Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

VỊ TRÍ CỦA ĐÔNG NAM Á VỚI SỰ TIẾP XÚC VĂN HÓA VỚI TRUNG HOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.38 KB, 16 trang )

MỞ ĐẦU
Đông Nam Á là một khu vực lịch sử văn hoá, có nền tảng chung từ thời
tiền sử, được sản sinh và phát triển trong một môi trường sinh thái tự nhiên xã
hội của khu vực. Đó là nền văn minh nông nghiệp lúa nước được phân bố từ bờ
Nam sông Dương Tử đến Đông Bắc Ấn Độ sang cả châu Đại Dương.
Trên cơ sở tầng văn hoá chung đó qua tiếp biến với những nền văn hoá
khác, đặc biệt là tiếp xúc với văn hoá Ấn Độ và Trung Quốc đã tạo thành những
nền văn hoá quốc gia khác nhau. Tất cả đã tạo nên tính thống nhất trong tính đa
dạng của văn hoá khu vực. Ngày nay, Đông Nam Á là một khu vực bao gồm 10
quốc gia độc lập, có thể chế chính trị xã hội khác nhau: Việt Nam, Lào,
Campuchia, Myanmar, Malaysia, Philippines, Indonesia, Brunei, Thái lan,
Singapo.
Trung Quốc là một quốc gia có nền văn minh cổ xưa phương Đông. Dân
tộc Trung Hoa trải qua mấy nghìn năm tôi luyện và hoà hợp, kết tụ và phát triển,
đã trở thành một dân tộc vĩ đại tràn đầy sức sống trong cộng đồng các dân tộc
thế giới. “Dân tộc trung Hoa đã thu hút được muôn phương mà lại có phong thái
độc đáo, hình thành nên nền văn hoá Trung Hoa rực rỡ muôn màu mà lại đa
nguyên nhất thể, rộng lớn sâu lắng mà lại mộc mạc tươi đẹp”(1). Văn hoá Trung
Quốc là nền văn minh độc lập sừng sững tại phía Đông thế giới với một dáng vẻ
riêng biệt của mình.
Đương nhiên trong quá trình phát triển lịch sử, Đông Nam Á chịu ảnh
hưởng của các nền văn minh bên ngoài, song sự tác động ấy không vì thế mà
biến khu vực này thành khu vực “Hán hoá” hay “Ấn Độ hoá”… mà nó đã lựa
chọn những gì thích hợp, đồng thời phục tùng các đặc điểm của mình chứ
không phải tiếp thu tất cả những gì xa lạ. Hay nói cách khác, văn hoá Đông Nam
Á tiếp nhận bằng sự khúc xạ.
(1)Cao Thụ Huân (cb) – Pháp quy và cơ cấu Trung Quốc – Nxb Thế giới – 2002,
tr.5
1
I. VỊ TRÍ CỦA ĐÔNG NAM Á VỚI SỰ TIẾP XÚC VĂN HÓA VỚI
TRUNG HOA


Trên bản đồ thế giới, Đông Nam Á nằm trong phạm vi khoảng từ 92° đến
140° kinh Đông và khoảng từ 28° vĩ Bắc đến 15° vĩ Nam. Khu vực này là một
quần thể các đảo, bán đảo, quần đảo và các vịnh trong vùng biển chạy dài suốt
từ Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương.
Cùng sinh tụ trên một khu vực địa lý, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo
nên một nền văn hoá bản địa có cội nguồn chung từ thời tiền sử và sơ sử trước
khi tiếp xúc văn hoá. Trong tính thống nhất khu vực, nền văn hoá đó có nguồn
gốc và bản sắc riêng của mỗi dân tộc được phát triển liên tục trong suốt chiều
dài lịch sử.
Xét về cội nguồn, Đông Nam Á có những đặc điểm văn hoá chung, thống
nhất về mặt văn hoá vì cư dân ở đây có chung một nền tảng văn hoá Đông Nam
Á, lấy sản xuất nông nghiệp lúa nước làm phương thức hoạt động kinh tế là
chính.
Là cộng đồng các cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, Đông Nam Á
không những bao chứa những nét tương đồng trong canh tác với hệ thống thuỷ
lợi mà còn có đời sống văn hoá tinh thần hết sức phong phú, trong đó bao trùm
tất cả là chu trình của đời sống nông nghiệp lúa nước.
Nhờ nằm ở một vị trí giao thông đường biển trọng yếu nên ngay thế kỷ III
TCN các thuyền buôn của thương nhân từ nhiều nơi trên thế giới đã qua lại vùng
này để buôn bán với các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là đến để mua hương
liệu và gia vị. Do đó, “mặc dù là giới hạn địa lý và vị trí của nó còn lờ mờ, Đông
Nam Á đã được nhìn nhận là một vùng thần bí, nơi sản xuất hương liệu, gia vị
và những sản phẩm kỳ lạ, còn sinh sống ở đây là những con người đi biển thành
thạo và can đảm”(2).
II. VÀI NÉT SƠ QUA VỀ NỀN VĂN MINH TRUNG HOA
Nền văn minh Trung Hoa đã phát sáng do những người làm nông nghiệp
khô thâm canh (trồng kê mạch) vùng Trung nguyên, lưu vực sông Hoàng Hà, đã
2
hỗn dung với văn hoá của cư dân du mục phương Bắc và Tây Bắc, sau đó là với
văn hoá của cư dân nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á.

Kết thúc cuộc “Hán Sở tranh hùng”, nhà Hán đã thống nhất nước Trung
Hoa từ Bắc vào Nam và phát triển đất nước theo một chiều ngược lại. Với triết
lý thực dụng, nền văn minh Trung Hoa tập trung vào chính trị – xã hội, tạo nên
một thiết chế của chế độ quân chủ mà tiêu biểu là hệ thống quan niệm “tu thân,
tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” của Khổng giáo. Nền văn minh Trung Hoa đã
đóng góp cho nhân loại không ít những phát minh lớn trong khoa học kỹ thuật
(kim nam châm, nghề in, nghề làm giấy, chế tạo thuốc súng,…) và trong đời
sống văn hoá (chữ viết, Nho giáo, nghệ thuật hội hoạ, nền y học,…).
Theo nhiều học giả thì các nước chịu ảnh hưởng của văn hoá Hán đều có
những mối liên hệ “đồng văn”. Ở đó, sự thống nhất quốc gia dựa trên cơ sở văn
học chính trị chứ không phải bằng kinh tế thị trường. Xã hội coi trọng văn hoá
giáo dục, ham học hỏi, mê chữ nghĩa văn chương hơn là tài sản, gia thế, chức
tước và hình thành một đạo lý sống có “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”, một lối ứng xử
mang tính cộng đồng bền chặt. Khi bước vào hiện đại, các nước này đều chủ
trương “Đông học vi thể, Tây học vi dụng”, tạo nên mô hình phát triển có hiệu
quả trong việc kết hợp giữa khoa học kỹ thuật phương Tây với việc quản lý xã
hội phương Đông.
Tuy nhiên quá trình hội tụ của văn hóa Trung Hoa diễn ra theo con đường
“mưu đồ bá vương” với tính “hiếu đại, hỉ công, cùng binh, độc vũ” mang tính áp
đặt, đồng hoá với tư tưởng dân tộc nước lớn, nên làm cho các quốc gia lân cận
hết sức e ngại.
(2)Donald G. Mc. Cloud – System and process in Southeast Asia Westwie
press – USA – 1986, tr.10
3
III. SỰ TIẾP XÚC VỚI VĂN HÓA TRUNG HOA CỦA VĂN HÓA
ĐÔNG NAM Á
Nếu như nền văn minh nông nghiệp lúa nước của cư dân Đông Nam Á
thời tiền sử và sơ sử đã có những đóng góp vào cơ tầng của các nền văn minh cổ
Trung Hoa (vùng Hoa Nam), thì đến những thế kỷ trước và sau Công nguyên,
nền văn minh này đã có những ảnh hưởng dù rất khác nhau, đến quá trình hình

thành các nền văn hoá của các quốc gia cổ đại Đông Nam Á.
1. Nguyên nhân tiếp xúc
Từ bao đời nay, dưới con mắt của người Đông Nam Á, Trung Quốc bao
giờ cũng là một người láng giềng vĩ đại mà các quốc gia xung quanh đều phải
đặc biệt quan tâm. Điều này dễ hiểu vì Trung Quốc là một nước đông dân, là
nhân tố quan trọng ở khu vực mà những thay đổi trong chính sách đối nội đối
ngoại đều trực tiếp tác động đến Đông nam Á. Từ tiền sử cho đến ngày nay,
Đông Nam Á được xem là khu vực ảnh hưởng truyền thống của Trung Hoa vì
nó gắn liền lợi ích và xu hướng phát triển của nước này với những nhân tố sau
đây:
1.1. Về phía Trung Hoa
Một là, bản thân nền văn hoá Trung Hoa đã hội nhập trong nó một phần
máu thịt quan trọng của Đông Nam Á tiền sử. Đó là những yếu tố văn minh
nông nghiệp lúa nước phương Nam. Ngày nay nhiều nhà khoa học thế giới đã
thừa nhận từ Nam sông Trường Giang trở xuống thuộc vùng phân bố văn hoá
lúa nước của cư dân Đông Nam Á, nơi mà Trung Quốc khu biệt phương Bắc với
phương Nam với cái tên Bách Việt.
Hai là, Trung Quốc có một bộ phận người Hoa ở hải ngoại có vị trí quan
trọng đặc biệt ở các nước Đông Nam Á. Trong số gần 30 triệu Hoa kiều và
người Hoa sống ở 109 nước trên thế giới thì đã có hơn 20 triệu sống trên 10
nước Đông Nam Á. Họ là những người chuyển tải và lưu thông kinh tế, văn hoá
giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực.
4
Ba là, Trung Quốc có một phần hải đảo (Hồng Kông, Ma Cao, Hải Nam)
có một vị trí hết sức quan trọng trong quan hệ giữa các nước Đông Nam Á và
Trung Quốc. Ngày nay Hồng Kông, Ma cao đã trở về với Trung Quốc nhưng
người Trung Quốc vẫn tìm mọi biện pháp, mọi hình thức quản lý (một nước hai
chế độ) để hai địa phương này vẫn giữ vị trí cầu nối giữa Trung Hoa và các nước
khác trong đó có Đông Nam Á.
Bốn là, trong truyền thống quan hệ quốc tế, Trung Quốc có hai con đường

thông thương ra thế giới: con đường tơ lụa trên đường bộ về phía Tây Nam và
con đường tơ lụa trên biển đi về phía Đông Nam. Đó là cửa ngõ của Trung Quốc
đi qua biển Đông - nơi sinh sống của cư dân Đông Nam Á cả hải đảo lẫn lục địa.
Do đó mối quan hệ giữa Trung Quốc và Đông Nam Á trên lục địa đã quan trọng
nhưng trên biển còn quan trọng hơn.
1.2. Về phía Đông Nam Á
Một là, Đông Nam Á là nơi hội tụ các nền văn minh lớn của Châu Á. Do
đó, các dân tộc Đông Nam Á dù lớn hay nhỏ đều tỏ ra có bản lĩnh và có kinh
nghiệm trong tiếp xúc văn hoá dù dưới hình thức cưỡng bức hay tự nguyện.
Hai là, Đông Nam Á vốn nằm ở ngã tư đường giao lưu quốc tế, cư dân ở
đây có truyền thống khoan dung văn hoá. Tôn trọng sự khác biệt của người khác
để người khác tôn trọng sự khác biệt của mình. Hơn nữa, cộng sinh văn hoá vốn
là truyền thống của một khu vực mà ở đó tất cả các quốc gia đều là các quốc gia
đa dân tộc không có ngoại lệ. “Thống nhất trong đa dạng” là nội lực của văn hoá
Đông Nam Á và do vậy họ có đủ bản lĩnh để sẵn sàng cộng sinh hoà bình với
các văn hoá ngoại lai, tránh được những bi kịch của các cuộc đụng độ giữa các
nền văn minh.
Ba là, văn hoá Đông Nam Á vốn là một chỉnh thể văn hoá từ thời cổ đại,
những sợi dây bền chắc của bề dầy văn hoá hàng ngàn năm giữa các dân tộc ở
Đông Nam Á là nền tảng sâu sắc và vữn chắc cho sự liên kết thành công của khu
vực.
2. Con đường tiếp xúc
5
Trên cơ tầng văn hoá Đông Nam Á thời tiền sử, các dân tộc ở đây đã tiếp
nhận văn hoá Trung Hoa ở những mức độ đậm nhạt khác nhau, trong những
điều kiện lịch sử cụ thể, với cách cư xử không giống nhau.
Trước tiên, thương nghiệp đóng vai trò chuyển tải văn hoá theo con
đường mà ta thường gọi là con đường dân gian. Tiếp theo là vai trò của các quan
đô hộ mà ta gọi con đường này là con đường triều đình.
Thương nghiệp bao giờ cũng đi trước. Ở Đông Nam Á có ba sản phẩm

nông nghiệp lôi cuốn các nhà buôm và có tác động đến cả văn minh nhân loại:
gia vị hương liệu, chè và lụa tơ tằm. Ở thế kỷ thứ ba, thứ hai trước Công
nguyên, Trung Quốc đã thiết lập ba tuyến giao thông với Đông Nam Á: từ Đại lí
qua Myanmar xuống vịnh Bengal; từ Côn Minh qua Long Biên ra Vịnh Bắc Bộ;
từ Quảng Châu theo bờ biển Đại Việt đến vịnh Thái Lan. Thương gia và các sứ
thần Trung Quốc đã thiết lập các quan hệ Nhà nước với các quốc gia xung
quanh và gọi là các “quốc triều cống”. Phần lớn các nước Đông Nam Á lục địa
phát triển thành các quốc gia hướng nội vì dân số đông, không thể xuất khẩu
hàng hoá mà đi vào tự cung tự cấp, Việt Nam dưới ảnh hưởng của Trung Hoa là
một điển hình.
Chính sức mạnh của hội tụ văn hoá Đông Sơn (được ngày nay đánh giá là
một cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật, cuộc cách mạng nông nghiệp – có
vai trò ngang với cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại) với tác động
của văn hoá Trung Hoa đã tạo ra một bước nhảy vọt kỳ diệu: toàn bộ Đông Nam
Á đều bỏ qua thời kỳ chiếm hữu nô lệ – và nhà nước quân chủ tập quyền kiểu
phương Đông đã lần lượt ra đời sau sự hội tụ Đông Sơn.
Do đó, khi các quốc gia Đông Nam Á xuất hiện trên vũ đài lịch sử thì nó
không những đủ khả năng chống lại sự xâm lược từ bên ngoài, đủ khả năng bảo
vệ nền văn hoá truyền thống mà còn có đủ nội lực để tiếp thu những tinh hoa
của một nền văn hoá lớn như Trung Hoa, với tất cả khả năng “bản địa hoá”, sức
mạnh hội tụ và truyền thống không kì thị dân tộc vốn có của mình.
6

×