Bài 4
GIÁO DỤC Kĩ NĂNG SỐNG QUA MÔN
GDCD TRƯỜNG THPT
MỤC TIÊU
Sau khi được tập huấn bài này, HV có khả năng :
•
Phân tích được khả năng giáo dục KNS qua môn
GDCD trường THPT
•
Nêu được mục tiêu giáo dục KNS qua môn GDCD
trường THPT
•
Phân tích được chương trình tích hợp giáo dục
KNS để nắm được những nội dung giáo dục KNS
và các PP/KTDH tích cực được sử dụng để giáo
dục KNS qua môn GDCD trường THPT
Hoạt động 1
Tìm hiểu khả năng giáo dục KNS qua
môn GDCD
Cách tiến hành
Sử dụng kĩ thuật DH “Suy nghĩ- cặp đôi- chia sẻ”:
-Cá nhân đọc tài liệu (mục I Phần hai, trang 38) và dựa
vào kinh nghiệm của bản thân để hoàn thành phiếu
học tập số 1 (suy nghĩ)
-Thảo luận với người bên cạnh để điều chỉnh, bổ sung
phiếu học tập mà cá nhân đã thực hiện (cặp đôi ).
-Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước
lớp (chia sẻ)
Phiếu học tập số 1
Đọc mục I phần hai Tài liệu GDKNS trong
môn GDCD trườngTHPT và dựa vào kinh
nghiệm dạy học của bản thân, anh/ chị hãy
trả lời 2 câu hỏi :
1. Khả năng giáo dục KNS qua môn GDCD thể
hiện như thế nào?
2. Hãy liệt kê các KNS có thể hình thành qua môn
GDCD trường THPT?
Kết luận
1. Môn GDCD là môn học có nhiều khả
năng giáo dục KNS, thể hiện :
1.1. Nhiệm vụ và nội dung môn GDCD chứa đựng
những yếu tố của giáo dục KNS, phù hợp với
trọng tâm của giáo dục KNS là quá trình đối
thoại, tương tác lẫn nhau, sử dụng vốn kinh
nghiệm của người học để thực hành kĩ năng;
phù hợp với cách tiếp cận làm thay đổi hành vi
của người học trên cơ sở nhận thức về các vấn
đề của cuộc sống.
1.2. Một trong những đặc điểm của môn
GDCD là sự tích hợp nhiều nội dung
giáo dục, trong đó có các nội dung giáo
dục về các vấn đề xã hội. Vì vậy việc tích
hợp nội dung giáo dục KNS vào môn
GDCD là điều có thể thực hiện và phù
hợp với xu thế hiện nay.
1.3. Việc giáo dục các chuẩn mực xã hội
không thể chỉ xuất phát từ yêu cầu của
nhà giáo dục mà phải xuất phát từ quyền
lợi và nhu cầu phát triển của HS. Giáo dục
KNS giúp HS có những kĩ năng thiết thực
để sống an toàn, lành mạnh, có hiệu quả,
do đó HS hứng thú học tập và lĩnh hội các
chuẩn mực một cách chủ động, tự giác.
2. Có rất nhiều KNS có thể tích hợp trong môn GDCD
trường THPT:
-Kĩ năng đặt mục tiêu
-Kĩ năng từ chối
-Kĩ năng giao tiếp
-Kĩ năng giải quyết vấn đề
-Kĩ năng tư duy phê phán
-Kĩ năng xác định giá trị
-Kĩ năng ra quyết định
-Kĩ năng hợp tác
-Kĩ năng tự nhận thức
-Kĩ năng tự quản
-Kĩ năng tự tin
-Kĩ năng tìm kiếm và xữ lí thông tin
-Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm
-Kĩ năng ứng phó với căng thẳng
-Kĩ năng tư duy sáng tạo…
Hoạt động 2
Tìm hiểu Mục tiêu giáo dục KNS qua môn GDCD
trường THPT
Cách tiến hành
Sử dụng KT Đọc hợp tác
•
Cá nhân đọc mục II (Mục tiêu giáo dục KNS qua
môn GDCD trường THPT) và hoàn thành phiếu
học tập số 2.
•
Chia sẻ kết quả đọc của mình theo nhóm, giải
thích thắc mắc cho nhau, thống nhất với nhau ý
chính của phần đọc.
Phiếu học tập số 2
•
Đọc mục II Phần hai (Tài liệu bồi dưỡng) và nêu
tóm tắt mục tiêu giáo dục KNS qua môn GDCD
trường THPT.
Kết luận:
Việc giáo dục KNS trong môn GDCD THPT nhằm:
-Trang bị cho HS các KNS cần thiết, phù hợp với
lứa tuổi học sinh THPT.
-Giúp các em biết sống và ứng xử phù hợp trong
các mối quan hệ với những người thân trong gia
đình, với thầy cô giáo, bạn bè và những người xung
quanh; với cộng đồng, quê hương, đất nước, nhân
loại và với môi trường tự nhiên.
-Giúp các em biết sống tích cực, chủ động, hài hòa,
lành mạnh, có kỉ luật, có kế hoạch phù hợp với các
chuẩn mực đạo đức, pháp luật,…
-Phòng, tránh được các nguy cơ gây ảnh hưởng
xấu đến sự phát triển thể chất và tinh thần của các
em, để các em trở thành người có trách nhiệm với
bản thân, bạn bè, gia đình và cộng đồng…
Hoạt động 3
Tìm hiểu chương trình tích hợp giáo dục
KNS qua môn GDCD trường THPT
Thảo luận nhóm
Nhiệm vụ của nhóm :
Nhóm 1: Nghiên cứu chương trình tích hợp lớp 10
Nhóm 2: Nghiên cứu chương trình tích hợp lớp 11
Nhóm 3: Nghiên cứu chương trình tích hợp lớp 12
Cách tiến hành :
•
HV làm việc cá nhân và hoàn thành phiếu học
tập số 3.
•
Thảo luận nhóm về chương trình tích hợp GD
KNS của cấp học để bổ sung, điều chỉnh
chương trình, ghi kết quả thảo luận ra giấy A0.
•
Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận, lớp
nhận xét, bổ sung.