Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nhân vật người trí thức trong tác phẩm của ma văn kháng và giả bình ao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ DUYÊN

NHÂN VẬT NGƯỜI TRÍ THỨC TRONG TÁC PHẨM
CỦA MA VĂN KHÁNG VÀ GIẢ BÌNH AO

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ DUYÊN

NHÂN VẬT NGƯỜI TRÍ THỨC TRONG TÁC PHẨM
CỦA MA VĂN KHÁNG VÀ GIẢ BÌNH AO

Ngành: Văn học Việt Nam
Mã ngành: 8.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: TS. Ôn Thị Mỹ Linh

THÁI NGUYÊN - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “Nhân vật người trí thức trong tác phẩm của
Ma Văn Kháng và Giả Bình Ao” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự
hướng dẫn của TS. Ôn Thị Mỹ Linh. Các nội dung trong luận văn là kết quả làm
việc của tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách quan. Các
thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Duyên
Xác nhận của
Khoa chuyên môn

Xác nhận của
Người hướng dẫn khoa học

TS. Ôn Thị Mỹ Linh


LỜI CẢM ƠN
Bằng sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn các
thầy cô giáo khoa Ngữ Văn, khoa sau Đại học, cán bộ phòng quản lý khoa học
trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Ôn Thị Mỹ Linh, người đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân,
đồng nghiệp cùng bạn bè đã động viên, quan tâm chia sẻ và tạo mọi điều kiện giúp

tôi hoàn thành tốt khóa học này.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Duyên


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................3
2.1. Nghiên cứu về Ma Văn Kháng và tác phẩm của ông...........................................3
2.2. Nghiên cứu về Giả Bình Ao và tác phẩm của Giả Bình Ao ................................6
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................10
3.1. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................10
3.2. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................10
3.3 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................10
4.Phương pháp nghiên cứu........................................................................................10
5. Đóng góp của luận văn ..........................................................................................11
6. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................11
Chương 1. MA VĂN KHÁNG VÀ GIẢ BÌNH AO TRONG BỐI CẢNH ĐỔI
MỚI VĂN HỌC .......................................................................................................12
1.1. Ma Văn Kháng trong bối cảnh đổi mới văn học của Việt Nam........................12
1.1.1. Bối cảnh đổi mới văn học Việt Nam ...............................................................12
1.1.2. Tác giả Ma Văn Kháng ...................................................................................14
1.1.3. Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú .........17
1.2. Giả Bình Ao và bối cảnh đổi mới văn học của Trung Quốc .............................19

1.2.1. Bối cảnh đổi mới của văn học Trung Quốc ...................................................19
1.2.2. Tác giả Giả Bình Ao ......................................................................................24
1.2.3. Tiểu thuyết Phế đô, Nôn Nóng........................................................................27
*Tiểu kết ...................................................................................................................29
Chương 2. CHÂN DUNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI TRÍ THỨC TRONG
TÁC PHẨM CỦA MA VĂN KHÁNG VÀ GIẢ BÌNH AO ................................30
2.1. Người trí thức với nỗi đau thân phận .................................................................30


2.1.1. Bi kịch bị tha hóa nhân cách trước danh vọng, vật chất .................................31
2.1.2 Bi kịch hôn nhân gia đình ...............................................................................39
2.2. Giữ gìn, phát huy phẩm chất tốt đẹp ..................................................................45
2.3. Tự ý thức và khát vọng vươn lên .......................................................................51
Tiểu kết: ...................................................................................................................55
Chương 3. NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN NHÂN VẬT NGƯỜI TRÍ THỨC
TRONG TÁC PHẨM CỦA MA VĂN KHÁNG VÀ GIẢ BÌNH AO................56
3.1. Điểm nhìn trần thuật...........................................................................................56
3.1.1. Điểm nhìn bên trong........................................................................................56
3.1.2. Điểm nhìn bên ngoài .......................................................................................60
3.2. Đối thoại, độc thoại nội tâm ...............................................................................64
3.2.1. Dựng đối thoại .................................................................................................64
3.2.2. Độc thoại .........................................................................................................69
3.3. Giọng điệu nghệ thuật ........................................................................................74
3.3.1. Giọng điệu triết lí, lí luận ................................................................................74
3.3.2. Giọng điệu mỉa mai, châm biếm .....................................................................78
Tiểu kết: ...................................................................................................................82
KẾT LUẬN ..............................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................85



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Ma Văn Kháng là một trong những cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam
đương đại, là nhà văn có nhiều đóng góp cho công cuộc đổi mới tư duy nghệ thuật
của văn xuôi Việt Nam. Vào những năm 80 của thế kỉ XX, khi tính dân chủ công
khai chưa trở thành “một không khí tinh thần bao trùm toàn xã hội” nhưng sáng tác
của Ma Văn Kháng đã đón trước yêu cầu “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá sự thật,
nói rõ sự thật” tạo nên những cuộc tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn văn học nghệ
thuật. Các tác phẩm Mưa mùa hạ (1982), Mùa lá rụng trong vườn (1985), Đám
cưới không có giấy giá thú (1989) đã thu hút được đông đảo sự quan tâm của các
nhà nghiên cứu, phê bình văn học và độc giả yêu văn chương trong cả nước.
Ma Văn Kháng sáng tác đều tay và thành công trên nhiều đề tài khác nhau.
Viết về đề tài miền núi, ngòi bút của ông hướng đến sự phản ánh đời sống của đồng
bào các dân tộc miền núi trong công cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới và toàn vẹn
lãnh thổ, về cuộc sống lao động của những người dân miền núi Tây Bắc can trường
nhưng rất mực nhân hậu, thủy chung. Viết về đề tài thành thị, ông quan tâm nhiều
đến sự bộn bề, đa cực, đa giá trị của cuộc sống thời kì mở cửa. Đề tài người trí thức,
đề tài về gia đình được ông quan tâm, phản ánh và đã có những thành công nhất định.
Giả Bình Ao là nhà văn hiện đại Trung Quốc quen thuộc với độc giả Việt
Nam. Ông sinh ngày 21/2/1953 tại một làng quê nghèo khó huyện Đan Phượng, tỉnh
Thiểm Tây, Trung Quốc. Cội nguồn văn hóa Thiểm Tây phong phú, kì bí cùng
những trải nghiệm về một tuổi thơ đầy sóng gió đã sớm hình thành ở ông những suy
tư đầy tính triết lí về thân phận con người cũng như hình thành ở nhà văn một tâm
thế văn hóa và một quan niệm giá trị mang đầy bản sắc thiền khi ông nhìn nhận mọi
sự vần xoay của cuộc đời. Là một tài năng văn học trẻ khi mới 25 tuổi, Giả Bình Ao
đã có tập truyện ngắn Mãn Nguyệt Nhi đạt giải thưởng truyện ngắn ưu tú toàn quốc
lần thứ nhất. Danh hiệu này còn được giữ ở mùa giải sau với tập tản văn Dấu vết
tình yêu và truyện vừa Tháng chạp. Ngoài ra, Giả Bình Ao còn nhận được giải
thưởng lớn của văn học Mĩ, Pháp.
Được đánh giá là một cây bút đa tài, Giả Bình Ao đã thử sức và thành công ở

cả ba thể loại: truyện ngắn, tản văn và tiểu thuyết. Nếu như tiểu thuyết Nôn Nóng
1


(1986) đánh dấu sự thành công ở giai đoạn sáng tác đầu tiên của tác giả thì tiểu
thuyết Phế đô (1993) lại được coi là tác phẩm mở đầu cho giai đoạn sáng tác thứ hai
và cũng là tác phẩm tiêu biểu nhất của ông tính tới thời điểm này. Với sự xuất hiện
của Phế đô, sáng tác của Giả Bình Ao đã bước sang chặng đường sáng tác mới với
nhiều thành quả rực rỡ “Giả Bình Ao đã thực sự bước vào trung tâm của đời sống
văn học, thực sự và cả đột ngột với nhiều người” [15, tr.12]. Giai đoạn này được
xem như một bước ngoặt thể hiện sự chuyển đổi trong đề tài sáng tác của nhà văn.
Nếu các tác phẩm ở giai đoạn trước của Giả Bình Ao viết về con người nông thôn
thì đến tác phẩm Phế đô, Giả Bình Ao lại viết về đời sống người trí thức ở thành thị.
Trải qua sự thử thách lâu dài của thời gian, sáng tác của Ma Văn Kháng và
Giả Bình Ao vẫn ngày càng thu hút sự quan tâm của bạn đọc trong và ngoài nước.
Điều đó chứng tỏ, sáng tác của hai nhà văn này vừa mang giá trị dân tộc đặc thù vừa
phản ánh những giá trị phổ quát chung của văn học nhân loại.
1.2. Đối với bạn đọc Việt Nam, Ma Văn Kháng và tác phẩm của ông rất quen thuộc
và gần gũi. Đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu về sáng tác của ông. Giả
Bình Ao cũng là một hiện tượng văn học lớn không xa lạ với bạn đọc Việt Nam.
Tác phẩm của ông thu hút sự quan tâm của đông đảo nhà nghiên cứu trong và ngoài
nước. Đọc tác phẩm của Ma Văn Kháng và Giả Bình Ao chúng tôi nhận thấy kiểu
nhân vật được hai nhà văn này quan tâm là nhân vật người trí thức. Kiểu nhân vật
này xuất hiện nhiều trong sáng tác của hai nhà văn và đã gây nên một xúc cảm
mạnh mẽ trong lòng người đọc, đặc biệt là hình ảnh người trí thức trong thời kì đổi
mới của Việt Nam và Trung Quốc. Ở Việt Nam, cho đến nay chưa có một công
trình chuyên biệt nào nghiên cứu về nhân vật người trí thức của Ma Văn Kháng và
Giả Bình Ao trong mối quan hệ đối chiếu so sánh. Đây là những lí do thúc đẩy
chúng tôi lựa chọn đề tài Nhân vật người trí thức trong tác phẩm của Ma Văn
Kháng và Giả Bình Ao.

Thực hiện đề tài này, chúng tôi tập trung nhận diện chân dung người trí thức
trong tác phẩm của Ma Văn Kháng và Giả Bình Ao, thấy những điểm tương đồng
và khác biệt của kiểu nhân vật này; lí giải sự tương đồng và khác biệt đó trên cơ sở
phong cách sáng tác, đặc điểm lịch sử, xã hội, văn hóa dân tộc.
2


2. Lịch sử vấn đề
Với đề tài Nhân vật người trí thức trong tác phẩm của Ma Văn Kháng và
Giả Bình Ao, chúng tôi tập trung xem xét những tư liệu có liên quan đến nhân vật
người trí thức trong sáng tác của hai nhà văn.
Qua tổng hợp tư liệu, chúng tôi nhận thấy, mặc dù chưa có công trình nào
nghiên cứu vấn đề nhân vật người trí thức trong tác phẩm của Ma Văn Kháng và
Giả Bình Ao từ góc nhìn so sánh nhưng ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên
cứu, bài viết, luận văn đề cập riêng biệt tới người trí thức trong tác phẩm của Ma
Văn Kháng và cùng vấn đề này trong sáng tác của Giả Bình Ao.
2.1. Nghiên cứu về Ma Văn Kháng và tác phẩm của ông
Mùa lá rụng trong vườn (1985) được coi là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự
chuyển biến của nhà văn vì tác phẩm có nhiều đóng góp cả về nội dung và nghệ
thuật, chứng tỏ sự thâm nhập của nhà văn vào xã hội thành thị đang biến động. Tác
giả Trần Đăng Suyền trong bài Phải chăm lo cho từng người trên báo Văn nghệ số
40 ra ngày 5/10/1985 khẳng định: “Cái làm nên sức hấp dẫn trong tác phẩm không
phải ở những trang chính luận thông minh, sắc sảo mà chủ yếu là ở những hình
tượng nhân vật khá độc đáo, hấp dẫn của anh”. Năm 1999, trong cuộc thảo luận
tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Hồ Anh Thái đã nhận xét:
“Ma Văn Kháng đã xây dựng nên nhân vật chị Lý, kiểu đàn bà thị dân đầy chất tiểu
thương, miệng lưỡi hoạt ngôn, đưa đẩy, uyển chuyển thực dụng sành sỏi mà ngây
thơ nông cạn, đanh đá bốc đồng mà cũng có lúc chín chắn muốn phục thiện. Ngôn
ngữ linh hoạt đầy màu sắc của nhân vật này khiến người ta liên tưởng đến một
người bạn của Ma Văn Kháng, một con người đã ám vào nhiều nhân vật phụ nữ sau

này của anh trong các truyện ngắn Vòng quay cổ điển, Những người đàn bà... đặc
biệt đậm đặc trong nhân vật Hoan ở Ngược dòng nước lũ”. Sự ra đời của tiểu
thuyết luận đề Đám cưới không có giấy giá thú (1989) đã tạo ra một làn sóng dư
luận trong cả nước. Trên báo Nhân dân số ra ngày 4/8/1990, tác giả Lê Thành Nghị
trong bài viết Về người trí thức trong Đám cưới không có giấy giá thú đã nói lên sự
lung lay niềm tin của một số trí thức khi phải đối diện với bất công, cảnh báo về sự
tha hóa nhân cách của một bộ phận trong đội ngũ những người trí thức.
3


Tác giả Phong Thu trong bài Tâm sự với tác giả Đám cưới không có giấy giá
thú đăng trên báo Hà Nội chủ nhật số ra ngày 6/5/1990 cũng có những đánh giá cao
về nhân vật người trí thức trong tác phẩm và chỉ ra những lực cản ngăn trở người trí
thức cống hiến tài năng cho xã hội. Trong bài Đám cưới không có giấy giá thú- một
cách nhìn nhận về người thầy đăng trên báo Giáo viên nhân dân số 16 ra ngày
18/4/1990 tác giả Đào Thanh Tùng lại bày tỏ cách nhìn lo ngại trước cái nhìn méo
mó về người trí thức trong tác phẩm.
Trong cuộc thảo luận về tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú do báo
Văn nghệ tổ chức ngày 11/1/1990, với sự tham gia của nhiều nhà văn, nhà lý luận
phê bình nổi tiếng, tác giả Phan Cự Đệ đã nhận xét: “Trong tiểu thuyết Đám cưới
không có giấy giá thú, nhà văn Ma Văn Kháng đã phản ánh được cái bi kịch của
một nhà giáo, một tri thức, anh ta lúc thì đóng vai một nhà hiền triết, một nhân cách
cao cả và thánh thiện nhưng lại bị ném vào một môi trường mà các giá trị tinh thần
đang bị đảo lộn: một môi trường bị ô nhiễm, bị băng hoại về đạo đức và nhân
phẩm, lúc thì hiện ra như một con người mơ mộng và lãng mạn, hay đỏ mặt vì mặc
cảm và sĩ diện nhưng lại bị nhúng chìm trong cái biển đời thường dung tục, ở đó
hàng ngày diễn ra cái cảnh chen lấn, cướp đoạt một cách trâng tráo, vô sỉ, lúc là
một người say mê nghề nghiệp, nhiều hoài bão và khát vọng, muốn chiếm lĩnh các
đỉnh cao khoa học nhưng lại bị vây bủa bởi một xã hội thực dụng và cơ hội, một xã
hội tiêu thụ đang lên cơn sốt với những đam mê và khoái lạc, với khát vọng làm

giàu, khát vọng chiếm đoạt quyền lực bằng bất cứ giá nào! Nhân vật anh giáo Tự
phảng phất một mô-típ đã quen thuộc trong văn xuôi Việt Nam và thế giới: lúc là
Đôn Ki-hô-tê một mình một dáo dũng cảm xông lên đánh nhau với lũ yêu quái, lúc
lại là ông giáo Thứ đang sống mòn và chết mòn trong sạch một cách thụ động ở cái
trường tư ngoại ô, lúc là một Hoàng thân Mưt-skin, một Pi-e Bê-du-khốp nhưng
nhuốm màu sắc triết học phương Đông. Ma Văn Kháng đã viết về cái “bi kịch vỡ
mộng” của một “bữa tiệc dang dở, một đám cưới không thành, một cuốn sách hay
để lầm chỗ” đó một cách viết rất tâm huyết, với tất cả suy nghĩ và trăn trở, niềm
khát vọng và nỗi đau của một nhà văn trước thời cuộc, trước tình trạng xuống cấp
về trình độ tư duy và phẩm chất đạo đức ngay trong một số người tự cho mình là
cán bộ lãnh đạo, là trí thức hoặc kỹ sư của tâm hồn. Ma Văn Kháng đã nói lên
4


được cái tâm sự có thật của những trí thức có tâm huyết, có hoài bão. Cách lý giải
có thể còn phải bàn cãi, nhưng điều đáng trân trọng là tấm lòng trung thực và
trong sáng của người cầm bút, là những trang viết chân thành và xúc động” [23,
tr.15].
Cuốn tiểu thuyết Ngược dòng nước lũ sau khi ra đời năm 1999 lại tiếp tục
gây sự chú ý trong dư luận. Trong cuốn Tài năng và bản lĩnh nghệ sĩ ( NXB Hội
nhà văn Hà Nội, năm 2000), tác giả Nguyễn Ngọc Thiện có ý kiến: “Tư tưởng của
Ma Văn Kháng ánh lên các sắc thái thẩm mĩ khác nhau: cái lý tưởng, cái cao cả đi
bên cạnh những cái đê tiện, thấp hèn, cái bi tráng, trữ tình, thăng hoa ngẫu hứng
đan xen với cái hài hước, thô kệch, dung tục, sắp đặt lộ liễu. Giọng điệu và mạch
văn cũng được biến hóa linh hoạt… Tác phẩm đạt đến trình độ điêu luyện trong
ngôn ngữ kể và tả, đối thoại và độc thoại” [85, tr.45].
Ngoài ra các ý kiến đánh giá riêng về tác phẩm, những vấn đề lớn trong tiểu
thuyết của Ma Văn Kháng cũng trở thành đề tài cho nhiều nhà nghiên cứu. Đỗ Hải
Ninh trên tạp chí Sông Hương năm 2002 đã có những nhận định khái quát về nhân
vật người trí thức trong tác phẩm của Ma Văn Kháng: “Đúng như bản chất của giới

mình, nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng luôn ý thức sâu
sắc về bản thân, nghề nghiệp…Ý thức đó gắn với nhu cầu khám phá nhận thức thế
giới, khiến cho nhân vật trí thức trở thành nơi hội tụ, đúc kết tư tưởng và chân lý”
[44, tr.24]. Trần Bảo Hưng trong bài viết Người trí thức trong Đám cưới không có
giấy giá thú lại có cái nhìn khá cụ thể: “Những người trí thức có năng lực thực sự,
có tâm huyết nhưng bị cuộc đời xô đẩy, trôi dạt, bị hành hạ đến điêu đứng bởi bàn
tay tàn bạo của những con người mang thẻ Đảng, mang danh trí thức nhưng hoặc
là dốt nát, hoặc là cá nhân vị kỉ, ác độc, thâm hiểm, đã lũng đoạn thao túng, gây
nên biết bao là đổ vỡ, bi kịch cho xã hội, cho những người lương thiện”[30, tr.22].
Tác phẩm của Ma Văn Kháng nói chung, hình tượng người trí thức trong tác
phẩm của Ma Văn Kháng nói riêng là vấn đề được quan tâm nghiên cứu trong một
số luận văn, luận án như Nhân vật trí thức với sự đổi mới tư duy nghệ thuật của Ma
Văn Kháng trong tiểu thuyết sau 1980 của Phạm Thị Kim, Nghệ thuật xây dựng
nhân vật trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng của Đỗ Thị Thanh Quỳnh, Cảm hứng
bi kịch nhân văn trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng của Bùi Lan Hương, Tiểu thuyết
Ma Văn Kháng thời kì đổi mới của Lê Minh Chung…
5


2.2. Nghiên cứu về Giả Bình Ao và tác phẩm của Giả Bình Ao
Giả Bình Ao thuộc thế hệ nhà văn thứ năm trong văn đàn Trung Quốc, là
một trong số rất ít những cây bút lớn đang được đông đảo bạn đọc trong và ngoài
nước đổ xô đi tìm đọc tác phẩm. Tác phẩm của ông đã thu hút sự quan tâm của
đông đảo nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Do năng lực ngoại ngữ hạn chế,
chúng tôi không có điều kiện khảo sát trực tiếp các công trình nghiên cứu về Giả
Bình Ao của các học giả Trung Quốc mà chỉ có thể tìm hiểu một phần rất nhỏ các
công trình nghiên cứu của họ thông qua các bản dịch trên sách báo và tạp chí xuất
bản trong nước.
Tam Mao - một cây bút nổi tiếng ở Đài Loan có viết: “Tôi đặc biệt yêu thích
sách của Giả Bình Ao- nhà văn Thiểm Tây… Truyện Thiên Cẩu và Nôn Nóng, tôi

đọc một lần đã mê tít, đọc luôn ba lần, nghiên cứu từng dấu chấm, dấu phảy, hay vô
cùng. Anh dùng từ lạ lắm, thú vị lắm, mỗi lần đọc xong tôi đã khóc, hai mắt nhạt
nhòa. Sách của anh viết hay lắm, tôi đọc nhiều sách, song không có loại nào tôi đọc
mấy lần liền như sách của anh, hễ có thời gian là đọc” [1, tr.6].
Tìm hiểu về Giả Bình Ao, trong lời dịch cuốn Tản văn và truyện ngắn Giả
Bình Ao, dịch giả Vũ Công Hoan có trích dẫn lời nhận định của nhà văn Lôi Đạtnhà văn Trung Quốc về sáng tác của Giả Bình Ao: “Giả Bình Ao giàu trí tuệ và
nhạy cảm, dường như chịu đựng nhiều đau khổ và lo âu hơn người thường. Những
tác phẩm của anh có tính thăm dò thử nghiệm và cũng từng nổi cơn bão tố, có vinh
quang, có thất bại. Có điều anh đã quen với quạnh vắng, kiên trì sáng tác, không vì
danh, cũng không vì lợi. Người tài trời ban, dường như anh sinh ra là dành riêng
cho văn học và sống cho văn học. Trên các lĩnh vực tản văn, truyện ngắn, truyện
vừa, truyện dài, tùy bút, thơ ca, anh đều có sự sáng tạo và cống hiến phi phàm.
Những thể loại khác nhau ấy dường như được ánh sáng linh hồn anh chiếu vào và
tỏa ra những màu sắc rực rỡ” [1, tr.7].
Ở Việt Nam, Vũ Công Hoan là người dịch và giới thiệu Giả Bình Ao từ khi
những tác phẩm đầu tay của Giả Bình Ao được xuất bản. Ông đã từng viết trong lời
tựa cuốn sách Phế đô :“Trong 14 tập tuyển văn đồ sộ của Giả Bình Ao, tiểu thuyết
Phế đô đã gây xôn xao dư luận nhất cả nước…Ngay trong lúc Phế đô chưa chính
thức xuất bản hoặc vừa mới xuất bản đã có những người đặt ngang hàng Phế đô
6


với Hồng lâu mộng và Kim bình mai, là Hồng lâu mộng và Kim bình mai hiện đại.
Trong lĩnh vực miêu tả và khắc họa người trí thức thì Phế đô là tác phẩm hay nhất.
Giới văn học Trung Quốc đã một thời tranh luận rộ lên về cuốn sách này, thậm trí
có địa phương còn tổ chức hội thảo văn học học thuật về Phế đô và hiện tượng Phế
đô. Trong hội thảo có người khen, người chê, người thì khen trong chê, người thì
chê trong khen, người bảo Phế đô thật, người bảo Phế đô giả, người bảo Phế đô
thiện, người bảo Phế đô ác, người bảo Phế đô đẹp, người bảo Phế đô xấu” [2, tr.6].
Trước những ý kiến trái ngược nhau về cuốn tiểu thuyết, Giả Bình Ao đã phải lên

tiếng. Ông không muốn gán cho người ta quá nhiều định danh như thế: “Phế đô
chẳng thật, chẳng giả, chẳng xấu, chẳng đẹp, chẳng thiện, chẳng ác. Phế đô chẳng
là gì cả. Phế đô là Phế đô mà thôi”[4, tr.6].
Trong bản dịch tác phẩm, Vũ Công Hoan đã nêu ra nhận định khái quát về
các nhân vật trong Phế đô: “Qua mối liên hệ đan xen giữa các nhân vật, mà chủ yếu
là danh nhân Trang Chi Điệp với những người đàn bà cùng những người thân cận
của anh, toàn bộ đời sống hiện thực và tâm linh của con người đang tồn tại trong
nền kinh tế hàng hóa được tái hiện sống động với những số phận khác nhau và tính
cách tiêu biểu qua các trang viết của Phế đô, mỗi bạn đọc đều có những cảm thụ
riêng, chẳng hạn không nên vứt bỏ cái sẵn có trong tay để tìm hắt bóng, khi người
ta đã phạm sai lầm lần đầu tiên sẽ có thể liên tiếp dấn thân vào sai lầm thứ hai, thứ
ba… Khi con người cho dù là nhân vật tiếng tăm, song đã thoái hóa, suy đồi, và khi
thực trạng đầy rẫy bệnh hoạn, thì theo quy luật tuyển chọn tự nhiên tất sẽ bị phế bỏ,
không ai đánh đổ được mình trừ chính mình. Quả thật trong đời sống xã hội đã
không ít những người vô tình hay hữu ý hủy hoại bản thân và môi trường mình đang
sống. Đọc Phế đô càng làm cho ta cảm thấy sâu sắc sự cần thiết phải sống trong
sáng, lương thiện và trung thực biết nhường nào”[4, tr.6].
Khi dịch cuốn Tản văn và truyện ngắn Giả Bình Ao, nhà nghiên cứu Vũ
Công Hoan đã nhận xét về văn phong của nhà văn này: “Giả Bình Ao không ham
quyền lực, niềm say mê và mục tiêu duy nhất của đời anh là suốt đời vì văn, vì
người. Anh ví mình đang bê hòn đá kéo lúa leo lên bậc thềm, không dám buông tay,
hễ buông tay là hòn đá rơi xuống. Sự nghiệp vì văn, vì người của anh chỉ có dũng
cảm, kiên trì như bê hòn đá kéo lúa leo bậc thềm mới tới đích… Văn anh ngắn gọn,
7


hàm súc, ngôn từ chính xác đắc địa, từ đầu chí cuối chan chứa một tình cảm chân
thành, giữa các dòng chữ bao giờ cũng toát lên triết lí cuộc sống, hào quang trí tuệ
và những ước ao, hi vọng, gửi gắm. Anh miêu tả hiện thực đời sống y như nó có sát
với từng đối tượng, sống động như cuộc sống. Anh là người thư kí trung thành của

thời đại” [1, tr.6].
Về hình ảnh người trí thức trong tiểu thuyết của Giả Bình Ao, trong một số
công trình, các nhà nghiên cứu cũng đã đề cập tới. Phạm Tú Châu là người đầu tiên
ở Việt Nam giới thiệu và đánh giá toàn diện văn nghiệp của Giả Bình Ao trên ba
lĩnh vực: tiểu thuyết, truyện ngắn và tản văn. Nhà nghiên cứu viết: “Ở chặng đầu
tiên, nhất là vào thời kì đầu, tiểu thuyết của ông đậm đà sắc thái đồng quê và phong
tục dân gian, xoay quanh một chủ đề là cải cách xã hội ở nông thôn. Sinh trưởng và
sinh sống trong không gian văn hóa đồng quê, Giả Bình Ao rất thông thạo phong
tục dân gian ở nông thôn nhất là vùng Thiểm Tây quê hương ông và cũng nắm vững
truyền thống văn hóa đất nước do đó tái tạo rất sinh động và thành công con người
cùng hình thái sinh tồn của thôn quê. Tiểu thuyết của ông hấp dẫn người đọc chẳng
những vì góc cạnh sù sì, đặc thù của nhân vật mà còn vì nét thần bí vốn có trong
văn học dân gian Trung Quốc cũng phảng phất trong đó”[15, tr.15]. Đến chặng
sau: “Từ một nhà văn nhiệt thành với cải cách đến mức độ đề ra cả phương án hết
sức cụ thể cho công cuộc cải cách nông thôn, nhà văn trở nên đau khổ, day dứt và
cảm thấy trong lúc thời đại biến động gay gắt này, trí thức dường như chỉ là phế
nhân, chẳng dùng vào được việc gì. Ông đặt mình vào người trí thức thành phố, thử
cố gắng biểu hiện những lo âu, trăn trở, bối rối vì mất phương hướng của họ, cho
họ chìm đắm trong những thú vui đồi phế mang đặc sắc bản thể của văn hóa Trung
Quốc để nêu lên một vài mặt nghiêng của thành phố hiện nay. Trong đó có sự suy
đồi của xã hội và tâm thế hồi mạt thế của con người”[15, tr.16]. Về truyện ngắn Giả
Bình Ao, Phạm Tú Châu cho rằng: “Nó mang đậm triết lí cổ Trung Hoa, trong đó
có triết lí đạo Thiền: Thợ săn: “Săn đuổi vật gì tất biến thành vật đó”; Người đào
sâm: “Đạo tặc không phải từ ngoài vào mà có sẵn ở trong tâm và chính cái tâm tặc
này khiến con người bỏ mạng”[15, tr.45].
Phạm Ánh Sao khi tìm hiểu tiểu thuyết Phế đô cũng đã có những ý kiến về
các nhân vật: “Phải khẳng định rằng Phế đô đối với văn đàn Trung Quốc lúc bấy
giờ tuy không phải của độc, hoàn toàn mới mẻ nhưng nó thực sự đã gây dị ứng và
8



phản cảm cho một bộ phận các nhà phê bình và độc giả vốn trước nay chỉ quen đọc
những tác phẩm lời hay ý đẹp, với những hình tượng nhân vật được phân tuyến rõ
ràng…chịu sự chế ước của sự thực và tính khách quan, được mô tả hợp tình, hợp lý
theo một quy luật hay quá trình khách quan nào đó”[71, tr.12].
Trịnh Thị Quỳnh với luận văn thạc sĩ Huyền thoại trong tiểu thuyết Phế đô
của Giả Bình Ao, trong khi khai thác vấn đề huyền thoại cũng đã đề cập tới con
người tâm linh và con người tha hóa: “Chúng tôi nhận thấy con người tâm linh, đời
sống tâm linh trong Phế đô thường được nhìn bằng con mắt của huyền thoại. Các
biểu hiện phổ biến của đời sống tâm linh: niềm tin tôn giáo, khả năng linh cảm,
giấc mơ… đồng thời là những hình tượng nghệ thuật gián tiếp, có tầm khái quát lớn
lung linh, đa nghĩa. Trang Chi Điệp của Giả Bình Ao tuy chưa đạt đến mức độ xa lạ
hơn một kẻ xa lạ song cảm giác được cũng mất mà thua cũng mất cũng như trạng
thái buông xuôi cuối tác phẩm gợi người ta nghĩ đến bóng dáng của con người tha
hóa- sản phẩm của cái phi lí trong cuộc đời”[70, tr.43].
Trong khóa luận tốt nghiệp Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu
thuyết Phế đô của Giả Bình Ao, Nguyễn Quỳnh Ngân khi khai thác quan niệm nghệ
thuật của nhà văn về con người đã viết : “Đặt con người trong mối quan hệ với môi
trường xã hội hiện đại, Giả Bình Ao đã nêu lên vấn đề con người phải đối mặt với
đó là sự tha hóa. Trong mối quan hệ với chính nó, Giả Bình Ao không ngần ngại đi
sâu vào bản chất bên trong của con người, đột phá vào những khu cấm, tiến tới một
cái nhìn chân thực nhất về con người, con người hiện ra trong cả cái tốt và cái xấu,
phần bản năng lẫn ý thức và cả phần tâm linh vô thức”[52, tr.25].
Từ những khảo sát trên đây, chúng tôi nhận thấy, các công trình nghiên cứu
đều đã ít nhiều đề cập tới vấn đề người trí thức trong sáng tác của Ma Văn Kháng
và Giả Bình Ao, nhưng mới chỉ dừng lại ở những nhận xét, đánh giá, chưa được so
sánh tìm hiểu một cách có hệ thống. Luận văn của chúng tôi tiến hành tìm hiểu so
sánh về nhân vật người trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng và Giả Bình
Ao để có cái nhìn toàn diện hơn về giới trí thức trong xã hội Việt Nam và Trung
Quốc thời kì mở cửa. Và chúng tôi nhận thấy đây là một vấn đề có ý nghĩa sâu sắc,

cần thiết được nghiên cứu để hiểu hơn về các sáng tác của hai nhà văn.
9


3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trong công trình nghiên cứu này, chúng tôi hướng tới việc nhận diện chân
dung tinh thần của người trí thức trong tác phẩm của Ma Văn Kháng và Giả Bình
Ao trong mối tương quan với các nhân vật trí thức trong giai đoạn văn học trước và
cùng thời.
Đồng thời, khái quát được những nét cơ bản về nghệ thuật thể hiện nhân vật
người trí thức trong sáng tác của Ma Văn Kháng và Giả Bình Ao.
Qua đó, thấy được thông điệp của hai nhà văn chuyển tải qua việc khắc hoạ
chân dung người trí thức: thể hiện cái nhìn phản tư về đời sống và đổi mới tư duy
nghệ thuật của hai nhà văn.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Nhân vật người trí thức trong giai đoạn đổi mới của xã hội Việt Nam và xã
hội Trung Quốc trong tác phẩm của Ma Văn Kháng và Giả Bình Ao.
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu nhân vật người trí thức trong tác phẩm của Ma Văn
Kháng và Giả Bình Ao, chúng tôi chọn và khảo sát hai cuốn tiểu thuyết của Ma Văn
Kháng: Mùa lá rụng trong vườn; Đám cưới không có giấy giá thú và hai cuốn tiểu
thuyết của Giả Bình Ao: Phế đô; Nôn Nóng.
Sở dĩ chúng tôi lựa chọn bốn cuốn tiểu thuyết trên vì đây là những tác phẩm
tiêu biểu viết về người trí thức của hai nhà văn trong thời kì đổi mới ở Việt Nam
và Trung Quốc. Qua các tác phẩm này, hai nhà văn đã thể hiện một cách tập trung
nhất hình ảnh của người trí thức trong xã hội Việt Nam và Trung Quốc thời kì đổi
mới đồng thời thấy được tài năng nghệ thuật của hai nhà văn trong việc xây dựng
nhân vật người trí thức.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi còn tiến hành khảo sát một số tác

phẩm viết về người trí thức của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, Nam Cao, Lỗ Tấn và
một số tác giả phương Tây hiện đại để có những so sánh làm nổi bật những nét
khác biệt của nhân vật trí thức trong tác phẩm của Ma Văn Kháng và Giả Bình Ao.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thiện đề tài này, từ lý thuyết nghiên cứu văn học so sánh, chúng tôi
kết hợp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như phương pháp tiếp cận tác
10


phẩm từ góc nhìn văn hóa - xã hội, phương pháp nghiên cứu thi pháp học, phương
pháp phê bình tiểu sử.
Từ góc nhìn văn hóa - xã hội chúng tôi tiến hành nghiên cứu tác phẩm của
Ma Văn Kháng và Giả Bình Ao trong mối liên hệ mật thiết với hoàn cảnh văn hóa,
xã hội Việt Nam và Trung Quốc thời kì đổi mới.
Phương pháp nghiên cứu thi pháp học được chúng tôi sử dụng với mục đích
phân tích những biểu hiện của hình tượng nhân vật người trí thức trong thế giới
nghệ thuật của Ma Văn Kháng và Giả Bình Ao.
Bên cạnh đó, chúng tôi sử dụng phương pháp phê bình tiểu sử để thấy được
sự tác động qua lại giữa cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Ma Văn Kháng và Giả
Bình Ao, làm sáng tỏ những căn cứ để lí giải đặc điểm nhân vật người trí thức trong
tác phẩm của hai nhà văn.
Ngoài ra, chúng tôi sử dụng các thao tác thống kê, phân loại, bình giá để làm
rõ hơn vấn đề cần nghiên cứu.
5. Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở tìm hiểu chân dung người trí thức và nghệ thuật phác họa chân
dung người trí thức trong tác phẩm của Ma Văn Kháng và Giả Bình Ao, chúng tôi
mong muốn có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về giới trí thức Việt Nam và Trung
Quốc trong thời kì xã hội đổi mới. Qua đó, khẳng định những giá trị nhân văn có
tính nhân loại được chuyển tải trong tác phẩm của Ma Văn Kháng và Giả Bình Ao.
6. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm có ba chương:
Chương 1: Ma Văn Kháng và Giả Bình Ao trong bối cảnh đổi mới văn học
Chương 2: Chân dung tinh thần của người trí thức trong tác phẩm của Ma
Văn Kháng và Giả Bình Ao
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện nhân vật người trí thức trong tác phẩm của
Ma Văn Kháng và Giả Bình Ao

11


Chương 1
MA VĂN KHÁNG VÀ GIẢ BÌNH AO
TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI VĂN HỌC
1.1. Ma Văn Kháng trong bối cảnh đổi mới văn học của Việt Nam
1.1.1. Bối cảnh đổi mới văn học Việt Nam
Mười năm sau giải phóng miền Nam, tuy đã có những nỗ lực đáng kể trong
công cuộc khôi phục phát triển kinh tế, văn hóa nhưng về cơ bản Việt Nam vẫn là
một nước chậm phát triển, đời sống vật chất thấp, nhiều vấn đề phức tạp trong đời
sống nảy sinh. Làm thế nào để có một nền kinh tế phát triển, một nền văn hóa tiên
tiến để có thể hội nhập với thế giới đang là một vấn đề cấp thiết đặt ra.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 diễn ra như một yêu cầu tất
yếu của lịch sử. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật và nghiêm túc phê phán, đại
hội đã chỉ rõ những nguyên nhân dẫn đến sự kém phát triển, trên cơ sở đó, Tổng bí
thư Nguyễn Văn Linh đã có những chủ trương đổi mới mang tính đột phá. Ông kêu
gọi “đổi mới tư duy” và thực hiện “những việc cần làm ngay” để đổi mới trên cả
lĩnh vực kinh tế, chính trị và văn hóa.
Đặc biệt Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 thông qua Nghị quyết về đổi
mới nền văn học, coi đổi mới văn học là yêu cầu bức thiết, là vấn đề có ý nghĩa
sống còn của đất nước. Nghị quyết VI của Đảng luôn luôn đặt cho văn học nghệ
thuật một nhiệm vụ mới quan trọng đó là: “Bảo đảm tự do dân chủ cho mọi sáng

tạo của văn học nghệ thuật, tạo điều kiện làm việc thuận lợi để phát huy hiệu quả
của lao động nghệ thuật”. Văn nghệ phải biết cổ vũ cái tốt, phê phán cái xấu, chống
các khuynh hướng trái với đường lối văn nghệ của Đảng. Công cuộc đổi mới đã đáp
ứng đúng nguyện vọng của các nhà văn và độc giả cũng như quy luật phát triển
khách quan của lịch sử và nó trở thành phong trào mạnh mẽ.
Văn học Việt Nam thời kỳ sau chiến tranh có thể tạm thời chia làm hai giai
đoạn: 1975-1985, 1986 đến nay.
Giai đoạn 1975- 1985 là giai đoạn khởi động của văn học thời kỳ đổi mới.
Gọi là giai đoạn khởi động vì nếu chỉ nhìn bề ngoài thì văn học dường như vẫn vận
động theo quán tính của văn học thời chiến tranh. Đề tài chiến tranh lúc này vẫn là
đề tài cơ bản của văn học và được thể hiện chủ yếu theo khuynh hướng tổng kết,
12


khái quát về chiến tranh thông qua sự trải nghiệm của mỗi nhà văn, nhà thơ trong
suốt những năm trực tiếp cầm súng. Thơ ca chưa có nhiều đổi mới nên không tạo
được sự hấp dẫn lôi cuốn như thơ ca thời kỳ chống Mỹ. Những tác phẩm được quan
tâm không nhiều. Đáng chú ý hơn cả có: Những người đi tới biển của Thanh Thảo,
Đường tới thành phố và Thư mùa đông của Hữu Thỉnh, Trường ca sư đoàn của
Nguyễn Đức Mậu, Tự hát của Xuân Quỳnh, Người đàn bà ngồi đan của Ý Nhi, Ánh
trăng của Nguyễn Duy, Xúc sắc mùa thu của Hoàng Nhuận Cầm, Nhà thơ và hoa
cỏ của Trần Nhuận Minh, Gọi nhau qua vách núi của Thi Hoàng… Có một số
cây bút xuất hiện sau năm 1975 đang từng bước khẳng định được vị trí, tiêu biểu
có Y Phương với tập Tiếng hát tháng giêng, Nguyễn Quang Thiều với Sự mất
ngủ của lửa…
Văn xuôi có nhiều khởi sắc hơn thơ ca, các nhà văn đã thể hiện được cái nhìn
mới khi tiếp cận hiện thực. Tiêu biểu có Đất trắng của Nguyễn Trọng Oánh, Hai
người trở lại trung đoàn của Thái Bá Lợi, Đứng trước biển và Cù lao tràm của
Nguyễn Mạnh Tuấn, Cha và con và Gặp gỡ cuối năm của Nguyễn Khải, Mưa mùa
hạ và Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Thời xa vắng của Lê Lựu,

Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành và Bến quê của Nguyễn Minh Châu… Văn
học dịch thời kỳ này rất phát triển. Nó đã đem đến cho độc giả Việt Nam những tác
phẩm đặc sắc nhất thuộc các trường phái nghệ thuật khác nhau của các tác gia châu
Âu và châu Mỹ đương đại cùng một số công trình nghiên cứu lý luận mới của
phương Tây. Việc tiếp thu các thành tựu lý luận phương Tây đã đem đến cho cả
người đọc, người sáng tác và người nghiên cứu những góc nhìn mới hơn về nghệ
thuật. Các nhà văn đã từng sáng tác ở giai đoạn trước nhận ra rằng nếu viết như cũ
họ sẽ dần dần đánh mất độc giả. Vì vậy, đổi mới là nhu cầu cấp thiết lúc này.
Giai đoạn từ 1986 đến nay là giai đoạn văn học chính thức bước vào chặng
đường đổi mới (nó diễn ra đồng thời với sự đổi mới trên các lĩnh vực nghệ thuật
khác như hội họa, âm nhạc, sân khấu điện ảnh…). Văn học dịch vẫn phát triển
nhưng hoạt động lý luận phê bình lại vượt lên phía trước giữ vai trò là nhân tố mở
đường cho văn học phát triển. Từ đó, hoạt động lý luận phê bình và hoạt động sáng
tác của các nhà văn nhà thơ giữ vị trí quan trọng nhất trong công cuộc đổi mới văn
học. Nghị quyết 05 về phê bình văn học của Bộ Chính trị được giới văn nghệ sĩ đón
13


nhận một cách vô cùng nồng nhiệt. Trên tờ Văn nghệ, cơ quan ngôn luận của Hội
nhà văn việt Nam (số 49-50, ra ngày 05/12/1987), Nguyễn Minh Châu đã cho in bài
phát biểu nổi tiếng Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa. Bài
báo là tuyên ngôn lý thuyết thể hiện tinh thần đổi mới văn học một cách hết sức triệt
để của giới sáng tác. Những vấn đề tưởng như đã cũ nay cũng được giới phê bình
đem ra bàn bạc với tinh thần đổi mới. Do vấn đề đổi mới tư duy, phương châm nhìn
thẳng vào sự thật được coi trọng, phóng sự có điều kiện phát triển mạnh mẽ và thu
hút được sự chú ý của độc giả. Các cây bút phóng sự được dư luận quan tâm lúc này
là Phùng Gia Lộc, Trần Huy Quang, Hoàng Hữu Các, Trần Khắc, … Văn xuôi có
nhiều khởi sắc với với những tác phẩm đạt giá trị nghệ thuật cao như tập truyện
ngắn Chiếc thuyền ngoài xa và Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu, Tướng về hưu của
Nguyễn Huy Thiệp, tiểu thuyết Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc

Trường, Bến không chồng của Dương Hướng, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh.
Thơ ca cũng có nhiều bước đột phá mới với các tên tuổi như Thanh Thảo, Ý Nhi,
Nguyễn Duy, Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly…
Thể ký cũng có những thành công nhất định với các tên tuổi như Hoàng Phủ
Ngọc Tường, Tô Hoài… Kịch nói cũng rất phát triển. Các tên tuổi được nhắc đến ở
thời kỳ này có: Hồng Phi, Doãn Hoàng Giang, Võ Khắc Nghiêm, Nguyễn Quang
Lập, Xuân Trình, Lưu Quang Vũ… Lý luận, nghiên cứu, phê bình cũng có những
bước đổi mới do được tiếp cận với nền lý luận của phương Tây. Ngoài những cây
bút đã thành danh từ giai đoạn trước đã xuất hiện nhiều cây bút mới có nhiều triển
vọng. Công cuộc đổi mới văn học cho đến nay vẫn đang tiếp tục vì thế chưa có một
công trình nghiên cứu một cách khoa học và tổng thể về giai đoạn này. Tuy nhiên,
nhận định một cách chung nhất, văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới đã có nhiều bứt
phá so với giai đoạn văn học kháng chiến và bước đầu đã có những thành tựu được
ghi nhận, trong đó quan trọng nhất là đổi mới cái nhìn hiện thực và con người của
nhà văn. Ma Văn Kháng là một trong những tên tuổi thành công nhất trong thời kỳ
văn học đổi mới. Người đọc biết đến ông ở cả thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết.
1.1.2. Tác giả Ma Văn Kháng
1.1.2.1. Cuộc đời
Nhà văn Ma Văn Kháng tên khai sinh là Đinh Trọng Đoàn, quê ở phường
Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Ông vốn là người sớm ý thức về trách nhiệm của
14


bản thân đối với đất nước, với cuộc đời. Nên khi lớn lên, ông tham gia quân đội để
phụng sự cho tổ quốc và làm tròn nghĩa vụ công dân của mình.
Năm 1954, một sự kiện lịch sử mang tính bước ngoặt trong sự nghiệp giải
phóng dân tộc Việt Nam. Đó là chiến thắng Điện Biên Phủ đã giải phóng hoàn toàn
miền Bắc và bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Để hưởng ứng chủ trương,
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, vào thời điểm vĩ đại ấy, thế hệ thanh
niên miền Bắc xung phong đi đến những vùng khó khăn nhất của đất nước để góp

phần xây dựng quê hương ngày thêm khởi sắc. Và trong số đó có chàng trai trẻ
Đinh Trọng Đoàn, người đã nhiệt tình, hăm hở đã xung phong lên miền Tây Bắc.
Trong suốt thời gian làm việc ở đây, trước khi trở thành nhà văn, ông tham gia tích
cực các hoạt động như: những đợt trừ tiểu phỉ, xây dựng hợp tác xã, làm báo…
Chính những điều này đã tạo cho nhà văn nhiều vốn sống, tích lũy nhiều chất liệu
để làm nên mạch nguồn chảy xiết dạt dào trong văn nghiệp của ông ở giai đoạn sau.
Đến năm 1960, Đinh Trọng Đoàn vào Đại học Sư phạm Hà Nội. Năm 1964,
sau khi tốt nghiệp, ông lên dạy học ở tỉnh Lào Cai, ông từng là hiệu trưởng trường
trung học. Về sau được tỉnh ủy điều về làm thư kí cho bí thư tỉnh ủy Lào Cai là ông
Trường Minh. Cũng tại vùng đất này, nhà văn đã gặp và thân thiết với ông Ma Văn
Nho, người ảnh hưởng trực tiếp đến việc lấy bút danh Ma Văn Kháng. Đó là một
câu chuyện thật cảm động. Trong một lần, Ma Văn Kháng bệnh nặng, được ông Ma
Văn Nho chăm sóc tận tình như người cha, người anh. Nhà văn vừa thần tượng, vừa
chịu ơn người ấy nên ngay sau khi thoát khỏi tay thần chết, Ma Văn Kháng đã kết
nghĩa anh em cùng Ma Văn Nho. Đồng thời, cái tên Ma Văn Kháng bắt đầu được
biết đến từ đấy. Về sau tên Ma Văn Kháng được dùng làm bút danh của ông. Bút
danh này thể hiện sự gắn bó chân thành và tình yêu mãnh liệt của tác giả đối với
miền đất từng hoạt động trên 20 năm. Trong quá trình làm việc ở Lào Cai, ngoài
những công việc kể trên, Ma Văn Kháng còn làm phóng viên, Phó tổng biên tập báo
của Đảng bộ tỉnh. Sau khi đất nước thống nhất, từ năm 1976 đến nay Ma Văn
Kháng về công tác tại Hà Nội. Ông đã từng làm Tổng biên tập, Phó giám đốc Nhà
xuất bản Lao Động. Từ tháng 3/1995, ông là Ủy viên Ban chấp hành, Ủy viên Đảng
đoàn Hội Nhà văn khóa V, Tổng biên tập Tạp chí văn học nước ngoài.
15


1.1.2.2. Sự nghiệp sáng tác
Theo dọc hành trình sáng tác của Ma Văn Kháng, chúng tôi nhận thấy, thời
gian đầu, nhà văn quan tâm đặc biệt đến đề tài miền núi. Sở dĩ lúc đầu ông có thể
quan tâm và viết rất hay về đề tài miền núi là vì ông có thời gian dài trực tiếp sống ở

miền núi Lào Cai. Trong thời gian hai mươi năm sống ở Lào Cai, ông đã tích lũy
được một vốn khá lớn kiến thức về lịch sử và văn hóa của vùng đất này. Những vốn
kiến thức đó cộng với tấm lòng tha thiết với vùng cao đã tạo nên một cảm hứng
mãnh liệt: cảm hứng trước thiên nhiên, văn hóa, cảm hứng trước những trang lịch
sử phức tạp nhưng rất đỗi hào hùng của vùng đất Lào Cai đã khiến ông không thể
không viết về vùng đất này.
Sau thời gian sống ở Lào Cai, nhà văn chuyển về công tác tại Hà Nội. Lịch
sử Hà Nội lại trở thành một nguồn cảm hứng lớn trong ông. Lịch sử Hà Nội được
khai thác dưới góc độ một câu chuyện mang tính võ thuật. Võ sĩ lên đài ra đời trong
hoàn cảnh đó. Võ sĩ lên đài tái hiện lại một thời kỳ buồn của Hà Nội: bị thực dân
Pháp tạm chiếm. Nhưng điều đó không làm ngăn trở những tấm lòng Hà Nội yêu
nước và nhiệt huyết cách mạng.
Lịch sử sang trang, chiến tranh với những nỗi buồn và vinh quang của nó đã
lùi dần về quá khứ, vấn đề mới của cuộc sống lại đặt ra trước mắt tạo nên nguồn
cảm hứng mới ở nhà văn. Đề tài xây dựng cuộc sống mới được quan tâm đặc biệt. Ở
đó, nhà văn ngợi ca những con người hăng say xây dựng cuộc sống mới đồng thời
lên án những thói hư tật xấu nảy sinh trong hoàn cảnh này: bệnh lợi dụng chức
quyền, bệnh ăn cắp của công. Nhân vật chính đựợc ông quan tâm lúc này là người
trí thức có tài năng có nhiệt huyết nhưng lại gặp phải những điều trớ trêu do mặt trái
của xã hội tạo nên.
Trong vấn đề xây dựng cuộc sống mới, nhà văn không chỉ quan tâm đến
công cuộc lao động xây dựng cuộc sống mà còn quan tâm đến vấn đề đạo đức và
mối quan hệ gia đình dưới sự tác động của nền kinh tế mới. Mùa lá rụng trong vườn
mang nỗi đau của một cuộc chuyển mùa thay lá của mối quan hệ gia đình trong cơn
bão lốc của kinh tế thị trường, nhưng ở đó vẫn sáng ngời một niềm tin vào những
tình cảm và cách ứng xử đáng quý mang truyền thống của dân tộc....
16


Từ sau 1986, sáng tác của Ma Văn Kháng có những chuyển biến khá quan

trọng về mặt đề tài. Từ những đề tài mang vấn đề lớn của lịch sử dân tộc, Ma Văn
Kháng ngày càng đi sâu vào số phận con người, đặc biệt là những con người bất
hạnh. Đám cưới không có giấy giá thú ra đời năm 1989 là một dấu mốc quan trọng
đánh dấu sự chuyển biến đó. Trong số những người được quan tâm phải kể đến
những con người nghèo khổ thân cô thế cô bị rơi vào thảm kịch như bà cháu em Lã
Văn Duy trong Côi cút giữa cảnh đời, đặc biệt là số phận của người trí thức chân
chính giàu ước mơ giàu khát vọng nhưng lại rơi vào bi kịch khi bị chi phối bởi
quyền lực trong các tác phẩm Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước
lũ, Chó Bi đời lưu lạc, Một mình một ngựa, Gặp gỡ ở La Pan Tẩn và cả những tác
phẩm viết về ngành công an như Bóng đêm và Bến bờ.
Sự chuyển biến về đề tài sáng tác thể hiện rất rõ sự chuyển biến trong tư
tưởng của nhà văn. Ban đầu, ông quan tâm đến những vấn đề lớn lao của lịch sử dân
tộc, về sau ông chuyển hướng sang những vấn đề của đời thường. Khi viết về cuộc
sống đời thường, Ma Văn Kháng đặc biệt quan tâm đến vấn đề thân phận con
người, đặc biệt là người trí thức có tài có tâm nhưng cuộc đời gặp nhiều ngang trái.
Sự chuyển biến trong tư tưởng của nhà văn không đi ngoài quỹ đạo vận động của
dòng văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới, đó là hướng đến những vấn đề của cuộc
sống thường nhật không ngần ngại nói đến những góc khuất, những mảng tối của
cuộc sống mới.
1.1.3. Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú
Mùa lá rụng trong vườn là một tiểu thuyết của nhà văn Ma Văn Kháng, hoàn
thành vào tháng 12 năm 1982 và được xuất bản lần đầu vào năm 1985. Lấy bối cảnh
một gia đình truyền thống vào những năm 80 của thế kỉ XX, khi đất nước bắt đầu
có những bước chuyển mình mạnh mẽ sau chiến tranh, gây ra nhiều thay đổi tốt có,
xấu có; truyện đã phản ánh chân thực những biến động trong xã hội thời bấy giờ và
những ảnh hưởng to lớn của nó tới gia đình - tế bào của xã hội. Gia đình ông Bằng
vốn là một gia đình lí tưởng trong cuộc sống mới: ông là cán bộ nghỉ hưu, con trai
cả là liệt sĩ chống Mĩ, con trai thứ hai làm đại tá, con trai thứ ba là nhà báo, con trai
thứ tư là công nhân, con trai thứ năm hiện đang học ở nước ngoài. Mấy cô con dâu
cô nào cũng là người nhà nước đẹp người, đẹp nết. Đáng lẽ một gia đình như thế

17


phải rất đầm ấm, hạnh phúc bỗng nhiên trở nên rối ren trước sự tác động của nền
kinh tế mới, lối sống mới. Trước hết đó là việc thằng Cừ, đứa con trai thứ tư của
ông Bằng chạy theo lối sống hưởng thụ gấp gáp đã làm những việc bại hoại đến gia
phong. Tiếp theo nữa là sự rạn vỡ trong mối quan hệ tình cảm của các con cháu
trong nhà do sự thay đổi của hoàn cảnh. Một gia đình vốn vui vầy nay lúc nào cũng
phải dè chừng nhau, nấu ăn chia làm hai bếp vì hoàn cảnh của mỗi bên một khác,
bên thì để khỏi làm phiền, bên thì không muốn bị liên lụy. Tiếp đó là sự hư hỏng
của Lý, con dâu của ông Bằng khi bị tên trưởng phòng vật tư trong một cơ quan xí
nghiệp nhà nước lôi kéo vào những cuộc ăn chơi. Tuy rất đau lòng vì chuyện của
Cừ và chuyện của Lý nhưng ông Bằng vẫn gắng gượng vươn lên, điều chỉnh bản
thân cân bằng tâm lí để không gục ngã. Là một trí thức cũ sống hết mình với đạo
đức truyền thống, ông Bằng luôn ung dung, tự tại, ý chí nghị lực một cách thâm
trầm, lấy sự bình ổn cân bằng làm căn bản, dung thiện tâm để đối xử, bằng sự giúp
ích cho đời để hiện diện. Ông sống theo phương châm “ Coi trọng đạo lí, rời xa phù
phiếm, kết hợp với đạo đức cuộc sống và tinh hoa của cha ông” [57, tr.51]. Với cốt
cách và chí hướng ấy, cả đời ông là một quá trình phấn đấu không mệt mỏi. Ông đã
từng sống những ngày tháng hào hùng của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở
thành Nam, đã từng giương cao lá cờ đỏ sao vàng vác ba lô đi kháng chiến ở Yên
Bái, Tuyên Quang, rồi cũng đã có lúc hai vợ chồng phải xay lúa giã gạo thuê kiếm
thêm tiền thêm gạo để nuôi con…Hành trình của ông trên cõi đời lắm chông gai là
thế nhưng cốt cách tinh thần riêng của ông không vì gặp khó khăn trở ngại mà nao
núng, lu mờ. Suốt cuộc đời, ông vẫn luôn giữ được phẩm giá cao ngạo, cứng cỏi
cho mình mà không một thế lực hay thói hư tật xấu nào có thể làm ông lung lay,
chao đảo ngược lại như ngày càng được củng cố một cách vững chắc hơn. Ông
dường như chính là hiện thân của ý thức hướng về cội nguồn dân tộc và giữ gìn
truyền thống. Đến khi từ giã cõi đời, ông vẫn hướng các con đến việc bảo lưu
những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp: “Ba mong các con hãy yêu thương nhau,

lấy cái chính ngăn cái tà, theo gương ông cha gìn giữ và bồi bổ tinh hoa, truyền
thống dân tộc, phục vụ nhân dân và tổ quốc”[57, tr.306].
Năm 1989, tiểu thuyết luận đề Đám cưới không có giấy giá thú trình làng,
tạo ra một cuộc tranh luận sôi nổi trên báo chí và ở bàn hội nghị. Vừa mới được
18


tung ra thị trường, tác phẩm như một ngòi nổ của thuốc pháo làm chấn động dư
luận, thu hút được sự quan tâm của giới phê bình và độc giả gần xa như một hiện
tượng văn học. Như một quy luật tất yếu trong cuộc đời, mọi vấn đề đều có kẻ chê
người khen, và Đám cưới không có giấy giá thú cũng không thoát khỏi quy luật ấy.
Những người thích cho đây là tác phẩm lớn, có vị trí đặt biệt quan trọng trên văn
đàn và là bước tiến mới trong sự nghiệp sáng tác; những người không thích, cho đây
là tác phẩm độc hại cần phải nghiêm cấm bởi nó phản ánh thói hư, tật xấu của
những con người “kỹ sư tâm hồn” trong chốn học đường thiêng liêng; và đặc biệt,
nó chĩa mũi nhọn vào cấp lãnh đạo - điều gây sốc với con người có chức có quyền.
Đến 1995, tiểu thuyết này được tái bản bởi nhà xuất bản Văn học và xuất bản ra thị
trường 800 cuốn. Sau đó 5 năm, tác phẩm một lần nữa được nhà xuất bản Văn học
tái bản và bổ sung thêm phụ lục những bài viết có liên quan và cuộc thảo luận về tác
phẩm này. Cuốn tiểu thuyết Đám cưới không có giấy giá thú đề cập đến số phận bi
kịch của tầng lớp trí thức nói chung và người giáo viên nói riêng dưới sự tác động
của mặt trái nền kinh tế quan liêu bao cấp mà nạn nhân tiêu biểu là Tự và Thuật.
Thông qua nhân vật giáo Tự, người đọc bắt gặp một tấm gương nhà giáo sáng ngời
với nhân cách cao đẹp mang cốt cách nhà nho, cuộc sống tuy túng bấn, eo hẹp
nhưng thầy vẫn giữ được thiên lương trong sáng, không bán rẻ phẩm giá của mình.
Bên cạnh đó, ta vẫn thấy được tấm gương học trò với tấm lòng tôn sư trọng đạo là
điểm sáng mang tính giáo dục để thế hệ sau học hỏi và phát huy. Mặt khác, tác
phẩm còn đề cập đến kiểu trí thức tha hóa, biến chất và kiểu trí thức lưu manh, giả
danh với tình trạng sa sút trầm trọng đáng báo động về mặt phẩm chất, đạo đức của
cả thầy và trò: “Nó không chỉ là nguyên nhân dẫn đến những kết cục buồn thảm của

từng cá nhân cụ thể trong ngôi trường, mà còn là một thực trạng xã hội liên quan
đến những điều lớn lao chung quanh việc đào tạo, giáo dục, của vấn đề “trồng
người”, của chiến lược con người” [58, tr.428]. Ngoài ra, tác phẩm còn phản ánh
những con người nạn nhân, yếu đuối không tự miễn nhiễm trước lối sống thực dụng
khiến họ ngày càng tha hóa, trơ trẽn một cách trắng trợn.
1.2. Giả Bình Ao và bối cảnh đổi mới văn học của Trung Quốc
1.2.1. Bối cảnh đổi mới của văn học Trung Quốc
Đại Cách mạng Văn hóa (1966 - 1976) kết thúc, “Bè lũ bốn tên” bị tiêu diệt
đã đưa văn học Trung Quốc nói chung, tiểu thuyết Trung Quốc nói riêng đi vào thời
19


×