Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Đề án kinh doanh: Dế mèn phiêu lưu trang trại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (845.73 KB, 39 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
................................

ĐỀ ÁN KINH DOANH
ĐỀ TÀI:

DẾ MÈN PHIÊU LƯU TRANG
TRẠI

GVHD: NGUYỄN SƠN TÙNG
LỚP : 42K02.4 - CLC
SVTH : NGUYỄN THANH LIÊM

Đà nẵng, 7 - 2019


ĐỀ ÁN KINH DOANH

LỜI MỞ ĐẦU
Đề án kinh doanh là một trong những đề án được em nghiên cứu từ một anh kinh
doanh hộ gia đình bên cạnh nhà. Và dựa vào sự hướng dẫn, kiến thức mình học, tài
liệu tham khảo để làm nên. Mong mọi người xem và đánh giá.

TL

TRANG I


ĐỀ ÁN KINH DOANH



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. i
1 - Tóm tắt (1 trang) ................................................................................................................... 1
1.1. Tình hình hiện tại ........................................................................................................... 1
1.2. Lợi thế cạnh tranh........................................................................................................... 2
1.3. Kế hoạch tăng trưởng ..................................................................................................... 2
2 - Ý tưởng và mục tiêu (khoảng 5 trang).................................................................................. 3
2.1. Giới thiệu ngắn về ý tưởng ............................................................................................. 3
2.2. Định nghĩa sản phẩm/dịch vụ ......................................................................................... 4
2.3. Mục tiêu doanh nghiệp ................................................................................................... 4
2.4. Giá trị cốt lõi .................................................................................................................. 4
2.5. Độ tin cậy sản phẩm/dịch vụ .......................................................................................... 4
2.6. Giảm rủi ro kinh doanh .................................................................................................. 4
3 - Cấu trúc người sở hữu doanh nghiệp (khoảng 2 trang) ........................................................ 5
3.1. Các giám đốc .................................................................................................................. 5
3.2. Các cổ đông .................................................................................................................... 5
3.3. Cấu trúc quản lí .............................................................................................................. 5
4 - Nghiên cứu thị trường (khoảng 2 trang) ............................................................................... 6
5 - Phân tích thị trường (khoảng 5 trang)................................................................................... 7
5.1. Cơ hội thị trường ............................................................................................................ 7
5.2. Cấu trúc thị trường ......................................................................................................... 7
5.3. Quy mô thị trường và triển vọng .................................................................................... 7
5.4. Thị trường tương lai ....................................................................................................... 8
5.5. Thị trường mục tiêu ........................................................................................................ 8
6 - Phân tích đối thủ cạnh tranh (khoảng 3 trang)...................................................................... 8
7 - Kết quả phân tích SWOT và xác định yếu tố thành công chủ chốt (khoảng 4 trang) .......... 9
7.1. SWOT tóm lược ............................................................................................................. 9
7.2. Xác định yếu tố thành công chủ chốt (USP – unique selling point) ............................ 10
8 - Kế hoạch vận hành doanh nghiệp (khoảng 4 trang) ........................................................... 10

8.1. Kế hoạch chuỗi cung ứng của sản phẩm/ dịch vụ ........................................................ 10
8.2. Kế hoạch hệ thống các quy trình (quy trình cốt lõi & quy trình hổ trợ) ...................... 12
8.3. Kế hoạch giảm rủi ro .................................................................................................... 17
9 - Công nghệ sản phẩm và thiết bị hổ trợ (khoảng 2 trang) ................................................... 18
10 - Chiến lược tiếp thị (khoảng 4 trang)................................................................................. 18
10.1. Chiến lược 5 năm và chiến thuật chi tiết 1 năm để tung sản phẩm ra thị trường ....... 18
TL

TRANG II


ĐỀ ÁN KINH DOANH
10.2. Ngân sách khởi động .................................................................................................. 19
10.3. Ngân sách tiếp thị ....................................................................................................... 19
11 - Nguồn nhân lực (khoảng 2 trang) ..................................................................................... 19
11.1. Đội ngũ hiện tại .......................................................................................................... 19
11.2. Chính sách duy trì và tuyển dụng ............................................................................... 19
11.3. Người tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp ........................................................................ 29
12 - Sự tuân thủ pháp lý (khoảng 2 trang) ............................................................................... 30
12.1. Các cân nhắc về quy định và pháp lý ......................................................................... 30
12.1.1. Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của luật doanh nghiệp 2014
........................................................................................................................................ 30
12.1.2. Nộp hồ sơ làm thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân ..................................... 30
12.1.3. Đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết thủ tục thành lập
doanh nghiệp tư nhân ..................................................................................................... 31
12.1.4. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp ........................................................... 31
12.1.5. Khắc dấu pháp nhân của DN & Thông báo về mẫu con dấu của DN ................ 31
12.2. Bảo hiểm .................................................................................................................... 32
13 - Kế hoạch tài chính và nguốn lực cần thiết (khoảng 4 trang) ............................................ 32
13.1. Chi phí khởi nghiệp .................................................................................................... 32

13.2. Kinh phí ...................................................................................................................... 32
13.3. Thời hạn hòa vốn ........................................................................................................ 32
13.4. Dự báo lãi lỗ ............................................................................................................... 32
13.5. Dự báo dòng tiền ........................................................................................................ 32
13.6. Chi phí Khởi nghiệp ................................................................................................... 33
13.7. Chi phí hoạt động ....................................................................................................... 33
13.8. Hoạt động tài chính sau năm thứ 2 ............................................................................. 33
NHẬN XÉT CỦA GVHD ....................................................................................................... 35

TL

TRANG III


ĐỀ ÁN KINH DOANH

1 - Tóm tắt (1 trang)
1.1.

Tình hình hiện tại
Hiện nay, thị trường dế trên cả nước nói chung và miền Trung nói riêng bắt đầu

trong quá trình hình thành và phát triển. Người dân bắt đầu chú ý đến mô hình nuôi dế
và trong bước đầu còn dè chừng, tìm hiểu hơn, xem tác động thị trường. Món ăn dế mèn
bắt đầu có trong thực đơn của các nhà hàng, quán nhậu, bắt đầu mơm chớm ở trong thực
đơn của các hộ gia đình. Để thị trường dế phát triển mạnh hơn, giúp đông đảo người
dân biết đến hơn lợi ích của việc ăn dế, món ăn bổ dưỡng. Đòi hỏi phải có một quá trình
nhất định.
Trên thế giới, đặc biệt xung quanh nước ta. Các nước rất yêu thích các sản phẩm
từ côn trùng nói chung, dế mèn nói riêng. Vì côn trùng chứa nhiều đạm và các khoáng

chất có lợi cho cơ thể con người. Thái Lan, Campuchia, Lào hay Myanmar đều đã phát
triển rất tốt ngành nuôi côn trùng làm thực phẩm cung ứng cho nhu cầu nội địa lẫn xuất
khẩu. Trong khi đó ở Việt Nam, vài năm trước đây dế mèn hay các loại côn trùng khác
như nhộng, bò cạp, rết… nuôi chủ yếu làm thức ăn cho chim chóc, làm mồi câu cá.
Không chỉ thị trường trong nước, hiện nay côn trùng nuôi tại Việt Nam đang
nhận được nhiều đơn đặt hàng từ các nước trong khu vực như Thái Lan, thậm chí những
thị trường ít ngờ tới như châu Âu. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất mà các DN kinh doanh
côn trùng phản ánh với chúng tôi là vẫn còn vướng mắc thủ tục xuất khẩu.
Chẳng hạn, Công ty Bug đã nhận được đơn hàng nhập khẩu côn trùng đông lạnh,
chế biến đóng gói sẵn từ phía châu Âu đầu năm nhưng đến nay công ty này vẫn chưa
xong hết thủ tục xuất khẩu. Do vậy công ty không dám đầu tư mở rộng sản xuất.
Nước ta là nước nhiệt đới nên côn trùng đa dạng, có nhiều điều kiện để nuôi. Tuy
nhiên, nuôi côn trùng xuất khẩu vẫn còn mới lạ đối với Việt Nam. Do đó còn nhiều vấn
đề cần phải được các ban ngành chính quyền địa phương, trung ương hỗ trợ. Nếu được
hỗ trợ, có quy hoạch thì có thể phát triển nuôi côn trùng thành một ngành sản xuất, xuất
khẩu tiềm năng.

LKAD

TRANG 1


ĐỀ ÁN KINH DOANH
Nông dân Thái Lan kiếm triệu đô mỗi năm: Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp
Quốc (FAO) khẳng định ăn côn trùng là cách để con người tăng cường dinh dưỡng và
giảm ô nhiễm môi trường. Tổ chức này có văn phòng tại Thái Lan. Lợi thế tiếp cận
thông tin đầy đủ và từ rất sớm nên nhiều năm nay chính phủ Thái Lan đã có những
chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển ngành nuôi côn trùng làm thực phẩm. Ngành
này tại Thái Lan tạo khoản thu hàng triệu đôla mỗi năm với hơn 20.000 trang trại đăng
ký nuôi côn trùng. Hầu hết các trang trại là của các hộ gia đình quy mô nhỏ. Với sản

lượng trung bình hằng năm 7.500 tấn trong những năm gần đây, Thái Lan đang dẫn đầu
thế giới về nuôi côn trùng làm thực phẩm, về xuất khẩu côn trùng. Thưởng thức món
ăn từ côn trùng đã thành văn hóa ẩm thực thu hút du khách tại Thái Lan.

1.2.

Lợi thế cạnh tranh
Với việc tìm đầu ra cho sản phẩm, đây là lợi thế lớn nhất để sản phẩm đi đến

người tiêu dùng, giúp chúng ta có thể mở rộng qua mô, tăng doanh số sản phẩm.
Đồng thời tối ưu hóa quá trình sản xuất nhằm giảm chi phí sản xuất đến mức
thấp nhất có thể.
Áp dụng những khoa học, kỹ thuật nhằm tăng năng suất lao động, bảo đảm chất
lượng sản phẩm khi đưa ra thị trường

1.3.

Kế hoạch tăng trưởng

Thời gian
6 tháng đầu năm
Sau 1 năm
Sau 2 năm

Sau 3 năm
Sau 4 năm
Sau 5 năm

LKAD


Tốc độ tăng trưởng
Sản lượng 1 ngày phải có 20KG dế
Sản lượng tăng lên 30KG/ngày
Tìm ra thêm các hộ nông dân để hợp
tác. Đồng thời mở một số quán ăn
liên quan đến côn trùng. Nghiên cứu
mở rộng thêm quy mô, các con côn
trùng khác
Mở rộng thêm trang trại để nuôi thêm
các con vật.
Bắt đầu tìm thị trường xuất khẩu ra
các nước Đông Dương
Tìm thị trường ở các thị trường Đông
Nam Á, Đông Á...
TRANG 2


ĐỀ ÁN KINH DOANH

2 - Ý tưởng và mục tiêu (khoảng 5 trang)
2.1.

Giới thiệu ngắn về ý tưởng
Trước tiên, em sẽ tìm hiểu quy trình nuôi dế, quy mô thị trường về con dế. Nhằm

mục đích nuôi con dế trong vòng 3 tháng đầu, vừa học hỏi các trang trại, vừa tối ưu hóa
quá trình sản xuất con dế.
Với việc nuôi được con dế thành công với quy trình được tối ưu hóa. Tiếp theo
em chuyển sang xâm nhập thị trường để bán con dế ra ngoài. Lúc đầu, với việc bước
đầu vào thị trường dế, em sẽ liên hệ với các đầu mối mua dế để bán lại cho họ, nhằm

đảm bảo được đầu ra lúc đầu cho sản phẩm.
Qua tháng thứ 6 bắt đầu chạy thị trường tới các quán ăn, nhà hàng,... để tìm cách
hợp tác, đưa món dế vào thực đơn.
Khi đưa được các món ăn vào khá nhiều quán ăn, nhà hàng để giới thiệu cho
đông đảo mọi người nhà hàng. Bắt đầu ta đánh vào thị trường thức ăn hàng ngày, có thể
các bà nội trợ biết về món ăn, nhưng khó về cách chế biến. Ta trực tiếp đi đến các chợ,
chế biến món ăn cho mọi người dùng thử, in các tài liệu về cách chế biến món ăn cho
đông đảo mọi người đến nếm thử các món ăn dế.
Khi bắt đầu tìm được đầu ra đủ lớn, chúng ta sẽ kết hợp với hộ nông dân bán con
giống, hướng dẫn kỹ thuật, bao tiêu đầu ra lâu dài. Từ đây, em sẽ hình thành một tổ
chức kinh doanh do em tự quản. Thuê thêm nhiều nhân công hơn từ việc kỹ thuật bên
chăn nuôi, các bán hàng để đưa sản phẩm ra thị trường.
Từ từ bên em sẽ mở thêm một số nhà hàng, quán nhậu thực đơn chính là các món
côn trùng. Tùy thị trường mỗi khu vực, sẽ có số lượng nhà hàng hợp lý.
Thị trường trong khu vực bắt đầu ổn định, công ty sẽ tìm cách đánh ra thị trường
cả nước, đồng thời tìm lối ra con dế với các thị trường Đông Nam Á, Đông Á. Đặc biệt
đẩy mạnh việc tiếp cận các thị trường hiện tại đang có các hiệp định về thuế quan với
Việt Nam.

LKAD

TRANG 3


ĐỀ ÁN KINH DOANH

2.2.

Định nghĩa sản phẩm/dịch vụ
Sản phẩm của em là những con dế trưởng thành để phục vụ cho chế biến món


ăn, mồi câu cá, chăn nuôi... đồng thời cung cấp con giống cho người dân cần để nuôi.
Về sau có thêm doanh thu đến từ các nhà hàng do bên mình tự mở.
Cụ thể ở đây doanh nghiệp cấu tạo về doanh thu gồm:
(1)Dế mèn chế biến món ăn;
(2) Dế mèn để làm mồi câu cá, cho chim cảnh...;
(3) Hoạt động từ dịch vụ nhà hàng.

2.3.

Mục tiêu doanh nghiệp

Doanh nghiệp mở rộng quy mô, quy trình.
Đem lại con dế chất lượng cao, sạch cho thị trường, biến dế mèn thành món ăn có
trong thực đơn của hộ gia đình, quán ăn, quán nhậu...
Đưa ngành nông nghiệp về côn trùng Việt Nam vươn tầm thế giới.

2.4.

Giá trị cốt lõi

Mang đến một món ăn ngon, bỗ dưỡng, lạ, độc đến cho mọi người.
Tạo ra nguồn lợi lớn cho người nông dân, biến giấc mơ xuất khẩu côn trùng của Việt
Nam thành một trọng số nhất định trong cơ cấu nông nghiệp và đạt giá trị xuất khẩu
cao với nền kinh tế.

2.5.

Độ tin cậy sản phẩm/dịch vụ


Đảm bảo con giống luôn luôn sẵn sàng cung cấp cho người dân với con giống khỏe
mạnh, chất lượng tốt.
Các con dế bán ra để làm đồ ăn luôn đảm bảo dế đồng đều, vệ sinh an toàn thực phẩm,
thời hạn sử dụng.
Công ty sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi cho các hộ nông dân.

2.6.

LKAD

Giảm rủi ro kinh doanh

TRANG 4


ĐỀ ÁN KINH DOANH

3 - Cấu trúc người sở hữu doanh nghiệp (khoảng 2 trang)
3.1.

Các giám đốc

Bởi là doanh nghiệp chăn nuôi đang bước đầu khởi nghiệp, còn nhỏ lẽ. Nên em sẽ làm
một mình. Từ từ sẽ hình thành các chức vụ sau.
Dự kiến ban giám đốc sau này gồm 1 mình em: Nguyễn Thanh Liêm, ngoài ra có các
trưởng phòng phụ trách các công việc khác nhau. Để đi rõ vấn đề này hơn, mời mọi
người xem tiếp ở phần 3 cơ cấu tổ chức công ty.

3.2.


Các cổ đông

Sau 5 năm hoạt động, sẽ bắt đầu kêu gọi vốn, để tăng tốc doanh nghiệp vươn tầm
quốc tế.

3.3.

Cấu trúc quản lí
Công ty xây dựng trên nền tảng cơ cấu quản lý theo kiểu phần quyền theo chức
năng:

Giám đốc

Trưởng phòng
kinh doanh

Trưởng phòng
trang trại

Trưởng phòng kế
toán – hành chính

Trưởng phòng nhà
hàng

Giám đốc: Phụ trách định hướng, đường lối phát triển công ty, quản lý chung
công ty, đặc biệt làm việc thông qua các trưởng phòng các ban.
Trưởng phòng kinh doanh: đảm nhận vai trò quản lý đối tác lấy hàng, mở rộng
thị phần trong nước, ngoài nước phối hợp chặt chẽ với bên trưởng phòng trang trại để
làm việc hiệu quả.

Trưởng phòng trang trại: vai trò chính là quản lý chất lượng sản phẩm, tối ưu
hóa năng suất lao động, phối hợp chặt chẽ bên bộ phận kinh doanh để đáp ứng nhu cầu
thị trường tăng, giảm.

LKAD

TRANG 5


ĐỀ ÁN KINH DOANH
Trưởng phòng nhà hàng: với công việc chủ yếu là đảm bảo hoạt động của nhà
hàng, gia tăng chất lượng dịch vụ, số lượng khách hàng.
Trưởng phòng kế toán – hành chính: phụ trách việc kế toán, hành chính công ty.

4 - Nghiên cứu thị trường (khoảng 2 trang)
Thị trường miền Trung:
-

Hiện nay, các cơ sở quán ăn, nhà hàng đang bắt đầu mơm chớm các món ăn đến
từ công trùng, cụ thể đây là dế. Món ăn dế đang được đa dạng, đang hình thành
một món ăn trong bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình.

-

Vùng Trung Bộ có diện tích 151.234 km² (tỷ lệ 45,5% so với tổng diện tích cả
nước) với số dân 26.460.660 người (tỷ lệ 27,4% so với tổng dân số cả nước),
bình quân 175 người trên 1 km². Quy mô dân số lớn, nhưng tỷ lệ người dân tiếp
cận với các món ăn đến từ côn trùng còn hạn chế.

-


Các trang trại nuôi cá nhập khẩu dế làm thức ăn cho cá khá lớn, đây là nguồn
thức ăn bổ dưỡng cho các vật nuôi có giá trị cao.

Thị trường cả nước:
-

Quy mô dân số khoảng 95 triệu người, đó là lợi thế cho doanh nghiệp nội.

-

Tuy nhiên các thực phẩm đến từ dế chưa thực sự quá quen thuộc đối với người
Việt. Doanh nghiệp muốn mở rộng cần phải chung tay hợp tác cùng các doanh
nghiệp trong ngành, cùng cơ quan nông nghiệp Việt Nam để quảng bá hình ảnh
con dế mèn. Dần dần trở thành món ăn chính trong thực đơn của người Việt.

Thị trường thế giới:
-

Tăng trưởng nhanh trên thế giới, các doanh nghiệp hiện tại của nước ta đang
cung cấp sản phẩm ra khắp thế giới, cụ thể một số nước rất chuộng thực phẩm
đến từ côn trùng như dế mèn: Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Ai Cập,
Nga, Hàn Quốc, Pháp, Nhật,...

-

Năm 2017, theo một doanh nghiệp Trang Trại Thanh Xuân sản lượng xuất khẩu
ra thị trường quốc tế tăng gấp đôi. Chứng tỏ thị trường trên thế giới đang là một
thị trường màu mở cho các doanh nghiệp côn trùng trong nước.


LKAD

TRANG 6


ĐỀ ÁN KINH DOANH

5 - Phân tích thị trường (khoảng 5 trang)
5.1.

Cơ hội thị trường
Thị trường Việt Nam khoảng 95 triệu người theo thống kê điều tra dân số 2019.

Với dân số lớn trong nước, đó là thị trường tiềm năng, chỉ với một số ít biết đến lợi ích
đến từ thức ăn côn trùng hay cụ thể là dế. Nếu tiếp cận được với các đối tượng còn lại.
Đưa được món dế vào thức ăn hàng ngày, sẽ tạo ra một thị trường dế rất nhiều tiềm
năng của Việt Nam.
Đó là khi nói đến riêng thị trường trong nước, khi mới đầu còn khó tìm đầu ra
cho sản phẩm xuất ra nước ngoài. Hiện tại, thị trường trên thế giới bắt đầu chuộng các
món ăn đến từ côn trùng, dế mèn. Có 1 doanh nghiệp đang xuất khẩu rất mạnh con dế
ra thế giới, với số lượng rất lớn, nhưng vẫn chưa đủ. Cụ thể các nước có nhu cầu lớn là:
Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Ai Cập, Pháp, Nga, Nhật, Hàn Quốc...

5.2.

Cấu trúc thị trường

Đa số người nuôi dế ở Việt Nam thường con giống dế giống nhau. Thành ra các
sản phẩm khi ra thị trường cũng giống nhau gần như hoàn toàn.
Cho nên với những điều trên, ta có thể thấy rằng cấu trúc thị trường là cấu trúc

“Thị trường cạnh tranh hoàn hảo”

5.3.

Quy mô thị trường và triển vọng
Dân số miền Trung là gần 26 triệu người. Mới đầu công ty sẽ tiếp cận thị trường

miền Trung. Với dân số 26 triệu người, chúng ta có thể thấy nó tương đương gấp 3,5
lần dân số nước Lào. Người tiêu dùng miền Trung với eo biển chạy dài, phía tây giáp
Lào với đồi núi, phía đông là đồng bằng và biển. Họ tiếp cận với nhiều loại động vật
trong khu vực, món ăn đa dạng, xu hướng thích thưởng thức những món ăn lạ, độc. Vậy
ta có thể thấy con dế hiện tại, rất bán được ở thị trường miền Trung. Xu hướng đó vẫn
tiếp tục tăng trưởng.
Khi công ty tấn công được thị trường miền Trung với dân số 26 triệu người, công
ty sẽ xuất khẩu sang Lào và mở rộng thị trường ra các tỉnh thành phía Bắc và Phía Nam
với tổng dân số ước tính của Lào với Việt Nam rơi vào 103 triệu người. Công ty hướng
tới mỗi ngày chỉ cần 3 triệu người tương đương với 2.9% dân số thị trường Việt Lào ăn
món dế, với sản lượng 1 người là 100gram thì con số đã lên đến 300 tấn, chưa kể con

LKAD

TRANG 7


ĐỀ ÁN KINH DOANH
dế còn có thể làm mồi câu cá, thức ăn cho chim, cá cảnh, gà cảnh, gà sạch chất lượng
cao.
Với triển vọng vậy khi ra thị trường thế giới, có thể xem đây là một sản phẩm
tuy mới, nhưng có thị trường rất rộng mở, chúng ta cần phải có dụng cụ khai thác, như
việc đào vàng, đào kim cương ở sa mạc, tuy khó khăn những sẽ được trái ngọt.


5.4.

Thị trường tương lai

Thị trường tương lai nhóm hướng đến là thị trường các quốc gia Trung Quốc, Nga,
Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Đức, Ấn Độ, Ai Cập.
Riêng thị trường Trung Quốc và Ấn Độ với dân số lên khoảng 2,5 tỷ dân là thị trường
lớn, đặc biệt là người Trung Quốc, thị hiếu của họ và các nước Đông Á có xu hướng
giống Việt Nam, chúng ta đánh được thị trường Việt Nam và Lào, thì các thị trường còn
lại sẽ làm được.

5.5.

Thị trường mục tiêu
Ngay lúc đầu, thị trường mục tiêu ngắn hạn sẽ là thị trường Việt Nam và Lào.
Nhưng thị trường mục tiêu của nhóm là hướng đến xuất khẩu ra nước ngoài, cụ

thể hơn các nước Đông Bắc Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...

6 - Phân tích đối thủ cạnh tranh (khoảng 3 trang)
Bước đầu, các đối thủ trực tiếp của ta hiện tại là các doanh nghiệp, hộ nuôi dế
trong nước. Tương lai, khi bước ra thị trường nước ngoài, doanh nghiệp chúng em phải
đối đầu với các doanh nghiệp của các nước bạn.
Đối thủ cạnh tranh ở đây, doanh nghiệp em không hướng đến các doanh nghiệp
trong nước. Tại vì doanh nghiệp thành lập không phải cướp mất khách hàng của các
doanh nghiệp đối thủ, mà mục đích là tạo thêm thị trường mới cho riêng mình và tăng
thị phần dế mèn trong các sản phẩm tiêu dùng ăn uống.
Vậy cho nên, đối với các doanh nghiệp trong nước, nhóm thấy điểm mạnh của
các doanh nghiệp này là có thị trường sẵn, các mối nhà hàng, khách sạn,... Điểm yếu

vẫn chưa thể mở rộng được thêm thị trường trong nước. Đó sẽ là mục tiêu của em hướng
đến.
Doanh nghiệp tập trung các đối thủ nước ngoài:
LKAD

TRANG 8


ĐỀ ÁN KINH DOANH
-

-

Điểm mạnh: các doanh nghiệp nội địa nước ngoài sẽ có lợi thế về mặt chi phí
vận chuyển. Chúng ta sẽ đối mặt với một số doanh nghiệp của một số quốc gia
có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp chăn nuôi côn trùng như Thái Lan.
Điểm yếu: Một số doanh nghiệp của nước ngoài không có điều kiện khí hậu,
nguồn thức ăn giá rẻ cho việc nuôi con dế, dẫn đến giá thành không thể cạnh
tranh nước với các nước nhiệt đới như Việt Nam.

7 - Kết quả phân tích SWOT và xác định yếu tố thành công chủ
chốt (khoảng 4 trang)
7.1.

SWOT tóm lược

Điểm mạnh:
-

Từ một cử nhân kinh tế ra trường, cách tư duy làm kinh tế khác so với các hộ

kinh doanh gia đình.

-

Làm một mình, tư duy độc lập, ra quyết định nhanh.

-

Tối ưu hóa được quá trình nuôi dế.

-

Tìm ra được đầu ra cho sản phẩm

-

Có các nhà hàng giúp tiêu thụ sản phẩm

-

Có trang trại chăn nuôi gà giúp tiêu thụ sản phẩm dế mèn làm thức ăn cho gà.

Điểm yếu:
-

Không chuyên sâu về công tác kỹ thuật nông nghiệp, cụ thể là con dế mèn, nên
thời gian đầu sẽ rất khó khăn.

-


Khi làm một mình dẫn đến các quyết định chưa hoàn toàn lường hết được hậu
quả xảy ra.

-

Nguồn vốn chưa đủ mạnh để đẩy nhanh các bước.

Cơ hội:
-

Dế mèn hay côn trùng là thực phẩm mới, khi chưa nhiều doanh nghiệp vào, cơ
hội thị trường còn rất lớn nếu ta là những doanh nghiệp đi đầu.

Thách thức:
-

Dế mèn hay côn trùng là thực phẩm quá mới, doanh nghiệp có thể phải đối đầu
với thị trường eo hẹp, phải tạo thói quen cho người tiêu dùng.

LKAD

TRANG 9


ĐỀ ÁN KINH DOANH

7.2. Xác định yếu tố thành công chủ chốt (USP – unique selling
point)
Để nói về yếu tố thành công, công ty em có 2 yếu tố chủ chốt:
Thứ nhất: Nội lực của công ty, sản phẩm chất lượng tốt, quy trình nuôi được tối ưu

hóa
Thứ hai: Thị trường vẫn còn rộng, công ty sẽ cùng một số công ty khác mở rộng thị
trường thay vì cướp khách hàng của nhau.

8 - Kế hoạch vận hành doanh nghiệp (khoảng 4 trang)
8.1.

Kế hoạch chuỗi cung ứng của sản phẩm/ dịch vụ

Cơ sở sản xuất ở làng Thanh Lê – Triệu Trung – Triệu Phong – Quảng Trị
Hoạch định:
 Dự báo lượng cầu
 Định giá sản phẩm
 Quản lý lưu kho

Phân phối:

Tìm kiếm nguồn hàng:

 Quản lý đơn hàng
 Lập lịch biểu giao
hàng
 Quy trình trả hàng

 Thu mua
 Bán nợ, thu nợ

Sản xuất:
 Thiết kế sản phẩm
 Lập quy trình sản xuất

 Quản lý phương tiện

LKAD

TRANG 10


ĐỀ ÁN KINH DOANH

Hoạch định:
Quy trình này bao gồm tất cả các công đoạn cần thiết liên quan đến việc lên kế hoạch
và tổ chức hoạt động cho ba quy trình còn lại.
Trong hoạch định doanh nghiệp tập trung vào 3 thứ:
Dự báo lượng cầu: Xác định rõ lượng nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường để
tỗ chúc sản xuất cho phù hợp, tránh trường hợp dư thừa và tồn kho quá mức
Định giá sản phẩm: Giá cả là một nhân tố quan trọng đối với doanh nghiệp nói chung
và người tiêu dùng nói riêng, sản phẩm có mang tính cạnh tranh cao hay không tùy
thuộc vào yếu tố này nên doanh nghiệp em sẽ luôn nghiên cứu giá cả thị trường của
dế, tạo điều kiện thuận lợi để bán sản phẩm.
Quản lý lưu kho: Việc này nhằm mục địch quản lý mức độ quản lý mức độ và số
lương hàng tồn kho của doanh nghiệp. Mục tiêu chính của hoạt động này là làm giảm
chi phí cho vệc lưu kho xuống mức tối thiểu, loại bỏ chi phí thừa trong giá thành sản
phẩm cuối cùng.

Tìm kiếm nguồn hàng:
Mục đích của hoạt động này nhằm giúp cho doanh nghiệp có thể so sánh được điểm
mạnh hoặc điểm yếu của các nhà cung cấp khác nhau, từ đó làm cơ sở để chọn ra nhà
cung cấp hoàn hảo nhất cho doanh nghiệp của mình.
Trong việc tìm kiếm nguồn hàng, có 2 hoạt động chính:
Thu mua

Bán chịu

Sản xuất:
Có thể nói đây là hoạt động quan trọng nhất trong toàn bộ chuỗi cung ứng, nó là tinh
hoa của hai công đoạn trước và là công đoạn “thật” giúp cho doanh nghiệp tạo ra lợi
nhuận.
LKAD

TRANG 11


ĐỀ ÁN KINH DOANH
Hoạt động sản xuất gồm 3 hoạt động chính:
Thiết kế sản phẩm: Đáp ứng mong muốn về chất lượng sản phẩm được bảo quản,
đóng gói bắt mắt xong vẫn đảm bảo an toàn thực phẩm.
Lập quy trình sản xuất: Tính toán thời gian sản xuất sao cho phù hợp nhất để có thể
đáp ứng kịp thời cho nhu cầu của khách hàng
Quản lý phương tiện: Doanh nghiệp sẽ có xe đông lạnh để tiện cho việc vận chuyển
thực phẩm côn trùng, trước mắt là dế.

Phân phối:
Sau khi trải qua các quá trình trên, cũng rất quan trọng, đó là quá trình phân phối sản
phẩm, đưa sản phẩm này đến tay người tiêu dùng.
Các họat động phân phối bao gồm:
Quản lý đơn hàng: Quản lý đơn hàng của khách hàng về số lượng, thời gian, địa
điểm… mà khách hàng cần
Lập lịch biểu giao hàng: Lập lịch giao hàng sao cho thuận tiện nhất có thể, đáp ứng
nhu cầu khách hàng theo đúng thời gian qui định trong hợp đồng.
Quy trình trả hàng: Đối với những sản phẩm bị hư hỏng, công ty phải bố trí để chuyên
chở những loại hàng đó về để tiến hành sửa chữa hoặc tiêu hủy nếu cần.


8.2.

Kế hoạch hệ thống các quy trình (quy trình cốt lõi & quy trình

hổ trợ)
Công ty sẽ dùng Tổng quan về hệ thống ERP – Phần mềm Quản trị doanh nghiệp
Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning) hay còn được gọi
bằng tên phổ biến là phần mềm quản trị (nguồn lực) doanh nghiệp, chính là quá trình
quản lý tích hợp các chu trình kinh doanh cốt lõi, thường là theo thời gian thực, được
thực hiện với sự trợ giúp trung gian của công nghệ và phần mềm. Các chu trình kinh
doanh cốt lõi thường bao gồm:
LKAD

TRANG 12


ĐỀ ÁN KINH DOANH

Lập kế hoạch sản phẩm, mua hàng
Tự động hóa yêu cầu báo giá
Nhằm tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, ứng dụng quản lý mua hàng thuộc phần
mềm Odoo ERPViet cung cấp cho người dùng tính năng quản lý yêu cầu báo giá.
Theo đó người dùng có thể tự động gửi yêu cầu báo giá đến nhà cung cấp dựa theo các
thông số được thiết lập trước đó. Cụ thể là:

Tự động gửi yêu cầu báo giá tới nhà cung cấp dựa trên mức độ tồn kho, cho phép tạo
yêu cầu mua hàng trực tiếp từ các bộ phận
Cải thiện hiệu suất hoạt động mua hàng và quản lý kho, gia tăng hiệu suất lưu kho với
các quy tắc cung ứng linh hoạt dựa theo mức độ tồn kho tối thiểu, các quy tắc vận

chuyển, đơn đặt hàng, dự báo lệnh sản xuất,...
Người dùng có thể lựa chọn các phương thức mua hàng bổ sung khác nhau cho từng
sản phẩm tùy thuộc vào chiến lược sản xuất và phân phối của doanh nghiệp.
Quản lý đơn hàng mua
Với tính năng quản lý đơn hàng mua, người sử dụng ứng dụng quản lý mua hàng
thuộc phần mềm Odoo ERPViet có thể thực hiện các thao tác sau:
Thêm mới/sửa/hủy đơn hàng mua
Theo dõi luồng trạng thái của từng đơn hàng
Theo dõi lịch sử mua hàng theo từng nhà cung cấp
Nhờ đó, người dùng sẽ tiết kiệm tối đa thời gian để xử lý dữ liệu trong khi vẫn đảm
bảo hiệu suất công việc.
Quản lý nhà cung cấp & bảng giá nhà cung cấp
Với tính năng này, người dùng sẽ được hỗ trợ tốt hơn trong quá trình mua hàng, giảm
thiểu tối đa các thao tác thủ công, hỗ trợ quá trình tìm kiếm, đưa ra quyết định mua
thông minh dựa trên các thông tin được cung cấp.

LKAD

TRANG 13


ĐỀ ÁN KINH DOANH
Quản lý nhà cung cấp: cho phép người dùng thêm mới/sửa/xóa/cập nhật thông tin nhà
cung cấp, tra cứu nhà cung cấp, quản lý danh mục hàng hóa theo nhà cung cấp, đánh
giá nhà cung cấp theo lịch sử cung cấp
Quản lý bảng giá nhà cung cấp: dễ dàng cấu hình công thức giá và bảng giá cho từng
nhà cung cấp. Theo đó, người dùng có thể tạo và lưu trữ nhiều bảng giá khác nhau, tạo
thuận lợi cho quá trình mua hàng. Để tạo các bảng giá của Nhà cung cấp, người dùng
có thể thực hiện thông qua việc import bảng giá vào hệ thống chỉ với một vài thao tác
click chuột.

Quản lý sản phẩm & biến thể sản phẩm
Phần mềm quản lý mua hàng hỗ trợ người dùng quản lý chi tiết các sản phẩm & biến
thể sản phẩm, giúp người dùng dễ dàng theo dõi và thao tác trên hệ thống:
Dễ dàng thao mới/sửa/xóa sản phẩm, tìm kiếm sản phẩm với bộ lọc tiện ích
Tạo mới/sửa/xóa biến thể sản phẩm, tra cứu biến thể sản phẩm thông qua bộ lọc tiện
ích
Thông qua đó, người dùng (cụ thể là nhà quản trị) có thể dễ dàng kiểm soát thông tin
về số lượng sản phẩm, các biến thể sản.
Quản lý hàng sắp về & hóa đơn nhà cung cấp
Nhằm theo dõi tiến độ hàng về và hóa đơn nhà cung cấp, ứng dụng quản lý mua hàng
cung cấp hai tính năng quan trọng:
Quản lý hàng sắp về: cho phép nhân viên mua hàng có thể theo dõi được các mặt hàng
sắp về, số lượng để nắm được tiến độ giao hàng của nhà cung cấp, lịch sử giao nhận
hàng của nhà cung cấp
Quản lý hóa đơn nhà cung cấp: cho phép người dùng theo dõi chi tiết trạng thái các
hóa đơn của từng nhà cung cấp, tra cứu nhanh trạng thái hóa đơn của nhà cung cấp
Báo cáo & cấu hình
Thông qua báo cáo mua hàng được tổng hợp tự động theo thời gian thực, người dùng
có thể dễ dàng xem và theo dõi các thông tin chính xác để đưa ra quyết định mua hàng

LKAD

TRANG 14


ĐỀ ÁN KINH DOANH
thông minh.
Ngoài ra, người dùng có thể tự thực hiện cấu hình các thông tin cần thiết để phục vụ
tốt hoạt động mua hàng từ nhà cung cấp. Theo đó người dùng có thể thiết lập các
thông số sau:

Đơn hàng (thỏa ước mua hàng, cảnh báo,...)
Lên hóa đơn (kiểm soát thanh toán, khớp 3 chiều mua - nhận - hóa đơn nhà cung cấp)
Sản phẩm (bảng giá nhà cung cấp)
Kho vận (vận chuyển giao hàng)
Kế hoạch sản xuất
Tạo lập & Quản lý các lệnh sản xuất:
Lệnh sản xuất chứa đựng đầy đủ các thông tin về sản phẩm, nguyên vật liệu cần thiết,
định mức nguyên vật liệu, người phụ trách sản xuất, số lượng sản phẩm, ngày hoàn
thành dự kiến, kho nguyên liệu thô, kho thành phẩm, mức độ ưu tiên,...
Phần mềm quản lý sản xuất cho phép người dùng tạo lập & quản lý các lệnh sản xuất
dễ dàng. Nhờ vậy, tính năng này có thể giúp doanh nghiệp gia tăng hiệu quả sản xuất,
quản lý tốt hơn tiến độ sản xuất.
 Quản lý sản phẩm sản xuất, kế hoạch sản xuất, số lượng nguyên vật liệu cần
thiết cho một kế hoạch sản xuất
 Theo dõi quy trình, tiến độ sản xuất, từ đó có chiến lược cụ thể để gia tăng hiệu
suất
 Hỗ trợ quản lý đưa ra quyết định nhanh chóng dựa trên các lệnh sản xuất đã và
đang tiến hành
Quản lý định mức nguyên vật liệu sản xuất
Tính năng quản lý định mức nguyên vật liệu giúp doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ về
nguyên vật liệu đưa vào kế hoạch sản xuất. Thông qua việc quản lý chặt chẽ, doanh
nghiệp có thể hạn chế tối đa thất thoát, dự tính được chính xác lượng nguyên vật liệu
nhập về để sản xuất.

LKAD

TRANG 15


ĐỀ ÁN KINH DOANH

 Định mức nguyên liệu sản xuất sẽ quy định rõ ràng với mỗi sản phẩm sản xuất
ra cần sử dụng các loại nguyên vật liệu nào, với số lượng bao nhiêu.
 Công nhân sản xuất buộc phải tuân thủ theo định mức nguyên liệu sản xuất.
 Các trường hợp thừa thiếu nguyên liệu sản xuất phải được giải trình cụ thể.
Theo dõi kế hoạch và tiến độ sản xuất
Tính năng theo dõi kế hoạch và tiến độ sản xuất là một trong những tính năng quan
trọng của phần mềm quản lý sản xuất. Thông qua tính năng này, doanh nghiệp có thể
thu được nhiều lợi ích trong quá trình quản lý sản xuất.
Các lợi ích dễ nhận thấy từ tính năng theo dõi kế hoạch và tiến độ sản xuất bao gồm:
Dễ dàng theo dõi các lệnh sản xuất trong ngày, tuần, tháng
Đôn đốc, thúc đẩy hoàn thành sản xuất theo đúng kế hoạch
Giao diện trực quan, dễ theo dõi
Dễ dàng thiết lập các cấu hình sản xuất
Thiết lập cấu hình là khâu đầu tiên trong quá trình sử dụng phần mềm quản trị sản
xuất. Mỗi doanh nghiệp khác nhau, với những đặc thù khác nhau sẽ cần những thiết
lập khác nhau. Với phần mềm quản lý sản xuất ERPViet, người dùng hoàn toàn có thể
tự thiết lập cấu hình mà không cần đến bất kỳ sự trợ giúp nào từ phía đơn vị cung ứng
phần mềm.
Các thiết lập quan trọng trong cấu hình phần mềm quản lý sản xuất bao gồm:
Biến thể sản phẩm
Phụ phẩm
Làm tròn số liệu,...

Tiếp thị và bán hàng
Quản lý báo giá
Quản lý đơn hàng
Quản lý nhóm bán hàng
LKAD

TRANG 16



ĐỀ ÁN KINH DOANH
Quản lý thông tin khách hàng
Quản lý danh sách hóa đơn chờ
Quản lý sản phẩm
Báo cáo trực quan, được tổng hợp tự động
Dễ dàng cấu hình

Quản lý hàng tồn kho
Quản lý đa kho, đa địa điểm
Hỗ trợ drop-shipping, cross-docking
Nhập kho nhiều bước & quy tắc tái cung ứng
Báo cáo thông minh

Tài chính và kế toán
Quản lý kế toán bán hàng
Quản lý kế toán mua hàng
Quản lý kế toán quản trị
Báo cáo
Cấu hình

Quản trị nguồn lực
Quản lý nhân viên, phòng ban
Quản lý tuyển dụng
Quản lý ngày nghỉ
Quản lý chấm công - tính lương

8.3.


Kế hoạch giảm rủi ro

Phát triển tinh gọn ngay lúc đầu. Từ từ mở rộng quy mô. Đây là cách để nhóm
có thể quản lý được rủi ro.
LKAD

TRANG 17


ĐỀ ÁN KINH DOANH

6 tháng đầu sẽ chắc một mình em làm việc, khi thấy đủ khả năng, năng lực, các
mối lái nhiều, em sẽ bắt đầu chắp cách cho doanh nghiệp bay lên. Lúc đầu, phải
đi bộ, đi một mình.

9 - Công nghệ sản phẩm và thiết bị hổ trợ (khoảng 2 trang)
- Máy hút chân không:

10 - Chiến lược tiếp thị (khoảng 4 trang)
10.1. Chiến lược 5 năm và chiến thuật chi tiết 1 năm để tung sản
phẩm ra thị trường
Chiến lược 5 năm:
Nhiều người mặc định rằng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là phải trở
thành đơn vị tốt nhất, xuất chúng nhất của ngành đó, nhưng tuy nhiên, nhiệm vụ
đó đôi khi không thể thành hiện thực.
Ở trong thể thao, chỉ có một người chiến thắng duy nhất, nhưng ngược lại khi
kinh doanh, việc 2 hay 3 doanh nghiệp dẫn đầu đều có lợi là chuyện hết sức
thường tình.
Vậy cho nên doanh nghiệp em sẽ chọn cách tạo ra thị trường mới.
Chiếc lược năm đầu tiên, em sẽ đi tìm các mối lái, chuyên thu mua dế, chào bán

các quán nhậu ở thị trường Quảng Trị.
Chiến thuật chi tiết trong 1 năm đầu:
- Tạo ra thị trường trong tỉnh, khu vực miền Trung.
LKAD

TRANG 18


ĐỀ ÁN KINH DOANH

- Tìm các đầu mới cho con dế có thể ra bán được.
- Khai trương 1 nhà hàng chuyên về côn trùng.

10.2.

Ngân sách khởi động

Hoạt động
Mua con giống
Đầu tư chuồng nuôi
Chi phí phát sinh
Tổng

10.3.

Chi phí
5 triệu
10 triệu
5 triệu
20 triệu


Ngân sách tiếp thị

Hoạt động
Tiếp thị đến các nhà hàng
Tìm kiếm các thương lái
Nhờ đài truyền hình địa phương
trang nông nghiệp về quay
Tổng

Chi Phí
2 triệu
3 triệu
5 triệu
10 triệu

11 - Nguồn nhân lực (khoảng 2 trang)
11.1.

Đội ngũ hiện tại

Hiện tại, một mình em sẽ gây dựng từ từ từng bước một. Em sẽ là người trực tiếp nuôi
dế, là người trực tiếp đi đến chào hàng tại các nhà hàng, tìm kiếm các thương lái.

11.2.

Chính sách duy trì và tuyển dụng

Trong thời gian 6 tháng đầu, công ty chưa tuyển dụng nhân viên.
Qua tháng thứ 7 khi cơ sở được hình thành, công ty sẽ tuyển dụng 2 nhân viên thị

trường, 2 nhân viên kỹ thuật chăn nuôi.
Chính sách duy trì:
Đối với nhân viên tiếp thị:
Lương cứng sẽ là 4,5 triệu + 500 nghìn trợ cấp + KPI + Doanh số
Đối với nhân viên kỹ thuật:
Lương cứng sẽ là 5 triệu + Doanh số
LKAD

TRANG 19


ĐỀ ÁN KINH DOANH
Về chính sách lâu dài đối với nhân viên:

1. KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
1.1: Biểu thời gian làm việc trong ngày:
- Ngày làm việc: Từ Thứ 2 đến hết thứ 7 hàng tuần, ngày Chủ nhật tùy theo công việc
của từng bộ phận và theo sự phân công của TBP, người lao động làm thêm sẽ được
chấm thêm công.
- Thời gian làm việc:
Mùa hè (từ tháng 04 đến hết tháng 09)
Mùa đông (từ tháng 10 đến hết tháng 03
năm sau)

Sáng

Chiều

7h00 - 11h 30


13h30 - 17h30

7h00 - 11h 30

13h00 - 17h00

1.2. Thực hiện việc lấy mã và chấm công bằng vân tay hàng ngày khi đến làm việc và
khi ra về.
TT Diễn giải
Không chấm công qua máy cả lúc đến và lúc về
1

(Trừ trường hợp đặc biệt: Công tác… phải báo Không tính lương ngày đó
TBP)

2

Không chấm công khi đến hoặc khi về

Tính thành đi muộn hoặc về sớm

Đi muộn – về sớm:
+ Mùa hè: Sáng sau 7h05 – trước 11h30, chiều sau
4

13h35 – trước 17h30
+ Mùa đông: Sáng sau 7h05 – trước 11h30, chiều

3 lần/tháng trừ 1 ngày công


sau 13h05 – trước 17h00
+ Làm ½ ngày vẫn chấm công cả lúc đến + về
5

Nghỉ không báo TBP hoặc không được sự đồng ý
TBP trước 03 ngày (Nghỉ không phép)

Trừ 03 ngày công

Ghi chú: Trường hợp tại thời điểm máy chấm công không nhận vân tay phải báo
ngay cho bộ phận nhân sự kiểm tra. Không báo coi như không chấm công.
LKAD

TRANG 20


ĐỀ ÁN KINH DOANH

1.3: Ngày nghỉ người lao động được hưởng nguyên lương:
Nghỉ lễ, Tết hàng năm:
- Tết Dương Lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch).

- Tết Âm lịch: 05 ngày (02 ngày cuối năm và 3 ngày đầu năm âm lịch).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày ( ngày 10 tháng 3 âm lịch)
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch)

- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch).
- Ngày Quốc khánh: 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch).
Nếu những ngày nghỉ nói trên người lao động đi làm sẽ được tính như ngày công làm
việc. Trưởng bộ phận phân công người trực để đảm bảo việc bán hàng không bị gián

đoạn và bảo vệ tài sản của công ty.

1.4: Nghỉ việc riêng có lương
Người lao động có quyền nghỉ và hưởng đầy đủ lương như những ngày đi làm trong các
trường hợp sau:
- Bản thân kết hôn: được nghỉ 03 ngày.
- Con lập gia đình: được nghỉ 01 ngày.
- Bố mẹ (cả bên chồng và bên vợ) chết, hoặc vợ, chồng, con chết: đuợc nghỉ 03 ngày.

1.5: Nghỉ việc riêng không hưởng lương:
- Người lao động được nghỉ không lương 01 ngày và phải thông báo cho người sử dụng
lao động khi ông, bà nội ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh chị em
ruột kết hôn.
- Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để xin nghỉ không hưởng
lương, tuy nhiên chỉ trong trường hợp có lý do thật sự chính đáng.
- Nếu người lao động bị bệnh thì người thân của người lao động phải thông báo cho
Công ty biết trong thời gian sớm nhất, trong thời gian nghỉ bệnh, người lao động không
được hưởng lương.
- Người nào muốn nghỉ thì phải làm đơn và được sự chấp thuận của Trưởng bộ phận.
Trong các trường hợp nghỉ từ 3 ngày trở lên thì phải làm đơn xin báo cáo Giám đốc
Cty..

LKAD

TRANG 21


×