Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Phân tích cung cầu và giá cả thị trường của mặt hàng cá tra trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.77 KB, 17 trang )

PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lời cam đoan
- Chúng tôi xin cam đoan nội dung bài thảo luận này hoàn toàn được hình
thành và phát triển bởi chính các thành viên trong nhóm, được thực hiện trên cơ
sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu giáo trình và dưới sự hướng dẫn tận tình,
khoa học của cô giáo.
2.Đối tượng nghiên cứu
-Các tác nhân trong nền kinh tế luôn phải thực hiện sự lựa chọn và hành vi
đó của họ được lý giải thông qua nghiên cứu trong kinh tế học vi mô. Qua sự
hiểu biết và tìm tòi chúng ta có thể hiểu rõ hơn về tình hình cung cầu cá tra ở
nước ta giai đoạn 2010-2017, về chính sách, sự quan tâm của chính phủ đối với
ngành thủy sản nói chung và cá tra nói riêng. Từ đó sinh viên được rèn luyện ký
năng làm việc nhóm, củng có nhiều hơn kiến thức và kinh nghiệm cho công việc
học tập, làm việc sau này.
3.Lý do chọn đề tài
-Việt Nam nằm bên bờ tây của Biển Đông, là một vùng biển lớn của Thái
Bình Dương, có diện tích 3.448.000 km2, có bờ biển dài 3260 km. Vùng nội
thủy và lãnh hải rộng 226.000 km2., vùng biển đặc quyền kinh tế rộng hơn 1
triệu km2 với hơn 4.000 hòn đảo, tạo nên 12 vịnh, đầm phá với tổng diện tích
1.160 km2 được che chắn tốt để chú đậu tàu thuyền. Biển Việt Nam có tính đa
dạng sinh học khá cao, cũng là nơi phát sinh và phát tán của nhiều nhóm sinh vật
biển vùng nhiệt đới Ấn Độ-Thái Bình Dương với chừng 11.000 loài sinh vật
được phát hiện.
-Nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường bờ biển dài rất thuận
lợi phát triển hoạt động khai tác và nuôi trồng thủy sản. Với chủ trương thúc đẩy
phát triển của chính phủ , hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thủy sản đã có bước
phát triển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua.
-Cá tra, cá ba sa là một trong những loài cá nuôi truyền thống của người
dân đồng bằng sông Cửu Long, do có nhiều ưu điểm dễ nuôi, nguồn cung cấp
giống ổn định , thức ăn dễ kiếm...Từ những năm 1960, cá Tra , cá Ba sa được
nuôi dưới dạng quảng canh trong vườn cho chất lượng thấp, sản lượng nhỏ, chủ




yếu là nguồn cung cấp thực phẩm cho địa phương, hiệu quả kinh tế thấp. Từ năm
1997, khi thị trường xuất khẩu được mở ra, ngành nuôi cá da trơn hầu như đã
được thay đổi hoàn toàn hướng đến mục tiêu chính là xuất khẩu. Từ nuôi quảng
canh chuyển sang nuôi thâm canh, cho ăn thức ăn công nghiệp hoặc tự chế, chất
lượng được nâng lên, hiệu quả sản xuất không ngừng tăng lên, đã trở thành
ngành có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao. Do vậy cá tra và cá ba sa đã được phát
triển nuôi với tốc độ nhanh tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, góp phần
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn tạo thêm việc làm, nâng cao đời
sống nhân dân trong vùng, nâng cao giá trị xuất khẩu kim ngạch thủy sản.
-Trong những năm qua, với việc nuôi trồng và xuất khẩu một lượng cá tra
lớn, doanh nghiệp đã đạt được những bước đi lớn trong kinh doanh. Tuy nhiên
trong giai đoạn 2010-2017 theo nhiều chuyên gia nhận định, cá tra Việt Nam đã
phải nỗ lực rất nhiều cũng như tong thời gian tới. Bất kỳ sự thay đổi nào về cấu
trúc thị trường đều tạo ra khó khăn, bất lợi và có cả những yếu tố thuận lợi, cơ
hội mới cho ngành. Với sự dịch chuyển từ thị trường EU sang Mỹ trong những
năm 2010-2012, ngành cá tra đã trải qua biến động hết sức lớn.
-Với mong muốn tìm hiểu và làm rõ vấn đề này, nhóm 8 trong học phần
kinh tế vi mô đã chọn nghiên cứu đề tài : “ Phân tích cung cầu và giá cả thị
trường của mặt hàng cá tra trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2017”.
4.Phương pháp nghiên cứu
-Phân tích cung cầu hàng hóa, giá cả thị trường và các mối quan hệ giữa
chúng. Nghiên cứu sự can thiệp của chính phủ vào thị trường.
-Trao đổi, tìm kiếm thông tin qua sách vở, báo đài, các phương tiện thông
tin đại chúng.
-Làm rõ hành vi của các doanh nghiệp, nguồn lao động của thị trường, các
yếu tố đầu vào như : lao động, vốn,...
-Nội dung nghiên cứu được chia thành nhiều khía cạnh nhỏ cho từng
thành viên trong nhóm nghiên cứu và được tổng hợp lại:

+Tìm hiểu về tình hình cung cầu của cá tra trên thị trường.
+Tìm hiểu về giá trần, giá sàn.


+Các chính sách của nhà nước và lựa chọn của doanh nghiệp.
-Kết hợp phân tích đánh giá khách quan và nêu quan điểm của từng thành
viên về đề tài nghiên cứu.

PHẦN II. NỘI DUNG
I.Cơ sở lý thuyết cầu:
1.Hàm cầu

- Khái niệm: Cầu (D) là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua
muốn mua và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một
khoảng thời gian nhất định, các yếu tố khác nhau không đổi.
- Lượng cầu (QD): là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà người mua
muốn mua và sắn sàng mua tại các mức giá đã cho trong khoảng thời gian
nhất định.
Hàm cầu thuận: QD = a – bP = f(h)
Hàm cầu ngược: PD = a/b – 1/bQ = f(Qx)

(*)

2.Quy luật cầu

Số lượng hàng hóa được cầu trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi
giá của hàng hóa đó giảm xuống và ngược lại, giả định các yếu tố khác không
đổi.
 Giá cả của hàng hóa tăng lên thì lượng cầu giảm P↑ → QP↓.
 Giá cả của hàng hóa giảm thì lượng cầu tăng P↓ → QP↑.



3.Đồ thị đường cầu

P
●A

PA
ΔP

●B

PB
ΔQ

D
O

QA

QB

Q

4.Cầu cá nhân và cầu thị trường :

- Cầu thị trường bằng tổng các mức cầu cá nhân. Đường cầu thị trường
được xác định bằng cách cộng theo chiều ngang các lượng cầu cá nhân
tương ứng ở mỗi mức giá.


P

P

P

16

16

16

Người tiêu
dùng A

8

Người tiêu
dùng B

8

8



Thị trường

4
O


4

8

Q

O

4

8

Q

O

4

8

12

Q


5.Các yếu tố tác động đến cầu :

- Thu nhập của người tiêu dùng (M).
 Đối với hàng hóa xa xỉ, thông thường: M↑↓ → D↑↓

 Đối với những hàng hóa thứ cấp ( Ngô, khoai, … ): M↑↓ → D↓↑
- Giá cả của hàng hóa liên quan (PK).
 Hàng hóa thay thế ( chè và cafe …..) Px↑↓ → Dy↑↓
 Hàng hóa bổ sung ( ga và bếp ga ….) Px↑↓ → Dy↓↑
- Dân số (N) N↑↓ ↔ D↑↓
- Chính sách của Chính phủ: Thuế, trợ cấp, hạn ngạch, …
+ Đánh thuế tiêu dùng → D↓
+ Trợ cấp tiêu dùng → D↑
- Kỳ vọng thu nhập, giá cả.
- Thị hiếu, phong tục, tập quán, hiện đại, quảng cáo, ……
- Các nhân tố khác: Môi trường tự nhiên, điều kiện thời tiết, khoa học, chính
trị, ……
6.Sự di chuyển và dịch chuyển đường cầu:

- Sự di chuyển ( trượt dọc ) trên đường cầu là sự thay đổi của lượng cầu do
giá của chính hàng hóa đang xét thay đổi ( Là sự di chuyển từ điểm này tới
điểm khác trên cùng đường cầu ).


- Sự di chuyển đường cầu là sự dịch chuyển toàn bộ đường cầu sang trái
hoặc sang phải ( do có sự thay đổi trong bất kỳ yếu tố nào ngoài giá của
bản thân hàng hóa đang xét ).

P
P1

A


Dịch chuyển


●B

P2

O

Di chuyển

Q1

Q2

Q

7.Độ co dãn của cầu:
7.1. Độ co dãn của cầu theo giá :

- Là hệ số ( tỷ lệ ) giữa % thay đổi trong lượng cầu so với % thay đổi trong
giá cả của hàng hóa đó.
- Khi giá cả tăng 1% thì lượng cầu của hàng hóa đó giảm bao nhiêu % và
ngược lại.
- Hệ số co dãn của cầu theo giá đo lường mức độ phản ứng của giá cả so với
lượng cầu ( các số khác không đổi ).

= <0
Công thức:=

= : =


Các trường hợp co dãn :


- │E│ > 1: Cầu co dãn theo giá, %∆Q > %∆P
- │E│ <1: Cầu kém co dãn theo giá, %∆Q < %∆P
- │E│ = 1: Cầu co dãn đơn vị, %∆Q = %∆P
- │E│ = 0: Cầu hoàn toàn không co dãn
- │E│ = ∞: Cầu co dãn hoàn toàn

P

| = +∞
| >1
|=1
|| < 1
|=0

O

Q

Mối quan hệ giữa hệ số co dãn của cầu theo giá và tổng doanh thu:
- Tại miền cầu kém co dãn: || < 1
%∆Q < %∆P → P↑ → TR↑
- Tại miền cầu co dãn: || > 1
%∆Q > %∆P → P↑ → TR↓


- Tại miền cầu co dãn đơn vị: || = 1
%∆Q = %∆P → P↑ → TR đạt max

Các nhân tố ảnh hưởng đến độ co dãn của cầu theo giá:
- Sự sẵn có của hàng hóa thay thế.
- Tỷ lệ thu nhập chi tiêu cho hàng hóa.
- Khoảng thời gian khi giá thay đổi.
7.2. Độ co dãn của cầu theo giá chéo :

- Là sự thay đổi tính theo % của lượng cầu chia cho sự thay đổi của giá
hàng hóa có liên quan.
Công thức :

= = × = ×
Các trường hợp của hệ số co dãn của cầu theo giá chéo:
- Khi > 0 thì Y là 2 hàng hóa thay thế.
- Khi < 0 thì X và Y là 2 hàng hóa bổ sung.
- Khi = 0 thì X và Y là 2 hàng hóa độc lập nhau.
→ cho thấy mức độ nhạy cảm của cầu của một loại sản phẩm đối với chiến lược
giá của 1 doanh nghiệp có liên quan
7.3. Độ co dãn của cầu theo thu nhập:

- Là hệ số phản ánh % thay đổi trong lượng cầu so với % thay đổi
trong thu nhập.


- Đo lượng mức độ phản ứng của thu nhập của người tiêu dùng so với
lượng cầu ( các nhân tố khác không đổi ).
Công thức :

= = × = ×
Phân loại hàng hóa theo :
- > 1: Hàng hóa đang xét là hàng hóa xa xỉ.

- 0 < < 1: Hàng hóa đang xét là hàng hóa thông thường.
-

> 1: Hàng hóa đang xét là hàng hóa thiết yếu.

-

< 0: Hàng hóa đang xét là hàng hóa thứ cấp.

II. Cơ sở lý thuyết cung:
1.Hàm cung:

- Cung (S) là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người bán có khả
năng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định các
yếu tố khác nhau không đổi.
- Lượng cung (QS) là số lượng hàng hóa hay dụng cụ phổ biến mà
người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở một mức giá nhất định.
Hàm cung thuận: QS = c + dP
Hàm cung ngược: P = -(c/d) + (1/d) QS
2.Luật cung:

Số lượng hàng hóa được cung trong khoảng thời gian nhất định tăng lên
khi giá của nó tăng lên và ngược lại, giả định các yếu tố khác nhau không đổi.


 Giá tăng thì lượng cung tăng P↑ → QS↑
 Giá giảm thì lượng cung giảm P↓ → QS↓
3.Đồ thị đường cung:

S0


P
B
P1

Độ dốc của đường cung


A



P0

tgα = = = > 0

ΔP
ΔQ

O

Q0

Q1

Q

4.Cung của hãng và cung thị trường:

Cung thị trường bằng tổng các mức cung của các hãng. Đường cung được xác

định bằng cách cộng theo chiều ngang các lượng cung của từng hàng tương ứng
P
tại mỗi mức giá.

P

P

SA

SB

4

4

4

2

2

2

O

4
8
Hãng A


Q

O

4
Q
Hãng B

5.Các yếu tố tác động đến cung:

- Tiến bộ công nghệ (T).

S

6

O

4
8
12
Thị trường

Q


- Giá của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất (PI).
- Giá của các hàng hóa liên quan trong sản xuất (PR).
Hàng hóa thay thế trong sản xuất: PX↑↓ → SY↓↑
Hàng hóa bổ sung trong sản xuất: PX↑↓ → SY↑↓

- Lãi suất: lãi suất tăng, đầu tư giảm, cung giảm.
- Các chính sách kinh tế của chính phủ: chính sách thuế, chính sách
trợ cấp.
- Số lượng nhà sản xuất trong ngành (F).
- Kỳ vọng: giá cả (P2) và thu nhập.
- Điều kiện thời tiết khí hậu.
- Môi trường kinh doanh.
6.Sự di chuyển và dịch chuyển đường cung:

- Sự di chuyển ( trượt dọc ) trên đường cung là sự thay đổi của lượng
cung do giá của chính hàng hóa đang xét thay đổi, giả định các yếu
tố khác không đổi.
- Sự dịch chuyển đường cung do các yếu tố khác ngoài giá thay đổi,
dẫn đến sự thay đổi làm cho đường cung dịch chuyển sang phải
hoặc trái.


Dịch chuyển
S1

P

S0

A


PA

B


PB

S2



Di chuyển

O

QB

QA

Q

7.Độ co dãn của cung theo giá:

- Là tỷ lệ giữa phần trăm thay đổi của lượng cung so với phần trăm
thay đổi của giá. Luôn có giá trị không âm. Thể hiện khả năng linh
hoạt của người bán trong việc thay đổi lượng hàng hóa mà họ sản
xuất khi có sự thay đổi về giá.
=

= × = ×

Phân loại độ co dãn của cung theo giá:
-


> 1: Cung co dãn nhiều.

-

<1: Cung kém co dãn.

-

= 1: Cung co dãn đơn vị.

-

= 0: Cung không co dãn so với giá.

-

= ∞: Cung co dãn hoàn toàn.


III. Cân bằng thị trường:
1.Vượt cầu

- Vượt cầu tồn tại khi lượng cầu lớn hơn lượng cung ở một mức giá xác định.
- Khi vượt cầu xảy ra người mua có khuynh hướng cạnh tranh nhau để mua
được sản phẩm ở mức giá đó với lượng cung hạn chế. Do đó trên thị trường có
thể xảy ra sự điều chỉnh các mức giá khác nhau một cách tự động dù lượng cung
không đổi. Tại mức giá vượt cầu có thể xảy ra 2 tình huống :
+Lượng cầu giảm vì người mua có thể chọn sản phẩm thay thế.
+Lượng cung tăng do người chung ứng bán được giá cao hơn và họ tăng
sản lượng khi giá tăng.

-Từ đó ta có thể kết luận khi lượng cầu vượt lượng cung, giá có khuynh hướng
tăng lên. Khi giá trong thị trường tăng, lượng cầu giảm và lượng cung tăng cho
dến khi lượng cung bằng lượng cầu, thị trường đạt trạng thái cân bằng.
2.Vượt cung

- Vượt cung tồn tại khi lượng cung lơn hơn lượng cầu tại 1 mức giá xác định.
- Khi vượt cung xảy ra thị trường có khuynh hướng điều chỉnh các mức giá
khác nhau một cách tự động với lượng cung không đổi. Chẳng hạn người bán sẽ
giảm giá để khuyến khích người mua hàng bằng các chính sách khuyến mãi,
giảm giá. Tình trạng vượt cung sẽ gây ứ đọng hàng hóa do đó để giải quyết tình
trạng này người bán buộc phải giảm giá hoặc giảm lượng cung hoặc cả 2. Tiến
trình điều chỉnh lượng và giá cung cầu này sẽ cong tiếp tục cho đến khi tình
trạng vượt cung không cong nữa
- Từ đó ta có thể kết luận khi lượng cung vượt lượng cầu , giá có khuynh
hướng giảm xuống. Khi giá giảm lượng cung chắc chắn sẽ giảm, lượng cầu chắc
chắn sẽ tăng lên cho đến khi lượng cung bằng với lượng cầu, thị trường đạt trạng
thái cân bằng.
3.Trạng thái cân bằng trên thị trường

-Mức giá thị trường trong trạng thái cân bằng được gọi là giá cân bằng. Giá
cân bằng là mức giá mà tại đó số lượng sản phẩm mà người mua muốn mua
đúng bằng số lượng sản phẩm mà người bán muốn bán.


-Lượng hàng hóa được mua bán trong thị trường cân bằng được gọi là lượng
cân bằng.
-Sản lượng cân bằng là mức sản lượng mà tại đó giá sản lượng người mua
muốn mua đúng bằng giá sản lượng mà người bán muốn bán.
4.Sự thay đổi rạng thái cân bằng trên thị trường.


-Cung và cầu quyết định số lượng hàng hóa và giá cả trên thị trường. Vì vậy
khi cung cầu thay đổi giá cả và sản lượng trên thị trường thay đổi. Ta có 3 trường
hợp:
 Trường hợp 1:cung không đổi, cầu thay đổi:
 Cầu tăng cung không đổi: khi cầu của một mặt hàng tăng lên,
cung không đổi, đường cầu dịch chuyển sang phải, đường cung
không đổi. Thị trường sẽ cân bằng tại điểm cân bằng mới tại đó
giá cân bằng mới sẽ cao hơn mức giá cân bằng cũ và lượng cân
bằng mới sẽ lớn hơn lượng cân bằng cũ. Điều đó cho thấy khi cầu
mặt hàng tăng lên, cung mặt hàng đó không đổi thì giá cả và
lượng mua bán trên thị trường sẽ tăng lên.
 Cầu giảm cung không đổi: khi cầu của 1 mặt hàng giảm xuống,
cung không đổi đường cầu dịch chuyển sang trái, đường cung
đứng yên. Thị trường sẽ cân bằng tại điểm cân bằng mới mà tại
đó mức giá cân bằng sẽ thấp hơn mức giá cân bằng cũ và lượng
cân bằng mới sẽ thấp hơn lượng cân bằng cũ. Điều này cho thấy
khi cầu của 1 mặt hàng giảm xuống, cung của mặt hàng đó không
đổi thì giá cả và lượng cân bằng trên thị trường sẽ giảm xuống.

IV. Vận dụng cung cầu
1. Biện pháp can thiệp gián tiếp
1.1 Chính sách thuế:

Giả sử chính phủ đánh thuế t đồng trên một đơn vị hành hoá được bán ra
phản ứng của người bán là họ muốn được trả một mức giá thị trường cao hơn
trước t đồng tại mọi số lượng được bán ra. Điều đó có nghĩa là đường cung sẽ
dịch chuyển song song lên một đoạn bằng đúng khoản thuế t như hình trên.


Đường cầu của người tiêu thụ không có lí do gì để thay đổi. Trên đó thị giá

cân bằng tăng từ P1 lên P2 và lượng cân bằng giảm từ Q1 xuống Q2. Gía cân
bằng cao hơn có nghĩa là người sản xuất đã chuyển được phần nào gánh nặng
thuế sang cho người tiêu dùng, cụ thể là khoản E2A trên đồ thị. Nhưng mức
thuế mọi người tiêu dùng gánh chịu qua giá mua nhỏ hơn mức thuế mà người
sản xuất phải nộp (E2A<1), do đó người sản xuất cũng phải gánh chịu một
phần thuế là AB=t-E2A
 Hai trường hợp đặc biệt:
 Đường cầu co dãn hoàn toàn theo giá thì người sản xuất phải gánh
chịu toàn bộ khoản thuế (hình a)
 Đường cầu không co dãn hoàn toàn theo giá thì người tiêu dùng
phải gánh chịu toàn bộ khoản thuế (hình b)
1.2 Chính sách trợ cấp:

Giả sử chính phủ trợ cấp S đồng trên một đơn vị hàng hoá đối với người sản
xuất, họ có thể cung ứng mức sản lượng cao hơn trước ở tất cả mức giá có thể có
trên thị trường. Điều đó có nghĩa là đường cung sẽ dịch chuyển sang phải hay
dịch chuyển xuống dưới một khoản bằng đúng khoản trợ cấp S như hình trên
Đường cầu của người tiêu thụ không có lí do gì để thay đổi. Trên đồ thị giá
cân bằng giảm từ P1 xuống P2 và lượng cầu cân bằng tăng từ Q1 lên Q2. Gía cân
bằng thấp hơn có nghĩa là người tiêu dùng cũng hưởng lợi từ chính sách trợ cấp,
cụ thể là họ mua sản phẩm với mức giá thấp hơn một khoản E1C trên đồ thị,do
đó người sản xuất chỉ hưởng một phần trợ cấp là đoạn CD=s-E1C
 Xét 2 trường hợp đặc biệt sau :
 Đường cầu co dãn hoàn toàn theo giá thì sản xuất hưởng toàn bộ
khoản trợ cấp (hình a)
 Đường cầu không co dãn hoàn toàn theo giá thì người tiêu dùng
hưởng toàn bộ khoản trợ cấp (hình b)
2. Biện pháp can thiệp trực tiếp
Đôi khi sự thay đổi trong cầu hay cung hàng hoá và dịch vụ đem đến giá
cao hay thấp bất thường có thể làm cho các thành phần nào đó trong xã hội được

và mất một cách không công bằng, chính phủ có thể can thiệp trực tiếp hay gián
tiếp vào thị trường để điều chỉnh. Để tránh tình trạng cao bất thường, chính phủ


có thể ấn định giá trần,theo luật giá cả không thể tăng trên mức giá đó. Cả hai
trường hợp, chính phủ cố gắng đạt đến mục tiêu công bằng trong phân phối hàng
hoá và dịch vụ . Sự bất lợi của giá trần và giá sàn là nó không thể ngăn ngừa các
thị trường di chuyển đến điểm cân bằng. Nó có thể gây ra sự thặng dư hay khan
hiếm trầm trọng và kéo dài hơn so với tình trạng thị trường tự do
Giá trần (hay giá tối đa – Pmax)
Giá trần là mức giá tối đa bắt buộc, nhằm điều chỉnh mức giá thấp hơn
mức giá cân bằng của thị trường hiện tại. Gía trần được đặt ra để bảo vệ lợi ích
của người tiêu dùng
Đối với người sản xuất sẽ chịu thiệt vì phải cung cấp ở mức giá thấp hơn
mức giá mong muốn. Người bán chỉ sẵn sàng cung cấp một lượng Qs thấp hơn
lượng cân bằng nhưng người mua lại muốn mua một lượng Qd lớn hơn lượng
cân bằng
Đối với người tiêu dùng, một số được lời vì mua được hàng hoá giá thấp,
một số bị thiệt vì không mua được hàng hoá nên phải mua ở thị trường không
hợp pháp với mức giá cao hơn mức giá cân bằng
Kết quả gây nên hiện tượng thiếu hụt hàng hoá và lúc này thị trường chợ
đen sẽ xuất hiện
Giá sàn (hay giá tối thiểu – Pmin)
Giá sàn là mức giá tối thiểu bắt buộc, nhằm điều chỉnh giá cao hơn mức
giá cân bằng của thị trường. Gía sàn được đặt ra để bảo vệ lợi ích của nhà sản
suất
Người sản suất sẽ sẵn sàng cung cấp một lượng hàng Qs lớn hơn lượng
cân bằng nhưng người mua chỉ muốn mua một lượng hàng Qd nhỏ hơn lượng
cân bằng. Người bán được lợi vì bán được hàng giá cao hơn mức giá cân bằng
Người tiêu dùng bị thiệt hại vì phải mua một lượng hàng hoá ở mức giá

cao hơn mức giá cân bằng trên thị trường
Kết quả gây nên hiện tượng dư thừa hàng hoá. Gía sàn được đặt ra để bảo
vệ lợi ích của nhà sản xuất




×