Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Luận văn Hiện Thực Và Con Người Nam Bộ Trong Truyện Và Kí Của Nguyễn Thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.37 KB, 56 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
*************

NGUYỄN THỊ THU

HIỆN THỰC VÀ CON NGƢỜI NAM BỘ
TRONG TRUYỆN VÀ KÍ CỦA NGUYỄN THI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI – 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
*************

NGUYỄN THỊ THU

HIỆN THỰC VÀ CON NGƢỜI NAM BỘ
TRONG TRUYỆN VÀ KÍ CỦA NGUYỄN THI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. LA NGUYỆT ANH

HÀ NỘI – 2018




LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. La Nguyệt Anh. Cô đã
trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu cũng nhƣ động
viên và khuyến khích tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam, khoa
Ngữ văn, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn
thành khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Thu


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dƣới
sự hƣớng dẫn của TS. La Nguyệt Anh. Các số liệu và kết quả nghiên cứu đƣợc
trình bày trong luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố dƣới bất kì
hình thức nào. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm!
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 1

2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 5
4. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................... 5
5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 5
6. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 5
7. Đóng góp của khóa luận............................................................................ 5
8. Bố cục khóa luận ....................................................................................... 6
NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
Chƣơng 1. TRUYỆN VÀ KÍ CỦA NGUYỄN THI TRONG VĂN HỌC
KHÁNG CHIẾN VIỆT NAM ........................................................................... 7
1.1. Những vấn đề lí luận về truyện và kí ..................................................... 7
1.1.1. Khái niệm truyện và kí ................................................................... 7
1.1.2. Thể loại truyện và kí trong văn học kháng chiến Việt Nam............ 9
1.2. Nguyễn Thi và Truyện và kí của Nguyễn Thi ...................................... 12
1.2.1. Tác giả Nguyễn Thi ....................................................................... 12
1.2.2. Qúa trình sáng tác......................................................................... 13
1.2.3. Truyện và kí của Nguyễn Thi ........................................................ 15
Chƣơng 2. BỨC TRANH HIỆN THỰC VÀ CON NGƢỜI NAM BỘ TRONG
TRUYỆN VÀ KÍ CỦA NGUYỄN THI ............................................................ 19
2.1. Bức tranh hiện thực đời sống Nam Bộ trong Truyện và kí của Nguyễn Thi
..................................................................................................................... 19
2.1.1. Hiện thực đời sống trên chiến trường ........................................... 19
2.1.2. Hiện thực cuộc sống đời thường ................................................... 22


2.2. Con ngƣời Nam Bộ trong Truyện và kí của Nguyễn Thi ..................... 26
2.2.1. Con người Nam Bộ trong chiến trường ........................................ 26
2.2.2. Con người Nam Bộ trong cuộc sống đời thường .......................... 31
Chƣơng 3. MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN HIỆN
THỰC VÀ CON NGƢỜI TRONG TRUYỆN VÀ KÍ NGUYỄN THI ............ 36

3.1. Không gian, thời gian nghệ thuật ......................................................... 36
3.1.1. Không gian nghệ thuật .................................................................. 36
3.1.2. Thời gian nghệ thuật ..................................................................... 38
3.2. Giọng điệu ............................................................................................ 40
3.2.1. Giọng điệu đa thanh ...................................................................... 40
3.2.2. Sắc điệu chủ đạo trong Truyện và kí Nguyễn Thi ......................... 41
3.3. Ngôn ngữ .............................................................................................. 43
3.3.1. Ngôn ngữ trần thuật khách quan .................................................. 43
3.3.2. Ngôn ngữ đối thoại gần gũi, thân tình .......................................... 45
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học luôn là tấm gƣơng phản chiếu đời sống hiện thực xã hội và nhà văn
chính là ngƣời thƣ kí trung thành của thời đại. Nếu là một nhà văn vĩ đại thì tác phẩm
của anh ta phải phản ánh ít nhất vài ba khía cạnh nào đó của cuộc cách mạng. Nhà
thơ vĩ đại ngƣời Đức H.Haino đã từng so sánh hình tƣợng nhà thơ với cuộc sống cũng
nhƣ thần Ăng-tê với đất Mẹ: “Thần Ăng-tê trở nên vô địch khi đặt chân lên đất Mẹ và
mất hoàn toàn sức lực khi bị Hec-quyn nhấc bổng lên. Nhà thơ cũng thế, nhà thơ chỉ
thực sự cƣờng tráng và dũng mãnh khi gắn liền với mảnh đất của đời sống hiện thực
và trở nên bất lực khi tách rời cuộc sống và lơ lửng trên không”. Nhƣ vậy, hiện thực
đời sống luôn luôn là nguồn cảm hứng vô tận, dồi dào của thơ văn. Và con ngƣời
chính là nhân tố quan trọng nhất trong bức tranh hiện thực đó. Nên con ngƣời và hiện
thực trong đời sống luôn là đề tài hấp dẫn, thu hút các nhà văn, nhà thơ và cũng chính
là một khía cạnh đặc sắc để các nhà nghiên cứu khai thác.
Hơn nữa, dân tộc ta đã trải qua nghìn năm văn hiến, chiến đấu hết mình để
bảo vệ Tổ quốc, dù hiện nay đất nƣớc đã hòa bình nhƣng chúng ta vẫn không thể
nào quên đƣợc những năm tháng chiến tranh đau thƣơng của dân tộc. Chiến tranh,

Cách mạng ngay lúc bấy giờ là đề tài rất rộng lớn phản ánh sâu sắc hiện thực và con
ngƣời, đặc biệt là trong kháng chiến chống Mĩ đƣợc các nghệ sĩ phản ánh từ nhiều
khía cạnh khác nhau. Trên văn đàn văn học Việt Nam nói chung văn học Cách
mạng nói riêng thì không thể không nói đến Nguyễn Thi – một nhà văn có phong
cách sáng tác rất đặc sắc. Ông sinh ra ở Nam Định nhƣng cuộc đời và sáng tác của
Nguyễn Thi luôn gắn bó với miền Nam. Hầu hết những tác phẩm của ông viết về
miền Nam đƣợc tập hợp trong tập Truyện và kí do Nhà xuất bản Giải phóng in lần
đầu vào năm 1969. Những tác phẩm này của Nguyễn Thi thể hiện rất rõ hiện thực
chiến tranh chống Mĩ và sự căm thù giặc sâu sắc, lòng yêu nƣớc nồng nàn của đồng
bào miền Nam. Hòa nhập cùng dòng văn học kháng chiến chống Mĩ lúc bấy giờ
Nguyễn Thi cũng đã bộc lộ đƣợc cảm nhận của riêng mình. Nếu nhà văn Tô Hoài,
Nguyễn Khải đi từ sự thay đổi thân phận công dân trong cuộc đời chung của dân tộc

1


(Vợ chồng A Phủ, Mùa lạc,...), Nguyễn Minh Châu quan sát chiến tranh nhƣ cuộc
phát lộ ánh sáng của tâm hồn con ngƣời (Mảnh trăng cuối rừng, Người đàn bà trên
chuyến tàu tốc hành,...)… thì Nguyễn Thi lại cảm nhận nó từ góc độ gia đình – một
góc nhìn tƣởng chừng không có gì mới mẻ nhƣng lại là điều hệ trọng nhất đối với
mỗi con ngƣời. Từ việc nắm bắt hiện thực chiến đấu anh dũng của đồng bào miền
Nam trong kháng chiến chống Mĩ, Nguyễn Thi đã vẽ lên bức tranh hùng tráng vừa
chứa đựng sắc thái sử thi trữ tình vừa ẩn chứa những điều giản dị, thân thuộc của
con ngƣời, của vùng đất Nam Bộ. Có rất nhiều nhà nghiên cứu cũng đã tìm hiểu
sáng tác của Nguyễn Thi nhƣng chỉ tìm hiểu về các khía cạnh của truyện ngắn, hay
về nghệ thuật trong tập Truyện và kí,... chứ chƣa đi sâu vào tìm hiểu về nội dung.
Việc khám phá hiện thực và con ngƣời trong Truyện và kí Nguyễn Thi là vô cùng
cần thiết. Quá trình tìm hiểu bức tranh hiện thực và con ngƣời trong Truyện và kí
cũng góp phần quan trọng vào việc tiếp nhận nội dung tác phẩm và thấy đƣợc
phong cách sáng tác độc đáo của Nguyễn Thi.

Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu kết quả nghiên cứu của thế hệ đi trƣớc cùng với
tính cấp thiết của vấn đề, ngƣời viết lựa chọn đề tài này khẳng định bức tranh hiện
thực và con ngƣời Nam Bộ trong tập Truyện và kí của Nguyễn Thi đồng thời làm
nổi bật đƣợc một số phƣơng diện nghệ thuật thể hiện trong các tác phẩm. Mặt khác,
tác phẩm của ông cũng đƣợc đƣa vào chƣơng trình sách giáo khoa ở phổ thông với
truyện ngắn Những đứa con trong gia đình in trong tập Truyện và kí. Nên việc
nghiên cứu đề tài: Hiện thực và con người Nam Bộ trong Truyện và kí của Nguyễn
Thi cũng góp một phần vào việc tìm hiểu, nâng cao hiệu quả giảng dạy truyện ngắn
của Nguyễn Thi cũng nhƣ truyện ngắn Việt Nam hiện đại.
Xuất phát từ lòng mến mộ nhà văn – liệt sĩ Nguyễn Thi, tôi lựa chọn đề tài
Hiện thực và con người Nam Bộ trong Truyện và kí của Nguyễn Thi với mong
muốn góp một tiếng nói khẳng định tài năng, phong cách, những giá trị tiêu biểu
trong sáng tác của nhà văn.

2. Lịch sử vấn đề
Với sự thành công và phong cách nghệ thuật độc đáo của mình, Nguyễn Thi
đã giành đƣợc nhiều trang viết của giới nghiên cứu và phê bình. Cho đến nay, rất

2


nhiều báo chí từ Trung ƣơng đến địa phƣơng có công trình nghiên cứu, lời bàn về
Nguyễn Thi và tác phẩm của ông.
Ngay từ khi truyện ngắn Nguyễn Thi ra đời đã đƣợc đánh giá rất cao. Trong
hai tập truyện ngắn đầu tay Trăng sáng (1960) và Đôi bạn (1962), Trần Hữu Tá đã
nhận xét: “những yếu tố đầu tiên của một tài năng đã đƣợc bộc lộ. Khả năng dựng
truyện tự nhiên, khả năng nhận xét tinh tế, phân tích tâm lí một cách sâu sắc, ngôn
ngữ trong sáng và giàu chất trữ tình” [14;10].
Năm 1965, bài viết Phát hiện mới về nhà văn Nguyễn Ngọc Tấn (Tạp chí
Văn học, số 2) Ngô Thảo đã bƣớc đầu giới thiệu về nhà văn Nguyễn Thi – một tài

năng trẻ đầy triển vọng trong tƣơng lai. Năm 1966, nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ có
bài viết Tính chất điển hình trong Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi đăng trên
tuần báo Văn nghệ (ngày 01/4). Trong Từ điển văn học bộ mới, Đỗ Đức Hiểu –
Trần Hữu Tá có những nhận xét xác đáng về Nguyễn Thi và đánh giá về truyện kí
Người mẹ cầm súng: “Người mẹ cầm súng có tính dân gian Nam Bộ rất rõ nét, đƣợc
thể hiện qua cách kể chuyện, lối mở đầu, các chƣơng đoạn, đặc biệt trong lời ăn
tiếng nói, nếp suy nghĩ, cảm xúc nhân vật. Người mẹ cầm súng là tác phẩm hoàn
chỉnh nhất của Nguyễn Thi, chứa đựng những yếu tố mầm mống của một nhà tiểu
thuyết có tài” [6;1184]. Đặc biệt là công trình nghiên cứu của tác giả Nhị Ca năm
1983 viết về đời riêng và tác phẩm của ông Gương mặt còn lại – Nguyễn Thi đã một
lần nữa khẳng định những đóng góp to lớn của Nguyễn Thi trong nền văn học
kháng chiến Việt Nam.
Bên cạnh các nhà nghiên cứu, phê bình có tên tuổi thì tác phẩm của Nguyễn
Thi cũng đƣợc dành rất nhiều sự quan tâm của các thế hệ học viên, sinh viên, học
sinh các trƣờng Đại học, Cao đẳng, Phổ thông cũng nhƣ các độc giả trên cả nƣớc.
Có rất nhiều luận văn, khóa luận tốt nghiệp, công trình nghiên cứu của thạc sĩ, cử
nhân về tác phẩm của Nguyễn Thi nhƣ:
- Văn xuôi Nguyễn Thi (Nguyễn Chí Hòa, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Đại
học Vinh, 1999).
- Nguyễn Thi trong văn xuôi chống Mĩ (Nguyễn Minh Bằng, Luận văn Thạc
sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh, 2005).

3


- Chất trữ tình trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn (Thái Thị Ngọc, Khóa
luận tốt nghiệp Đại học, Đại học Vinh, 2004).
- Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn (Phan Thị Nga, Khóa
luận tốt nghiệp Đại học, Đại học Vinh, 2006).
- Đặc điểm lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn –

Nguyễn Thi (Hoàng Thị Sâm, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh, 2009).
Về tập Truyện và kí cũng có một số nhà nghiên cứu quan tâm nghiên cứu và
tìm hiểu nhƣ Nguyễn Thi qua Truyện và kí của Phong Lê đã đi sâu vào tài năng và
phong cách của nhà văn. Hay bài nghiên cứu của Vũ Ngọc Phan năm 1966 về
Phong cách dân gian của Người mẹ cầm súng in trong Tạp chí Văn học số 7. Trong
Lời giới thiệu tuyển tập Truyện và kí của Nguyễn Thi Nhà xuất bản Giải phóng
cũng đã nêu rõ: “Anh có khả năng quan sát độc đáo, nhạy bén và tinh tế, có một biệt
tài dùng phép tƣơng phản để mô tả cái vĩ đại trong cái tầm thƣờng, hòa nhuyễn cái
vĩ đại của cuộc chiến tranh thần kì trong hơi thở bình thƣờng của cuộc sống hàng
ngày, của con ngƣời bình thƣờng. Nguyễn Thi cũng nắm chắc vốn kiến thức của
quần chúng, đặc biệt là của nông dân Nam Bộ. Tất cả những cái đó cộng lại tạo cho
Nguyễn Thi một phong cách riêng, bình thản mà không lạnh lùng sâu lắng nhƣng
vẫn có cái sôi nổi thầm kín, đặc biệt là đậm đà màu sắc Nam Bộ trong cách dùng
chữ, lời nói, điệu hồn chân chất, thân mật, phóng khoáng, dễ thƣơng, dễ mến biết
bao” [15;6].
Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu của sinh viên về tập Truyện và kí
của Nguyễn Thi nhƣ: Hiệu quả của việc sử dụng từ địa phương trong Truyện và kí
của Nguyễn Thi (Ngô Thị Phƣơng, Luận văn tốt nghiệp Đại học, Đại học Sƣ phạm
Hà Nội 2, 2010).
Hầu hết các công trình nghiên cứu chỉ đi sâu vào một tác phẩm, trong thể
loại truyện ngắn hoặc nghệ thuật độc đáo trong Truyện và kí của Nguyễn Thi. Vấn
đề hiện thực và con ngƣời trong Truyện và kí của Nguyễn Thi đã đƣợc bàn đến
nhƣng vẫn còn nhiều bỏ ngỏ. Chính các công trình nghiên cứu này đã gợi mở cho

4


tác giả khóa luận hƣớng tiếp cận mới, làm tiền đề cho tác giả đi sâu tìm hiểu đề tài:
Bức tranh hiện thực và con người Nam Bộ trong Truyện và kí của Nguyễn Thi.


3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích cơ bản của khóa luận là làm rõ bức tranh hiện thực và con ngƣời
Nam Bộ trong tập Truyện và kí của Nguyễn Thi. Từ đó thấy đƣợc những đóng góp
của nhà văn trong nền văn học kháng chiến nói riêng và trong nền văn học Việt
Nam nói chung.

4. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là vấn đề hiện thực và con ngƣời trong
sáng tác của Nguyễn Thi.

5. Phạm vi nghiên cứu
Tập Truyện và kí của Nguyễn Thi – Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội (1978)

6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: Tìm hiểu Bức tranh hiện thực và con
người Nam Bộ trong Truyện và kí của Nguyễn Thi, khóa luận có sử dụng các kiến
thức về lí luận văn học và văn học sử. Do vậy, phƣơng pháp mà tôi sử dụng ở đây là
phân tích tổng hợp.
- Bên cạnh đó cũng kết hợp với các phƣơng pháp khác nhƣ: phƣơng pháp
phân tích, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp so sánh, đối chiếu,...

7. Đóng góp của khóa luận
- Trên cơ sở những vấn đề lí luận về truyện và kí, thể loại truyện và kí trong
văn học kháng chiến Việt Nam, ngƣời viết vận dụng để tìm hiểu, nghiên cứu các tác
phẩm trong Truyện và kí của Nguyễn Thi. Từ đó khai thác, làm rõ bức tranh hiện
thực và con ngƣời Nam Bộ trong Truyện và kí của Nguyễn Thi.
- Đồng thời khẳng định đƣợc một số phƣơng diện nghệ thuật nhƣ: không
gian, thời gian nghệ thuật; giọng điệu; ngôn ngữ Nam Bộ mà tác giả sử dụng rất
thành công, nhuần nhuyễn trong tác phẩm.


5


8. Bố cục khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính khóa luận
đƣợc triển khai trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Truyện và kí của Nguyễn Thi trong nền văn học kháng chiến
Việt Nam
Chƣơng 2: Bức tranh hiện thực và con ngƣời Nam Bộ trong Truyện và kí của
Nguyễn Thi
Chƣơng 3: Một số phƣơng diện nghệ thuật thể hiện hiện thực và con ngƣời
trong Truyện và kí của Nguyễn Thi

6


NỘI DUNG
Chƣơng 1
TRUYỆN VÀ KÍ CỦA NGUYỄN THI
TRONG VĂN HỌC KHÁNG CHIẾN VIỆT NAM
1.1. Những vấn đề lí luận về truyện và kí
1.1.1. Khái niệm truyện và kí
1.1.1.1. Khái niệm truyện
Thuật ngữ truyện bao hàm rất rộng và có nhiều nghĩa khác nhau. Ban đầu với
nguồn gốc chữ Hán, truyện có thể hiểu là giải thích kinh nghĩa nhƣ tác phẩm Xuân
Thu tả truyện. Sau này truyện có nghĩa là bài văn xuôi ghi chép về sự tích một đời
của một ngƣời nào đó nhƣ Lĩnh Nam chích quái liệt truyện ghi lại các sự tích Hồng
Bàng, Bánh chưng, Ngư Tinh, Hồ Tinh,...
Trong tiếng Việt, thuật ngữ truyện chỉ tác phẩm văn học là một bản kể miêu
tả nhân vật và những diễn biến sự kiện thú vị: truyện cổ tích, truyện thần thoại,

truyện cƣời, truyện thần kì, truyện Nôm, truyện thơ, truyện dài, truyện vừa, truyện
ngắn, truyện rất ngắn (mini),...
Theo Trần Đình Sử, khái niệm truyện là “một thể loại tự sự văn xuôi bắt
nguồn từ các câu chuyện thần thoại, chuyện lịch sử, chuyện sinh hoạt, dần dần tách
ra thành một thể loại, kể những chuyện kì lạ, khác thƣờng chỉ trong trí tƣởng tƣợng
của con ngƣời. Ví dụ: truyện truyền kì, truyện cổ tích,...” [5;202]
Truyện bao gồm nhiều thể loại, trong đó tiêu biểu là thể loại truyện ngắn và
tiểu thuyết. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ
nhỏ. Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phƣơng diện của đời
sống: đời tƣ, thế sự hay sử thi nhƣng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn đƣợc
viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ” [5;370].
“Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời
sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận

7


của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều
kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [5;328].
Nếu tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh toàn vẹn đời sống, có cái nhìn cuộc
sống từ góc độ đời tƣ thì truyện ngắn lại hƣớng tới khắc họa một hiện tƣợng, phát
hiện một nét bản chất trong đời sống tâm hồn hay quan hệ nhân sinh của con ngƣời.
Vì vậy, truyện ngắn thƣờng ít nhân vật và ít những sự kiện phức tạp hơn tiểu thuyết.
1.1.1.2. Khái niệm kí
Kí là một thể loại ra đời rất sớm, xuất hiện từ trƣớc đời Hán ở Trung Quốc.
Vào đời Đƣờng, nhiều tác phẩm kí dùng để ghi lại sự việc xen với lời bình nhƣng
sau đó nó ngày càng phát triển và ý thức hơn về đặc điểm thể loại.
Kí theo nghĩa gốc là ghi chép lại một sự việc nào đó để không quên. Theo Từ
điển thuật ngữ văn học: “Kí là một loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí
và văn học, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự nhƣ bút kí, hồi kí, du kí,

phóng sự, kí sự, nhật kí, tùy bút,... Do tính chất trung gian mà có ngƣời liệt kí vào
cận văn học” [5;162].
Thể kí đã có từ rất lâu đời trong văn học Việt Nam nhƣng phải đến thế kỉ
XVII đặc biệt là thế kỉ XIX, khi đời sống con ngƣời ngày càng nâng cao, báo chí, kĩ
thuật in ấn phát triển, văn học bắt đầu thâm nhập vào đời sống tinh thần xã hội thì
thể kí mới thực sự phát triển và trở thành thể loại phức tạp nhất của văn xuôi tự sự
trung đại: Vũ trung tùy bút (Phạm Đình Hổ), Thượng kinh kí sự (Lê Hữu Trác),....
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, thể kí hiện đại Việt Nam đặc biệt phát triển với
nhiều tên tuổi nhƣ: Tô Hoài, Trần Đăng, Nguyễn Khải, Chế Lan Viên, Nguyễn
Tuân, Nguyễn Huy Tƣởng, Anh Đức, Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng,..
Trong lí luận văn học, có rất nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm và đặc
trƣng của kí. Có nhà nghiên cứu nhận xét: “Về kí, thực tế là không thể nói đến cái gì
xác định đƣợc đặc trƣng thể loại của nó” [11;275]. Lại có ngƣời cho kí là “loại thể
văn học đặc biệt và phức tạp” [11;277]. Nhƣ vậy, đã có rất nhiều hƣớng tiếp cận
khác nhau về thể kí nhƣng vẫn chƣa đƣa ra đƣợc một hệ thống lí luận thống nhất
cho thể loại văn học này.

8


Truyện và kí là hai thể loại độc lập trong văn học, tuy nhiên ranh giới thể loại
đôi khi khó tách bạch, giữa hai thể loại có sự giao thoa. Trong khung thể loại của
văn học Việt Nam hiện đại, có thể xem truyện và kí là biến thể độc đáo của thể loại
truyện và thể loại kí.
1.1.2. Thể loại truyện và kí trong văn học kháng chiến Việt Nam
Thể loại truyện và kí trong văn học kháng chiến Việt Nam thể hiện rõ qua
các thời kì: kháng chiến chống Pháp, mƣời năm sau kháng chiến chống Pháp và
trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Ở mỗi chặng đƣờng, thể loại này đều có
những đặc điểm và thành tựu nổi bật.
Truyện và kí trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Về thể loại truyện, thời

kì này có nhiều tác phẩm phản ánh hiện thực đen tối, ngột ngạt của nhân dân Việt
Nam dƣới ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật cùng không khí sục sôi của
các phong trào Cách mạng. Tiêu biểu nhƣ Mò sâm panh (Nam Cao), Một phút yếu
đuối (Nguyễn Huy Tƣởng). Đặc biệt là tập truyện ngắn Địa ngục và Lò lửa của
Nguyên Hồng đã khắc họa hình ảnh những chiến sĩ anh dũng, kiên cƣờng đại diện
cho lực lƣợng mới của dân tộc. Tiểu thuyết giai đoạn 1945 – 1975 chƣa có điều kiện
phát triển nhiều. Tuy nhiên có thể kể đến một số tác phẩm nổi bật nhƣ: Nhà Phó Ba
(Xuân Thu), Bên đường 12, Nhân dân tiến tới (Vũ Tú Nam), Xung kích (Nguyễn
Đình Thi), Vùng mỏ (Võ Huy Tâm), Con trâu (Nguyễn Văn Bổng),...
Về thể loại kí, ngay ở những ngày đầu kháng chiến đã có những thiên kí sự,
tùy bút ghi lại hình ảnh cả dân tộc: Lột xác (Nguyễn Tuân), Dân khí miền Trung
(Hoài Thanh), Rãnh cày nổi dậy (Mạnh Phú Tƣ), Ở chiến khu (Nguyễn Huy
Tƣởng),... Ngoài ra còn có bút kí Nhật kí đường trong, Ở mặt trận Nam Trung Bộ (Tô
Hoài) các nhà văn cũng đã hƣớng tới hình ảnh trung tâm là những con ngƣời thời đại
mới cùng sự thức tỉnh và phẩm chất của họ. Thể kí ở giai đoạn này cũng đã có sự
phát triển và đạt đƣợc nhiều thành tựu với các tác phẩm tiêu biểu nhƣ: Chặt gọng
kìm đường Số Bốn của Hoàng Lộc, Ngược sông Thao của Tô Hoài, Kí sự Cao –
Lạng của Nguyễn Huy Tƣởng, Tình chiến dịch, Đường vui, Tùy bút kháng chiến của
Nguyễn Tuân,....

9


Nhìn chung, con ngƣời trong truyện và kí ở giai đoạn này không phải là con
ngƣời trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, đời tƣ mà là con ngƣời mang tƣ cách công
dân. Con ngƣời đƣợc thể hiện trên phƣơng diện con ngƣời chính trị và đƣợc đặt trong
dòng chảy lịch sử với những biến cố của đời sống xã hội. Độc giả có thể bắt gặp ở
những anh bộ đội trong tiểu thuyết Xung kích (Nguyễn Đình Thi), tình yêu làng của
ông Hai trong truyện ngắn Làng (Kim Lân) hay nhân vật Mị, A Phủ trong Vợ chồng
A Phủ (Tô Hoài), ngƣời lính trong kí sự Một cuộc chuẩn bị, Trận phố Ràng (Trần

Đăng),....
Có thể thấy dù chƣa kết tinh đƣợc nhiều tác phẩm xuất sắc nhƣng truyện và
kí giai đoạn này đã mở ra đƣợc hƣớng tiếp cận và phản ánh đời sống lịch sử xã hội,
quan niệm nghệ thuật, con ngƣời,.... Và nó đã đóng góp một phần quan trọng vào
quá trình phát triển của văn xuôi hiện đại.
Truyện và kí trong mười năm sau cuộc kháng chiến chống Pháp. Các tác
phẩm truyện trong thời kì này đã có sự mở rộng nội dung đề tài rõ rệt. Ngoài thể tài
lịch sử dân tộc thì nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết đã hƣớng đến những vấn đề riêng
tƣ, đời sống thế sự, những khát vọng đời thƣờng của con ngƣời lao động và những
số phận của con ngƣời nhỏ bé trong xã hội: Mùa lạc, Đứa con nuôi, Chuyện người
tổ trưởng máy kéo của Nguyễn Khải, Đi bước nữa của Nguyễn Thế Phƣơng,...
Bên cạnh đó cũng có nhiều tác phẩm truyện hƣớng về đề tài hiện thực, phản
ánh những sự đổi thay của đất nƣớc và con ngƣời nhƣ tiểu thuyết Cái sân gạch, Vụ
lúa chiêm (Đào Vũ), truyện ngắn Đồng tháng Năm, Vụ mùa chưa gặt (Nguyễn
Kiên),....
Ngoài ra, còn có nhiều đề tài theo khuynh hƣớng sử thi khai thác các vấn đề
trong kháng chiến chống Pháp: Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc), Trên mảnh đất
này (Hoàng Văn Bổn), Người người lớp lớp (Trần Dần), Đất lửa (Nguyễn Quang
Sáng), Vượt Côn Đảo (Phùng Quán), Vỡ bờ (Nguyễn Đình Thi),...
Sau mƣời năm kháng chiến chống Pháp cũng đã xuất hiện nhiều cây bút
chuyên truyện ngắn nhƣ Vũ Thị Thƣờng, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Kiên, Kim
Lân,... Về tiểu thuyết, đã xuất hiện tiểu loại có quy mô lớn toàn xã hội gồm nhiều sự

10


kiện, nhiều tuyến cốt truyện đan xen và hàng chục nhân vật có số phận, con đƣờng
khác nhau trong dòng chảy của lịch sử nhƣ: Sống mãi với thủ đô (Nguyễn Huy
Tƣởng), Vỡ bờ (Nguyễn Đình Thi), Cửa biển (Nguyên Hồng),...
Thời kì này thể kí tuy không phát triển mạnh nhƣ thời kì trƣớc nhƣng cũng

để lại nhiều tác phẩm đặc sắc nhƣ tập Sông Đà của Nguyễn Tuân.
Nhìn chung, giai đoạn này đã hình thành đƣợc một số khuynh hƣớng rõ rệt,
những phong cách viết truyện và kí đặc sắc, thành công và có bƣớc tiến mới trong
xây dựng nhân vật và nghệ thuật trần thuật. Truyện và kí đã có bƣớc phát triển
mạnh mẽ, toàn diện đặc biệt là sự mở rộng đề tài và phản ánh hiện thực đời sống
nhân dân. Có rất nhiều tác phẩm thành công với đề tài kháng chiến chống thực dân
Pháp: Một chuyện chép ở bệnh viện (Bùi Đức Ái), Đất nước đứng lên (Nguyên
Ngọc), Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi), và nhiều tập truyện ngắn khác của các
nhà văn chiến sĩ nhƣ: Bùi Hiển, Nguyễn Kiên, Hữu Mai,.... Ngoài ra, nhiều tác
phẩm có sự trở lại với đề tài nông dân và lấy bối cảnh những năm 1935 – 1945, tiêu
biểu nhƣ: Tranh tối và tranh sáng, Đống rác cũ (Nguyễn Công Hoan), Mười năm
(Tô Hoài), Cửa biển (Nguyên Hồng),...
Truyện và kí trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ. Nhìn chung, truyện và kí
trong thời kì này đều phản ánh cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, hƣớng đến bảo
vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam giành độc lập và giải phóng đất nƣớc thể hiện
trong: tập truyện và kí Bức thư Cà Mau, Hòn đất (Anh Đức), Bông cẩm thạch, Chiếc
lược ngà (Nguyễn Quang Sáng), Nguyễn Thi - Nguyễn Ngọc Tấn với tập truyện kí
Người mẹ cầm súng và Ước mơ của đất, truyện ngắn và kí Trên quê hương những
anh hùng Điện Ngọc, tiểu thuyết Đất Quảng (Nguyễn Trung Thành),...
Khuynh hƣớng sử thi bao trùm trong truyện và kí thời kì chống đế quốc Mĩ
thể hiện ngay ở nhan đề: Rừng xà nu, Rừng U Minh, Dấu chân người lính, Hòn
Đất,... Đó là những con ngƣời sử thi ý thức về vị trí của mình, thấu đƣợc những
chân lí trong thời đại mình đang sống nhƣ lời cụ Mết trong Rừng xà nu (Nguyễn
Trung Thành): “Kẻ thù đã cầm súng, chúng ta phải cầm lấy giáo” hay câu thề “Còn
cái lai quần cũng đánh” của chị Út Tịch trong kí Người mẹ cầm súng của Nguyễn
Thi,...

11



Nhân vật trong truyện và kí ở giai đoạn này đều đƣợc đặt trong mối quan hệ
riêng chung, trong những hoàn cảnh nghiệt ngã của chiến tranh để làm nổi bật lên
phẩm chất tốt đẹp của họ: cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, bé Heng (Rừng xà nu – Nguyễn
Trung Thành), Út Tịch (Người mẹ cầm súng – Nguyễn Thi), Nguyễn Thị Hạnh
(Ước mơ của đất – Nguyễn Thi), Nguyễn Văn Trỗi (Sống như anh – Trần Đình
Vân), Nguyệt, Lãm (Mảnh trăng cuối rừng – Nguyễn Minh Châu),....
Chính khuynh hƣớng sử thi này đã tạo nên giọng điệu ngợi ca hào sảng,
trang trọng, sùng kính cho các tác phẩm thuộc thể truyện và kí trong văn học kháng
chiến chống Mĩ.
1.2. Nguyễn Thi và Truyện và kí của Nguyễn Thi
1.2.1. Tác giả Nguyễn Thi
Nguyễn Thi tên thật là Nguyễn Hoàng Ca (bút danh khác là Nguyễn Ngọc
Tấn), sinh ngày 15/5/1928, mất ngày 24/5/1968. Quê ở xã Quần Phƣơng Thƣợng,
huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Cha là Nguyễn Bội Quỳnh – một nhà giáo giàu
lòng yêu nƣớc. Mẹ là Thành Thị Du, là vợ hai của giáo Quỳnh. Bà Du vốn là một
ngƣời phụ nữ vừa có tài lại có sắc, lại rất đảm đang. Nguyễn Thi sinh ra trong một
gia đình nghèo, đói khổ và bệnh tật. Nỗi buồn khổ của một gia đình tan nát đã ám
ảnh ông suốt những tháng ngày thơ ấu. Khi gia đình sa sút, cuộc sống của hai mẹ
con Hoàng Ca rất vất vả lại nơm nớp lo sợ những đòn ghen tuông từ ngƣời vợ cả
của cha. Rồi cha mất, mẹ đi bƣớc nữa. Tuổi thơ của ông bắt đầu những tháng ngày
bất hạnh, có lúc phải tự kiếm sống nhƣ một đứa trẻ lang thang. Năm lên 9 tuổi, cậu
bé Hoàng Ca đã phải bắt đầu cuộc sống lƣu lạc, lúc bên ngoại khi bên nội, lúc lên
Hà Nội khi lại về Nam Định. Cuộc sống tự lập đầy khó khăn, chịu bao sự ghẻ lạnh,
hắt hủi đã tạo cho Nguyễn Ngọc Tấn vẻ bề ngoài lạnh lùng với nét mặt thƣờng
xuyên đăm chiêu. Cuộc đời Nguyễn Thi là chuỗi ngày đầy biến động, gian khổ. Từ
lúc còn nhỏ đến khi trƣởng thành ông phải gặp bao thử thách, chông gai nhƣng nhà
văn đều vƣợt qua và hoàn thành ƣớc muốn, sứ mệnh cầm bút của mình.
Năm 1943, ngƣời anh cùng cha khác mẹ định đƣa Tấn vào Sài Gòn ăn học
nhƣng ông đã tự đi làm rồi đi học vì không muốn làm gánh nặng cho anh mình. Lúc


12


này, Tấn bắt đầu bị thu hút bởi những trang sách văn học từ hiện thực đến lãng mạn,
từ Thâm Tâm đến Nam Cao,... Bên cạnh đó, Nguyễn Ngọc Tấn còn học cả ngoại
ngữ, nhạc, vẽ,...
Năm 17 tuổi, Nguyễn Hoàng Ca tham gia cách mạng, làm thơ, viết văn với
bút danh Nguyễn Ngọc Tấn. Nhƣng sau đó, ông phải theo gia đình về Nam Định, ở
đây Nguyễn Ngọc Tấn đã tham gia Trung đội lƣu động cảm tử Nguyễn Bình. Ông
trở thành Đảng viên chính thức và cũng là duy nhất của tiểu đoàn 901.
Tháng 12/1948, Nguyễn Ngọc Tấn đƣợc điều về làm cán bộ tuyên văn Ban chỉ
huy tiểu đoàn. Thời gian này ông vừa lo việc thông tin, làm bích báo, cổ động, viết
bài, làm thơ, vừa vẽ tranh cho Đoàn văn hóa kháng chiến. Tháng 1/1951, Nguyễn
Ngọc Tấn đƣợc nhận giải thƣởng Văn nghệ Cửu Long về sáng tác nhiều thể loại.
Năm 1954, Nguyễn Ngọc Tấn xây dựng gia đình với bà Bình Trang nhƣng
chỉ sống chung trong thời gian ngắn ngủi thì họ phải chia li mỗi ngƣời một nơi.
Tháng 12/1956, nhà văn đƣợc điều về tạp chí Văn nghệ Quân đội. Từ đây, Nguyễn
Ngọc Tấn mới chuyên tâm làm việc mình yêu thích. Tháng 5 năm 1962, Nguyễn
Ngọc Tấn xung phong vào Nam, đổi bút danh thành Nguyễn Thi (tên của con trai).
Năm 1963, Nguyễn Thi về Mĩ Tho nhƣng đƣợc một năm ông lại vào Bến Tre.
Tháng 5/1968, Nguyễn Thi theo một đơn vị pháo binh tham dự đợt Tổng tiến công
Mậu Thân đợi 2 và đã anh dũng hi sinh vào ngày 24/5/1968 (Theo xác định mới
nhất của Bảo tàng lực lƣợng Vũ trang miền Nam).
1.2.2. Qúa trình sáng tác
Sự nghiệp văn học của Nguyễn Thi bắt đầu từ tập thơ Hương đồng nội vào
năm 1950 với bút danh Nguyễn Ngọc Tấn gồm 20 bài. Tác phẩm là tiếng lòng của
con ngƣời tác giả khi bƣớc chập chững vào chặng đƣờng văn chƣơng mới đang tập
quan sát, miêu tả và tự thể hiện nên chƣa đƣợc đánh giá cao. Hầu hết những sáng
tác về thơ và truyện ngắn của anh là viết về những ngƣời tập kết, tâm tƣ, tình cảm
của ngƣời tập kết. Nhƣng cho đến nay Nguyễn Thi vẫn đƣợc ít ngƣời biết đến với tƣ

cách nhà thơ mà biết đến là một nhà văn tài năng. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và
trong thời gian này nhà văn mới cảm nhận đƣợc sự gắn bó sâu sắc của mình với

13


miền Nam. Trƣớc khi quay lại chiến trƣờng miền Nam, Nguyễn Ngọc Tấn đã sáng
tác hai tập truyện ngắn, mỗi tập gồm 7 truyện: Trăng sáng (1960), Đôi bạn (1962).
Tập truyện ngắn đã thể hiện những mảng đề tài khá quen thuộc lúc bấy giờ là tấm
lòng Bắc – Nam trong chia cắt, tình nghĩa quân dân giữa ngƣời dân miền Bắc cùng
bộ đội miền Nam đi tập kết và tội ác của bọn đế quốc Mĩ xâm lƣợc.
Sau hai chuyến vào năm 1963 và năm 1964 đi tìm hiểu lại chiến trƣờng, nhà
văn mới bắt đầu viết những tác phẩm đầu tiên ở giai đoạn mới. Sáng tác của
Nguyễn Thi gồm nhiều thể loại phong phú: thơ, bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết,...
Hầu hết, truyện và kí viết trong thời kì chiến tranh của đồng bào miền Nam đƣợc
tập hợp trong cuốn: Truyện và kí gồm 11 tác phẩm trong đó có 1 tiểu thuyết, 4
truyện ngắn, 2 kí, 3 tùy bút và 1 ghi chép.
Bên cạnh đó, Nguyễn Thi cũng đang chuẩn bị tài liệu để cho ra đời hai cuốn
tiểu thuyết khác. Phần bản thảo còn lại đƣợc in trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội
năm 1970 nhƣng đó chỉ là đề cƣơng ông viết lần đầu và chƣa có phần kết thúc.
Ngoài ra, ông cũng có rất nhiều tác phẩm đăng báo. Về thơ có các sáng tác
tiêu biểu: Áo mới, Thu tháng bảy, Em về mặc áo, Tặng một con người,... Truyện và
kí gồm: Trong xóm nhỏ (truyện ngắn), Chưa nói (truyện ngắn), Cha con (ghi chép),
Im lặng (truyện ngắn), Một cuộc tranh luận (truyện ngắn), Những ngày cuối năm
(bút kí), Những tên ngu dốt (bút kí), Trong rừng (bút kí), Tôi tập viết văn, Mùa
mưa, Một cuốn truyện tốt của Hoàng Văn Bổn,...
Sáng tác rất nhiều thể loại phong phú cho thấy đƣợc sức viết cũng nhƣ tài
năng của Nguyễn Thi. Các tác phẩm này đa số viết về đề tài chiến tranh, ngƣời chiến
sĩ Cách mạng,... Bởi lẽ trƣớc khi cầm bút ông đã cầm súng nên những gì nhà văn viết
đều rất chân thực. Bản thân ông cũng cho rằng cảm hứng sáng tác của mình là từ anh

em chiến sĩ. Một ngƣời bạn văn đã từng viết về ông: “Nguyễn Thi là nhà văn trƣởng
thành từ chiến đấu. Trƣớc khi cầm bút anh đã cầm súng. Anh mồ côi cha từ nhỏ, sớm
tham gia cách mạng. Cuộc sống tự lập, cuộc đấu tranh chịu đựng gạt bỏ những mất
mát riêng tƣ trong tình cảm để lăn vào cuộc chiến đấu đã làm cho anh sớm có một
bản lĩnh tạo ra một Nguyễn Thi, và sau này một phong cách Nguyễn Thi trong tác

14


phẩm của anh” [14;5]. Nhƣng những tác phẩm nổi bật nhất, xuất sắc nhất làm nên
phong cách nhà văn vẫn là các tác phẩm đƣợc in trong cuốn Truyện và kí.
1.2.3. Truyện và kí của Nguyễn Thi
Phần lớn những tác phẩm của Nguyễn Thi viết về miền Nam đƣợc tổng hợp
trong cuốn Truyện và kí in lần đầu vào năm 1969. Có thể khẳng định đây là một trong
những thành tựu xuất sắc của nền văn học kháng chiến miền Nam. Tập truyện bao
gồm 11 tác phẩm: Truyện ngắn Chuyện xóm tôi (1964), truyện ngắn Mùa xuân
(1964), tùy bút Đại hội anh hùng (1965), tùy bút Dòng kinh quê hương (1965), truyện
ngắn Những đứa con trong gia đình (1966), truyện ngắn Mẹ vắng nhà (1966), tùy bút
Những câu nói trong Đại hội (1967), kí Người mẹ cầm súng (1965), ghi chép Những
sự tích ghi ở đất thép, kí Ước mơ của đất và tiểu thuyết Ở xã Trung Nghĩa.
Chuyện xóm tôi là truyện ngắn đầu tiên nhà văn lấy bút danh là Nguyễn Thi
để nhớ về ngƣời con trai đang xa. Tác phẩm viết về hai đứa trẻ Đực và Bỉnh nhà
cách nhau một bờ dừa trong một xóm nhỏ ở vùng Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Cả hai gia
đình đều có chung mối thâm thù: hai ngƣời đàn ông – cha của Bỉnh và Đực bị tổng
Phòng bắn chết cùng một ngày. Chị Hai của Bỉnh là một nữ du kích, ngƣời đã khơi
dậy khao khát làm cán bộ đi chiến đấu trong Bỉnh và Đực. Qua tác phẩm này,
Nguyễn Thi nhƣ muốn nhấn mạnh sức mạnh mà con ngƣời Việt Nam vùng dậy
chính là từ lòng căm thù, quyết tâm trả thù nhà, nợ nƣớc của ngƣời dân từ già đến
trẻ nhỏ.
Truyện ngắn Mùa xuân nhƣ tiếp nối của Chuyện xóm tôi với bối cảnh cũ

nhƣng lúc này những thanh niên trong xóm đã nô nức đi tòng quân. So với Chuyện
xóm tôi thì tác phẩm này có cái nhìn bao quát hơn về tình thế Cách mạng, về vai trò
và sức mạnh của quần chúng nhân dân.
Đại hội anh hùng là tùy bút ghi chép về Đại hội mở ra ngày 2 tháng 5 năm
1965. Tác phẩm nêu rõ lòng quyết tâm, những chiến tích tuyệt đẹp, sự hi sinh cao cả
của các anh hùng: Trần Dƣỡng, Nguyễn Thị Út, Trừ Văn Thố, Pi Năng Tắc, Phạm
Văn Hai, Huỳnh Văn Đảnh,... Bên cạnh đó, ngƣời đọc còn thấy đƣợc sự chiến đấu

15


anh dũng, sự thông minh, dũng cảm cùng tinh thần đoàn kết của nhân dân ta đã làm
nên chiến thắng vang dội.
Tùy bút Dòng kinh quê hương kể về cuộc hành trình của tác giả khi trở lại
dòng kinh anh hùng từng chứng kiến, chịu đựng bao đau thƣơng mà giặc Mĩ gây ra.
Với sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại, mỗi khúc của dòng kinh tác giả lại hồi
tƣởng về một khoảng thời gian trong quá khứ. Lần thứ nhất là khi giặc Mĩ mới đến
xâm lƣợc, chúng tàn sát biết bao nhiêu ngƣời, gieo rắc cả khi độc xuống hầm của trẻ
em và biết bao luận điệu phi nhân đạo của chúng. Lần thứ hai tác giả lại thấy đƣợc
thời kì có ánh sáng của Cách mạng, sự góp sức của nhân dân quyết tâm đánh đuổi
Mĩ - Ngụy. Cuối cùng là khi rời xa con kinh anh hùng là sức mạnh làm nên chiến
thắng từ bao đời của dân tộc Việt “nhân nghĩa bị xúc phạm thì nhân nghĩa lại mang
sức khởi quật ghê gớm”.
Đến năm 1966 với truyện ngắn Những đứa con trong gia đình đƣợc đƣa vào
chƣơng trình sách giáo khoa phổ thông hiện hành đã khẳng định đƣợc tài năng và
phong cách độc đáo của Nguyễn Thi. Truyện kể về hai chị em Chiến và Việt đại
diện cho thế hệ trẻ miền Nam trong cuộc chiến đấu với đế quốc Mĩ không cân sức.
Tác phẩm đƣợc Nguyễn Thi nhìn từ góc độ gia đình cùng những chi tiết chân thực,
cảm động (trƣớc ngày hai chị em lên đƣờng, khi Việt bị thƣơng phải nằm lại chiến
trƣờng, lúc khiêng bàn thờ ba má sang gửi chú Năm,...).

Mẹ vắng nhà là truyện ngắn đƣợc Nguyễn Thi viết vào tháng 6 năm 1966 sau
truyện kí Người mẹ cầm súng. Tác phẩm dựa trên những sinh hoạt, tính cách của
đám con chị Út Tịch nhằm giải thích thỏa những băn khoăn, thắc mắc trong lòng
độc giả là tại sao chị có thể yên tâm để các con ở nhà đi chiến đấu nhƣ vậy. Truyện
cho thấy những đứa trẻ đã đƣợc sống đầy ấm áp trong tất cả tình cảm, sự đùm bọc
của bà con lối xóm. Bên cạnh đó cũng thấy đƣợc ý thức căm thù, đánh đuổi giặc Mĩ
của đám con chị Út Tịch.
Tùy bút Những câu nói ghi trong Đại hội, ngƣời đọc cũng thấy đƣợc hình
ảnh những ngƣời anh hùng: Nguyễn Văn Trỗi, Võ Thị Sáu, Lê Thị Thanh, Huỳnh
Văn Tạo, chị Lịch,... Tác phẩm nêu rõ quá trình chiến đấu anh dũng, những chiến

16


công và nhiều câu nói quen thuộc của họ đã trở thành chân lí, phƣơng châm sống
cho cả nhân dân miền Nam.
Truyện kí tiêu biểu nhất trong tập này là Người mẹ cầm súng và Ước mơ của
đất. Người mẹ cầm súng có ngƣời gọi là truyện, có ngƣời nói là kí. Truyện viết dựa
trên nguyên mẫu có thật là chị Út Tịch nhƣng cũng chính là nhân vật điển hình cho
ngƣời dân Nam Bộ từ tính cách đến ý chí đánh giặc. Tác phẩm này đã đƣợc Hội
đồng Văn học nghệ thuật của Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam trao giải
thƣởng văn học Nguyễn Đình Chiểu ngay từ khi mới ra đời.
Những sự tích ở đất thép là một ghi chép nhà văn viết tặng đồng chí Phạm
Văn Cội, dũng sĩ diệt Mỹ. Tác phẩm kể về mảnh đất Củ Chi với những con ngƣời
anh hùng. Phần I, ghi chép lại rất chi tiết về nhân vật Cần khi hoạt động kháng
chiến, từ khi bắt gặp Cách mạng đến khi trở thành một chiến sĩ bất khuất, chiến đấu
không ngừng nghỉ. Phần II là câu chuyện kể về cô gái tên Gần “điệu cổ một thằng
Mỹ sống nhăn, băng qua cánh đồng làng Hạ” [16;221].
Ước mơ của đất là tập kí kể về cuộc đời nữ anh hùng Nguyễn Thị Hạnh từ
khi đi tìm cách mạng đến khi chị trở thành cán bộ. Cô gái đất Ba Dừa mạnh mẽ đã

vƣợt qua bao tình huống ngặt nghèo, gian khổ để móc nối, tổ chức các cuộc phá ấp
chiến lƣợc vào những năm năm mƣơi. Cũng vì khi đang viết tập này mà Nguyễn
Thi đã không tham gia đƣợc đợt I cuộc Tổng tiến công Mậu Thân.
Tiểu thuyết Ở xã Trung Nghĩa lấy bối cảnh vào những năm sau Hiệp định
Geneve – thời kì Cách mạng miền Nam ở trong tình thế gay go nhất. Nguyễn Thi đã
chọn tình huống đắt giá nhất để đặt các nhân vật vào thử thách, những cuộc đụng
độ. Thời kì này lực lƣợng kháng chiến phần lớn đã tập kết ra Bắc, một bộ phận còn
lại thì rút vào bí mật. Dù tác phẩm mới chỉ ở dạng bản thảo, chƣa hoàn thành nhƣng
ngƣời đọc không thể phủ nhận Nguyễn Thi - một “tiểu thuyết gia” đầy tài năng và
hứa hẹn ở tƣơng lai.
Có thể thấy, các tác phẩm trong tập Truyện và kí đều viết về nhân dân Nam
Bộ trong cuộc kháng chiến trƣờng kì chống Mĩ cứu nƣớc. Từ đau thƣơng mà con
ngƣời nơi đây phải gánh chịu đến những tháng ngày kiên cƣờng chiến đấu bảo vệ

17


Tổ quốc; từ trẻ em, phụ nữ đến ngƣời già đều trở thành anh hùng dân tộc. Các tác
phẩm đều toát lên đƣợc tinh thần yêu nƣớc mãnh liệt của đồng bào miền Nam nói
riêng và cả dân tộc Việt Nam nói chung. Đồng thời tập Truyện và kí cũng là những
trang văn miêu tả hành động, ngôn ngữ nhân vật rất sâu sắc của Nguyễn Thi.
Truyện và kí của Nguyễn Thi là bản tố cáo đanh thép chế độ Mĩ Ngụy dã
man, những hiện thực đời sống ngƣời dân Nam Bộ đầy đau thƣơng. Ngợi ca những
con ngƣời bất khuất, dũng cảm đặc biệt là ngƣời phụ nữ. Những trang viết của nhà
văn đã góp phần tạo nên nét độc đáo, mang đến một hƣơng sắc riêng cho nền văn
học kháng chiến nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung.

18



Chƣơng 2
BỨC TRANH HIỆN THỰC VÀ CON NGƢỜI NAM BỘ TRONG
TRUYỆN VÀ KÍ CỦA NGUYỄN THI
2.1. Bức tranh hiện thực đời sống Nam Bộ trong Truyện và kí của Nguyễn Thi
2.1.1. Hiện thực đời sống trên chiến trường
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến tranh ở nƣớc ta chấm dứt bằng Hiệp
định Geneve. Quân Pháp rút về nƣớc và miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Nhƣng với
âm mƣu xâm lƣợc Việt Nam từ lâu, đế quốc Mĩ đã nhân cơ hội này quyết tâm biến
nƣớc ta thành thuộc địa kiểu mới, chia cắt hai miền. Dân tộc ta lại phải trải qua một
cuộc đấu tranh để giành độc lập. Với hoàn cảnh lịch sử nhƣ vậy, văn học giai đoạn
này cũng buộc là một phƣơng tiện chiến đấu, phản ánh chính xác, đầy đủ hiện thực
đồng thời cổ vũ, động viên tinh thần chiến đấu của nhân dân.
Thời kì này đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị thể hiện sâu sắc bức tranh hiện
thực trong chiến tranh: Dấu chân người lính (Nguyễn Minh Châu), Rừng xà nu
(Nguyễn Trung Thành), Hòn Đất (Anh Đức), Con đường xuyên rừng (Lê Văn
Thảo),... Hầu hết các nhà văn đều từng là những ngƣời lính trên chiến trƣờng miền
Nam vừa cầm súng vừa cầm bút nên tái hiện rất đầy đủ và chân thực về tội ác của
giặc Mĩ cũng nhƣ số phận của đồng bào ta đã trải qua. Cùng với thế hệ các nhà văn
đó, Nguyễn Thi dù sinh ra ở miền Bắc nhƣng gần nhƣ cả cuộc đời ông đều dành tình
cảm cho miền Nam ruột thịt. Hiện thực trong sáng tác của ông đều là những hiện thực
nhà văn từng trông thấy, cảm thấy và trải nghiệm. Chính thực tế đó đã tạo ra những
trang văn chân thực, giản dị mà tinh tế. Nó đƣợc bứt phá từ trái tim đầy yêu thƣơng
mãnh liệt dù hiện thực ấy có đắng cay, u ám hay hạnh phúc ngập tràn.
Đọc Truyện và kí độc giả có thể cảm nhận đƣợc hiện thực đời sống con
ngƣời Nam Bộ trong thời kì đó, hiện thực đầy đắng cay, gian khổ mà ngƣời dân
vùng sông nƣớc đã trải qua để giành đƣợc tự do.
Nguyễn Thi đã mở ra một bối cảnh đầy bom đạn mà giặc Mĩ đã gieo rắc
xuống cho nhân dân miền Nam ở hầu hết các tác phẩm: Chuyện xóm tôi, Dòng kinh

19



×