Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Chính sách thương mại Mỹ Trung và tác động của chính sách thương mại đó đến Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (739.3 KB, 14 trang )

Chính sách thương mại Mỹ - Trung và tác động của chính
sách thương mại đó đến Việt Nam
I.
Chính sách thương mại Mỹ - Trung
1. Trong chiến tranh thương mại

a.

Bối ảnh cuộc chiến tranh thương mại Mỹ -Trung




Cấu trúc hệ thống kinh tế chính trị của Trung Quốc: Vấn đề cơ cấu của phe đối lập
cơ bản của đảng cộng sản Trung Quốc đối với chủ nghĩa tư bản thị trường tự do và
cạnh tranh công bằng được Mỹ tuyên bố là gốc rễ của căng thẳng kinh tế Hoa KỳTrung Quốc
Cáo trạng trộm cắp tài sản trí tuệ, công nghệ và bí mật thương mại của Trung
Quốc:

+ Các quan chức Hoa Kỳ đã cáo buộc các điệp viên và tin tặc Trung Quốc ăn cắp công
nghệ quân sự nhạy cảm và hàng đầu của Mỹ bao gồm máy bay ném bom tàng hình B-2,
C-17, máy bay tấn công tàng hình F-117, F-22 và máy bay chiến đấu tàng hình F-35,
động cơ máy bay, máy bay trực thăng quân sự, máy bay không người lái, phương tiện
dưới nước không người lái, tàu khu trục, tàu đổ bộ đệm không khí, tàu ngầm, tên lửa, vệ
tinh, hệ thống vũ khí, robotics, trí tuệ nhân tạo, bán dẫn, ổ đĩa trạng thái rắn, thông tin di
động di động, phần mềm trong số hầu hết các loại vũ khí và công nghệ tiên tiến. Đây
được coi là sự chuyển giao tài sản lớn nhất trong lịch sử
+ Vào tháng 8 năm 2017, Hoa Kỳ đã mở một cuộc điều tra chính thức về các cuộc tấn
công vào tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ và các đồng minh của họ, [90] khiến Hoa Kỳ phải trả
một mình ước tính khoảng 225 triệu đô la một năm.
→ Chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung khởi đầu vào ngày vào ngày 22


tháng 3 năm 2018 khi Tổng thống Hoa Kỳ tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế 50 tỷ đô la Mỹ
cho hàng hóa Trung Quốc dựa theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974, để
ngăn chặn những gì họ cho là hành vi thương mại không công bằng và hành vi trộm cắp
tài sản trí tuệ. Danh sách thuế quan trọng tập trung vào các sản phẩm được đưa vào kế
hoạch Made in China 2025, bao gồm các sản phẩm liên quan đến CNTT và robot.
b. Chính sách thương mại
b.1. Chính sách trong chiến tranh thương mại của Mỹ với Trung Quốc
Ngày 22/3/2018, Mỹ thông báo đánh thuế 25% lên 50 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc
Ngày 15/6/2018 Mỹ áp 25% thuế lên 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, bắt đầu từ tháng
7 đầu năm và chia làm 2 gói 34 tỷ và 16 tỷ USD
Ngày 24/9/2018 Mỹ đánh thuế 10% lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc


Ngày 10/5/2019 Mỹ tăng thuế từ 10% lên 25% cho 200 tỷ USD hàng hóa của Trung
Quốc
Ngoài ra, Mỹ còn tung ra những vũ khí vô cũng sắc bén cho chính sách của mình tới
Trung Quốc
Hạn chế hoạt động đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ ở các lĩnh vực CÔNG NGHIỆP VÀ
KỸ THUẬT QUAN TRỌNG.
KIỂM SOÁT CHẶT HƠN CÔNG NGHỆ, bởi Trung Quốc đang phải lệ thuộc vào các
microchip tân tiến của Mỹ để thực hiện kế hoạch Made in China 2025.
Bộ Thương mại Mỹ ĐƯA HUAWEI VÀO DANH SÁCH CẤM mua các bộ phận và linh
kiện từ Mỹ. Sau lệnh cấm này, nhiều công ty Mỹ dừng hợp tác với Huawei.
Mỹ dọa sẽ "CẤM CỬA" THÊM 5 CÔNG TY TRUNG QUỐC TRONG LĨNH VỰC
CAMERA GIÁM SÁT và cảnh báo UAV nước này có thể đánh cắp dữ liệu.
Washington thúc giục các đồng minh KHÔNG SỬ DỤNG THIẾT BỊ CỦA HUAWEI
TRONG MẠNG 5G, và nhiều nước như Australia và New Zealand đã hưởng ứng.
SIẾT CHẶT QUẢN LÝ DU HỌC SINH TRUNG QUỐC, đặc biệt ở các ngành học tự
động hóa, hàng không, chế tạo công nghệ cao.
b.2. Chính sách trong chiến tranh thương mại của Trung Quốc với Mỹ

Ngày 2/4/2018, Trung Quốc áp thuế đối với 128 mặt hành của Mỹ
Ngày 19/6/2018 Trung Quốc dọa đánh thuế 25% lên 50 tỷ USD hàng hóa Mỹ
Ngày 6/7/2018 Trung quốc đánh thuế 25% vào 34 Tỷ đô USD gói hàng hóa thứ nhất của
Mỹ
Ngày 23/8/2018 Trung Quốc đánh thuế 25% vào 16 tỷ USD còn lại của Mỹ
Ngày 13/5/2019 Trung Quốc tuyên bố áp thuế 10-25% lên 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ bắt
đầu từ ngày 1/6/2019
Với Mỹ thì Trung quốc cũng đã tung ra những vũ khí lợi hại của mình nhằm đáp trả
những điều luật trong chính sách thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc
SIẾT CHẶT QUẢN LÝ DU HỌC SINH TRUNG QUỐC, đặc biệt ở các ngành học tự
động hóa, hàng không, chế tạo công nghệ cao.
Trung Quốc SIẾT CHẶT NGUỒN CUNG ĐẤT HIẾM, khiến các ngành công nghệ cao,
vũ khí của Mỹ bị tác động mạnh.


Gần 20% công ty Mỹ đã nếm trải cảnh KIỂM TRA HẢI QUAN Ở TRUNG QUỐC
CHẬM CHẠP hơn, theo Phòng Thương mại Mỹ ở Trung Quốc.
Trung Quốc thiết lập các khâu KIỂM TRA CHẶT CHẼ HƠN ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY
MỸ trong các lĩnh vực như thuế, thiết bị chữa cháy và chứng chỉ môi trường...
ĐỂ NHÂN DÂN TỆ TRƯỢT GIÁ SO VỚI ĐỒNG ĐÔLA MỸ khiến hàng hóa Trung
Quốc rẻ hơn ở nước ngoài và sản phẩm của Mỹ đắt đỏ hơn ở Trung Quốc.

2.

Sau chiến tranh thương mại

a. Bối cảnh:
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khởi đầu vào ngày 22/3/2018 khi Tổng thống Mỹ
Donald Trump tuyên bố đánh thuế 50 tỷ USD đối với hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu
vào Mỹ, để ngăn chặn những gì họ cho là hành vi thương mại không công bằng và hành

vi trộm cắp tài sản trí tuệ. Trong vài tháng qua, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã có nhiều động
thái trả đũa lẫn nhau, đánh thuế đối với nhiều mặt hàng, như nông sản, ô tô, hóa chất,
máy móc, kim loại và thiết bị y tế. Nền kinh tế hai nước nói riêng hay kinh tế thế giới nói
chung đang có những dấu hiệu trì trệ rõ nét do ảnh hưởng từ các đòn thuế quan trả đũa
của Mỹ và Trung Quốc. Vì vậy các nhà đàm phán đang đối mặt với nhiều áp lực đòi hỏi
ký kết một thỏa thuận, hoặc ít nhất là một vài nội dung trong đó. Do đó, thỏa thuận
thương mại Mỹ-Trung giai đoạn 1 đã được kí kết vào ngày 15/1/2020 tại Mỹ.
b. Chính sách thương mại
Ngày 15/1/2020, theo giờ Washington, tại Nhà Trắng Tổng thống Mỹ Donald Trump và
Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (Liu He) đã ký kết hiệp định thương mại Trung –
Mỹ giai đoạn đầu, làm giảm căng thẳng thương mại giữa hai nước. Thỏa thuận thương
mại Mỹ - Trung giai đoạn I bao gồm 1 số nội dung chính như sau:
- Thứ nhất, Về Thuế quan:
+ Mỹ sẽ hủy kế hoạch áp thuế quan lên 160 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc dự kiến thực
thi vào ngày Chủ nhật, ngày 15/12 hôm nay.
+ Đối với những chính sách thuế đã được thực thi, Mỹ cũng đồng tình giảm mức 15%
xuống 7,5% đối với 120 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.
+ Như vậy, sau thỏa thuận giai đoạn 1, Trung Quốc sẽ vẫn phải chịu các mức thuế quan
sau: 250 tỷ USD bị đánh thuế ở mức 25%, và 120 tỷ USD chịu mức thuế 7,5%.
+ Về Trung Quốc, quốc gia này đã không có bất kỳ một mức giảm thuế cụ thể nào đối với
hàng hóa Mỹ trong giai đoạn 1 của cuộc thỏa thuận thương mại.
+ Thay vào đó, Trung Quốc sẽ nhập khẩu thêm hàng hóa Mỹ, và thiết lập lộ trình cắt
giảm thuế quan trong thời gian tới. Trong những tháng gần đây, Trung Quốc cũng đã có


động thái hạ một số mức thuế trả đũa, bao gồm thuế đối với sản phẩm ô tô nhập khẩu từ
Mỹ .
+ Trung Quốc cam kết tăng kim ngạch nhập khẩu nông sản Mỹ từ 40 tỷ USD/năm lên 50
tỷ USD/năm và tăng nhập khẩu ít nhất 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ của Mỹ trong 2
năm tới. Ngược lại, Mỹ hoãn áp thuế đối với 160 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ ngày

15/12/2019, giảm thuế đối với 120 tỷ USD hàng hóa khác xuống còn 7,5%, nhưng vẫn kỳ
vọng duy trì mức thuế khoảng 380 tỷ USD.
- Thứ hai, Trung Quốc cam kết mở cửa thị trường cho các định chế tài chính Mỹ và thực
hiện các thỏa thuận về tính minh bạch đối với thị trường ngoại hối, không hạ giá đồng nội
tệ để cạnh tranh và không dùng tỷ giá hối đoái để phục vụ lợi thế thương mại.
- Thứ ba, Cam kết về chuyển giao công nghệ:
+ Trung Quốc đã đồng ý chấm dứt việc “cưỡng chế chuyển giao công nghệ.” Đồng thời,
nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới cam kết sẽ thực hiện hoạt động chuyển giao một cách minh
bạch, công bằng đúng các thủ tục quy định của thị trường.
+ Trung Quốc cam kết sẽ mua thêm 80 tỉ USD xe hơi, phụ tùng xe hơi, máy bay, máy
móc, thiết bị y tế và chất bán dẫn từ Mỹ. Quốc gia tỉ dân cũng sẽ mua thêm 50 tỉ USD
năng lượng và khoảng 35 tỉ USD các loại hình dịch vụ của Mỹ.
- Thứ tư, về sở hữu trí tuệ: Mỹ công nhận tầm quan trọng của bảo hộ sở hữu trí tuệ. Trung
Quốc công nhận tầm quan trọng của việc tạo lập và thực thi một hệ thống pháp lí toàn
diện về bảo hộ sở hữu trí tuệ, trong quá trình chuyển dịch từ một nước tiêu thụ sản phẩm
trí tuệ lớn đến nước tạo ra sản phẩm trí tuệ lớn.
- Thứ năm, Trung Quốc tăng mua hàng hóa và dịch vụ của Mỹ: Trong giai đoạn 1/1/2020
– 31/12/2021, Trung Quốc đảm bảo mua và nhập khẩu từ Mỹ các sản phẩm công nghiệp,
nông nghiệp, năng lượng và dịch vụ với phần thêm ít nhất 200 tỉ USD so với mức năm
2017.
- Thứ sáu, về dịch vụ tài chính:
+ Trung Quốc sẽ cho phép các công ty cung cấp dịch vụ tài chính Mỹ nộp đơn xin giấy
phép thành lập công ty quản lí tài sản, giúp họ mua nợ xấu trực tiếp từ các ngân hàng
Trung Quốc, bắt đầu bằng quy mô cấp tỉnh. Khi được cấp phép với quy mô cấp quốc gia,
Trung Quốc sẽ đối xử với các hãng dịch vụ tài chính Mỹ như các công ty Trung Quốc
+ Chậm nhất là ngày 1/4/2020, Trung Quốc sẽ gỡ bỏ trần tỉ lệ sở hữu nước ngoài trong
các lĩnh vực bảo hiểm y tế, lương hưu và nhân thọ, đồng thời cho phép hãng bảo hiểm
100% vốn Mỹ tham gia vào các lĩnh vực này. Trung Quốc khẳng định không có giới hạn
nào với việc công ty bảo hiểm 100% vốn Mỹ đã thành lập, Trung Quốc được quyền sở
hữu hoàn toàn công ty quản lí tài sản tại Trung Quốc.

+ Chậm nhất là ngày 1/4/2020, Trung Quốc sẽ gỡ bỏ trần tỉ lệ sở hữu nước ngoài và cho
phép các doanh nghiệp 100% vốn ngoại tham gia lĩnh vực chứng khoán, quản lí quỹ và
hợp đồng tương lai
II. Tác động đến thương mại Việt Nam
1. Khái quát thương mại Việt Nam
*Trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung


Kinh tế nước ta từ đầu 2018- cuối 2019 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng
trưởng chậm lại và tiềm ẩn yếu tố khó lường. Thương mại toàn cầu tăng chậm hơn dự
báo do những thay đổi trong chính sách thương mại của Mỹ, chiến tranh thương mại Mỹ
- Trung ngày càng diễn biến phức tạp. xu hướng gia tăng chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch có
tác động đến sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam và các nước trong khu vực.
• Cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn này đạt mức thặng dư: năm 2018
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2018 đạt 480,17 tỷ USD thặng dư
7.2 tỷ USD, Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 6 tháng đầu năm 2019 ước
tính đạt 245,48 tỷ USD.









Xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2018
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là điện thoại và linh kiện, dệt may, điện tử… Các
mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là điện tử máy móc và linh kiện, máy móc thiết bị và
phụ tùng...

Hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đã có mặt ở 5 châu lục và ở
chiều ngược lại doanh nghiệp Việt Nam cũng nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ tất
cả 5 châu lục.
Trong năm 2018, châu Á vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của các doanh nghiệp
Việt Nam (xuất khẩu chiếm 54% và nhập khẩu chiếm 80,3%); tiếp theo là châu
Mỹ (xuất khẩu chiếm 23,8% và nhập khẩu chiếm 8,6%); châu u (xuất khẩu chiếm
19%, trong đó EU28 chiếm 17,2% và nhập khẩu chiếm 7,5%, trong đó EU28
chiếm 5,9%); châu Đại Dương (xuất khẩu chiếm 2% và nhập khẩu chiếm 1,9%);
và châu Phi (xuất khẩu chiếm 1,2% và nhập khẩu chiếm 1,7%).
2018: Nhóm 10 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam chiếm hơn 72% tổng trị
giá xuất nhập khẩu trong năm 2018. Trong đó, xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với


Trung Quốc là lớn nhất, đạt 106,7 tỷ USD và chiếm 22,2% tổng trị giá xuất nhập
khẩu của cả nước; với Hoa Kỳ 60,3 tỷ USD (chiếm 12,6%).
*Sau chiến tranh thương mại
Sau khi chiến tranh thương mại Mỹ Trung có những bước hòa giải, thương mại Việt Nam
vẫn trong tiềm năng phát triển.
• Xuất khẩu vào Mỹ đạt kỷ lục, thống kê cuối năm 2019 kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam sang thị trường này đạt 60,7 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay, vượt xa
mức kỷ lục đã đạt được trong năm 2018 là 47,5 tỷ USD.
• Xuất khẩu sang Trung Quốc có quy mô nhỏ hơn nhiều và tăng rất thấp. Nhập siêu
từ Trung Quốc tăng cao.
Trong thời điểm đại dịch Thế giới Covid 19 đang bùng phát ở nhiều quốc gia trong đó có
Việt Nam, thương mại sẽ chịu tác động lớn, ảnh hưởng nặng nề tới xuất nhập khẩu.
2. Tác động

2.1 Trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
a. Cơ hội
• Tăng xuất khẩu sang Mỹ thay thế hàng Trung Quốc

Khi hàng nhập từ Trung Quốc vào Mỹ giảm do thuế nhập khẩu cao, Mỹ sẽ tìm nguồn
hàng từ các nước khác, cụ thể là hàng dệt may và điện tử từ Việt Nam do đây là hai mặt
hàng mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều xuất khẩu sang Mỹ. Những mặt hàng Mỹ đánh
thuế nhập khẩu từ Trung Quốc đều nằm trong thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam. Như
vậy, đây có thể là cơ hội tốt để Việt Nam chiếm lĩnh thị phần. Đáng chú ý là nhóm hàng
công nghệ cao như thiết bị viễn thông liên lạc, bảng mạch điện tử vi tính, bộ chuyển đổi
tĩnh điện, đồ gỗ. Đây là cơ hội rất lớn để các doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu
nhóm hàng công nghệ cao sang Mỹ. Theo Tổng cục Thống kê, xuất khẩu Việt Nam sang
Mỹ trong 9 tháng đạt gần 35 tỉ USD, tăng 12,5%. Đặc biệt, điện thoại và linh kiện tăng
đến 46% và dệt may tăng gần 12%, da giày tăng gần 13%.
Mặt khác, khi đồng USD tăng giá, NDT giảm giá sẽ có lợi cho xuất khẩu của Việt Nam
trong ngắn hạn, vì VND chủ yếu neo theo giá USD.
• Tăng đơn hàng xuất khẩu chuyển giao từ Trung Quốc
Doanh nghiệp Trung Quốc cũng đang chuyển đơn hàng sản xuất những mặt hàng bị Mỹ
áp thuế cao sang Việt Nam. Một số nhà sản xuất Trung Quốc có thể sẽ tăng đầu tư sản
xuất ở Việt Nam hoặc hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam để thực hiện việc sản xuất đơn
hàng cho đối tác của họ ở thị trường Mỹ lâu nay.
• Tác động tới dòng vốn đầu tư của các doanh nghiệp
Việt Nam được đánh giá là một trong những điểm đến quan trọng của dòng FDI dịch
chuyển khỏi Trung Quốc nhờ vị trí chiến lược, chi phí nhân công thấp, nguồn nhân lực
dồi dào, môi trường vĩ mô và chính trị ổn định, độ mở kinh tế lớn và việc mới tham gia
vào hai hiệp định thương mại tự do (CPTPP và EVFTA) đã giúp các nhà sản xuất tiếp cận
tốt hơn các thị trường xuất khẩu chính. Chi phí sản xuất ở Trung Quốc ngày càng tăng
cao cũng khiến cho các nhà đầu tư chuyển hướng sang những địa điểm đầu tư tiết kiệm
chi phí hơn, và Việt Nam được xem là một lựa chọn thay thế. Hơn nữa, Việt Nam đang


tiến dần lên nấc thang công nghệ mới, đó cũng là lý do để kỳ vọng dòng vốn FDI trong
lĩnh vực công nghệ cao có thể tìm đến Việt Nam.
Cụ thể, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 9 tháng ước tính đạt 14,2 tỷ USD, tăng

7,3% so với cùng kỳ năm trước tính đến 20/9/2019, Việt Nam đã thu hút 2.759 dự án cấp
phép mới với số vốn đăng ký đạt hơn 10,9 tỷ USD, tăng 26,4% về số dự án và giảm
22,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018.
b. Thách thức
Sự leo thang căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã vượt qua biên giới của
hai nước, tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam cũng không nằm ngoài
vòng xoáy đó.

Bên cạnh tác động tích cực, Việt Nam cũng sẽ chịu một số tác động bất lợi từ cuộc chiến
thương mại Mỹ - Trung Quốc như: Nền kinh tế Việt Nam tuy nhỏ nhưng có độ mở lớn,
lại phụ thuộc nhiều vào xuất nhập khẩu, trong đó, Trung Quốc và Mỹ là hai đối tác lớn
nhất về ngoại thương của Việt Nam. Do đó, khi 2 đối tác lớn xảy ra xung đột sẽ gây ra
những ảnh hưởng nhất định tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Hàng hóa Trung Quốc xuất sang Mỹ bị hạn chế dẫn tới dư thừa và có thể đổ về thị trường
Việt Nam, gây sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp của Việt Nam. Mặt khác, hàng
hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc sẽ khó khăn hơn, bởi vì Trung Quốc phải
tập trung tiêu thụ hàng hóa nội địa. Ngoài ra, còn có những lo ngại về khả năng Trung
Quốc lắp ráp sản phẩm và dán nhãn “Made in Việt Nam” để tránh thuế của Mỹ. Do vậy
Việt Nam rất dễ rơi vào tình trạng bất hợp pháp, sẽ bị Mỹ giám sát và ngăn chặn. Nếu
Việt Nam không kiểm soát chặt chẽ vấn đề này, rất có thể Mỹ sẽ áp dụng những biện
pháp trừng phạt tương tự như đối với Trung Quốc.


Đồng thời, các doanh nghiệp Việt có thể thêm cơ hội mua rẻ hơn những mặt hàng của
Trung Quốc (như động cơ, thiết bị…) khó xuất sang Mỹ. Tuy nhiên, khi mặt hàng cơ khí,
các thiết bị, linh kiện từ Trung Quốc khó xuất hơn sang Mỹ thì sẽ tràn sang Việt Nam và
cạnh tranh với hàng Việt. Điều này sẽ khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam gặp
nhiều khó khăn.
Khi có sự cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc, Mỹ thì hàng hóa Việt Nam thực sự sẽ
khó cạnh tranh về chất lượng khi muốn xâm nhập vào thị trường các nước trên thế giới,

nguy cơ mất thị phần, nguy cơ bị đào thải là rất lớn. Nếu các doanh nghiệp xuất khẩu của
Việt Nam không thay đổi kịp sẽ không thể giữ được các đối tác xuất khẩu, hoặc giảm các
hợp đồng xuất khẩu, nguy cơ doanh nghiệp bị thu hẹp quy mô, dẫn đến phá sản, tình
trạng thất nghiệp sẽ tăng cao.(tóm tắt ghi slide: Giảm thị phần xuất khẩu ở một số thị
trường)
Thị phần xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, thị trường Mỹ có thể sẽ giảm. Đây là khó
khăn không chỉ dành cho các doanh nghiệp Việt Nam mà là của tất cả các Quốc gia khác
trên thế giới, khi các doanh nghiệp Trung Quốc, doanh nghiệp Mỹ thực hiện giải pháp
tăng tiêu dùng hàng nội địa, đặc biệt thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Trung
Quốc, với thị trường Mỹ, Việt Nam cũng có lợi thế xuất khẩu một số mặt hàng vì thế sự
ảnh hưởng lại càng sâu sắc hơn.
Một số tác động mặt trái đã được nghiên cứu của CIEM đưa ra cho thấy, Việt Nam đã
bước đầu hứng chịu một số tác động bất lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ- Trung.
Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 13,6 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2019,
giảm 1,5% so với cùng kỳ 2018. Mức tăng này thấp hơn đáng kể so với năm 2018
(16,56%).
Cũng trong giai đoạn này, nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng hơn 5,04 tỷ USD
(tương đương 20,3%). Trong khi đó, không loại trừ khả năng hàng Trung Quốc sẽ gia
tăng gian lận xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu vào Mỹ.



Khi Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam, thì Mỹ sẽ có chế tài với hàng hóa được
sản xuất bảng nguyên phụ liệu của Trung Quốc.
Điều này sẽ rất bất lợi với nhiều hàng hóa của Việt Nam, trong bối cảnh chúng ta nhập rất
nhiều nguyên phụ liệu từ Trung Quốc, nhất là ngành dệt may. Một số doanh nghiệp dệt
may Việt Nam cho biết, gần đây (từ 2018), đã có sự dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc
sang Việt Nam. Số lượng các đối tác Trung Quốc đến tìm kiếm cơ hội hợp tác với các
doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Đây cũng là thách thức cho doanh
nghiệp Việt Nam trước các áp lực về đất đai xây dựng nhà máy, lao động…

Sản xuất của Trung Quốc bị đình trệ, sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu nhập khẩu nguyên vật
liệu từ Việt Nam. Đồng thời, một phần hàng hóa của Trung Quốc lẽ ra để xuất khẩu,
nhưng sẽ phải tiêu dùng trong nội địa. Thêm vào đó, Trung Quốc sẽ gia tăng các biện
pháp, rào cản trong thương mại với Việt Nam. Điều này làm cho xuất khẩu của Việt Nam
vào Trung Quốc sẽ khó khăn hơn. Ngoài ra, nếu nhiều doanh nghiệp Trung Quốc bị phá
sản, thì những lao động bị thất nghiệp sẽ sang các nước láng giềng để tìm việc, trong đó
có Việt Nam. Điều này đặt ra cho Việt Nam những vấn đề không chỉ về kinh tế, mà cả về
an ninh, xã hội.


Trước mắt, ảnh hưởng từ cuộc CTTM này chưa lan tới một số ngành hàng xuất khẩu của
Việt Nam như dệt may, da giày xuất khẩu, vì các mặt hàng của Trung Quốc bị Mỹ đánh
thuế đợt đầu chủ yếu là nhóm công nghệ, kỹ thuật cao. Nhưng tiếp theo, khả năng Mỹ sẽ
áp thuế với với hàng tiêu dùng như giày, dép, quần áo… Khi đó, ngành đi giày xuất khẩu
của Việt Nam sẽ chịu tác động trực tiếp, với cả cơ hội và nguy cơ.
Ngoài những tác động trực tiếp trên từ Trung Quốc, thì CTTM cũng có những tác động
gián tiếp. Do CTTM có thể làm kinh tế toàn cầu suy giảm, dẫn đến nhu cầu nhập khẩu
giảm, sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu, tăng trưởng của Việt Nam. Việc Mỹ hạn chế đối với
hàng Trung Quốc cũng có thể khiến một số hàng hóa cùng chủng loại của Việt Nam bị
ảnh hưởng (như nhôm, thép), tranh chấp thương mại Mỹ-Trung có thể làm xáo trộn chuỗi
cung ứng toàn cầu, cũng như tạo tiền lệ để các quốc gia khác gia tăng bảo hộ thương mại.
Về dài hạn, do Mỹ đang có chính sách hướng nội, nên sau Trung Quốc, Việt Nam có thể
là nước tiếp theo bị Mỹ xem xét, khi kim ngạch xuất khẩu của chúng ta sang thị trường
này đã tương đối cao.
Từ những phân tích trên, có thể đưa ra ví dụ một số ngành của Việt Nam đã bị ảnh
hưởng từ cuộc CTTM này như:
Cao su là một trong những ngành đầu tiên của Việt Nam bị tác động từ CTTM. Hiện nay,
Trung Quốc chiếm khoảng 60% lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam, nhưng CTTM đã
làm giảm nhu câu cao su của Trung Quốc. 8 tháng đầu năm 2018, khối lượng xuất khẩu
cao su của Việt Nam sang Trung Quốc tăng 8,2% về khối lượng nhưng lại giảm 11,8% về

giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Gỗ cũng là ngành hàng chịu tác động lớn từ CTTM. 6
tháng đầu năm 2018, xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang Trung Quốc chỉ đạt khoảng 88.800
m3, chưa bằng 1/2 so với cùng kỳ năm 2017. "Sự sụt giảm đáng kể này rất có thể là phản
ứng của các doanh nghiệp chế biến tại Trung Quốc, khi các sản phẩm gỗ của họ gặp khó
khăn tại thị trường Mỹ”. Như vậy, đối với sản phẩm gỗ, ngoài cơ hội đối với thị trường
Mỹ, thì Việt Nam lại gặp khó khăn ở thị trường Trung Quốc. Vì vậy cần tính toán, chuẩn
bị trước những biến động này. Chỉ trong mấy tháng qua, thép Việt Nam phải chịu hơn 10
vụ kiện. Đến nay lại gặp thêm tác động từ cuộc CTTM, thì khó khăn cho doanh nghiệp
thép trong nước sẽ tăng lên rất nhiều. Chẳng hạn, ngày 21/5/2018, Mỹ tuyên bố áp thuế
chống phá giá (AD) 199,76% và chống trợ giá (CVD) 256,44% đối với loại thép cán
nguội được nhập từ Việt Nam, nhưng sử dụng nguyên liệu từ Trung Quốc. Tỷ lệ tương
ứng đối với loại thép chống gỉ lần lượt là 199,43% và 39,05%. Rất có thể, trong thời gian
tới, thép Trung Quốc sẽ vào Việt Nam nhiều hơn.
Bên cạnh các tác động đối với nền kinh tế Việt Nam, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
Quốc cũng tác động mạnh tới thị trường tài chính – tiền tệ Việt Nam, cụ thể: Đối với thị
trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, TTCK Việt Nam sau khi đạt kỷ lục vào tháng
4/2018, đã xuất hiện xu hướng giảm điểm mạnh với việc nhà đầu tư (NĐT) ngoại liên tục
rút vốn ròng, bất chấp nền kinh tế đang có những chuyển biến tích cực như: Kinh tế vĩ
mô ổn định, lạm phát thấp, dự trữ ngoại hối cao và dòng vốn FDI vào tiếp tục tăng. Chỉ
trong vòng chưa đầy 01 tháng (từ 6/7 – 27/7/2018), các NĐT nước ngoài đã liên tục bán


ròng trên cả 2 sở giao dịch chứng khoán với tổng giá trị gần 1.669 tỷ đồng. Dự báo tình
trạng này còn tiếp diễn, các NĐT có xu hướng hoãn lại các các dự án đầu tư bởi do chiến
tranh thương mại được dự báo sẽ còn tiếp diễn.
TTCK sụt giảm trong thời gian qua còn do một số nguyên nhân khác như: Việc Cục Dự
trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất; các quỹ đầu tư quốc gia SWF đang bán bớt phần
đầu tư trên các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam. Đối với thị trường tiền tệ, VND
liên tục tăng giá so với NDT và mất giá so với đồng USD kể từ tháng 4/2018, đặc biệt sau
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, mức độ biến động giá lớn hơn so với các tháng

trước đó. Tỷ giá VND/USD liên tục tăng, đặc biệt là trong tháng 7 và đầu tháng 8/2018,
khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung lên cao.
Nhiều dự báo cho thấy, trong thời gian tới, tỷ giá VND/USD sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng
gián tiếp bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, nguyên nhân chủ yếu là do: Đồng USD
tiếp tục mạnh lên; Dòng vốn đầu tư nước ngoài có nguy cơ rút vốn do giá trị đồng USD
tăng; Trung Quốc liên tiếp phá giá đồng NDT như một giải pháp đối với các chính sách
thương mại của Mỹ.
2.2 Sau chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
a. Cơ hội
Kể từ khi chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bùng nổ, Việt Nam được xem
là một trong những nước hưởng lợi hàng đầu khi các doanh nghiệp tìm kiếm địa điểm
mới cho sản xuất, tránh bị gia tăng thuế quan lên các mặt hàng. Điều này thúc đẩy dòng
vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam.
Nhiều nhà sản xuất đã chuyển hoạt động qua Việt Nam thông qua đầu tư nhà máy, xây
dựng văn phòng, sử dụng nhân viên …. Với đặc điểm FDI là nguồn vốn lâu dài, khi đã
chọn Việt Nam là điểm đến cho đầu tư, việc quay trở lại Trung Quốc sẽ rất tốn kém.
Việc Mỹ - Trung ký Thoả thuận thương mại giai đoạn 1chưa phải là giải pháp cuối cùng
mà chỉ là giải pháp tình thế, nó chỉ là sự đình chiến để chờ tiếp chiến. Việt Nam có sơ
hội rất lớn để chúng ta đa dạng hoá quan hệ, đa dạng hoá chuỗi cung ứng và thị trường,
và nhất là vươn lên hơn nữa trong chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực.
Việt Nam cũng nổi lên là một địa điểm thu hút FDI có nhiều lợi thế như lao động giá rẻ,
sở hữu hàng loạt hiệp định thương mại (FTA). Các FTA này cùng với việc thực thi Hiệp
định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và FTA Việt Nam EU sẽ đảm bảo rằng Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư cạnh tranh. Tiêu chuẩn về chất
lượng sản phẩm, quyền sản xuất và quyền của người lao động được đảm bảo trong các
hiệp định này sẽ tiếp tục cho phép Việt Nam đủ khả năng trở thành trung tâm sản xuất và
mở rộng như một cơ sở xuất khẩu. Điều này khiến các nhà đầu tư nước ngoài tìm đến
Việt Nam để hưởng các ưu đãi.
b. Thách thức

Sau khi ký kết giai đoạn 1 thương mại Mỹ Trung đã đặt ra những thách thức với Việt

Nam:


-

Mặc dù Mỹ cam kết giảm 1 số thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ
song 25% thuế quan đối với hàng hóa trị giá 250 tỷ USD của Trung Quốc vẫn được giữ
nguyên, làm cho kinh tế xuất khẩu của Việt Nam trở nên mạnh mẽ, nhưng Trung Quốc đã
lợi dụng thời cơ đó để gian lận xuất xứ. Dù Việt Nam đã có những biện pháp để giải
quyết vấn đề xuất xứ và trung chuyển. Dù vậy Việt Nam vẫn phải luôn cảnh giác, có
những chính sách xuất nhập khẩu kịp thời, chặt chẽ hơn nữa vì:
+ thứ nhất: trước đó năm 2019, Mỹ đã đánh thuế đối với các sản phẩm
nhôm và thép Việt Nam vì cho rằng đó là sản phẩm của Đài Loan chuyển sang.
+ thứ 2: Trung Quốc có thể chuyển hướng hàng hóa sang Việt Nam để xuất
khẩu sang Mỹ bằng nhiều cách nên ta cần có những biện pháp kiểm soát cũng như
quản lý chặt các mặt hàng xuất khẩu, tránh gây tổn thất cho các doanh nghiệp trong
nước.

-

Thách thức thứ 2 là: sau khi 2 nước ký kết giai đoạn 1 cùng với sự bùng phát lúc này
là dịch Covid 19, thì vấn đề lớn đặt ra : Việt Nam làm sao để giảm sự lệ thuộc vào ông
lớn Trung Quốc khi sự dịch chuyển sản xuất sang nước ta ngày một tăng.
Thách thức thứ 3 áp lực lên các nhà hoạch định chính sách thương mại của Việt Nam
trước những cơ hội và những lỗ hổng của thương mại quốc tế sau khi ký kết giai đoạn 1,
và tiếp tục giai đoạn 2 của Mỹ Trung.
III. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
• Việt Nam cần chủ động trong hội nhập, đầu tư và thương mại quốc tế,
• Đồng thời tăng cường nguồn lực quốc gia, nâng cao khả năng chống chịu
với sự linh hoạt trong điều hành kinh tế vĩ mô, phải chuẩn bị sẵn sàng đối

phó với mọi tình huống và mọi kịch bản có thể xảy ra
• Việt Nam cần nâng cao năng lực về nhân lực chất lượng cao với chi phí hợp
lý để tiếp nhận một số nhà máy FDI chuyển từ Trung Quốc đến.
• Nâng cao năng lực sản xuất sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh,
có thể tự tin “đấu” với hàng hóa của Trung Quốc.
• Cần nâng cao năng lực theo dõi, giám sát, kiểm tra của các cơ quan chức
năng.
• Phải đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục các chủ doanh nghiệp về ý thức chấp
hành luật pháp, tuân thủ cam kết quốc tế, bao gồm nguyên tắc xuất xứ sản
phẩm, không móc nối với doanh nghiệp nước ngoài để trục lợi bất chính.
• Hướng dẫn các doanh nghiệp khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ cần tuân
thủ các quy tắc nhập khẩu hàng hóa của Bộ Thương mại Mỹ, hạn chế gặp
phải các vụ kiện bán phá giá, kịp thời có giải pháp xử lý khi thấy dấu hiệu
gây khó khăn cho hàng nhập khẩu từ Việt Nam.
• Nhanh chóng thể chế hoá các lĩnh vực hợp tác kinh tế và trao đổi thương
mại song phương với Mỹ, đồng thời càng nên có cách tiếp cận rất thực
dụng và linh hoạt theo kiểu tư duy chính sách và suy tính lợi ích rất đặc thù


của ông Trump để tránh xung đột thương mại với Mỹ, nhưng có lợi cho
mình.
IV. Kết luận
Sự căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay chưa hẳn đã thực sự chấm
dứt, đặc biệt trong bối cảnh 2 nước mới bước vào giai đoạn đầu của Thỏa thuận thương
mại, Tuy nhiên với những gì chúng ta vừa phân tích được thì nhìn chung các tác động đối
với thương mại Việt Nam phần lớn nghiêng về hướng tích cực. Vậy để có thể tận dụng
hết các cơ hội và biến thách thức thành thời cơ thì rất cần sự chung tay của các cấp, các
ngành từ TW đến địa phương cũng như sự nhạy bén, đón đầu xu thế của những người
đứng đầu.
Tài liệu tham khảo

/> />%20chien%20tranh%20thuong%20mai%20My%20Trung%20Quoc%20den%20Viet
%20Nam.pdf
/> /> />fbclid=IwAR362AwHGIDgJ3jG8xMbbiNaKoqKpP1ZVhT_XnpSnqQz45yD1X3D2LaE
6x0
/>


×