Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

Luận án tiến sĩ kinh tế quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh bo kẹo cộng hòa dân chủ nhân dân lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 194 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

SOM KHITH VONG PAN NHA

QUảN Lý NHà NƯớC Về DU LịCH
TRÊN ĐịA BàN TỉNH BO KẹO CộNG HòA DÂN CHủ
NHÂN DÂN LàO

LUN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2019


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

SOM KHITH VONG PAN NHA

QUảN Lý NHà NƯớC Về DU LịCH
TRÊN ĐịA BàN TỉNH BO KẹO CộNG HòA DÂN CHủ
NHÂN DÂN LàO

LUN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 62 34 04 10

Người hướng dẫn khoa học:

1. TS. TRẦN THỊ HẰNG
2. PGS.TS. NGUYỄN HỮU THẮNG


HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.

Tác giả luận án

Som Khith Vong Pan Nha


MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DU
LỊCH VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH

1.1. Các cơng trình nghiên cứu về du lịch
1.2. Các cơng trình nghiên cứu đề cập đến quản lý nhà nước về du lịch
1.3. Một số kết quả đạt đuợc trong các cơng trình nghiên cứu có liên
quan và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH CẤP TỈNH


2.1. Khái niệm, các loại hình và vai trị du lịch
2.2. Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch
2.3. Kinh nghiệm và bài học quản lý nhà nước về du lịch ở một số địa
phương trong và ngoài nước

9
9
17
24
26
26
42
57

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BO KẸO, CỘNG HOÀ DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO

78

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bo Kẹo, có ảnh hưởng đến
quản lý nhà nước về du lịch.
3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo
3.3. Đánh giá quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo giai đoạn 2007 – 2017

78
91
113

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN

LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BO
KẸO, CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

4.1. Bối cảnh hiện nay và phương hướng quản lý nhà nước về du lịch
trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn
tỉnh Bo Kẹo
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

127
127
133
149
151
152
164


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHDCND

Cộng hòa Dân chủ nhân dân

CHXHCN

Cộng hịa xã hội chủ nghĩa


CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

DLST

Du lịch sinh thái

DNDL

Doanh nghiệp du lịch

KT-XH

Kinh tế-xã hội

HĐ DL

Hoạt động du lịch

HNQT

Hội nhập quốc tế

LHQ

Liên hiệp quốc

NDCM


Nhân dân cách mạng

PATA

Hiệp hội Du lịch Châu Á-Thái Bình Dương

QLNN

Quản lý nhà nước

UBND

Ủy ban nhân dân

UNWTO

Tổ chức Du lịch của Liên Hợp Quốc

TT-VH-DL

Thơng tin, Văn hóa và Du lịch

WTTC

Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Trang

Bảng 2.1: Số lượng khách du lịch đến tỉnh LuangPra Bang 2007-2016 .......... 72
Bảng 2.2: Số lượng khách du lịch đến tỉnh Xiêng Khoảng 2007-2016............ 74
Bảng 3.1: Cơ cấu kinh tế Bo Kẹo năm 2007 đến năm 2017 .............................. 81
Bảng 3.2: Tốc độ phát triển kinh tế tỉnh Bo Kẹo năm 2007 - 2017 ................... 81
Bảng 3.3: Trình độ cán bộ nhân viên Sở Thơng tin, Văn hóa............................ 90
Bảng 3.4: Độ tuổi cán bộ nhân viên Sở Thơng tin, Văn hóa.............................. 91
Bảng 3.5: Hệ thống cơ sở kinh doanh du lịch từ năm 2007 – 2017 ................... 99
Bảng 3.6: Đánh giá mức độ phù hợp, hiệu quả của các hình thức tun truyền
chính sách pháp luật về du lịch cho người dân của huyện Bo Kẹo ........103
Bảng 3.7: Khó khăn nhất trong kinh doanh của doanh nghiệp, khách sạn, nhà
hàng kinh doanh về du lịch................................................................105
Bảng 3.8: Chính quyền địa phương hỗ trợ trong kinh doanh của doanh
nghiệp, khách sạn, nhà hàng kinh doanh về du lịch ...........................105
Bảng 3.9: Mức độ an toàn của du khách khi đến thăm quan du lịch Bo Kẹo....106
Bảng 3.10: Mức độ khơng hài lịng của du khách khi đến thăm quan du lịch
Bo Kẹo..............................................................................................107
Bảng 3.11: Mức độ biết đến đường dây nóng của du khách khi đến thăm
quan du lịch Bo Kẹo..........................................................................107
Bảng 3.12: Du khách biết đến du lịch Bo Kẹo qua các hình thức.....................110
Bảng 3.13: Số lượng kiểm tra, giám sát về du lịch từ 2007 -2017....................111
Bảng 3.14: Tỷ lệ nộp thuế, phí của cơ sở kinh doanh du lịch năm 2015 - 2017 ...113
Bảng 3.15: Vấn đề nộp thuế của doanh nghiệp, khách sạn, nhà hàng...............113
Bảng 3.16: Cán bộ, nhân viên trong ngành đánh giá du lịch của tỉnh Bo Kẹo
hiện nay.............................................................................................114
Bảng 3.17: Mức độ người dân biết đến các thông tin về du lịch Bo Kẹo..........115
Bảng 3.18: Đánh giá của doanh nghiệp, nhà hàng về môi trường đầu tư kinh
doanh du lịch ở Bo Kẹo hiện nay ......................................................115
Bảng 3.19: Số lượng khách du lịch đến Bo Kẹo ..............................................116
Bảng 3.20: Đánh giá về sản phẩm và dịch vụ du lịch của khách trong nước ....117
Bảng 3.21: Đánh giá về sản phẩm và dịch vụ du lịch của khách quốc tế.........117



Bảng 3.22: Cơ cấu kinh tế Bo Kẹo năm 2007 đến năm 2017 ...........................118
Bảng 3.23: Ngành du lịch đóng vào ngân sách nhà nước 2008 - 2017 .............119
Bảng 3.24: Đánh giá thu nhập của người dân khi tham gia hoạt động du lịch
địa phương ........................................................................................120
Bảng 3.25: Đánh giá cán bộ quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo trên
một số tiêu chí...................................................................................125
Biểu đồ 3.1: Dân số tỉnh Bo Kẹo qua các năm.................................................. 79
Biểu đồ 3.2: Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Bo kẹo qua các năm................. 80

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Bộ máy quản lý nhà nước về du lịch tỉnh Bo Kẹo............................ 88


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch là ngành cơng nghiệp có vai trị quan trọng trong việc phát triển
kinh tế - xã hội (KT - XH) của quốc gia. Du lịch là ngành cơng nghiệp khơng
khói, tạo thu nhập nhanh; giúp quốc gia, địa phương bù đắp thiếu hụt ngân sách
thúc đẩy thanh toán tài khoản vãng lai; giúp tạo việc làm và tăng thu nhập cho
người dân khi tham gia kinh doanh du lịch.
Trên thế giới hiện nay, du lịch trở thành hoạt động KT - XH phổ biến, là
cầu nối tình hữu nghị, là phương tiện gìn giữ hịa bình và hợp tác giữa các quốc
gia, dân tộc. Ở nhiều quốc gia, du lịch là một trong những ngành kinh tế hàng
đầu, phát triển với tốc độ cao, đem lại những lợi ích to lớn về KT - XH.
Ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào, hoạt động du lịch tuy
mới được phát triển, nhưng cũng đã góp phần quan trọng vào phát triển nền kinh
tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao mức sống nhân dân các bộ

tộc Lào. Trong quá trình phát triển của mình, ngành du lịch CHDCND Lào vẫn
còn nhiều hạn chế, các dịch vụ gắn với du lịch chưa đa dạng, kết cấu hạ tầng của
du lịch chưa theo kịp tốc độ phát triển, chất lượng dịch vụ du lịch còn thấp, giá
cả cao, sản phẩm du lịch chưa phong phú… Thực tế này dẫn tới năng lực cạnh
tranh của ngành du lịch và các sản phẩm du lịch ở Lào ở trình độ cịn thấp nhất
là trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Bo Kẹo là một tỉnh miền núi, nằm trong khu vực "Tam giác vàng", có địa
hình đa dạng, bao gồm cả đồng bằng và miền núi, có vị trí thuận lợi cho việc
phát triển kinh tế, thương mại và du lịch. Tỉnh nằm trong vùng liên kết giữa các
tỉnh miền núi phía Tây Bắc Lào với Trung Quốc, Thái Lan và Myanma. Tỉnh Bo
Kẹo không chỉ là một trung tâm bn bán, mà cịn có nhiều tiềm năng để khai thác
và phát triển du lịch biên giới với nhiều danh lam thắng cảnh, có nhiều đặc sắc đa
dạng về văn hóa các dân tộc. Bo Kẹo cũng xác định ngành du lịch sẽ trở thành một
ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh. Chính vì thế, trong thời gian qua ngành du lịch
tỉnh Bo Kẹo đã có phát triển nhất định. Các loại hình du lịch đã được quan tâm phát
triển như du lịch gắn tâm linh, du lịch khám phá, du lịch gắn di tích lịch sử….Số


2
lượng du khách đến Bo Kẹo ngày càng tăng lên, đóng góp của ngành du lịch vào
ngân sách của Tỉnh cũng tăng lên. Thu nhập và việc làm từ du lịch cũng tăng. Đây
là kết quả đáng khích lệ của ngành du lịch tỉnh Bo Kẹo. Tuy nhiên so với tiềm năng
lợi thế về du lịch, thì việc phát triển này chưa tương xứng. Trên thực tế, Du lịch Bo
Kẹo chưa thực sự khai thác tiềm năng lợi thế so sánh vốn có của địa phương và
chưa đủ điều kiện để khai thác như: đường giao thông đưa khách du lịch đến các
điểm du lịch cịn khó khăn, các cơ sở lưu trú, cơ sở phục vụ du khách còn chưa
đa dạng và cịn ở trình độ thấp. Các vấn đề quản lý nhà nước (QLNN) về du lịch
trên địa bàn Tỉnh cịn nhiều hạn chế. Cơ chế chính sách QLNN về du lịch còn nhiều
bất cập chưa thực sự tạo môi trường kinh tế, pháp luật, xã hội thuận lợi để phát
triển du lịch; Vấn đề quy hoạch và thực hiện kế hoạch ngành du lịch chưa thực

sự tốt; Quan điểm định hướng phát triển du lịch chưa mang tính dài hạn; Năng
lực bộ máy QLNN về du lịch cũng ở trình độ thấp; Kết cấu hạ tầng du lịch trên
địa bàn chưa phát triển. Ngành du lịch Bo Kẹo còn non trẻ về nhân lực, thiếu
kinh nghiệm quản lý, khả năng cạnh tranh với các nước cũng như các tỉnh trong
nước về du lịch còn yếu. Kết quả lượng khách quốc tế đến Bo Kẹo cịn q ít so
với các tỉnh trong nước và các tỉnh lân cận của nước ngoài. Đây là thách thức lớn
đặt ra cho ngành du lịch của tỉnh Bo Kẹo nói riêng và CHDCND Lào nói chung.
Từ thực tế đó cho thấy, việc nghiên cứu nhằm tìm giải pháp hồn thiện
QLNN về du lịch trên địa bản tỉnh Bo Kẹo là vấn đề cần thiết và cấp bách hiện
nay. Đó cũng là vấn đề cơ bản và lâu dài trong việc phát triển và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế không chỉ riêng ở tỉnh Bo Kẹo, mà còn là vấn đề của nhiều tỉnh khác
ở CHDCND Lào, là yêu cầu mang tính chiến lược lâu dài nhằm phát triển ngành
du lịch ở CHDCND Lào trong giai đoạn tiếp theo. Đó cũng là lý do của việc lựa
chọn đề tài "Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo Cộng hòa
Dân chủ nhân dân Lào" làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành Quản lý kinh tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn QLNN về
du lịch ở cấp tỉnh, luận án phân tích làm rõ thực trạng, thành công, hạn chế và đề


3
xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo
Kẹo, CHDCND Lào tầm nhìn đến 2030.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Để thực hiện được các mục đích nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ nghiên
cứu luận án đặt ra là:
- Tổng quan các cơng trình khoa học có liên quan đến đề tài nghiên cứu,
luận án chỉ ra những vấn đề đã được làm rõ, những khoảng trống nghiên cứu và
xác định những nội dung cần tiếp tục làm rõ trong nghiên cứu.

- Phân tích luận giải cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn QLNN về du
lịch ở cấp tỉnh ở CHDCND Lào; luận giải đặc thù QLNN về du lịch cấp tỉnh liên
kết với các tỉnh trong và ngoài nước.
- Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo
Kẹo từ 2007 đến 2017, rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế và
nguyên nhân chủ yếu.
- Đề xuất một hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về du lịch trên
địa bàn tỉnh Bo Kẹo đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là QLNN ở cấp tỉnh đối với hoạt
động du lịch, trong khuôn khổ chức năng, nhiệm vụ được phân cấp cho chính
quyền tỉnh dưới góc độ quản lý kinh tế.
Chủ thể quản lý: Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bo Kẹo, Sở Thơng tin,
Văn hóa và Du lịch (TT-VH -DL) là đơn vị tham mưu cho UBND tỉnh Bo Kẹo
trong quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về khơng gian: Tồn bộ các hoạt động QLNN về du lịch trên đia bàn tỉnh
Bo Kẹo
Về thời gian: Đánh giá thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo
Kẹo trong thời gian từ 2007 đến 2017 (đây là giai đoạn sở du lịch tỉnh Bo Kẹo
được tách ra); đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về du
lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2030.


4
Về nội dung nghiên cứu: Luận án chủ yếu tập trung làm rõ những nội
dung QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh, trong đó chú trọng việc xây dựng và
thực hiện các quy hoạch, chiến lược và các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch;
đầu tư kết cấu hạ tầng nhằm phát triển du lịch ở địa phương; tổ chức HĐDL ở địa

phương và kiểm tra, giám soát HĐDL ở địa phương.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận của luận án
Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, quan
điểm đường lối chính sách của Đảng Nhân dân cách mạng (NDCM) Lào và Nhà
nước CHDCND Lào về QLNN đối với du lịch, tiếp thu có chọn lọc những giá trị
lý luận có tính phổ biến và những yếu tố phù hợp trong các tư tưởng, lý thuyết về
du lịch, về QLNN đối với du lịch trong nước và trên thế giới; những kết quả
nghiên cứu có giá trị đương đại đã được cơng bố trong những thập niên gần đây
ở một số nước, trong đó có Việt Nam, đối chiếu, so sánh với điều kiện thực tiễn
của tỉnh Bo Kẹo CHDCND Lào để phân tích, luận chứng và đề xuất các giải
pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc QLNN về du lịch ở tỉnh Bo Kẹo
nước CHDCND Lào.
4.2. Phương pháp nghiên cứu luận án
Để thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ nói trên, hoạt động điều tra sử
dụng các nguồn từ phương pháp tiếp cận truyền thống như phân tích tổng hợp
nhằm làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, dựa vào đó để khảo sát thực tiễn, tổng
hợp, đánh giá, đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện QLNN về du lịch trên địa bàn
tỉnh Bo Kẹo đến năm 2025 ở cả 4 chương.
Phương pháp phân tích, tổng hợp các cơng trình và các bài viết có liên quan
đến QLNN về du lịch trên địa bàn cấp tỉnh, rút ra những vấn đề đã đạt được,
những vấn cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung cho vấn đề này cả về lý thuyết và thực
tiễn hiện nay; phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng trong hệ thống
hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh đối
với chương 1, chương 2 và chương 3.
Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh các kết quả đạt được hay
chưa đạt được trong QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo từ 2007 đến


5

2017 ở chương 3. Tác giả áp dụng các cách lập bảng, biểu đồ, sơ đồ, mơ hình
hóa nhằm trình bày các số liệu, các kết quả nghiên cứu của tác giả về QLNN về
du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo đoạn 2007 -2017 ở chương 3.
Luận án thu thập thông tin sơ cấp qua khảo sát thực tế và điều tra xã hội
học và các số liệu được thu tập thông qua báo cáo, tổng kết, các bài viết, cơng
trình khoa học (thứ cấp) liên quan đến thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn
tỉnh Bo Kẹo như:
+ Thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp từ tài liệu, báo cáo, sách báo tạp chí, tài
liệu từ hội thảo khoa học và thông tin từ các trang website trong và ngoài nước.
+ Luận văn tiến hành 4 cuộc khảo sát quản lý nhà nước về du lịch với 4
nhóm đối tượng: Cán bộ QLNN về du lịch; cộng đồng tham gia kinh doanh du
lịch; du khách đến tham quan du lịch và doanh nghiệp tham gia kinh doanh du lịch
nhằm làm rõ các khía cạnh quản lý của tỉnh Bo Kẹo về du lịch.
Phiếu khảo sát được tiến hành từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2018. Tổng số
lượng phiếu khảo sát 667 phiếu, số phiếu thu được 476 phiếu (đạt 71,3%).
Học viên lựa chọn các nhóm đối tượng khảo sát như sau:
Nhóm 1: Cơng chức viên chức trong Sở Thơng tin, Văn hóa và Du lịch của
tỉnh Bo Kẹo
Trong tổng số 61 người của Sở Thông Tin, Văn hóa và Du Lịch, Học viên
chỉ khảo sát 37 người và 10 người của UBND. Đây là những người trực tiếp hoặc
gián tiếp quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh Bo Kẹo. Số phiếu khảo sát là 47, số
phiếu thu được 47 (100%). Với nhóm đối tượng này, Học viên trực tiếp đi khảo
sát và điền thông tin.
Nhóm 2: Người dân địa phương có tham gia vào các hoạt động du lịch của
địa phương
Ở nhóm người dân, Học viên khảo sát người dân ở 3 địa điểm du lịch đang
khai thác, số phiếu điều tra là 200, nhưng chỉ thu về được 177 phiếu (đạt 88,5%) ở
3 địa điểm là:
+ Khu phát triển khu du lịch lịch sử (Su Văn Nạ Khôm Khăm Huyện Tổng
Pầng) 70 phiếu.



6
+ Suối nước nóng Pung Lọ (Huyện Mâng) 57 phiếu
+ Đảo (Đon Pung) Huyện Huổi Sai 50 phiếu
Đây là các địa phương có hoạt động du lịch nhiều nhất ở tỉnh Bo Kẹo.
Với nhóm đối tượng này, học viên cùng 4 thành viên khác hỗ trợ tham gia
đi khảo sát tại địa phương
Nhóm 3: Du khách trong nước đến du lịch tỉnh Bo Kẹo
Với số lượng du khách trong nước đến Bo Kẹo, Học viên phát phiếu điều
tra 200 phiếu nhưng chỉ thu được 100 phiếu trả lời (đạt 50%). Học viên khảo sát
100 người, chủ yếu ở 3 địa phương trên với số phiếu được chia như sau
+ Khu phát triển khu du lịch lịch sử (Su Văn Nạ Khơm Khăm Huyện Tổn
Pầng) 35 phiếu.
+ Suối nước nóng Pung Lọ ( Huyện Mâng) 20 phiếu
+ Đảo (Đon Pung) Huyện Huổi Sai: 45 phiếu
Với nhóm du khách trong nước, Học viên nhờ các công ty du lịch và các
điểm du lịch hỗ trợ khảo sát.
Nhóm 4: Du khách quốc tế đến du lịch tỉnh Bo Kẹo
Hiện nay số lượng du khách quốc tế đến Bo Kẹo ngày càng tăng hơn trước,
nên, Học viên phát phiếu khảo sát 200 phiếu và thu được 132 phiếu (đạt 66%) ở 3
địa phương trên với số phiếu được chia như sau:
+ Khu phát triển khu du lịch lịch sử (Su Văn Nạ Khôm Khăm Huyện Tổn
Pầng) 40 phiếu.
+ Suối nước nóng Pung Lọ ( Huyện Mâng) 30 phiếu
+ Đảo (Đon Pung) Huyện Huổi Sai 62 phiếu.
Với nhóm du khách quốc tế, Học viên nhờ các cơng ty du lịch hỗ trợ khảo sát.
Nhóm 5: Nhóm doanh nghiệp, nhà hàng tham gia hoạt động du lịch
Tác giả khảo sát 10 doanh nghiệp và 2 khách sạn và 8 nhà hàng kinh doanh
du lịch. Với 10 doanh nghiệp, tác giả chọn 2 doanh nghiệp có thời gian kinh

doanh dài nhất (11 năm); 8 doanh nghiệp có quy mơ nhỏ. Cịn 2 khách sạn: 1
huyện Huổi Sai, 1 ở huyện Tổn Pầng; 8 nhà hàng gồm: 3 ở huyện Huổi Sai; 2


7
huyện Mâng và 3 ở huyện Tổn Pầng. Số phiếu khảo sát 20, số phiếu thu được 20
(đạt 100%).
Ở nhóm đối tượng này, Học viên trực tiếp khảo sát thu thập thông tin.
Các phiếu sau khi thu được sẽ được làm sạch phiếu; Các phiếu sau khi làm
sạch được nhập số liệu bằng phần mềm Epidata để từ đó sử dụng phân tích số liệu.
Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS: sau khi làm sạch dữ liệu, tiến hành phân
tích số liệu thu thập được bằng các phép tính thống kê mơ tả và suy diễn như tính
tỷ lệ phần trăm.
4.3. Câu hỏi nghiên cứu của luận án
- Tại sao tỉnh Bo Kẹo có nhiều tiềm năng phát triển du lịch nhưng thực
tế du lịch ở đây lại chưa tốt ?.
- Tiêu chí nào đánh giá QLNN về du lịch ở tỉnh Bo kẹo hiện nay?
- Giải pháp nào nhằm hoàn thiện hơn nữa QLNN về du lịch ở tỉnh Bo
kẹo trong thời gian tới?
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
5.1. Những đóng góp về lý thuyết
- Kết quả nghiên cứu của luận án chỉ ra khoảng trống, những vấn đề cần
nghiên cứu về QLNN về du lịch cấp tỉnh trong giai đoạn hiện nay
- Luận án góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về QLNN về du cấp tỉnh trong
giai đoạn hiện nay qua các nội dung quản lý nhà nước về du lịch và qua tiêu chí
đánh giá. Mặt khác, luận án đóng góp nhất định cho cơng tác nghiên cứu khoa học
về quản lý kinh tế nói chung và quản lý nhà nước đối với du lịch ở địa phương nói
riêng trong hội nhập quốc tế.
5.2. Những đóng góp về thực tiễn
- Luận án làm rõ thực trạng QLNN về du lịch tỉnh Bo Kẹo giai đoạn 2007

- 2017, trên cơ sở đó rút ra những kết luận mang tính khái quát trong QLNN về
du lịch của tỉnh Bo Kẹo.
- Luận án chỉ rõ những nhân tố tác động tới QLNN về du lịch tỉnh Bo Kẹo
thời gian qua, đồng thời dự báo những nhân tố này trong thời gian tới.


8
- Luận án đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN về du lịch tỉnh Bo Kẹo đến
2025, tầm nhìn 2030.
Mặt khác kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho các cơ
quan chức năng lý du lịch cấp tỉnh đặc biệt Sở Du lịch tỉnh Bo Kẹo
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận án gồm 4 chương, 11 tiết.
Chương 1: Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về du lịch và quản lý nhà
nước về du lịch.
Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước về du
lịch cấp tỉnh.
Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo
Kẹo, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du
lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.


9
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DU LỊCH
VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DU LỊCH


1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu đề cập đến các loại hình và vai trị
của du lịch

1.1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu đề cập các loại hình du lịch
Trong Du lịch tồn cầu - Thập kỷ tới (Global Tourism - The next decade)
của tác giả William Theobald [149] đã giới thiệu về khái niệm và phân loại du lịch.
Du lịch bao gồm hai yếu tố là hành trình tới đích và ở. Du lịch là một khoảnh
khắc ngắn hạn tạm thời của những người ở các điểm đến ngoài nơi cư trú của
họ. Du lịch được thực hiện để giải trí, ngắm cảnh, hành hương vì lý do y tế,
phiêu lưu vv… Bài viết này đã đề cập tới các loại hình du lịch: Du lịch giải trí,
du lịch sinh thái, du lịch lịch sử, du lịch dân tộc, du lịch văn hoá, du lịch mạo
hiểm, du lịch chữa bệnh, du lịch tôn giáo, du lịch âm nhạc, du lịch cộng đồng.
Theo kết quả của các nhà nghiên cứu, tùy theo mục đích của du khách mà
có thể phân loại thành nhiều hình thức du lịch khác nhau. Theo thống kê trên
wikipedia có tới 78 hình thức du lịch. Có thể đưa ra một số các giải thích, định
nghĩa về một vài kiểu loại hình du lịch:
Du lịch giải trí là đi đến một nơi rất khác với cuộc sống thường nhật để
thư giãn và vui chơi.
Du lịch văn hóa là đi đến một địa điểm cụ thể với mục đích để tìm hiểu
lịch sử và văn hóa ở nơi đó.
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hố bản
địa gắn với giáo dục mơi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển
bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Hector CeballosLascurain, một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh thái đã định nghĩa: Du
lịch sinh thái là đến những khu vực ít bị ơ nhiễm hoặc ít bị xáo trộng với những
mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới


10
động - thực vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hóa (cả quá khứ và hiện
tại) được khám phá trong những khu vực này [127, tr.13]. Còn theo Hiệp hội Du

lịch sinh thái (The International Ecotourism society): Du lịch sinh thái là du lịch
có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện
phúc lợi cho nhân dân địa phương [127, tr.14].
Du lịch kinh doanh là đi du lịch nhưng liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Du lịch y tế là tìm kiếm cách điều trị đặc biệt, cách xa nhà, đi nơi khác.
Du lịch giáo dục là du lịch có mục đích là học ngơn ngữ và văn hóa hay
lịch sử của các nước hay thành phố khác ở nơi đến.
Ngoài ra cịn có các bài viết khác cũng bàn về các loại hình du lịch như:
Du lịch mạo hiểm, du lịch kinh doanh, du lịch sinh nở, du lịch ẩm thực, du lịch
văn hóa, du lịch đen, du lịch thiên tai, du lịch sinh thái, du lịch y tế, du lịch biển,
du lịch tơn giáo, du lịch tình dục, du lịch khu ổ chuột, du lịch không gian, du lịch
thể thao, du lịch ảo, du lịch chiến tranh, ….

1.1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu đề cập vai trị của du lịch
Priya Chetty, Advantages of demand forecast for the tourism
industry, English Về vai trò của du lịch, Salvo Creaco [143] cho rằng: Du lịch
bây giờ là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới và là một trong
những ngành kinh tế phát triển nhanh nhất. Đối với nhiều quốc gia, du lịch được
coi là một cơng cụ chính cho sự phát triển của khu vực vì nó kích thích các hoạt
động kinh tế mới. Du lịch có thể có tác động tích cực về kinh tế đối với cán cân
thanh toán, về việc làm, thu nhập và sản xuất, nhưng cũng có thể có những tác
động tiêu cực, đặc biệt đối với môi trường.
Lelei Lelulu [140].- Chủ tịch Đối tác quốc tế thì khẳng định: Du lịch là
phương tiện chuyển giao của cải tự nhiên lớn nhất từ các nước giàu sang các
nước nghèo… Khoản tiền do du khách mang lại cho các khu vực còn nghèo khổ
còn lớn hơn viện trợ chính thức của các chính phủ.
Priya Chetty, Advantages of demand forecast for the tourism
industry, English [143]. Về vai trò dự báo phát triển du lịch, Priya Chetty khẳng
định: "Dự báo phát triển du lịch có giá trị kinh tế lớn đối với cả khu vực công và



11
khu vực tư nhân. Bất kỳ thông tin liên quan đến sự tiến triển trong tương lai của
dòng chảy du lịch là rất quan trọng đối với khách sạn, nhà điều hành tour du lịch
và các ngành công nghiệp khác liên quan đến du lịch"; v.v
William Theobald, Du lịch toàn cầu - Thập kỷ tới (Global Tourism - The
next decade) [149] đã bàn về vai trò du lịch đối với hịa bình thế giới. Tác giả đã
làm rõ du lịch là một trong những nguồn lực lớn thúc đẩy nền hịa bình, hữu nghị
và hiểu biết lẫn nhau.
S.Medlik [145] đề cập về khái niệm sản phẩm, sự cạnh tranh trong ngành
hàng không, sự quảng bá sản phẩm và điểm đến, sự quản lý du lịch, giới hạn
cũng như thách thức đối với ngành du lịch.
Mechthild Kuellmer (2007), Economic Success of Tourism, Muenster
University [141], cho rằng du lịch là một trong những ngành phát triển nhanh nhất
trên thế giới ngày nay. Nghiên cứu này khảo sát sự thành công kinh tế du lịch ở
hai nước Peru, Bồ Đào Nha và cho rằng du lịch tùy thuộc vào hành chính cơng, đó
là lý do tại sao nó là một chủ đề quan trọng. Các nghiên cứu của điều tra bao gồm
đóng góp của du lịch vào nền kinh tế của đất nước cùng với chiến lược tiếp thị,
cũng như những vấn đề liên quan đến du lịch. Những phát hiện này bao gồm
QLNN về du lịch trong quốc gia, các bằng chứng về sự thành công kinh tế từ hoạt
động du lịch, và hơn nữa phát triển các nguồn khách hàng tiềm năng của du lịch
đối với nền kinh tế.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu đề cập kinh tế du lịch
Trần Văn Mậu (2001), Tổ chức phục vụ các dịch vụ du lịch, theo tác giả
Robert Lanquar [106] kinh tế du lịch đó là ngành cơng nghiệp vì tồn bộ hoạt động
nhằm khai thác các của cải của du lịch, nhằm biến các tài nguyên nhân lực, tư bản
và nguyên liệu thành dịch vụ và sản phẩm. Đồng thời, tác giả cuốn sách đã giới
thiệu những vấn đề về yêu cầu, sự tiêu dùng của du lịch, sản xuất cho du lịch, đầu tư
du lịch.
William S. Reece, [148], Kinh tế du lịch (The Economics of Tourism) tác giả

sử dụng phân tích kinh tế hiện đại để giúp người đọc hiểu được ngành công nghiệp
du lịch, làm thế nào để hiểu được hành vi thị trường du lịch, đề cập đến thay đổi kỹ


12
thuật vì nó liên quan tới việc điều chỉnh mơ hình kinh doanh và chiến lược, giải
thích rõ ràng về quản lý doanh thu.
John Ward, Phil Higson và William Campbell trong nghiên cứu "Giải trí
và Du lịch (Leisure and Tourism)" [138] đã nghiên cứu về ngành công nghiệp du
lịch và giải trí thơng qua việc phân tích các hình mẫu và xu hướng, các sản phẩm
và dịch vụ trong ngành du lịch và giải trí cũng như các tác động của nó đến kinh
tế, xã hội, văn hóa hay mơi trường.
W. Susan [146] đưa ra khái niệm và phân tích nguồn gốc của ngành
thương mại giải trí và du lịch, trong đó tác giả nêu ra các tên gọi đa dạng được
sử dụng để miêu tả về ngành thương mại giải trí và du lịch; miêu tả sứ mệnh của
ngành này; giải thích sự khác biệt giữa sản phẩm và dịch vụ; giới thiệu những
địa điểm mà thương mại giải trí và du lịch có thể diễn ra; giới thiệu các cơ hội
nghề nghiệp cho các ứng viên tốt nghiệp ngành này. Bên cạnh đó, tác giả cũng
đề cập đến vấn đề quản lý và tổ chức sự kiện, vấn đề về lưu trú; thực phẩm và đồ
uống, vấn đề quản lý nghề nghiệp, đồng thời cuốn sách cũng phân tích về các
ngành cơng nghiệp có tính chất tương đồng.
Đỗ Cẩm Thơ Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính
cạnh tranh trong khu vực, quốc tế, [122], các tác giả đã hệ thống hóa những vấn
đề lý luận về cạnh tranh sản phẩm du lịch; Phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống
sản phẩm du lịch Việt Nam theo 2 tiêu chí: cấu thành sản phẩm chung của điểm
đến và sản phẩm theo các loại hình du lịch. Các tác giả cũng đã đề xuất khái niệm
sản phẩm du lịch tổng thể và mơ hình 10 tiêu chí đánh giá so sánh cạnh tranh sản
phẩm du lịch bao gồm: i) Tính hấp dẫn và độc đáo của tài nguyên du lịch; ii)
Tính đa dạng của dịch vụ du lịch; iii) Chất lượng sản phẩm du lịch; iv) Tổ chức
xây dựng sản phẩm du lịch; v) Đầu tư xúc tiến sản phẩm du lịch; vi) Giá sản

phẩm du lịch; vii) Khả năng tiếp cận sản phẩm; viii) Thương hiệu sản phẩm du
lịch; ix) Chu kỳ sống của sản phẩm du lịch; x) Yếu tố đặc biệt của sản phẩm du
lịch. Đề tài còn đề xuất hệ thống giải pháp chủ yếu góp phần tăng cường tính
cạnh tranh của sản phẩm du lịch Việt Nam trên thị trường trong thời hạn ngắn;
đồng thời, đề xuất phương hướng và giải pháp xây dựng sản phẩm du lịch có
tính cạnh tranh cho thời hạn dài hơn.


13
Hoàng Thị Ngọc Lan, Thị trường du lịch tỉnh Hà Tây, [98]. xác định cầu
du lịch là bộ phận nhu cầu xã hội có khả năng thanh tốn về dịch vụ hàng hóa,
đảm bảo sự đi lại, lưu trú tạm thời của du khách ngoài nơi ở thường xuyên của
họ nhằm mục đích du lịch
Bài viết "Một số vấn đề nên quan tâm trong sự phát triển du lịch có sự
tham gia của cộng đồng" của tác giả Ăm Pay Số La Thí [44]. Tác giả đưa ra
quan niệm về du lịch cộng đồng như một phương thức phát triển du lịch bền
vững. Du lịch cộng đồng địa phương có sự tham gia trực tiếp của dân trong hoạt
động du lịch; phân tích các nguyên tắc đặc điểm của du lịch cộng đồng, vai trò
của du lịch cộng đồng trong phát triển cộng đồng, bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du
lịch và phát triển kinh tế du lịch theo hướng bền vững.
Bài viết "Xúc tiến du lịch ở tỉnh Khăm Muôn" của tác giả Ma Nô Thoong
Pông Sa Văn [33]. Tác giả phân tích du lịch và xúc tiến du lịch, cho du lịch là
một ngành kinh tế rất quan trọng đóng vai trị to lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội quốc gia của đất nước và địa phương, nó mang lợi ích và thu hút ngoại tệ
cho đất nước.
Bài viết "Sự phát triển khu du lịch tự nhiên ở tỉnh Sa La Văn" của tác giả
Pun Sắc Say Nha Sến [36]. Tác giả chỉ ra lợi thế phát triển du lịch tự nhiên ở tỉnh
và tập trung vào các nhân tố như thị trường khách du lịch, thu nhập du lịch, sản
phẩm du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động và không gian du lịch, công tác
quảng bá du lịch.
Bài viết "Du lịch là một ưu tiên của sự phát triển kinh tế - xã hội của

tỉnh Xiêng Khoảng" của tác giả Khăm Cọn Ua Nuôn Sa [32]. Tác giả giới
thiệu về địa lý vị trí của tỉnh và lợi thế về mặt du lịch tự nhiên, du lịch lịch sử,
du lịch văn hóa nổi tiếng, tiêu biểu nổi bật là điểm du lịch Cảnh Đồng Chum
trong tương lai sẽ trở thành di sản thế giới là điều kiện quảng bá thu hút khách
du lịch đến Xiêng Khoảng.
Bài viết "Phát triển khu di sản quốc gia ở huyện Viêng Xay tỉnh Hùa Phăn
trở thành điểm du lịch lịch sử" của tác giả Thoong Sa Văn Bun Lớt [66]. Tác giả


14
hệ thống một số nội dung lý luận về di sản quốc gia và về du lịch lịch sử, các
quy đinh hợp lý quốc tế về bảo vệ di sản; phân tích mối quan hệ tương tác hai
chiều giữa du lịch lịch sử và di sản quốc gia, những thuận lợi và thách thức đặt
ra từ phát triển du lịch lịch sử đối với việc bảo vệ nguyên trạng di sản quốc gia ở
huyện Viêng Xay tỉnh Hùa Phăn.
Bài viết "Lợi thế về du lịch ở tỉnh Xiêng Khoảng đang chờ đợi sự phát
triển" của tác giả Bun Lươn Văn Na Hắc [15]. Tác giả đưa ra lợi thế phát triển
du lịch của tỉnh Xiêng Khoảng Một là: Quảng bá về lịch sử vẻ vang của dân tộc
để quản lý tốt vấn đề này thì phải chú ý đến việc thiết kế các cơng trình tu dưỡng
nghiên cứu kỹ. Hai là: Tài nguyên du lịch như các điểm du lịch thiên nhiên phải
tạo ý thức cho người dân các dân tộc biết giữ gìn, bảo vệ và sử dùng tài nguyên
được lâu dài và bền vững. Ba là: Về văn hóa phong tục tập quán, di sản văn hóa
tốt đẹp phải được quan tâm bảo tồn, tôn tạo.
Larry Dwyer, Peter Forsyth và Wayne Dwyer Kinh tế du lịch và chính
sách (Tourism Economics and Policy) [139], bàn về kinh tế du lịch và chính sách
từ đó kết hợp giải quyết tồn diện khái niệm kinh tế và ứng dụng trong bối cảnh
du lịch trên thế giới phát triển. Các tác giả tập trung chỉ ra nhu cầu du lịch và dự
báo, nguồn cung cấp du lịch và giá, đo lường tác động và lợi ích của những thay
đổi trong nhu cầu du lịch, đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch và thuế du lịch, hàng
không, du lịch và môi trường (bao gồm cả biến đổi khí hậu) và năng lực cạnh

tranh điểm đến. Từ đó cung cấp cơ sở để hiểu được sự liên quan của phân tích
kinh tế và việc để các giải pháp của vấn đề du lịch trong thực tế cuộc sống và
hoạch định chính sách du lịch.
1.1.3. Các cơng trình nghiên cứu đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng
đến du lịch
Ở một khía cạnh khác, các cơng trình nghiên cứu cũng đề cập đến các
nhân tố tác động đến du lịch. Nhiều nhà khoa học đã khẳng định đến sự tác động
của những điều kiện chung đến sự phát triển du lịch: Du lịch là một ngành công
nghiệp phát triển nhanh với kết quả kinh tế, xã hội và chính trị. Giao lưu văn


15
hố, hịa bình, thiện chí và hiểu biết được coi là những tác động tích cực của các
luồng du lịch quốc tế. Các điểm thu hút tự nhiên, văn hóa, vị trí địa lý, hệ thống
giao thơng thuận lợi, sự an tồn xã hội và an ninh chính trị ảnh hưởng đến nhu
cầu du lịch và đích đến. An ninh chính trị và an tồn xã hội cũng là một trong
những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển du lịch.
Phonemany Soukhathammavong trong"Phát triển du lịch sinh thái tại
Lào, một số nghiên cứu tại tỉnh Khăm Muân" [34], đánh giá vai trị du lịch gắn
với bảo vệ mơi trường tạo ra lợi ích kép: khuyến khích sử dụng dịch vụ sản phẩm địa
phương, giảm chất thải, rác thải, khai thác hợp lý cảnh quan du lịch và gắn chặt bảo
vệ môi trường ở địa phương cũng như ở CHDCND Lào.
Trong cơng trình "Giải trí và Du lịch" (Leisure and Tourism) [138], các tác
giả đề cập đến vấn đề tiếp thị, cung cấp các dịch vụ thông tin quản lý, việc lên kế
hoạch và đánh giá các sự kiện cũng như các nguồn cơ sở hạ tầng cho các dự án du
lịch, giải trí. Tác giả Stephen J. Page và Don Getz (1997), đã nghiên cứu, phân tích
về vấn đề tài chính cũng như quảng bá cho du lịch tại khu vực nông thôn.
John Tribe (1995), trong nghiên cứu "Kinh tế học về giải trí và du lịch (The
Economics of Leisure and Tourism)" [137] đã làm rõ các vấn đề về tổ chức và
quảng bá hoạt động giải trí và du lịch; nghiên cứu về du lịch, du lịch giải trí ngồi

trời, marketing du lịch ở các nước đang phát triển.
Trong bài "Phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Chăm Pa Sắc" của tác giả
Phon Xay Sa May In Sỉ Mon [35] đã phân tích những tác động ảnh hưởng của các
loại hình du lịch văn hóa đối với sự phát triển một số vùng, khu vực kinh tế, xã hội
của tỉnh. Những tác động ảnh hưởng đó theo hướng tích cực hay hạn chế, đóng
góp ở mức độ nào cho sự phát triển bền vững của một số vùng, khu vực tùy thuộc
vào các loại hình du lịch văn hóa cụ thể có được tổ chức tốt và được quản lý khoa
học, cân đối giữa khai thác và bảo tồn giá trị văn hóa, phát huy được yếu tố tích
cực của giá trị văn hóa và huy động được sự tham gia tích cực của cộng đồng
trong các hoạt động du lịch hay khơng. Khi các khía cạnh bền vững được thể hiện
trong du lịch văn hóa thì sự đóng góp du lịch văn hóa đó cho sự phát triển kinh tế,
xã hội của địa phương mang tính bền vững.


16
Cơng trình "Lợi thế về du lịch ở tỉnh Xiêng Khoảng đang chờ đợi sự phát
triển" của tác giả Bun Lươn Văn Na Hắc [15]. Tác giả đưa ra lợi thế phát triển
du lịch của tỉnh Xiêng Khoảng. Một là: Quảng bá về lịch sử vẻ vang của dân tộc
để quản lý tốt vấn đề này thì phải chú ý đến việc thiết kế các cơng trình tu dưỡng
nghiên cứu kỹ. Hai là: Tài nguyên du lịch như các điểm du lịch thiên nhiên phải
tạo ý thức cho người dân các dân tộc biết giữ gìn, bảo vệ và sử dùng tài nguyên
được lâu dài và bền vững. Ba là: Về văn hóa phong tục tập quán, di sản văn hóa
tốt đẹp phải được quan tâm bảo tồn, tơn tạo. Tóm lại những di tích lịch sử và
nguồn tài ngun quý giá của du lịch, ngành kinh tế - du lịch kết hợp với tiềm
năng khác của tỉnh đã có bước phát triển khá toàn diện và bền vững. Đồng thời
tác giả đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền
địa phương và các ngành đã liên quan có định hướng và kế hoạch phát triển kinh
tế du lịch đúng hướng.
Bài viết "Du lịch là một ưu tiên của sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Xiêng Khoảng" của tác giả Khăm Cọn Ua Nuôn Sa [32]. Tác giả giới thiệu về

địa lý vị trí của tỉnh và lợi thế về mặt du lịch tự nhiên, du lịch lịch sử, du lịch văn
hóa nổi tiếng, tiêu biểu nổi bật là điểm du lịch Cảnh Đồng Chum trong tương lai
sẽ trở thành di sản thế giới là điều kiện quảng bá thu hút khách du lịch đến Xiêng
Khoảng. Nội dung là đề cập đến vai trò và tầm quan trọng của kinh tế du lịch đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Xiêng khoảng, trong đó tác giả nhấn mạnh
về số lượng khách du lịch và tổng thu nhập từ du lịch những năm 2011 - 2012 đó
là một con số thu nhập góp phần vào ngân sách của tỉnh để giúp cho tỉnh phát
triển kinh tế - xã hội trong địa bàn của mình.
Trong cơng trình "Một số vấn đề tác động tiêu cực từ du lịch ở tỉnh Luông
Pa Bang" của tác giả Seng Ma Ni Phết Sa Vơng [43]. Tác giả phân tích tình hình
phát triển kinh tế du lịch của tỉnh trong thời gian gần đây, từ đó khẳng định phát
triển kinh tế du lịch của tỉnh có một số vấn đề tác động tiêu cực đến một số mặt
của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực như sau: (i) Tác động của du lịch đến
kinh tế, là mặc dù thu nhập từ du lịch được nhiều nhưng giá sinh hoạt ở đó ngày
càng tăng lên làm cho cuộc sống của người dân có thu nhập thấp ở khu vực đó


17
gặp nhiều khó khăn và tăng chi phí cho hoạt động công an, cứu hỏa, dịch vụ y tế,
sửa chữa, bảo trì hệ thống đường giao thơng, dịch vụ cơng khác; (ii) Tác động
của du lịch đến xã hội là xã hội có sự thay đổi làm cho người dân bỏ nghề nghiệp
cũ, xảy ra tệ nạn mại dâm, buôn lậu, ma túy, cờ bạc, mất trật tự công cộng và có
thể gây sự lây truyền một số bệnh tật; (iii) Tác động của du lịch đến văn hóa là
có thể làm xói mịn hoặc mất đi bản sắc văn hóa địa phương, bản sắc văn hóa
dân tộc và làm cho phong tục tập quán suy bại, ăn mặc không đúng kiểu truyền
thống; (iv) Tác động của du lịch đến mơi trường là có thể gây ảnh hưởng xấu
đến mơi trường và xảy ra ơ nhiễm khơng khí, tiếng ồn ào, nước thải, rải rác…
1.2. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ CẬP ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ DU LỊCH


1.2.1. Các cơng trình nghiên cứu đề cập đến khái niệm quản lý du lịch
Quản lý là một phạm trù có liên quan mật thiết đến phân công và hiệp tác
lao động. C.Mác đã coi sự xuất hiện của quản lý như là một kết quả tất yếu của
sự chuyển nhiều lao động, nhiều quá trình lao động cá biệt, tản mạn, độc lập với
nhau thành một quá trình lao động xã hội được phối hợp lại. Ông viết: "bất cứ
lao động xã hội hay lao động chung nào mà tiến hành trên quy mơ khá lớn đều
u cầu có sự chỉ đạo để điều hoà hoạt động cá nhân. Sự chỉ đạo đó phải làm
chức năng chung, tức là chức năng phát sinh từ sự khác nhau giữa sự vận động
chung của cơ thể sản xuất. Một nhạc sĩ độc tấu thì tự điều khiển lấy mình nhưng
một dàn nhạc thì phải có nhạc trưởng". Như vậy, C.Mác đã chỉ ra rằng chức
năng của quản lý thể hiện ở sự kết hợp một cách hợp lý các yếu tố cơ bản của
sản xuất, ở chỗ xác lập một sự ăn khớp về hoạt động giữa những người lao động
riêng biệt. Nếu chức năng này khơng được thực hiện thì q trình hợp lý của lao
động hợp tác không thể tiến hành được.
Phan Huy Đường, Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế, có nhiều quan
niệm khác nhau về quản lý. Harol Koontz [83] cho rằng: "Quản lý là một nghệ
thuật nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, chỉ huy, phối
hợp, hướng dẫn hoạt động của những người khác". Mary Parker Follett [83] định
nghĩa quản lý là "nghệ thuật khiến công việc được làm bởi người khác".


18
Phutsady Phanyasith "Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động
du lịch ở nước CHDCND Lào" [37]. đã đưa ra định nghĩa "Quản lý nhà nước đối
với hoạt động du lịch là phương thức nhà nước sử dụng pháp luật tác động vào
đối tượng hoạt động du lịch để định hướng hoạt động này vận động, phát triển
đạt được mục đích xác định"
1.2.2. Các cơng trình nghiên cứu đề cập đến các nội dung quản lý nhà
nước về du lịch
S.Medlik [145] đã cho rằng, trong du lịch, các chính sách phải dựa trên

một kết hợp chặt chẽ của kinh tế, chính trị, xã hội và các đối tượng về không
gian. Những đối tượng này phải được đặt vào một khn khổ mang tính quyết
định mà chức năng chính của nó là việc đạt được mục tiêu với những ý nghĩa cụ
thể trong một khoảng thời gian nhất định. Thiết lập chính sách trong du lịch
khơng phải là một nhiệm vụ phức tạp với chính phủ, mà là việc phát triển thông
qua sự cộng tác với các tổ chức du lịch và ngành công nghiệp du lịch.
Khi đề cập đến vấn đề quản lý du lịch của Thái Lan chuẩn bị sẵn sàng để
hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015, Sokxay Soutthaveth
[118] đã có kiến nghị Nhà nước phải chú ý đến vấn đề quản lý du lịch bền vững,
sử dụng tài sản vốn có gây ảnh hưởng ít nhất đến mơi trường và sử dụng lợi ích
lâu dài, chú ý đến hoạt động du lịch gây ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân,
nhất là nền văn hoá, phong tục tập quán của các cộng đồng dân cư.
Tác giả Eknalin Keosi [85] khi nghiên cứu vấn đề sử dụng các biện pháp
pháp lý đối với quản lý khách du lịch trong việc mua bán dịch vụ du lịch theo
kiểu đóng tiền phí một lần giữa khách du lịch và các công ty dịch vụ lữ hành lớn
và nhỏ đã đưa phân tích đánh giá, việc thực hiện các biện pháp pháp lý của Thái
Lan và quốc tế về quản lý khách du lịch ở các nước trong Cộng đồng châu Âu,
như: Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Hà Lan… như ở châu Á là Nhật Bản. Phân
tích các vấn đề xảy ra khi có tranh chấp giữa khách du lịch và các công ty dịch
vụ lữ hành, khi họ đóng tiền phí cho cơng ty dịch vụ lữ hành trước khi họ đi
tham quan, khi đăng ký hợp đồng phải có điều kiện xác định trả lại cho khách du
lịch ở trường hợp có vấn đề xảy ra trong chương trình đi du lịch, đề ra những vấn


×