Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

Luận án tiến sĩ kinh tế tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh an giang để ứng phó với biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 194 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỮU THỊNH

TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP
TỈNH AN GIANG ĐỂ ỨNG PHÓ VỚI
BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2018


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỮU THỊNH

TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP
TỈNH AN GIANG ĐỂ ỨNG PHÓ VỚI
BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số: 62 31 01 02
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. PHẠM THỊ TÚY

2.TS. ĐỖ ĐỨC QUÂN

HÀ NỘI - 2018



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận
khoa học của luận án chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.

Tác giả luận án

Nguyễn Hữu Thịnh


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN TÁI CƠ
CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐỂ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU........ 6

1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................... 6
1.2. Tổng quan kết quả các công trình đã được công bố và những vấn
đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu .......................................................... 26
1.3. Khung phân tích của luận án .................................................................. 31
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG
NGHIỆP ĐỂ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU .................................. 32

2.1. Quan niệm và sự cần thiết tái cơ cấu ngành nông nghiệp để ứng
phó với biến đổi khí hậu ....................................................................... 32
2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến tái cơ
cấu ngành nông nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu ..................... 48
2.3. Kinh nghiệm tái cơ cấu ngành nông nghiệp để ứng phó với biến đổi

khí hậu ................................................................................................... 60
Chương 3: THỰC TRẠNG TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH AN
GIANG ĐỂ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU .................................... 73

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của An Giang tác động đến tái
cơ cấu ngành nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu ..................... 73
3.2. Thực trạng tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh An Giang để ứng
phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2010 - 2017 ................................... 76
3.3. Đánh giá chung về tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh An Giang để
ứng phó với biến đổi khí hậu .............................................................. 103
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU
NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH AN GIANG ĐỂ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN
ĐỔI KHÍ HẬU THỜI GIAN TỚI ........................................................... 116

4.1. Dự báo tình hình biến đổi khí hậu trong thời gian tới ......................... 116


4.2. Quan điểm, phương hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp An Giang
để ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2018 - 2030 ........................ 120
4.3. Giải pháp thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh An Giang để
ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2018 - 2030 .......................... 125
4.4. Kiến nghị .............................................................................................. 143
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ .......................... 149
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 150
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 174


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1P5G


:

Một phải năm giảm

3G3T

:

Ba giảm ba tăng

BĐKH

:

Biến đổi khí hậu

CCKT

:

Cơ cấu kinh tế

CDCC

:

Chuyển dịch cơ cấu

CDCCKT


:

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

CĐL

:

Cánh đồng lớn

ĐBSCL

:

Đồng bằng sông Cửu Long

GTSX

:

Giá trị sản xuất

HTX

:

Hợp tác xã

HTX.NN


:

Hợp tác xã nông nghiệp

KNK

:

Khí nhà kính

KT-XH

:

Kinh tế - xã hội

KH-CN

:

Khoa học – công nghệ

NBD

:

Nước biển dâng

NN&PTNT


:

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NN, NT

:

Nông nghiệp, nông thôn

PTBV

:

Phát triển bền vững

PTNT

:

Phát triển nông thôn

SXNN

:

Sản xuất nông nghiệp

TCC


:

Tái cơ cấu

TCCKT

:

Tái cơ cấu kinh tế

TCCNN

:

Tái cơ cấu nông nghiệp

UBND

:

Ủy ban nhân dân

ƯDCNC

:

Ứng dụng công nghệ cao

XNM


:

Xâm nhập mặn


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản (giá hiện hành) ....................... 82
Bảng 3.2: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp An Giang.................................... 86
Bảng 3.3: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo giá hiện hành............... 94
Bảng 3.4: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa hàng năm.................................... 95
Bảng 3.5: Cơ cấu trình độ lao động trong ngành nông - lâm - thủy sản ........... 115
Bảng 4.1: Mức tăng nhiệt độ trung bình các mùa so với thời kỳ 1980 - 1999 ....... 118
Bảng 4.2: Nguy cơ ngập đối với tỉnh An Giang ............................................... 119

DANH MỤC CÁC BIỂU
Trang
Biểu 3.1: Diễn biến nhiệt độ qua các năm tại trạm Châu Đốc, An Giang .......... 76
Biểu 3.2: Cơ cấu tổng sản phẩm theo giá hiện hành ........................................... 81
Biểu 3.3: Tỷ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ............................ 82
Biểu 3.4: Cơ cấu sử dụng đất tỉnh An Giang năm 2017 ..................................... 85
Biểu 3.5: Quy mô sử dụng đất của các hộ nông - lâm - thủy sản ....................... 86
Biểu 3.6: Tỷ lệ diện tích đất hàng năm tham gia Cánh đồng lớn ....................... 89
Biểu 3.7: Diện tích rừng trồng mới tập trung giai đoạn 2010 – 2017............... 100
Biểu 3.8: Tốc độ tăng ngành nông – lâm - thủy sản (Giá so sánh 2010) ......... 110

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh An Giang....................................................... 73

Hình 4.1: Dự báo lượng mưa ở An Giang ........................................................ 119


1

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài luận án
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất mà
nhân loại từng đối mặt từ trước đến nay. BĐKH đã, đang và sẽ tác động
nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn cầu. Việt
Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của
BĐKH, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong ba đồng
bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng. Trong khoảng 50
năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,70C, mực nước biển đã dâng
khoảng 20 cm. Hiện tượng El-Nino, La-Nina ngày càng tác động mạnh mẽ đến
Việt Nam. BĐKH thực sự đã làm cho thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày
càng ác liệt. Theo tính toán, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 30C
và mực nước biển có thể dâng 1 m vào năm 2100. Nếu mực nước biển dâng
(NBD) 1 m, mỗi năm có khoảng 40 nghìn km² đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ
bị ngập, trong đó 90% diện tích thuộc các tỉnh ĐBSCL bị ngập hầu như hoàn
toàn, tổn thất đối với GDP khoảng 10% [14, tr.7].
Trước bối cảnh BĐKH ngày càng tăng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến
phát triển KT-XH của đất nước, những năm qua Đảng, Nhà nước ta đã đề ra
nhiều chủ trương, biện pháp để chủ động ứng phó. Báo cáo chính trị của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
XII của Đảng xác định:
Chủ động xây dựng, triển khai và kiểm tra, giám sát việc thực hiện
các chương trình, kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng,
chống thiên tai cho từng giai đoạn. Nâng cao năng lực dự báo, cảnh
báo và ứng phó với thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu và tìm kiếm,

cứu nạn, cứu hộ. Đầu tư thích đáng và sử dụng có hiệu quả sự giúp
đỡ quốc tế cho các công trình trọng điểm quốc gia, các chương trình
ứng phó với biến đổi khí hậu. Thực hiện đồng bộ các giải pháp


2

nhằm chủ động phòng, chống, hạn chế tác động của lũ lụt, hạn hán,
sạt lở bãi sông, bãi biển, triều cường, xâm nhập mặn do nước biển
dâng đối với vùng ven biển, vùng đồng bằng Sông Cửu Long, đồng
bằng Sông Hồng, duyên hải miền Trung… [39, tr.144-145].
An Giang là tỉnh đầu nguồn của ĐBSCL với hai nhánh sông Tiền và sông
Hậu, là nơi các dòng chính sông Mê Kông bắt đầu chảy vào Việt Nam. Do được
thiên nhiên ưu đãi, An Giang có tài nguyên đất và nước phong phú, nông nghiệp
là thế mạnh và là nền tảng kinh tế của tỉnh. Hiện nay, ngành nông nghiệp của
tỉnh còn chiếm đến 30,90% cơ cấu kinh tế (CCKT), khoảng 70% dân số sống ở
nông thôn và trên 50% lực lượng lao động trong nông nghiệp. Tuy nhiên, các
nguồn tài nguyên phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nhất là đất đai, nguồn nước
luôn có giới hạn, trong khi nhu cầu của xã hội ngày càng tăng lên. Chính những
diễn biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường của BĐKH những thập niên qua
đã làm biến dạng, suy giảm nguồn lực, ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích của các
chủ thể, nhất là nông dân, tác động bất lợi đến sự ổn định và phát triển kinh tế
nông nghiệp, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển bền vững của tỉnh. Các
hiện tượng nắng nóng kéo dài, xâm nhập mặn (XNM), thiên tai, dịch bệnh,v.v..
ngày càng diễn ra thường xuyên, thiệt hại nặng nề hơn đối với sản xuất và đời
sống nông dân. Tổng thiệt hại về kinh tế trong giai đoạn 2011 – 2017 do lũ lụt,
hạn hán, sạt lở đất, giông lốc, mưa bão,...) là 1.683,56 tỷ đồng [4, tr.1]
Để ứng phó với BĐKH, thời gian qua tỉnh An Giang đã triển khai khá
nhiều giải pháp. Tuy nhiên, TCC ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH
chưa được quan tâm đúng mức và thực hiện quyết liệt nên đã gây những tác

động tiêu cực đến sản xuất và đời sống của nông dân, ảnh hưởng đến sự tăng
trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh. Nguyên nhân chủ yếu của hạn chế trên
do vấn đề TCC ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH còn khá mới mẻ
cả về lý luận và thực tiễn, chính quyền cấp tỉnh chưa nhận thức đầy đủ tính
thời sự cấp thiết và những công việc phải làm trong thực hiện trong TCC


3

ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH, chưa phát huy động đầy đủ vai
trò chủ thể trong việc định hướng, hỗ trợ, huy động nguồn lực cho TCC,v.v..
Vì vậy, đề tài: “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh An Giang để ứng phó
với biến đổi khí hậu” được lựa chọn làm luận án tiến sĩ khoa học kinh tế là
cấp thiết, có ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc và phù hợp với chuyên ngành
Kinh tế chính trị.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực
tiễn về TCC ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH, đánh giá thực trạng,
đề xuất các giải pháp TCC ngành nông nghiệp tỉnh An Giang nhằm chủ động
ứng phó với BĐKH, tạo nền tảng cho phát triển KT- XH của tỉnh theo hướng
ổn định, hiệu quả và bền vững.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án có các nhiệm vụ sau:
Phân tích các công trình nghiên cứu có liên quan đã công bố để xác định
những vấn đề đã được giải quyết có thể kế thừa và phát triển, những khoảng trống
cần phải bổ khuyết.
Hệ thống hóa và nghiên cứu một cách căn bản những vấn đề lý
luận, thực tiễn về TCC ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH.
Phân tích thực trạng TCC ngành nông nghiệp tỉnh An Giang để ứng

phó với BĐKH, chỉ ra những thành tựu đạt được, hạn chế và nguyên nhân.
Đề xuất phương hướng và giải pháp TCC ngành nông nghiệp tỉnh An
Giang để ứng phó với BĐKH đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là TCC ngành nông nghiệp theo
hướng chủ động ứng phó với BĐKH ở phương diện địa phương cấp tỉnh.


4

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu những công việc
chính quyền cấp tỉnh phải thực hiện trong việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp
để ứng phó với BĐKH như: Quy hoạch, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, phát
triển khoa học công nghệ, tổ chức lại sản xuất, phát triển nguồn nhân lực,v.v..
- Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu trong phạm vi tỉnh An Giang.
- Phạm vi về thời gian: Việc nghiên cứu đánh giá thực trạng được giới
hạn chủ yếu trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2017; phương hướng và
giải pháp được nghiên cứu trong giai đoạn 2018 - 2030.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn của luận án
- Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh; Quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về
TCC ngành nông nghiệp và ứng phó với BĐKH. Đồng thời, tiếp thu có chọn
lọc các kết quả nghiên cứu đã được công bố của các nhà khoa học trong nước
và trên thế giới về những nội dung liên quan.
- Cơ sở thực tiễn của luận án là những kinh nghiệm trong TCC ngành
nông nghiệp để ứng phó với BĐKH của một số quốc gia trên thế giới và các
địa phương ở Việt Nam.

4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học
Kinh tế chính trị như: Trừu tượng hóa khoa học, phân tích tổng hợp, lôgíc kết
hợp với lịch sử, phương pháp điều tra xã hội học,v.v.. để giải quyết các vấn đề
đặt ra trong nghiên cứu. Cụ thể:
- Ở chương 1, luận án sử dụng phương pháp hệ thống hóa, phân tích,
tổng hợp kết quả các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước.


5

- Ở chương 2, luận án sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, hệ
thống hóa để xây dựng khung lý thuyết về TCC ngành nông nghiệp để ứng
phó với BĐKH.
- Ở chương 3, luận án chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích tổng
hợp, phương pháp logíc kết hợp với lịch sử, phương pháp trừu tượng hóa, đặc
biệt là phương pháp điều tra xã hội học để nghiên cứu, đánh giá thực trạng.
Đối tượng điều tra gồm 300 nông dân và 225 cán bộ quản lý; thời gian điều
tra tiến hành vào tháng 9 năm 2017; địa điểm điều tra được tiến hành ở 8 xã
thuộc 8 huyện của tỉnh An Giang.
- Ở chương 4, luận án sử dụng phương pháp hệ thống hóa, quy nạp,
phân tích tổng hợp để đề xuất các phương hướng và giải pháp.
5. Những đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, tổng quan các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và
ngoài nước liên quan đến đề tài, luận án đã chỉ ra những khoảng trống về lý
luận và thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu về TCC ngành nông nghiệp để ứng
phó với BĐKH.
Thứ hai, luận án góp phần cung cấp thêm cơ sở lý luận và thực tiễn về
TCC ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH như: Quan niệm, sự cần thiết,
nội dung, tiêu chí đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng và những kinh nghiệm

trong thực hiện TCC ngành nông nghiệp để ứng phó với BĐKH.
Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng TCC ngành nông nghiệp tỉnh An
Giang để ứng phó với BĐKH giai đoạn 2010 - 2017, luận án chỉ ra những thành
tựu, hạn chế và nguyên nhân.
Thứ tư, đề xuất các phương hướng và giải pháp TCC ngành nông
nghiệp tỉnh An Giang để ứng phó với BĐKH giai đoạn 2018 – 2030.
6. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án được kết cấu thành 4 chương 13 tiết.


6

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐỂ ỨNG PHÓ
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Biến đổi khí hậu là vấn đề mang tính toàn cầu, tác động nghiêm trọng đến
sự phát triển KT-XH của tất cả các quốc gia trên thế giới, đe dọa sự tồn vong của
con người trên trái đất. Do vậy, nghiên cứu về BĐKH luôn nhận được sự quan
tâm nghiên cứu của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
1.1.1. Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài liên
quan đến đề tài
1.1.1.1. Những công trình nghiên cứu về biến đổi khí hậu và tác
động của biến đổi khí hậu đối với ngành nông nghiệp
“Clobal Climate Change and Agricutural Production” (Biến đổi khí
hậu toàn cầu và sản xuất nông nghiệp) của Fakhri Bazzaz và Wim Sombroek

[132] cho thấy hoạt động của con người có ảnh hưởng rõ rệt đến khí hậu toàn
cầu. Sự thay đổi về điều kiện khí hậu sẽ ảnh hưởng đến hệ thống sản xuất
nông nghiệp trên toàn thế giới. Theo các tác giả, các dự báo sau năm 2010 sẽ
phải tính đến những thay đổi trong điều kiện khí hậu dự kiến sẽ lớn hơn bất
kỳ biến thiên khí hậu tự nhiên trong vài nghìn năm qua.
“Effects of global climate change on agriculture: an interpretative
review” (Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu đối với nông nghiệp) của
Richard M. Adams và cộng sự [142] cho rằng khí hậu là yếu tố quyết định
đầu tiên cho năng suất nông nghiệp. Mối quan tâm về những tác động tiềm
tàng của sự thay đổi khí hậu lâu dài đối với nông nghiệp đã thúc đẩy một
nghiên cứu đáng kể trong thập kỷ qua. Nghiên cứu này đề cập đến các ảnh
hưởng vật chất của sự thay đổi khí hậu đối với nông nghiệp, như thay đổi sản
lượng cây trồng và vật nuôi.


7

“Agriculture & Global Climate Change: A Review of Impacts to U.S.
Agricultural Resources” (Nông nghiệp và biến đổi khí hậu toàn cầu: Đánh giá
tác động đến tài nguyên nông nghiệp Hoa Kỳ) của Richard M. Adams, Brian
H. Hurd và John Reilly [153] cho rằng BĐKH sẽ dẫn đến thay đổi và thay đổi
nông nghiệp trên khắp Hoa Kỳ. Một số nước sẽ gặp nhiều ảnh hưởng tiêu cực
đến nông nghiệp liên quan đến BĐKH. Tình hình sẽ đặc biệt nghiêm trọng ở
các nước đang phát triển không có cùng nguồn lực như Hoa Kỳ để phản ứng
với những thay đổi nông nghiệp dự kiến. Để giải quyết vấn đề thì hệ thống
nông nghiệp cần được quản lý và nông dân có một số lựa chọn thích ứng cho
họ, chẳng hạn như thay đổi ngày trồng trọt và mùa vụ, luân canh cây trồng,
chọn cây trồng và giống cây trồng để canh tác, tiêu dùng nước tưới tiêu, sử
dụng phân bón và lựa chọn phương pháp canh tác.
“Stern Review on the Economics of Climate Change” (Đánh giá của

Stern về những tác động kinh tế của biến đổi khí hậu) cuốn sách của Nicholas
Stern [135] được xem là một báo cáo lớn nhất và được biết đến rộng rãi nhất
về BĐKH. Tác giả cho rằng thay đổi khí hậu là sự thất bại lớn nhất và bao
quát nhất của thị trường, thể hiện một thách thức bậc nhất về kinh tế. Kết luận
chính của Stern là những lợi ích và chi phí của hành động ứng phó với BĐKH
sẽ thấp hơn những chi phí không hành động. Đánh giá cho thấy những tác
động tiềm tàng của BĐKH đối với tài nguyên nước, sản xuất lương thực, sức
khỏe và môi trường. Theo tác giả, không có hành động, chi phí tổng thể của
BĐKH sẽ tương đương với việc mất ít nhất 5% tổng sản phẩm quốc nội toàn
cầu mỗi năm.
“Human Development Report 2007/2008: Fighting Climate Change”
(Báo cáo phát triển con người 2007/2008: Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu)
của UNDP [134] đã nêu rõ: BĐKH là thách thức phát triển con người của thế
kỷ XXI. Nhìn về tương lai, không một nước nào - dù giàu có hay quyền lực -


8

sẽ miễn nhiễm với tác động của sự nóng lên toàn cầu. Các nước nghèo nhất sẽ
dễ bị tổn thương nhất và sẽ phải chịu những thất bại sớm nhất, mặc dù họ đã
đóng góp ít nhất cho vấn đề này.
“Hot, Flat, and Crowded” (Nóng, phẳng và chật) cuốn sách của Thomas
L. Friedman [133] cho rằng nhiệt độ trung bình trái đất tăng lên, sự thay đổi
này bắt đầu ảnh hưởng tiêu cực đến khí hậu. Khi chúng ta tiến vào kỷ nguyên
năng lượng - khí hậu, một kỷ nguyên mới trong đó chúng ta không thể kiểm
soát và thay đổi được những tác động mình gây ra đối với khí hậu và hệ thống
tự nhiên nữa. Vì vậy, khẩu hiệu hành động là phải kiểm soát được những tác
động “không thể tránh được”, đã có ảnh hưởng đến tương lai của chúng ta, và
phải tránh được những tác động thực sự “không thể kiểm soát nổi”. Friedman
cho rằng chỉ trong vài năm nữa, mọi chuyện sẽ quá muộn, không thể sửa nổi,

trừ phi có một nỗ lực trên toàn thế giới để thay thế phương thức sử dụng năng
lượng hoang phí, kém hiệu quả hiện nay bằng một chiến lược năng lượng
sạch, sử dụng năng lượng hiệu quả và bảo vệ môi trường.
“Viet nam: Economics of Adaptation to Climate Change” (Việt Nam:
Nền kinh tế thích ứng với biến đổi khí hậu) của Ngân hàng Thế giới [137] khẳng
định rằng, khi các nước đang phát triển cân nhắc cách tốt nhất để khôi phục nền
kinh tế và tạo ra con đường phát triển bền vững để nâng cao mức sống, họ sẽ
phải tính đến thực tế rằng nhiệt độ trung bình hàng năm toàn cầu dự kiến sẽ cao
hơn 4ºC so với thời kỳ tiền công nghiệp vào năm 2100. Vì vậy, các quốc gia sẽ
cần áp dụng các biện pháp thích ứng với BĐKH.
“Climate Change Affecting Land Use in Mekong Delta: Adaptation of
Rice based Cropping Systems” (Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sử dụng
đất ở Đồng bằng sông Cửu Long: Sự thích ứng của các hệ thống canh tác trên
nền lúa) [154]. Dự án này dựa trên công việc cốt lõi đã được thực hiện bởi
IRRI và các đối tác nghiên cứu của Việt Nam và Úc. Mục tiêu chung của dự
án là tăng cường khả năng thích ứng của các hệ thống sản xuất lúa ở ĐBSCL.


9

Các hoạt động của dự án được triển khai thực hiện tại Cần Thơ, An Giang,
Bạc Liêu và Hậu Giang để xác định các thách thức về môi trường trong từng
vùng tưới tiêu nông nghiệp ở ĐBSCL.
1.1.1.2. Những công trình nghiên cứu về tái cơ cấu ngành nông nghiệp
“Regional Trends of Agricultural Restructuring in Canada” (Xu hướng
vùng miền của tái cơ cấu nông nghiệp ở Canada của Helen E.Parson [151].
Theo tác giả, nông nghiệp, cũng giống như các ngành kinh tế khác ở các nước
phát triển, đã trải qua những thay đổi cơ cấu đáng kể trong những thập kỷ gần
đây. Từ góc nhìn lịch sử, những thay đổi từ đơn giản đến phức tạp trong nông
nghiệp diễn ra theo ba giai đoạn, hay còn gọi là “những cuộc cách mạng nông

nghiệp”. Sự phát triển trong những thập niên gần đây tạo thành những cuộc
cách mạng mới nhất. Cuộc cách mạng nông nghiệp đầu tiên, thuần hóa mùa
màng và động vật trước thời kỳ và sự phát triển của cày ruộng, dẫn tới việc
thay thế việc săn bắn và thu hái làm cơ sở cho sự tồn tại. Với cuộc cách mạng
nông nghiệp thứ hai, nhiều thế kỷ sau, nông nghiệp thay đổi từ chế độ sinh
hoạt sang chế độ thương mại để đáp ứng với các thị trường đô thị đang phát
triển phát sinh từ cuộc cách mạng công nghiệp. Giai đoạn thứ ba của sự thay
đổi mạnh mẽ đã xảy ra kể từ sau Thế chiến thứ hai và được gọi là “công
nghiệp hóa nông nghiệp” hoặc “chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp”.
“Agricultural Restructuring and Trends in Rural Inequalities in Central
Asia: A Socio-Statistical Survey” (Tái cấu trúc nông nghiệp và xu hướng bất
bình đẳng nông thôn ở khu vực trung tâm châu Á: khảo sát thống kê xã hội học)
của Max Spoor [143]. Cuốn sách đã phân tích cấu trúc nông nghiệp và xã hội
dân sự ở các nước chuyển đổi, xét trường hợp của Trung Á về TCC nông nghiệp
và xu hướng bất bình đẳng nông thôn. Trong đó, tác giả xác định CDCC nông
nghiệp có liên quan đến sự bất bình đẳng và vai trò của xã hội dân sự ở các nước
này. Các tác giả cho rằng, đối với chương trình chuyển đổi và phát triển trong
tương lai, ngành nông thôn cần trở thành ưu tiên. Hơn nữa, cải cách không nên
chỉ hướng đến hiệu quả, mà cần xem xét tính công bằng.


10

“Conceptual framework for analysing structural change in agriculture
and rural livelihoods” (Khung lý thuyết phân tích sự thay đổi cơ cấu nông
nghiệp và sinh kế ở nông thôn) của Gertrud Buchenrieder [152] đã cung cấp
khuôn khổ khái niệm để phân tích chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp và
sinh kế nông thôn trong hệ thống quản lý Nhà nước và các nước thành viên
của EU. Sách trình bày các lý thuyết cơ bản và khái niệm về quá trình TCC xã
hội và nông nghiệp trong quá khứ và tương lai đối với vùng nông thôn tại các

nước thành viên mới.
“China's Economic Restructuring: Role of Agriculture” (Tái cấu trúc nền
kinh tế Trung Quốc: Vai trò của nông nghiệp) của Zhang Hongzhou [144]. Bài
viết cho rằng để giải quyết cơ cấu kinh tế của Trung Quốc, thúc đẩy tăng trưởng
thu nhập của nông dân và phát triển thân thiện với môi trường thì nông nghiệp
cần phải được ưu tiên. Tuy nhiên, để giải phóng tiềm năng của ngành nông
nghiệp, Trung Quốc cần phải cải cách thông qua việc tiếp tục tự do hóa ngành
nông nghiệp trên ba khía cạnh. Thứ nhất, phải chuyển từ trồng ngũ cốc và tận
dụng những lợi thế so sánh khổng lồ về lao động và vốn để sản xuất các sản
phẩm thâm canh như hoa quả, rau và các sản phẩm thủy sản. Thứ hai, thúc đẩy
chuyên môn khu vực sản xuất nông nghiệp theo lợi thế so sánh của các vùng
khác nhau. Thứ ba, các ngành nghề nông nghiệp phải được tự do hóa cả trong và
ngoài nước để khuyến khích CDCC nông nghiệp.
1.1.1.3. Những công trình nghiên cứu về tái cơ cấu ngành nông
nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu
“Building Climate Resilience in the Agricuture Sector of Asia and the
Pacific” (Xây dựng khả năng hồi phục khí hậu trong ngành nông nghiệp Châu
Á và Thái Bình Dương) của ADB [140] đã chỉ ra rằng BĐKH sẽ có những tác
động tiêu cực đáng kể đến tiềm năng nông nghiệp ở các nước đang phát triển
ở Châu Á và Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Tác giả sử dụng dự
đoán về các mô hình khí hậu toàn cầu để phát triển kịch bản đến năm 2050
cho Châu Á.


11

“Climate Change and Agricultural Production in South Africa: Impacts
and Adaptation options” (BĐKH và sản xuất nông nghiệp ở Nam Phi: Tác
động và các lựa chọn thích ứng) của Phokele Maponya, Sylvester Mpandeli
[138]. Báo cáo xác định các tác động của BĐKH và thay đổi đối với sản xuất

nông nghiệp ở tỉnh Limpopo, Nam Phi. Báo cáo trình bày các chiến lược thích
ứng của nông dân Limpopo gồm: Chiến lược quản lý đất, chiến lược quản lý
nước, sử dụng trợ cấp và sử dụng bảo hiểm.
“Vietnam Development Report 2016 - Transforming Vietnamese
Agricuture: Gaining more from less” (Báo cáo phát triển Việt Nam 2016:
Chuyển đổi nông nghiệp Việt Nam: Tăng gía trị, giảm đầu vào) [148] của
Nhóm Ngân hàng Thế giới. Báo cáo cho rằng, BĐKH tại Việt Nam sẽ là yếu
tố nổi bật thúc đẩy chuyển đổi nông nghiệp cũng như các thay đổi khác về địa
lý, tự nhiên và chất lượng sản xuất trong tương lai. Trên thực tế, thay đổi
nhiệt độ, NBD, thay đổi lượng mưa và sự tăng lên của hiện tượng thời tiết cực
đoan sẽ đặt ra các thách thức mới cho ngành nông nghiệp, đặc biệt là đối với
các phương án sử dụng đất. Trong vòng 2 thập kỷ tới, BĐKH có thể đem lại
những thay đổi tích cực như thu hẹp sản xuất lúa, phát triển thủy sản, ngừng
mở rộng diện tích canh tác cà phê và các cây trồng khác, giúp khai thác tiềm
năng của ngành nông nghiệp không chỉ về mặt thích ứng mà còn về khả năng
sản xuất ra “tăng giá trị, giảm đầu vào”. Trong mọi tình huống, những thách
thức nảy sinh từ BĐKH không nhất thiết sẽ trở thành lực cản. Điều này hoàn
toàn có thể thực hiện được với các dự án đầu tư có mục tiêu áp dụng các biện
pháp “không hối tiếc”. Đó là các khoản đầu tư vào hệ thống đổi mới sáng tạo,
tăng cường nguồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao kỹ năng quản lý sản xuất
và nâng cao năng lực thể chế nhằm hỗ trợ, theo dõi, học tập và tái định hướng
ứng phó với BĐKH một cách thống nhất.
“Việt Nam 2035: Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân
chủ” của Nhóm Ngân hàng thế giới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư [65]. Báo cáo
khẳng định ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, thay đổi khí hậu đã xảy


12

ra ở Việt Nam và cường độ sẽ tăng trong những thập kỷ tới. BĐKH dự báo sẽ

ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp theo nhiều cách khác nhau. Bất kỳ đánh
giá nào về BĐKH đến nông nghiệp đều phải xem xét những thay đổi về sử
dụng đất do nhiễm mặn và ngập lụt. Nhưng không phải tất cả các kết quả đều
tiêu cực. Nhiệt độ cao hơn và lượng mưa thay đổi có thể cho phép trồng một
số loại cây ở những nơi mà trước đây không thể trồng được.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước liên
quan đến đề tài
Không chỉ các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu về BĐKH mà ở
Việt Nam cũng có không ít công trình nghiên cứu liên quan, trong đó có:
1.1.2.1. Những công trình nghiên cứu về biến đổi khí hậu và tác
động của biến đổi khí hậu đối với ngành nông nghiệp
“Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam” của Viện khoa học khí tượng
thủy văn và môi trường [126]. Cuốn sách trình bày những kiến thức cơ bản về
BĐKH; các hiệp định quốc tế về BĐKH; lịch sử BĐKH và những sự kiện quan
trọng gần đây; kịch bản BĐKH ở Việt Nam; tác động của BĐKH đến các lĩnh vực
KT-XH; các giải pháp chiến lược ứng phó với BĐKH ở Việt Nam.
“Tác động của biến đổi khí hậu lên tài nguyên nước và các biện pháp
thích ứng Đồng bằng Sông Cửu Long” của Viện khoa học khí tượng thủy văn
và môi trường [127]. Nội dung cuốn sách là kết quả nghiên cứu, đánh giá tác
động của BĐKH đến quá trình mưa, nhu cầu nước trong nông nghiệp, diễn
biến lũ lụt và xâm nhập mặn của ĐBSCL. Đánh giá ảnh hưởng của BĐKH
đến ngập lụt và xâm nhập mặn, tác động của BĐKH đến nhu cầu nước cho
tưới ở ĐBSCL. Kết quả nghiên cứu đề cập một số giải pháp thích ứng phù
hợp, làm cơ sở cho các nhà quản lý trong hoạch định chính sách.
“Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất ngành trồng trọt Việt Nam
mô hình trường phái Ricardo” bài viết của Nguyễn Hữu Dũng và Nguyễn Châu
Thoại [36]. Các tác giả sử dụng mô hình trường phái Ricardo để đánh giá tác


13


động kinh tế của BĐKH lên sản xuất ngành trồng trọt Việt Nam. Kết quả phân
tích cho thấy nhiệt độ và lượng mưa tăng làm giảm thu nhập ròng nông hộ. Tuy
nhiên, nhiệt độ có tác động phi tuyến đến thu nhập ròng (chiếm 80%) và tác
động này của lượng mưa là không xác định được. Theo kịch bản BĐKH của
Việt Nam, khi nhiệt độ bình quân tăng từ 1,5 đến 2,9°C và lượng mưa tăng từ
3,4% đến 6,6% thì thiệt hại cho ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ từ 2.000 đến
3.700 tỷ đồng, tương đương GDP giảm từ 0,6 đến 1,3% vào cuối thế kỷ này.
“Tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực nông nghiệp và giải
pháp ứng phó” của Đinh Vũ Thanh và Nguyễn Văn Viết [94]. Nội dung cuốn
sách là bức tranh khái quát về BĐKH toàn cầu và Việt Nam; tác động của
BĐKH đến nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, tài nguyên nước và thủy lợi; sự
phát thải KNK trong nông lâm nghiệp và biện pháp kiểm soát ở Việt Nam. Các
tác giả cho rằng, tác động của BĐKH đối với phát triển KT-XH ở Việt Nam là
rất nghiêm trọng. Đối tượng bị tổn thương do BĐKH gồm: Nông nghiệp và an
ninh lương thực, tài nguyên nước, sức khỏe con người, nơi cư trú. Các cộng
đồng dễ bị tổn thương bao gồm nông dân, ngư dân, các dân tộc thiểu số miền
núi, người già, phụ nữ, trẻ em và người nghèo.
“Đối sách của các quốc gia và các vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á về biến
đổi khí hậu và các vấn đề môi trường giai đoạn 2001- 2020” do Trần Quang
Minh chủ biên [62]. Cuốn sách đã tổng hợp, phân tích, đánh giá đối sách của
một số quốc gia và vùng lãnh thổ ở Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc và Đài Loan về BĐKH và các thách thức về môi trường giai đoạn
2001 – 2020. Từ kinh nghiệm của các quốc gia và vùng lãnh thổ này và căn cứ
vào thực trạng các vấn đề ở Việt Nam, tác giả đề xuất các giải pháp ứng phó
với BĐKH và giải quyết các vấn đề nổi bật về môi trường của Việt Nam.
“Tác động của biến đổi khí hậu đến tăng trưởng và phát triển ở Việt
Nam và một số gợi ý chính sách” của tác giả Trần Thọ Đạt và Vũ Thị Hoài
Thu [44]. Bài viết cho rằng BĐKH sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế



14

toàn cầu và tạo nên các chu kỳ tăng trưởng không bền vững. Là một trong
năm quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của BĐKH và NBD, tăng trưởng ít
các bon và phát triển bền vững (PTBV) ở Việt Nam sẽ đứng trước những
thách thức lớn trong bối cảnh các nguồn lực có hạn đang được ưu tiên nhiều
hơn cho việc giải quyết các áp lực trong nước liên quan đến tăng trưởng dân
số, xóa đói giảm nghèo, thiếu hụt về kết cấu hạ tầng cũng như cạn kiệt tài
nguyên thiên nhiên. Bài viết này phân tích một số tác động của BĐKH đến
tăng trưởng kinh tế nói chung, một số lĩnh vực chủ chốt ở Việt Nam, từ đó đề
xuất một số giải pháp ứng phó với BĐKH trong thời gian tới.
“Phương pháp và kinh nghiệm nghiên cứu đánh giá biến đổi khí hậu
trong ngành thủy sản” do Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản (VIFEP) phối
hợp với Trung tâm Nghề cá Thế giới (WorldFish) biên tập [122]. Cuốn sách
tập hợp các bài viết của nhiều tác giả trong và ngoài nước về cơ sở lý luận và
thực tiễn nghiên cứu BĐKH; phương pháp phân tích, đánh giá tình trạng dễ bị
tổn thương đối với BĐKH; Phương pháp nghiên cứu định tính và tiếp cận hệ
thống đánh giá BĐKH và phương pháp nghiên cứu định lượng tác động của
BĐKH. Mục tiêu của công trình nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu và đề
xuất các giải pháp ứng phó với BĐKH đặc thù cho ngành thủy sản.
“Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước và ngập lụt vùng
đồng bằng Sông Cửu long” do PGS.TS Trần Hồng Thái chủ biên [97]. Cuốn
sách trình bày tổng quan về lưu vực sông MêKông và ĐBSCL; phương pháp
đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến tài nguyên nước vùng ĐBSCL; Xác định
các kịch bản BĐKH phục vụ đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến tài nguyên
nước ở ĐBSCL; Đánh giá ảnh hưởng của BĐKH đến tài nguyên nước và đề
xuất các biện pháp thích ứng với BĐKH trong khai thác và sử dụng hợp lý tài
nguyên nước ở ĐBSCL.
“Những thông tin cập nhật về biến đổi khí hậu dùng cho các đối tượng

cộng đồng” của Ngô Trọng Thuận và Nguyễn Văn Liêm [100]. Theo các tác


15

giả, BĐKH hiện đang được xem là thách thức lớn đối với nhân loại trong thế
kỷ XXI. Nguyên nhân của BĐKH hiện nay là do các hoạt động của con người
mà trước hết là việc sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch, gia tăng lượng
phát thải KNK. Đặc biệt, sách đã cung cấp những kiến thức cơ bản nhất về
BĐKH được nghiên cứu, đánh giá trong những năm gần đây cho cộng đồng,
qua đó giúp nâng cao nhận thức về BĐKH và những giải pháp giảm thiểu
mức độ BĐKH.
“Thiên tai và nông thôn Việt Nam: Ước lượng và dự báo” của Vũ Bằng
Tâm và Eric Iksoon Im [80]. Bài viết đã trình bày ước lượng các tác động của
thiên tai lên sản lượng bình quân đầu người đối với 3 ngành kinh tế nông thôn
chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp giai
đoạn 1995 - 2013. Kết quả kiểm định sơ bộ cho thấy có hiện tượng nội sinh
và tương quan đồng thời giữa các phương trình, đòi hỏi sự kết hợp giữa ước
lượng biến công cụ và hồi quy hệ phương trình dường như không liên quan.
Kết quả chứng minh thiên tai gây tác động rất khác nhau lên sản lượng bình
quân đầu người đối với 3 ngành kinh tế kể trên; Nông nghiệp chịu ảnh hưởng
nặng nề nhất, tiếp đến là ngư nghiệp, cuối cùng là lâm nghiệp.
“Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến thu nhập nông nghiệp
của hộ nông dân Đồng bằng Sông Cửu Long” của Ngô Quang Thành [96].
Bài viết xác định ảnh hưởng của BĐKH đến thu nhập nông nghiệp của 330 hộ
nông dân ở 6 tỉnh ĐBSCL năm 2014. Phương pháp nghiên cứu là hồi quy đa
biến với dữ liệu chéo. Qua nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra rằng, trong các biểu
hiện cụ thể của BĐKH, ảnh hưởng của bão đến thu nhập thủy sản là lớn nhất,
tiếp theo là ảnh hưởng của ngập mặn đến trồng trọt và ảnh hưởng của nắng
nóng đến thu nhập thủy sản. Mức độ nghiêm trọng của bão cũng ảnh hưởng

nghiêm trọng đến thu nhập từ thủy sản, trong khi mức độ trầm trọng của sâu
bệnh và nắng nóng có ảnh hưởng đến thu nhập từ trồng trọt và thu nhập từ
thủy sản một cách tương ứng.


16

“Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam 2016” của
Bộ Tài nguyên và Môi trường [16]. Kịch bản BĐKH chi tiết năm 2016 được
xây dựng dựa trên cơ sở các số liệu khí tượng thủy văn và mực nước biển của
Việt Nam cập nhật đến năm 2014; số liệu địa hình được cập nhật đến tháng 3
năm 2016. Các kịch bản BĐKH và nước biển dâng có mức độ chi tiết đến đơn
vị hành chính cấp tỉnh và các đảo, quần đảo của Việt Nam. Bản đồ nguy cơ
ngập do nước biển dâng có mức độ chi tiết đến cấp huyện và đến cấp xã đối
với các khu vực có bản đồ địa hình tỷ lệ lớn. Kịch bản về một số đặc trưng
cực trị khí hậu được cung cấp để các Bộ, ngành và các địa phương đánh giá
tác động của BĐKH, xây dựng kế hoạch hành động ứng phó và tích hợp các
vấn đề BĐKH vào các chiến lược phát triển KT-XH.
“Tác động của thiên tai đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam: Tiếp cận
theo mô hình Var” của Nguyễn Khắc Hiếu và Nguyễn Hoàng Bảo [50]. Bài
viết đã nghiên cứu ảnh hưởng của thiên tai đối với tăng trưởng kinh tế Việt
Nam giai đoạn 2004 - 2015 và các thông số kinh tế vĩ mô khác như đầu tư
trực tiếp nước ngoài, hoạt động xuất nhập khẩu, lạm phát và lãi suất. Kết quả
ước lượng mô hình Var cho thấy thiên tai làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh
tế, giảm khối lượng xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, với dữ liệu hiện có thì nghiên
cứu chưa thể kết luận thiên tai có ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài,
lạm phát và lãi suất. Từ kết quả trên, tác giả nêu một số đề xuất nhằm giảm
ảnh hưởng của thiên tai đến các hoạt động kinh tế.
“Tác động của biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp ở đồng
bằng sông Cửu Long” của Lê Quang Trí [87]. Bài viết khằng định rằng do tác

động của BĐKH, ước tính hàng trăm ngàn ha đất ở ĐBSCL bị ngập, hàng
triệu người có thể bị mất nhà cửa nếu NBD cao. Sản lượng lương thực có
nguy cơ giảm sút lớn, đe doạ tới an ninh lương thực quốc gia. Diện tích canh
tác nông nghiệp sử dụng nguồn nước ngọt như lúa, màu, cây ăn trái và nuôi
trồng thủy sản sẽ bị thu hẹp, năng suất và sản lượng sẽ suy giảm. Do đó, để


17

thích nghi với BĐKH, các cấp quản lý và người dân địa phương cần ghi nhận
các hình thức thích nghi theo tập quán địa phương; xác định các đối tượng chịu
tổn thương, đánh giá mức độ tổn thương; tăng cường năng lực, nhận thức, ý
thức và hành vi bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu các tác nhân làm khí
hậu xấu hơn; đề xuất và thử nghiệm các mô hình thích nghi với hoàn cảnh mới,
chọn tạo các giống cây trồng và vật nuôi có khả năng chịu đựng ngưỡng thời
tiết, khí hậu khắc nghiệt hơn, điều chỉnh lịch thời vụ và cơ cấu cây trồng, vật
nuôi phù hợp; xây dựng quy chuẩn xây dựng kết cấu hạ tầng phù hợp với điều
kiện BĐKH và NBD trong tương lai; lồng ghép các biện pháp thích nghi với
BĐKH vào kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương.
1.1.2.2. Những công trình nghiên cứu về tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Vấn đề TCC nền kinh tế nói chung và TCC ngành nông nghiệp nói
riêng thu hút được khá nhiều sự quan tâm nghiên cứu trong thời gian qua, liên
quan đến chủ đề nghiên cứu của luận án có thể kể đến các công trình sau:
“Luận cứ khoa học của chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông
thôn: Hiện trạng và các yếu tố tác động ở Việt Nam” của Lê Quốc Doanh,
Đào Thế Anh và Đào Thế Tuấn [1]. Cuốn sách đã tập trung nghiên cứu, xây
dựng luận cứ khoa học cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT)
nông nghiệp, nông thôn Việt Nam; Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải
pháp thúc đẩy CDCCKT nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đến năm 2020.
“Cơ sở khoa học và giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh

tế nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long” luận án tiến sĩ của Nguyễn
Trọng Uyên [102]. Luận án trình bày cơ sở lý luận về CDCCKT nông nghiệp;
phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các phương hướng, giải pháp chủ
yếu thúc đẩy CDCCKT nông nghiệp vùng ĐBSCL.
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở Việt
Nam” do Phạm Thị Khanh làm chủ biên [60]. Cuốn sách đã phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến CDCCKT theo hướng bền vững, kinh nghiệm


18

CDCCKT theo hướng bền vững của một số nước châu Á và bài học rút ra đối
với Việt Nam. Từ đó khái quát thực trạng CDCCKT trong từng ngành để đưa
ra một số giải pháp cơ bản cho quá trình CDCCKT theo hướng bền vững.
“Tái cơ cấu nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng giá trị gia tăng
cao” của TS. Đặng Kim Sơn [78]. Cuốn sách điểm qua lý thuyết phát triển
nông nghiệp mới, đóng góp của nền nông nghiệp Việt Nam cho quá trình đổi
mới và công nghiệp hóa trong thời gian qua, những bài học kinh nghiệm rút ra
từ thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế về phát triển nông nghiệp giá trị cao, những
khó khăn và thách thức của nông nghiệp Việt Nam trong phát triển nông
nghiệp, đề xuất nền nông nghiệp mới và các giải pháp chiến lược cho việc
phát triển nông nghiệp giá trị gia tăng cao.
“Tái cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta hiện nay” của Vương Đình
Huệ [52]. Bài viết đã đề cập thực tiễn và những hạn chế, tồn tại trong phát
triển nông nghiệp của nước ta từ khi đổi mới đến nay; Các thách thức, mâu
thuẫn cần tập trung giải quyết trong quá trình TCCNN ở nước ta; Một số nội
dung cần lưu ý khi thực hiện TCCNN và đề xuất một số nội dung và giải pháp
cần thiết, cấp bách, góp phần nghiên cứu tiếp tục đổi mới căn bản và đồng bộ
về chiến lược, thể chế và tổ chức trong TCCNN Việt Nam trong thời gian tới.
“Cơ chế, chính sách phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp” của Ban Kinh

tế Trung ương, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, Trường Đại học Cần Thơ [2]. Kỷ yếu
đã trình bày những nghiên cứu về đường lối phát triển nông nghiệp, nông thôn của
Đảng ở ĐBSCL trong sự nghiệp đổi mới; kinh nghiệm một số quốc gia trong phát
triển nông nghiệp, nông thôn và bài học đối với ĐBSCL; TCC ngành nông nghiệp
theo chuỗi giá trị gia tăng và phát triển bền vững; BĐKH và chính sách phát triển
nông nghiệp vùng ĐBSCL đến năm 2020; Các điều kiện, cơ chế, chính sách TCC
ngành nông nghiệp ở các tỉnh và khu vực ĐBSCL.
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền
vững ở tỉnh Nghệ An” [82] luận án tiến sĩ của tác giả Lê Bá Tâm. Luận án đã


×