Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Thơ trào phúng của trần tế xương nhìn từ sự tiếp xúc văn hóa đông tây​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------

ĐẶNG THỊ VÂN ANH

THƠ TRÀO PHÚNG CỦA TRẦN TẾ XƢƠNG
NHÌN TỪ SỰ TIẾP XÚC VĂN HÓA ĐÔNG - TÂY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Hà Nội – 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------

ĐẶNG THỊ VÂN ANH

THƠ TRÀO PHÚNG CỦA TRẦN TẾ XƢƠNG
NHÌN TỪ SỰ TIẾP XÚC VĂN HÓA ĐÔNG - TÂY

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thu Hiền


Hà Nội – 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và lời cảm ơn sâu
sắc tới TS. Đỗ Thu Hiền, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu, tập thể giảng viên,
cán bộ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã giúp đỡ, góp ý, tư vấn và
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi nghiên cứu và học tập tại trường.
Tôi xin tri ân sự động viên, khích lệ và ủng hộ của gia đình, người thân, bạn
bè và đồng nghiệp đã giúp tôi yên tâm và có thêm động lực để hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày …… tháng…….. năm……...
Học viên cao học

Đặng Thị Vân Anh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Đặng Thị Vân Anh, học viên cao học lớp QH K 2016 – 2018, Khoa
Văn học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội . Tôi
xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu cá nhân dưới sự hướng dẫn
khoa học của TS. Đỗ Thu Hiền, hiện là giảng viên khoa Văn học, Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn là sự trung thực, không
sao chép ở bất cứ công trình nào khác. Vì vậy, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
trước cam kết cá nhân.
Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm ……

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học


Học viên cao học

TS. Đỗ Thu Hiền

Đặng Thị Vân Anh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ............................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề ......................................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 6
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 7
5. Một số đóng góp của luận văn ................................................................................ 7
6. Cấu trúc luận văn .................................................................................................... 8
Chƣơng 1: THỜI ĐẠI, TÁC GIẢ VÀ CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT .................. 9
1.1. Thời đại và tác giả Trần Tế Xƣơng ..............................................................9
1.1.1. Vài nét thời đại và tiểu sử tác giả Trần Tế Xương .................................................... 9
1.1.2. Về sự nghiệp văn chương của tác giả Trần Tế Xương ........................................... 13
1.2. Các vấn đề lý thuyết.....................................................................................16
1.2.1. Văn hóa là gì ? ............................................................................................................ 16
1.2.2. Thơ trào phúng và một số khái niệm thuộc phạm trù mỹ học: cái hài, cái bi, ..... 17
1.2.3. Về khái niệm “ lai ghép” trong lý thuyết hậu thực dân của Homi Bhabha ........ 20
Tiểu kết chương 1...................................................................................................... 22
Chƣơng 2: Ý THỨC VỀ “CÁI KHÁC” (THE OTHER) VÀ CHỦ ĐỀ, ĐỀ TÀI
TRONG THƠ TRÀO PHÚNG CỦA TRẦN TẾ XƢƠNG.................................. 23
2.1. Những yếu tố phi truyền thống trong hệ thống chủ đề, đề tài trong thơ
trào phúng của Trần Tế Xƣơng.........................................................................23
2.1.1. Bức tranh sinh động về xã hội nửa thực dân nửa phong kiến .............................. 27
2.1.2. Tú Xương: “Khi cười, khi khóc, khi than thở” ........................................................ 38

2.2. So sánh “cái khác” (the other) trong hệ thống chủ đề, đề tài trong thơ
trào phúng Trần Tế Xƣơng và Nguyễn Khuyến ..............................................41
Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 45
Chƣơng 3: “NGƢỜI KHÁC” TRONG THƠ TRÀO PHÚNG CỦA TRẦN
TẾ XƢƠNG ............................................................................................................. 46
3.1. Hệ thống nhân vật trong thơ trào phúng Trần Tế Xƣơng .......................46


3.1.1. Nhân vật quan lại........................................................................................................ 46
3.1.2. Nhân vật phụ nữ.......................................................................................................... 51
3.1.3. Nhân vật thị dân.......................................................................................................... 53
3.1.4. Nhân vật nhà Nho....................................................................................................... 58
3.1.5. Nhân vật Tú Xương .................................................................................................... 61
3.2. So sánh “ngƣời khác” trong thơ trào phúng Trần Tế Xƣơng và Nguyễn Khuyến ..65
Tiểu kết chương 3...................................................................................................... 67
Chƣơng 4: “TÍNH TIÊN NGHIỆM” TRONG THƠ TRÀO PHÚNG CỦA
TRẦN TẾ XƢƠNG ................................................................................................. 69
4.1. “Tính tiên nghiệm” trong lý thuyết hậu thực dân của Homi Bhabha ....69
4.2. “Tính tiên nghiệm” trong thơ trào phúng Trần Tế Xƣơng .....................72
Tiểu kết chương 4...................................................................................................... 79
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 84
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 88


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Xu hướng toàn cầu hoá cho đến ngày nay ngày càng diễn ra sôi động trên hầu hết
mọi mặt của đời sống xã hội. Trong rất nhiều lĩnh vực mà toàn cầu hoá tác động và chi
phối, chúng ta không thể không nhắc đến lĩnh vực văn học. Trong đó, sự ảnh hưởng

được thể hiện ở nhiều mặt, như việc tiếp nhận lý thuyết văn học nước ngoài, một công
việc luôn có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng nền lý luận, phê bình văn học của
mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Cho nên, việc nhận thức và ứng dụng lý thuyết văn
học của phương Tây để nghiên cứu, phê bình văn học là công việc hết sức cần thiết. Do
đó, trong đề tài này, chúng tôi chủ trương dựa vào lý thuyết hậu thực dân của Homi
Bhabha mà cụ thể và tập trung hơn cả là lý thuyết về “lai ghép”, một khái niệm được đề
cập khá nhiều ở Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy nhiên, khi khảo sát những
nghiên cứu về “tính lai ghép” trong văn học Việt Nam, một vấn đề khách quan chúng ta
cần nhìn nhận, đó là mới chỉ có một số lượng ít các bài viết tập trung đề cập tới lý thuyết
này cũng như chỉ có một số ít tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ có thể vận dụng được lý
thuyết ấy khi phân tích. Đó cũng chính là lý do chúng tôi lựa chọn “Thơ trào phúng của
Trần Tế Xương” là trường hợp cụ thể để phân tích trong đề tài này.
Vào những năm tám mươi của thế kỉ trước, cộng đồng nghiên cứu lịch sử
Việt Nam đã có sự đồng thuận trong việc xác định lại những mốc phân kì quan
trọng của lịch sử văn học. Thời điểm những năm “bản lề” giữa hai thế kỉ XIX – XX
lại trở thành cột mốc quan trọng nhất có ý nghĩa phân chia hai thời đại lớn trong
lịch sử văn học dân tộc. Xét ở một góc độ khác, từ thực tế lịch sử, đây cũng là giai
đoạn “quốc biến” của Việt Nam khi phải chịu sự xâm lăng của thực dân Pháp và
rộng hơn sự va chạm đó là “sự đụng độ giữa hai thế lực, hai thực thể thế giới được
ước lệ gọi là phương Đông và phương Tây” mà sau đó, không chỉ Việt Nam mà các
nước trong khu vực Đông Nam Á cũng lần lượt chuyển hướng vận động, phát triển
tạo ra những cuộc biến thiên trong lịch sử, làm thay đổi cả “hệ hình xã hội” và kéo
theo là sự thay đổi của “hệ hình văn học”. Từ đó sinh ra một loạt những tín hiệu về
“cái khác”, “cái mới” trong mối liên hệ và ràng buộc với “cái cũ”.
1


Là tác giả quá độ giữa thời kì mang tính “bản lề” ấy, nghiên cứu thơ Trần Tế
Xương nói chung và thơ trào phúng nói riêng “bao hàm rất nhiều những vấn đề cả
từ góc nhìn lý luận văn học, cả từ cái nhìn lịch sử văn học”. Chính cái “chất thị dân”

và tư thế “đặt chân lên hai con thuyền đi ngược chiều nhau” lúc bấy giờ của Trần Tế
Xương là những yếu tố khiến nhà thơ thành Nam này (một cách không hề khiên
cưỡng) trở thành “tân thời nhân vật”, thành “con người phong vận, ở chốn thị
thành”, hành xử đậm chất “trai phố” trong văn chương buổi giao thời. Chính điều
này cũng đã tạo ra không ít ồn ào trong các nghiên cứu, phê bình trước đó. Bởi vậy,
theo chúng tôi, nghiên cứu về thơ Trần Tế Xương, một trong những nhà thơ có vị trí
“mắt lưới” như thế chắc chắn sẽ đem tới những hiểu biết và giá trị quan trọng không
chỉ trong văn học mà còn một phần nào đó về lịch sử - văn hóa – xã hội thời điểm
bấy giờ.
Ngoài ra, chúng tôi cũng xác định đối tượng chính và xuyên suốt trong đề tài
này là mảng thơ trào phúng của Trần Tế Xương. Mảng thơ mà nói như Trần Ngọc
Vương trong Sáng tác của Trần Tế Xương trong tiến trình hiện đại hóa của văn học
Việt Nam: “Bao trùm lên toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của Trần Tế Xương là hệ
vấn đề của một khuynh hướng văn học đặc thù, tuy đã manh nha từ nhiều thế kỷ
trước nhưng chỉ mới đặc biệt “tăng trưởng” trong thời quá độ và giao thoa Đông –
Tây ở Việt Nam vào cuối thế kỳ XIX – đầu thế kỷ XX – hệ vấn đề của dòng văn
học trào phúng” [32, tr.31]. Đây cũng là mảng thơ văn mà trong đó các sáng tác của
ông đều không “gấm hoa, son phấn”, chủ yếu đi thẳng vào cuộc đời với những cái
“sần sùi”, “xù xì” của nó. Cũng chính quan điểm đó đã mang đến kiểu sáng tác
mang tính chất hiện thực chủ nghĩa, mà sau này chúng ta vẫn thường định danh là
“văn học hiện thực phê phán”. Với giá trị và vai trò quan trọng như vậy, đây cũng là
một trong những “lý do chọn đề tài” của chúng tôi khi tiếp cận nội dung này.
Với tinh thần xuất phát điểm như trên, chúng tôi hi vọng rằng đề tài này, một
đề tài hấp dẫn song còn khá nhiều mới lạ có thể làm sáng tỏ và rõ ràng hơn các nội
dung về thơ trào phúng Tú Xương như chủ đề, đề tài, hệ thống nhân vật cùng những
đặc điểm về thi pháp như kết cấu, ngôn ngữ, … mang tín hiệu của tiếp xúc văn hóa

2



Đông – Tây. Đồng thời, qua đó cũng có thể đưa ra nhiều luận điểm hữu ích trong
việc lấy dẫn chứng phân tích lý thuyết “lai ghép” trong lý thuyết hậu thực dân của
Homi Bhabha. Chúng tôi thiết nghĩ, điều này cũng một phần nào đó giúp độc giả có
thêm một cái “ngoái nhìn” về những biến thiên một thời của lịch sử, bên cạnh đó
cũng giúp định vị đồng thời tái khẳng định vai trò và những giá trị thơ văn quan
trọng của nhà thơ Trần Tế Xương trong lịch sử văn học Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Về tác giả Trần Tế Xương và thơ trào phúng Trần Tế Xương
Trong các công trình về lịch sử văn học Việt Nam, Trần Tế Xương (1871 –
1907) tên thật là Trần Duy Uyên, quen gọi là Tú Xương, tự là Mặc Trai vẫn luôn
được coi là một nhà thơ lớn với nhiều đóng góp thơ văn có giá trị. Các sáng tác của
ông kể từ khi xuất hiện đến nay ngày càng được độc giả các thế hệ quan tâm,
thưởng thức và phẩm bình. Thơ Tú Xương không chỉ có phần trữ tình, đau thương,
xót xa trước những cảnh nghèo túng, bần cùng trong thời cuộc mất nước mà ông
còn “làm bạn thơ” cùng độc giả với tư cách là một nhà thơ trào phúng với nhiều câu
thơ, chùm thơ có tính nghịch cảnh, nghịch lý, gây cười. Lẽ dĩ nhiên, không thể phủ
nhận những đóng góp rất lớn của ông ở mảng thơ trữ tình nhưng cái làm quần
chúng nhớ tới tên tuổi ông nhiều hơn vẫn là với tư cách nhà thơ trào phúng.
Đến nay độc giả đương thời cũng đã cùng thơ trào phúng Tú Xương bước
sang thế kỷ XXI nhưng thơ Tú Xương và những “tiếng cười trào phúng” của thời
đại ông, thế kỷ của ông vẫn được bảo tồn và yêu mến bởi nhiều thế hệ người đọc,
người nghiên cứu. Qua quá trình tổng hợp, chúng tôi nhận thấy có hai hướng nghiên
cứu chính liên quan đến đề tài luận văn:
Hướng thứ nhất, bao gồm những công trình nghiên cứu đề cập đến tiểu sử
cuộc đời, sự nghiệp của Tú Xương như: Công trình Tú Xương – Thơ, lời bình và
giai thoại của tác giả Mai Hương tập hợp được khá nhiều bài thơ trào phúng của Tú
Xương, số bài viết liên quan đến tiểu sử cuộc đời của nhà thơ. Trong đó có bài viết
“Tú Xương, nhà thơ lớn của dân tộc” của Nguyễn Đình Chú nói đến cuộc đời, sự
nghiệp của Tú Xương cùng như tập hợp lại một số đánh giá của các nhà nghiên cứu,


3


nhà phê bình về Tú Xương như Trần Thanh Mại gọi Tú Xương là “nhà thơ thiên
tài”, Nguyễn Công Hoan tôn Tú Xương là “bậc thần thơ thánh chữ”, Đặng Thai Mai
khen Tú Xương là “một thầy Tú cũng biết cười” cạnh “một ông Nghè thích cười”
(Yên Đổ Nguyễn Khuyến), Nguyễn Tuân ca tụng Tú Xương là “một người thơ, một
nhà thơ vốn nhiều công đức trong công cuộc trường kỳ xây dựng tiếng nói văn
học của dân tộc Việt Nam, Xuân Diệu xếp hạng Tú Xương thứ năm sau “ba thi hào
dân tộc” (Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương) và Đoàn Thị Điểm”,… Cuốn
Trông dòng sông Vị của Trần Thanh Mại đề cập đến một phần đời của nhà thơ Tú
Xương với những tiếng than thở đau đớn của một kẻ thất thời. Những điều đó được
ông nói ra bằng giọng trào phúng khôi hài như để nhạo báng bản thân mình hay để
che lấp vẻ thảm thiết, ảo não của một tâm hồn đau đớn,…
Hướng thứ hai bao gồm các công trình nghiên cứu về nội dung, nghệ thuật
qua thơ văn tự trào của Tú Xương, ít nhiều đề cập đến các nội dung biểu hiện những
“va chạm văn hóa Đông – Tây” mà luận văn của chúng tôi muốn làm sáng tỏ như
Trần Tế Xương - về tác giả và tác phẩm tập hợp nhiều bài viết liên quan đến nội
dung thơ tự trào của Tú Xương. Trong đó, bài viết “Bức tranh xã hội trong thơ Tú
Xương” của Nguyễn Lộc có phân tích và đóng góp một cái nhìn toàn cảnh về hiện
thực xã hội xuống cấp Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX,… hay
một số công trình nghiên cứu, khảo cứu quan trọng và ý nghĩa khác như Trông dòng
sông Vị (1935) của Trần Thanh Mại, Thân thế và thơ văn Tú Xương (1951) của Vũ
Đăng Vân, Tú Xương, con người và nhà thơ (1961) của Trần Thanh Mại, Trần
Tuấn Lộ, Thơ Trần Tế Xương (1970) của Xuân Diệu, Tú Xương nhà thơ lớn của
dân tộc (1984) của Nguyễn Đình Chú, Luận đề về Trần Tế Xương (1960) của
Nguyễn Duy Diễn, Bằng Phong hay mới đây nhất, năm 2017, tác giả Trần Thị Hoa
Lê có cho ra mắt cuốn Văn học trào phúng Việt Nam thời trung đại. Trong đó, tác
giả không chỉ giới thuyết một cách kỹ lưỡng và cẩn trọng những khái niệm, thuật
ngữ quen thuộc trong nghiên cứu ở nước ta mà còn mở rộng tìm hiểu những thuật

ngữ đó trên thế giới, từ đó chỉ ra nhiều nét tượng đồng, dị biệt … cùng nhiều công
trình nghiên cứu khác. Xét tổng thể, hầu hết các tác phẩm đó đều là những phác họa

4


sinh động về cuộc đời và thơ văn của Trần Tế Xương cùng những lời bình, đánh giá
sâu sắc. Tuy nhiên, các tác phẩm đó không phải giúp “đọc hộ” độc giả mà chỉ góp
phần giúp người đọc hiểu hơn về con người, sự nghiệp văn chương và các giá trị
thơ văn của Trần Tế Xương, từ đó thêm trân trọng cái hay, cái đẹp trong nỗi niềm
và tâm tình của một nhà thơ nặng lòng với nhân tình thế thái.
2.2. Về sự tiếp xúc văn hóa Đông – Tây trong thơ trào phúng của Trần Tế Xương
Trước hết, phải nói rằng, sự tiếp xúc văn hóa Đông – Tây trong thơ trào
phúng của Trần Tế Xương, theo chúng tôi, đó không chỉ biểu hiện ở sự xuất hiện và
đối sánh giữa những “cái khác”, “cái mới” với “cái cũ” trong nhãn quan của nhà thơ
sông Vị mà sâu xa hơn, nó còn thể hiện ý thức về tính dân tộc của con người nhà
nho với tính hiện đại của con người thị dân nhập cuộc tư sản hóa. Chúng tôi cho
rằng, về điều này thật không khó để nhận ra khi tiếp cận và nghiên cứu một cách tập
trung, nghiêm túc các sáng tác của Tú Xương. Đây cũng là một đề tài vô cùng thú vị
và đặc sắc, trở thành đối tượng cho nhiều bài nghiên cứu, phê bình có giá trị. Tuy
nhiên, do điều kiện tìm hiểu có hạn, chúng tôi chỉ xin trích dẫn ra một số công trình
tiểu biểu như Sáng tác của Trần Tế Xương trong tiến trình hiện đại hóa của văn học
Việt Nam của Trần Ngọc Vương (với sự hợp tác của Nguyễn Thị Hòa Bình), Tú
Xương toàn tập (2010) của Đoàn Hồng Nguyên là những nhận định, đánh giá về thơ
Trần Tế Xương trong quá trình hiện đại hóa văn học, tác giả Đậu Thị Thường với bài
viết Yếu tố phi truyền thống trong thơ Trần Tế Xương (2010) với những luận điểm
chính thể hiện những nhìn nhận, đánh giá về Tú Xương trong mạch văn học trung đại
và những nét mới của thơ Tú Xương so với văn học truyền thống, Hệ thống trào
phúng của Trần Tế Xương (1957) của Nguyễn Sỹ Tế là những lời bàn và so sánh về
Tú Xương và các tác giả cùng thời… Ngoài ra, còn rất nhiều các bài viết, bài nghiên

cứu khác có nội dung liên quan mà độc giả chỉ cần tra cứu các khái niệm, từ khóa
như: “thơ trào phúng của Tú Xương…”, “những cách tân, đổi mới trong ngôn ngữ
…”, “tính dân tộc trong thơ Trần Tế Xương…”, … thì sẽ thấy xuất hiện hàng loạt các
bài viết, nghiên cứu có nội dung với tính đa dạng khác nhau. Mặt khác, chúng tôi
nhận thấy rằng, ngoài những tác phẩm, sản phẩm nghiên cứu có hệ thống lý luận chau

5


chuốt, chặt chẽ, mạch lạc kể trên thì hầu như những nội dung đặt ra trong đề tài luận
văn này mới chỉ dừng lại ở những phân tích mang tính cảm nhận chủ quan hoặc ở
một khía cạnh nào đó mà ít có bài nghiên cứu nào có hệ thống rõ ràng hoặc được soi
sáng bởi một hệ thống lý thuyết thực sự nhất định. Vì vậy với đề tài này, bằng việc
vận dụng những lý thuyết (khách quan mà nói chỉ mới đang dần dà được tiếp cận đối
với nghiên cứu và phê bình văn học Việt Nam như lý thuyết hậu thực dân, …), chúng
tôi tin rằng sẽ mang lại một cách phân tích mới mẻ và phần nào đó chi tiết, kĩ càng
hơn về các nội dung được đề cập ở trên trong thơ trào phúng của Trần Tế Xương.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài của chúng tôi tập trung nghiên cứu những biểu hiện của sự tiếp xúc
văn hóa Đông – Tây hay nói cách khác là mang tính “lai ghép” (khái niệm thuộc lý
thuyết hậu thực dân của Homi Bhabha) trong thơ trào phúng của Trần Tế Xương.
Trong đó, những ý niệm về “cái khác” (the other) trong chủ đề, đề tài, hệ thống
nhân vật, ... và câu hỏi “có hay không “tính tiên nghiệm” và “sự phản kháng mang ý
thức hệ” (?) chính là những nội dung mà chúng tôi muốn làm sáng tỏ và nhấn mạnh
trong nội dung của luận văn này.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong quá trình tìm hiểu, khảo sát và nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nhận
thấy rằng với trên dưới hai thập kỉ “sống và phát ngôn”, những “di sản” văn chương
mà Trần Tế Xương còn lại thực không nhiều và chủ yếu được người đời sưu tầm

lại. Vì lẽ đó, trong luận văn này, chúng tôi chủ yếu đi vào tập trung khảo sát và
phân tích các tác phẩm thơ trào phúng của Trần Tế Xương Tú Xương toàn tập
(2010) của Đoàn Hồng Nguyên, Tú Xương con người và nhà thơ (1961) của Trần
Thanh Mai, Trần Tuấn Lộ. Đây cũng được coi là hai trong số ít những tập thơ có sự
tập hợp đầy đủ các đơn vị tác phẩm cho tới thời điểm hiện tại sau khi khép lại giai
đoạn được định danh là “bước đầu sưu tầm và giới thiệu” thơ văn Trần Tế Xương.

6


4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để tìm hiểu và nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng hai nhóm phương pháp.
Trong đó, phương pháp chính là phương pháp phân tích – tổng hợp dựa trên sự vận
dụng một cách chọn lọc, khách quan lý thuyết về “tính lai ghép” được đề cập trong lý
thuyết hậu thực dân của Homi Bhabha để “chắt lọc” ra những đặc điểm rõ nhất thể hiện
những tiếp xúc văn hóa Đông - Tây trong các tác phẩm thơ trào phúng của nhà thơ
thành Nam Tú Xương. Song song với đó, để đạt được những mục đích nghiên cứu đặt
ra trong đề tài, chúng tôi cũng vận dụng một số phương pháp nghiên cứu hỗ trợ khác
như: phương pháp thống kê, phương pháp tiểu sử, phương pháp lịch sử - xã hội,
phương pháp so sánh – đối chiếu, phương pháp tiếp cận thi pháp học, ….
5. Một số đóng góp của luận văn
Nghiên cứu và phê bình về Trần Tế Xương, các tác phẩm thơ của ông nói
chung và thơ trào phúng nói riêng, như chúng tôi đề cập trên, đó không còn là một
vấn đề quá mới mẻ. Song, với đề tài này của chúng tôi, có thể coi là một trong số ít
những đề tài tiếp cận đơn vị tác phẩm của một tác giả thuộc thời điểm những năm
“bản lề” giữa hai thế kỉ XIX – XX (cụ thể là trường hợp thơ trào phúng của Tú
Xương) dưới hệ quy chiếu của một lý thuyết phương Tây hiện đại (ví dụ như lý
thuyết hậu thực dân của Homi Bhabha). Rõ ràng công việc này đòi hỏi nhiều thận
trọng bởi sẽ là “bi kịch” và “không phù hợp” nếu người nghiên cứu “bưng bê”
nguyên si các lý thuyết phương Tây để nghiên cứu văn học Việt Nam (đặc biệt là

văn học trung đại) mà không tính đến những đặc trưng về con người và tính dân tộc.
Ngoài ra, cùng với mong muốn tìm hiểu và phân tích khái niệm về lý thuyết
“lai ghép” để tìm ra những đặc điểm thơ thể hiện sự tiếp xúc văn hóa Đông – Tây
trong thời điểm giao thời, chúng tôi cũng hi vọng sẽ giúp bản thân và những độc giả
khác thấy được sự đặc biệt trong ngòi bút thơ của nhà thơ sông Vị. Tác giả mà cả
quãng đời của ông nằm gọn và gần như được trải nghiệm trọn vẹn những chuyển
biến lịch sử cùng sự thay đổi sâu sắc cơ cấu của xã hội Việt Nam hồi cuối thế kỉ
XIX. Đồng thời, qua đây, chúng tôi cũng tin tưởng đề tài của mình sẽ góp phần giúp

7


gợi mở cho bạn đọc thêm nhiều thú vị khi tiếp cận các tác phẩm thơ Tú Xương nói
chung và mảng thơ trào phúng nói riêng.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài “Mở đầu”, “Kết luận”, “Tài liệu tham khảo” và “Phụ lục”, luận văn
của chúng tôi được chia làm bốn chương:
Chương 1: Thời đại, tác giả và các vấn đề lý thuyết
Chương 2: Ý thức về “cái khác” (the other) và chủ đề, đề tài trong thơ trào phúng
của Trần Tế Xương
Chương 3: “Người khác” trong thơ trào phúng của Trần Tế Xương
Chương 4: “Tính tiên nghiệm” trong thơ trào phúng của Trần Tế Xương

8


Chƣơng 1: THỜI ĐẠI, TÁC GIẢ VÀ CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT
1.1. Thời đại và tác giả Trần Tế Xƣơng
1.1.1. Vài nét thời đại và tiểu sử tác giả Trần Tế Xương
Năm 1858, thực dân Pháp nổ tiếng súng thị uy đầu tiên ở Đà-Nẵng, mở đầu

cuộc chiến trang xâm lược đất nước Việt Nam ta. Năm 1862, Phan Thanh Giản thay
mặt triều đình phong kiến nhà Nguyễn ký với Pháp hiệp ước cắt nhường ba tỉnh
miền Đông Nam Bộ. Đến năm 1867, Phan Thanh Giản tiếp tục đầu hàng, ký hiệp
ước dâng nốt ba tỉnh miền Tây khiến toàn cõi Nam bộ rơi vào tay Pháp.
Năm 1873, Pháp đánh Hà Nội, Quan khâm mạng trông coi việc Bắc kỳ
Nguyễn Tri Phương kiên quyết giữ thành nhưng sau đó trúng đạn và bị giặc bắt.
Một mực trung thành không chịu nhục, không chịu bán nước, ông tuyệt thực đến
chết. Thành Hà Nội không giữ được. Tiếp đó, các thành Hải Dương, Ninh Bình và
quê hương Nam Định của Trần Tế Xương cũng mất liên tiếp vào tay quân giặc. Do
thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn và quyết tâm kháng chiến của triều đình nhà
Nguyễn, mặc dù cuộc đấu tranh của nhân dân diễn ra bền bỉ và deo dai, nhiều lần
khiến thực dân Pháp phải chịu tổn thất, song cuối cùng Việt Nam đã trở thành thuộc
địa của thực dân Pháp. Hiệp ước Pa-tơ-nốt ký kết ngày 06-06-1884 là hiệp ước cuối
cùng đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều đình phong kiến nhà Nguyễn Việt
Nam độc lập.
Trong những năm cuối của thế kỷ XIX, cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân
dân ta vẫn tiếp tục nổ ra. Từ 1885 đến 1895, mười năm ấy cũng là thời thanh niên
của Tú Xương khi mà nhà Nguyễn đã hoàn toàn đầu hàng vô điều kiện. Tháng 07
năm 1885, phong trào Cần Vương được phát động , kéo dài đến năm 1896 mới
chấm dứt. Cùng lúc đó, phong trào đấu tranh tự vệ ở các địa phương, tiêu biểu là
cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế như một biểu hiện cụ thể và sinh động của tinh
thần quật khởi và bất khuất của nhân dân ta… Mặc dù thất bại, do những nguyên
nhân chủ quan và khách quan nhưng phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX cũng đã
làm tròn sứ mệnh của những trận đánh thử thách, của nhiệm vụ lịch sử, đánh mốc
son trong trang lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.
9


Giai đoạn 1897 – 1907 sau đó cũng chính là giai đoạn mười năm cuối đời
của nhà thơ Tú Xương. Lúc này, thực dân Pháp đã hoàn thành công cuộc xâm lược

và bình định bằng quân sự và bắt đầu thực hiện cuộc khai thác thuộc địa trắng trợn
và tàn bạo về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Đây cũng là giai đoạn bọn
Việt gian bán nước hoành hành bằng phản bội, nịnh hót, lừa bịp, … Tuy nhiên,
cũng trong giai đoạn này, cụ thể là từ năm 1898 trở đi, nhiều luồng gió mới, yếu tố
mới đã xảy đến và có tác động tích cực với tầng lớp sĩ phu yêu nước Việt Nam. Đó
là từ các cuộc vận động của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu của Trung Quốc, của
cuộc chinh biến Mậu Tuất và những tư tưởng dân chủ tư sản tiến bộ của Rút-xô,
Vôn-te, Mông-te-ski-ơ, …. Hàng loạt các cuộc vận động cách mạng của các lãnh
đạo có xuất thân từ thành phần phong kiến như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,
Tăng Bạt Hổ, Ngô Đức Kế, Tăng Bạt Hổ, … đã bắt đầu ít nhiều có xu hướng tư sản.
Đặc biệt hơn, trong số đó có không ít người là bạn thân của nhà thơ Tú Xương và
có ảnh hưởng nhất định tới tư tưởng sáng tác của nhà thơ này.
Ôn lại tiểu sử của nhà thơ thành Nam Trần Tế Xương, chúng ta có thể thấy
cuộc đời ngắn ngủi 37 năm của ông đã nằm gọn trong một giai đoạn bi thương bậc
nhất của đất nước. Trần Tế Xương tên thật là Trần Duy Uyên, quen gọi là Tú
Xương, tự là Mặc Trai, hiệu là Mộng Tích, đến khi thi Hương mới lấy tên là Trần
Tế Xương. Ông sinh ngày 05 tháng 09 năm 1870 tại phố Đình Hữu, làng Vị Xuyên,
huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Ðịnh tức phố Hàng Nâu, khu Đình Hữu, Nam Định ngày
nay và mất ngày 20 tháng 01 năm 1907 ở làng Ðịa Tứ cùng huyện. Ông thuộc dòng
dõi nho gia, vốn là họ Phạm, đổi thành họ Trần là bởi vào đời nhà Trần lập công lớn
được phong “quốc tính”, được vua cho đổi họ cũ lấy họ của vua. Thân sinh của
Trần Tế Xương là cụ Trần Duy Nhuận cũng là một nhà nho, sinh thời thi nhiều
khoa nhưng không đỗ, sau làm chức Tự thừa ở dinh đốc học Nam Định, sinh được 9
người con, 6 trai, 3 gái, Tú Xương là con trưởng.
Tú Xương đi học sớm và sớm nổi tiếng thông minh. Ông theo học chữ Hán
cụ Kép Thành Thị, tên là Trần Chấn Thái, một nhà nho ở Nam Định. Có rất nhiều
câu chuyện truyền lại về tư chất thông minh và tài nhớ nhanh của chú bé Trần Duy

10



Uyên này. Có người kể lại câu chuyện khi Duy Uyên lên mười, khi có bạn của cha
đến nhà chơi, nhân trước nhà có dãy chậu hoa, cụ khách ra đối: “Đình tiền ngũ sắc
hoa…”, Duy Uyên liền đối lại: “Lung trung bách thanh điểu”. Khách nghe xong
tấm tắc khen tài nhưng “theo khẩu khí, nhất định đời nó sẽ lao đao, lận đận, khó bề
ngang dọc, vẫy vùng !”. Nói vậy là bởi, đời xưa có lối đoán tương lai theo duy tâm
vì khẩu khí để lộ ra có chim hay bị nhốt trong lồng. Hay câu chuyện khi Tú Xương
được mời viết văn tế khi làng có lễ. Khi mọi người giục cuồng cuồng lên vì giờ
hành lễ sắp bắt đầu, ông vẫn ung dung, thản nhiên nói: “Các ông không lo. Tôi làm
văn, tôi sẽ đọc lấy. Lúc đó có văn thì thôi. Và quả thực vậy, đến giờ tuyên đọc văn
tế, chỉ cầm một tờ giấy trắng, nhưng ông đọc lưu loát như thể có bài văn tế thần viết
sẵn. Một lần khác, khi sang viếng tang người hàng xóm, bà vợ kế của ông này nhờ
xin nhà thơ viết cho câu đối, nhà thơ cũng không suy nghĩ lâu mà cầm lấy bút đề
ngay một câu: “Thân cò lặn lội bờ sông, rủ rỉ nuôi con mà hóa thực” họa theo câu ca
dao quen thuộc của dân gian:
“Cái cò lặn lội bờ sông,
Gánh gạo nuôi chồng, tiếng khóc nỉ non.”
Chẳng những thông minh, tài trí, ông còn là một trong những người đầu tiên
dịch những bài thơ Đường của Lý Bạch, Đỗ Phủ sang Tiếng Việt một cách “lưu loát
tự nhiên như một bài nguyên tác, chứ không có những ý, những chữ gò ép sống
sượng”. Ở đây, chúng tôi xin ví thử một bài, đó là Cung trung hành lạc (được dịch
là Thú vui trong cung) của Lý Bạch:
“Gió thơm lồng trướng gấm,
Nắng sáng lọt nhà vàng.
Thềm ngọc hoa đua nở,
Hồ trong cỏ dâng hương.
Lầu cao con gái múa,
Cây biếc tiếng chim vang.
Đào lý ngày xuân tốt,
Cung tiên nỗi nhớ thương”


11


Về chuyện thi cử của Tú Xương, từng có ý kiến cho rằng “lịch sử đời nhà thơ
là lịch sử của một người suốt đời lận đận vì thi mà chẳng bao giờ toại nguyện”. Quả
thực vậy, nhờ theo học cụ Tú kép Thành Thị và “thiên tư sớm phát”, năm 1886
(Bính Tuất), niên hiệu Đồng Khánh thứ nhất, triều đình mở khoa thi Hương ân
khoa, trường Hà Nội và Nam Định hợp thi tại Nam Định, Trần Duy Uyên đổi tên
thành Tế Xương (Trần Tế Xương) dự thi lần thứ nhất nhưng không đỗ. Cùng trong
năm này, Trần Tế Xương lấy vợ là bà Phạm Thị Mẫn, người làng Lương Đường,
Hải Dương. Năm 1888 (Mậu Tý), Trần Tế Xương đi thi lần thứ hai không đỗ. Năm
1891 (Tân Mão), Trần Tế Xương thi Hương lần thứ ba không đỗ. Năm 1894 (Giáp
Ngọ), đời vua Thành Thái thứ sáu, Trần Tế Xương thi Hương lần thứ tư đỗ Tú tài.
Trong năm này ông có bài thơ Gửi bạn thi đỗ. Năm 1897 (Đinh Dậu), Trần Tế
Xương thi Hương lần thứ năm, không đỗ. Ông làm các bài thơ như Đi thi, Hương
thí tự trào, Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu, Giễu người thi đỗ. Năm 1900 (Canh
Tý), Trần Tế Xương thi Hương lần thứ sáu vẫn không đỗ. Ông làm các bài như
Giễu khoa thi Canh Tý, Than sự thi và Phú hỏng thi. Năm 1903 (Quý Mão), thực
dân Pháp quy định thí sinh phải đỗ cả hai kì thi chính và phụ (thi Hương truyền
thống và kì thi phụ bằng tiếng Việt và tiếng Pháp) thì mới được bổ nhiệm làm quan.
Trần Tế Xương đổi tên thành Cao Xương, thi Hương lần thứ bảy, không đỗ, hỏng
vẫn cứ hỏng. Bài thơ Hỏng thi khoa Quý Mão cũng nhắc đến chuyện đổi tên này:
“Tế đổi làm Cao mà chó thế !
Kiện trông ra Tiệp hỡi trời ôi !”
song theo tương truyền Yên Đổ Nguyễn Khuyến “không hài lòng” ở chỗ Trần Tế
Xương ứng đối “trời” với “chó” nên rằng:
“Rằng hay thì thực là hay,
Đem Trời đối Chó lão này không ưa.”
Năm 1906 (Bính Ngọ), toàn quyền Đông Dương ra nghị định lập Hội đồng

hoàn thiện nền giáo dục bản xứ nhằm loại bỏ Hán học. Vua Thành Thái cũng ban
hành cải cách thi Hương ở Bắc kỳ về việc “bỏ kinh nghĩa và thơ phú, bắt buộc thí
sinh phải thi thêm luận Quốc ngữ, khoa học thường thức và một bài dịch tiếng

12


Pháp”. Trần Tế Xương tiếp tục đi thi Hương lần thứ tám. Đây cũng là khoa thi cuối
cùng trong đời ông nhưng vẫn “hỏng”. Các bài thơ Thi hỏng II, Thi hỏng III được ra
đời. Có thể thấy rằng, cuộc đời Trần Tế Xương gần như gắn liền với thi cử, tính ra
có tất cả tám lần. Đó là các khoa: Bính Tuất (1886), Mậu Tý (1888), Tân Mão
(1891), Giáp Ngọ (1894), Đinh Dậu (1897), Canh Tý (1900), Quý Mão (1903) và
Bính Ngọ (1906). Sau 3 lần hỏng thi mãi đến lần thứ tư khoa Giáp Ngọ (1894) ông
mới đậu tú tài, nhưng cũng chỉ là “tú tài thiên thủ” (lấy thêm). Sau đó không sao lên
đỗ cử nhân, bằng cấp tối thiếu để người nho sĩ trong chế độ phong kiến được bổ làm
quan mặc dù kiên trì theo đuổi.
Cũng bàn tới chuyện thi cử của Trần Tế Xương, luôn có một câu hỏi được
đặt ra đầy mâu thuẫn, đó là việc nhà thơ mặc dù rất kịch liệt lên án, phản đối và đả
kích chế độ khoa cử nhưng trong thực tế ông lại cứ mãi kiên trì đeo đuổi và suốt đời
lận đận vì “cái nợ đời” ấy? Đã có nhiều lý giải cho câu chuyện này, song chúng tôi
tán đồng với ý kiến của Trần Thanh Mại và Trần Tuấn Lộ trong cuốn Tú Xương,
con người và nhà thơ (1961). Trong đó, tác giả cho rằng: “Trước hết, chúng ta cần
thấy rằng, xuất thân trong tầng lớp nho sĩ phong kiến, tức là phải học hành, để rồi
thi cử, để rồi làm quan, giúp nước, cai trị dân (tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên
hạ), đó là thế giới quan chủ đạo của từng lớp nho sĩ ấy. Cho nên từ bé, Tú Xương đã
gắng công đèn sách theo đuổi mục đích tiến thân bằng con đường thi cử” [2, tr.24],
“cũng như nhiều người khác trong từng lớp nho sĩ, nhà thơ bị giam hãm trong ý
thức phong kiến lạc hậu, tưởng rằng muốn được giúp đời, muốn được thi thố tài
năng với đời thì không có con đường hợp pháp nào khác ngoài con đường thi cử để
ra làm quan …” [2, tr.25]. Và mâu thuẫn ấy trong tư tưởng và trong các sáng tác thơ

văn của nhà thơ cứ dai dẳng và kéo dài cho đến ngày Trần Tế Xương mất.
1.1.2. Về sự nghiệp văn chương của tác giả Trần Tế Xương
Mặc dù chỉ “hưởng dương” 37 tuổi, song nhà thơ Trần Tế Xương đã góp
phần không nhỏ vào kho tàng văn chương dân tộc với những bài thơ sâu sắc về lịch
sử xã hội đương thời và chính đời mình trong những năm tháng đau xót của cả dân
tộc Việt Nam lúc bắt đầu bị “thuộc địa hóa”. Từ đó, nhà thơ thành Nam ấy cũng trở

13


thành một trong những nhà thơ lớn được nhân dân tự hào và được ca tụng bởi nhiều
các thi sĩ, văn nhân nổi tiếng khác. Như Nguyễn Công Hoan từng suy tôn Tú
Xương là bậc “thần thơ thánh chữ”. Xuân Diệu xếp hạng Tú Xương thứ 5
sau Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương và Đoàn Thị Điểm. Tản Đà khi còn
sống "trong những thi sĩ tiền bối, phục nhất Tú Xương" (Xuân Diệu kể vậy). Ông tự
nhận trong đời thơ của mình "mới địch nổi Tú Xương một lần thôi bằng chữ “vèo”
trong bài thơ Cảm thu, Tiễn thu của ông: “Vèo trông lá rụng đầy sân”. Nguyễn
Công Hoan cũng kể vậy. Còn Nguyễn Tuân thì biểu dương Tú Xương là “một
người thơ, một nhà thơ vốn nhiều công đức trong cuộc trường kỳ xây dựng tiếng
nói văn học của dân tộc Việt Nam”.
Thơ văn của ông gồm hai phần rõ rệt, thuộc thuộc hai mảng nghệ thuật “nghệ
thuật hiện thực trào phúng” và “nghệ thuật trữ tình”. Tuy nhiên, khi nói đến thơ văn
của Tú Xương, người đọc thường nghĩ ngay tới mảng thơ trào phúng của ông. Bởi
về khối lượng, trong gần hai trăm bài thơ còn được lưu truyền thì hai phần ba bài là
thuộc thơ trào phúng. Hơn thế, về mặt này, quả thực Tú Xương đã đạt tới trình độ
bậc thầy với những bài thơ châm biếm nhức nhối, sâu cay đi thẳng và ám ảnh vào
tâm trí người nghe, người đọc. lòng người. Tuy nhiên, nói như vậy nhưng chúng ta
cũng không thể phủ nhận giá trị của các sáng tác thơ trữ tình trong toàn bộ thơ văn
của ông bởi thực sự các sáng tác trữ tình của ông mặc dù không có những cảm tính
lãng mạn, thoát ly, luôn gắn liền với đời sống thực tế song luôn được đánh giá là

những tác phẩm có nghệ thuật trữ tình khá cao và đặt sắc. Còn đối với các sáng tác
thơ mang nghệ thuật hiện thực trào phúng, khía cạnh hiện thực trong thơ ông đã
đậm còn đậm hơn, đã “chất” càng được thể hiện “chất” hơn, mạnh mẽ hơn “với cái
cười mỉa mai, cay độc, những câu chửi tinh vi mà tàn nhẫn, những ngọn roi rất sắc,
rất ngọt quật thẳng vào cánh những thói hư, tật xấu của một xã hội giao thời, lúc
chủ nghĩa phong kiến suy tàn và chủ nghĩa tư bản thuộc địa xâm nhập”. Và ẩn sau
đó là những tâm sự căm phẫn đầy u uất, bất lực cùng những mâu thuẫn giằng xé
“không thoát ra được” đến thương tâm của một kẻ sĩ “ưu thời mẫn thế” trong hoàn
cảnh nước mất nhà tan.

14


Về tình hình văn bản tác phẩm của Tú Xương thì hết sức phức tạp bởi sinh
thời, nhà thơ Trần Tế Xương sáng tác dường như chỉ để tỏ lòng, tiêu sầu hoặc mua
vui, thơ làm đọc lên cho vợ con, bạn bè nghe, rồi tùy ý truyền khẩu. Hơn nữa thành
Nam thuở ấy còn có nhiều người hay thơ cùng nỗi niềm và khuynh hướng với Tú
Xương như Trần Tích Phiên, Phạm Ứng Thuần, Trần Tử Chi, Vũ Công Tự... Thơ
họ cũng được phổ biến không ít. Thêm nữa, cứ ba năm một lần kỳ thi Hương lại
được tổ chức, sĩ tử toàn cõi Bắc Kỳ lại tụ hội, thơ hay được lan truyền càng rộng
rãi. Vì thế thơ Tú Xương càng dễ bị lẫn lộn. Bởi cho đến nay, các nhà nghiên cứu
vẫn chưa tìm thấy di cảo của tác giả. Hiện chỉ có một số công trình tập hợp các tác
phẩm của Tú Xương trong các sách nghiên cứu, phê bình như Vị Xuyên thi văn tập
của Sở Cuồng Lê Dư, Nam Kỳ thư quán (1931) giới thiệu 174 tác phẩm gồm thơ,
phú, câu đối, Trông dòng sông Vị (Văn chương và thân thế Trần Tế Xương)
của Trần Thanh Mại, Trần Thanh Địch (1935), Tú Xương thi tập do nhà sách Phúc
Chí tại Hà Nội in năm 1950, giới thiệu 75 bài thơ phú, Thân thế và thơ văn Tú
Xương của Vũ Đăng Văn, Nhà xuất bản Cây Thông, Hà Nội xuất bản năm 1951.
Tuy nhiên, gần như trước 1954, các sách sưu tầm thơ Tú Xương còn chưa chu đáo,
cẩn thận và hầu như không có chú giải cần thiết. Việc khảo cứu về nhà thơ cũng

chưa được đặt ra, nếu không kể đến cuốn Trông dòng sông Vị. Sau này, nhiều cuốn
sách có các tác phẩm sưu tầm có độ tin cậy cao hơn được ra mắt như: Văn thơ Trần
Tế Xương của nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội (1957) giới thiệu chính thức 125 bài
và đưa 55 bài vào phần tồn nghi, Đấu tranh chống hai quan niệm sai lầm về Tú
Xương của nhà xuất bản Nghiên cứu cục xuất bản, Bộ văn hóa Hà
Nội (1957) của Trần Thanh Mại nhân dịp lần thứ 50 ngày giỗ Tú Xương, Tú Xương
con người và nhà thơ của Trần Thanh Mại, Trần Tuấn Lộ, nhà xuất bản Văn
hóa (1961) giới thiệu 193 bài chính thức, 17 bài tồn nghi, Thơ văn Trần Tế Xương
của nhà xuất bản Văn học (1970) có sự tham gia của Nguyễn Công Hoan chọn 151
tác phẩm và 22 bài tồn nghi, Thơ văn Trần Tế Xương do Nhà xuất bản Giáo Dục
xuất bản tại Hà Nội (1984). Và cuốn Tú Xương tác phẩm giai thoại của nhóm
Nguyễn Văn Huyền (chủ biên), Đỗ Huy Vinh, Mai Anh Tuấn và người giới thiệu

15


Nguyễn Đình Chú được xuất bản bởi Hội văn học nghệ thuật Hà Nam
Ninh năm 1986 là một công trình nghiên cứu được cho là kỹ lưỡng và công phu.
1.2. Các vấn đề lý thuyết
1.2.1. Văn hóa là gì ?
Về khái niệm văn hóa, chúng tôi xin trích dẫn lời của Trần Đình Sử trong bài
viết “Giá trị văn hóa của văn học Việt Nam”: “Khái niệm văn hoá ngày nay đã rất
phổ biến, tuy vậy khi bàn về giá trị văn hoá của văn học thiết nghĩ cũng cần nhắc lại
đôi nét về khái niệm văn hoá, bởi nó sẽ soi sáng giá trị văn hoá của văn học…. Văn
hoá theo nghĩa rộng là tổng hoà mọi sản phẩm vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo ra, trong đó thể hiện đời sống vật chất, tinh thần, các loại tư tưởng, phương
thức tư duy, hình thức biểu đạt, mô hình hành động, thái độ ứng xử làm cho một
cộng đồng dân tộc này phân biệt với các dân tộc khác; văn hoá thể hiện năng lực
chế ngự thiên nhiên, phương thức tổ chức xã hội cùng chế độ điển chương dùng để
phát triển nhân cách con người và phân chia hưởng thụ thành quả xã hội. Văn hoá

nghĩa hẹp là quan niệm tư tưởng và quan niệm giá trị. Xét về cấu trúc thì văn hoá
bao gồm tầng nền tảng là toàn bộ cơ sở vật chất, cái “tự nhiên thứ hai” của con
người do con người sáng tạo ra bằng sức lao động. Tầng thứ hai là cung cách ăn ở,
mặc, đi lại, nói năng, hôn thú, lễ nghi, phong tục. Tầng thứ ba gồm tư tưởng chính
trị, tôn giáo, pháp luật, tổ chức nhà nước và tầng trên cùng, là các sáng tác văn học,
nghệ thuật, triết học, biểu hiện tâm hồn, tài nghệ, sức sáng tạo của con người. Toàn
bộ văn hoá thể hiện trong hệ thống kí hiệu, biểu tượng, ngôn ngữ của con người
thấm nhuần ý thức về giá trị. Văn hoá không chỉ là cái phân biệt con người với con
vật mà còn là cái tiêu biểu nhất cho một dân tộc, phân biệt dân tộc này với dân tộc
khác. [Dẫn theo 45]. Có thể thấy rằng, văn hóa là một khái niệm rộng với nhiều tầng
lớp nghĩa, vừa có thể hiểu là sự tổng hòa của mọi sản phẩm tinh thần và vật chất mà
con người tạo ra hoặc cùng có thể là những quan điểm, quan niệm giá trị, mang ý
nghĩa khu biệt giai đoạn này với giai đoạn khác, dân tộc này với dân tộc khác. Với ý
nghĩa đó, xét giá trị văn hóa trong văn học Việt Nam thời trung đại từ thế kỉ X đến
hết thế kỉ thế kỉ XIX cũng được chia làm bốn giai đoạn: giai đoạn thế kỉ X – XIV,

16


thế kỉ XV – XVII, giai đoạn thế kỉ XVIII, giai đoạn thế kỉ XIX. Ở mỗi giai đoạn
lịch sử xã hội, lịch sử văn học, văn hóa lại có sự thể hiện và mang những giá trị
khác nhau. Tuy nhiên, theo khuôn khổ của bài, chúng tôi xin tập trung đi vào tìm
hiểu giá trị văn hóa của văn học giai đoạn thế kỉ XIX.
Như đã phân tích khái quát ở trên, thế kỉ XIX là thế kỉ mà dân tộc Việt Nam ta
bị đặt dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn đang đà suy thoái, yếu ớt đồng thời cũng
là thế kỉ đau thương trong tiếng súng xâm lược của thực dân Pháp. Kinh tế, văn hóa, xã
hội đều thay đổi và văn học cũng không nằm ngoài vòng biến thiên đó. Bên cạnh việc
tiếp tục mạch phát triển văn học từ thế kỉ XVIII, văn học thế kỉ XIX tiếp tục phát triển
văn thơ chữ Hán (Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, …) và đồng thời thơ Nôm đường
luật cũng đạt đến đỉnh cao mới điêu luyện, sâu sắc và tinh tế. Thơ Nguyễn Khuyến, Tú

Xương trở thành một hiện tượng lớn trong văn học cận đại Việt Nam. Đặc biệt, thơ Tú
Xương với tiếng cười trào lộng sâu cay, chát chúa trước thực trạng xã hội nhố nhăng,
đảo lộn trong giao thời. Cười đời rồi lại tự giễu mình, bắt đầu từ Nguyễn Công Trứ
với Hàn nho phong vị phú, … thơ Tú Xương hay Nguyễn Khuyến đã góp phần phát
triển “văn hoá cười” trong văn học viết Việt Nam cũng như khơi một dòng thơ trào
phúng sau này với nhà thơ Tú Mỡ và nhiều nhà thơ khác.
1.2.2. Thơ trào phúng và một số khái niệm thuộc phạm trù mỹ học: cái hài, cái
bi, ….
Về “thơ trào phúng”, để hiểu được khái niệm này, chúng tôi xin đi vào cắt
nghĩa và lý giải cho hai khái niệm con là “thơ” và “trào phúng”.
Trước hết, khi nói tới “thơ”, mỗi người, mỗi thời đều có những quan niệm riêng
thú vị. Chẳng hạn như Platon, một nhà triết học cổ đại Hy Lạp thì cho rằng “thơ là thần
hứng” hay thơ, ấy là “những gì đã thất lạc trong quá trình chuyển đổi”, “thơ ra đời khi
cảm xúc đã tìm thấy suy nghĩ của mình và suy nghĩ đã tìm ra lời của chúng” theo như
cách nghĩ của Robert Frost, một trong những nhà thơ Mỹ từng bốn lần đoạt giải
Pulitzer. Edgar Allan Poe, được gọi là “nhà thơ điên”, cũng là một cây bút kỳ tài trong
thể loại văn chương trinh thám và hình sự cũng có những phát ngôn nổi tiếng về thơ
như: “Tôi định nghĩa rất ngắn về thơ ca, ngôn ngữ thơ là nhịp điệu, thẩm mỹ. Trọng tài

17


duy nhất của chúng là khẩu vị. Trí khôn và nhận thực chỉ khiến nó trở thành một tài
sản. Trừ yếu tố tình cờ, thơ không quan tâm đến bất cứ điều gì, dù là nghĩa vụ hay chân
lý”, … hay thậm chí có người còn cho ví “thơ” như một “biểu thức tâm hồn”, một cơn
say, một cơn điên loạn thần thánh,… Chỉ một chữ “thơ‟ nhưng lại là một câu hỏi mở
với vô vàn đáp án. Do vậy, khái niệm này không chỉ được định nghĩa khác đi bởi nhiều
người mà còn ở nhiều thời (thời đại, thời điểm) như quan niệm chính thống về thơ
trong Nho giáo “thi dĩ ngôn chí” đã chi phối hàng ngàn năm thơ trung đại Việt Nam
hay quan niệm “thi ngôn tình” của Trung Quốc thế kỷ III đời Đông Tấn cũng đã có

nhiều ảnh hưởng đến trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong thơ Việt Nam nửa cuối thế kỷ
XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX mà Truyện Kiều là một ví dụ điển hình và tiêu biểu. Khái
niệm này trong những năm gần đây cũng tiếp tuc được nhiều nhà nghiên cứu nỗ lực
định nghĩa như Hà Minh Đức, Mã Giang Lân, Phan Ngọc song đến nay vẫn chưa thể
có một định nghĩa trọn vẹn và đầy đủ nhất để nói về thơ.
Trong Từ điển Văn học (2004) của nhóm tác giả Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ
Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá, “trào phúng” (satira) được định nghĩa là “một
loại đặc biệt của sáng tác văn học đồng thời là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật,
trong đó các yếu tố của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương, hài
hước… được sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng những cái tiêu cực,
xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội” [22, tr.1124]. Thơ trào phúng cũng được coi là
một trong những tiếng nói cuối cùng của loại hình văn học trung đại khi chuyển đổi
từ trung đại sang hiện đại. Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên mà các nhà thơ trào
phúng như Nguyễn Khuyến, Tú Xương,… được xếp vào hàng những nhà nho cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Bên cạnh đó, trong văn học, nói đến trào phúng thì
không thể thiếu cái cười. Xét về nguồn gốc, “trào phúng” là từ Hán - Việt. Tách
chiết ra thì độc giả có thể hiểu “trào” là cười cợt, chế giễu còn “phúng” là lời bóng
gió để châm biếm, đả kích hay như cách hiểu đơn giản nhất trào phúng là nghệ thuật
gây ra tiếng cười. Dù cười ở các cung bậc khác nhau nhưng nhất thiết tác phẩm trào
phúng phải gây hài, phải có tiếng cười. Về điều này, theo các nhà mĩ học, cái hài là
một trong những phạm trù mỹ học, được bật ra khi người ta phát hiện được một

18


mâu thuẫn đặc biệt, trái với lẽ tự nhiên. Mâu thuẫn đó có thể là gì? Đó có thể là “sự
mâu thuẫn giữa các hiện tượng không hoàn thiện” hoặc theo quan niệm của phương
Tây, đó là mâu thuẫn giữa cái xấu và cái đẹp của Arixtôt trong Thi học. Kant nhà
triết học, mỹ học Đức coi đó là mâu thuẫn giữa cái cao thượng và cái thấp hèn.
Hêghen cho đó là mâu thuẫn giữa hình tượng và ý niệm. Sécnưsepxki cho rằng, đại

ý: Cái hài kịch xảy ra khi hình tượng lấn át ý niệm, tức cái hài là sự trống rỗng mà
tính hoàn toàn vô nghĩa ở bên trong được che đậy bởi một vẻ bề ngoài phô trương,
lòe loẹt,... Còn theo quan niệm phương Đông và cụ thể là ở Việt Nam, đặc biệt là
trong đạo Nho thì lại được nhìn nhận rất khác bởi đạo Nho là đạo “tu kỉ, trị nhân”,
nhà nho luôn theo đuổi hình mẫu “nội thánh ngoại vương” lý tưởng (tức bên trong
mang phẩm chất thánh nhân, bên ngoài làm vua thiên hạ), là người có nhân cách
cao cả, là thánh nhân thoát tục. Chính vì vậy, trong các sáng tác của các nho gia
Việt Nam từ thế kỉ XIV đến thế kỉ XVI, tiếng cười, tiếng khóc, những cảm xúc tự
nhiên bình thường không xuất hiện trong văn chương nhà nho chính thống và thay
vào đó là cái đạo đức, trang nghiêm. Tuy nhiên, vào khoảng thế kỷ XVIII, mô hình
“thánh nhân quân tử” đã không còn hấp dẫn nho sĩ nữa, thay vào đó là hình ảnh con
người của tự nhiên, con người bình thường gần gụi. Tiếng cười cũng bắt đầu xuất
hiện trong thơ ca từ đó mặc dù vẫn chưa cụ thể, xác định, vẫn còn mơ hồ và mang
xu hướng nhằm vào cái chung, một hạng người, một loại người… Phải đợi đến cuối
thế kỉ XIX, trước sự xâm nhập của thực dân phương Tây, trước thời cuộc đảo điên,
lai căng, “dở dở ương ương”, quan niệm của nhà nho mới chính thức có sự thay đổi,
dao động lớn. Họ bắt đầu nhận ra chữ nghĩa thánh hiền không giúp ích gì cho thời
cuộc trước cú “đụng đầu lịch sử”. Họ chế giễu, cười cợt chính xã hội bắt đầu mục
ruỗng mà họ đang sống, tới những kẻ vô tích sự, lười biếng, gàn dở,… và cả tự chê
trách, “kiểm điểm” bản thân mình. Cười người rồi lại cười mình, là những chuyện
hiếm thấy trước đó.
Như vậy, có thể thấy rằng thơ trào phúng là loại thơ dùng ngôn từ ví von, bóng
gió để châm biếm, đả kích những mâu thuẫn, những thói hư tật xấu trái với lương tri, đạo
đức xã hội. Trong đó, tiếng cười mang nhiều sắc thái, cung bậc phong phú, đa dạng như

19


×