Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

bộ đề thi THPTQG 8 điểm môn sinh 21 30

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 81 trang )

ĐỀ THI THỬ NẮM CHẮC 8 ĐIỂM MÔN SINH
Tự Học 365 Max

ĐỀ SỐ 21 ĐẾN 30

ĐÂY LÀ MỤC LỤC
ĐỀ SỐ 21 ............................................................................................................................... 2
ĐỀ SỐ 22 ............................................................................................................................. 10
ĐỀ SỐ 23 ............................................................................................................................. 19
ĐỀ SỐ 24 ............................................................................................................................. 27
ĐỀ SỐ 25 ............................................................................................................................. 35
ĐỀ SỐ 26 ............................................................................................................................. 45
ĐỀ SỐ 27 ............................................................................................................................. 52
ĐỀ SỐ 28 ............................................................................................................................. 59
ĐỀ SỐ 29 ............................................................................................................................. 67
ĐỀ SỐ 30 ............................................................................................................................. 74

From: Tự Học 365 Team


Em nhớ in ra để làm cho tiện nhất, hiệu quả nhất. Đừng làm trên máy tính đau mắt
lắm. Ad đã tổng hợp lại thành 10 đề từng lần để em tiện in nhất.



Tất cả các đề đều có đáp án chi tiết từng câu. Nhỡ em làm không hiểu, có thể
kiểm tra. Ad đã để ở trong khóa học Tự Học 365 Max mà em đã đăng ký. (chứ in
đáp án làm chi cho tốn tiền)




Đây là nội dung khóa học: />


Với đề 8 điểm, em có thể không cần làm những câu cảm thấy khó đâu. Nhưng nếu
đã biết phải câu nào – PHẢI CHẮC CHẮN ĐÚNG CÂU ĐÓ.



Mục đích là không để mất 0,2, 0,25 điểm quý giá nào.



Tự Học 365 sẽ đồng hành cùng em.
Cố lên nhé <3

1


ĐỀ THI THỬ NẮM CHẮC 8 ĐIỂM MÔN SINH
ĐỀ SỐ 21

Tự Học 365 Max

Câu 1: Cho một số bệnh và hội chứng bệnh di truyền ở người:
(1) Bệnh phêninkêto niệu.

(2) Hội chứng Đao.

(3) Hội chứng Tơcnơ.


(4) Bệnh máu khó đông.

Những bệnh hoặc hội chứng bệnh có nguyên nhân do đột biến gen là:
A. (1) và (2).

B. (3) và (4).

C. (2) và (3).

D. (1) và (4).

Câu 2: Giả sử có một giống lúa có gen A gây bệnh vàng lùn. Để tạo thể đột biến có kiểu gen
aa có khả năng kháng bệnh, người ta thực hiện các công đoạn như sau:
(1) Xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến rồi gieo mọc thành cây.
(2) Chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh.
(3) Cho các cây kháng bệnh tự thụ phấn đề tạo dòng thuần.
(4) Cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh.
Quy trình tạo giống đúng theo thứ tự là
A. (1) → (4) → (2) → (3).

B. (1) → (4) → (3) → (2).

C. (4) → (1) → (3) → (2).

D. (4) → (1) → (2) → (3).

Câu 3: Thao tác nào sau đây thuộc một trong các khâu của kỹ thuật chuyển gen?
A. Dùng các hoocmôn phù hợp để kích thích tế bào lai phát triển thành cây lai.
B. Nối gen của tế bào cho và plasmit của vi khuần tạo nên ADN tái tổ hợp.
C. Cho vào môi trường nuôi dưỡng keo hữu cơ pôlietilen glycol để tăng tỉ lệ kết thành tế bào

lai.
D. Cho vào môi trường nuôi dưỡng các virut Xenđê đã bị làm giảm hoạt tính để tăng tỉ lệ kết
thành tế bào lai.

AB D d
AB D
X X với ruồi giấm
X Y cho F1 có
ab
ab
kiểu hình đồng hợp lặn về tất cả các tính trạng chiếm tỉ lệ 4,375%. Tần số hoán vị gen là
Câu 4: Ở phép lai giữa ruồi giấm có kiểu gen

A. 30%

B. 20%

C. 40%

D. 35%

Câu 5: Cho các quần thể ngẫu phối dưới đây:
(1) 100% Aa.
(2) 25% AA + 50% Aa + 25% aa = 1.
(3) 35% AA + 18% Aa + 47% aa = 1.

2


(4) 100% AA.

(5) 25% AA + 75% Aa = 1.
Số quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền là
A. 2

B. 3

C. 1

D. 4

Câu 6: Ở phép lai ♂AaBbDdEe x ♀AabbddEe.Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực,
cặp NST mang cặp gen Aa ở 10% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II
diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Trong quá trình giảm phân của
cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen Ee ở 2% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm
phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Ở đời con, loại hợp tử
không đột biến chiếm tỉ lệ là
A. 11,8%.

B. 2%

C. 0,2%

D. 88,2%

Câu 7: Một đoạn pôlipeptit gồm 4 axit amin có trình tự lần lượt là Val – Trp – Lys – Pro.
Biết rằng các codon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: Trp – UGG; Val – GUU; Lys –
AAG; Pro – XXA. Đoạn mạch gốc của gen mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit nói
trên có trình tự nuclêôtít là:
A. 5’ GTT – TGG – AAG – XXA 3’.


B. 5’ TGG – XTT – XXA – AAX 3’

C. 5’ XAA – AXX – TTX – GGT 3’.

D. 5’ GUU – UGG – AAG – XXA 3’

Câu 8: Biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc
lập. Ở đời con của phép lai AaBbDd x AaBBdd có số loại kiểu gen và số loại kiểu hình lần
lượt là:
A. 12 và 4.

B. 8 và 27

C. 27 và 8

D. 18 và 4

Câu 9: Cho một cây tự thụ phấn thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình 43,75% cây hoa đỏ: 56,25%
cây hoa trắng. Trong số những cây hoa đỏ ở F1, tỉ lệ cây thuần chủng là:
A. 3/7

B. 1/16

C. 1/4

D. 1/9

Câu 10: Một loài thực vật có bộ NST 2n = 14. Một thể đột biến bị mất 1 đoạn ở NST số 1,
đảo 1 đoạn ở NST số 5. Khi giảm phân bình thường sẽ có bao nhiêu phần trăm giao tử mang
đột biến?

A. 50%

B. 25%

C. 75%

D. 12,5%

Câu 11: Thế hệ xuất phát của một quần thể tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen là 0,1AA : 0,4Aa :
0,5 aa. Theo lí thuyết, ở thế hệ F3 loại kiểu gen aa chiếm tỉ lệ là:
A. 50%.

B. 60%.

C. 65%

D. 67,5%

Câu 12: Cho các nhận định sau:
(1) Trong số các đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế một cặp nuclêôtít là gây hại ít
nhất cho cơ thể sinh vật.
(2) Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen cấu trúc.
(3) Trong bất cứ trường hợp nào, tuyệt đại đa số đột biến điểm là có hại.

3


(4) Đột biến điểm cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật.
(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp gen mà
nó tồn tại.

Có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về đột biến điểm?
A. 5

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 13: Cho các nhận định sau:
(1) Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu
hình.
(2) Các gen trong tế bào không tương tác trực tiếp với nhau mà chỉ có sản phẩm của chúng
tác động qua lại với nhau để tạo nên kiểu hình.
(3) Tương tác gen và gen đa hiệu phủ nhận học thuyết đi truyền của Menđen.
(4) Nhiều cặp gen có thể tác động đến sự biểu hiện của một tính trạng được gọi là gen đa
hiệu.
Có bao nhiều nhận định không đúng?
A. 2

B. 4

C. 1

D. 3

Câu 14: Cho các nhận định sau:
(1) Mỗi tính trạng đều do một cặp nhân tố di truyền quy định.
(2) Trong tế bào, các nhân tố di truyền hòa trộn vào nhau.
(3) Bố (mẹ) chỉ truyền cho con (qua giao tử) 1 trong 2 thành viên của cặp nhân tố di truyền.

(4) Trong thụ tinh, các giao tử kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên tạo nên các hợp tử.
Có bao nhiêu nhận định không đúng theo quan điểm di truyền của Menden?
A. 1

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 15: Đoạn mạch thứ nhất của gen có trình tự nuclêôtít là 3’- AAAXXAGGGTGX - 5’. Tỉ
(A + G)
lệ
ở đoạn mạch thứ 2 của gen là
(T + X)
A. 1/4

B. 1

C. 1/2

D. 2

Câu 16: Trong tạo giống cây trồng, phương pháp nào dưới đây cho phép tạo ra cây lưỡng bội
đồng hợp tử về tất cả các gen?
A. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn.
B. Nuôi cấy hạt phần trong ống nghiệm tạo các mô đơn bội, sau đó xử lí bằng cônsixin.
C. Lai hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
D. Lai tế bào xôma khác loài.


4


Câu 17: Đặc điểm nào dưới đây không đúng với quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực?
(1) Có sự hình thành các đoạn okazaki.
(2) Sử dụng 8 loại nuclêôtít làm nguyên liệu trong quá trình nhân đôi.
(3) Trên mỗi phân tử ADN chỉ có một điểm khởi đầu tái bản.
(4) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
(5) Enzim ADN pôlimeraza làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN.
Phương án đúng là
A. (1), (4).

B. (3), (5).

C. (2), (3), (4).

D. (1), (2), (4).

Câu 18: Ở một loài động vật, cho con cái (XX) mắt đỏ thuần chủng lai với con đực (XY) mắt
trăng thuần chủng được F1 đồng loạt mắt đỏ. Cho con đực F1 lai phân tích, đời Fb thu được
50% con đực mắt trắng, 25% con cái mắt đỏ, 25% con cái mắt trắng.Nếu cho F1 giao phối tự
do thì ở F2, loại cá thể đực mắt đỏ chiếm tỉ lệ là :
A. 6,25%.

B. 25%.

C. 18,75%.

D. 37,5%.


Câu 19: Xét các kết luận sau:
(1) Liên kết gen hoàn toàn hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
(2) Các cặp gen càng nằm ở vị trí gần nhau thì tần số hoán vị gen càng cao.
(3) Số lượng gen nhiều hơn số lượng NST nên liên kết gen là phổ biến.
(4) Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST khác nhau thì không liên kết với nhau.
(5) Số nhóm gen liên kết bằng số NST đơn có trong tế bào sinh dưỡng.
Có bao nhiêu kết luận đúng ?
A. 5

B. 4

C. 2

D. 3

Câu 20: Ở người, đột biến nào trong các dạng đột biến cấu trúc NST dưới đây gây nên hội
chứng tiêng mèo kêu?
A. Lặp đoạn NST.

B. Chuyển đoạn NST. C. Đảo đoạn NST.

D. Mất đoạn NST.

Câu 21: Cho các nhận định sau:
(1) Trong cùng một kiểu gen, các gen khác nhau có mức phản ứng khác nhau.
(2) Mức phản ứng phụ thuộc vào kiểu gen của cơ thể và môi trường sống.
(3) Tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp hơn tính trạng số lượng.
(4) Mức phản ứng quy định giới hạn năng suất của cây trồng và vật nuôi.
(5) Các cá thể có ngoại hình giống nhau thì có mức phản ứng giống nhau.
(6) Trong cùng một giống thuần chủng, các cá thể có mức phản ứng giống nhau.

Có bao nhiêu nhận định trên là đúng?

5


A. 3

B. 4

Câu 22: Một cá thể có kiểu gen Aa

C. 5

D. 2

BD
, tần số hoán vị gen giữa hai gen B và D là 30%. Tỉ
bd

lệ loại giao tử aBD là
A. 7,5%.

B. 17,5%.

C. 35%

D. 15%

Câu 23: Người ta dùng kĩ thuật chuyển gen để chuyển gen kháng thuốc kháng sinh
tetraxiclin vào vi khuẩn E. coli không mang gen kháng thuốc kháng sinh. Để xác định đúng

dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp mong muốn, người ta đem nuôi các dòng vi khuẩn này
trong một môi trường có nồng độ tetraxiclin thích hợp. Dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp
mong muốn sẽ
A. bị tiêu diệt hoàn toàn.
B. sinh trưởng và phát triển bình thường.
C. tồn tại một thời gian nhưng không sinh trưởng và phát triển.
D. sinh trưởng và phát triển bình thường khi thêm vào môi trườņg một loại thuốc kháng sinh
khác.
Câu 24: Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẫu mô của một cơ
thể thực vật rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây. Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động
vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau cũng có thể
tạo ra nhiều con vật quý hiếm. Đặc điểm chung của hai phương pháp này là
A. đều thao tác trên vật liệu di truyền là ADN và nhiễm sắc thể.
B. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen đồng nhất.
C. các cá thể tạo ra rất đa dạng về kiểu gen và kiều hình.
D. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen thuần chủng.
Câu 25: Ở vi khuẩn E.coli, giả sử có 6 chủng đột biến sau đây:
Chủng I: Đột biến ở gen cấu trúc A làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất
chức năng.
Chủng II: Đột biến ở gen cấu trúc Z làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị
mất chức năng
Chủng III: Đột biến ở gen cấu trúc Y nhưng không làm thay đổi chức năng của prôtêin.
Chủng IV: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị
mất chức năng.
Chủng V: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho gen này mất khả năng phiên mã.
Chủng VI: Đột biến ở vùng khởi động (P)của Operon làm cho vùng này bị mất chức năng
Khi môi trường có đường lactôzơ, có bao nhiêu chủng có gen cấu trúc Z, Y, A không phiên mã?
A. 2

B. 4


C. 1

D. 3

6


Câu 26: Trong tự nhiên, có bao nhiêu loại mã di truyền mà trong mỗi bộ ba có ít nhất 2
nuclêôtít loại G?
A. 18

B. 9

C. 37

D. 10

Câu 27: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định
thân thấp; gen B quy định hoa tím là trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; gen D
quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định quả vàng; gen E quy định quả tròn trội
hoàn toàn so với alen e quy định quả dài. Quá trình phát sinh giao tử đực và cái đều xảy ra
hoán vị gen giữa B và b với tần số 20% ; giữa gen E và e với tần số 40%.
Theo lí thuyết, ở đời con của phép lai

AB DE AB DE

loại kiểu hình thân cao, hoa trắng,
ab de ab de


quả dài, màu đỏ chiếm tỉ lệ là:
A. 18,75%.

B. 30,25%.

C. 1,44%.

D. 56,25%.

Câu 28: Xét hai cặp gen Aa và Bb nằm trên hai cặp NST thường tương đồng khác nhau.
Trong một quần thể ngẫu phối đang cân bằng di truyền, alen A có tần số là 0,3 và alen B có
tần số là 0,7. Kiểu gen Aabb trong quân thể chiếm tỉ lệ là:
A. 0.21.

B. 0,42.

C. 0,0378.

D. 0,3318.

Câu 29: Một loài thực vật lưỡng bội có 5 nhóm gen liên kết. Có 9 thể đột biến số lượng NST
được kí hiệu từ (1) đến (9). Bộ NST của mỗi thể đột biến như sau:
(1) có 22 NST. (2) có 25 NST. (3) có 12 NST.
(4) có 15 NST. (5) có 21 NST. (6) có 9 NST.
(7) có 11 NST. (8) có 35 NST. (9) cô 18 NST.
Trong 9 thể đột biến nói trên, có bao nhiêu thể đột biến thuộc loại lệch bội về 1 hoặc 2 cặp
NST?
A. 4

B. 2


C. 5

D. 3

Câu 30: Cho một quần thể có thành phần kiểu gen như sau: 0,3AA : 0,4 Aa : 0,3 aa. Tần số
alen A và a trong quần thề nàylần lượt là:
A. pA = 0,7; qa=0,3.

B. pA = 0,3 ;qa=0.7.

C. pA = 0,4 ; qa=0,6. D. pA = 0,5 ; qa=0,5.

Câu 31: Xét vùng mã hóa của một gen ở vi khuẩn, thực hiện quá trình tổng hợp 1 phân tử
mARN, môi trường nội bào cung cấp 350 Uraxin. Khi nghiên cứu cấu trúc vùng đó, người ta
xác định được trên một mạch đơn có số lượng Ađênin là 250. Biết rằng số nuclêôtít loại
Guanin của vùng đó chiếm 30% tổng số nuclêôtit. Cho các nhận định sau:
(1) Từ các dữ liệu trên có thể xác định được thành phần các loại nuclêôtít trên phân tử mARN
được tổng hợp từ gen.
(2) Vùng trên sẽ mã hóa một phân tử prôtêin hoàn chỉnh có 498 axitamin.
(3) Gen trên có tổng số 3900 liên kết hiđrô giữa hai mạch đơn.

7


(4) Từ các dẫn liệu trên không thể xác định được thành phần các loại nuclêôtít trên phân tử
mARN được tổng hợp từ gen.
(5) Số liên kết cộng hóa trị giữa các nuclêôtít trong gen là 5998.
Có bao nhiêu nhận định trên là đúng?
A. 3


B. 4

C. 1

D. 2

Câu 32: Cho biết tính trạng do một gen quy định và trội hoàn toàn. Ở đời con của phép lai
♂AaBbddEe x ♀AabbDdEE, loại kiểu hình có 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ là
A. 75%

B. 50%

C. 43,75%.

D. 37,5%

Câu 33: Alen B dài 408 nm và có 3000 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen b. Từ
một tế bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã
cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 3597 nuclêôtít loại Ađênin và 3600
nuclêôtít loại Guanin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là :
A. mất một cặp G-X.
B. thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X.
C. mất một cặp A-T.
D. thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T.
Câu 34: Cho các nhận định sau:
(1) Tia UV làm cho hai bazơ nitơ Timin trên cùng một mạch liên kết với nhau.
(2) Nếu sử dụng 5BU, thì sau ba thế hệ một côđon XXX sẽ bị đột biến thành côđon GXX.
(3) Guanin dạng hiếm tạo nên đột biến thay thế G-X bằng A-T.
(4) Virut cũng là tác nhân gây nên đột biến gen.

(5) Để tạo đột biến tam bội người ta xử lí hợp tử 2n bằng cônsixin.
Có bao nhiều nhận định đúng về tác nhân gây đột biến?
A. 3

B. 1

C. 4

D. 2

Câu 35: Cho biết A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. Cho cây
thân cao dị hợp tử tự thụ phấn thu được F1 có 75% cây thân cao và 25% cây thân thấp. Trong
số các cây F1 lấy 4 cây thân cao, xác suất để trong 4 cây này chỉ có 1 cây mang kiểu gen đồng
hợp là
A. 8/81

B. 32/81

C. 1/3

D. 1/81

8


Đáp án
1-D

2-A


3-B

4-A

5-A

6-D

7-B

8-A

9-A

10-C

11-D

12-C

13-A

14-A

15-C

16-B

17-B


18-D

19-C

20-D

21-C

22-B

23-B

24-B

25-C

26-D

27-C

28-A

29-D

30-D

31-B

32-C


33-C

34-A

35-B

9


ĐỀ THI THỬ NẮM CHẮC 8 ĐIỂM MÔN SINH
ĐỀ SỐ 22

Tự Học 365 Max

Câu 1: Khi nói về cấu trúc di truyền của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng
A. Vốn gen quả quần thể là tập hợp tất cả các alen của các gen có trong quần thể ở 1 thời
điểm xác định.
B. Thành phần kiểu gen của quần thể tự thụ phấn qua các thế hệ sẽ thay đổi theo hướng tăng
dần tần số kiểu gen dị hợp và giảm tỷ lệ đồng hợp tử.
C. Mỗi quần thể sinh vật thường có một vốn gen đặc trưng.
D. Các đặc điểm của vốn gen thể hiện qua tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể.
Câu 2: Cho các nhận xét về đột biến gen:
(1) Nucleotit dạng hiếm cá thể dẫn đến kết cặp sai trong quá trình nhân đôi ADN , gây đột
biến thay thế một cặp nucleotit
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
(3) Đột biến điểm là đột biến liên quan tới một số cặp nucleotit
(4) Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho quá trình tiến hóa
(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
(6) Để tạo đột biến thay cặp A-T thành G-X bằng 5BU phải cần tối thiểu 2 lần nhân đôi ADN
Có bao nhiêu nhận xét đúng?

A. 5

B. 2

C. 4

D. 3

Câu 3: Ở cà chua, gen A quy định thân cao, a quy định thân thấp; B : quả tròn, b quả bầu
dục, các gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng, liên kết chặt chẽ trong quá trình di
truyền. Cho lai giữa 2 thứ cà chua thần chủng thân cao quả bầu dục với thân thấp quả tròn thu
được F1, cho F1 tạp giao thu được tỷ lệ kiểu hình ở F2 là:
A. 3:1

B. 3:3:1:1

C. 1:2:1

D. 9:3:3:1

Câu 4: Ở một loài thực vật, chiều cao cây dao động từ 100 đến 180cm. Khi cho cây cao
110cm lai với cây có chiều cao 180cm được F1. Chọn 2 cây F1 cho giao phấn với nhau, thống
kê các kiểu hình thu được ở F2, kết quả được biểu diễn ở biểu đồ sau:

10


Giả thuyết nào sau đây là phù hợp nhất về sự di truyền các tính trạng chiều cao cây?
A. Tính trạng di truyền theo quy luật trội hoàn toàn, gen quy định chiều cao có 9 alen.
B. Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác gen cộng gộp, có ít nhất 3 cặp gen tác động

đến sự hình thành tính trạng.
C. Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác gen cộng gộp, có ít nhất 4 cặp gen tác động
đến sự hình thành tính trạng.
D. Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác gen bổ sung, có ít nhất có ít nhất 4 cặp gen tác
động đến sự hình thành tính trạng.
Câu 5: Các codon ( bộ ba mã sao) AAU,XXX,GGG và UUU mã hóa cho các axit amin
tương ứng lần lượt là: Asparagin (Asn). Prôlin (Pro), Glixin (Gli), Pheninalanin (Phe). Đoạn
mạch gốc nào sau đây sẽ mã hóa chuỗi Phe – Gli- Asn- Pro.
A. 5’….GGGATTXXXAAA….3’

B. 5’….AAATAAXXXGGG….3’

C. 5’….AAAXXXTTAGGG….3’

D. 3’….AAAXXXTTAXGG…5’

Câu 6: Đặc điểm không phải của cá thể tạo ra do nhân bản vô tính là
A. Mang các đặc điểm giống hệt cá thể mẹ mang thai sinh ra nó.
B. Được sinh ra từ một tế bào soma, không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục.
C. Thường có tuổi thọ ngắn hơn so với các cá thể cùng loài sinh ra bằng phương pháp tự
nhiên.
D. Có kiểu gen giống hệt cá thể cho nhân.
Câu 7: Khi nói về quá trình dịch mã kết luận nào sau đây không đúng?
A. Bộ ba kết thúc quy định tổng hợp axit amin cuối cùng trên chuỗi polipeptit.
B. Trình tự các bộ ba trên mARN quy định trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit.
C. Liên kết hidro được hình thành trước liên kết peptit.
D. Chiều dịch chuyển của riboxom trên mARN là 5’-3’.

11



Câu 8: Hiện tượng con lai có năng suất và phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng
và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là:
A. Thoái hóa giống

B. Ưu thế lai

C. Siêu trội

D. Bất thụ

Câu 9: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Xét các phép lai
sau:
(1) AaBb x aabb

(2) aaBb x AaBB

(3) aaBb x aaBb

(4) AABb x AaBb

(5) AaBb x AaBB

(6) AaBb x aaBb

(7) AAbb x aaBb

(8) Aabb x aaBb

Theo lý thuyết, trong các phép lai trên, có bao nhiêu phép lai cho đời con có 2 loại kiểu hình

A. 3

B. 5

C. 6

D. 4

Câu 10: Phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật có rất nhiều ưu điểm, ngoại trừ
A. Có thể tạo ra giống đồng nhất về di truyền.
B. Không làm thay đổi năng suất chất lượng giống.
C. Giúp nhân nhanh số lương cây giống cây trồng.
D. Có thể tạo ra giống mới có năng suất và chất lượng mong muốn.
Câu 11: Mã di truyền nào sau đây không có tính thoái hóa
A. UGG và AUA

B. UUG và AUA

C. AUG và UGG

D. AUG và UUG

Câu 12: Khi nói về thể dị đa bội, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Thể dị đa bội có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.
B. Thể dị đa bội được hình thành do lai xa kết hợp với đa bội hóa.
C. Thể dị đa bội thường gặp ở động vật, ít gặp ở thực vật.
D. Thể đa bội có thể sinh trưởng, phát triển và sinh sản hữu tính bình thường.
Câu 13: Ở một loài hoa có 3 gen phân ly độc lập cùng kiểm soát sự hình thành sắc tố đỏ là
k+,l+,m+. Ba gen này hoạt động trong con đường sinh hóa như sau:


Các alen đột biến cho chức năng khác thường của các alen trên k,l,m mà mỗi alen là lặn so
với alen dại của nó. Một cây hoa đỏ đồng hợp về cả 3 alen dại được lai với một cây không
màu đồng hợp cả về 3 alen đột biến lặn. Tất cả các cây F1 có hoa màu đỏ. Sau đó cho cây F1
giao phấn với nhau để tạo F2.Cho các nhận xét sau:
(1) Kiểu hình vàng cam ở F2 phải có kiểu gen k+_l+_mm

12


(2) Tỷ lệ hoa màu vàng cam ở F2 là 9/64
(3) Các cây hoa đỏ ở F2 có kiểu gen k+_l+_m+_
(4) Tỷ lệ cây hoa đỏ ở F2 là 27/64
(5) Tỷ lệ cây có hoa không màu ở F2 là 28/64
(6) Cơ thể F1 dị hợp 3 cặp gen.
A. 3

B. 6

C. 5

D. 4

Câu 14: Cho các bệnh, tật, hội chứng di truyền ở người:
(1) Hội chứng Etuôt

(2) Hội chứng suy giảm miễn dich mắc phải (AIDS)

(3) Bệnh máu khó đông

(4) Bệnh bạch tạng


(5) Hội chứng Pautau

(6) Hội chứng Đao

(7) Bệnh ung thư máu

(8) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.

(9) Tật có túm lông ở vành ta.

(10) Bệnh phenin kêto niệu

Có bao nhiêu bệnh tật, hội chứng di truyền ở người được phát hiện bằng nghiên cứu tế bào là:
A. 4

B. 6

C. 5

D. 7

Câu 15: Thể lệch bội có điểm giống với thể đa bội là:
A. Thường chỉ tìm thấy ở thực vật.
B. Hình thành từ cơ chế rối loạn sự phân ly NST trong phân bào.
C. Đều không có khả năng sinh sản hữu tính.
D. Số NST trong tế bào là bội số của n và lớn hơn 2n.
Câu 16: Cho những nhận xét về thường biến và đột biến:
(1) Thường biến là những biến dị kiểu hình còn đột biến là các biến đổi về kiểu gen.
(2) Thường biến phát sinh trong quá trình phát triển cá thể còn hầu hết đột biến phát sinh

trong quá trình sinh sản.
(3) Thường biến xuất hiện do tác động của môi trường còn đột biến không chịu ảnh hưởng
của môi trường.
(4) Thường biến là biến dị không di truyền còn đột biến là những biến dị di truyền.
(5) Thường biến thường đồng loạt, đinh hướng còn đột biến xuất hiện cá thể, theo hướng
không xác định.
Có bao nhiêu nhận xét đúng về đặc điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến.
A. 4

B. 1

C. 3

D. 2

Câu 17: Cho các nhận xét về sự điều hòa hoạt động của Ôperon lactose:

13


(1) Khi môi trường không có lactose, gen điều hòa tổng hợp protein ức chế, protein này liên
kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã làm cho các gen cấu trúc không thể hoạt
động.
(2) Khi môi trường có lactose, tất cả phân tử liên kết với protein ức chế làm biến đội cấu hình
không gian 3 chiều của nó làm cho protein ức chế không thể liên kết với vùng vận hành.
(3) Khi môi trường có lactose, ARN polimerase có thể liên kết được với vùng khởi động để
tiến hành phiên mã.
(4) Khi đường lactose bị phân giải hết, protein ức chế lại liên kết với vùng khởi động và quá
trình phiên mã bị dừng lại.
(5) Cơ chế điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực phức tạp hơn ở sinh vật nhân sơ,

co cấu trúc phức tạp của ADN trong NST
Số nhận xét đúng là:
A. 2

B. 4

C. 3

D. 5

Câu 18: khi cho 2 cá thể F1 hạt tròn màu trắng đều dị hợp về 2 cặp gen giao phấn với nhau
thu được F2. Trong số các kiểu hình xuất hiện ở F2 thấy số cây hạt dài, màu tím chiếm 4%.
Cho biết mỗi tính trạng do 1 gen quy định và các tính trạng trội đều trội hoàn toàn. Cho các
nhận định sau đây:
(1) Tính trạng tròn màu trắng là các tính trạng trội
(2) F1 có kiểu gen dị hợp chéo và tần số hoán vị gen đều là 40%
(3) F1 : 1cơ thể dị hợp chéo, một cơ thể có kiểu gen dị hợp đều cả 2 có tần số hoán vị gen là
20%
(4) F1: 1cơ thể dị hợp chéo liên kết hoàn toàn, một cơ thể có kiểu gen dị hợp đều có tần số
hoán vị gen là 20%
(5) F1: 2 cơ thể có kiểu gen dị hợp đều, hoán vị gen với tần số đều là 20%
(6) F1: một cơ thể có kiểu gen dị hợp đều liên kết hoàn toàn, một cơ thể có kiểu gen dị hợp
chéo có hoán vị gen với tần số 16%
Số nhận định đúng là:
A. 3

B. 5

C. 2


D. 4

Câu 19: Xét ở một NST thường có 14 alen. Biết rằng tỷ số giữa tần số của một alen trên tổng
tần số của các alen còn lại bằng 2, tần số cuả các alen còn lại bằng nhau. Giả sử quần thể này
cân bằng Hacdi – vanbec. Tỷ lệ của kiểu gen dị hợp bằng bao nhiêu?
A. 53/117

B. 69/126

C. 59/126

D. 64/117

Câu 20: Ở người , tính trạng tóc xoăn do gen A, tóc thẳng do gen a nằm trên NST thường
quy định , tính trạng máu khó đông là do gen h , người bình thường do gen H nằm trên NST
giới tính X quy định. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Với 2 gen quy định tính trạng trên, có
thể cho tối đa số loại kiểu gen khác nhau ở mỗi giới trong quần thể là:

14


A. 3 loại kiểu gen ở giới nữ, 2 loại kiểu gen ở giới nam
B. 5 loại kiểu gen ở giới nữ, 3 loại kiểu gen ở giới nam
C. 9 loại kiểu gen ở giới nữ, 6 loại kiểu gen ở giới nam
D. 8 loại kiểu gen ở giới nữ, 4 loại kiểu gen ở giới nam
Câu 21: Ở một loài thực vật, có bộ NST lưỡng bội 2n=14. Trên mỗi cặp NST đều cét 1 locus,
mỗi locus có 2 alen. Do đột biến , trong loài đã xuất hiện các dạng thể ba ở tất cả các cặp
NST. Các thể ba này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen thuộc về các gen đang xét:
A. 20412


B. 68016

C. 86016

D. 24012

Câu 22: Cho cặp P thuần chủng về các gen tương phản giao phấn với nhau. Tiếp tục tự thụ
phấn các cây F1 với nhau thu được F2 có 150 cây mang kiểu gen aabbdd. Về lý thuyết, hãy
cho biêt số cây mang kiểu gen AaBbDd
A. 450 cây

B. 300 cây

C. 600 cây

D. 150 cây

Câu 23: Trong chọn giống cây trồng, hóa chất thường được dùng để gây đột biến đa bội thể
là:
A. Cônxixin

B. EMS

C. 5BU

D. NMU

Câu 24: Cho một đoạn ADN ở khoảng giữa có một đơn vị sao chép như hình vẽ.O là điểm
khởi đầu sao chép, I,II,III,IV chỉ các đoạn mạch đơn của ADN . Các đoạn mạch đơn nào của
đoạn ADN trên được tổng hợp gián đoạn?


A. II và III

B. I và IV

C. I và III

D. I và II

Câu 25: Tiến hành phép lai thuận nghịch trên một loài cây và thu được kết quả như sau:
Phép lai thuận

Phép lai nghịch

P: ♀ cây lá đốm x ♂ cây lá xanh

P: ♀ cây lá xanh x ♂ cây lá đốm

F1: 100% cây lá đốm

F1: 100% cây lá xanh

Nếu lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai thuận thụ phấn cho F1 ở phép lai nghịch thì theo lý
thuyết thu được F2: có tỷ lệ kiểu hình như thế nào và tính trạng lá của loài này di truyền theo
quy luật nào?
A. 100% lá xanh, di truyền ngoài nhân

B. 100% lá xanh, di truyền liên kết giới tính

C. 100% số cây lá đốm, di truyền ngoài nhân D. 100% số cây lá đốm, phân ly


15


Câu 26: Hai phân tử ADN chứa đoạn N15 có đánh dấu phóng xạ. trong đó ADN thứ nhất
được tái bản 3 lần , ADN thứ 2 được tái bản 4 lần đều trong môi trường chứa N14 . Số phân
tử ADN con chứa N15 chiếm tỷ lệ:
A. 8.33%

B. 75%

C. 12.5%

D. 16.7%

Câu 27: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính
trạng, trội là trội hoàn toàn. P: AaBbDdHh x AaBbDdHh thu được F1. Kết luận nào sau đây
là đúng?
A. Ở đời con có 27 loại kiểu hình khác nhau.
B. Số loại kiểu gen dị hợp về một trong 4 cặp gen ở F1 là 8.
C. Có 16 loại kiểu gen dị hợp về cả 4 cặp gen trên.
D. Số cá thể mang 3 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn ở đời con chiếm tỷ lệ 27/64.
Câu 28: Cho phả hệ biểu hiện bệnh mù màu và các nhóm máu ở 2 gia đình ( không có trường
hợp đột biến)

Một đứa trẻ của cặp vợ chồng I bị đánh tráo với 1 đứa trẻ của cặp vợ chồng 2. Hai đứa trẻ đó
là:
A. 2 và 5

B. 2 và 6


C. 3 và 6

D. 4 và 6

Câu 29: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân
đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với gen b quy định cánh cụt; hai cặp gen này
cùng nằm trên 1 cặp NST thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy
định mắt trắng , gen quy định tính trạng màu mắt nằm trên NST X( không có trên Y). Cho
giao phối giữa ruồi thân xám , cánh dài , mắt đỏ với thân đen cánh cụt mắt trắng thu được F1
100% thân xám cánh dài mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau thu được F2 thấy xuất hiện
48,75% ruồi thân xám, cánh dài mắt đỏ. Cho các nhận định sau đây có bao nhiêu nhận định
đúng?
(1) Con cái F1 có kiểu gen

AB D d
X X
ab

(2) Tần số hoán vị gen của cơ thể

AB D
X Y là 40%
ab

(3) Tần số hoán vị gen của cơ thể F1 có hoán vị gen là 40%
(4) ở F2 tỷ lệ kiểu hình xám dài trắng là 16.25%
(5) Ở F2 tỷ lệ kiểu hình xám, ngắn, đỏ gấp 3 lần tỷ lệ xám, ngắn, trắng.

16



(6) Ở F2 tỷ lệ kiểu hình đen , ngắn, đỏ gấp 4,5 lần đen, dài , trắng.
(7) Ở F2 tỷ lệ kiểu hình đen, ngắn, trắng là 3.75%
(8) Ở F2 tỷ lệ kiểu hình xám, ngắn, trắng bằng đen, dài trắng.
A. 4

B. 5

C. 6

D. 7

Câu 30: Có nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành
gen ung thư. Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm
tăng tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không thể kiểm soát được.
Những gen ung thư loại này thường là
A. gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
B. gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
C. gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
D. gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
Câu 31: Ở một loài thực vật giao phấn, gen A quy định thân cao, a thân thấp; B hoa màu đỏ,
b hoa màu trắng, D hạt trơn , d hạt nhăn. Các cặp gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác
nhau. Người ta tiến hành lai hai cơ thể bố mẹ đều dị hợp về 3 cặp gen. tỷ lệ các loại kiểu gen
ở đời con là:
A. (1 : 2 : 1)2

B. (3 : 1)2

C. (1 : 2 : 1)3


D. (1 : 1)3

Câu 32: Hình vẽ dưới đây là hình chụp bộ NST bất thường ở một người.

Người mang bộ NST này
A. Mắc hội chứng Đao.

B. Mắc hội chứng Claiphentơ.

C. Mắc bệnh hồng cầu hình liềm.

D. Mắc hội chứng Tơcnơ.

Câu 33: Khi nói về ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen phát biểu nào sau đây
là sai ?
A. Kiểu hình được tạo thành do sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
B. Kiểu hình của mỗi sinh vật do kiểu gen quy định và sẽ duy trì không đổi suốt đời cá thể.
C. Nhiều yếu tố của môi trường có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện của kiểu gen.
D. Một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau.

17


Ab
Dd . Khi giảm phân hình thành giao tử xảy ra hoán vị
aB
gen với tần số 30%. Theo lý thuyết , tỷ lệ các loại giao tử ABD và aBd được tạo ra lần lượt
là:
Câu 34: Xét cá thể có kiểu gen:


A. 15% và 35%

B. 6.25% và 37.5%

C. 12.5% và 25%

D. 7.5% và 17.5%

Câu 35: Nếu kết quả của phép lai thuận nghịch mà khác nhau thì kết luận nào dưới đây là
đúng.
A. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính hoặc trong ti thể.
B. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X.
C. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính Y.
D. Gen quy định tính trạng nằm trong ti thể.

Đáp án
1-B

2-D

3-C

4-C

5-A

6-A

7-A


8-B

9-B

10-D

11-C

12-D

13-B

14-A

15-B

16-D

17-B

18-D

19-D

20-C

21-A

22-


23-A

24-A

25-A

26-D

27-D

28-D

29-D

30-C

31-C

32-

33-B

34-D

35-A

18



ĐỀ THI THỬ NẮM CHẮC 8 ĐIỂM MÔN SINH
ĐỀ SỐ 23

Tự Học 365 Max

Câu 1: Cho các quần xã sinh vật sau:
(1) Rừng thưa cây gỗ nhỏ ưa sáng. (2) Cây bụi và cây có chiếm ưu thế.
(3) Cây gỗ nhỏ và cây bụi. (4) Rừng lim nguyên sinh. (5) Trảng cỏ.
Sơ đồ đúng về quá trình diễn thế thứ sinh dẫn đến quần xã bị suy thoái là
A. (2) → (3) → (1) → (5) → (4)
B. (4) → (5) → (1) → (3) → (2).
C. (4) → (1) → (3) → (2) → (5)
D. (5) → (3) → (1) → (2) → (4).
Câu 2: Người mắc hội chứng Đao có ba nhiễm sắc thể ở
A. cặp thứ 22

B. cặp thứ 13

C. cặp thứ 23

D. cặp thứ 21

Câu 3: Động lực của dịch mạch gỗ là:
A. Lực đẩy (áp suất rễ)
B. Lực hút do thoát hơi nước ở lá
C. Do sự phối hợp của 3 lực: lực đẩy, lực hút và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau
và với thành tế bào mạch gỗ.
D. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ.
Câu 4: Phương pháp thường được sử dụng để chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào động vật là
A. thể truyền là virut.


B. súng bắn gen.

C. bơm ADN tái tổ hợp vào tinh trùng.

D. vi tiêm giai đoạn nhân non.

Câu 5: Phép lai nào sau đây có khả năng cho tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn ở đời sau chiếm
A. AaBbDd × AaBbDd.

B. AaBbDd × Aabbdd.

C. AaBb × AaBb.

D. AaBb × Aabb.

1
?
8

Câu 6: Khi nói về sự phát sinh loài người, điều nào sau đây chưa chính xác?
A. Loài người xuất hiện vào đầu kỉ đệ tứ ở đại tân sinh.
B. Có sự tiến hóa văn hóa trong xã hội loài người.
C. Chọn lọc tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn tiến hóa từ vượn người thành
người.

19


D. Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người.

Câu 7: Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, những quần xã xuất hiện sau so với các quần xã
xuất hiện trước thường có đặc điểm là:
A. Độ đa dạng loài tăng lên nhưng số lượng cá thể mỗi loài giảm xuống.
B. Kích thước và tuổi thọ các loài đều giảm.
C. Lưới thức ăn phức tạp hơn và chuỗi thức ăn mùn bã hữu cơ ngày càng kém quan trọng.
D. Sản lượng sơ cấp tinh dùng làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng ngày càng kém quan trọng.
Câu 8: Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G – X, A – U và ngược lại được thể hiện
trong cấu trúc phân tử và quá trình nào sau đây?
(1) Phân tử ADN mạch kép.

(2) phân tử tARN.

(3) Phân tử protein.

(4) Quá trình dịch mã.

A. (1) và (3).

B. (2) và (4).

C. (1) và (2).

D. (3) và (4).

Câu 9: Trong quá trình phát triển của sâu bướm, giai đoạn phá hại ghê gớm nhất
A. trứng

B. Sâu bướm

C. Nhộng


D. Bướm trưởng thành

Câu 10: Ưu điểm của sinh sản hữu tính ở động vật là:
A. Các cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con.
B. Tạo ra các cá thể mới đa dạng về các đặc điểm di truyền.
C. Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định ít biến động.
D. Tạo ra các cá thể mới giống nhau về mặt di truyền.
Câu 11: Khi nói về hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Các hệ sinh thái tự nhiên trên Trái Đất rất đa dạng, được chia thành các nhóm hệ sinh thái
trên cạn và các nhóm hệ sinh thái dưới nước.
B. Các hệ sinh thái tự nhiên được hình thành bằng các quy luật tự nhiên và có thể bị biến đổi
dưới tác động của con người.
C. Trong hệ sinh thái trên cạn, sinh vật sản xuất gồm thực vật và vi sinh vật tự dưỡng.
D. Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước chỉ có một chuỗi thức ăn được mở đầu bằng sinh vật
sản xuất.
Câu 12: Một cặp vợ chồng bình thường sinh được một con trai bình thường, một con trai mù
màu và một con trai mắc bệnh máu khó đông. Kiểu gen của hai vợ chồng trên như thế nào? Cho
biết gen h gây bệnh máu khó đông, gen m gây bệnh mù màu các alen bình thường ứng là H và M
m
A. Bố X mH Y , mẹ X M
h Xh

m
M m
B. Bố X MH Y ; mẹ X M
H X h hoặc X h X H

m
C. Bố X mh Y , mẹ X mh X − hoặc X M

h XH .

M
D. Bố X MH Y mẹ X M
H XH .

20


Câu 13: Ở người, một gen trê nhiễm sắc thể thường có hai alen: alen A quy định thuận tay phải
trội hoàn toàn so với alen a quy định thuận tay trái. Một quần thể đăng ở trạng thái cân bằng di
truyền có 64% số người thuận tay phải. Một người phụ nữ thuận tay trái (aa) kết hôn với một
người đàn ông thuận tay phải (AA hoặc Aa) thuộc quần thể này. Xác suất để người con đầu lòng
của cặp vợ chồng này thuận tay phải là
A. 62,5%.

B. 43,5%.

C. 37,5% .

D. 50%.

Câu 14: Sự tác động của các nhân tố sinh học vào thời kì nào của quá trình phát sinh sự sống?
A. Tiến hóa tiền sinh học.
B. Sự hình thành các chất hữu cơ đơn giản.
C. Sự hình thành các đại phân tử từ các hợp chất hữu cơ đơn giản.
D. Sự hình thành các dại phân tử tự tái sinh.
Câu 15: Một học sinh đã đưa ra 5 nhận định về đặc điểm di truyền gen trên NST X không có
alen tương ứng trên NST Y như sau :
(1) Gen lặn di truyền theo quy luật di truyền chéo. (2) Kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau;

(3) Tính trạng di truyền theo dòng mẹ. (4) Ở giới XY chỉ cần 1 alen lặn cũng biểu hiện ra kiểu
hình.
(5) Tính trạng lặn chỉ biểu hiện ở giới XY.
Học sinh đó đã có mấy nhận định đúng?
A. 2.

B. 1.

C. 3.

D. 4.

Câu 16: Các kiểu hướng động dương của rễ là:
A. hướng đất, hướng nước, hướng sáng.
B. hướng đất, ướng sáng, hướng hoá (hóa chất có lợi).
C. hướng đất, hướng nước, hướng hoá (hóa chất có lợi).
D. hướng sáng, hướng nước, hướng hoá (hóa chất có lợi).
Câu 17: Trong các ví dụ sau đây, có bao nhiêu ví dụ thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?
(1) Ngựa cái lai với lừa đực sinh ra con la bất thụ.
(2) Các cây khác loài có mùa ra hoa khác nhau nên không thụ phấn cho nhau.
(3) Các phân tử prôtêin bề mặt của trứng nhím biển tím và tinh trùng nhím biển đỏ không tương
thích nên không thể kết hợp được với nhau.
(4) Hai dòng lúa tích luỹ alen đột biến lặn ở một số lôcut khác nhau, mỗi dòng phát triển bình
thường, hữu thụ nhưng cây lai giữa hai dòng rất nhỏ và cho hạt lép.
A. 4.

B. 2.

C. 3.


D. 1.

Câu 18: Trong một quần xã sinh vật càng có độ đa dạng loài cao, mối quan hệ sinh thái càng
chặt chẽ thì

21


A. quần xã có xu hướng biến đổi làm cho độ đa dạng thấp và từ đó mối quan hệ sinh thái lỏng
lẻo hơn vì thức ăn trong môi trường cạn kiệt dần
B. quần xã dễ dàng xảy ra diễn thế do tác động của nhiều loài trong quần xã làm cho môi
trường thay đổi nhanh.
C. quần xã có cấu trúc ít ổn định vì có số lượng lớn loài ăn thực vật làm cho các quần thể thực
vật biến mất dần.
D. quần xã có cấu trúc càng ổn định vì lưới thức ăn phức tạp, một loài có thể dùng nhiều loài
khác làm thức ăn.
Câu 19: Ở một loài, có 2 gen không alen, tác động riêng rẽ quy định hai tính trạng khác nhau;
Hình dạng lông và độ dài đuôi. Các gen quy định tính trạng nằm trên NST thường. Cho giao
phối giữa chuột lông quăn, đuôi dài với những con lông quăn, đuôi ngắn ở F1 thu được: 301 con
lông quăn, đuôi dài; 452 con lông quăn, đuôi ngắn, 201 con lông thẳng, đuôi dài, 51 con lông
thẳng, đuôi ngắn. Biết rằng lông quăn là trội so với thẳng, ngắn trội so với dài, tần số hoán vị gen
ở P là:
A. 25%.

B. 15%.

C. 20%.

D. 30%.


Câu 20: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau
(1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met – tARN (UAX) gắn bổ sung với côđon mở đầu (AUG) trên
mARN.
(2) Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh.
(3) Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu.
(4) Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ aa1 – tARN (aa1: axit amin
đứng liền sau axit amin mở đầu).
(5) Ribôxôm dịch đi một côđon trên mARN theo chiều 5’ → 3’.
(6) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa--1.
Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit
là:
A. (1) → (3) → (2) → (4) → (6) → (5).
B. (3) → (1) → (2) → (4) → (6) → (5).
C. (5) → (2) → (1) → (4) → (6) → (3).
D. (2) → (1) → (3) → (4) → (6) → (5).
Câu 21: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng
AB
AB
và gen trội là trội hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, phép lai
DdEe ×
DdEe liên kết hoàn
ab
ab
toàn sẽ cho kiểu gen mang 4 alen trội và 4 alen lặn ở đời con chiếm tỉ lệ
A.

9
.
16


B.

7
.
32

C.

3
.
16

D.

9
.
64

22


Câu 22: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản:
A. Có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
B. Chỉ cần có một cá thể có thể sinh ra các cá thể mới.
C. Cần có 2 cá thể trở lên.
D. Không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, thế hệ con giống nhau và giống cây
mẹ.
Câu 23: Đột biến thay thế nucleotit ở vị trí thứ 3 của bộ ba nào dưới đây trên mạch mã gốc của
gen sẽ làm cho quá trình dịch mã không diễn ra được?
A. 5’ - AGA - 3’


B. 5’ - XAT- 3’

C. 5’-TAX-3’

D. 5’ -ATX- 3’

Câu 24: Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?
A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối
thiểu.
B. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong.
C. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong.
D. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối
thiểu.
Câu 25: Ở một loài thực vật, xét một gen có 2 alen, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với
alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể thuộc loài này có tỉ lệ kiểu hình
9 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, ở F3 cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ
7,5%. Theo lí thuyết, cấu trúc di truyền của quần thể này ở thế hệ P là
A. 0,7AA + 0,2Aa + 0,1aa = 1.

B. 0,6AA + 0,3Aa + 0,1aa = 1.

C. 0,3AA + 0,6Aa + 0,1aa = 1.

D. 0,1AA + 0,6Aa + 0,3aa = 1.

Câu 26: Cho một số phương pháp tác động lên thực vật sau đây:
(1) Dung hợp tế bào trần của hai loài.

(2) Lai xa kèm đa bội hóa.


(3) Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ.

(4) Nuôi cấy hạt phấn, sau đó đa bội hóa.

(5) Nuôi cấy mô hoặc tế bào.

(6) Tứ bội hóa tế bào lưỡng bội.

Trong các phương pháp trên có tối đa bao nhiêu phương pháp tạo ra dòng thuần chủng?
A. 5

B. 4

C. 3

D. 2

Câu 27: Một cơ thể đực ở một loài động vật có kiểu gen AaBb, trong quá trình phát sinh giao tử
có 30% số tế bào sinh tinh ở kì sau của giảm phân 1 ở cặp NST chứa cặp gen Aa không phân li,
giảm phân 2 bình thường, 70% số tế bào sinh tinh còn lại giảm phân bình thường. Xác định
phương án trả lời chưa chính xác.
A. Quá trình đột biến trên có thể tạo ra tối đa 8 loại giao tử
B. Quá trình giảm phân tạo ra tối đa 2 kiểu giao tử đột biến AaB và b

23


C. Giao tử AaB và b có thể được tạo ra với tỉ lệ mỗi loại là 0,075
D. Các loại giao tử bình thường Ab, aB, ab, AB được tạo ra tỉ lệ bằng nhau mỗi loại chiếm

0,175
Câu 28: Ở người, bệnh M di truyền do một gen có 2 alen quy định, trội lặn hoàn toàn. Người
đàn ông (1) không mang alen bệnh lấy người phụ nữ (2) bình thường, người phụ nữ (2) có em
trai (3) bị bệnh M. Cặp vợ chồng (1) và (2) sinh một con trai bình thường (4). Người con trai (4)
lớn lên lấy vợ (5) bình thường, nhưng người vợ (5) có chị gái (6) mắc bệnh M. Những người
khác trong gia đình đều không mắc bệnh M. Có bao nhiêu khả năng có thể xảy ra trong những
khả năng nào sau đây với con của cặp vợ chồng (4) và (5)?
(1) Chắc chắn con gái của họ không mang alen bệnh.
(2) Khả năng con đầu lòng mắc bệnh là

1
.
18

(3) Khả năng con họ không mang alen bệnh là 18,75%.
(4) Khả năng con trai của họ bình thường là
A. 2.

15
.
18

B. 3.

C. 1.

D. 0.

Câu 29: Đặc điểm nào không có ở hoocmôn thực vật?
A. Được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.

B. Tính chuyển hoá cao hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao.
C. Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.
D. Được tạo ra một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nơi khác.
Câu 30: Ở một loài thực vật, alen A quy định lá nguyên trội hoàn toàn so với alen a quy định lá
xẻ; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho cây lá nguyên,
hoa đỏ giao phấn với cây lá nguyên, hoa trắng (P), thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình trong đó số
cây lá nguyên, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 40%. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, có bao
nhiêu kết luận sau đây là đúng?
(1) Ở F1, số cây lá nguyên, hoa trắng thuần chủng chiếm tỉ lệ 10%.
(2) Khoảng cách giữa 2 gen A và B là 40cM.
(3) Ở F1, số cây lá xẻ, hoa đỏ chiếm tỉ lệ 10%.
(4) Ở F1, cây dị hợp về 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 10%.
(5) Ở đời F1 có tổng số 7 kiểu gen.
(6) Ở đời F1, có 3 kiểu gen quy định kiểu hình lá nguyên, hoa trắng.
A. 3.

B. 5.

C. 4.

D. 6.

Câu 31: Cho các nội dung sau đây

24


(1) Gai cây hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân,
đây là ví dụ về cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa đồng quy.
(2) Cơ quan tương đồng chúng bắt nguồn từ 1 cơ quan tổ tiên, nay có thể chức năng khác nhau,

phản ánh sự tiến hóa phân li.
(3) Cơ quan tương tự có nguồn gốc khác nhau nhưng có chức năng tương tự nhau, phản ánh sự
tiến hóa đồng quy.
(4) Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều chung một bộ mã di truyền là bằng chứng sinh học phân
tử.
Có bao nhiêu nội dung đúng?
A. 2

B. 1

C. 3

D. 4

Câu 32: Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng cần sự góp phần của yếu tố nào?
I. Năng lượng ATP
III. Enzim hoạt tải

II. Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất.
IV. Lưới nội chất

V. Bộ máy Gongi

B. 1.

C. 3.

Số phương án đúng là
A. 2.


D. 4.

Câu 33: Trong phép lai một cặp tính trạng tương phản (P), cần phải có bao nhiêu điều kiện trong
các điều kiện sau để F2 có sự phân ly kiểu hình theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn?
(1) Mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST.

(2) Tính trạng trội phải hoàn toàn.

(3) Số lượng cá thể thu được ở đời lai phải lớn.

(4) Quá trình giảm phân xảy ra bình thường.

(5) Mỗi gen qui định một tính trạng.

(6) Bố và mẹ thuần chủng.

Số điều kiện cần thiết là:
A. 4.

B. 5.

C. 3.

D. 6.

Câu 34: Trong một tế bào sinh tinh, xét hai cặp NST kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm
phân, quá trình giảm phân I diễn ra bình thường tạo ra 2 tế bào con. Trong giảm phân II, có một
NST kép thuộc cặp Bb không phân li xảy ra ở một trong 2 tế bào trên. Trong các tỉ lệ giao tử tạo
ra sau đây, trường hợp nào không đúng?
A. 2AB, 1abb và 1a.


B. 2Ab, 1aBB và a.

C. 1ABB, 1A và 2ab. D. 2aB, 1AB và 1Abb.

Câu 35: Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, xét các kết luận sau đây:
(1) Ở tất cả các quần thể, nhóm tuổi đang sinh sản luôn có số lượng cá thể nhiều hơn nhóm tuổi
sau sinh sản.
(2) Cấu trúc tuổi của quần thể thường thay đổi theo chu kì mùa. Ở loài nào có vùng phân bố rộng
thì thường có cấu trúc tuổi phức tạp hơn loài có vùng phân bố hẹp.
(3) Khi số lượng cá thể của nhóm tuổi sau sinh sản ít hơn số lượng cá thể của nhóm tuổi trước
sinh sản thì quần thể đang phát triển.

25


×