Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

XÂY DỰNG VÀ PHÂN TÍCH TIÊU DÙNG HÀNG HÓA CỦA MỘT NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI MỘT THỜI ĐIỂM NHẤT ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.09 KB, 20 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Tiêu dùng là hành vi vô cùng quan trọng của con người. Nó là hành động nhằm
thỏa mãn nhu cầu và sở thích của con người, nhưng thu nhập hiện có luôn là vấn
đề quyết định chi tiêu của mỗi người tiêu dùng. Bạn chắc chắn cũng đã vào những
cửa hàng, siêu thị tràn ngập hàng hóa rồi phải không? Lúc đó bạn cần mua gì ?
Thích mua gì và cuối cùng sẽ mua sản phẩm nào? Khi sử dụng ngân sách của mình
để mua bất cứ hàng hóa hay dịch vụ nào người tiêu dùng luôn hướng tới lợi ích đạt
được khi tiêu dùng và lợi ích càng nhiều thì càng tốt. Với mỗi hàng hóa, nếu càng
tiêu dùng nhiều thì lợi ích càng tăng, và người tiêu dùng luôn muốn hướng tới giá
trị lợi ích cao nhất
Thu nhập của cá nhân (người tiêu dùng) và giá cả hàng hóa là những nhân tố
giới hạn lợi ích mà người tiêu dùng có thể đạt được. Giả định then chốt của lý
thuyết lợi ích tập trung vào thu nhập dùng để chi tiêu và giá cả hàng hóa tiêu dùng.
1


Các cá nhân quyết định số lượng hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng để “tối đa hóa lợi
ích”. Giả định tối đa hóa lợi ích là một cách diễn đạt cho vấn đề kinh tế cơ bản.
Các mong muốn của người tiêu dùng thì luôn vượt quá nguồn lực cung cấp để thỏa
mãn những mong muốn này. Vì vậy, người tiêu dùng phải đưa ra các quyết định
lựa chọn. Trong việc đưa ra quyết định lựa chọn, người tiêu dùng cố gắng tối đa
hóa lợi ích có thể đạt được. Điều này có nghĩa là các cá nhân đưa ra các quyết định
tiêu dùng sao cho tối đa hóa lợi ích trong giới hạn ngân sách tiêu dùng.
Chính vì vậy nhóm nghiên cứu đã thực hiện đề tài Xây dựng và phân tích lựa
chọn tối ưu của một người tiêu dùng trong việc tiêu dùng những hàng hóa tại một
thời điểm nhất định để giúp người tiêu dùng đó có thể mua được những giỏ hàng
tốt nhất, tối đa hóa lợi ích của mình

2



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ LỰA CHỌN TỐI ƯU CỦA
NGƯỜI TIÊU DÙNG

I.

Lí thuyết về lợi ích
Các nhà kinh tế vận dụng quy mô lựa chọn để giải thích hành vi của người

tiêu dùng. Thu nhập của cá nhân và giá cả hàng hóa là những nhân tố giới hạn
lợi ích mà người tiêu dùng có thể đạt được. Vì vậy các cá nhân sẽ quyết định số
lượng hàng hóa dịch vụ tiêu dùng để tối đa hóa lợi ích trong giới hạn ngân sách
tiêu dùng.
Nhìn chung, các mong muốn của người tiêu dùng về một sản phẩm cụ thể có
thể được đáp ứng đầy đủ trong một khoảng thời gian nhất định với giả định sở
thích không thay đổi. Tuy nhiên càng có nhiều sản phẩm thì mong muốn trên
mỗi đơn vị sản phẩm giảm dần. Để giải thích điều này chúng ta sẽ đi tìm hiểu
các khái niệm về lợi ích và lợi ích biên.
1. Khái niệm về lợi ích và lợi ích cận biên:
- Lợi ích (Utility) đuợc định nghĩa như là sự thoả mãn hay sự hài lòng đạt được
từ việc tiêu dùng các hàng hoá, dịch vụ. Kí hiệu: U.
Lợi ích có hai đặc tính cần lưu ý:
-

Lợi ích và hữu dụng là không đồng nhất.

-

Lợi ích thường không giống nhau đối với mỗi người khi tiêu dùng
cùng sản phẩm


- Tổng lợi ích (Total Utility) Là tổng thể sự thỏa mãn hoặc hài lòng thu được khi
tiêu dùng toàn bộ hàng hóa hoặc dịch vụ mang lại. Tổng lợi ích sẽ tăng lên khi số
lượng sản phẩm được tiêu dùng tăng lên. Kí hiệu TU.

3


- Lợi ích biên (Marginal Utility) là lợi ích tăng thêm khi người tiêu dùng tiêu
dùng thêm một đơn vị hàng hoá hay dịch vụ. Kí hiệu: MU
Xem bảng minh họa về mối quan hệ giữa tổng lợi ích và lợi ích biên liên
quan đến tiêu dùng của cá nhân đối với bánh pizza (trong một khoảng thời gian
nhất định)
Bảng 1: lợi suất cận biên giảm dần

Số chiếc bánh

Tổng

lợi

ích Lợi

(TU)
0
0
1
4
2
7
3

9
4
10
5
10
6
8
Qua bảng cho thấy lợi ích biên liên

ích

biên

(MU)
4
3
2
1
0
-2
quan đến mỗi chiếc bánh pizza tăng

thêm chỉ là mức thay đổi tổng lợi ích khi có thêm một chiếc bánh pizza được
tiêu dùng. Chẳng hạn,lợi ích tiêu dùng chiếc bánh pizza thứ 3 là 2 do tổng lợi
ích tăng thêm là 2(từ 7 lên 9) .
Một cách tổng quát,lợi ích biên có thể xác định như sau:
+ Nếu tổng lợi ích (TU) là một hàm không xác định (không liên tục) thì

MU =
Trong đó:


∆TU TU 2 −1 TU1
=
∆Q
Q2 − Q1

∆ TU là sự thay đổi về tổng lợi ích
∆Q là sự thay đổi về số lượng sản phẩm tiêu dùng

+ Nếu tổng lợi ích là hàm xác định (liên tục) và có dạng TU = f (Q) thì

4


MU =

δTU
δQ

= TU′(Q)

2. Quy luật lợi ích biên giảm dần
Quy luật này được phát biểu như sau: Khi số lượng hàng hoá hoặc dịch
vụ nào đó được tiêu dùng tăng lên thì lợi ích cận biên của hàng hoá dịch vụ đó
có xu hướng giảm dần xuống và ngược lại, trong một thời điểm nhất định.
Quy luật này đúng với hầu hết các sản phẩm, nhưng nó chỉ đúng khi xem
xét mặt hàng đó trong thời gian ngắn
Sở dĩ lợi ích cận biên giảm dần là do giảm sự hài lòng hay sự thích thú của
mỗi chúng ta đối với một mặt hàng khi tiêu dùng thêm mặt hàng đó.
Ý nghĩa của quy luật lợi ích biên giảm dần: Khi ta tiêu dùng nhiều hơn

một mặt hàng nào đó thì tổng lợi ích sẽ tăng, tuy nhiên với tốc độ ngày càng
chậm, việc tăng chậm này là do lợi ích cận biên giảm khi ta tiêu dùng thêm
hàng hoá dịch vụ đó.
Quy luật này được hầu hết các nhà kinh tế học thừa nhận, tuy nhiên nó chỉ
là quy luật trừu tượng và thực tế ta không thể đo được lợi ích cận biên.
Cần lưu ý rằng mặc dầu lợi ích biên giảm dần nhưng tổng lợi ích vẫn tăng
miễn là lợi ích biên còn dương. Tổng lợi ích sẽ giảm khi lợi ích biên âm.
Qui luật lợi ích cận biên giảm dần chi phối rất lớn đến hành vi ứng xử
của người tiêu dùng trong việc ưu tiên lựa chọn mua sắm hàng hoá trong một
ngân sách tiêu dùng có hạn.
Điều kiện vận dụng:
-

Chỉ xét đối với một loại hàng hóa.
Số lượng sản phẩm hay hàng hóa khác được giữ nguyên.
Thời gian ngắn.

5


3. Lợi ích biên và cầu của người tiêu dùng:
Lợi ích cận biên của việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ càng lớn thì người tiêu
dùng càng sẵn sàng trả giá cao hơn lúc đó sẽ làm xuất hiện thặng dư tiêu
dùng (CS). Như vậy, giá sẵn sàng mua biểu thị lợi ích cận biên của hàng hóa
hoặc dịch vụ ở một mức tiêu dùng nhất định. Khi lượng tiêu dùng tăng dần
lên, theo đó lợi ích cận biên sẽ giảm dần thì sự sẵn sàng chi trả cũng giảm đi.
Do vậy, đường cầu có hình dạng dốc xuống từ trái sang phải. Vì thế căn cứ
vào cầu để xác định lợi ích biên của người tiêu dùng.
MU = DD ( Đường lợi ích biên chính là đường cầu )
P


D = MU

P0

E

PE

QE

Q

II. Lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng
1.

Sở thích của người tiêu dùng

Sở thích của người tiêu dùng Hành vi người tiêu dùng được điều khiển bởi
sở thích của người tiêu dùng. Vì vậy, hiểu được sở thích của người tiêu dùng là
hết sức quan trọng để hiểu cầu cá nhân. Trong điều kiện bình thường, người tiêu
dùng sẽ không bao giờ mua một hàng hóa nào đó nếu họ không thích. Và ngược
6


lại, người tiêu dùng thường sẵn sàng bỏ nhiều tiền hơn nếu họ rất thích một
hàng hoá nào đó. Nhưng sở thích là một khái niệm trừu tượng nên làm thế nào
để đo được sở thích của người tiêu dùng để từ đó có thể phân tích hành vi của
họ? Giải quyết vấn đề này, Kinh tế học vi mô định nghĩa sở thích như sau: “Sở
thích người tiêu dùng là mức độ ưu tiên lựa chọn giỏ hàng hóa này so với giỏ

hàng hóa khác của người tiêu dùng khi mua hàng hóa”. Khái niệm sở thích
người tiêu dùng được gắn chặt với khái niệm “giỏ hàng hóa” nhằm lượng hóa
sở thích của người tiêu dùng. Một giỏ hàng hóa là một tập hợp của một hoặc
nhiều sản phẩm được bán trên thị trường. Trên thực tế, với một số tiền nhất định
trong tay, người tiêu dùng thường mua nhiều loại hàng hóa hơn là chỉ mua một
loại hàng hóa.
1.1.Biểu diễn sở thích của người tiêu dùng qua đường bàng quan
* Đường bàng quan (IC: Indefference Curve): Thể hiện những kết hợp
trong việc lựa cho hai loại hàng hoá X, Y và tất cả những kết hợp đó đều mang
lại một tổng lợi ích như nhau đối với người tiêu dùng, vì vậy còn gọi là đường
đồng mức thoả dụng (đường đẳng ích).
Vậy một mức lợi ích hay sở thích của người tiêu dùng được đại diện bằng
một đường bàng quan và các mức lợi ích của người tiêu dùng được đại diện
bằng vô số các đường bàng quan khác.
Đường bàng quan có 4 tính chất:
Tính chất 1: Các đường bàng quan cao hơn được ưa thích hơn.
Tính chất 2: Các đường bàng quan dốc xuống.
Tính chất 3: Các đường bàng quan không cắt nhau.
Tính chất 4: Các đường bàng quan là đường cong lồi về phía gốc tọa độ
Các đường bàng quan lồi so với gốc tọa độ, độ dốc của đường bàng quan
giảm dần từ trái qua phải, độ dốc biểu thị tỷ lệ thay thế cận biên (MRS:
7


Marginal Rate of Subtitution): là tỷ lệ cho biết cần phải đánh đổi bao nhiêu đơn
vị hàng hóa này để có thêm một đơn vị hàng hóa kia mà không làm thay đổi
mức lợi ích đạt được (MRSX,Y = MUX / MUY)
Y

U

X

2.Ngân sách của người tiêu dùng
* Đường ngân sách (BL- Budget Line): Mô tả các kết hợp hàng tiêu dùng
khác nhau mà người tiêu dùng có thể mua được với cùng một ngân sách. Nó
chia không gian lựa chọn thành hai miền:
+ Kết hợp có thể đạt được.
+ Kết hợp không thể đạt được và đồng thời thể hiện tất cả các sự kết hợp có
thể để lựa chọn hai hàng hoá Xvà Y, do vậy đường ngân sách còn gọi là đường
giới hạn khả năng tiêu dùng.
-

Ràng buộc thu nhập cá nhân có thể biểu hiện như sau (nếu chỉ xét hai
hàng hóa X và Y):
PX.X + PY.Y = I

- Phương trình đường ngân sách có dạng:
Y = I/PY – (PX / PY) .X
Trong đó: X và Y là lượng tiêu dùng của hàng hoá X và Y
8


Px, Py là giá cả hàng hoá X và Y
I: là ngân sách tiêu dùng.
(-PX / PY) là độ dốc của đường ngân sách.
Y

Vùng quá

GH NS


A
Vùng GH NS chi tiêu

- Khi thu nhập người tiêu dùng và giá cả của hàng hóa là cố định thì đường
ngân sách sẽ được xác định như trên. Hệ số gốc của đường ngân sách chính là giá
tương đối của hai hàng hóa (PX/PY) đồng thời tỷ lệ mà tại đó thị trường sẵn sàng
đổi hàng hóa này lấy hàng hóa khác, nếu giá hàng hóa là cố định thì hệ số gốc của
đường ngân sách không thay đổi.
Đường ngân sách có thể dịch chuyển dưới tác động của thu nhập và giá cả.
- Khi thu nhập thay đổi, giá cả không thay đổi thì đường ngân sách sẽ dịch
chuyển song song với đường ngân sách ban đầu. Thu nhập tăng đường ngân sách
dịch chuyển ra bên ngoài, và ngược lại.

9


- Khi giá cả của một hàng hóa thay đổi trong khi thu nhập giữ nguyên thì
đường ngân sách xoay quanh một điểm.

3.Tối ưu hóa lợi ích của người tiêu dùng
Cá nhân tối đa hóa lợi ích trong giới hạn ngân sách, họ sẽ lựa chọn điểm
tiêu dùng mà ở đó đường ngân sách tiếp xúc với đường bàng quan nào đó.
* Sự kết hợp giữa đường bàng quan và đường ngân sách
Đưa hai đường ngân sách và đường bàng quan trên cùng một đồ thị. Giả sử
đường ngân sách của hai hàng hoá X và Y tiếp xúc với đường bàng quan tại
điểm A.
Y

A

U
BL
X

10


Tại A thể hiện trạng thái tiêu dùng tối ưu hay người tiêu dùng đạt lợi ích
tối đa với mức ngân sách cho trước. Điểm A là tối ưu vì nó thể hiện sự kết hợp
mà đường ngân sách chạm với đường bàng quan cao nhất có thể đạt được tức là
với ràng buộc về ngân sách và giá cả nó đạt được lợi ích lớn nhất. Tại điểm này
tỷ lệ thay thế biên bằng giá tương đối của hai hàng hóa. Do đó điều kiện tối ưu
hoá của người tiêu dùng là độ dốc của đường ngân sách (P X/PY) bằng độ dốc
của đường bàng quan (MUX/MUY) (hay hai đường tiếp xúc với nhau khi độ dốc
của hai đường bằng nhau) tức là:
MU
Px
MU x
MU x
Y
=

=
Py
MUy
Px
P
Y
Kết luận này hoàn toàn phù hợp với kết luận đã thu được ở mục trước,
tương tự ta có thể mở rộng điều kiện tối ưu của người tiêu dùng cho trường hợp

tổng quát:
MU
X
P
X

=

MU
MU
z
Y =
P
P
Y
z

....

4.Các nhân tố tác động đến lựa chọn tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng:
• Thu nhập:
Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên, đường giới hạn ngân sách dịch
chuyển ra phía ngoài.
-

Nếu cả hai hàng hóa là hàng hóa thông thường, người tiêu dùng sẽ
phản

ứng lại sự gia tăng thu nhập bằng cách mua cả hai loại hàng hóa nhiều hơn.
-


Hàng hóa được coi là cấp thấp nếu người tiêu dùng mua nó ít hơn khi thu
nhập của họ tăng.
11




Giá cả hàng hóa:

Giá cả của một hàng hóa thay đổi, trong khi thu nhập được giữ nguyên,chúng ta
có một số nhận xét sau;
-

Khi giá một hàng hóa nào đó giảm xuống, thì đường ngân sách quay

-

ra phía ngoài.
Dịch chuyển ra phía ngoài của đường ngân sách làm thay đổi độ dốc

-

của nó.
Sự thay đổi của đường giới hạn ngân sách làm thay đổi tiêu dùng của
cả hai hàng hóa như thế nào phụ thuộc vào sở thích của người tiêu
dùng.

Tác động của sự thay đổi giá cả một hàng hóa nào đó đối với tiêu dùng
có thể được phân tích thành hai hiệu ứng: Hiệu ừng thu nhập và hiệu ứng

thay thế.
Hiệu ứng thu nhập: là sự thay đổi của tiêu dùng phát sinh do mức giá thấp hơn
làm cho người tiêu dùng được lợi, được phản ánh qua sự dịch chuyển từ đường
bàng quan thấp tới đường bàng quan cao hơn.
Hiệu ứng thay thế: là sự thay đổi của tiêu dùng phát sinh từ chỗ giá thay đổi
khuyến khích mức tiêu dùng lớn hơn đối với hàng hóa đã trở nên rẻ hơn một
cách tương đối, được biểu thị bằng sự di chuyển dọc theo đường bang quan tới
điểm có tỷ lệ thay thế biên khác.
Khi giá của một hàng hóa nào đó giảm, điểm lựa chọn tiêu dùng tối ưu sẽ
thay đổi, lượng cầu về hàng hóa đó sẽ tăng

12


CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ PHÂN TÍCH TIÊU DÙNG HÀNG HÓA
CỦA MỘT NGƯỜI TIÊU DÙNG TẠI MỘT THỜI ĐIỂM NHẤT ĐỊNH

I. Thực trạng: Tình hình chung về tiêu dùng của người tiêu dùng trên thị
trường đồ uống

13


Tại Việt Nam, bình quân người Việt tiêu thụ nước giải khát
trên 23 lít/người/năm. Theo Hiệp hội bia rượu - nước giải khát các dòng sản
phẩm này chiếm lượng sản xuất và tiêu thụ lên đến 85% sản lượng của cả nước.
Trong nửa năm đầu 2015, ngành sản xuất đồ uống tăng 6,3% so với cùng kỳ.
Đến năm 2020, con số này sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt khoảng 8,39,2 tỷ lít/năm.

Biểu đồ 1: Tỉ trọng các loại đố uống được tiêu dùng nhiều nhất năm 2015

Với tốc độ tăng trưởng hàng năm của thị trường thức uống được dự báo là
6% đến năm 2020, ngành công nghiệp đồ uống tại Việt Nam là một trong những
ngành hàng tiêu dùng nhanh tăng trưởng cao nhất. Tiêu thụ nước giải khát ước
tính đạt 81,6 tỷ lít vào năm 2016 với triển vọng đạt 109 tỷ lít vào năm 2020.


Người tiêu dùng Việt Nam đang chuyển sang tiêu thụ đồ uống có giá trị cao
hơn, tạo ra những khoảng trống để thâm nhập vào các phân khúc đồ uống cao
cấp. Mặc dù cả các công ty trong và ngoài nước đã cố gắng hành động để đáp
ứng với sự thay đổi này, các công ty nước ngoài hiện đang gặp khó khăn do
việc sử dụng các thương hiệu quốc tế của người tiêu dùng Việt Nam.
14




Bên cạnh sự cải thiện về hồ sơ nhân khẩu học, người tiêu dùng Việt Nam là
những người có ý thức về sức khỏe nhất ở Đông Nam Á, nên người tiêu dùng
thường lựa chọn những danh mục sản phẩm tốt cho sức khỏe như nước ép trái
cây hoặc trà thảo dược.
Trên thị trường đồ uống, đồ uống có cồn (gồm bia, rượu vang, rượu mạnh) là
ngành hàng lớn nhất, chiếm tới hơn 70% tổng giá trị bán lẻ đồ uống. Mặc dù
nhận được mức tăng trưởng kép hàng năm khiêm tốn (CAGR) là 3,5% cho đến
năm 2020, ngành bia ở Việt Nam được coi là có cơ hội lớn để đầu tư vì mức
tiêu thụ của đất nước nằm trong top 10 của khu vực châu Á và có mức tiêu thụ
bình quân đầu người thuận lợi ở mức 42 lít vào năm 2020. Các ngành rượu và
rượu mạnh và đồ uống không cồn cũng được dự báo có tỷ lệ 8% – và 6,1%
-CAGR.Theo dự báo của BMI, tốc độ tăng trưởng thực tế về sản lượng tiêu thụ
bia sẽ vượt mức 24,9% vào năm 2018.
Xét về tốc độ tăng trưởng, cà phê là sản phẩm có mức tăng cao nhất (trên

14%), do cà phê đang dần trở thành “sự lựa chọn hàng đầu của giới trẻ” tại Việt
Nam trong thời gian vừa qua. Đồng thời, sự gia tăng về thu nhập của nhóm đối
tượng này cũng đòi hỏi các sản phẩm có giá trị chất lượng cao hơn, thúc đẩy sự
tăng trưởng cả về chất và lượng của ngành cà phê.
Cũng là sản phẩm chủ yếu dành cho giới trẻ, nước ngọt và nước ngọt có ga
cũng đang dần chiếm được thị phần khá lớn và tăng trưởng ổn định chỉ sau cà
phê. Cùng với sự phát triển của đồ ăn nhanh tại Việt Nam trong những năm gần
đây, đồ uống có ga, điển hình như Pepsi hay Coca Cola, đang phải cạnh tranh
khốc liệt để giành sự quan tâm lựa chọn của khách hàng. Không chỉ dừng ở việc
tích cực đầu tư cho quảng cáo và định vị thương hiệu thông qua tất cả các kênh
truyền thông từ báo in, truyền hình đến internet, các hãng sản xuất đồ uống có
15


ga này cũng đang nỗ lực thay đổi cả mẫu mã và bao bì đóng chai nhằm khác
biệt hóa, thu hút khách hàng và tăng doanh thu bán hàng trong năm.
II.

Phân tích và xây dựng sự lựa chọn tối ưu của một người tiêu dùng về 2 mặt hàng
trà sữa – cocacola
Nhóm đã thực hiện phỏng vấn một bạn nữ về mức độ sử dụng 2 mặt hàng trà
sữa và cocacola, câu hỏi phỏng vấn bao gồm:
+ Tên và tuổi của người tiêu dùng?
+ Thu nhập hàng tháng là bao nhiêu?
+ Bạn thích sử dụng mặt hàng nào hơn: trà sữa hay nước uống có ga coca?
+ Nếu xử dụng cả 2 thì bạn sẽ sử dụng với số lượng ra sao để phù hợp với sở
thích và thu nhập của mình? Biết giá 1 ly trà sữa P x= 2$, giá của lon coca Py=
1$ (nghìn đồng)
Sau cuộc phỏng vấn, nhóm đã thu thập được bảng số liệu như sau:
Bảng 2: Một số phương án tiêu dùng của 2 hàng hóa trên


16


Phương án
tiêu dùng

Ly Trà sữa
X

Lon coca
Y

Chi tiêu
Chi tiêu
cho trà sữa cho coca

Tổng chi
tiêu

A

0

20

0

20


20

B

1

18

2

18

20

C

2

16

4

16

20

D

3


14

6

14

20

E

4

12

8

12

20

F

5

10

10

10


20

G

6

8

12

8

20

H

7

6

14

6

20

I

8


4

16

4

20

K

9

2

18

2

20

L

10

0

20

0


20

Nhận xét: Có rất nhiều phương án tiêu dùng để người tiêu dùng chọn lựa.
Người tiêu dùng thường thích nhiều hơn thích ít và sở thích của người tiêu dùng ấy
mang tính hoàn chỉnh vì thế mà có thể so sanh sắp xếp các phương án theo đánh
giá chủ quan của bản thân. Nếu thích coca thì bạn nữa ấy có thể dành toàn bộ số
tiền để mua như phương án A, còn nếu thic trà sữa thì có thể dành toàn bộ thu nhập
để mua như phương án L. Hoặc kết hợp mua cả 2 thì có rất nhiều cách lựa chọn
Theo khảo sát ta được
17


Bảng 3: lợi ích cận biên và quy luật lợi suất cận biên giảm dần khi tiêu dùng X và
Y ( Px=2$, Py=1$)
Qx
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

TUx
0
50

90
100
120
135
145
145
120
90
40

MUx
0
50
40
30
20
15
10
0
-25
-30
-50

MUx/ Px
0
25
20
15
10
7.5

5
0
-12.5
-15
-25

Qy
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20

TUy
0
90
160
210
235
250
260
260
200
135

65

MUy
0
45
35
25
12,5
7,5
5
0
-30
-32,5
-35

MUy/ Py
0
45
35
25
12,5
7,5
5
0
-30
-32,5
-35

Khi tăng tiêu dùng hàng hóa X và Y thì lợi ích tăng lên nhưng lợi ích cận biên giảm dần
theo đúng quy luật của nó

Điều kiện tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng là:
X.Px + Y.Py= I
MUx/Px = MUy/Py
Nhận thấy: Kết hợp bảng 2 và bảng 3 thì phương án F là phương án tiêu dùng tối ưu khi thỏa
mãn cả điều kiện cần và đủ
5.2 + 10 = 20
MUx/Px = MUy/Py = 7,5
Vậy điểm tối ưu là Qx*= 5,

Qy*= 10

18


KẾT LUẬN
Như vậy có thể thấy rằng lý thuyết hành vi người tiêu dùng là một yếu tố cơ bản
trong việc quyết định về sự lựa chọn của người tiêu dùng, cho thấy rõ những phản
ứng của họ khi có sự thay đổi của hoàn cảnh bên ngoài. Nhu cầu về tiêu dùng của
con người ngày càng lớn, đòi hỏi họ phải biết cân nhắc khi ra quyết định chi tiêu,
làm sao cho cân đối, hợp lý phù hợp với túi tiền của bản thân.
Xã hội ngày nay rất phát triển, đời sống được nâng cao lan rộng ra khắp nơi,
không có chỗ cho sự nghèo túng tồn tại, đây thực sự là một thách thức của vấn đề
mà trong khuôn khổ một bài thảo luận của nhóm không thể đề cập được một cách
đầy đủ và chi tiết. Vì kiến thức của nhóm còn hạn chế và do chưa có nhiều kinh
nghiệm nên trong khi viết bài sẽ có những thiếu sót là điều không thể tránh khỏi.
Một lần nữa nhóm thực hiện mong rằng sẽ nhận được sự chỉ bảo của các thầy, các
19


cô và sự đóng góp của các bạn để bài thảo luận của nhóm được tốt hơn. Xin chân

thành cảm ơn!.

20



×