Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 – 1991). LIÊN BANG NGA (19912000)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.73 KB, 19 trang )

Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991). Liên bang Nga (1991-2000)

CHUYÊN ĐỀ:
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 – 1991).
LIÊN BANG NGA (1991-2000)
 TÁC GIẢ: ……………….
 ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH BỒI DƯỠNG: học sinh lớp 12 . Dự kiến số tiết:
02 tiết

CẤU TRÚC
CHUYÊN ĐỀ

I. MỤC TIÊU
CHUNG

II. NỘI DUNG
CHUYÊN ĐỀ

III. BÀI TẬP
VẬN DỤNG

IV. KẾT QUẢ
TRIỂN KHAI

I. MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ
1. Kiến thức
Sau khi học xong chuyên đề, học sinh cần nắm được:
- Bối cảnh, thành tựu của công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô (1945 - giữa thập niên
70)
-Đánh giá ý nghĩa của những thành tựu trên, qua đó rút ra được vai trị, vị trí của Liên
Xơ đối với thế giới


- Ngun nhân sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu và liên hệ đến Việt Nam
- Những nét chính về kinh tế - chính trị - đối ngoại của Liên bang Nga (1991-2000)
- Mối quan hệ Việt Nam – Liên Xơ (Liên bang Nga)
2. Tư tưởng
Có thái độ đánh giá khách quan khi đánh giá những thành tựu, hạn chế trong công cuộc
khôi phục kinh tế và xây dựng CNXH ở Liên Xơ và Đơng Âu từ đó rút ra những kinh
nghiệm cần thiết cho công cuộc đổi mới ở nước ta.
3. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử
4. Định hướng năng lực hình thành

1


Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991). Liên bang Nga (1991-2000)

Thơng qua chun đề hướng tới hình thành các năng lực:
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự học
- Năng lực chuyên biệt:
+ Thực hành bộ môn lịch sử: vẽ sơ đồ tư duy
+ Phân tích mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau
+ Nhận xét, đánh giá về sự kiện lịch sử
II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ

NỘI DUNG
CHUYÊN ĐỀ

KIẾN THỨC CƠ BẢN

KIẾN THỨC NÂNG CAO


- Bối cảnh, thành tựu của công

- Đánh giá vai trị, vị trí của Liên

cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô,
Đông Âu (1945-1991) và ý nghĩa

Xô đối với thế giới
- Nhận xét về sự sụp đổ của Liên

của của những thành tựu đó

Xơ và Đơng Âu XHCN và tác

- Ngun nhân sụp đổ của CNXH

động của nó đến tình hình thế giới
-Liên hệ đến Việt Nam

ở Liên Xô và Đông Âu
- Những nét chính về Liên bang
Nga (1991-2000)

1. Liên Xơ và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70
1.1. Liên Xô
a. Công cuộc khôi phục kinh tế (1945 – 1950)
*Bối cảnh lịch sử :
- Kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Liên Xô phải gánh chịu những hy sinh
và tổn thất rất to lớn (27 triệu người chết, 1.710 thành phố bị thiêu hủy…).Đời sống nhân

dân gặp nhiều khó khăn, kinh tế bị chậm lại hàng chục năm so với trước chiến tranh.

2


Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991). Liên bang Nga (1991-2000)

- Các nước đế quốc do Mỹ cầm đầu bao vây, cấm vận về kinh tế, cô lập về chính trị, phát
động "chiến tranh lạnh", chạy đua vũ trang chuẩn bị một cuộc chiến tranh tổng lực nhằm
tiêu diệt Liên Xô và các nước XHCN.
=> Nhiệm vụ hàng đầu của Liên Xô lúc này là phải khôi phục kinh tế, nâng cao đời sống
nhân dân ; củng cố quốc phịng để đối phó với âm mưu của chủ nghĩa đế quốc
* Thành tựu :
- Về kinh tế: Nhờ tinh thần tự lực tự cường, nhân dân Liên Xơ đã hồn thành kế hoạch
khơi phục kinh tế (1946-1950) trong 4 năm 3 tháng . Năm 1950: tổng sản lượng công
nghiệp tăng 73% so với trước chiến tranh; sản xuất nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh
- KH – KT : phát triển nhanh chóng –năm 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử, phá
vỡ thế độc quyền vũ khí ngun tử của Mĩ.
b. Liên Xơ tiếp tục xây dựng CNXH (1950 – nửa đầu những năm 70)
* Kinh tế :
- Công nghiệp : Trong các thập kỉ 50, 60 và nữa đầu thập kỉ 70, Liên Xô là cường quốc
công nghiệp thứ hai thế giới (sau Mỹ), đi đầu trong một số ngành công nghiệp mới: công
nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện tử, nguyên tử.
- Nông nghiệp: tuy khó khăn nhưng cũng đạt được nhiều thành tựu, sản lượng nơng
phẩm trong những năm 60 tăng trung bình 16%/năm
* Về khoa học - kỹ thuật:
- 1957 Liên Xô là nước đầu tên phóng thành cơng vệ tinh nhân tạo
- 1961 Liên Xơ là nước đầu tiên phóng thành cơng con tàu vũ trụ (Phương Đông I), đưa
nhà du hành Gagarin bay vòng quanh trái đất, mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của
loài người.

* Đối ngoại : Liên Xơ thực hiện chính sách bảo vệ hịa bình thế giới, ủng hộ phong trào
giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước XHCN => Nhận xét : Chính sách đối ngoại của LX
là chính sác đối ngoại tích cực, tiến bộ
c. Ý nghĩa của những thành tựu xây dựng CNXH của Liên Xô (1945 – nửa
đầu thập niên 70)

3


Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991). Liên bang Nga (1991-2000)

- Chứng tỏ tính ưu việt của CNXH ở mọi lĩnh vực: xây dựng kinh tế, nâng cao đời sống
nhân dân, củng cố quốc phòng, ổn định chính trị.
- Nâng cao uy tín chính trị và địa vị quốc tế của Liên Xô trên trường quốc tế, Liên Xô
trở thành nước đứng đầu hệ thống chủ nghĩa xã hội và là thành trì vững chắc của cách
mạng thế giới
- Làm đảo lộn toàn bộ chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mỹ và đồng minh của
Mỹ
- Tăng cường củng cố hịa bình và thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới phát triển
d. Vai trò, vị trí quốc tế của Liên Xơ
- Là trụ cột của phong trào cách mạng thế giới
- Là thành trì của hịa bình thế giới : đi đầu trong cuộc đấu tranh chống chiến tranh,
bảo vệ hịa bình và an ninh quốc tế
- Với tư cách là 1 trong những nước sáng lập Liên hợp quốc và là Ủy viên thường
trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, LX đã có vai trò quan trọng, đề ra nhiều sáng
kiến để duy trì và bảo vệ hịa bình thế giới
- Liên Xơ đã có những đóng góp to lớn vào những thành tựu của cuộc cách mạng
khoa học – công nghệ, đặc biệt là việc sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hịa
bình, cơng cuộc chinh phục vũ trụ
=> Uy tín chính trị và địa vị quốc tế của Liên Xô được đề cao trên trường quốc tế

1.2. Các nước Đông Âu (đọc thêm)
2. Liên Xô và Đông Âu từ giữa những năm 70 đến năm 1991 (giảm tải)
* Nguyên dẫn đến sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu
- Đường lối lãnh đạo chủ quan duy ý chí cùng với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp
làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện
-Không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại, đưa đến
sự trì trệ khủng hoảng kinh tế - xã hội.
-Khi tiến hành cải tổ lại phạm sai lầm trên nhiều mặt, làm khủng hoảng thêm nặng nề.
-Các thế lực chống CNXH hoạt động cả trong và ngồi nước gây tác động khơng nhỏ
làm cho tình hình ngày thêm rối loạn.

4


Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991). Liên bang Nga (1991-2000)

* Nhận xét về sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu:
- Hậu quả của sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu: đây là một tổn thất
chưa từng có đối với lịch sử phong trào cộng sản - công nhân quốc tế. Hệ thống XHCN
thế giới khơng cịn. Trật tự thế giới hai cực đã kết thúc
- Sự sụp đổ của CNXH Đông Âu và sự tan vỡ của nhà nước Liên Xô chỉ là sự sụp
đổ của một mơ hình chủ nghĩa xã hội khơng phù hợp, chứ không phải sự cáo chung của
CNXH, không phải là sự sụp đổ của một lý tưởng, một phương thức sản xuất.
- Sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu để lại nhiều bài học kinh nghiệm
quý báu cho các nước XHCN trong đó có Việt Nam:
+Sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu là sự sụp đổ mơ hình XHCN
chưa khoa học => cần phải xây dựng CNXH khoa học, nhân văn, phù hợp với khách
quan, phù hợp với hồn cảnh của mỗi quốc gia.
+ Phải ln duy trì và nâng cao vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đồng thời cảnh
giác với sự phá hoại từ bên ngồi

+ Bài học về cơng cuộc đổi mới: đổi mới toàn diện, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm
3. Liên bang Nga (1991-2000)
Liên bang Nga là quốc gia kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô trong quan hệ quốc tế và
trong Liên hợp quốc
* 1991-2000:
- Về kinh tế: từ năm 1990 – 1995, tăng trưởng bình quân hằng năm của GDP là số âm. Từ
năm 1996 bắt đầu có dấu hiệu phục hồi
- Về chính trị: Tháng 12 - 1993, Hiến pháp Liên bang Nga được ban hành, quy định thể
chế Tổng thống Liên bang. Về đối nội: nước Nga phải đối mặt với hai thách thức lớn là tình
trạng khơng ổn định do sự tranh chấp giữa các đảng phái và những vụ xung đột sắc tộc, nổi
bật là phong trào li khai ở vùng Trecxina.
- Về đối ngoại: một mặt nước Nga ngả về phương Tây với hi vọng nhận được sự ủng hộ
về chính trị và sự viện trợ kinh tế; mặt khác khôi phục và phát triển các mối quan hệ với châu
Á (Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN…)

5


Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991). Liên bang Nga (1991-2000)

* Từ năm 2000: V. Putin lên làm Tổng thống, nước Nga có nhiều chuyển biến khả quan về
kinh tế, chính trị đối ngoại, vị thế quốc tế được nâng cao. Tuy vậy, Nga vẫn phải đối đầu với
nạn khủng bố do lực lượng li khai gây ra, đồng thời khắc phục những trở ngại trên con đường
phát triển để giữ vững vị thế của 1 cường quốc Á-Âu
4. Mối quan hệ Việt Nam – Liên Xô (Liên bang Nga)
- Ngày 30/1/1950 Liên Xơ chính thức cơng nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa
- Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược, từ 1950-1975 và
công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh (1975-1991), Liên Xơ đã có những giúp đỡ to
lớn, hiệu quả cho nhân dân Việt Nam

- Sự hợp tác chặt chẽ về chính trị, kinh tế, văn hóa, qn sự… đã mang lại cho cả hai nước
nhiều lợi ích to lớn. Ngày nay, trên cơ sở mối quan hệ nền tảng Việt Nam – Liên Xô, mối
quan hệ song phương Việt Nam – Liên bang Nga vẫn tiếp tục được vun đắp, xây dựng.
III. BÀI TẬP VẬN DỤNG

BÀI TẬP VẬN DỤNG

HỆ
THỐNG
CÁC
DẠNG
BÀI TẬP

HỆ
THỐNG
BÀI TẬP
MINH
HỌA

HỆ
THỐNG
PHƯƠNG
PHÁP
LÀM BÀI

CÁC BÀI
TẬP TỰ
LUYỆN

1. Hệ thống các dạng bài tập đặc trưng của chuyên đề

(1) Dạng câu hỏi yêu cầu học sinh lựa chọn câu trả lời đúng
Dạng câu hỏi này thường chủ yếu được đưa ra ở các câu hỏi yêu cầu mức độ nhận biết,
thông hiểu. Trong 4 phương án (A, B, C, D) chỉ có 1 phương án đúng, 3 phương án gây
nhiễu còn lại đều sai.

6


Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991). Liên bang Nga (1991-2000)

(2) Dạng câu hỏi yêu cầu học sinh lựa chọn câu trả lời đúng nhất
Dạng câu hỏi này chủ yếu đưa ra ở mức độ thông hiểu và vận dụng. Trong 4 phương án
(A, B, C, D) sẽ có nhiều câu trả lời đúng hoặc gần đúng nhưng chỉ có 1 câu trả lời đúng
nhất. Nhiệm vụ của học sinh là phải lựa chọn 1 phương án đúng nhất, bao quát đầy đủ
nhất, cơ bản nhất và quan trọng nhất. Các cụm từ thường sử dụng: “cơ bản nhất”, “chủ
yếu”, “quan trọng nhất”, “quyết định”, “quyết định nhất”….
(3) Dạng câu hỏi yêu cầu học sinh lựa chọn ý phủ định
Dạng câu hỏi này chủ yếu được đưa ra từ những yêu cầu từ mức độ thông hiểu, vận dụng.
yêu cầu các em không hiểu sai về các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Trong 4 phương án (A,
B, C, D) sẽ có 3 phương án phản ánh đúng về sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử. Nhiệm
vụ của học sinh là phải lựa chọn được phương án phản ánh sai về sự kiện, hiện tượng, nhân
vật lịch sử. Các cụm từ thường dược sử dụng trong dạng câu hỏi này thường là: “không”,
“không đúng”, “không phải”, “khơng chính xác”, ….
2. Hệ thống phương pháp làm bài cơ bản
Có rất nhiều phương pháp để làm bài tập trắc nghiệm lịch sử. Với chuyên đề này, HS có
thể áp dụng một số phương pháp sau để làm bài:
- Nắm vững kiến thức cơ bản (học xong mỗi chuyên đề các em có thể tự tổng hợp lại
kiến thức cơ bản bằng sơ đồ tư duy)
- Kết hợp các kĩ năng tư duy lịch sử: khái quát, hệ thống, tổng hợp, phân tích, so sánh,
liên hệ, đánh giá sự kiện lịch sử…

- Đọc kĩ câu hỏi và đáp án nhằm xác định đúng từ khóa trong câu hỏi và đáp án, từ đó
tìm ra đáp án đúng
- Dùng phương pháp loại trừ: trong trường hợp không thể xác định được từ khóa hay
rơi vào phần kiến thức yếu của học sinh, thay vì đi tìm đáp án đúng, học sinh nên đi
tìm các đáp án sai. Khi loại hết được các đáp án sai thì cịn lại sẽ là đáp án đúng
3. Hệ thống các ví dụ, bài tập cụ thể
3.1. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chủ đề

7


Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991). Liên bang Nga (1991-2000)

Chủ đề
Mức độ
1. Liên
(1945-1991)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Xơ - Trình bày được - Hiểu được ý nghĩa - Đánh giá vai - Đánh giá tác
bối cảnh, thành của những thành tựu trị, vị trí của động của sự sụp
tựu của công cuộc trong


công

cuộc Liên Xô đối với đổ của chế độ

xây dựng CNXH CNXH ở Liên Xô và thế giới
XHCN ở Liên Xô
Nhận
xét
về
sự
ở Liên Xô (1945- (1945- giữa thập niên
và Đông Âu đến
sụp đổ của Liên tình hình thế giới
giữa thập niên 70) 70)
được Xơ và Đông Âu - Liên hệ đến công
cuộc đôi mới của
nguyên nhân dẫn đến XHCN
Việt Nam để rút ra
sự sụp đổ của của chế
-

Giải

thích

độ XHCN ở Liên Xơ

bài

và Đơng Âu


nghiệm

2. Liên bang - Trình bày được - Giải thích được tại
Nga
2000)

(1991- những nét chính sao từ giữa những
về tình hình kinh năm 90 chính sách đối
tế, chính trị, đối ngoại của Liên bang
ngoại của Liên Nga có sự thay đổi
bang Nga

-Hiểu được mối quan
hệ Việt Nam – LB
Nga hiện nay

3.2. Ví dụ, bài tập cụ thể
 Dạng 1: Dạng câu hỏi yêu cầu học sinh lựa chọn câu trả lời đúng
Ví dụ 1: Liên Xơ là cường quốc cơng nghiệp thứ hai thê giới vào
A. nửa cuối những năm 40 của thế kỉ XX
B. nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX
C. nửa cuối những năm 80 của thế kỉ XX
D. nửa đầu những năm 90của thế kỉ XX

8

học

kinh



Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991). Liên bang Nga (1991-2000)

Lời giải: Trong những năm từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 (thế kỉ XX), Liên Xô đạt
được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng CNXH. Về kinh tế: công nghiệp
Liên Xô đứng thứ 2 thế giới (sau Mĩ), đứng đầu thế giới về công nghiệp vũ trụ và điện hạt
nhân. ..Như vậy đáp án là phương án B
Ví dụ 2: (Đề minh họa lần 1 năm 2017) Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ
1991 đến 2000 là ngả về phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước ở
A. Châu Á

B. Châu Âu

C. Châu Phi

D. Châu Mĩ

Lời giải: Trong những năm 1991-2000 chính sách đối ngoại của Liên bang Nga là một
mặt ngả về phương Tây, mặt khác khôi phục và phát triển các mối quan hệ với châu Á
(Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN,…). Như vậy đáp án là phương án A
Ví dụ 3: Hiện nay trên thế giới các nước xã hội chủ nghĩa còn lại là
A. Lào, Triều Tiên, Trung Quốc, Cam pu chia, Việt Nam.
B. Việt Nam, Triều Tiên, Trung Quốc, Cu Ba.
C. Cu Ba, Cam pu chia, Lào, Trung Quốc, Việt Nam.
D. Trung Quốc, Triều Tiên, Cu ba, Lào, Việt Nam
Lời giải: Campuchia hiện nay theo thể chế quân chủ lập hiến. Lào đang trong giai đoạn
xây dựng và phát triển chế độ Dân chủ Nhân dân, tạo tiền đề để từng bước tiến lên chủ
nghĩa xã hội. Như vậy hiện nay chỉ có 4 nước XHCN là Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên
và Cuba => đáp án là phương án B

 Dạng 2: Dạng câu hỏi yêu cầu học sinh lựa chọn câu trả lời đúng nhất
Ví dụ 1: (Đề thi THPTQG năm 2017) Nội dung nào dưới dây là sự khái qt về chính
sách đối ngoại của Liên Xơ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70
của thế kỉ XX?
A. Giúp đỡ các nước trong hệ thống XHCN
B. Chống lại âm mưu gây chiến của các thế lực thù địch
C. Bảo vệ hịa bình, ủng hộ phong trào cách mạng thê giới
D. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

9


Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991). Liên bang Nga (1991-2000)

Lời giải: Chính sách đối ngoại của LX sau Chiến tranh thế giới thứ hai: bảo vệ hịa bình
thế giớ, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa. Như vậy
đáp án là phương án C
Ví dụ 2: Yếu tố nào dưới đây quyết định sự thành công của Liên Xô trong việc thực hiện
kê hoạch 5 năm (1946-1950)?
A. Liên Xô là nước thắng trận trong Chiến tranh thê giới thứ hai
B. Nhân dân Liên Xơ có tinh thần tự lực tự cường
C. Liên Xơ có lãnh thổ rộng lớn, tài ngun phong phú
D. Liên Xơ có sự hợp tác hiệu quả với các nước Đông Âu
Lời giải: Cả 4 phương án đều là nguyên nhân dẫn tới thành công của LX trong việc thực
hiện kế hoạch 5 năm (1946-1950) nhưng nếu khơng có yếu tố con người thì dù là nước
thắng trận, tài ngun dồi dào…thì cũng khơng thể dẫn đến thành cơng.
Ví dụ 3: Khi Liên Xơ tiến hành công cuộc cải cách nhưng không thành công rồi đi đến
sụp đổ, Việt Nam rút ra bài học gì trong công cuộc đổi mới đất nước?
A. Tiến hành đổi mới về chính trị và văn hóa tư tưởng
B. Tiến hành đổi mới toàn diện, lấy kinh tế làm trọng tâm

C. Tiến hành đổi mới về tổ chức
C. Tiến hành đổi mới về kinh tế
Lời giải: Nhận thức chung về đổi mới được Đảng ta khẳng định là đổi mới phải tồn
diện và đồng bộ, từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng và văn hóa. Đổi mới kinh tế
phải gắn liền với đổi mới về chính trị nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế. Kinh tế là yếu
tố hàng đầu thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực xã hội, chính trị, quân sự, văn
hóa...Vì vậy trong đường lối đổi mới, việc phát triển kinh tế cần phải được lấy làm yếu
tố trung tâm => chọn phương án B là phương án đầy đủ nhất, bao quát nhất so với
các phương án còn lại
 Dạng 3: Dạng câu hỏi yêu cầu học sinh lựa chọn ý phủ định
Ví dụ 1: Ý nào dưới đây phản ánh không đúng về nguyên nhân tan rã của chế độ
XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu?

10


Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991). Liên bang Nga (1991-2000)

A.người dân không ủng hộ, không hào hứng với chế độ XHCN
B.đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, quan liêu
C.khơng bắt kịp bước phát triển của khoa học – kĩ thuật tiên tiến trên thế giới
D.sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước
Lời giải: Nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu:
+ Đường lối lãnh đạo chủ quan, duy ý chí, quan liêu bao cấp làm cho sản xuất
trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện, hiếu dân chủ, thiếu công bằng, … làm
nhân dân bất mãn
+ Không bắt kịp bước phát triển của khoa học - kỹ thuật tiên tiến,dẫn đến tình trạng
trì trệ,khủng hoảng kinh tế - xã hội.
+ Phạm phải nhiều sai lầm trong cải tổ làm khủng hoảng thêm trầm trọng.
+ Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.

Như vậy phương án A không phải là nguyên nhân dẫn đến chế độ XHCN ở Liên Xô và
Đông Âu sụp đổ => chọn đáp án A
Ví dụ 2: Nội dung nào không phải là thành tựu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng
CNXH từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70?
A. Đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, điện hạt nhân.
B. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ nhất châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau
Mĩ).
C. Thực hiện thành công nhiều kế hoạch ngắn hạn nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội.
D. Tỉ lệ công nhân chiếm số đơng và trình độ học vấn khơng ngừng được nâng cao.
Lời giải: Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH (từ 1950 đến nửa
đầu những năm 70) bằng việc tiến hành các kế hoạch dài hạn và đạt nhiều thành tựu to
lớn. Giữa những năm 1970, LX là cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới, đi đầu trong
công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân…; sản lượng nông nghiệp tăng trung bình
hàng năm 16%... Xã hội có nhiều biến đổi: tỷ lệ công nhân chiếm 55 % số người lao
động; trình độ học vấn của người dân được nâng cao…Như vậy, đáp án C không phải là
thành tựu của LX trong công cuộc xây dựng CNXH => Chọn đáp án C
Ví dụ 3: Nhận định nào sau đây khơng đúng về Liên bang Nga?

11


Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991). Liên bang Nga (1991-2000)

A. Liên bang Nga là quốc gia kế tục Liên Xô
B. Liên bang Nga đang xây dựng CNXH
C. Nước Nga phải đương đầu với nạn khủng bố do các phần tử li khai gây ra
D. Vị thế quốc tế của Nga ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế
Lời giải: Sau khi Liên Xô sụp đổ, Liên bang Nga là quốc gia kế thừa địa vị pháp lý của
Liên Xô trong quan hệ quốc tế. Về chính trị: tháng 12.1993, Hiến pháp Liên bang Nga
được ban hành, quy định thể chế Tổng thống Liên bang… Từ năm 2000 kinh tế dần hồi

phục và phát triển, chính trị và xã hội ổn định, vị thế quốc tế được nâng cao. Tuy vậy,
nước Nga vẫn phải đương đầu với nhiều thách thức như nạn khủng bố, li khai, việc khôi
phục và giữ vững vị thế cường quốc Á - Âu …Như vậy đáp án B là phản ánh không
đúng về Liên bang => chọn đáp án B
4. Các bài tập tự luyện
Câu 1: Tình hình Liên Xơ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
A.Thu được khoản bổi thường chiến phí lớn từ Đức và Nhật Bản.
B.Chiếm được nhiều thuộc địa.
C. Chịu tổn thất nặng nề nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai,
D. Bán được nhiều vũ khí trong chiến tranh.
Câu 2. Trong cơng cuộc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (từ năm
1950 đên nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX), Liên Xô đi đầu trong lĩnh vực nào ?
A.Cơng nghiệp nặng, chế tạo máy móc.
B.Cơng nghiệp hàng tiêu dùng
C.Cơng nghiệp quốc phịng.
D. Cơng nghiệp vũ trụ và công nghiệp điện hạt nhân
Câu 3: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô chú trọng ngành kinh tế nào để đưa đất
nước phát triển?
A. Công nghiệp nhẹ
B. Công – nông – thương nghiệp

B. Công nghiệp truyền thống
D. Công nghiệp nặng

Câu 4. Từ năm 1950 đến năm 1975, Liên Xô thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm

12


Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991). Liên bang Nga (1991-2000)


A. phấn đấu đạt 20% tổng sản lượng cơng nghiệp tồn thế giới.
B. hồn thành cơ giới hóa, điện khí hóa, hóa học hóa nền kinh tế.
C. trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới.
D. tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất-kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.
Câu 5. Ỷ nghĩa của việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm 1949 là gì?
A.Thể hiện sự cân bằng về sức mạnh quân sự giữa Liên Xô và Mĩ
B. Đánh dấu bước phất triển vượt bậc của nền khoa học - kĩ thuật Xơ viết
C. Mĩ khơng cịn đe doạ nhân dân thế giới bằng vũ khí 'nguyên tử.
D. Phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ
Câu 6: Liên Xô phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ
hai vì:
A. Các nước phương Tây cấm vận

B. các thế lực phản động chống phá

C. bị chiến tranh tàn phá nặng nề

D. Mĩ tiến hành Chiến tranh lạnh

Câu 7: Một trong những biểu hiện Liên Xơ là thành trì của cách mạng thế giới từ 1950 đến
nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX là
A. tích cực giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa
B. trực tiếp đối đầu với các cường quốc phương Tây
C. làm phá sản hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mĩ
D. thúc đẩy sự hình thành xu thế hợp tác toàn cầu
Câu 8: Từ năm 1991 đến 1995, chính sách đối ngoại của Nga hướng về phương Tây là do:
A. hi vọng nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của Mĩ và các nước phương Tây để vượt qua
khủng hoảng
B. nước Nga (mới) – tư bản chủ nghĩa khơng cịn là Liên Xơ (trước đây) – xã hội chủ nghĩa

C. Các nước phương Tây, Mĩ và Nga đã kí Hiệp ước tương trợ và hợp tác kinh tế
D. Các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Á đang khủng hoảng, khơng thể giúp Nga thốt khỏi
khủng hoảng
Câu 9: Từ năm 1946- 1950, Liên Xô đã đạt được thắng lợi to lớn trong cơng cuộc xây
dựng CNXH là
A. Hồn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế

13


Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991). Liên bang Nga (1991-2000)

B. Phóng thành cơng vệ tinh nhân tạo của Trái đất
C. Xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội
D. Thành lập Liên bang Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Xơ viết
Câu 10: Khó khăn về đối ngoại của Liên Xơ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. thiệt hại nặng nề về người và của
B. đời sống nhân dân thiếu thốn, khó khăn
C. bị Mĩ và phương Tây thực hiện chính sách thù địch
D. Liên Xơ phải làm nghĩa vụ giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa
Câu 11: Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông
Âu:
A.Các thế lực chống CNXH trong và ngồi nước chống phá
B.Sự trì trệ, thiếu năng động trước những biến động của tình hình thế giới
C.Nhà nước Xô Viết nhận thấy CNXH không tiến bộ nên muốn thay đổi chế độ
D.Xây dựng mơ hình CNXH khơng phù hợp
Câu 12. Với chủ trương giúp đỡ các nước chủ nghĩa xã hội và ủng hộ phong trào giải
phóng dân tộc, Liên Xô trở thành
A. anh cả của hệ thống chủ nghĩa xã hội.


B. thành trì của cách mạng thế giới.

C. thủ lĩnh của phe xã hội chủ nghĩa.

D. thành trì hệ thống chủ nghĩa xã hội.

Câu 13: Từ những năm 1950 đến nửa đầu những năm 70, Liên Xơ thực hiện chính sách
đối ngoại bảo vệ hịa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, trong đó có Việt
Nam, đó là
A. Liên Xơ đã giúp Việt Nam đánh bại thực dân Pháp
B. Liên Xô đã giúp Việt Nam đánh bại đế quốc Mĩ
C. Liên Xô giúp Việt Nam đánh bại thực dân Pháp và đế quốc Mĩ
D. Liên Xô giúp Việt Nam đánh bại thực dân Pháp và phát xít Nhật
Câu 14: Sự kiện nào dưới đây được coi là một tổn thất nặng nề của phong trào cộng
sản và công nhân quốc tế trong thế kỉ XX?
A. Liên bang Xô viết tan rã
B. Tổ chức Vacsava giải thể.

14


Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991). Liên bang Nga (1991-2000)

C. Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
D.Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ.
Câu 15: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thuận lợi chủ yếu để Liên Xô xây dựng lại đất
nứơc là
A. những thành tựu từ công cuộc xây dựng CNXH trước chiến tranh
B. sự ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới
C. tính ưu việt của CNXH và tinh thần tự lực tự cường của nhân dân

D. lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú
Câu 16: Điểm khác nhau về mục đích trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử của Liên
Xô và Mĩ là
A. mở rộng lãnh thổ

B. ủng hộ phong trào cách mạng thế giới

C. duy trì nền hịa bình thế giới

D. khống chế các nước khác

Câu 17: Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ đã:
A.chứng tỏ học thuyết Mac – Lênin thiếu cơ sở khoa học, không phù hợp ở châu Âu
B. làm cho hệ thống CNXH thế giới chỉ còn lại ở châu Á và Mỹ Latinh
C. làm cho hệ thống CNXH thế giới khơng cịn nữa
D. giúp Mĩ hồn thành mục tiêu chiến lược toàn cầu
Câu 18: Trong những năm CNXH ở Liên Xô và Đông Âu lâm vào khủng hoảng, Đảng và
Nhà nước Việt Nam cho rằng:
A. hệ thống XHCN trên thế giới chịu tác động lớn, nên đã điều chỉnh và tiến hành đổi mới
đất nước
B. CNXH ở Việt Nam không chịu tác động từ cuộc khủng hoảng này, nên khơng cần sự
điều chỉnh
C. mơ hình CNXH khơng còn phù hợp với châu Âu và các nước trên thế giới
D. CNXH Việt Nam không chịu tác động, nhưng vẫn cần phải đúc kết bài học kinh nghiệm
Câu 19: Nhận thức như thế nào về sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xơ và Đơng Âu?
A.CNXH khoa học hồn tồn khơng thể thực hiện được trong hiện thực
B. Chỉ là sự sụp đổ của 1 mơ hình CNXH chưa đúng đắn, chưa khoa học
C. Đó là một tất yếu khách quan

15



Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991). Liên bang Nga (1991-2000)

D.Học thuyết Mac – Lenin đã trở nên lỗi thời
Câu 20: Từ bài học sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu, cần rút ra
bài học gì trong cơng cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam?
A. Xây dựng nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa để phát triển nền kinh tế
B. Duy trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, khơng chấp nhận đa ngun chính trị
C. Thực hiện chính sách “đóng cửa” nhằm hạn chế những ảnh hưởng từ bên ngoài
D. Cải tổ, đổi mới về kinh tế - xã hội trước tiên, sau đó mới đến đổi mới về chính trị
IV. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CHUYÊN ĐỀ TẠI ĐƠN VỊ NHÀ TRƯỜNG
1. Kết quả đạt được
Chuyên đề đã được cá nhân tơi áp dụng trong q trình giảng dạy ôn thi THPTQG môn
Lịch sử 12 năm học 2018-2019 và đạt được một số kết quả sau:
- Đa phần học sinh nắm được kiến thức cơ bản (bối cảnh, thành tựu, ý nghĩa của công
cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xơ (1945- giữa thập niên 70); giải thích được nguyên nhân
sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xơ và Đơng Âu; những nét chính về tình hình kinh tế,
chính trị, đối ngoại của Liên bang Nga); vận dụng linh hoạt các phương pháp để làm bài.
Điều này thể hiện ở việc các em làm các câu hỏi nhận biết, thông hiểu (trong hệ thống bài
tập tự giải đã nêu ở trên – từ câu 1 đến câu 10) khá tốt
- Một số học sinh đã biết vận dụng kiến thức cơ bản để phân tích mối liên hệ giữa các
sự kiện lịch sử với nhau như đánh giá vai trị, vị trí của Liên Xơ đối với thế giới; nhận xét
về sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu XHCN và đánh giá tác động của sự sụp đổ của chế
độ XHCN ở Liên Xô và Đơng Âu đến tình hình thế giới; liên hệ đến công cuộc đôi mới của
Việt Nam để rút ra bài học kinh nghiệm. Điều này được thể hiện ở việc có một bộ phận học
sinh làm tương đối tốt các câu hỏi vận dụng thấp và vận dụng cao (trong hệ thống bài tập
tự giải đã nêu ở trên – từ câu 11 đến câu 20)
2. Tồn tại
- Một số học sinh vẫn có tâm lí chỉ coi đây là môn tốt nghiệp, chỉ cần qua điểm

liệt nên không chú ý học.
- Nội dung kiến thức bài khá dài nên có một bộ phận học sinh cảm thấy khó
khăn trong việc học, ghi nhớ.

16


Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991). Liên bang Nga (1991-2000)

- Kết quả làm bài không đồng đều giữa các lớp với nhau và trong nội bộ từng lớp
(tùy vào đối tượng học sinh).
- Một số học sinh nhận thức nhanh nhưng chủ quan, không đọc kĩ câu hỏi nên khơng
xác định đúng từ khóa, dẫn đến chọn sai đáp án
Từ kết quả và tồn tại trên, tôi nhận thấy với mỗi đối tượng học sinh khác nhau cần có
cách dạy khác nhau, cần chú trọng việc cá nhân hóa học tập. Về cơ bản, giáo viên giúp các
em nắm vững kiến thức cơ bản; đối với những học sinh có nhu cầu học thi đại học hoặc
nhu cầu học chuyên sâu, giáo viên chú trọng nhấn mạnh thêm phần kiến thức nâng cao.
Ngồi ra ln nhắc nhở các em trong quá trình làm bài tập trắc nghiệm lịch sử phải đọc kĩ
câu hỏi và đáp án để xác định từ khóa, mốc thời gian, khoảng thời gian; kết hợp linh hoạt
các phương pháp làm bài để có thể đưa ra đáp án chính xác nhất

17


Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991). Liên bang Nga (1991-2000)

PHỤ LỤC
SƠ ĐỒ TƯ DUY
* Liên Xô 1945 – 1991:


* Nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu:

* Liên bang Nga (1991 -2000):

18


Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991). Liên bang Nga (1991-2000)

19



×