Tải bản đầy đủ (.docx) (105 trang)

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG SƠN TA (RHUS SUCCEDANEA L.) BẰNG PHƯƠNG PHÁP GHÉP TẠI PHÚ THỌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.05 MB, 105 trang )

MỤC LỤC
Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................................1
1.Đặt vấn đề.............................................................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài............................................................................................................................2
2.1 Mục tiêu chung:..................................................................................................2
2.2 Mục tiêu cụ thể:..................................................................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................................................................................................2
3.1. Ý nghĩa khoa học...............................................................................................2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn...............................................................................................2
PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................3
1.1. Nguồn gốc, phân loại và giá trị sử dụng cây sơn ta............................................................3
1.1.1. Nguồn gốc, phân loại và giá trị sử dụng cây sơn ta trên thế giới.......................3
1.1.2. Nguồn gốc, phân loại và giá trị sử dụng cây sơn ta tại Việt Nam......................5
1.2. Đặc điểm thực vật học của cây sơn ta.....................................................................................7
1.3. Sinh trưởng và phát triển cây sơn ta........................................................................................9
1.3.1. Thời kỳ kiến thiết cơ bản..............................................................................9
1.3.2. Thời kỳ kinh doanh.....................................................................................10
1.4. Yêu cầu sinh thái của cây sơn ta.............................................................................................10
1.4.1. Nhiệt độ:......................................................................................................10
1.4.2. Gió..............................................................................................................11
1.4.3. Ánh sáng.....................................................................................................11
1.4.4. Độ ẩm và lượng mưa...................................................................................11
1.4.5 . Đất đai........................................................................................................11
1.5.Tình hình sản xuất sơn trên Thế giới và ở Việt Nam.........................................................12
1.5.1.Tình hình sản xuất sơn trên thế giới................................................................12
1.5.2.Tình hình sản xuất sơn Việt Nam...................................................................12
1.6 Tình hình nghiên cứu về cây sơn ta trên thế giới và Việt Nam......................................13
1.6.1.Tình hình nghiên cứu cây sơn ta trên thế giới.................................................13
1.6.2. Tình hình nghiên cứu cây sơn ta trong nước..................................................16
Phần II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................26
2.1. Vật liệu nghiên cứu.....................................................................................................................26


2.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................................................26
2.3. Nội dung nghiên cứu..................................................................................................................26
2.4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................................26


2.4.1 Phương pháp điều tra.....................................................................................26
2.4.1.1 Thu thập số liệu sơ cấp...........................................................................26
2.4.1.2. Thu thập số liệu thứ cấp.......................................................................27
2.4.2. Bố trí thí nghiệm...........................................................................................27
2.4.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi...........................................................30
2.5. Xử lý số liệu..................................................................................................................................32
Phần III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................................34
3.1. Kết quả điều tra điều kiện tự nhiên, tình hình sản xuất cây sơn ta của vùng tỉnh
Phú Thọ...................................................................................................................................................34
3.1.1. Điều kiện tự nhiên: khí hậu thời tiết, đất đai, địa hình vùng trồng Sơn
(huyện Tam Nông và huyện Thanh Sơn).................................................................34
3.1.2. Tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩmcây sơn ta hiện nay trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ..............................................................................................40
3.1.3. Đặc điểm giống sơn và kỹ thuật thâm canh sơn tại Phú Thọ..........................43
3.2. Kết quả nghiên cứu về phương pháp ghép cây sơn ta......................................................45
3.2.1. Ảnh hưởng của phương pháp ghép đến thời gian bật chồi cây sơn ta..............45
3.2.2. Ảnh hưởng của phương pháp ghép đến tỷ lệ sống cây sơn ta..........................46
3.2.3. Ảnh hưởng của phương pháp ghép đến sinh trưởng chồi cây sơn ta...............47
3.2.4. Ảnh hưởng của phương pháp ghép đến tỷ lệ xuất vườn sau ghép cây sơn ta
.............................................................................................................................. 50
3.3. Kết quả nghiên cứu về độ cao gốc ghép...............................................................................51
3.3.1. Ảnh hưởng của độ cao gốc ghép đến thời gian bật chồi cây sơn ta.................51
3.3.2. Ảnh hưởng của độ cao gốc ghép đến tỷ lệ sống cây sơn ta.............................52
3.3.3. Ảnh hưởng của độ cao gốc ghép đến sinh trưởng chồi cây sơn ta...................53
3.3.4. Ảnh hưởng của độ cao gốc ghép đến tỷ lệ xuất vườn cây sơn ta....................54

3.3.5. Tình hình sâu bệnh hại cây sơn ta vườn ươm.................................................54
3.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng cho chồi ghép cây sơn ta........................55
3.4.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ sống sau trồng cây sơn ta....................56
3.4.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng cànhghép cây sơn ta.................56
3.4.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng cho mắt ghép hữu hiệu...............57
3.4.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tình hình bệnh hại.....................................58
3.5. Kết quả nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cây sơn ta giống bằng phương pháp ghép
60

3.5.1. Ảnh hưởng của vật liệu trồng đến tỷ lệ sống sau trồng 1 tháng trên cây sơn
ta...........................................................................................................................60


3.5.2. Ảnh hưởng của vật liệu trồng đến sinh trưởng chiều cao cây sơn ta...............60
3.5.3. Ảnh hưởng của vật liệu trồng đến sinh trưởng đường kính thân cây sơn ta.....62
3.5.4. Ảnh hưởng của vật liệu trồng đến sinh trưởng chiều rộng tán cây sơn ta.........63
3.5.5. Ảnh hưởng của vật liệu trồng đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại cây sơn ta......64
Kết luận và kiến nghị.................................................................................................66
1. Kết luận...............................................................................................................................................66
2. Kiến nghị...........................................................................................................................................66


MỤC LỤC BẢNG
Bảng 3.1. Bảng diễn biến số liệu thời tiết, khí hậu tại các vùng trồng sơn năm 2018
..................................................................................................................................... 36
Bảng 3.2: Thành phần dinh dưỡng đất tại các vùng trồng sơn.....................................37
Bảng 3.3: Diễn biến số liệu thời tiết, khí hậu của địa điểm nghiên cứu năm 2018.......38
Bảng 3.4: Thành phần dinh dưỡng đất tại điểm nghiên cứu.........................................39
Bảng 3.5: Diện tích, năng suất và sản lượng cây sơn ta tỉnh Phú Thọ..........................40
giai đoạn 2005 – 2018..................................................................................................40

Bảng 3.6: Diện tích phân bố cây sơn ta tại tỉnh Phú Thọ.............................................41
Bảng 3.7: Tỷ lệ bật chồi sau ghép 15 – 30 ngày của các phương pháp ghép...............46
Bảng 3.8: Tỷ lệ sống sau ghép 30 ngày của các phương pháp ghép.............................47
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của các phương pháp ghép đến sinh trưởng của chồi................48
sau ghép từ 1-3 tháng...................................................................................................48
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của các phương pháp ghép đến sinh trưởng chiều dài của
chồi sau ghép từ 1-3 tháng...........................................................................................49
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của các phương pháp ghép đến sinh trưởng số lá của chồi.....49
sau ghép từ 1-3 tháng...................................................................................................49
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của các phương pháp ghép......................................................50
đến tỷ lệ xuất vườn sau ghép 3 tháng..........................................................................50
Bảng 3.13: Tỷ lệ bật chồi sau ghép 15 – 30 ngày của các độ cao gốc ghép.................52
Bảng 3.14: Tỷ lệ ghép sống sau ghép 30 ngày của các độ cao gốc ghép......................52
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của các độ cao gốc ghép đến sinh trưởng................................53
đường kính của chồi ghép từ 1-3 tháng........................................................................53
Bảng 3.16: Tỷ lệ xuất vườn của các độ cao gốc ghép..................................................54
Bảng 3.17: Diễn biến sâu bệnh hại tại vườn ươm........................................................55
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của mật độ vườn nhân đến tỷ lệ sống sau trồng trên cây sơn.... .58
Bảng 3.19: Ảnh hưởng của mật độ vườn nhân đến sinh trưởng cây sơn ta..................56
Bảng 3.20: Ảnh hưởng của mật độ vườn nhân đến......................................................58
khả năng cho mắt ghép hữu hiệu cây sơn ta.................................................................58
Bảng 3.21. Diễn biến sâu bệnh hại trên vườn nhân......................................................59
Bảng 3.22 Ảnh hưởng của vật liệu trồng đến tỷ lệ sống..................................................
sau trồng 1 tháng trên cây sơn ta.................................................................................60
Bảng 3.23: Ảnh hưởng của vật liệu trồng đến sinh trưởng cây sơn ta..........................61
Bảng 3.24: Diễn biến tăng trưởng chiều cao cây qua các tháng của cây sơn ta...........61


Bảng 3.25: Ảnh hưởng của vật liệu trồng đến sinh trưởng đường kính thân cây sơn.
................................................................................................................................... ..64

Bảng 3.26: Diễn biến tăng trưởng đường kính thân qua các tháng của cây sơn ta.......63
Bảng 3.27: Ảnh hưởng của vật liệu trồng đến sinh trưởng tán cây sơn ta....................63
Bảng 3.28 : Diễn biến sâu bệnh hại tại vườn trồng mới...............................................64
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Biến động giá cả sơn giai đoạn 2011-2017.....................................................42
Hình 2: Ảnh hưởng của phương pháp ghép đến tỷ lệ bật chồi sau ghép.....................46
Hình 3: Ảnh hưởng của phương pháp ghép đến tỷ lệ sống sau ghép 30 ngày.............47
Hình 4: Ảnh hưởng của phương pháp ghép đến tỷ lệ xuất vườn.................................51
Hình 5: Ảnh hưởng của độ cao gốc ghép đến tỷ lệ bật chồi sau ghép.........................52
Hình 6: Ảnh hưởng của độ cao gốc ghép đến tỷ lệ sống sau ghép..............................53
Hình 7: Động thái tăng trưởng chiều cao cây qua các tháng.......................................61
Hình 8: Động thái tăng trưởng đường kính thân qua các tháng...................................63


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
CT
Công thức

Diễn giải

STT

Số thứ tự

TB

Trung bình




Mật độ

PPG

Phương pháp ghép

ĐCG

Độ cao gốc ghép

CV%

Hệ số biến động

LSD0,05

Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%


Tính cấp thiết của đề tài
1. Đặt vấn đề
Cây sơn ta (Rhus succedanea L.) mọc tự nhiên hay trồng ở Việt Nam là một
giống sơn độc đáo trên thế giới. Ở Việt nam, nghề trồng sơn đã có lịch sử lâu đời gắn
liền với đời sống kinh tế, văn hóa của người dân vùng trung du, miền núi phía Bắc.
Ngay từ năm 1918, người Pháp đã thành lập Trạm nghiên cứu nông lâm nghiệp Phú
Thọ, trong đó cây sơn ta Bắc Kỳ cũng được đề cập nghiên cứu chính (Đỗ Ngọc Quỹ,
2008). Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, cây sơn ta vẫn được chứng minh là cây
trồng có giá trị kinh tế cao, đem lại thu nhập cho người nông dân tại nhiều địa
phương, đặc biệt phát triển trồng sơn góp phần khai thác hiệu quả vùng đất đồi trung

du miền núi tỉnh Phú Thọ.
Cây sơn ta đã và đang được phát triển ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt
Nam, nhưng diện tích tập trung chủ yếu tại Phú Thọ (2.000ha) và Tuyên Quang
(600 ha). Các vùng trồng sơn nổi tiếng của Phú Thọ là Tam Nông (khoảng trên
700ha), Thanh Sơn (gần 500 ha), Tân Sơn (gần 200 ha).
Trước kia cây sơn ta chủ yếu được nhân giống bằng hạt dẫn đến độ phân li
cao, quần thể sơn không đồng đều, năng suất thấp (4 tạ/ha) và chất lượng nhựa cũng
thấp. Vì vậy, giá sơn ta rất thấp đạt bình quân 100.000 – 150.000đồng/kg và chỉ
bằng 1/3 giá sơn của Trung Quốc và Nhật Bản. Bên cạnh đó, kỹ thuật trồng sơn chủ
yếu làm theo kinh nghiệm nên thời kỳ kiến thiết cơ bản kéo dài (3 năm), chu kỳ
khai thác ngắn (3 -4 năm) dẫn đến nhiệm kỳ trồng sơn chỉ đạt 7-8 năm, trong khi
Trung Quốc là 15 năm. Do đó hiệu quả khai thác cây sơn ta không cao.
Để phát triển cây sơn ta có hiệu quả kinh tế cao, cần tuyển chọn và nhân vô
tính những cây trội. Biện pháp nhân giống vô tính (bằng phương pháp ghép) tạo ra
cây ghép mang toàn bộ đặc điểm di truyền của cây mẹ, cho năng suất nhựa cao, chất
lượng nhựa tốt, rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản là giải pháp cần thiết để cung cấp
cây giống phục vụ cho nhu cầu trồng và phát triển cây sơn ta ta, đồng thời góp phần
nâng cao thu nhập cho người dân trong vùng miền núi phía Bắc.
Vấn đề cần đặt ra là làm sao để nâng cao hệ số nhân giống và chất lượng cây
giống ghép có sức sống cao để cung cấp sản xuất sơn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Xuất
phát từ những lý do trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu kỹ thuật nhân
giống Sơn ta (Rhus succedanea L.) bằng phương pháp ghép tại Phú Thọ”.


2. Mục tiêu của đề tài
2.1 Mục tiêu chung:
Nâng cao hệ số nhân giống và chất lượng cây sơn ta giống bằng biện pháp
ghép phục vụ việc mở rộng diện tích cây sơn ta chọn lọc trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá tình hình sản xuất, cơ cấu giống sơn và thâm canh cây sơn ta tại Phú

Thọ.
- Xác định được phương pháp ghép phù hợp cho cây sơn ta
- Xác định được độ cao gốc ghép phù hợp cho ghép cây sơn ta
- Xác đinh được mật độ phù hợp để trồng vườn nhân giống lấy mắt ghép
- Xác định được tiêu chuẩn cây sơn ta giống xuất vườn có khả năng sinh
trưởng tốt và không bị sâu bệnh hại.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho việc nhân giống cây sơn ta hiệu quả, cung
cấp dẫn liệu khoa học cho các nhà nghiên cứu và các nhà khoa học quan tâm đến
cây sơn ta.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần cải thiện chất lượng cây sơn ta, nâng cao năng suất và thời gian
thu hoạch sơn.


PHẦN 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc, phân loại và giá trị sử dụng cây sơn ta
1.1.1. Nguồn gốc, phân loại và giá trị sử dụng cây sơn ta trên thế giới
1.1.1.1. Nguồn gốc cây sơn ta
Ở Trung Quốc vào đời nhà Hán 200 năm trước công nguyên khi khai quật
môt số ngôi mộ cổ đã phát hiện ra những hiện vật được phủ sơn như lẵng sách, bát
đĩa. Nghề sơn phát triển ở thời nhà Minh ( 1368 – 1644) và thời Càn Long ( 1736 –
1796) (Đỗ Ngọc Quỹ, 2008).
Ở Nhật Bản có ý kiến cho rằng nghề sơn đã có từ 3000 năm trước công
nguyên. Hiện nay, những hiện vật sơn mài Nhật Bản còn lưu lại trong điện Na – ra
như: bao kiếm, hộp lộng. Từ thời Nhật Hoàng So – Mu (724 – 748) và nhiều sản
phẩm từ sơn xem như thịnh hành nhất vào thời Toku – Gama.
Theo lời dẫn của Đỗ Ngọc Quỹ, Tô Tử Đông (1960) cây sơn trồng ở Trung

Quốc là giống Rhus Vernicifera tán to, cây lớn, thời gian khai thác lâu hơn giống
Rhus Succedanec của Việt Nam. Như vậy sơn của Trung Quốc và giống sơn của
Việt Nam là hai giống khác nhau về nguồn gốc và đặc điểm sinh vật học.
1.1.1.2. Phân loại, tên gọi và đặc điểm hình thái giải phẫu
Trên thế giới có rất nhiều tên khoa học khác nhau được sử dụng để gọi tên
cây sơn ta (Rhus succedanea L.): Rhus acuminata DC, Rhus succedanea
var.acuminata (DC.) Hook. f, Rhus succedanea var. himalaica Hook. f.,
Rhussuccedanea var. sikkimensis Hook. f., Toxicodendron succedanea (L.)
Moldenke, Toxicodendron succedaneum (L.). (Đỗ Ngọc Quỹ, 2008).
Cây sơn ta là cây gỗ nhỏ có thể cao tới 8m, lá chét 9 -15 (chủ yếu là 11) mọc
đối nhau với 1 lá ở phần cuối cùng, lá chét dài 4-10 cm, rộng 2-3 cm có màu xanh
tươi nhưng vào mùa thu chúng chuyển sang màu đỏ tươi, đỏ thẫm trước khi rụng.
Hoa nhỏ màu trắng mịn xuất hiện cùng với lá non vào mùa xuân hoặc đầu hè, quả
chín có màu nâu nhạt và rủ xuống trong mùa thu và mùa đông. Cây sơn ta có thể
sinh trưởng tốt trên hầu hết các loại đất có độ dinh dưỡng trung bình, hạt sơn có thể
được phân tán nhờ chim. Ở Lào, Sơn được mô tả là cây gỗ lớn có thể cao tới 40m,
đường kính có thể đạt tới 1m, cây rụng lá trong suốt mùa khô, sinh trưởng chậm, là
cây hiếm thấy và mọc rải rác trong những điều kiện khác nhau và loại rừng khác


nhau. Đôi khi cũng tìm thấy Sơn mọc ở rừng rụng lá cùng với cây Pter ocarpus
macrocarpus, hoa nở tháng 4-5, quả chín tháng 8 - 9.
Kết quả nghiên cứu giải phẫu vỏ thân cây sơn ta của Pierre Domart (1939)
cho thấy chiều dày vỏ ở thân cây sơn ta 4 tuổi từ 2,5-2,8mm; ở cây 8 tuổi chiều dày
vỏ từ 5-6mm và mặt cắt ngang từ ngoài vào có 4 loại mô bì và tiết diện ống nhựa to
nhỏ không đều gắn với nhau như mạng lưới.
Cũng theo nghiên cứu của Pierre Domart (1939), khi nghiên cứu giải phẫu quả
và hạt Sơn cho thấy 100g cành có quả có 53,3g hạt, 100 hạt nặng 6,25g; 1kg hạt có
từ 12000-15000 hạt; vỏ có 3 lớp, hạt có ống tiết nhựa nên đốt rất cháy.
1.1.1.3. Giá trị cây sơn ta:

Cây sơn ta là một loài cây trồng kinh tế có nguồn gốc từ Trung Quốc, phân
bố ở hầu hết các vùng của Trung Quốc và ở Châu Á. Nhựa sơn được sử dụng rộng
rãi trong công nghiệp hóa chất, xây dựng, y tế, thực phẩm và các ngành công nghiệp
khác.
Trong công nghiệp sơn là lớp phủ tuyệt vời để bảo vệ vật liệu, chống ăn
mòn, chống han gỉ trong quá trình oxi hoá tự nhiên.
Trong y học, sơn có giá trị sử dụng như một thảo dược có giá trị: Hoa, rễ,
vỏ, hạt, có thể được sử dụng làm thuốc, với tác dụng chống ho, đờm và kinh nguyệt
và các tác dụng khác như làm chậm sự lão hóa, tăng cường trí nhớ và giảm lượng
đường trong máu.
Lợi ích sức khỏe, đặc biệt là chiết xuất nhựa cây sơn ta mài rất giàu
flavonoid. Nó có một tác dụng chống khối u, chống viêm, kháng khuẩn và dược lý
rõ ràng khác.
Nhật Bản khẳng định nhựa sơn có khả năng chống ẩm, chống nóng và cách
điện tốt nên được dùng vào nghề chài lưới (gắn thuyền) sơn bàn, ghế, tranh mỹ
nghệ. Nhật Bản còn sử dụng nhựa sơn trong công nhiệp sản xuất: thuốc nhuộm, bút
máy, ống dẫn dầu, thiết bị chống cháy, sơn cách điện và kỹ thuật quốc phòng.
Thông qua nghiên cứu, Takayuki Honda và cộng sự ở trường Đại học Meiji (2007)
khẳng định sơn được sử dụng tại Nhật Bản, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á
đã hàng ngàn năm nay chúng là vật liệu phủ bền và đẹp. Các báu vật được sơn đã
giữ được bề mặt tuyệt đẹp của chúng mà vẫn không mất hình dáng ban đầu sau hơn
2000 năm.
Vào khoảng thế kỷ XVI, các thương gia buôn bán ở vùng Viễn Đông đã phát
hiện ra nhiều đặc tính quý báu của sơn, nên đã đem về Châu Âu sử dụng vào việc


gắn đàn Vĩ Cầm STRADIVARIUS, làm vecni chống gỉ, chống mối mọt.
Các nghiên cứu trên thế giới tập trung chủ yếu về giá trị sử dụng của cây sơn
ta, vỏ quả cây sơn ta chứa chất “sáp”, chất này chiếm 45-50% thịt quả và không
thực sự là sáp, có nhiệt độ nóng chảy ở 50-54oC, tỷ trọng ở 1500C là 0,975-1,000,

chỉ số acid 6-20, chỉ số xà phòng 209-27, chỉ số iod từ 5-17, các chất không xà
phòng hóa 0,5-1,7%; các acid béo là acid palmitic 77%, stearic 5%, dibasic 6%,
oleic 12%, acid linoleic vết; ngoài ra còn có acid dibasic HOOC-(CH2)n-COOH,
acid elagic. Nhân chiếm 39,5% chứa các chất với đặc điểm D15 0,9257, nD20
1,471, chỉ số acid 1,4, chỉ số xà phòng 191,8, chỉ số iod 119,2, chất không xà phòng
hóa 1,8%. Dầu béo gồm các glycerid của acid palmitic 25,4%, acid oleic 46,8% và
acid linoleic 27,8% (The Wealth of India IX, 1972). Trong quá trình hạt chín, hàm
lượng acid palmitic và acid stearic tăng lên và ổn định, trái lại acid linoleic và
linolenic lại giảm đi (Xu Jinsen và cộng sự, 1990; CA. 113, 74.899y) (dẫn theo
Nguyễn Chí Thắng, 2013).
Theo Georges Brooks (1934), cây sơn ta cho nhựa mủ, trong đó thành phần
lacol chiếm 75-85% và lacase. Lacol chịu ảnh hưởng của men lacase nên dễ bị oxi
hóa ngoài không khí thành chất đen bóng, bền vững. Lá và quả Sơn chứa tinh dầu,
lá chứa tanin 20%, corilagin, acid shikimic, rhoifolin, apigenin-7-rhamnoglucosid.
Ngoài ra còn có các biflavanoid, robustaflavon, hinokiflavon, amentoflavon,
agathisflavon, volaensiflavon, moreloflavon rhusflavanon, sucedaneaflavon,
moreloflavon, GB-1a và GB-2a, các biflavanoid đều có tính kháng virus.
Tính chất hóa học của màng Sơn đã được các nhà khoa học Nhật Hirano
Bertrand và Georges Brooks Pháp (1934), nghiên cứu cho thấy có tính cách nhiệt
và cách điện rất tốt, chịu được đến 4100C; chống chịu tốt đối với các vi sinh vật, độ
uốn dẻo cao và chịu được nước biển.
1.1.2. Nguồn gốc, phân loại và giá trị sử dụng cây sơn ta tại Việt Nam
1.1.2.1. Nghiên cứu về nguồn gốc cây sơn ta ở Vệt Nam
Theo các tài liệu nghiên cứu về thực vật học và khảo cổ học ở Việt Nam, thì
cây sơn ta Phú Thọ là một dạng sơn độc đáo của Việt Nam. Vào tháng 4 năm 1960
một đoàn chuyên gia nông nghiệp Quảng Tây – Trung Quốc sang Việt Nam tham
quan cây sơn ta trồng tại trại thí nghiệm trồng trọt Phú Hộ. Qua trao đổi kinh
nghiệm đã xác nhận cây sơn ta Quảng Đông, Tứ Xuyên khác cây sơn ta Phú Thọ, vì
cây sơn ta trồng ở Trung Quốc thuộc loài cây gỗ lớn, trồng ven các đường đi, cây 8
tuổi có đường kính 30cm mới cho khai thác nhựa, cây sơn ta có thể sống được 30



năm còn cây sơn ta ở Việt Nam là cây thân gỗ nhỏ (tiểu kiều mộc) năm thứ 3 đã
khai thác được nhựa sơn nhưng chỉ thu hoạch được 6 năm (Đỗ Ngọc Quỹ, 2008).
Hiện nay vùng sản xuất sơn chính tại vùng miền núi phía Bắc tập trung chủ
yếu tại tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang và một phần nhỏ diện tích tại Hà Giang.
1.1.2.2. Phân loại, tên gọi và đặc điểm hình thái giải phẫu
Hiện nay ở nước ta có khá nhiều tên gọi khác nhau để chỉ cây sơn ta: sơn ta,
Sơn Phú Thọ, Sơn lắc, Cau tất Hoàng Lô (Phạm Hoàng Hộ, 2000) gọi là cây sơn ta
rừng hoặc sơn ta (Võ Văn Chi và Trần Hợp, 1999),(Trần Hợp, 2002). Cây sơn ta
Rhusverniciflua Stokes đã được mô tả là một loài khác với Toxicodendron
succedana (L.) trong họ đào lộn hột (Võ Văn Chi, 2004), (Trần Hợp, 2002). Tuy
nhiên hai loài cây này là một (Phạm Hoàng Hộ, 2000b).
Các nhà thực vật học Lecomte, Crévost Lemarié, Piere Domart, Tardieu Blot,
Phạm Hoàng Hộ, Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến đã đặt lại tên cây sơn ta Phú Thọ
là:
Toxicodendron Succedanea (L.) Moldenke - Rhus succedanea (Linn.)
Ngành Ngọc Lan (hạt kín)
Angiospermeae
Lớp Ngọc Lan (hai lá mầm)
Dicotyledoneae
Bộ Cam
Rutales
Họ Đào lộn hột
Anacardiaceae
Chi
Rhus
Loài
Succedaneae
Theo tác giả Triệu Văn Hùng và cộng sự (2007), ở Việt Nam, chi sơn có 2

loài: Sơn (Toxicodendron succedanea) và Sơn thái (T. rhetsoides (Craib) Tardien).
Loài Sơn (T. succedanea) khá đa dạng; căn cứ vào các đặc điểm về hình thái lá,
người trồng sơn thường chia làm 2 giống - (cultivar.):
- Sơn lá si: lá nhỏ, màu xanh lục. Cây cho nhựa ít, nhưng có chất lượng tốt.
Nhựa chảy đều và thời gian cho nhựa dài.
- Sơn lá trám: lá to, màu xanh nhạt. Cây cho nhựa nhiều hơn so với dạng
sơn lá si.
Theo Đỗ Ngọc Quỹ (2008), tại Phú Thọ có 3 dạng sơn chủ yếu là:
Sơn lá si, hình thái giống lá cây si (Ficus), dày, nhỏ màu xanh thẫm, mặt
phiến lá bóng láng, cây thấp, mọc chậm, ít hoa quả, nhựa ít nhưng chất lượng nhựa
tốt nhiều mặt dầu (Laccol) gọi là sơn mặt dầu;
Sơn lá trám, lá giống cây trám (Canarium), to, mỏng, màu xanh nhạt, mặt


phiến lá không láng bóng, cây cao, to, mọc khỏe, nhanh, nhiều hoa quả, nhiều nhựa,
màu trắng, chất lượng sơn kém ít mặt dầu (lacol), màu trắng gọi là sơn bầu giác;
Sơn dọm hay sơn ngố là những loại sơn cao to da mỏng không có hay rất ít
nhựa. Sơn lá trám chiếm tỷ lệ lớn hơn sơn lá si trong các quần thể điều tra, sơn ngố
hay sơn dọm chiếm tỷ lệ nhỏ trong các nương sơn điều tra.
1.1.2.3. Giá trị sử dụng
Nhựa sơn được dùng rộng rãi trong công nghệ sơn phủ bề mặt các đồ gồ gia
dụng, đồ thờ cúng, sơn thuyền, làm tranh sơn mài rất bền và an toàn cho người sử
dụng và không độc hại cho môi trường. Ngoài ra, sơn còn là mặt hàng xuất khẩu thu
ngoại tệ rất quan trọng những năm 1970 và 1980. Mặc dù ngày nay có nhiều loại
sơn công nghiệp thay thế nhưng nghề trồng và cắt sơn vẫn là nghề truyền thống của
các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang và mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Theo Đỗ Ngọc Quỹ (2008), nhựa sơn được dùng dưới ba dạng:
- Sơn quang dầu- Sơn pha thêm dầu trẩu, trùng hợp bằng nhiệt, dùng để sơn đồ gỗ
gia dụng như bàn, ghế, tủ, đồ thờ và trang trí.
- Sơn gắn- sơn trộn với mùn cưa, để gắn đồ gỗ, mây, tre, nứa như đóng tủ, bàn, ghế,

gắn thuyền gỗ, thuyền thúng thuyền nan…
- Sơn mài- sơn ta pha thêm nhựa thong, bột màu và một số bột độn vô cơ khác.
Màng sơn bong đẹp nhiều màu dùng trong hội họa mỹ thuật.
Nhựa sơn dùng trong lĩnh vực công nghệ:
- Công nghiệp đồ gỗ
- Giao thông đường biển, đường sông ngòi, đóng thuyền,..
- Công nghiệp điện làm sơn cách điện các sợi dây kim khí
- Công nghiệp thực phẩm làm bao bì vận chuyển lương thực: rượu, nước giải khát,
thiết bị chứa đựng lớn bằng bê tông cốt thép có màng sơn bảo vệ chống ăn mòn,
đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
-Thủ công mỹ nghệ làm mỹ thuật công nghiệp như trang trí đình chùa, miếu mạo,
sơn son thiếp vàng… rất bền và đep.
- Hội họa và nghệ thuật tạo hình: Hàng mỹ thuật sơn mài đã phát triển mạnh mẽ
như lọ hoa, khay trà, tranh sơn mài nghệ thuật tạo hình đã được nghiên cứu thành
công tại trường mỹ thuật Đông Dương.


1.2. Đặc điểm thực vật học của cây sơn ta
1.2.1. Thân và cành sơn
Sơn có dạng thân thẳng, mặt cắt ngang không đều, dưới gốc to có đường
kính 6-9cm, chu vi 20-28cm, lên ngọn nhỏ dần. Thân phân nhánh liên tục thành một
hệ thống cành và chồi có vòm lá đều, thưa, hình tán. Cành ngang phân bố không
đều trên thân có đoạn mọc xít nhau như cây bàng, theo kiểu phân cành một trụ
nhiều tầng. Thân cây sơn ta gồm 1 -4 thân nhỏ (chẵng). Sơn lá si thấp cây, mọc
xiên, nhiều cành còn sơn lá trám cao cây, mọc thẳng, ít cành.
Vỏ thân cây sơn ta có nhiều ống tiết nhựa, phần gỗ cứng bên trong gọi là
xương. Độ dầy vỏ trung bình 5-6mm có nơi lên đến 8mm. Dẫn theo Đỗ Ngọc Quỹ
(2008) và Nguyễn Bá (1961) đã nghiên cứu giải phẫu ba mẫu vỏ cây sơn ta trồng
thí nghiệm tại Phú Hộ cho thấy: Sơn 4 tuổi độ dầy vỏ 2,5-2,8mm; sơn 5 tuổi độ dầy
vỏ 4-5mm và sơn 6 tuổi 5-6mm. Vỏ phía dưới gốc dầy hơn trên cành và ngọn. Mặt

cắt ngang từ ngoài vào trong có 4 loại mô bì:
+ Mô mộc thiêm và lỗ bì gồm những tế bào đều đặn xếp xít nhau thành một
tầng che chở cho thân.
+ Lỗ biểu bì nhiều và to, nhìn mắt rất rõ, dài hơn 1mm.
+ Mô cơ gồm tế bào chất, màng dày, cứng chắc để nâng đỡ thân cây và làm
cho các bộ phận mầm không bị gập.
+ Mô đồng hóa gồm những tế bào không đều, hình đa giác, hình trứng có
nhiều lục lạp trong tế bào; mô tiết gồm những ống nhựa chạy dọc thân cây, phân
phối không đều, phần lớn tập trung ở giữa vỏ, kích thước to nhỏ khác nhau. Tiết
diện ống nhựa to nhỏ không đều, ống lớn nằm ngoài, tiết diện bầu dục, ống nhỏ nằm
trong, tiết diện gần tròn. Đường kính ống nhựa biến động từ 36-280micromet. Theo
mặt cắt dọc, tiết diện ống nhựa hình viên trụ không đều chỗ phình ra chỗ co vào.
Theo mặt cắt tiếp tuyến các ống nhựa dính liền nhau như một mạng lưới. Trong vỏ
còn có các mạch dây (phloem già và non) để dẫn nhựa luyện từ lá xuống nuôi
dưỡng tế bào. Các mô dẫn nhựa nguyên (xilem) gồm quản bảo và mạch gỗ ở trong
vỏ (xương).
1.2.2. Chồi sơn
Chồi sơn có 3 dạng: Chồi ngọn, chồi nách và chồi ngủ.
+ Chồi ngọn gồm những mầm lá non phủ lên nhau. Lá xuất phát từ các lóng
rất ngắn, mầm lá xếp lợp lên nhau. Chồi ngọn phát triển lá hình thành, thân cây to


dần lên.
+ Chồi nách mọc từ nách lá khi sinh trưởng chồi ngọn bị kìm hãm có cấu
tạo như chồi ngọn phát triển thành cành bên mọc xít nhau thành tầng như cây bàng.
+ Chồi ngủ nằm sâu trong thân cây, ở trạng thái ngủ nghỉ. Chồi ngọn bị ngắt
hay bị thui (bệnh) thì chồi ngủ bật lên thành chồi mới.
1.2.3 Lá sơn
Lá sơn phát triển từ chồi dinh dưỡng, mọc cành theo chỉ số 2/5 lá nguyên
phiến thẳng, gốc nhọn, chóp nhọn, mép trơn thuộc loại lá chét lông chim lẻ ít khi

chẵn. Mỗi lá thường có 5-6 đôi lá chét mọc đối có cuống riêng đính vào cuống
chung. Lá chét hình mũi mác, chiều dài 18-20cm, chiều ngang 3-5cm. Lá sơn có 1530 đôi gân mọc đối xứng, hệ gân hình thành mạng lông chim. Phiến lá xanh nhạt
(sơn lá trám) hay xanh thấm (sơn lá si). Lá chồi non ngọn màu phớt hồng, đỏ xẫm,
đỏ tía.
1.2.4 Rễ sơn
Rễ sơn có chức năng hấp thụ dinh dưỡng nuôi cây có tác dụng giữ chặt cây
bám vào đất, chống gió bão làm đổ cây (chốc gốc sơn). Bộ rễ cây sơn ta gồm có:
+ Rễ chính trung bình ăn sâu 1m, rễ bên nhiều đan chằng chịt ở lớp đất mặt,
tập trung từ 5-40cm cách mặt đất.
+ Rễ tơ hồng (rễ thuốc lào) màu đỏ nhạt ăn nông trên lớp đất mặt nhất là nơi
có tủ rác hay bón phân hữu cơ. Rễ tơ hồng ăn xa đến 3m cách gốc sơn tuy tán cây
sơn ta chỉ có 2m, rễ ăn xuôi theo chiều dốc.
1.2.5. Hoa sơn
Hoa sơn bắt đầu mọc từ tháng 3 âm lịch, tháng 4 nở rộ. Hoa nhỏ lưỡng tính,
thuộc loại hoa đều, thành phần xếp theo kiểu vòng hoa mẫu năm có 5 đài, 5 tràng, 5
nhị đực và bộ nhị cái gồm nhị cái tự do chẻ 3, bầu trên, nhị đực nhỏ dài 3mm. Hoa
mọc chùm kép có 5 nhánh bên, mỗi nhánh ước chừng có 10 chùm hoa.
1.2.6. Quả sơn
Quả sơn thuộc loại hạch, hạt nhỏ như hạt đỗ xanh, hạt lớn như đỗ tương,
hình dẹt gần giống hình quả tim (9x8mm). 100 gam cành quả có 53,3g hạt, 100 hạt
nặng 6,25g, 1kg hạt có 16.000 hạt sơn. Vỏ quả sơn có 3 lớp: vỏ nhẵn bên ngoài, vỏ
xốp ở giữa và vỏ sành rất cứng bên trong. Cấu tạo quả sơn: Trong hạt sơn cũng có
ống nhựa (đốt rất cháy) nên cây phải cung cấp nhiều nhựa để tích lũy trong quả và
hạt (cây sơn ta lá vàng, khô héo) làm giảm sản lượng nhựa sơn khi thu hoạch (Lê


Huyên, 1995)
1.3. Sinh trưởng và phát triển cây sơn ta
1.3.1. Thời kỳ kiến thiết cơ bản
Chia làm 3 giai đoạn:

* Giai đoạn hạt giống:
Từ khi hoa nở, tế bào trứng thụ phấn, thụ tinh thành phôi , phát triển thành
quả non sau 6-7 tháng hạt chín (tháng 9-10 hàng năm) thu hoạch quả làm giống.
* Giai đoạn sơn hố:
Từ mọc mầm đến khi cây đạt dưới 30cm, cây con chưa vượt khỏi miệng hố.
* Giai đoạn sơn rạ:
Tiếp theo giai đoạn sơn hố đến trước khi thu hoạch. Trong giai đoạn này cây
phát triển nhanh về chiều cao và chiều rộng.
1.3.2. Thời kỳ kinh doanh
Bắt đầu từ năm thứ 4 kể từ khi gieo hạt, sơn bắt đầu cho thu hoạch, thời kỳ
này gồm 2 giai đoạn:
* Giai đoạn thu hoạch:
- Năm đầu, thu hoạch
- Năm thứ hai, thu hoạch gọi là sơn thững.
- Năm thứ ba, thu hoạch gọi là sơn già 1 tuổi.
- Năm thứ tư, thu hoạch gọi là sơn già 2 tuổi,...
Thường ở đất xấu, chỉ thu hoạch nhựa được 3 năm (hết sơn già 1 tuổi).
* Giai đoạn sơn già:
Trong giai đoạn này cây sơn ta vẫn sống, sinh trưởng, phát dục ra rất nhiều
hoa, quả, nhưng vỏ sơn đã bị cắt lên cao, nhựa chảy ít do đó thường bỏ hoang hoặc
chặt làm củi (Đỗ Ngọc Qũy, 1986).
1.4. Yêu cầu sinh thái của cây sơn ta
1.4.1. Nhiệt độ:
Nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển và khả năng tiết
nhựa sơn. Cây sơn ta thường sinh trưởng mạnh vào mùa hè khi nền nhiệt độ ở khoảng
30-350C. Trên 400C cây sơn ta bắt đầu sinh trưởng chậm lại và ngừng sinh trưởng
trên 450C và dưới 100C. Cây sơn ta chịu được nhiệt độc cao 39-400C không chết, mùa


đông khi nhiệt độ xuống dưới 150C, ẩm độ thấp cây sơn ta rụng hết lá gọi là “sát lá –

sát lộc”.
Mùa đông nhiệt độ thấp cây sơn ta không tiết nhựa hoặc tiết nhựa ít cho nên
phải giảm số lần thu hoạch sơn; mùa hè sơn tiết nhiều nhựa có thể thu hoạch nhiều
lần hơn mùa đông (Nguyễn Đức Ban, 1969).
Nhìn chung, điều kiện nhiệt độ tiểu vùng trung du có nền nhiệt độ phù hợp
cho sự sinh trưởng cũng như yêu cầu về nhiệt độ đối với cây sơn ta.
1.4.2. Gió
Cây sơn ta trồng trên sườn đồi, chịu ảnh hưởng nhiều của gió, bão. Khi cây
cao đến 3-4 m, tán lá lớn, rễ lại ăn nông, những cơn bão hoặc tố lốc làm cho cây sơn
ta bị vặn theo chiều gió, dễ bị “long gốc”, thậm chí có thể bị bật gốc, trên thân cây có
nhiều chỗ bị nứt vỏ “Vỡ bầu” nhựa sơn tiết ra liên tục làm cây sơn ta bị kiệt sức.
1.4.3. Ánh sáng
Ánh sáng ảnh hưởng rõ rệt đến sản lượng và chất lượng nhựa sơn.
Nhựa sơn thu hoạch ngày mưa hoặc những hôm trời nhiều mây ánh sáng yếu, lượng
nhựa thu được nhiều, nhưng chất lượng kém, nhựa sơn có tỷ lệ nước cao, nhựa có
màu trắng dễ bị chua. Thu hoạch nhựa sơn trong những ngày ánh sáng mạnh, lượng
nhựa thu được ít nhưng chất lượng tốt, nhựa có màu đỏ. Ánh sáng mạnh làm nhựa
sơn bị đóng thành màng cứng, khi mặt trời mọc nhựa sơn không tiết ra nhựa nữa
nên chi phối đến thời gian thu hoạch nhựa theo mùa.
Mùa hè thu hoạch sớm, khi nắng to là phải thu sơn. Mùa thu trời mát có thể thu nhựa
muộn, về mùa đông có thể thu hoạch muộn hơn nữa.
1.4.4. Độ ẩm và lượng mưa
Hạt sơn có vỏ rất cứng nên cần hút nhiều nước mới mọc mầm được, có năm
gặp hạn hạt sơn gieo xong không mọc phải gieo trồng lại nên cần đảm bảo độ ẩm đất
khi gieo trồng sơn.
Theo nghiên cứu của tác giả Đỗ Ngọc Dũng (1955) cây sơn ta rất cần
nước, nên khi gặp những đợt nắng nóng kéo dài sơn ít nhựa, lá chuyển màu vàng.
Tuy ưa nước nhưng cây sơn ta lại không chịu được úng ngập, do vậy cây sơn ta chỉ
trồng ở những nơi có độ dốc vừa phải, thoát nước tốt. Trồng sơn những nơi trũng
thấp đọng nước làm úa lá, sơn kém nhựa.

Lượng mưa có ảnh hưởng đến cả quá trình sinh trưởng phát triển của cây sơn
ta. Khi mới trồng có mưa, đủ ẩm cây sơn ta phát triển nhanh. Khi thu hoạch có mưa


nhiều năng suất cao nhựa sơn nhiều nước, ít laccol, còn ảnh hưởng xấu đến lần thu
hoạc sau, vì sơn không liền được mặt cạo, sơn tiết nhựa cả ngày hại đến cây sơn ta.
1.4.5 . Đất đai
Kinh nghiệm lâu đời trong việc lựa chọn địa hình và đất trồng sơn là: “Sơn
đất dốc, lốc đất bằng”, độ dốc vừa phải, lai lải dây diều là tốt. Về chất đất thì đá thối
đang phong hóa đất rừng mới khai hoang trồng sơn rất tốt. Đất trồng sắn nhiều vụ
liên tục khi chuyển sang trồng sơn thì năng suất thấp. Đất con kiến, kết cấu rời rạc,
trồng sơn chóng tàn, năng suất thấp.
Theo Nguyễn Đức Ban (1969), sơn ưa đất chua giàu dinh dưỡng, trên thực
tế sản xuất ở đất rừng mới khai hoang, thời gian thu hoạch dài, có thể được 5-6m,
cây cao 4-5 m, sản lượng nhựa cũng thu được cao gấp 1,5 lần so với đất trồng khác.
Những nơi đất có mọc nhiều cỏ tranh, cỏ tế, đất màu đỏ, xốp, nhiều mùn, đào sâu
xuống 1m chưa bị đá ong hóa là trồng sơn tốt nhất.
Nguyễn Thị Dần (1980), đã phân tích mẫu đất trồng Sơn cho năng suất nhựa
cao, phẫu diện PH-1, đào tại khu Ba Miếng (Phú Hộ) cho kết quả như sau:
Mùn:
0,72-1,87%
pHKCl :
3,6-3,8
N tổng số:
2+
Mg
:

0,05- 0,08%


0,39- 1,25
K2O tổng số: 0,03- 0,06%
Al

3+

:

1,78- 2,72
P2O5 tổng số: 0,04- 0,06%
2+
Ca :
1,9
- 2,30
P2O5 dễ tiêu (mg/100g đất): 0,60- 2,25; H

+

: 3,63- 3,87.

Thành phần cơ giới thuộc loại thịt nặng, dung trọng 1,2- 1,4 , tổng độ xốp
trung bình 45- 48%, độ ẩm cây héo là 15- 18%.


Vậy, để cây sơn ta phát triển tốt thì vùng sinh thái phải là vùng đồi, đồi núi
thấp có độ dốc vừa phải, có điều kiện nhiệt độ ôn hòa từ 17 đến 350C, đủ ẩm và có
lượng mưa phân bố đều trong năm.
1.5.Tình hình sản xuất cây sơn ta trên Thế giới và ở Việt Nam
1.5.1.Tình hình sản xuất sơn trên thế giới
Trên thế giới cây sơn ta được trồng ở các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn

Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, hình thức sản xuất cây sơn ta tùy thuộc vào từng
quốc gia, có nơi trồng trên những vùng đất rộng lớn có diện tích từ 200 đến 1000
ha, thành những nông trường, có nơi trồng sơn trên những diện tích nhỏ 1-2ha với
quy mô nhỏ gọi là trồng sơn nông hộ. Nhưng trên thế giới trồng sơn nông hộ là
thành phần quan trọng chiếm khoảng trên 80% tổng diện tích trồng sơn (Tessuo
Miyazato, et al, 2005).
Hiện nay cây sơn ta được trồng ở hầu hết các tỉnh ở Trung quốc, diện tích
khoảng 200 ngàn ha, với 200 giống sơn, trong đó có 130 giống có giá trị khai thác
nhựa, tuyển chọn 46 giống ưu tú và 14 giống sơn tốt đang được trồng trong sản xuất.
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước sản xuất sơn nhiều nhất trên thế giới.
1.5.2.Tình hình sản xuất sơn Việt Nam
Dân Việt Nam có nghề sơn từ thời xa xưa của ông cha lưu truyền cho các thế
hệ con cháu ngày nay. Vào những thời kỳ cây sơn ta không bán được giá cao nhưng
người nông dân vẫn một lòng một dạ gắn bó thủy chung với cây sơn ta của đất tổ
Đền Hùng:
“ Một đồng một rỏ không bỏ nghề trầu
Một đồng một bầu không bỏ nghề sơn”
Lịch sử phát triển và sản xuất cây sơn ta được chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 (trước năm 1945):
Năm 1025, Việt Nam đã xuất khẩu sơn sang Nhật Bản đến thời kỳ 19391945 sơn được phát triển mạnh nhất ở tỉnh Phú Thọ từ 3.124 ha (1939) đã tăng lên
4.400ha năm 1943. Khi đó trồng 1 ha sơn cho thu nhập cao: 300kg nhựa/năm giá trị
tương đương 6.000 kg gạo.
+ Giai đoạn 2 (sau năm 1945):
Sau năm 1945, nghề trồng sơn bị khủng hoảng vì cả nước tập trung vào
cuộc kháng chiến chống Pháp, nhiều đồi sơn bị phá bỏ để trồng sắn cung cấp lương
thực cho kháng chiến. Đến năm 1951, mậu dịch quốc doanh đã tổ chức được việc


tiêu thụ nhựa sơn về vùng đồng bằng, cây sơn ta được phục hồi ở Phú Thọ nhưng
chỉ bằng 50% diện tích cũ (Trại Thí nghiệm Trồng trọt Phú Hộ, 1982).

Đến năm 1969, sản lượng nhựa sơn đạt cao nhất ở Phú Thọ là 600 tấn,
những năm sau đó sản lượng nhựa giảm chỉ còn 150 tấn, ở thời gian này
chính sách phát triển cây sơn ta không đồng bộ và chưa phù hợp nên nông dân
không quan tâm đến việc mở rộng diện tích, nâng cao năng suất chất lượng nhựa
sơn (Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phú, 1969)
Thời kỳ 1981-1985:
Để khôi phục nghề trồng sơn truyền thống của Việt Nam đang có nguy cơ tàn
lụi, một tỉnh miền núi phía Bắc đã xây dựng các chương trình, dự án mở rộng diện
tích trồng sơn gắn liền với việc phát triển nghề tiều thủ công sơn mài truyền thống.
Khi đó, việc quy vùng sơn không chỉ tập trung ở Phú Thọ mà còn mở rộng sang các
tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Hoà Bình và ven trung du Bắc Bộ, những nơi có khí
hậu, đất đai phù hợp và người dân có kinh nghiệm trồng sơn. Ngoài ra, diện tích
còn được mở rộng thêm ở một số tỉnh phía Nam, kết hợp với phát triển nghề thủ
công ở thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương làm hàng sơn mài.
1.6 Tình hình nghiên cứu về cây sơn ta trên thế giới và Việt Nam
1.6.1.Tình hình nghiên cứu cây sơn ta trên thế giới
1.6.1.1. Nghiên cứu về nhân giống
* Một số nghiên cứu về nhân giống cây trồng khác
Ghép cây là phương pháp nhân giống vô tính bằng cách cho tiếp xúc 2 bộ
phận sống của cây với nhau sao cho chúng có thể liên hợp, sinh trưởng, phát triển
như cây bình thường. Hai bộ phận của cây ghép được gọi là cành ghép (mắt ghép)
và gốc ghép. Cây ghép mang các đặc tính giống hệt cây mẹ đã cung cấp mắt ghép.
Cây Cao su (Hevea brasiliensis) là cây trồng cho thu nhựa mủ mang lại hiệu
quả kinh tế - xã hội cao đồng thời góp phần cải thiện môi trường sinh thái. Kỹ thuật
nhân giống cây cao su bằng phương pháp ghép nhằm khắc phục các nhược điểm
của cây trồng bằng hạt, đó là sự khác biệt rất lớn giữa các cá thể về đặc tính sinh
trưởng, năng suất và chất lượng mủ không ổn định. Việc nhân giống bằng ghép mắt
đã giúp vườn cây sinh trưởng đồng đều và năng suất mủ tăng lên rõ rệt.
Phương pháp nhân giống cao su đại trà phổ biến và duy nhất hiện nay là ghép
mắt. Tại Trung Quốc, tùy thuộc vào phương pháp ghép mà lựa chọn cành gỗ ghép

cho phù hợp để nâng cao tỷ lệ sống của mắt ghép. Ghép mắt màu nâu: Cành thường


lấy cành loại 1 tuổi, thường lấy những cành không có cuống lá mà đã hóa gỗ hoặc
nửa gỗ. Ghép mắt màu xanh: Cành lấy mắt ghép lấy ở tầng lá thứ 1-2 của cành phụ
nhỏ, cành phụ ở tầng lá 3-4, đường kính 0,6cm trở lên.
Theo Lưu Thông Tuyền, cây gỗ ghép trồng 1 năm, cắt thân, sau 45 ngày có
thể lấy được 9 cành bên, thu được 76 mắt ghép. Từ tháng 5 đến tháng 10 là thời kỳ
cây con sinh trưởng tốt và thời kỳ ghép thích hợp. Từ tháng 11 đến tháng 4 ôn độ
thấp, mầm cao su vừa nhú không thích hợp ghép. Bình quân ôn độ dưới 200C và
thấp tuyệt đối dưới 150C không nên ghép. Tháng 4 tuy ghép được, gốc ghép và cành
ghép lá tương đối ít, dịch cây không nhiều, bóc vỏ khó, ghép không thuận lợi
(Hoàng Tuệ Đức dẫn theo Nguyễn Văn Niệm, 2010).
Kỹ thuật nhân giống vô tính được hiệp hội cao su Ấn Độ và Đại học nông
nghiệp Kerala nghiên cứu cho thấy: tùy thuộc vào màu sắc và độ tuổi của mắt ghép
cũng như độ tuổi của cây gốc ghép được sử dụng, hai loại mắt được sử dụng chủ yếu:
mắt màu nâu, mắt màu xanh. Ghép mắt nâu thường được thực hiện bằng cách ghép
mắt màu nâu lấy từ cành gỗ ghép 1 năm tuổi trên vườn nhân vào cây gốc ghép 10
tháng tuổi trong vườn ươm có chu vi là 7,5 cm ở vùng cổ rễ là lý tưởng cho ghép mắt.
Ghép mắt xanh: Mắt xanh được thu hoạch sau 6-8 tuần tuổi, ghép vào gốc ghép từ 57 tháng tuổi, chu vi khoảng 2,5 cm ở gốc, với vỏ màu nâu lên đến độ cao khoảng 15
cm, có thể được sử dụng đưa vào ghép. Ở Ấn Độ, khoảng thời gian từ tháng 4 đến
tháng 10 thường thích hợp cho ghép mắt màu nâu.
Ngoài nhân giống bằng phương pháp ghép, kết quả nghiên cứu nhân giống
cây cao su bằng phương pháp nuôi cấy mô (Chen Xiongting et al., 1998; Wang
Zheyun et al., 2001) chỉ ra rằng cây con sản xuất bằng phương pháp này cho sản
lượng cao hơn 10 - 35%, tốc độ sinh trưởng nhanh hơn 5% và thời gian mở miệng
cạo cũng sớm hơn nửa năm so với cây con sản xuất theo phương pháp truyền thống.
* Một số nghiên cứu nhân giống cây sơn ta
Cải thiện giống là một trong những vấn đề quan trọng bậc nhất nhằm nâng
cao năng suất, chất lượng cây trồng, đây là một lĩnh vực nghiên cứu mang tính đột

phá. Trên thế giới công tác chọn giống và cải thiện giống được quan tâm từ rất sớm
và đã được những thành tựu đáng kể, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu về chọn
và nhân giống cây sơn ta.
Khi nghiên cứu để phân biệt giống sơn, các tác giả người Nhật Aoki và et,al,.
(1952, 1953) đã dựa trên hình dạng lá, hình dạng quả, số lượng và chất lượng sáp có
trong quả, trong đó chỉ tiêu hình dạng quả được cho là tương đối rõ ràng để xác


định giống. Tuy nhiên, khi phân tích sâu hơn, nhóm tác giả này lại cho thấy rằng,
hình dạng quả chưa phải là chỉ tiêu rõ ràng nhất để phân biệt giống sơn.
Theo Hiraoka Y*and N.Kuramoto (2004) đã lấy quả của 5 giống sơn bản địa
được trồng ở các vị trí khác nhau, sau đó đánh giá các chỉ tiêu như kích thích quả,
hình dạng đường viền, điểm bắt đầu đường viền, theo phương pháp biên, biểu diễn
Elliptic Fourier descriptors kết quả cho thấy, có sự khác biệt về giống và tương tác
giữa giống với môi trường ở độ tin cậy 99%.
Theo Hiraoka and et al., (2011) khi xác định cơ sở dữ liệu của 5 giống sơn
bản địa của Nhật Bản và 13 dòng sơn vô tính mới thông qua các chỉ tiêu số lượng
quả/chùm, khối lượng quả, số chùm/cây và hàm lượng sáp trong quả, bằng phương
pháp REML/BLUP kết quả nghiên cứu trong 4 năm liền từ 2001 đến năm 2004 cho
thấy mối tương quan giữa khối lượng quả và hàm lượng sáp trong quả. Chỉ tiêu về
số quả/cây và khối lượng quả có mối tương quan nghịch. Kết quả cũng cho thấy,
hàm lượng sáp trong quả cao khi cây sinh trưởng tốt và giảm khi cây sinh trưởng
kém. Các dòng sinh trưởng vô tính mới, khả năng sinh trưởng, phát triển và hàm
lượng sáp trong quả cao hơn hẳn so với các giống truyền thống.
Các nước trồng sơn như: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Campuchia, Nepal,
do việc tiêu thụ và sử dụng nhựa sơn còn ít nên việc nghiên cứu kỹ thuật trồng chưa
nhiều. Phương pháp nhân trồng sơn chủ yếu bằng hạt gieo trực tiếp hoặc gieo vào
bầu sau đó đem trồng (Đỗ Ngọc Quỹ, 2008).
Theo Lei and et al., (2006) cho rằng cây sơn ta thích hợp nhân giống bằng
phương pháp ghép cửa sổ. Ở miền nam Trung Quốc, tỷ lệ cây sống trong điều kiện

mùa hè là 46% trong điều kiện mùa thu đạt 87%.
Nhóm tác giả Zheng and et al., (2006) cho rằng phương pháp ghép bên trên
giống Showa, giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, cho lượng sáp trong quả cao từ 3140%. Ngoài ra, cây sơn ta có thể gieo hạt, giâm cành hoặc nuôi cấy mô đều cho kết
quả tốt.
Các nước trồng sơn như: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Campuchia, Nepal, do
việc tiêu thụ và sử dụng nhựa sơn còn ít nên việc nghiên cứu kỹ thuật trồng chưa nhiều.
1.6.1.2. Nghiên cứu về kỹ thuật trồng, thâm canh cây sơn ta.
Các nước trồng sơn như: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Campuchia, Nepal, do
việc tiêu thụ và sử dụng nhựa sơn còn ít nên việc nghiên cứu kỹ thuật trồng chưa nhiều.
* Về phân bón cho sơn:


Theo tác giả Du pasquier dẫn theo Đỗ Ngọc Quỹ (2008) trong 2 năm đầu phân
bón có tác dụng làm cây phát triển tốt, tăng nhanh sinh trưởng. Bón nhiều N, nhựa
nhiều nước chất lượng kém. Năm thứ năm, bón phân cũng không làm gia tăng năng
suất.
* Về kỹ thuật khai thác, chế biến nhựa sơn:
Ở Trung Quốc trên giống sơn Rhus vernicifera (cây to và khỏe hơn giống
Rhus fuccedanea ở Việt Nam) qua đúc kết kinh nghiệm đã xác định lối thu hoạch
theo hình mắt trâu là tốt nhất. Một vài vùng có lối thu hoạch theo hình lá liễu, chữ V
nhưng không phổ biến. Ở Nhật Bản cùng một giống sơn như Trung Quốc nhưng thu
hoạch theo hình chữ V.
Tác giả Liu and et al,. (2008) cho rằng điều kiện lý tưởng chiết tách nhựa sơn là
thời gian từ 60-80 phút, chiết tách 10 lần nhiệt độ là 500C.
Tóm lại : Đã có một vài tác giả trên thế giới nghiên cứu về cây sơn ta, tuy
nhiên các nghiên cứu chỉ tập trung vào phân loại, nguồn gốc, xuất xứ và công dụng
của cây sơn ta mà chưa chú trọng đến kỹ thuật chọn giống và trồng thâm canh cây
sơn ta.
1.6.2. Tình hình nghiên cứu cây sơn ta trong nước
1.6.2.1. Nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống

* Một số nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống cây trồng khác
Đối với cây cao su là loại cây trồng cũng cho thu nhựa mủ, kỹ thuật nhân
giống cây cao su được thực hiện theo quy trình được Tổng công ty cao su Việt Nam
(2004). Đối với vật liệu trồng khác nhau mà có phương thức ghép và thời vụ
khác nhau.
+ Đối với tum trần: Áp dụng kỹ thuật ghép mắt xanh và xanh nâu theo
phương pháp ghép cửa sổ. Chọn mắt nách lá và vảy cá có mầm sinh trưởng tốt để
ghép. Tiến hành ghép khi đường kính gốc ghép đo cách mặt đất 10 cm đạt trên 10
mm và khi cây có tầng lá trên cùng ổn định.
+ Đối với vườn ươm bầu cắt ngọn: Khi cây trong bầu có đường kính gốc đo
cách mặt đất 10 cm đạt trên 8 mm thì tiến hành ghép. Thời gian ghép có thể ghép rải
vụ từ tháng 2 – 8.
+ Đối với vườn ươm bầu có tầng lá: Khi cây có đường kính gốc đo cách mặt
đất 10 cm, đạt từ 8 mm trở lên, tiến hành cho ghép và chỉ ghép khi cây có tầng lá
trên cùng ổn định. Có thể ghép rải vụ từ tháng 2 đến tháng 5.


Hay kết quả khi nghiên cứu nhân giống cây Dẻ Trùng Khánh (Castanea
mollisima Blume), tác giả Nguyễn Văn Phong (2018) đưa ra một số kết luận về
phương pháp ghép: Trong 3 phương pháp ghép (ghép nêm, ghép bên, ghép mắt),
ghép nêm và ghép bên có tỷ lệ sống của cành ghép cao hơn hẳn so với ghép mắt.
Thời vụ ghép cũng ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ sống của cành ghép. Vào mùa
Xuân, tỷ lệ sống của cành ghép đạt tối đa là 93,3% (ghép nêm) và 88,6% (ghép
cành bên). Trong khi đó tỷ lệ này đạt từ 64,8-65,7% vào mùa Thu. Tỷ lệ bật chồi
của cành ghép vào mùa Xuân cũng sớm hơn so với mùa Thu. Sinh trưởng của chồi
cây ghép cũng tốt hơn chồi cây ghép của phương pháp ghép bên và ghép mắt.
* Một số nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống cây sơn ta
Một trong những nhiệm vụ đầu tiên của công tác nghiên cứu khoa học đối
với cây sơn ta là phải tiến hành thu thập tập đoàn cây sơn ta Việt Nam, từ đó chọn ra
những giống tốt đưa vào sản xuất và làm tư liệu ban đầu cho công tác lai tạo giống

sau này (Đỗ Ngọc Quỹ, 1986).
Theo Nguyễn Đức Ban (1969),việc lựa chọn hạt giống sơn là một khâu
không thể bỏ qua khi trồng sơn, nó không chỉ ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm, sinh
trưởng, phát triển mà còn ảnh hưởng đến năng suất nhựa cây sơn ta. Sơn có nhiều
giống nhưng thường trồng hai giống có năng suất cao là sơn lá si và sơn lá trám. Cả
hai giống đều đưa ra sản xuất, nhưng khi chọn để lấy hạt làm giống phải chọn
những cây xanh tốt nhiều cành, nhiều lá, ít sâu bệnh, ít hoa, quả, trong thời gian thu
hoạch nhựa chảy đều, chảy nhiều, tỷ lệ mặt dầu cao, vỏ cây dày 5-6mm, sần sùi, vỏ
có màu hồng.
Trại thực nghiệm chè Phú Hộ là tiền thân của Viện Khoa học kỹ thuật nông
lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã tiến hành nhiều nghiên cứu kỹ thuật trồng và khai
thác nhựa sơn từ những thập niên 50,60 của thế kỷ trước. Kết quả nghiên cứu chọn
giống cho thấy: Dựa vào một số đặc điểm hình thái thân, vỏ và lá để chọn giống sơn
tốt. Cây sơn ta mọc mới gieo từ hạt có thân mập, lóng ngắn, ngọn màu đỏ nhạt phần
lớn là sơn tốt nhiều dầu. Cây sơn ta con đỏ tía, cao, vóng, lóng dài phần lớn là sơn
xấu. Vỏ cây sơn ta mềm, dễ cắt là cây sơn ta tốt nhiều nhựa. Da cứng khó cắt là cây
sơn ta xấu ít nhựa. Mầu sắc da mầu hồng nhựa nhiều mặt dầu tốt hơn da màu xanh
ít mặt dầu. Vỏ xù xi tốt hơn vỏ nhẵn. Lá đỏ, cây sơn ta thường có vỏ mềm, tốt nhựa,
nhiều mặt dầu; lá đỏ tía, cây sơn ta thường có vỏ cứng, ít nhựa gọi là sơn dọm. Lá
xanh, cây sơn ta thường gọi là bầu giác, nhiều nhựa trắng, ít mặt dầu.
Theo Lê Đình Khả (2003) thì giống là một trong những khâu quan trọng


nhất của sản xuất nông nghiệp. Nhờ có giống được cải thiện và áp dụng các biện
pháp thâm canh khác mà năng suất các loại cây nông nghiệp trong những năm qua
đã tăng gấp đôi so với những năm 1960. Cây mẹ làm giống cần hội tụ đủ 3 tiêu
chuẩn sau: Cây sinh trưởng tốt, ít hoa quả, không sâu bệnh; nhựa chảy đếu, nhiều và
không phải bỏ mặt cắt nào trong suốt 3 năm liền, trong nhựa có nhiều dầu; vỏ cây
dày (5-6mm), màu hơi hồng, xù xì và mềm. Hiện nay có 2 cách nhân giống Sơn là
nhân giống sinh dưỡng và nhân giống từ hạt. Về nhân giống sinh dưỡng có thể nhân

giống bằng cách giâm cành hoặc rễ, hom giống cần lấy từ cành bánh tẻ, sinh trưởng
khỏe vào mùa xuân hoặc mùa thu, hom giống từ các đoạn rễ lấy vào mùa đông hoặc
đầu mùa xuân, trước khi giâm nên xử lý bằng các chất kích thích ra rễ. Việc nhân
giống bằng giâm cành hoặc rễ thường khó khăn hơn và hiệu quả chưa cao, ít được
sử dụng trong sản xuất, biện pháp được áp dụng phổ biến vẫn là gieo hạt.
Theo tài liệu cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (2004), thì ngoài
gieo hạt, có thể nhân giống Sơn bằng giâm cành, giâm rễ. Hạt giống được lấy từ cây
mẹ tuổi 6 trở lên, cây có vỏ dày, tán rộng, nhiều lá, ít quả được thu hái vào mùa thu,
đem phơi khô và tách lấy hạt có thể gieo ngay hoặc bảo quản nơi khô ráo đến năm
sau. Nhân giống bằng phương pháp vô tính thì lấy cành giâm vào giữa mùa xuân
hoặc mùa thu, nếu là hom rễ thì cắt hom vào thời điểm cuối mùa đông, đầu mùa
xuân rồi xử lý hom với IBA.
Từ năm 2011 đến nay, Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía
Bắc tiến hành nghiên cứu tuyển chọn giống sơn tại Tam Nông (Phú Thọ), kết quả đã
tuyển chọn được 39 cây sơn ta ưu tú, năng suất cao, chất lượng và khả năng chống chịu
tốt. Cây sơn ta tuyển chọn có năng suất cao hơn quần thể sơn địa phương 20- 30%. Khi
nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống sơn bằng phương pháp ghép, kết quả bước đầu
cho thấy: Phương pháp ghép nối ngọn có tỷ lệ sống đạt 51,9%, ghép áp chồi tỷ lệ
sống là 41,1% trong khi ghép mắt chỉ đạt tỷ lệ sống 21,1%. Thời vụ ghép từ tháng 5
đến tháng 9 chưa cho thấy ảnh hưởng khác nhau đến tỷ lệ sống. Một số vấn đề tồn
tại trong kỹ thuật ghép cần giải quyết gồm có: Hệ số nhân giống bằng chồi cho
phương pháp ghép nối ngọn thấp, vị trí ghép cao nên ảnh hưởng đến hình thái cây
ghép…Đây chính là điểm hạn chế cần khắc phục và cũng là nội dung cần nghiên
cứu của đề tài.
Theo Đặng Quang Hưng và Nguyễn Bá Triệu (2012), tuyển chọn lựa chọn
được 30 cây sơn ta có năng suất trung bình 205g/cây/năm, sản lượng nhựa vượt
40,1% so với các cây trong khu vực (khu 1, xã Thọ Văn lựa chọn được 6 cây; khu 5



×