Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Luận án tiến sĩ kinh tế nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm công nghiệp xanh ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 172 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

CHU VĂN GIÁP

NGHIÊN CỨU HÀNH VI TIÊU DÙNG
SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP XANH Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI – NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

CHU VĂN GIÁP

NGHIÊN CỨU HÀNH VI TIÊU DÙNG
SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP XANH Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 9340101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Lê Công Hoa
2. TS. Hồ Lê Nghĩa



HÀ NỘI – NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Tác giả luận án


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i
MỤC LỤC..............................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... x
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.1. Sự cần thiết nghiên cứu ........................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ............................................................................. 3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 4
1.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 4
1.5. Những đóng góp của luận án .................................................................................. 5
1.6. Bố cục của luận án ................................................................................................... 6
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ....................................................... 7
2.1. Hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh và hành vi tiêu dùng sản phẩm công
nghiệp xanh ...................................................................................................................... 8

2.1.1. Hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh ....................................................... 8

2.1.1.1. Sản phẩm xanh ................................................................................. 8
2.1.1.2. Hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh .................................................... 9

2.1.2. Hành vi tiêu dùng sản phẩm công nghiệp xanh ................................ 13
2.1.2.1. Sản phẩm công nghiệp xanh ........................................................... 13
2.1.2.2. Hành vi tiêu dùng sản phẩm công nghiệp xanh .............................. 14
2.2. Tổng quan nghiên cứu hành vi mua sắm và hành vi thải bỏ sản phẩm xanh15

2.2.1. T ổng quan k hung lý thuyết nghiên cứu hành vi mua sắm và hành vi
thải bỏ sản phẩm xanh ................................................................................. 15
2.2.2. T ổng quan nghiên cứu hành vi mua sắm sản phẩm xanh ................ 20
2.2.2.1. Các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố tác động
trực tiếp lên ý định hành vi mua sắm sản phẩm xanh .................................. 23


2.2.2.2. Các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố tác động
trực tiếp lên thái độ đối với hành vi mua sắm sản phẩm xanh ..................... 27
2.2.2.3. Các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố tác động
trực tiếp lên quan tâm đến môi trường ........................................................ 29

2.2.3. T ổng quan nghiên cứu hành vi thải bỏ sản phẩm xanh .................... 31
2.2.4. Các k hoảng trống nghiên cứu ............................................................ 33
2.3. Các yếu tố tác động và giả thuyết nghiên cứu .................................................... 35

2.3.1. Các yếu tố tác động trực tiếp lên ý định hành vi mua sắm sản phẩm
công nghiệp xanh và các giả thuyết nghiên cứu .......................................... 35
2.3.1.1. Thái độ đối với hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh ....... 35
2.3.1.2. Nhận thức kiểm soát hành vi đối với hành vi mua sắm sản phẩm
công nghiệp xanh ........................................................................................ 36
2.3.1.3. Chuẩn chủ quan đối với hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh 37

2.3.1.4. Nhận thức tính hữu hiệu của hành vi mua sắm sản phẩm công
nghiệp xanh ................................................................................................ 38

2.3.2. Các yếu tố tác động trực tiếp lên thái độ đối với hành vi mua sắm
sản phẩm xanh và các giả thuyết nghiên cứu .............................................. 38
2.3.2.1. Quan tâm đến môi trường .............................................................. 39
2.3.2.2. Hành động vì môi trường ............................................................... 39
2.3.2.3. Thái độ đối với sản phẩm công nghiệp xanh ................................... 40
2.3.2.4. Hình ảnh bản thân.......................................................................... 41

2.3.3. Các yếu tố tác động trực tiếp lên quan tâm đến môi trường và các
giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 41
2.3.3.1. Tính tập thể .................................................................................... 42
2.3.3.2. Tính thế hệ ..................................................................................... 42

2.3.4. Các yếu tố tác động trực tiếp lên ý định hành vi thải bỏ sản phẩm
công nghiệp xanh và các giả thuyết nghiên cứu .......................................... 43
2.3.4.1. Ý định hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh ..................... 43
2.3.4.2. Nhận thức kiểm soát hành vi đối với hành vi thải bỏ sản phẩm xanh
................................................................................................................... 45


2.3.5. Các yếu tố về nhân khẩu học.............................................................. 47
2.4. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................... 48
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 50
3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................................ 51
3.2. Thang đo nghiên cứu ............................................................................................. 51

3.2.1. Thang đo ý định hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh và
các yếu tố tác động ....................................................................................... 52

3.2.1.1. Thang đo ý định hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh ...... 52
3.2.1.2. Thang đo các biến tác động trực tiếp lên ý định hành vi mua sắm sản
phẩm công nghiệp xanh .............................................................................. 53
3.2.1.3. Thang đo các biến tác động trực tiếp lên thái độ đối với hành vi mua
sắm sản phẩm công nghiệp xanh ................................................................. 57
3.2.1.4. Thang đo các biến tác động trực tiếp lên quan tâm đến môi trường 61

3.2.2. Thang đo ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh và các
yếu tố tác động .............................................................................................. 62
3.2.2.1. Thang đo ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh ......... 62
3.2.2.2. Thang đo các yếu tố tác động trực tiếp lên ý định hành vi thải bỏ sản
phẩm công nghiệp xanh .............................................................................. 64

3.2.3. Các yếu tố về nhân khẩu học.............................................................. 65
3.3. Thiết kế bảng hỏi.................................................................................................... 65
3.4. Chọn mẫu ................................................................................................................ 66
3.5. Điều tra và thu thập số liệu ................................................................................... 67
3.6. Các phương pháp phân tích dữ liệu .................................................................... 68

3.6.1. Các phương pháp k iểm định thang đo .............................................. 68
3.6.2. Phương pháp k iểm định mô hình và giả thuyết ................................ 73
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 74
4.1. Kiểm định thang đo ............................................................................................... 75

4.1.1. K iểm định độ tin cậy của thang đo .................................................... 75
4.1.2. K iểm định giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo................ 79


4.1.3. K iểm định cấu trúc thang đo.............................................................. 84
4.1.3.1. Kiểm định cấu trúc thang đo của các biến theo nhóm..................... 85

4.1.3.2. Kiểm định cấu trúc và độ tin cậy tổng hợp các thang đo của các biến
trong mô hình nghiên cứu tổng thể.............................................................. 89
4.2. Kiểm định mô hình và giả thuyết......................................................................... 92

4.2.1. K iểm định mô hình ............................................................................. 92
4.2.2. K iểm định giả thuyết .......................................................................... 97
4.2.2.1. Các giả thuyết được chấp nhận ...................................................... 97
4.2.2.2. Các giả thuyết không được chấp nhận do có chiều tác động thay đổi
................................................................................................................... 98
4.2.2.3. Các giả thuyết không được chấp nhận do không có ý nghĩa thống kê
................................................................................................................... 99
4.3. Đánh giá của người tiêu dùng đối với ý định hành vi mua sắm và thải bỏ sản
phẩm công nghiệp xanh bằng phân tích thống kê mô tả .......................................101
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................. 105
5.1. Thảo luận ..............................................................................................................105

5.1.1. Các mối quan hệ ............................................................................... 106
5.1.1.1. Các mối quan hệ được chấp nhận ................................................ 106
5.1.1.2. Các mối quan hệ không được chấp nhận do ngược chiều với giả
thuyết ........................................................................................................ 109
5.1.1.3. Các mối quan hệ không được chấp nhận do không có ý nghĩa thống
kê .............................................................................................................. 111

5.1.2. M ức độ tác động của các yếu tố ....................................................... 113
5.1.2.1. Tác động của các yếu tố lên ý định hành vi mua sắm sản phẩm công
nghiệp xanh .............................................................................................. 113
5.1.2.2. Tác động của các yếu tố lên ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công
nghiệp xanh .............................................................................................. 114
5.1.2.3. Tác động của các yếu tố lên thái độ đối với hành vi mua sắm sản
phẩm công nghiệp xanh ............................................................................ 116

5.1.2.4. Tác động của các yếu tố lên quan tâm đến môi trường ................. 116


5.2. Kết luận .................................................................................................................117
5.3. Khuyến nghị..........................................................................................................119

5.3.1. Các k huyến nghị chung .................................................................... 119
5.3.2. Các k huyến nghị đối với doanh nghiệp............................................ 120
5.3.3. Các k huyến nghị đối với cơ quan quản lý ....................................... 123
5.4. Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................125
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .................... 127
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 128
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 139
Phụ lục 1: Tổng hợp các thang đo ................................................................................ 1
Phụ lục 2: Phiếu khảo sát ............................................................................................... 5
Phụ lục 3: Kết quả phân tích thống kê mô tả ............................................................ 12
Phụ lục 4: Kết quả kiểm định thang đo ..................................................................... 17

Phụ lục 4.1: K ết quả phân tích cronbach alpha .......................................... 18
Phụ lục 4.2: K ết quả phân tích nhân tố k hám phá ..................................... 24
Phụ lục 4.3: K ết quả phân tích nhân tố k hẳng định ................................... 43
Phụ lục 5: Kết quả kiểm định mô hình và giả thuyết ............................................... 67


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2. 1. Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu hành vi mua sắm và hành vi thải bỏ
sản phẩm công nghiệp xanh ............................................................................ 46
Bảng 3. 1. Các đặc trưng về nhân khẩu học ........................................................... 68
Bảng 4. 1. Tổng hợp kết quả phân tích cronbach alpha .......................................... 78
Bảng 4. 2. Tổng hợp kết quả phân tích EFA .......................................................... 84

Bảng 4. 3. Tổng hợp các chỉ số CFA của các khái niệm nghiên cứu phân tích theo
nhóm .............................................................................................................. 86
Bảng 4. 4. Tổng hợp các trọng số chuẩn hoá CFA của các khái niệm nghiên cứu
phân tích theo nhóm ....................................................................................... 88
Bảng 4. 5. Các chỉ số CFA của mô hình hành vi mua sắm và thải bỏ sản phẩm công
nghiệp xanh .................................................................................................... 89
Bảng 4. 6. Hệ số tin cậy tổng hợp và phương sai trích của các thang đo các khái
niệm nghiên cứu của mô hình hành vi mua sắm và thải bỏ sản phẩm công
nghiệp xanh .................................................................................................... 90
Bảng 4. 7. Trọng số chuẩn hoá CFA của thang đo các khái niệm nghiên cứu của mô
hình hành vi mua sắm và thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh ........................ 91
Bảng 4. 8. Hệ số tương quan chuẩn hoá của mô hình mua sắm và thải bỏ sản phẩm
công nghiệp xanh ........................................................................................... 93
Bảng 4. 9. Hệ số tương quan chuẩn hoá của mô hình mua sắm và thải bỏ sản phẩm
công nghiệp xanh sau khi loại bỏ các quan hệ không có ý nghĩa thống kê ...... 94
Bảng 4. 10. Các chỉ số SEM của mô hình hành vi mua sắm và thải bỏ sản phẩm
công nghiệp xanh ........................................................................................... 94
Bảng 4.11. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết của mô hình hành vi mua
sắm và thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh .................................................. 100
Bảng 4. 12. Kết quả đánh giá của người tiêu dùng đối với ý định hành vi mua sắm
và thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh bằng phân tích thống kê mô tả.......... 102
Bảng 5. 1. Tác động của các yếu tố lên ý định hành vi mua sắm sản phẩm công
nghiệp xanh .................................................................................................. 113


Bảng 5. 2. Tác động của các yếu tố lên ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp
xanh ............................................................................................................. 115
Bảng 5. 3. Tác động của các yếu tố lên thái độ đối với hành vi mua sắm sản phẩm
công nghiệp xanh ......................................................................................... 116
Bảng 5. 4. Tác động của các yếu tố lên quan tâm đến môi trường ........................ 117

Bảng 5. 5. Tổng hợp các tác động gián tiếp và tổng thể lên ý định hành vi mua sắm
và thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh ......................................................... 117


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2. 1. Khung lý thuyết TPB (Ajzen, 1991; Tan & Lau, 2011) ......................... 17
Hình 2. 2. Khung lý thuyết VAB (Homer & Kahle, 1988) ..................................... 18
Hình 2. 3. Khung lý thuyết TSP (Daryl, 1967; Marcel và các cộng sự, 2009) ........ 19
Hình 2. 4. Mô hình lý thuyết nghiên cứu hành vi mua sắm và thải bỏ sản phẩm công
nghiệp xanh .................................................................................................... 49
Hình 3. 1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 51
Hình 4. 1. Mô hình hành vi mua sắm và thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh......... 96


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AGPB:

Thái độ đối với hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh - Attitude
towards Green Purchasing Behaviour

COL:

Tính tập thể - Collectiveness

EB:

Hành động vì môi trường - Environmental Behaviour

EC:


Quan tâm đến môi trường - Environmental Concern

CFA:

Phân tích nhân tố khẳng định - Confirmatory Factor Analysis

EFA:

Phân tích nhân tố khám phá - Exploratory Factor Analysis

GDBI:

Ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh - Green Disposal
Behaviour Intention

GPBI:

Ý định hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh - Green Purchasing
Behaviour Intention

GEN:

Tính thế hệ - Generativity

GAP:

Thái độ đối với sản phẩm công nghiệp xanh - Green Attitude towards
Products

PCBD:


Nhận thức kiểm soát hành vi đối với hành vi thải bỏ sản phẩm công
nghiệp xanh - Perceived Control Behaviour towards Green Disposal

PCBP:

Nhận thức kiểm soát hành vi đối với hành vi mua sắm sản phẩm công
nghiệp xanh - Perceived Control Behaviour towards Green Purchasing

PCEP:

Nhận thức tính hữu hiệu của hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp
xanh - Perceived Consumer Effectiveness of Greening Purchase
Behaviour

SE:

Hình ảnh bản thân - Self Enhancement

SEM:

Mô hình cấu trúc tuyến tính – Structural Equation Model

SNP:

Chuẩn chủ quan đối với hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh
Subject Norms towards Green Purchasing

TPB:


Lý thuyết hành vi dự định - Theory of Planned Behaviour

TRA:

Lý thuyết hành động hợp lý - Theory of Reasoned Action

TSP:

Lý thuyết tự nhận thức - Theory of Self Perception

VAB:

Lý thuyết giá trị thái độ hành vi – Value Attitude Behaviour


1

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
Vấn đề ô nhiễm môi trường, suy giảm nguồn tài nguyên, biến đổi khí hậu
ngày càng trở nên nghiêm trọng. Để giải quyết vấn đề này, các chương trình về phát
triển bền vững, tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu đã và đang được
triển khai thực hiện trên quy mô toàn cầu. Từ các chương trình này, sản phẩm xanh
được phát triển, thị trường tiêu dùng sản phẩm xanh được hình thành trong đó có thị
trường tiêu dùng sản phẩm công nghiệp xanh. Ở một mức cao hơn, tăng trưởng
xanh đã và đang được coi là động lực phát triển cho nhiều quốc gia và hình thành
nên nền kinh tế xanh với nhiều sản phẩm xanh được thương mại hoá trên phạm vi
toàn cầu (Satatistics Korea, 2012). Trong khi đó, các nghiên cứu về hành vi tiêu
dùng luôn có thể chỉ ra cách thức phổ biến một sản phẩm trên thị trường (Hoyer &
Macinnis, 2010). Vì vậy, hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh nói chung và sản phẩm

công nghiệp xanh nói riêng cần được tiếp tục nghiên cứu để góp phần phát triển thị
trường sản phẩm xanh đáp ứng các yêu cầu thực tiễn đặt ra cho tăng trưởng xanh và
phát triển bền vững.
Hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh là chủ đề đã thu hút được nhiều quan tâm
của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, hiểu biết về hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh
vẫn còn hạn chế (Peattie, 2010). Hành vi tiêu dùng bao gồm hành vi mua sắm, hành
vi sử dụng và hành vi thải bỏ sản phẩm (Hoyer & Macinnis, 2010; Nguyễn Xuân
Lãn và các cộng sự, 2011; Philip Kotler, 2013; Vũ Huy Thông, 2010). Trong khi
đó, các nghiên cứu về hành vi tiêu dùng xanh tập trung nhiều vào hành vi mua sắm
sản phẩm xanh, một số rất ít các nghiên cứu về hành vi sử dụng sản phẩm xanh và
hành vi thải bỏ sản phẩm xanh (Bianchi & Birtwistle, 2012) được thực hiện. Hành
vi thải bỏ sản phẩm xanh đã và đang bị các nhà nghiên cứu bỏ quên (Peattie, 2010).
Mặt khác, về mặt bảo vệ môi trường, đối với sản phẩm xanh nói chung, sản phẩm
công nghiệp xanh nói riêng hành vi thải bỏ có ý nghĩa quan trọng hơn hành vi mua
sắm. Vì vậy, bên cạnh việc nghiên cứu hành vi mua sắm sản phẩm xanh, hành vi
thải bỏ sản phẩm xanh cũng cần được chú ý nghiên cứu để hiểu biết thêm về hành
vi tiêu dùng sản phẩm xanh và đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường.


2
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm, hành vi sử dụng và hành vi
thải bỏ bao gồm: các yếu tố tâm lý (động cơ, khả năng, cơ hội, tiếp xúc, chú ý, nhận
thức, kiến thức, hiểu biết, thái độ, trí nhớ) và các yếu tố về văn hoá (ảnh hưởng của
xã hội, giá trị, tính cách, lối sống, ảnh hưởng của gia đình và tầng lớp xã hội)
(Hoyer & Macinnis, 2010; Kotler và các cộng sự, 1999; Vũ Huy Thông, 2010). Các
yếu tố ảnh hưởng này đã được chú ý nghiên cứu và khẳng định ở các nước phát
triển trong bối cảnh nghiên cứu là nền văn hóa phương tây. Trong khi đó, các yếu tố
này có chiều hướng và mức độ ảnh hưởng khác nhau ở những nền văn hóa khác
nhau, trong các bối cảnh nghiên cứu khác nhau. Các kết quả nghiên cứu hành vi
mua sắm sản phẩm xanh trong bối cảnh văn hóa của các nước phương tây chưa thể

áp dụng trực tiếp vào các nước phương đông, các kết quả nghiên cứu ở các nước
phát triển chưa thể áp dụng trực tiếp vào các nước đang phát triển. Vì vậy, các yếu
tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm, hành vi sử dụng và hành vi thải bỏ sản phẩm
xanh cần thiết được nghiên cứu ở Việt Nam là nước đang phát triển với nền văn hóa
phương đông để góp phần tăng thêm hiểu biết về hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh.
Các sản phẩm xanh đã được bắt đầu phát triển ở Việt Nam thông qua việc
triển khai thực hiện các chương trình về ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền
vững, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, nhãn xanh Việt Nam, sản xuất và
tiêu dùng bền vững và tăng trưởng xanh. Các chương trình này đã được đưa vào
thực hiện với những mục tiêu đầy tham vọng về sản phẩm xanh đặc biệt là sản
phẩm công nghiệp xanh, ví dụ như mục tiêu đến năm 2020 giá trị sản phẩm công
nghệ cao, công nghệ xanh của Việt Nam đạt 42% - 45% GDP (Thủ tướng Chính
phủ, 2012). Các sản phẩm xanh đã và đang được lưu thông trên thị trường theo các
nhóm sản phẩm như sản phẩm công nghiệp xanh, sản phẩm nông nghiệp xanh, sản
phẩm xây dựng xanh, sản phẩm giao thông xanh, sản phẩm du lịch xanh. Các
nghiên cứu hiện nay tập trung vào hai nhóm đối tượng là sản phẩm xanh nói chung
hoặc một sản phẩm xanh riêng biệt. Rất ít các nghiên cứu thực hiện đối với một
nhóm các sản phẩm, đặc biệt là ở Việt Nam sản phẩm công nghiệp xanh là nhóm
sản phẩm chiếm tỷ trọng cao trong tổng thể các sản phẩm xanh nói chung.
Vì vậy, việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm công nghiệp xanh ở
Việt Nam là cần thiết nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm công


3
nghiệp xanh.

1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
Nghiên cứu một số yếu tố tâm lý và văn hóa tác động lên ý định hành vi mua

sắm và ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh.
Mục tiêu cụ thể:
- Xác định được ảnh hưởng của một số yếu tố tâm lý và văn hóa đến ý định
hành vi mua sắm và ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh ở Việt Nam.
- Xác định được quan hệ giữa ý định hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp
xanh và ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh ở Việt Nam.
- Xác định được ảnh hưởng của một số yếu tố giá trị văn hóa lên thái độ đối
với hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh và quan tâm đến môi trường ở
Việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu
Các câu hỏi nghiên cứu sau đây cần được trả lời để đạt được các mục tiêu
nghiên cứu của Luận án, cụ thể như sau:
Câu hỏi tổng quát:
Các yếu tố tâm lý và văn hóa tác động lên ý định hành vi mua sắm và ý định
hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh cần thiết phải nghiên cứu là những yếu
tố nào?
Câu hỏi cụ thể:
- Ảnh hưởng của một số yếu tố tâm lý và văn hóa đến ý định hành vi mua
sắm và ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh ở Việt Nam như thế nào?
- Ảnh hưởng của ý định hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh lên ý
định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh ở Việt Nam như thế nào?
- Ảnh hưởng của một số yếu tố giá trị lên thái độ đối với hành vi mua sắm
sản phẩm công nghiệp xanh và quan tâm đến môi trường như thế nào?


4

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Ý định hành vi tiêu dùng sản phẩm công nghiệp xanh bao gồm ý định hành

vi mua sắm và ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh;
- Một số yếu tố tâm lý và văn hóa tác động đến ý định hành vi mua sắm và ý
định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
Về sản phẩm công nghiệp xanh: Luận án chỉ nghiên cứu các sản phẩm công
nghiệp xanh khi được tiêu dùng sẽ trải qua đầy đủ các giai đoạn từ mua sắm đến sử
dụng và thải bỏ sản phẩm ví dụ như các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, các
thiết bị sử dụng điện tiết kiệm năng lượng. Các sản phẩm không phân biệt được các
giai đoạn hành vi khi tiêu dùng ví dụ như nhiên liệu sinh học, điện gió không thuộc
phạm vi nghiên cứu của Luận án này.
Về hành vi tiêu dùng: Luận án chỉ nghiên cứu hành vi mua sắm sản phẩm
công nghiệp xanh và hành vi thải bỏ công nghiệp xanh. Hành vi sử dụng sản phẩm
công nghiệp xanh không được nghiên cứu trong Luận án này. Hành vi sử dụng sản
phẩm công nghiệp xanh là vấn đề cần thiết phải nghiên cứu nhưng rất khó. Việc
nghiên cứu cần phối hợp và sử dụng kiến thức của nhiều chuyên ngành, chuyên gia,
khối lượng công việc quá lớn vượt khỏi khuôn khổ một luận án về cả thời gian và
kiến thức (Birgitta và các cộng sự, 2016).
Về không gian: Luận án thực hiện điều tra thu thập số liệu ở một số địa
phương của Việt Nam như Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hà Nội, Thành phố
Đà Nẵng và Ninh Bình.
Về thời gian: Số liệu điều tra được thu thập từ tháng 10 năm 2016 đến tháng
3 năm 2017.

1.4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp
nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu tài liệu trong nước và quốc tế theo các nội
dung: Nghiên cứu tổng quan về hành vi mua sắm sản phẩm xanh, hành vi thải bỏ
sản phẩm xanh, sản phẩm công nghiệp xanh; hiện trạng phát triển sản xuất, mua



5
sắm, thải bỏ và chính sách liên quan đến phát triển sản phẩm công nghiệp xanh ở
Việt Nam. Từ các kết quả phân tích tài liệu sẽ hình thành khung lý thuyết, các giả
thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và thang đo nghiên cứu.
Nghiên cứu định lượng bằng cách sử dụng bảng câu hỏi để điều tra và thu
thập dữ liệu về ý định hành vi mua sắm, ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công
nghiệp xanh và một số yếu tố tác động lên ý định hành vi mua sắm, ý định hành vi
thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh của người tiêu dùng cá nhân ở Việt Nam. Các
dữ liệu được sử dụng để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu, từ đó đề
xuất các định hướng cho các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp để thúc
đẩy phát triển thị trường sản phẩm công nghiệp xanh ở Việt Nam. Các phương pháp
phân tích dữ liệu được sử dụng bao gồm: Phân tích cronbach alpha, phân tích nhân
tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis), phân tích nhân tố khẳng định CFA
(Confirmatory Factor Analysis), phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM
(Structural Equation Model). Dữ liệu điều tra được xử lý bằng phần mềm phân tích
thống kê Stata 12.

1.5. Những đóng góp của luận án
Luận án có các đóng góp về lý luận và thực tiễn thông qua việc xây dựng,
kiểm định mô hình, giả thuyết và đề xuất các hàm ý chính sách đối với ý định hành
vi mua sắm và thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh ở Việt Nam, cụ thể như sau:
1. Luận án đã xác định được ảnh hưởng của một số yếu tố tâm lý và văn hóa
đến ý định hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh ở Việt Nam.
Các yếu tố tác động trực tiếp đến ý định hành vi mua sắm sản phẩm công
nghiệp xanh bao gồm: AGPB, PCBP, SNP, PCEP. Trong đó, AGPB có tác động
tích cực và mạnh (β = 0,69); SNP, PCEP tác động tích cực và trung bình, yếu (β lần
lượt bằng 0,27 và 0,11); PCBP tác động tiêu cực và trung bình (β = -0,20) lên ý
định hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh.
Các yếu tố tác động gián tiếp đến ý định hành vi mua sắm sản phẩm công
nghiệp xanh bao gồm: EC, GAP, COL. Trong đó, EC có tác động tích cực và mạnh

nhất (β = 0,46); các yếu tố còn lại là GAP, COL có tác động tích cực ở mức yếu và
trung bình lên ý định hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh (β lần lượt bằng
0,09 và 0,33).


6
2. Luận án đã xác định được ảnh hưởng của một số yếu tố đến ý định hành vi
thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh ở Việt Nam bao gồm: GPBI tác động tiêu cực
và mạnh (β = - 0,55); PCBD tác động tích cực và yếu (β = 0,11) lên ý định hành vi
thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh. Các yếu tố tác động lên ý định hành vi mua
sắm sản phẩm công nghiệp đều tác động gián tiếp đến ý định hành vi thải bỏ sản
phẩm công nghiệp xanh.
3. Luận án cung cấp các thông tin, hàm ý để đề xuất các giải pháp cụ thể cho
các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp xanh và đề xuất các chính sách
cho các cơ quan quản lý nhà nước để thúc đẩy mua sắm và thải bỏ sản phẩm công
nghiệp xanh ở Việt Nam. Trọng tâm của doanh nghiệp trong việc thúc đẩy mua sắm
sản phẩm công nghiệp xanh là cải thiện thái độ của người tiêu dùng đối với hành vi
mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh thông qua việc quan tâm đến bảo vệ môi
trường của khách hàng. Các cơ quan quản lý chú trọng xây dựng cơ chế tạo thị
trường cho các sản phẩm công nghiệp xanh; tổ chức xây dựng hệ thống phân phối,
thu gom và thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh.

1.6. Bố cục của luận án
Luận án được bố cục thành 5 chương và các phụ lục.
- Chương 1 trình bày các nội dung liên quan đến sự cần thiết, mục tiêu, phạm
vi, đối tượng nghiên cứu hành vi mua sắm và thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh.
- Chương 2 trình bày tổng quan nghiên cứu, giả thuyết và mô hình nghiên cứu.
- Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu bao gồm: quy trình nghiên
cứu, thang đo nghiên cứu, chọn mẫu, điều tra thu thập dữ liệu và các phương pháp
phân tích dữ liệu.

- Chương 4 trình bày các kết quả nghiên cứu.
- Chương 5 thảo luận về các kết quả nghiên cứu, trình bày kết luận, đề xuất
và khuyến nghị, đóng góp của Luận án, hạn chế và đề xuất các hướng nghiên cứu
tiếp theo.
- Các phụ lục bao gồm: bảng hỏi, kết quả phân tích thống kê, phân tích
cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích nhân tố khẳng định
CFA và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM.


7

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Tóm tắt: Chương 2 trình bày các nội dung về tổng quan nghiên cứu hành vi
tiêu dùng sản phẩm công nghiệp xanh, cụ thể như sau:
- Hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh là hành vi qua đó việc tiêu dùng sản
phẩm hướng đến mục đích là giảm thiểu tác động đến môi trường. Hành vi tiêu
dùng sản phẩm xanh bao gồm các hành vi chính là hành vi mua sắm, hành vi sử
dụng và hành vi thải bỏ. Sản phẩm công nghiệp xanh là sản phẩm xanh thuộc ngành
công nghiệp. Hành vi tiêu dùng sản phẩm công nghiệp xanh là hành vi tiêu dùng sản
phẩm xanh thuộc ngành công nghiệp.
- Khung lý thuyết TPB, VAB và TSP là các lý thuyết thích hợp để nghiên
cứu hành vi mua sắm và hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh ở Việt Nam.
Luận án tiếp cận theo hướng nghiên cứu tác động của các yếu tố tâm lý và văn hóa
lên ý định hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh.
- Các nhóm yếu tố văn hóa và tâm lý cần nghiên cứu bao gồm: i) Các yếu tố
tác động trực tiếp lên ý định hành vi mua sắm sản phẩm công nghiệp xanh: AGPB,
PCPB, SNP, PCEP; ii) Các yếu tố tác động trực tiếp lên thái độ đối với hành vi mua
sắm sản phẩm công nghiệp xanh: EC, EB, GAP, SE; iii) Các yếu tố tác động trực
tiếp lên quan tâm đối với môi trường: COL; GEN; iv) Các yếu tố tác động trực tiếp
lên ý định hành vi thải bỏ sản phẩm công nghiệp xanh: GPBI, PCDB.

- Giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu được phát triển dựa trên các kết
quả nghiên cứu trước đây và thực tế về phát triển sản phẩm công nghiệp xanh ở
Việt Nam. Có 12 giả thuyết nghiên cứu được xây dựng; mô hình có 14 khái niệm
nghiên cứu bao gồm cả khái niệm về nhân khẩu học.


8

2.1. Hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh và hành vi tiêu dùng sản phẩm
công nghiệp xanh
2.1.1. Hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh
2.1.1.1. Sản phẩm xanh
Hiện nay có nhiều cách hiểu về khái niệm sản phẩm xanh. Một số khái
niệm được công nhận rộng rãi là: Shadasani và các cộng sự (1993); Elkington &
Mackower (1988); Simon (1995); Wang (2012); Nimse và các cộng sự (2007);
Philip Kotler (2013). Shadasani và các cộng sự (1993) cho rằng sản phẩm xanh là
sản phẩm không gây ô nhiễm, không làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên, có thể tái
sinh và bảo tồn tự nhiên (Shadasani và các cộng sự, 1993). Elkington & Mackower
(1988) định nghĩa sản phẩm xanh là sản phẩm có bản chất thân thiện với môi trường
hoặc bao gói sản phẩm đó ít tác động đến môi trường (Elkington & Mackower,
1988). Simon (1995) định nghĩa sản phẩm xanh là sản phẩm sử dụng ít nguyên liệu,
có khả năng tái sinh cao, không độc hại, không thử nghiệm trên động vật, không tác
động đến các loài sinh vật, sản xuất và sử dụng tiêu tốn ít năng lượng, không bao
gói hoặc rất ít bao gói (Simon, 1995) trích (Wang, 2012). Wang (2012) cũng cho
rằng sản phẩm xanh là sản phẩm thân thiện với môi trường. Nimse và các cộng sự
(2007) cho rằng sản phẩm xanh là sản phẩm sử dụng nguyên liệu tái chế, thải ra ít
chất thải, tiêu thụ ít nước, tiết kiệm năng lượng, bao gói ít, không phát thải ra chất
độc hại (Nimse và các cộng sự, 2007) trích (Wang, 2012). Theo Philip Kotler
(2013) sản phẩm xanh là sản phẩm được sản xuất bởi công nghệ xanh và không gây
hại đến môi trường. Sản phẩm xanh có các đặc trưng sau: có thể tái chế, tái sử dụng

và phân hủy sinh học; nguyên liệu sản xuất có nguồn gốc tự nhiên; bao gói có thể
tái chế, tái sử dụng; không chứa hóa chất độc hại; không chứa hóa chất chưa được
phép sử dụng; không gây hại hoặc gây ô nhiễm môi trường; không được phép thử
trên động vật (Philip Kotler, 2013). Ở Việt Nam sản phẩm xanh được hiểu là sản
phẩm không độc hại, sử dụng năng lượng, nước hiệu quả và vô hại đối với môi
trường (Thủ tướng Chính phủ, 2012).
Như vậy, có rất nhiều định nghĩa về sản phẩm xanh, tuy nhiên tập trung lại
có thể hiểu rằng sản phẩm xanh là sản phẩm trong suốt vòng đời của nó từ sản xuất,


9
sử dụng đến thải bỏ có một trong các đặc tính như sau:
i) Trong sản xuất: Sử dụng ít nguyên, nhiên, vật liệu; giảm thiểu về bao
gói, không chứa chất độc hại;
ii) Trong sử dụng: Tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu, an toàn sức khỏe;
iii) Trong thải bỏ: Có thể tái sinh, tái sử dụng và ít tác động tiêu cực đến
môi trường.

2.1.1.2. Hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh
Tiêu dùng sản phẩm xanh được hiểu dưới nhiều khái niệm khác nhau: Tiêu
dùng có trách nhiệm xã hội - socially responsible consumption (Antil, 1984); tiêu
dùng có ý thức về mặt sinh thái - ecologically conscious consumption (Balderjahn,
1998); tiêu dùng quan tâm đến vấn đề sinh thái - ecologically concerned
consumption (Balderjahn, 1998); tiêu dùng có trách nhiệm đối với môi trường –
environmentally responsible consumption (Fraj-Andres & Martinez-Salinas, 2007);
tiêu dùng thân thiện với môi trường – environmentally friendly consumption (Gupta
& Ogden, 2009); tiêu dùng vì lợi ích đối với môi trường – pro-environmental
consumption (Laroche và các cộng sự, 2001) và tiêu dùng xanh – green
consumption (Prothero, 2008). Các khái niệm này có khác nhau về mặt ngữ nghĩa
nhưng có bản chất giống nhau là đều hướng tới bảo vệ môi trường. Ví dụ như theo

Antil (1984), tiêu dùng có trách nhiệm xã hội (socially responsible consumption) là
hành vi và hành động quyết định mua hàng của người tiêu dùng liên quan đến vấn
đề tài nguyên và môi trường; nó không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu
dùng mà còn quan tâm đến các ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường. Trong khi đó
theo Balderjahn (1998) tiêu dùng quan tâm đến vấn đề sinh thái – (ecologically
concerned consumption) là các hành động sẵn sàng hoặc không sẵn sàng thực hiện
việc tiêu dùng có tác động đến ô nhiễm môi trường. Như vậy, tiêu dùng xanh là
hành động qua đó việc tiêu dùng sản phẩm hướng đến mục đích là giảm thiểu tác
động đến môi trường thông qua việc sử dụng ít nguyên, nhiên, vật liệu; giảm thiểu
về bao gói, không chứa chất độc hại; tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu, an toàn sức
khỏe; có thể tái sinh, tái sử dụng và ít tác động tiêu cực đến môi trường.
Theo Kotler (1999), hành vi người tiêu dùng là những hành vi cụ thể của


10
một cá nhân khi thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và thải bỏ sản phẩm
hay dịch vụ. Kotler (1999) cho rằng những yếu tố bên ngoài khi chịu tác động bởi
các yếu tố tâm lý sẽ gây ra những “đáp ứng” của người tiêu dùng. Những “đáp ứng”
đó có thể là lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, lựa chọn nhãn hiệu, lựa chọn nhà kinh
doanh, lựa chọn khối lượng mua. Hành vi người tiêu dùng được Hoyer & Macinnis
(2010) định nghĩa với hàm ý rộng hơn. Hành vi người tiêu dùng phản ánh tổng thể
các quyết định của người tiêu dùng đối với việc thu nhận, sử dụng, loại bỏ hàng
hóa, dịch vụ, hoạt động, kinh nghiệm, con người và ý tưởng, bởi các đơn vị ra quyết
định theo thời gian. Cụ thể hơn, Hoyer & Macinnis (2010); Nguyễn Xuân Lãn và
các cộng sự (2011); Vũ Huy Thông (2010) cho rằng hành vi tiêu dùng bao gồm
hành vi mua sắm, hành vi sử dụng và hành vi thải bỏ sản phẩm (Hoyer & Macinnis,
2010; Nguyễn Xuân Lãn và các cộng sự, 2011; Vũ Huy Thông, 2010). Như vậy,
hành vi tiêu dùng bao gồm các hành vi mua sắm, sử dụng, thải bỏ hàng hóa, dịch
vụ, hoạt động, kinh nghiệm và ý tưởng.
Từ phân tích trên cho thấy, hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh là hành vi qua

đó việc tiêu dùng sản phẩm hướng đến mục đích là giảm thiểu tác động đến môi
trường. Hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh bao gồm các hành vi chính là hành vi mua
sắm sản phẩm xanh, hành vi sử dụng sản phẩm xanh và hành vi thải bỏ sản phẩm
xanh. Sau đây Luận án xem xét các khái niệm nghiên cứu này.
Hành vi mua sắm sản phẩm xanh
Khái niệm hành vi mua sắm sản phẩm xanh (green purchasing behaviour GPB) được rất nhiều nghiên cứu đề cập đến và được hiểu dưới nhiều khái niệm
khác nhau như: hành vi mua sắm sản phẩm bền vững đối với môi trường
(purchasing behaviour for environmentally sustainable products) (Kumar, 2012);
hành vi mua xanh (green buy behaviour) (Arttachariya, 2017; Dagher & Omar,
2014; Eze & Ndubisi, 2013; Tan, 2011); hành vi mua có ý thức đối với môi trường
(environmentally conscious purchasing behaviour) (Arslan và các cộng sự, 2012);
hành vi mua của người tiêu dùng đối với sản phẩm xanh (green product consumer
buyer behaviour) (Bing và các cộng sự, 2011); hành vi sẵn sàng mua sản phẩm tái
chế (willingness to pay for remanufactured products) (Michaud & Llerena, 2011).
Kumar (2012) cho rằng hành vi mua sắm sản phẩm bền vững đối với môi trường là


11
hành vi mua các sản phẩm ít tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng, sử
dụng ít bao gói, có thể tái sinh và không gây hại đối với môi trường (Kumar, 2012).
Tan (2011) cho rằng hành vi mua xanh là hành vi mua các sản phẩm khi sử dụng ít
tác động đến môi trường. Tan (2011) cũng cho rằng các khái niệm tương đương với
khái niệm hành vi mua xanh gồm có hành vi mua thân thiện với môi trường, hành vi
mua có trách nhiệm với môi trường. Như vậy, có nhiều khái niệm khác nhau về
hành vi mua sắm sản phẩm xanh nhưng các khái niệm này đều có nội hàm là mua
sắm các sản phẩm có lợi cho môi trường với đặc tính thân thiện đối với môi trường
hoặc các sản phẩm tái chế.
Như vậy, hành vi mua sắm sản phẩm xanh là một giai đoạn trong hành vi
tiêu dùng sản phẩm xanh mang lại lợi ích cho môi trường thông qua việc sử dụng và
thải bỏ các sản phẩm xanh với các đặc trưng sử dụng ít nguyên, nhiên, vật liệu;

giảm thiểu về bao gói, không chứa chất độc hại; tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu, an
toàn sức khỏe; có thể tái sinh, tái sử dụng.
Hành vi sử dụng sản phẩm xanh
Hành vi sử dụng sản phẩm xanh (Green Using Behaviour – GUB) chưa
được chú ý nghiên cứu (Ken Peattie, 2010). Các nghiên cứu tập trung vào việc sử
dụng sản phẩm xanh tác động như thế nào đến việc mua sản phẩm lần tiếp theo. Rất
ít các nghiên cứu với quan điểm hành vi sử dụng sản phẩm xanh là đối tượng
nghiên cứu độc lập. Nghiên cứu hành vi sử dụng sản phẩm xanh là rất khó khăn và
phức tạp. Thực tế cho thấy, nghiên cứu hành vi sử dụng sản phẩm xanh cần phải có
phương pháp theo suốt thời gian sử dụng sản phẩm kết hợp với những phương pháp
chuyên ngành khác. Việc nghiên cứu sẽ tiêu tốn nhiều thời gian, phức tạp và tốn kém
hơn việc nghiên cứu hành vi mua sắm sản phẩm xanh rất nhiều (Ken Peattie, 2010).
Hai công trình nghiên cứu điển hình về hành vi sử dụng sản phẩm xanh là
Lin & Chang (2012); Lee và các cộng sự (2012). Lee và các cộng sự (2012) cho
rằng hành vi tiêu dùng thân thiện môi trường bao gồm hành vi mua sắm sản phẩm
xanh, hành vi sử dụng sản phẩm xanh và hành vi thải bỏ sản phẩm xanh. Hành vi sử
dụng sản phẩm xanh phụ thuộc vào các nhân tố hiểu biết về môi trường, quan tâm
đến môi trường và tác động đến môi trường (Lee và các cộng sự, 2012). Hay nói
cách khác hành vi sử dụng sản phẩm xanh tác động trực tiếp đến môi trường. Lin &


12
Chang (2012) nghiên cứu hành vi sử dụng sản phẩm xanh theo hướng xác định
lượng sản phẩm xanh được sử dụng so với sản phẩm thông thường. Nghiên cứu
hành vi sử dụng sản phẩm xanh sử dụng các lý luận về môi trường, kinh tế và xã hội
khác rất xa so với các khung lý thuyết được sử dụng đề nghiên cứu hành vi mua
sắm sản phẩm xanh (Lin & Chang, 2012). Với lý do này, Luận án này không có
điều kiện đi sâu vào nghiên cứu hành vi sử dụng sản phẩm xanh.
Như vậy có thể hiểu hành vi sử dụng sản phẩm xanh là một giai đoạn trong
hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh mang lại lợi ích trực tiếp cho môi trường. Lý luận

và phương pháp nghiên cứu hành vi sử dụng sản phẩm xanh khác với khung lý
thuyết và phương pháp nghiên cứu hành vi mua sắm sản phẩm xanh.
Hành vi thải bỏ sản phẩm xanh
Hành vi thải bỏ sản phẩm xanh (Green Disposal Behaviour - GDB) đã và
đang bị các nhà nghiên cứu bỏ quên (Ken Peattie, 2010). Trong khi đó, việc thải bỏ
sản phẩm xanh có ý nghĩa quan trọng đối với bảo vệ môi trường hơn mua sắm sản
phẩm xanh. Hay nói cách khác hành vi thải bỏ sản phẩm xanh là hành vi “xanh”
hơn hành vi mua sắm sản phẩm xanh. Một số nghiên cứu tiêu biểu về hành vi thải
bỏ sản phẩm xanh là: Hyun-Mee & Park- Poaps (2013); Bianchi & Birtwistle
(2012); Marcel và các cộng sự (2009) và Nameghi & Shadi (2013). Hyun-Mee &
Park- Poaps (2013) và Bianchi & Birtwistle (2012) đều cho rằng hành vi thải bỏ sản
phẩm nói chung và sản phẩm xanh nói riêng bao gồm: vứt bỏ làm rác thải, cho để
làm từ thiện, sử dụng lại và bán lại với hai động cơ chính là động cơ kinh tế và động
cơ bảo vệ môi trường (Bianchi & Birtwistle, 2012; Hyun-Mee & Park-Poaps, 2013).
Theo Marcel và các cộng sự (2009) hành vi thải bỏ sản phẩm xanh là cách thải bỏ
sản phẩm thân thiện với môi trường (ví dụ như tái sinh hoặc trả sản phẩm đã sử
dụng về nơi sản xuất) (Marcel và các cộng sự, 2009). Nameghi & Shadi (2013)
nghiên cứu hành vi thực hành thân thiện môi trường gồm các hoạt động sử dụng ít
sản phẩm, tái sinh và tái sử dụng (Nameghi & Shadi, 2013). Các khái niệm về hành
vi thải bỏ sản phẩm nói chung và hành vi thải bỏ sản phẩm xanh nói riêng chưa
được hiểu một cách thống nhất. Tuy nhiên, nội hàm của các khái niệm này đều có
đặc trưng chung là các hoạt động với mục đích là bảo vệ môi trường trong các hành
động thải bỏ sản phẩm.


13
Như vậy có thể hiểu hành vi thải bỏ sản phẩm xanh là một giai đoạn trong
hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh mang lại lợi ích cho môi trường thông qua việc
giảm chất thải do sử dụng ít nguyên, nhiên, vật liệu, giảm thiểu về bao gói, có thể
tái sinh, tái sử dụng.


2.1.2. Hành vi tiêu dùng sản phẩm công nghiệp xanh
2.1.2.1. Sản phẩm công nghiệp xanh
Hiện nay có hai cách hiểu khác nhau về khái niệm sản phẩm công nghiệp
xanh: sản phẩm công nghiệp xanh là sản phẩm của ngành công nghiệp xanh và sản
phẩm công nghiệp xanh là các sản phẩm xanh thuộc ngành công nghiệp.
Khái niệm sản phẩm công nghiệp xanh là sản phẩm của ngành công nghiệp
xanh dựa trên định nghĩa về công nghiệp xanh. Theo Jung & Min (2018) công
nghiệp xanh là các hoạt động công nghiệp tăng hiệu quả sử dụng năng lượng và tài
nguyên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường và cải thiện môi trường
(Jung & Min, 2018). Theo UNIDO (2018) công nghiệp xanh là các hoạt động phát
triển kinh tế bền vững thông qua việc đầu tư công và thực hiện các chính sách công
để khuyến khích đầu tư có trách nhiệm với môi trường từ lĩnh vực tư nhân (UNIDO,
2018). Như vậy sản phẩm công nghiệp xanh có các đặc trưng là tăng hiệu quả sử
dụng năng lượng và tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường
và cải thiện môi trường. Khái niệm sản phẩm công nghiệp xanh theo hướng này có
nội hàm gần giống với khái niệm sản phẩm xanh.
Khái niệm sản phẩm công nghiệp xanh là sản phẩm xanh thuộc ngành công
nghiệp dựa trên việc phân loại sản phẩm xanh. Hiện nay, có nhiều cách phân loại
sản phẩm xanh. Hai cách phân loại sản phẩm xanh chính là phân loại theo mục đích
bảo vệ môi trường và phân loại theo nhóm ngành sản phẩm. Theo Jung & Min,
2018 sản phẩm xanh được phân loại thành 15 nhóm sản phẩm như: sản phẩm giao
thông xanh, sản phẩm kiến trúc xanh, sản phẩm gia dụng xanh và nhiều nhóm sản
phẩm tiết kiệm năng lượng, tài nguyên khác (Jung & Min, 2018). Như vậy, sản
phẩm công nghiệp xanh là một bộ phận của sản phẩm xanh. Ở Việt Nam, phân
ngành kinh tế Việt Nam bao gồm 21 ngành chia thành các nhóm ngành như sau:
Thủy sản, lâm nghiệp và nông nghiệp (nhóm A); khai khoáng và công nghiệp



×