Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Phân tích xúc tiến thương mại của doanh nghiệp trong 3 năm gần đây ( Công ty công nghệ Grab Việt Nam tại Hà Nội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 28 trang )

I.
1.
a)

Nội dung lý thuyết
Một số vấn đề cơ bản về xúc tiến
Những khái niệm cơ bản

Xúc tiến thương mại là một hoạt động rất quan trọng và cần thiết trong quá trình
kinh doanh của công ty. Trong nhiều tình thế hiệu lực của hoạt động này có tác
dụng quyết định đến kết quả của hành vi mua bán hàng hoá và thông báo cho công
chúng biết về những thông tin quan trọng về sản phẩm như chất lượng và tác dụng
của sản phẩm. Có rất nhiều cách tiếp cận đối với khái niệm xúc tiến thương mại
trong kinh doanh :




b)

Theo định nghĩa chung thì xúc tiến thương mại được hiểu là: "Bất kỳ nỗ lực
nào từ phía người bán để thuyết phục người mua chấp nhận thông tin của
người bán và lưu trữ nó dưới hình thức có thể phục hồi lại được".
Xuất phất từ góc độ công ty xúc tiến thương mại được hiểu một cách tổng
hợp và cụ thể như sau: " Xúc tiến thương mại là một lĩnh vực hoạt động
Marketing đặc biệt và có chủ đích được định hướng vào việc chào hàng
chiêu khách và xác lập một quan hệ thuận lợi nhất giữa công ty và bạn hàng
của nó với tập khách hangf tiềm năng trọng điểm nhằm phối hợp và triển
khai năng động chiến lược và chương trình Marketing- mix đã lựa chọn của
công ty".
Mô hình tổng quát hoạt động xúc tiến của doanh nghiệp



Một quá trình xúc tiến thương mại có liên quan đến 9 yếu tố như là: người gửi, mã
hoá, thông điệp, kênh truyền thông, giả mã, người nhận, đáp ứng nhu cầu, phản hồi
và nhiễm tạp.
Hai yếu tố đầu là những người tham gia chủ yếu để truyền thông tức là người gửi
và người nhận. Hai phần tử tiếp theo là những công cụ truyền thông cơ bản tức là
thông tin và những phương tiện truyền tin. Bốn phần tử nữa là những thành phần
chức năng cơ bản mã hoá, giải mã, đáp ứng lại và liên hệ ngược. Phần tử cuối cùng
là sự nhiễu tạp.


Mô hình quá trình xúc tiến thương mại:
::

Trong đó:
+Người gửi: bên gửi thông điệp cho bên còn lại.
+Mã hoá: tiến trình biến ý tưởng thành những có tính biểu tượng.
+Thông điệp: tập hợp tất cả những biểu tượng chứa đựng nội dung giao tiếp mà
bên gửi cần truyền.
+Kênh truyền thông: là phương tiện để thông điệp đi từ nơi gửi đến nơi nhận.
+Giải mã: bên nhận quy ý nghĩa biểu tượng do bên kia gửi tới.
+Người nhận: bên nhận thông điệp do bên kia gửi tới.
+Người đáp ứng: tập hợp những phản ứng mà bên nhận có được sau khi tiếp nhận
truyền thông.
+Phản hồi: một phần đúng của bên nhận truyền thông trở lại cho bên kia.
+Sự nhiễu tạp: tình trạng ồn hay sự biến lệch ngoài dự kiến trong quá trình truyền
dẫn đến kết quả của người nhận được một thông điệp không chuẩn.


Từ mô hình trên, hàng loạt vấn đề đặt ra cần phải sử lý và giải quyết trong quá

trình triển khai và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại ở các thời gian xác
định như: người gửi, người nhận, thông điệp, kênh truyền thông.
Toàn bộ những vấn đề này đòi hỏi nhà tiếp thị của công ty phải nghiên cứu và có
quyết định thích hợp.
Nội dung cơ bản của chính sách xúc tiến
a) Xác định đối tượng nhận tin
- Để chương trình xúc tiến thương mại có hiệu quả thì doanh nghiệp cần phải xác
định tập người nhận tin trọng điểm. Việc lựa chọn tập khách hàng có trọng điểm
này có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xúc tiến thương mại, nếu như lựa chọn sai
không phù hợp với yêu cầu của quá trình xúc tiến thương mại không đem lại hiệu
quả cho doanh nghiệp, thậm chí làm hụt ngân sách của doanh nghiệp.
2.

- Nếu việc hoạch định chương trình marketing được thực hiện một cách hữu hiệu,
các đoạn thị trường sẽ được chỉ huy vào trọng điểm sẵn sàng. Các khách hàng trên
mỗi đoạn trở thành tập người nhận tin trọng điểm cho các chương trình xúc tiến
của doanh nghiệp. Tập khách hàng trọng điểm có thể là người mua trọng điểm của
doanh nghiệp, người mua hiện có, những người thông qua quyết định hay có ảnh
hưởng trực tiếp tới việc ra quyết định. Mỗi tập khách hàng khác nhau lại có tập xúc
tiến thương mại khác nhau.
Xác định mục tiêu của xúc tiến thương mại
- Một khi nhận ra thị trường mục tiêu và những đặc tính của nó, nhà quản trị xúc
tiến phải quyết định về những đáp ứng kỳ vọng ở tập người nhận tin trọng điểm.
Những hành vi chịu mua là kết quả của một quá trình lâu dài đi tới quyết định của
người tiêu dùng. Nhà quản trị xúc tiến cần phải biết cách đưa dẫn những người
nhận trọng điểm mục tiêu, những tình trạng sẵn sàng mua cao hơn.
b)

- Nêu các chương trình xúc tiến được nhà quản trị được bằng một cách thức rõ
ràng hơn và hợp lý đầy đủ, đòi hỏi xác lập các mục tiêu được giải trình cẩn thận,

tương thích cho mỗi chương trình và mỗi kỳ ngân quỹ. Các mục tiêu này phải thoả
mãn các điều kiện sau:
+ Phải dựa trên sự hiểu biết về mục đích của doanh nghiệp


+ Phải dựa trên cơ sở hiểu biết rõ đối tượng mục tiêu và khuynh hướng đáp ứng họ
với các mức độ thông tin khác nhau
+ Có thể lượng hoá được
+ Phản ánh càng nhiều càng tốt hiệu quả thực tế của hoạt động
+ Phải có tính khả thi
+ Có thể thực hiện được trong khuôn khổ thời gian thực hiện được
- Thông thường các doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh định mục tiêu một
chương trình xúc tiến chủ yếu là:
+ Đảm bảo danh tiếng của một mặt hàng, một nhãn hiệu
+ Làm nổi bật một yếu tố, một đặc tính( một lợi ích nổi trội) của một mặt hàng hay
một nhãn hiệu
+ Đưa lại một hình ảnh cho một mặt hàng, một nhãn hiệu, một doanh nghiệp
+ Kích đẩy sự thương mại hoá sản phẩm
- Kích đẩy những hình thức khác của xúc tién thương mại như: quảng cáo, khuyến
mại hay chào bán trực tuyến
- Việc xác định mục tiêu này không những giúp cho việc hoạch định chiến dịch xúc
chiến mà còn tạo cơ sở cho việc đánh giá kết quả thực hiện. Các mục tiêu của xúc
tiến thương mại không đến với chúng ta một cách tình cờ xuất phát từ việc xem xét
bao quát các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty nói chung và xúc tiến nói
riêng. Mục tiêu tốt phải bao quát rộng hơn chứ không phải chỉ có yếu tố bản thân
hoạt động, phải có kết quả của việc phân tích kỹ lưỡng tát cả các yếu tố có tác
động lên lợi ích của doanh nghiệp và sự phối hợp giữa các mục tiêu doanh nghiệp
và môi trường của các lĩnh vực khác.
Xác định phương pháp xác định ngân sách xúc tiến thương mại
- Sau khi đã xác định rõ các mục tiêu mà chiến lược tiếp thị cần đạt được và lập kế

hoạch triển khai thì doanh nghiệp cần phải quyết định ngân quỹ để thực thi xúc tiến
đó, bao gồm có quyết định tổng ngân quỹ dành cho chương trình xúc tiến và quyết
định phân bổ ngân quỹ cho công cụ xúc tiến
c)


- Các công ty thường quyêta định ngân quỹ xúc tiến thương mại theo 4 phương
pháp sau:
+ Phương pháp tuỳ theo khả năng: theo phương pháp này các doanh nghiệp xác
định ngân sách cho việc xúc tiến tuỳ theo khả năng doanh nghiệp có thể chi được,
phương pháp này bỏ qua ảnh hưởng của xúc tiến đối với khối lượng tiêu thụ nên
ngân sách chi cho xúc tiến thương mại hàng năm không ổn định.
+ Phương pháp tính theo phần trăm của doanh số: theo phương pháp này doanh
nghiệp xác định ngân sách xúc tiến thương mại theo một tỷ lệ phần trăm xác định
nào đó trên doanh số hiện tại hay mức doanh số ước định của năm tới, ví dụ 5%,
10%... phương pháp này có ưu điểm là chi phí găn liền với kết quả kinh doanh nên
dễ hoạch toán và kiểm soát và nó cho phép đảm bảo sự ổn định cạnh tranh. Cạnh
tranh đó cũng là một điểm hạn chế, đó là: việc dành ngân sách cho xúc tiến thương
mại tuỳ vào khả năng của ngân quỹ hơn là theo cơ hội kinh doanh, gặp khó khăn
trong việc lập kế hoạch xúc tiến dài hạn và nó hạn chế việc xây dựng ngân sách
xúc tiến thương mại theo định vị mặt hàng hay theo khu vực thị trường.
+ Phương pháp ngang bằng cạnh tranh: theo phương pháp này doanh nghiệp xác
định mức ngân sách xúc tiến của doanh nghiệp mình ngang bằng với mức chi phí
của các đối thủ cạnh tranh cùng cỡ. Tuy nhiên do uy tín, tài lực, mục tiêu và cơ
may của từng doanh nghiệp khác nhau nên kết quả xúc tiến cũng khác nhau.
+ Phương pháp mục tiêu và công việc: phương pháp này đòi hỏi nhà quản trị xúc
tiến lập ngân sách xúc tiến thương mại bằng cách:
1, Xác định mục tiêu của doanh nghiệp
2, Xác định mức công việc, chương trình cần làm để đạt mục tiêu trên.
3, Ước tính chi phí để hoàn thành công việc. Tổng số chi phí này chính là mức

ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến thương mại.
Phương pháp này có ưu điểm buộc nhà quản trị phải giải trình rõ các giả định của
mình về mối liên quan giữa số tiền chi ra, số lần quảng cáo, tỷ lệ thử và số lần sử
dụng chính thức…
* Quyết định phân bổ ngân sách cho công cụ xúc tiến thương mại


Mỗi công cụ đều có những tác dụng, tầm quan trọng khác nhau được nhằm vào các
mục tiêu khác nhau. Do vậy tuỳ vào từng điều kiện, hoàn cảnh và mục tiêu cụ thể
mà doanh nghiệp ưu tiên cho công cụ nào nhiều hơn, tuy việc phân bổ này yêu cầu
phải thật hợp lý, linh hoạt thì chiến lược xúc tiến thương mại mới đạt được hiệu
quả cao.
d)

Xác lập thông điệp, kênh truyền thông

d.1. Xác lập thông điệp XTTM
Các doanh nghiệp đầu mong muốn tạo ra được thông điệp phải tạo ra sự nhận biết,
gây thích thú quan tâm, kích thích được ham muốn và thúc đẩy đến hành động
mua. Việc thiết lập thông điệp đòi hỏi giải quyết được 3 vấn đề: nội dung thông
điệp, cấu trúc thông điêp và hình thức thông điệp.
- Nội dung thông điệp: Phải phác họa ra một gợi dẫn hay một chủ đề nhằm đáp ứng
được kì vọng, Có 3 loại gợi dẫn: gợi dẫn duy lý trí, gợi dẫn cảm tính, gợi dẫn đạo
đứC. Gợi dẫn duy lý trí được hiểu là thông điệp đó phải chứng minh sản phẩm đem
lại lợi ích như đã hứa. Gợi dẫn cảm tính là gợi lên những cảm xúc tốt hay xấu thúc
đẩy mua hàng ví dụ như sợ hãi, hài hước, xấu hổ,... Đối với gợi dẫn đạo đức thì
thông điệp nhằm vào ý thức của công chúng về cái đúng và nghiêm túc.
- Cấu trúc thông điệp: Cấu trúc thông điệp phải logic và hợp lý nhằm tăng cường
sự nhận thức và tính hấp dẫn về nội dung đối với người nhận tin. Khi xác định cấu
trúc thông điệp, người phát tin phải giải quyết 3 vấn đề sau: có nên đưa ra kết luận

dứt khoát hay dành phần đó cho người nhận tin; trình bày một lập luận một mặt
hay hai mặt; đưa ra luận cứ có sức thuyết phục ngay lúc mở đầu hay sau đó?
- Hình thức thông điệp: thông điệp được đưa qua các phương tiện truyền thông để
tới người nhận tin vì vậy thông điệp cần có những hình thức sinh động. Để thu hút
sự chú ý, thông điệp cần mang tính mới lạ, tương phản, hình ảnh và tiêu đề lôi
cuốn, kích cỡ và vị trí đặc biệt,…
- Nguồn thông điệp: những thông điệp được phát ra từ những nguồn hấp dẫn sẽ
được chú ý và ghi nhớ nhiều hơn. Nguồn tin có độ tin cậy cao sẽ tăng cường tính
thuyết phục. Có 3 yếu tố làm tăng tính tin cậy của nguồn: tính chuyên môn, tính
khả ái, sự tín nhiệm


d.2. Lựa chọn kênh truyền thông
Hiện nay phương tiện truyền thông gồm 2 loại hình cơ bản là kênh truyền thông
có tính cá biệt và kênh truyền thông mang tính đaị chúng
- Kênh truyền thông có tính cá biệt: Trong các kênh này,hai hay nhiều người sẽ
trực tiếp giao tiếp lẫn nhau. Họ có thể giao tiếp mặt đối mặt, qua điện thoại hoặc
qua thư từ trên cơ sở giao tiếp cá nhân. Các kênh truyền thông cá biệt rất có hiệu
lực vì nó tạo cơ hội giao tiếp và phản hồi cá nhân.
- Kênh truyền thông có tính đại chúng: Các kênh truyền thông chung là tập định
hướng các phương cách truyền thông, truyền đi các thông điệp mà không có sự tiếp
xúc hay phản hồi cá nhân. Chúng bao gồm các phương tiện truyền thông đại chúng
và chọn lọc, bầu không khí và các sự kiện. Các phương tiện truyền thông đại chúng
và chọn lọc bao gồm những phương tiện ấn phẩm (báo, tạp chí, thư trực tiếp),
những phương tiện truyền thông điện tử (radio, tivi), những phương tiện trưng bày
(bảng quảng cáo, bảng hiệu) nhằm hướng tới tập người nhận chuyên biệt.
e)

Xác lập phối thức xúc tiến thương mại (XTTM)


e.1. Các công cụ cơ bản của XTTM
- Quản cáo: Bất kì hình thức trả tiền nào của việc giới thiệu và khuyếch trương phi
cá nhân cho những ý tưởng, sản phẩm hoặc dịch vụ; do một người bảo trợ có liên
hệ chi ra.
- Xúc tiến bán: Những kích thích ngắn hạn khuyến khích người ta mua hay bán
một sản phẩm hay dịch vụ. Xúc tiến bán hướng tới 3 đối tượng: người tiêu dùng,
trung gian phân phối, lực lượng bán của doanh nghiệp.
- Bán hàng cá nhân (chào bán trực tiếp): Là sự giới thiệu bằng miệng về sản
phẩm /dịch vụ của người bán hàng qua cuộc đối thoại với một hoặc nhiều khách
hàng tiềm năng nhằm mục đích bán hàng.
- PR (Quan hệ công chúng): Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các công chúng
khác nhau bằng cách làm cho nhiều người có thiện cảm với mình, xây dựng một
‘hình ảnh’ tốt đẹp và xử lí hay ngăn chặn những đàm tiếu, câu chuyện, vụ việc bất
lợi.


- Marketing trực tiếp: Việc sử dụng một số dạng tiếp xúc phi cá nhân như thư từ,
điện thoại, internet,..để truyền tin hoặc yêu cầu sự đáp ứng từ phía khách hàng hiện
tại và tiềm năng.
e.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phối thức XTTM
- Đặc trưng cặp mặt hàng-thị trường:
+Hiệu năng của các công cụ XTTM thay đổi tùy theo thị trường tiêu dùng hay thị
trường công nghiệp
+Thị trường người tiêu dùng (B2C) thì quảng cáo mang lại hiệu quả nhất, tiếp đến
xúc tiến bán, bán hàng cá nhân và cuối cùng là PR.
+Thị trường công nghiệp (B2B) thì bán hàng cá nhân có hiệu quả cao, tiếp đến
xúc tiến bán, quảng cáo cuối cùng PR
- Các giai đoạn mặt hàng sống của mặt hàng : Hiệu năng các công cụ XTTM thay
đổi tùy theo các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống của mặt hàng. Trong giai
đoạn giới thiệu quảng cáo và PR là rất thích hợp để tạo ra sự biết đến nhiều, còn

việc xúc tiến bán thì rất hữu ích cho việc kích thích mua dùng thử. Trong giai đoạn
tăng trưởng quảng cáo và PR tiếp tục có hiệu lực để thuyết phục lôi kéo, xúc tiến
bán có thể giảm bớt
- Các giai đoạn chấp nhận và sẵn sàng của người mua: Hiệu năng so với chi phí
của các công cụ XTTM sẽ thay đổi tùy theo các giai đoạn khác nhau trong mức sẵn
sàng của người mua. Quảng cáo và PR giữ vai trò quan trọng hơn trong giai đoạn
tạo sự ‘biết’. giai đoạn ‘hiểu’ của người tiêu dùng chịu sự ảnh hưởng đầu tiên của
xúc tiến và quảng cáo, còn bán hàng cá nhân giữ vai trò thứ hai, giai đoạn ‘tin’ của
khách hàng chịu ảnh hưởng lớn chào bán trực tiếp, theo sát đó là quảng cáo; cuối
cùng ‘mua’ là chức năng của chào hàng
- Cơ chế XTTM kéo đẩy:
+ Cơ chế đẩy: Hoạt động marketing của công ty hướng vào những người trung
gian của kênh để kích thích họ đặt hàng và kinh doanh sản phẩm của công ty đồng
thời nhờ chính các nhà trung gian quảng cáo sản phẩm cũng như công ty cho người
tiêu dùng cuối cùng. Công cụ tiêu dùng chủ yếu của công ty nghiêng về xúc tiến
bán và bán hàng cá nhân.


+ Cơ chế kéo: Hoạt động marketing (chủ yếu là quảng cáo và xúc tiến bán) hướng
vào người tiêu dùng cuối cùng để kích thích họ yêu cầu những người trung gian
cung ứng sản phẩm và nhờ vậy kích thích nhà trung gian đặt hàng của công ty
e.3. Xác định phối thức xúc tiến thương mại
Việc xác định phối thức XTTM thực chất là việc xác định tỷ lệ liều lượng, cường
độ của các công cụ quảng cáo, xúc tiến bán, quan hệ công chúng marketing trực
tiếp trong một thời gian xác định. Các công ty luôn tìm cách để đạt hiệu năng
XTTM cao bằng việc thế công cụ xúc tiến này bằng công cụ xúc tiến khác nếu thấy
hiệu năng hơn. Nhiều công ty thay thế hình thức bán hàng cá nhân bằng hình thức
bán hàng qua mạng, qua điện thoại, qua catalogue,… Có doanh nghiệp thì tập
trung vào 3 công cụ chính như quảng cáo, xúc tiến bán, quan hệ công chúng hoặc
có sự thay thế giữa việc bán hàng cá nhân tập trung vào sử dụng công cụ marketing

trực tiếp hay sử dụng mạnh công cụ quảng cáo và giảm thiểu sử dụng các công cụ
khác. Trong công ty hỗn hợp phương tiện xúc tiến được xác định như thế nào phải
căn cứ vào mục tiêu của công ty đặt ra cho chiến lược truyền thông, vào đối tượng
cần truyền thông và khách hàng mục tiêu của mình, vào bản chất các công cụ xúc
tiến.
f)

Kiểm tra, đánh giá hiệu quả XTTM

- Hoạt động kiểm tra chính sách XTTM: Sau khi triển khai hoạt động XTTM, công
ty cần xây dựng một kế hoạch chi tiết, cụ thể nhằm kiểm tra quá trình thực hiện,
xem xét tiến độ thực hiện và hiệu quả của chính sách XTTM mà công ty đã áp
dụng vào thực tiễn.
- Đánh giá chính sách XTTM:
+ Đánh giá chính sách XTTM được triển khai: Đánh giá kết quả chính sách
XTTM được triển khai, đo lường tác dụng của nó đến công chúng mục tiêu. Khaot
sát công chúng mục tiêu về độ ghi nhớ thông điệp đó không, họ đã nhìn thấy nó
bao nhiêu lần, họ ghi nhớ được những điểm nào, họ cảm thấy như thế nào về thông
điệp đó, thái độ trước kia và hiện nay của họ đối với sản phẩm đó và công ty. Thu
thập những số đo hành vi phản ứng đáp lại của công chúng, như đã có bao nhiêu
người mua sản phẩm, thích nó và nói chuyện với những ngườ khác về nó.


+ Đo lường hiệu quả doanh số đạt được sau quá trình triển khai chính sách XTTM.
Thực hiện các chương trình XTTM, các công ty đã phải chi một khoản ngân sách
đáng kể và doanh số sẽ giúp họ đánh giá được hiệu quả của các chương trình
XTTM. Các doanh nghiệp thường sử dụng chỉ số để đánh giá tình hình thực hiện
khai thác.
-Điều chỉnh chính sách XTTM: Dựa trên thực trạng triển khai và kết quả từ quá
trình kiểm tra, đánh giá chính sách XTTM. Công ty cần đưa ra những điều chỉnh

phù hợp với tình hình thực tại nhằm đem lại chính sách XTTM phù hợp hơn.
II.
1.

Phân tích xúc tiến thương mại của doanh nghiệp trong 3 năm gần
đây ( Công ty công nghệ Grab Việt Nam tại Hà Nội)
Giới thiệu về công ty công nghệ Grab Việt Nam

Có mặt tại Việt Nam vào năm 2014 với tên gọi ban đầu là GrabTaxi, 5 năm qua,
không chỉ đơn thuần là một hãng công nghệ, Grab đã và đang không ngừng đóng
góp cho sự phát triển giao thông thông minh cũng như các hoạt động thiện nguyện,
đóng góp thiết thực cho cộng đồng ở Việt Nam.
Tháng 2/2014, Grab chính thức hoạt động tại Việt Nam với mục tiêu tiên phong
phát triển, ứng dụng công nghệ để phục vụ việc đi lại của người dân và đưa khái
niệm "đặt xe công nghệ" trở nên gần gũi với tất cả mọi người.. Sau 5 năm, cái tên
Grab đã trở nên quen thuộc với người dùng Việt Nam bằng hệ sinh thái bao gồm
nhiều dịch vụ thiết yếu của mình như đi lại GrabTaxi, GrabBike, GrabCar, giao
nhận hàng hoá với GrabExpress, giao nhận thức ăn với GrabFood... trên một ứng
dụng Grab.
Grab hiện tại là hãng taxi công nghệ có lượng khách hàng sử dụng và tài xế đông
đảo nhất Việt Nam và hãng này đã công bố là chiếm 95% thị phần ứng dụng đặt xe
taxi truyền thống và 72% thị phần ứng dụng đặt xe công nghệ.
- Ứng dụng của Grab cung cấp 5 loại hình dịch vụ vận chuyển bao gồm taxi, xe hơi
riêng, xe ôm và giao hàng trên khắp Việt Nam
o
o

GrabTaxi: Taxi với cước phí hợp lí, với mạng lưới tài xế lớn nhất Đông Nam
Á.
GrabCar: Dịch vụ sử dụng xe hơi riêng dành cho hành khách mong muốn có

một chuyến đi riêng tư hơn.


o
o
o

GrabBike: Dịch vụ dành cho những người bận rộn cần di chuyển tới các địa
điểm một cách nhanh chóng.
GrabExpress: Dịch vụ giao hàng an toàn và đáng tin cậy
GrabFood: Dịch vụ nhận, giao đồ ăn tới khách hàng nhanh chóng, an toàn

Mọi người có nhu cầu đi và sử dụng dịch vụ chỉ cần tải ứng dụng Grab về và tiến
hành đặt xe trên ứng dụng về sử dụng và dưới đây là các ưu điểm của ứng dụng
này.
+Dễ dàng đặt xe bất kì đâu mà không phải mắc công tìm tài xế.
+Giá cả được niêm yiết sẵn và khách hàng biết trước giá của chuyến đi không phải
trả giá hay bị tài xế hét giá cao, riêng dịch vụ GrabTaxi thì trả theo đồng hồ điện tử
trên xe.
+Theo dõi được vị trí tài xế trong chuyến đi khi đặt xe dùm cho người thân, bạn bè.
+Thông tin tài xế hiển thị đầu đủ , nếu tài xế có thái độ, hành vi xấu với khách
hàng thì khách hàng có quyền khiếu nại lên Grab.
+Có thể sử dụng mã khuyến mãi grab khi đi nên tiết kiệm được chi phí cao hơn
bình thường.
Với tầm nhìn “Đưa Đông Nam Á tiến về phía trước", Grab đã và đang quyết tâm
đưa ra những giải pháp cho các vấn đề giao thông hiện hữu, nhằm mang đến trải
nghiệm đi lại tiện lợi, an toàn và minh bạch cho 620 triệu công dân trong khu vực
này, trong đó có Việt Nam.
Tại đất nước hình chữ S, trong 5 năm hoạt động và phát triển vượt bậc tại Việt
Nam, Grab luôn luôn nỗ lực tối đa để tuân thủ các quy định pháp luật, không chỉ

mang lại lợi ích trực tiếp cho đối tác tài xế, đối tác kinh doanh, người tiêu dùng,
mà còn tham gia tích cực vào các chương trình thiện nguyện, cam kết gắn bó lâu
dài và đóng góp thiết thực cho cộng đồng.
Grab hướng đến mục tiêu đem lại trải nghiệm tự do đi lại cho 620 triệu dân Đông
Nam Á, trong đó có hàng chục triệu dân của Việt Nam. “Những chế độ ưu đãi của
Grab với đối tác khiến tôi thực sự thấy hài lòng. Tỉ lệ nhận cuốc xe của chúng tôi
cao do tuân thủ mọi quy định. Hơn nữa, về phía khách hàng, Grab luôn đặt sự hài


lòng của khách hàng lên hàng đầu, từ đó rất chuẩn chỉnh trong mọi hoạt động, quy
định của công ty. chuyên nghiệp, phục vụ khách hàng tốt hơn với mỗi chuyến xe.
Nhằm phục vụ tối đa nhu cầu của người dân, Grab đã có hàng loạt tiện ích như
Grab Bike, Grab Car, Grab Express và hàng loạt ứng dụng khác.
Với những thao tác đơn giản, việc tìm và nhận cuốc xe của anh chưa bao giờ dễ
dàng, thuận tiện đến thế. Hơn nữa, tỉ lệ thành công cuốc xe của anh rất cao, từ đó
thu nhập ổn định, đã giảm tải một phần gánh nặng kinh tế cho gia đình anh.
Mặt khác, năm 2018, Công ty TNHH Grab ước tính nộp gần 500 tỉ đồng tiền thuế.
Năm 2017, công ty này đã đóng thuế hơn 189 tỷ đồng.
Với vai trò là một công ty công nghệ, Grab luôn cam kết thực hiện sứ mệnh Công
Nghệ Vì Cộng Đồng (Tech for Good). Grab đang dùng công nghệ để kết nối người
dân với những dịch vụ quan trọng nhất trong cuộc sống hằng ngày thông qua công
nghệ để mang đến những đóng góp tích cực cho đất nước, góp phần nâng cao chất
lượng đời sống của người dân và tạo nên cuộc sống an toàn hơn cho tất cả mọi
người..
Cụ thể, trong giai đoạn 2019 - 2022, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và Grab sẽ hợp
tác triển khai dự án “Xây cầu đến lớp” nhằm xây dựng cầu cứng và cầu liên hợp
đập tràn, giúp trẻ em vùng khó khăn có cơ hội đến lớp thuận tiện và an toàn hơn.
Ngoài ra, dự án được kỳ vọng sẽ góp phần cải thiện môi trường sống, phát triển an
sinh xã hội và kinh tế của địa phương.
Bắt đầu từ ngày 29/5, với mỗi mức đổi điểm thưởng GrabRewards (từ 115 điểm

đến 2.300 điểm) được thực hiện trên ứng dụng Grab, người dùng và Grab sẽ chung
tay đóng góp số tiền tương ứng (từ 5.000đ đến 100.000đ) vào dự án “Xây cầu đến
lớp”. Ngay trong năm đầu tiên triển khai, dự án đặt mục tiêu xây dựng 5 cây cầu ở
các vùng khó khăn với tổng kinh phí lên đến 5 tỷ đồng, giúp cải thiện điều kiện
đến lớp của hơn 1.000 trẻ em, nhất là trong mùa mưa, lũ.
Chỉ tính riêng trong năm 2018, Grab Việt Nam đã đóng góp tới 13 tỷ đồng để hỗ
trợ các hoàn cảnh khó khăn khắp cả nước, góp phần làm đẹp không gian đô thị,
trao tặng học bổng cho con của đối tác tài xế...


Grab đang thực hiện sứ mệnh của mình, những gì Grab đóng góp, chia sẻ và đồng
hành cùng các đơn vị, các tổ chức thiện nguyện trong 5 năm có mặt tại Việt Nam
đang khẳng định, Grab hơn cả một hãng công nghệ.
2.

Giới thiệu ứng dụng gọi xe Grab

Ứng dụng gọi xe grap bao gồm GrabBike, GrabTaxi, GrabCar
GRABBIKE: dịch vụ đặt xe máy, dành cho những người bận rộn cần di chuyển tới
các địa điểm một cách nhanh chóng, tiết kiệm chi phí nhất
GRABCAR: Là dịch vụ taxi công nghệ theo hợp đồng điện tử hợp pháp cho các
loại xe dưới 9 chỗ ngồi trở xuống được đặt trực tiếp thông qua ứng dụng Grab,
khác hàng chỉ cần nhập địa điểm cần đi thì lập tức sẽ có tài xế gần đó đến đón.
Giá cước của dịch vụ sẽ được hiển thị trên ứng dụng và tính cước theo quy định
của Grab đưa ra khác với việc tính theo đồng hồ điện tử.
Dịch vụ ra đời nhằm kết nỗi giữa tài xế hoặc cá nhân có xe hơi rãnh muốn kiếm
thêm thu nhập với khách hàng cho nhu cầu di chuyển và cũng giải quyết được bài
toán giao thông tại Việt Nam.
GRABTAXI: Là dịch vụ kết nối các tài xế Taxi của các hãng taxi tại Việt Nam
(Mai linh, Vinasun…) với khách hàng có nhu cầu đặt xe di chuyển, tương tự như

GrabCar thì dịch vụ này bao gồm các loại xe dưới 9 chỗ ngồi trở xuống.
Dịch vụ tương tự như GrabCar chỉ khác hình thức tính tiền khác nhau và cước phí
cũng khác nhau chi tiết mình sẽ nói ở bên dưới. GrabTaxi được tính tiền theo cách
hãng taxi truyền thống nên giá thành cao hơn dịch vụ GrabCar.

Chi phí GrabCar 4 chỗ
Giá tối thiểu
Giá mỗi phút

25.000đ/2 km đầu

Giá mỗi km 9.000đ/km
Giá mỗi phút

300đ/phút


Chi phí GrabCar 7 chỗ HCM
Giá tối thiểu 30.000đ/2 km đầu
Giá mỗi km 11.000đ/km
Giá mỗi phút

300đ/phút

- Có mặt tại Hà Nội vào tháng 5/2015
- Những tính năng nổi bật của GrabBike, grab Taxi và Grab Car
o
o
o
o

o
o
o
o
o
o
o
3.
o

Dõi theo tài xế
Kết thúc hành trình an toàn mỹ mãn
An toàn, văn minh, luôn được đảm bảo với tính năm “chia sẻ hành
trình”
Biết trước các thông tin, hình ảnh và xe của tài xế đồng hàng trong
chuyến đi sắp tới
Biết trước số tiền trong chuyến đi và vị trí tài xế sẽ đón bạn
Đặt xe nhanh chóng chỉ với hai thao tác trên điện thoại cá nhân

Số lượng xe ngày càng tăng lên để phục vụ khách hàng mọi lúc mọi nơi
Di chuyển trên xe sang trọng ( xe không mào) phục vụ văn minh( đối với
grabtaxi và Grab Cả)
Giá rẻ hơn rất nhiều so với các hãng xe ôm, taxi truyền thống
Là ứng dụng cài trên điện thoại thông minh giúp kết nối trực tiếp khách hàng
và tài xế xe ôm.
Khách hàng thanh toán theo số tiền hiển thị trên màn hình ứng dụng
Khái quát các nhân tố môi trường thị trường xe ôm công nghệ ở Việt
Nam
Kinh tế


- Kinh tế Thủ đô năm 2018 tiếp tục phát triển toàn diện, tổng sản phẩm trên địa
bàn (GRDP) tăng 8,65% (theo cách tính mới là 7,37%) và duy trì năm sau tăng hơn
năm trước (năm 2016 tăng 8,2%; năm 2017 tăng 8,48%). GRDP bình quân đầu
người năm 2018 đạt 4.080USD/người, gấp 1,12 lần năm 2015.
Cơ hội : thu nhập của người dân cũng như số tiền chi dùng cho các sản phẩm dịch
vụ ngày càng tăng


o

Nhân khẩu học

- Dân số : Tính đến năm 2018, dân số Hà Nội là 8.215.000 người, 55% dân số (tức
4,5 triệu người) sống ở thành thị, 3,7 triệu sống ở nông thôn (45%).
Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 2505 người/km². Mật độ dân số cao nhất là
ở quận Đống Đa lên tới 35.341 người/km², trong khi đó, ở những huyện ngoại
thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, Ứng Hòa mật độ dưới 1.000 người/km
Tốc độ đô thị hóa của thành phố 53%, ngày càng có nhiều khu đô thị mọc lên =>
quy mô thị trường những người sử dụng dịch vụ ngày càng mở rộng , đặc biệt dịch
vụ xe ôm công nghệ
o Yếu tố chính trị , pháp luật

Cơ hội các quy định của pháp luật cho grab tại việt nam còn lỏng và hạn chế hơn
nhiều so với các nước khác
Grab được một số lợi thế nhất định so với doanh nghiệp kinh doanh taxi truyền
thống về điều kiện kinh doanh.
o Yếu tố văn hóa- xã hội

Người việt Nam ít sử dụng phương tiện giao thông công cộng , vẫn ưa chuộng sử
dụng phương tiện giao thông cá nhân đặc biệt là xe máy. tính đến Quý 1/2019,

CSGT Hà Nội phải quản lý 6.649.596 phương tiện. Trong đó có 739.731 ôtô,
5.761.436 xe máy và xe máy điện là 148.429 chiếc. Đánh giá tổng hợp 2014 - 2019
cho thấy, trong năm 2017, số lượng phương tiện tăng 5,3%, đến năm 2018 tăng
4,2% và năm 2019 so với 2018 đã tăng 1,5%. Theo số liệu phương tiện được
phờng CSGT thống kê, xe máy đang chiếm đến 86% lượng phương tiện giao thông
đang tham gia ở Hà Nội.
=> Cơ hội : số lượng tài xế xe máy dày đặc cũng như tâm lý ưa chuộng xe máy, tạo
điều kiệ thuận lợi cho Grab triển khai các loại hình như Grabbike hoặc mới đây là
Grabcar.
o Yếu tố khoa học, công nghệ

Khoa học công nghệ ngày càng phát triển , hạ tầng thông tin phổ biến hơn bao giờ
hết , chi phí sử dụng 3G , 4G tại Việt Nam nằm trong số rẻ nhất trong khu vực, ai
cũng có cho mình ít nhất một chiếc smartphone, Ở Hà Nội, tỷ lệ người có điện


thoại thông minh là 88%, tỷ lệ người Hà Nội truy cập Internet bằng điện thoại di
động cũng cao nhất, tiếp đó lần lượt là Cần Thơ, TP HCM, Đà Nẵng. Các con số
lần lượt là 2,52 giờ/ngày, 2,08 giờ/ngày; 2,04 giờ/ngày; 1,52 giờ/ngày
=>Cơ hội: khách hàng tiếp cận Grab ngày càng dễ dàng hơn
4. Đánh giá môi trường vi mô
o

Đối thủ cạnh tranh

-Sau khi Grab sáp nhập với Uber ngày 26/3/2018, một loạt các ứng dụng gọi xe
xuất hiện, vài cái tên nổi bật trong số đó là Goviet ( được đầu tư từ Gojerk - ứng
dụng gọi xe số 1 Indonesia) , theo sau là Be chính thức hoạt động tại Hà Nội vào
17/12/2018 với 2 dịch vụ là bebike và becar; cùng với nhiều ứng dụng gọi xe ngày
càng xuất hiện như fastgo, go-ixe,didi việt nam, .... mới đây viettel tung ra ứng

dụng gọi xe mygo.
- Điểm yếu của các công ty mới : ngoại trừ Gojerk đã có thâm niên 8 năm hoạt
động tại thị trường indo, tuy nhiên đội ngũ quản lý tại thị trường Việt Nam lại là
những người Việt trẻ, các hãng xe công nghệ khác đều mới thành lập gần đây, họ
gần như chưa có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực này.
- Điểm mạnh : do là các doanh nghiệp mới thành lập, để lôi kéo đội ngũ tài xế hiện
đang làm cho Grab, họ đã quy định mức chiết khấu đáng kể, giao động từ 15 –
20% so với Grab, họ đã thể hiện quyết tâm tranh giành thị phần tại thị trường gần
100 triệu dân , đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng,TP HCM..
o

Khách hàng

- Khách hàng cá nhân: Từ 2015 Grab được bộ GTVT thí điểm ở Hà Nội đên nay
khách hàng cũng đã quen sử dụng dịch vụ của Grab cũng như hài lòng một phần
nào đó bởi những tiện ích mà nó mang lại, và ngày càng mở rộng thêm nhiều các
dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu khác
- Khách hàng doanh nghiệp: từ 8/2018 Grab tấn công sang các mảng khách hàng
doanh nghiệp bằng dịch vụ mới dành riêng cho khối khách hàng này
Cơ hội: tận dụng sự tin tưởng trong mắt khách hàng mà grab đã giành được trong
suốt 4 năm qua, grab sẽ tiếp tục mở rộng thị phần thu hút hơn nữa lượng khách


hàng cá nhân vẫn còn đang sử dụng xe ôm truyền thống và từ các ứng dụng gọi xe
thông minh khác. Ngoài ra tấn công vào phân khúc khách hàng doanh nghiệp,
mảnh đát màu mỡ vẫn chưa được Grab khai phá .
o

Bản thân doanh nghiệp


- Sản phẩm: Khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam, nhận thấy đay là một thị
trường tiềm năng rất lớn nên họ đã quyết định tung ra một loạt các dịch vụ:
grabbike, grabcar, grabtaxi, grabexpress, mới đây là grabpay và grabshare. Khách
hàng có thể dễ dàng lựa chọn phân khúc di chuyển do sự đa dạng của ứng dụng.
Bên cạnh đó sản phẩm còn được đa dạng bằng các phương thức thanh toán. Ngoài
ra mã khuyến mại còn liên tục được tung ra nhằm kích cầu khách hàng.
- Giá : Ngay từ khi xuất hiện Grab đã thu hút được rất nhiều khách hàng về phía
mình do có giá cả hợp lý và đi kèm rất nhiều mã giảm giá ưu đãi cho khách
hàng.Giá của Grabbike và Grabcar đều tốt hơn so với taxi và xe ôm truyền thống,
và khách hàng là người lựa chọn , họ sẽ lựa chọn cái nào có lợi hơn cho mình.
Khách hàng của Grab hoàn toàn biết chính xác giá tiền phải trả trong khi nhưng
dịch vụ truyền thống chỉ mang con số ước lượng.
- Phân phối: Việc có thể tiếp cận Grab là hoàn toàn đơn giản khi chỉ cần có
smartphone có internet và ứng dụng của grab. Các tính năng trên ứng dụng được
thiết kế cho người sử dụng rõ ràng. Khi cần đặt chuyến xe thì gần như được đáp
ứng ngay do tài xế Grab phủ rộng và có một màu xanh giúp khách hàng nhận ra rõ
ràng.
- Truyền thông: Grab truyền thông rất tốt qua các kênh mạng xã hội. Mầu xanh lá
cây như đi vào tiềm thức khách hàng là màu đặc trưng của grab.
=> Cơ hội: grab hiện nay đã có vị thế cao nhất trên lĩnh vực gọi xe thông minh, họ
có ưu thế áp đặt giá , gây áp lực lên tài xé và khách hàng.
5.

Phân tích mô hình SWOT


-

Điểm mạnh
+ Biết trước giá, không lo trả giá: Một trong những lo âu của khách hàng là các

chiêu “ hét giá “, “ trả giá” mà các tài xế xe ôm thường sử dụng đặc biệt là đối
với những người không rành đường. Sử dụng dịch vụ Grab hành khách không
chỉ biết trước tài xế sắp đón mình là ai, đi xe biển số gì, mà còn biết trước giá
tiền phải trả và hoàn toàn yên lòng để hoàn thành chuyến đi.
+ An toàn hơn với bảo hiểm: Tài xế của Grab luôn được trang bị đầy đủ mũ
bảo hiểm đạt chuẩn, áo khoác, áo thun đồng phục để luôn hành nghề trong tình
trạng tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Tuy nhiên hiện
nay, tất cả tài xế Grab còn được trang bị thêm bảo hiểm tự nguyện tai nạn đân
sự, với mức bồi thường lên đến 20 triệu đồng ( cho cả tài xế và hành khách).
Đây cũng là một ưu điểm về an toàn giúp Grab tạo nên sự khách biệt mạnh mẽ
so với các ứng dụng đặt xe khác.


-

-

-

+ Không ngại kẹt xe, không sợ thiếu xe: Grabbike sẽ là lựa chọn thú vị khi bạn
phải đi đâu đó vào giờ cao điểm. Lợi thế của xe giúp bạn len lỏi khắp các hang
cùng ngõ hẻm để đi đến nơi trong thời gian nhanh nhất.
+ Hiện đang là Market leader với số lượng khách hàng sử dụng và tài xế nhiều
nhất trên thị trường.
Điểm yếu:
+ Lộ trình hiển thị trên app chưa tốt ưu
+ Chưa thuyết phục được khách hàng sử dụng thường xuyên
+ Không kiểm soát được thời gian cũng như khu vực hoạt động của mỗi tài xế
dẫn đến tình trạng có một số khu vực rất khó đặt xe vào ban đêm.
Cơ hội:

+ Nhu cầu đi lại của người dân trong thành phố rất cao
+ Số người dùng smartphone tăng và có xu hướng sử dụng những ứng dụng
tiện ích.
+Sự tham gia vào mô hình kinh tế chia sẻ ngày càng tăng
+ Wifi phủ rộng khắp nhiều nơi, cước 3G thấp.
Thách thức:
+ khách hàng vẫn ưu tiên sử dụng phương tiện cá nhân hơn vì sự tiện lợi của
chúng và giá rẻ hơn.
+ Cạnh tranh với nhiều ứng dụng
+ Giá xăng có thể biến động ảnh hưởng đến doanh thu.
6. Chính sách xúc tiến thương mại của Grab
a Đối tượng hướng tới

Là nam/nữ độ tuổi từ 15-40 tuổi, sử dụng martphone, theo phong cách hiện đại,
chú trọng khu vực trung tâm và ngọi thành ở các thành phố lớn.
b



c

Mục tiêu của XTTM
Cung cấp thông tin về dịch vụ gọi xe công nghệ, đặt xe nhanh chóng chỉ với
2 cú chạm
Thu hút các khách hàng sử dụng dịch vụ Grap với các sản phẩm: GrabTaxi,
GrabCar, JustGarb, GrabBike, GrabExpress
Củng cố vị trí của mình trên thị trường xe ôm công nghệ
Chính sách xúc tiến thương mại

Công ty công nghệ Grab Việt Nam hiện đang sử dụng các chính sách xúc tiến

thương mại như: Quảng cáo, Khuyến mại, Quan hệ công chúng


Quảng cáo


Quảng cáo được Grap sử dụng một cách rất hiệu quả
Lần đầu tiên ra mắt vào năm 2012 với tên gọi MyTeksi tại malaysia cùng tính năng
khởi nguồn đơn giản như một dịch vụ hỗ trợ đặt taxi với 11.000 lượt tải. Vào ngày
27/02/2014, ứng dụng đã có mặt tại Việt Nam với tên gọi GrabTaxi. Và chỉ sau gần
2 năm hoạt động tại Việt Nam với hàng loạt dịch vụ như GrabTaxi, GrabBike,
GrabCar, GrabExpress ra đời phục vụ cho mọi nhu cầu di chuyển của người dân
Việt Nam. Điều ấy cho thấy cho sự tín nhiệm của gần 92 triệu người Việt, cũng
như 620 triệu người dân Đông Nam Á- đó chính là kết quả của những cố gắng cải
thiện, miệt mài nâng cao chất lượng sau quãng đường gần 2 năm từ khi Grab có
được sự đồng hành của những hành khách Việt Nam.
Với màu áo sắc xanh đặc trưng phủ khắp mọi ngã rẽ ở thành phố Hà Nội, chúng ta
dễ dàng nhận diện được tài xế xe ôm công nghệ Grab. Quảng cáo ứng dụng này
tràn ngập và cũng khá hiệu quả. Vậy Grab đã làm gì để truyền trải những thông tin
cần thiết đến khách hàng mục tiêu của mình: Thông điệp quảng cáo khác biệt, lôi
cuốn khách hàng bằng hình ảnh và âm thanh như thế nào? Sử dụng các phương
tiện truyền thông nào? Tần suất xuất hiện là bao nhiêu?
Grab Việt Nam đã thực hiện quảng cáo thường xuyên với tần suất lớn để đảm bảo
hình ảnh chiếc xe ôm công nghệ có thể in đậm trong tâm trí người xem. Các
phương tiện được sử dụng: youtube, trang mạng xã hội facebook, website... vì đối
tượng hướng tới là những người trẻ tuổi nên phương tiệ được dùng hiệu quả nhất là
trang mạng xã hội facebook . Grab còn quảng cáo với những video nội dung thú vị
cùng với đó là sự xuất hiện của những nghệ sĩ, ca sĩ như Trấn Thành, Hariwon, Mỹ
Tâm, Thu Trang...



Khuyến mại

Công cụ mang lại thành công nữa là khuyến mại. Nhắc đến Grab là nhắc đến vô
vàn những khuyến mại siêu khủng có thể kéo dài suốt 1 tháng, khuyến mại theo
ngày, theo giờ, theo hình thức thanh toán qua ví điện tử Moca hay trả tiền mặt trên
tất cả các sản phẩm GrabTaxi, GrabBike, hay GrabFood... hoặc một hình thức giúp
những người thường xuyên sử dụng ứng dụng Grab có thể tiết kiệm lên đến 50%
chính là gói hội viên Grab, hay tích điểm đổi quà. Toàn bộ những khuyến mại trên
khách hàng có thể tra qua mục GrabRewards trên ứng dụng Grab.




Quan hệ công chúng

Trong các công cụ thì quan hệ công chúng được đánh giá là khá hiệu quả. ảnh
hưởng đến việc thành công hay thất bại của một sản phẩm/ dịch vụ là không thể
phủ nhận. Công chúng có thể tạo ra những thuận lợi và khó khăn cho việc tiêu thụ
sản phẩm/ dịch vụ. Đặc biệt nếu dành được sự ủng hộ của các cơ quan nhà nước thì
sản phẩn/ dịch vụ có thể dễ dàng đưa sản phẩm/ dịch vụ đến với khách hàng hơn.
Grab với một loạt hoạt động xã hội, chương trình đã và đang diễn ra như: “Cùng
Grab chung tay chở Tết về gần” diễn ra từ ngày 15/1/2018-4/2/2018 trên phạm vi
toàn quốc, “Cùng Grab chung tay, xây cầu đến lớp” với sự hợp tác của Quỹ Bảo
trợ Trẻ em Việt Nam giai đoạn 2019-2020, “Hè Vui An Toàn- Bé Hiểu Giao
Thông” phối hợp tổ chức với Hãng Phim trẻ góp phần nâng cao hiểu biết của các
em về an toàn giao thông tại các thành phố lớn, “GrabFood chung tay nuôi em”...




Điều này đã tạo nên một hình ảnh Grab tốt đẹp trong mắt khách hàng, người tiêu
dùng.
III.

Đánh giá sự phù hợp của chính sách với khách hàng mục tiêu và các
điều kiện thị trường của doanh nghiệp.
1 Đánh giá

Với chiến lược xây dựng thương hiệu đúng đắn đi kèm với dịch vụ khách hàng
hiệu quả, Grab đã ”vượt mặt” đối thủ của mình – Uber để chiếm lĩnh nhiều thị
trường đầy tiềm năng của khu vực.
*Sản phẩm


Grab luôn phát triển sản phẩm của mình song song với nhu cầu của khách hàng
từ đó thích nghi và thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Sản phẩm dịch vụ của
Grab khá đa dạng, khởi đầu với GrabTaxi, GrabCar, GrabBike, GrabExpress và
gần đây nhất là GrabShare. Ưu điểm của Grab có thể kể đến ứng dụng dễ cài đặt,
minh bạch, nhanh gọn, các hình thức khuyến mãi hay chào mừng khách hàng mới
luôn được chú trọng. Hơn thế nữa, Grab luôn để tâm đến muôn vàn lợi ích của
khách hàng khi họ lựa chọn sử dụng dịch vụ như Grab Pay, Grab Award hay Grab
Chat.
*Giá cả
Có thể nói trước khi Uber rời khỏi Đông Nam Á, Grab đã cùng đối thủ
“chiếm lĩnh” thị trường, bỏ xa các hãng taxi truyền thống chỉ sau 3 năm thâm
nhập vào Việt Nam. Nhưng nếu so sánh với Uber, Grab tuy có mức giá gần như
tương đương nhưng luôn được duy trì ở mức ổn định, và khách hàng hoàn toàn
biết chính xác giá tiền phải trả trong khi Uber chỉ mang đến một con số ước
lượng. Grab thông minh ở chỗ họ cho phép người đi xe thanh toán bằng tiền
mặt thay vì thẻ tín dụng như Uber, một thói quen phổ biến trong văn hóa tiêu

dùng ở Đông Nam Á. Vì lẽ đó Grab càng “hút” khách về mình nhiều hơn.


Khuyễn mãi, mã giảm giá là “vũ khí lợi hại” của thương hiệu này, Grab khuyến
khích bạn đi nhiều hơn, rẻ hơn và tiện lợi hơn. Điều này thúc đẩy hành vi sử dụng
của khách hàng đồng thời tiếp cận một cách gần gũi với họ.


×