy định về Quyền sở hữu trí tuệ trong TPP tác động tới
quyền tiếp cận thuốc và y tế công cộng.
+ ) Nghiên cứu “The Trans-Pacific Partnership Agreement:
Implication for Access to Medicines and Public Health”
(Bhardwaj và Cecilia Oh, 2014) đã đưa ra phân tích một số
các quy định về Quyền sở hữu trí tuệ trong TPP dựa vào các
nội dung do Hoa Kỳ đề xuất bị tiết lộ năm 2011 và 2012. Các
tài liệu chính gồm: đề xuất của Hoa Kỳ (trong chương sở hữu
trí tuệ), chương trình bảo hiểm y tế đầu tư. Từ những phân
tích dựa trên các tài liệu này, bài nghiên cứu đã đưa ra được
những hàm ý từ những quy định do Hoa Kỳ đề xuất có tác
động như thế nào đến quyền tiếp cận thuốc và y tế công cộng
đối với những quốc gia tham gia đàm phàn TPP. Bài nghiên
cứu phân tích những quy định về: Bằng sáng chế; Độc quyền
dữ liệu và liên kết sáng chế; Nhãn hiệu và quyền tác giả; Thực
thi quyền sở hữu trí tuệ; đối với mỗi quy định được đề cập tới,
nhóm tác giả đều đưa ra những hàm ý về tác động của chúng
đối với lĩnh vực y tế đặc biệt là quyền tiếp cận dược phẩm và
y tế công cộng.


Đối với đề xuất về Bằng sáng chế: Nhiều điều khoản trong
chương sở hữu trí tuệ do Hoa Kỳ đề xuất có liên quan đến
sáng chế. Về tổng thể, đề xuất của Hoa Kỳ có vẻ như quá
thiên vị các nhà sáng chế thông qua các quy định như mức độ


công bố thông tin thấp, điều kiện được cấp sáng chế thấp,
không có thủ tục phản đối tiền cấp phép, và hàng loạt các cơ
hội để sửa đổi đơn xin cấp sáng chế. Tác động tổng thể của
các quy định này có lẽ sẽ làm tăng số lượng sáng chế được
cấp trong lĩnh vực dược phẩm và công nghệ bào chế thuốc,
trong đó có cả các sáng chế “chất lượng thấp”.
Đối với đề xuất về Độc quyền dữ liệu và liên kết sáng chế:
Quy định độc quyền dữ liệu trong TPP sẽ yêu cầu các hãng
thuốc generic phải tiến hành thử nghiệm lâm sàng để được
cấp phép lưu hành hoặc phải đợi đến khi thời hạn độc quyền
dữ liệu kết thúc (5 năm cộng với việc gia hạn 3 năm cho từng
thành phần hóa học của thuốc) trước khi thuốc generic có thể
được lưu hành. Biện pháp này tạo ra sự độc quyền về thuốc
độc lập với bảo hộ sáng chế và được áp dụng cho các loại
thuốc đã hết hạn bảo hộ. Độc quyền dữ liệu có thể gây trở
ngại cho việc thực hiện các giấy phép bắt buộc. Độc quyền dữ
liệu được nhiều người xem là một biện pháp TRIPS cộng có


ảnh hưởng xấu đến việc tiếp cận dược phẩm. Đánh giá tại
Guatemala và Jordan về tác động của độc quyền dữ liệu đã
cho thấy sự tăng giá thuốc một cách đáng kể. Liên kết sáng
chế là một trong những vấn đề mà các quốc gia đang phát
triển quan tâm. Thông qua hệ thống liên kết sáng chế, các
công ty dược có cơ hội để ngăn chặn thuốc generic.
Đối với đề xuất về nhãn hiệu và quyền tác giả: Cùng với việc
tăng thời hạn có hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn
hiệu, đề xuất của Hoa Kỳ sẽ mở rộng đáng kể phạm vi bảo hộ
nhãn hiệu gồm cả màu sắc, âm thanh, mùi vị và cả những đặc
điểm không nhìn thấy được khác. Như vậy với quy định này

thì việc sản xuất thuốc generic sẽ phải khác biệt với hình thức
của thuốc nguyên gốc; điều này có thể dẫn đến sự nhầm lẫn,
làm giảm hiệu quả và tăng các sai sót trong chỉ định thuốc,
gây ra hệ quả không tốt cho bệnh nhân.
Đối với đề xuất về Thực thi quyền sở hữu trí tuệ: Nhiều điều
khoản trong chương sở hữu trí tuệ liên quan đến các biện
pháp bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Đối với những
quy định nghiêm ngặt về điều khoản Thực thi quyền sở hữu
trí tuệ như vậy sẽ có một số ảnh hưởng nhất định như sau:
Nguyên tắc suy đoán hữu hiệu gây khó khăn cho việc thu hồi


các bằng sáng chế và làm tăng các bằng sáng chế có chất
lượng thấp; Hạn chế khả năng của các chính phủ cân bằng
giữa bảo hộ sở hữu trí tuệ và lợi ích công cộng; Tác động xấu
đến các nhà sản xuất thuốc generic; Biện pháp kiểm soát nhãn
hiệu tại các cửa khẩu có thể tác động xấu đến xuất nhập khẩu
thuốc generic và làm tăng nguy cơ bị giữ thuốc generic khi
quá cảnh.
+ Nghiên cứu “Dangers for Access to Medicines in The
Trans-Pacific Free Trade Agreement: Comparative Analysis
of The United States’ TPFTA Intellectual Property Proposal
and Vietnamese Law” (Dr.Burcu Kilic và Peter Maybarduck,
2011) dựa trên bản đề xuất của Hòa Kỳ trong TPFTA về
quyền sở hữu trí tuệ và Pháp luật Việt Nam, từ những điểm
khác nhau về các vấn đề: Công ước về sáng chế (2000); các
điều kiện để cấp bằng sáng chế; khả năng áp dụng công
nghiệp với tính hữu dụng; bảo hộ các hình thức mới, cách
thức hoặc phương pháp sử dụng mới của một sản phẩm đã có
(cũ); các đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa bằng

sáng chế; loại trừ quyền sử dụng của các bên khác; điều chỉnh
thời hạn bảo hộ độc quyền sáng chế; các phản đối của bên thứ
ba và các phản đối trước khi cấp bằng bảo hộ; độc quyền dữ


liệu; liên kết bằng sáng chế; suy đoán về hiệu lực của văn
bằng sáng chế trong các thủ tục tố tụng tư pháp hoặc hành
chính; bồi thường thiệt hại đối với các vi phạm bảo hộ sáng
chế; các biện pháp tại biên giới… trong đề xuất của Hoa Kỳ
và pháp luật Việt Nam, tác giả phân tích những tác động của
các điểm này tới Việt Nam đặc biệt là tới quyền tiếp cận dược
phẩm và y tế công cộng tại Việt Nam.
Quy định về Minh bạch hóa và chống tham nhũng và tác động
của nó tới quyền tiếp cận dược phầm và y tế công cộng
+ Nghiên cứu “ How The Trans Pacific Partnership
Agreement could undermine PHARMAC- Pharmaceutical
Managemant Agency là Cơ quan quản lý dược phẩm của New
Zealand- and threaten access to affordable medicines and
health equity in New Zealand” (Deborah Gleeson và cộng sự,
2013), dựa trên việc nghiên cứu bản nháp của Mỹ tiết lộ năm
2011 về điều khoản Minh bạch và chống tham nhũng, nhóm
tác giả đã chỉ ra một số những tác động từ TPP có thể gây ra
đối với PHARMAC là: Ngăn cản việc sử dụng giá tham chiếu
điều trị, tính minh bạch và công bố thông tin yêu cầu mà có
thể làm suy yếu các cuộc đàm phán về giá, … . PHARMAC
được tạo ra như là một phản ứng với chi phí ngày càng tăng


của dược phẩm, mục tiêu chính của cơ quan này chính là để
đảm bảo rằng người dân NewZealand được tiếp cận với dược

phẩm có giá cả tốt nhất. Tuy nhiên quá trình hoạt động của
PHARMAC rất dễ bị tác động bởi những đàm phán trong
TPP, bất kỳ sự xâm nhập vào trong nước về việc ra quyết định
đối với dược phẩm – thậm chí những yêu cầu dường như
mang tính hợp lý cao như là “minh bạch”- đều để lại những
tác động bất lợi cho hoạt động của PHARMAC trong quá
trình quản lý chi phí y tế, gây ra hiệu ứng nghiêm trọng về chi
phí dược phẩm và y tế công cộng.
Quy định về Đầu tư và tác động của nó tới quyền tiếp cận
dược phẩm và y tế công cộng
+ Nghiên cứu “The Trans-Pacific Partnership Agreement:
Implication for Access to Medicines and Public Health”
(Kajal Bhardwaj và Cecilia Oh, 2014) cũng đưa ra những
phân tích đối với đề xuất về Đầu tư: Khi nghiên cứu các tác
động tiềm tàng của chương đầu tư được đề xuất trong TPP lên
y tế công cộng, có ba vấn đề quan tâm cần được xem xét: Thứ
nhất, các quy định trong chương đầu tư của TPP mở rộng
quyền của các nhà đầu tư nước ngoài, và các chính phủ phải
có nghĩa vụ bảo vệ các quyền đó; Thứ hai, chương đầu tư đề


xuất việc các quyền của nhà đầu tư sẽ được bảo hộ theo cơ
chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước một
cách rộng rãi, tức là việc thực thi sẽ rất mạnh mẽ; Cuối cùng,
cần đặc biệt lưu ý rằng phạm vi thẩm quyền của các hội đồng
trọng tài được xác định trong các quy định của điều ước đầu
tư có liên quan.
Phân tích chung các quy định trong TPP, đưa ra các kịch bản
dự đón tác động tới sức khỏe công cộng.
+ Nghiên cứu “Negotiating Healthy Trade in Australia –

Health Impact Assessment of the Proposed Trans-Pacific
Partnership Agreement” (Katie Hirono và nhóm cộng sự,
2015); dựa trên việc nghiên cứu các tài liệu rò rỉ được cho là
các vấn đề sẽ đưa ra đàm phán tại TPP và từ những ý kiến của
chuyên gia tư vấn, HIA - Health Impact Assessment (HIA): là
phương pháp dự đoán những tác động tích cực và tiêu cực về
mặt sức khỏe của một chính sách hoặc một đề nghị từ đó đưa
ra những khuyến nghị để nâng cao, hoàn thiện chính scahs
hoặc đề nghị đó. tập trung vào bốn vấn đề từ TPP được cho là
có tiềm năng ảnh hưởng đến sức khỏe công cộng của người
dân Australia đó là: Chi phí về thuốc men; Các chính sách


kiểm soát về thuốc lá; Các chính sách kiểm soát về chất cồn;
Thực phẩm – nhãn hiệu thực phẩm.
Đối với mỗi vấn đề được nêu ra, nhóm tác giả tiến hành
nghiên cứu phân tích những Quy định trong TPP sau đó dự
đoán những kịch bản chính sách mà Chính Phủ có thể sẽ đưa
ra, tìm ra những yếu tố quyết định tới sức khỏe và dự đoán tác
động của chúng tới sức khỏe; sau đó sẽ khoanh vùng nhóm
đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội. Bằng phương pháp
này, nhóm nghiên cứu đã đưa ra kết luận:
Trong vấn đề về chi phí thuốc men, nhóm tác giả nghiên cứu
và phân tích những nội dung liên quan đến: chương sở hữu trí
tuệ, chăm sóc sức khỏe và phụ lục minh bạch, chương đầu tư;
từ đó đưa ra kết luận rằng TPP có nguy cơ làm tăng chi phí
thuốc thang điều này có thể dẫn tới việc không tuôn thủ việc
sử dụng thuốc theo toa và ưu tiên cho chi phí y tế trên những
nhu cầu cần thiết khác (thực phẩm, nhà ở…). Với việc tăng
chi phí thuốc men sẽ gây ảnh hưởng tới những nhóm người có

thu nhập thấp, dân tộc thổ dân và dân đảo Torres Strait, người
già, phụ nữ…


Có một số quy định trong TPP mà có thể tăng rủi ro của
Chính phủ trong việc điều chỉnh và hạn chế quảng cáo rượu,
thuốc lá – để đưa ra dự đoán này nhóm nghiên cứu tiến hành
phân tích vấn đề này từ những quy định về : giải quyết tranh
chấp đầu tư nhà nước, chương các rào cản kỹ thuật đối với
thương mại, quy định liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa trong
chương sở hữu trí tuệ, bảo vệ cho các nhà đầu tư, chương dịch
vụ qua biên giới – điều này có khả năng làm gia tăng tỷ lệ hút
thuốc lá và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng đặc biệt là
nhóm người dễ bị tổn thương: Trẻ vị thành niên, những người
nghiện ma túy, người vô gia cư, người có thu nhập thấp.
Cũng từ việc nghiên cứu các quy định tương tự như rủi ro về
chính sách quản lý thuốc lá và rượu trong TPP, nhóm tác giả
nhận thấy rằng có một số quy định sẽ ảnh hưởng tới các nhà
quản lý trong việc yêu cầu cải thiện nhãn hiệu thực phẩm dinh
dưỡng. Với hiệu quả tài liệu của chính sách ghi nhận cho phép
người tiêu dùng lựa chọn được thực phẩm lành mạnh, và có
khả năng rằng quy định trong TPP làm hạn chế việc thực hiện
ghi nhãn dẫn đến việc người tiêu dùng có thể không lựa chọn
được những sản phẩm lành mạnh và có thể dẫn đến một số tác


động đến sức khỏe thường gặp như béo phì, hội chứng chuyển
hóa không tốt (tiểu đường, máu nhiễm mỡ…).
Qua những đánh giá đó, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số
khuyến nghị chia làm ba nhóm như sau:

Kiến nghị với Bộ Ngoại giao và Thương mại và Chính phủ về
các quy định trong TPP;
Kiến nghị với Chính phủ về quá trình đàm phán TPP;
Khuyến nghị chính sách rộng hơn cho Chính phủ trong lĩnh
vực dược phẩm, thuốc lá, rượu, dược phẩm;
+ Báo cáo “Hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình
Dương (TPPA) – Những tác động đến ngành y tế Việt Nam
(Lê Văn Truyền, 2015), bài báo cáo của tác giả đã tóm tắt sơ
lược về TPPA đồng thời đưa ra những đánh giá về một số
chương quan trọng có thể có tác động tới ngành y tế của Việt
Nam. Tại mỗi chương này tác giả có đưa ra một số nội dung
trong các quy định và phân tích được những cơ hội cũng như
những thách thức mang đến cho ngành y tế Việt Nam. Từ
những phân tích đó, tác giả đưa một một số ý kiến thay cho
lời kết luận về những mối quan tâm lớn nhất từ TPPA mà


ngành y tế nên chú ý đó là: Thách thức từ việc giảm thuế quan
đối với hàng hóa từ các nước đối tác TPP, thách thức từ việc
mở cửa thị trường dịch vụ, thách thức từ việc thực thi các yêu
cầu cao liên quan đến việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, thách
thức trong việc thực thi những yêu cầu cao về môi trường, lao
động, cạnh tranh, … và các ràng buộc mang tính thủ tục khi
ban hành các quyết định liên quan đến rào cản kỹ thuật, vệ
sinh dịch tễ…
Tóm lược các nghiên cứu: Như vậy có thể nhận thấy rằng các
nghiên cứu trên đã bước đầu tiếp cận, phân tích đồng thời đưa
ra được những dự đoán có thể gây ra bởi các quy định trong
TPP đối với dược phẩm và sức khỏe. Tuy nhiên, các bài
nghiên cứu trên đều phân tích dựa trên những tài liệu không

chính thức do đó còn tồn tại những thông tin chưa được xác
thực đồng thời tại Việt Nam cũng chưa có nghiên cứu sâu sắc
về vấn đề được đưa ra. Dựa vào những văn bản đã được ký
kết chính thức của hiệp định TPP vào ngày 4/2/2016, với đề
tài “ Tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái bình
Dương tới quyền tiếp cận dược phẩm và y tế công cộng tại
Việt Nam” tác giả cũng sẽ đi sâu phân tích một số chương
quy định trong Hiệp định TPP mà theo tác giả những quy định


trong các chương đó sẽ có ảnh hưởng rõ rệt nhất và đưa ra
những dự đoán về tác động của các quy định này tới quyền
tiếp cận dược phẩm và y tế công cộng tại Việt Nam.
Những vấn đề chung về TPP, quyền tiếp cận dược phẩm
và y tế công cộng
Sơ lược về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
- Lịch sử hình thành
Đàm phán Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP)
hiện nay có nguồn gốc từ Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến
lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic
Economic Partnership Agreement – còn gọi là P4) – một Hiệp
định thương mại tự do được ký kết ngày 3/6/2005, có hiệu lực
từ 28/5/2006 giữa 4 nước Singapore, Chile, New Zealand,
Brunei.
Tháng 9/2008: Mỹ tuyên bố tham gia đàm phán TPP.
Tháng 11/2008: Australia và Peru tham gia đàm phán TPP. Tại
buổi họp báo công bố sự tham gia của Australia và Peru, đại
diện các bên khẳng định sẽ đàm phán để thiết lập khuôn khổ



mới cho TPP. Kể từ đó, các vòng đàm phán TPP được lên kế
hoạch và diễn ra.
Đầu năm 2009, Việt Nam quyết định tham gia TPP với tư
cách thành viên liên kết. Tháng 11/2010, sau khi tham gia ba
phiên đàm phán TPP với tư cách này, Việt Nam đã chính thức
tham gia đàm phán TPP.
Tháng 10/2010: tại vòng đàm phán thứ ba diễn ra ở Brunei,
Malaysia chính thức tham gia đàm phàn TPP, nâng tổng số
nước tham gia đàm phán lên 9 nước.
Tháng 6/2012: Canada và Mexico tham gia đàm phán.
Tháng 7/2013: Nhật Bản tham gia đàm phán và trở thành
thành viên thứ 12 tại vòng đàm phán thứ 18 diễn ra ở
Malaysia.
Tháng 12/2013: Bộ trưởng 12 nước từ bỏ mục tiêu hoàn tất
văn kiện này trong năm 2013 sau khi không thu hẹp được bất
đồng tại cuộc họp kéo dài 4 ngày ở Singapore.
Tháng 2/2014: Cuộc họp cấp bộ trưởng tại Singapore kết thúc
mà không đạt mục tiêu mong muốn.


Tháng 4/2014: Nhật Bản và Mỹ khép lại các cuộc đàm phán
marathon tại Tokyo, nhưng vẫn chưa thu hẹp được bất đồng.
Tháng 11/2014: Thủ tướng Nhật Bản và Tổng thống Mỹ cùng
lãnh đạo 10 nước đàm phán TPP còn lại nhóm họp bên lề
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC)
tại Bắc Kinh (Trung Quốc) nhất trí sớm kết thúc đàm phán,
nhưng không đưa ra mốc cụ thể.
Tháng 4/2015: Nghị sỹ Mỹ trình Quốc hội dự luật Quyền đàm
phán nhanh để thúc đẩy đàm phán TPP
Tháng 6/2015: Tổng thống Mỹ ký ban hành Luật Quyền đàm

phán nhanh.
Tháng 7/2015: Bộ trưởng 12 nước đàm phán TPP họp tại
Hawaii (Mỹ), nhưng vẫn không khai thông được bất đồng.
Ngày 30/09/2015: Bộ trưởng 12 nước bắt đầu đàm phán tại
Atlanta (Mỹ) với mục tiêu hoàn tất thỏa thuận. Cuộc họp căng
thẳng kéo dài 5 ngày và đến ngày 5/10 các nước chính thức
đạt thảo thuận cuối cùng về TPP.
Ngày 4/2/2016, tại Auckland, New Zealand, Thủ tướng New
Zealand John Key đã chứng kiến lễ ký kết Hiệp định TPP sau


10 kể từ ngày có ý tưởng hình - Những đặc điểm chính của
TPP
Tiếp cận thị trường toàn diện: xóa bỏ hoặc giảm thuế quan và
các rào cản phi thuế quan đối với thương mại hàng hóa, dich
vụ.
Cách tiếp cận các cam kết khu vực: hỗ trợ sự phát triển sản
xuất, chuỗi cung ứng và thương mại thông suốt, tăng cường
hiệu quả, tạo và hỗ trợ việc làm, nâng cao mức sống, tăng
cường các nỗ lực bảo tồn, hỗ trợ hội nhập xuyên biên giới, mở
cửa thị trường trong nước.
Giải quyết các thách thức thương mại mới: thúc đẩy sự đổi
mới, nâng cao năng suất và tính cạnh tranh.
Thương mại toàn diện: các nền kinh tế ở các mức độ phát
triển khác nhau và các doanh nghiệp có quy mô khác nhau
đều có thể đạt được các lợi ích từ thương mại.
Nền tảng hội nhập khu vực: hội nhập nền kinh tế khu vực và
cả những nền kinh tế khác trong khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương.
- Giới thiệu về những nội dung quy định trong TPP.



Dựa trên những mục đích xây dựng TPP, các bên tham gia đã
tiến tới thỏa thuận và ký kết Hiệp định TPP gồm 30 chương
như sau: Quy định chung và các định nghĩa, Xử sự quốc gia
và thị trường lưu thông hàng hóa, Quy tắc xuất xứ và thủ tục
về xuất xứ, Dệt may, Quản lý hải quan và tạo thuận lợi trong
thương mại, Biện pháp phòng vệ thương mại, Biện pháp vệ
sinh và kiểm dịch, Rào cản kỹ thuật, Đầu tư, Thương mại và
dịch vụ xuyên biên giới, Dịch vụ tài chính, Nhập cảnh tạm
thời đối với doanh nhân, Viễn Thông, Thương mại điện tử,
Mua sắm chính phủ, Chính sách cạnh tranh, Các doanh
nghiệp nhà nước và các đơn vị độc quyền, Sở hữu trí tuệ, Lao
động, Môi trường, Hợp tác và nâng cao năng lực, Tạo thuận
lợi trong kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Phát triển,
Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Sự đồng nhất trong quản lý, Sự
minh bạch và chống tham nhũng, Các điều khoản về hành
chính và thể chế, Giải quyết tranh chấp, Trường hợp ngoại lệ,
Điều khoản thi hành.
Trong phạm vi của bài nghiên cứu, tác giả sẽ tập trung nghiên
cứu các chương như sau: Đầu tư, Sở hữu trí tuệ, Minh bạch
hóa và chống tham nhũng.
Chương 9 – Đầu tư


Đối xử với nhà đầu tư
“Nhóm này bao gồm 03 nguyên tắc cơ bản, được ghi nhận
khá phổ biến trong nhiều FTA thời gian gần đây, bao gồm:
Các nguyên tắc không phân biệt đối xử : (National Treatment
– NT và Most Favoured-Nation Treatment – MFN) Các

nguyên tắc NT và MFN đòi hỏi Nhà nước nơi nhận đầu tư
phải đối xử với các nhà đầu tư tới từ các nước TPP ít nhất là
bằng đối xử với nhà đầu tư nội địa của mình (gọi là “đối xử
quốc gia” – NT) và không kém hơn đối xử với bất kỳ nước
nào khác (gọi là “đối xử tối huệ quốc” – MFN). Tuy nhiên,
TPP cho phép các nước được đặt ra các thủ tục/quy định riêng
cho nhà đầu tư nước ngoài, miễn là các thủ tục này không làm
ảnh hưởng đáng kể tới mức độ bảo hộ nhà đầu tư theo các
nguyên tắc TPP.
Nguyên tắc liên quan tới “Các yêu cầu về hoạt động”
(Performance Requirements): Nguyên tắc này cấm Nhà nước
nơi nhận đầu tư đặt ra các yêu cầu bắt buộc liên quan tới: Việc
thành lập, mua lại, mở rộng, quản lý, hoạt động/vận hành của
khoản đầu tư (kiểu như phải xuất khẩu một tỷ lệ nhất định sản
phẩm sản xuất ra; phải đạt được một tỷ lệ nội địa hóa nhất


định; phải mua, sử dụng sản phẩm cho một chủ thể nào đó
được chỉ định; phải đảm bảo tỷ lệ nhất định giữa kim
ngạch/giá trị xuất khẩu với khoản ngoại tệ được chuyển; phải
chuyển giao công nghệ, quy trình hoặc kiến thức cụ thể nào
đó cho một chủ thể nội địa….). Mức giá hay trị giá bản quyền
theo hợp đồng li-xăng hay thời hạn bắt buộc đối với hợp đồng
này. Nhà nước cũng bị cấm không được dùng các yêu cầu trên
làm điều kiện để xem xét cấp hay không cấp các ưu đãi dành
cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, các nước được đặt ra yêu cầu về
việc sử dụng lao động nội địa trong các dự án đầu tư của các
nhà đầu tư TPP.
Nhóm các nguyên tắc nhằm đảm bảo quyền tự chủ của nhà
đầu tư: Nguyên tắc “chuẩn đối xử tối thiểu”; Nguyên tắc Bảo

vệ tài sản của nhà đầu tư trước các biện pháp tịch thu, cưỡng
chế, quốc hữu hóa; Nguyên tắc Bảo đảm việc chuyển vốn tự
do; Nguyên tắc liên quan tới “Nhân sự quản lý cao cấp và Ban
lãnh đạo”
Các bảo lưu và ngoại lệ được TPP thừa nhận trong đối xử với
nhà đầu tư nước ngoài
Nhóm các ngoại lệ chung: Các Ngoại lệ chung bao gồm ngoại


lệ trong các trường hợp được liệt kê (mua sắm công, trợ cấp
và hỗ trợ của Nhà nước, các ngoại lệ trong TRIPS của
WTO…).
Nhóm các ngoại lệ/bảo lưu riêng: Các Danh mục bảo lưu của
từng nước TPP, Các Bảo lưu riêng khác
Cơ chế giải quyết tranh chấp
Bên cạnh phần chung về các nguyên tắc đầu tư, Chương Đầu
tư của TPP còn có một phần riêng quy định về Cơ chế giải
quyết tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư nước ngoài
(Investor-State Disputes Settlement – Cơ chế ISDS). Cơ chế
này cho phép Nhà đầu tư TPP được kiện Nhà nước nơi nhận
đầu tư ra Trọng tài quốc tế độc lập với Tòa án hay Cơ quan
giải quyết tranh chấp của Nhà nước đó.
Thủ tục tố tụng xử lý tranh chấp
TPP quy định khá chi tiết về nhiều vấn đề liên quan tới thẩm
quyền, thủ tục tố tụng giải quyết tranh chấp theo cơ chế ISDS.
So với các cơ chế ISDS từng được đưa vào các FTA trước đây
trên thế giới, TPP được cho là đã bổ sung các quy định theo
hướng tăng tính minh bạch của quá trình tố tụng, mở rộng



diện tham gia ý kiến bình luận và hạn chế tình trạng lạm dụng
việc đi kiện. Cụ thể:
Cơ quan giải quyết tranh chấp theo Cơ chế ISDS của TPP là
Trọng tài ICSID (bao gồm cả cơ chế Trọng tài chính thức và
Cơ chế Trọng tài phụ trợ của ICSIS) nếu một trong hai Bên
hoặc cả hai là thành viên Công ước ICSID về giải quyết tranh
chấp đầu tư quốc tế năm 1965; Trọng tài theo nguyên tắc tố
tụng UNCITRAL; hoặc bất kỳ thiết chế hoặc quy tắc trọng tài
nào mà Nguyên đơn và Bị đơn thống nhất được với nhau.
Thủ tục khởi kiện theo Cơ chế ISDS được quy định khá chi
tiết trong TPP. Theo đó để khởi kiện, trước hết Nguyên đơn và
Bị đơn phải tìm giải pháp giải quyết tranh chấp thông qua
tham vấn, đàm phán trực tiệp hoặc thông qua các chủ thể
trung gian hòa giải trên cơ sở yêu cầu tham vấn chính thức
bằng văn bản của Nguyên đơn gửi Bị đơn. Và chỉ khi sau 06
tháng kể từ ngày Bị đơn nhận được yêu cầu tham vấn mà
tranh chấp không thể được giải quyết thì lúc này Nguyên đơn
mới có thể khởi kiện theo ISDS.
Thủ tục tố tụng theo Cơ chế ISDS được quy định trong
Chương Đầu tư của TPP và sẽ áp dụng bắt buộc cho tất cả các


tranh chấp giải quyết theo Cơ chế được cho là đã bổ sung một
số điểm nhằm tăng cường tính minh bạch của quy trình, tính
khách quan của trọng tài và hạn chế các khiếu kiện vô lý (chỉ
khiếu kiện để “dọa”/gây sức ép đối với Nhà nước nơi nhận
đầu tư)”.
Chương 18 – Sở hữu trí tuệ
“Các cam kết trong Chương này có thể được xếp vào 04
nhóm chủ yếu, bao gồm:

Nhóm cam kết chung: Nhóm này bao gồm các cam kết về việc
gia nhập các Công ước về SHTT được liệt kê (Việt Nam được
hưởng lộ trình 2-3 năm tùy Công ước); về các nguyên tắc
chung như đối xử quốc gia, minh bạch; và về các vấn đề khác
như hợp tác giữa các nước TPP trong bảo vệ quyền SHTT.
Nhóm các cam kết về các tiêu chuẩn bảo hộ các quyền sở hữu
trí tuệ: TPP bao gồm các cam kết về tiêu chuẩn bảo hộ đối
với phần lớn các loại tài sản SHTT như nhãn hiệu thương
mại, sáng chế, quyền tác giả, kiểu dáng công nghiệp, bí mật
kinh doanh, chỉ dẫn địa lý. Các tiêu chuẩn của TPP dựa trên
và trong nhiều trường hợp là cao hơn so với các tiêu chuẩn
tương ứng của Hiệp định về các khía cạnh thương mại của


quyền SHTT của WTO (TRIPS).
Nhóm các cam kết về một số sản phẩm SHTT đặc thù: Bên
cạnh các tiêu chuẩn chung đối với các nhóm tài sản SHTT,
TPP còn bao gồm các cam kết riêng về một số loại sản phẩm
SHTT đặc thù như dược phẩm, nông hóa phẩm, giống cây
trồng, các vấn đề SHTT thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin
(tín hiệu vệ tinh, các công cụ bảo mật, trách nhiệm của các
nhà cung cấp dịch vụ mạng…)
Nhóm các cam kết liên quan tới việc thực thi các quyền
SHTT: Nhóm này bao gồm các cam kết tăng cường mức độ
hiệu quả thực thi và bảo hộ các quyền SHTT và xử lý nghiêm
khắc hơn các vi phạm quyền SHTT.
Bảo hộ nhãn hiệu thương mại.
Các cam kết trong TPP về nhãn hiệu thương mại (tương
đương với nhãn hiệu, tên thương mại theo pháp luật Việt
Nam) tập trung vào các khía cạnh sau đây:

Đối tượng được bảo hộ: Ngoài các đối tượng truyền thống mà
pháp luật Việt Nam đang bảo hộ (như chữ, ký hiệu, từ ngữ,
hình ảnh), TPP còn mở rộng ra cả âm thanh, và khuyến khích


các nước bảo hộ cả mùi; đối với tất cả các đối tượng được bảo
hộ, không bắt buộc phải “nhìn thấy được”. Về việc phải bảo
hộ nhãn hiệu thương mại dưới hình thức âm thanh, Việt Nam
chỉ phải thực hiện nghĩa vụ này sau 3 năm kể từ ngày TPP có
hiệu lực.
Đối với trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng, TPP yêu cầu các
nước không được lấy tiêu chí số lượng các quốc gia đã bảo hộ
nhãn hiệu, đã công nhận nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đã nằm
trong danh mục nhãn hiệu nổi tiếng để quyết định bảo hộ
nhãn hiệu nổi tiếng. Pháp luật Việt Nam hiện vẫn còn một số
tiêu chí dạng này, và vì vậy sẽ phải điều chỉnh cho phù hợp.
Thời gian bảo hộ: TPP yêu cầu các nước Thành viên phải bảo
hộ nhãn hiệu thương mại tối thiểu là 10 năm, và có thể được
gia hạn nhiều lần, tương tự như pháp luật Việt Nam hiện
hành;
Quyền của chủ sở hữu: Chủ thể này có đặc quyền ngăn cản
các chủ thể khác sử dụng các dấu hiệu (bao gồm cả chỉ dẫn
địa lý có sau) giống hệt hoặc tương tự cho các sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc gần với loại hàng hóa, dịch
vụ đã đăng ký nhãn hiệu của mình nếu việc sử dụng này có


thể gây ra nhầm lẫn (dấu hiệu trùng được suy đoán đương
nhiên là “có thể gây nhầm lẫn”). Tuy nhiên, TPP vẫn cho phép
việc sử dụng các thuật ngữ mô tả có trong nhãn hiệu nếu việc

sử dụng đó là ngay tình, và có tính đến lợi ích của chủ nhãn
hiệu và các bên thứ ba;
Cải cách thủ tục hành chính: TPP yêu cầu các nước Thành
viên phải áp dụng các biện pháp cụ thể để đảm bảo thủ tục
hành chính ngắn gọn, minh bạch trong đăng ký, gia hạn nhãn
hiệu thương mại, đảm bảo cơ hội phản hồi của người nộp đơn
cũng như cơ hội phản đối của các bên thứ ba, đồng thời
khuyến khích các nước sử dụng hệ thống đăng ký nhãn hiệu
thương mại điện tử để minh bạch hóa các quy trình này;
Đối với Tên miền cao cấp mã quốc gia (ccTLD), TPP yêu cầu
các nước thành viên phải thực hiện các biện pháp nhất định
như quy định cơ chế giải quyết tranh chấp (theo nguyên tắc
của ICANN hoặc tương tự); phải có biện pháp xử lý các chủ
thể đăng ký hoặc nắm giữ tên miền tương tự hoặc gần giống
đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu nhằm mục đích thu
lợi.
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý


×