Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Câu hỏi thảo luận Quản lí dự án phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (489.22 KB, 17 trang )

Câu hỏi thảo luận Quản lí dự án phát triển
Câu 1: Hãy nêu khái niệm khung logic. Việc xây dựng khung logic giúp ích gì cho việc lập và thực
hiện dự án phát triển......................................................................................................................................1
Câu 2: Khái niệm Quản lý dự án? Các chức năng chính của quản lý dự án? Các thách thức chính của quản
lý dự án?...........................................................................................................................................................2
Câu 3: Nêu khái niệm thẩm định dự án. Mục đích của thẩm định dự án là gì? Các nội dung của thẩm định
dự án bao gồm những gì?.................................................................................................................................3
Câu 4: Hãy nêu khái niệm kế hoạch hoạt động. Kế hoạch hoạt động bao gồm những nội dung gì? Trình
bày cấu trúc của 1 kế hoạch hoạt động............................................................................................................4
Câu 5. Nêu khái niệm Lập kế hoạch thực hiện dự án. Lập kế hoạch thực hiện dự án bao gồm những
nội dung gì? Tác dụng của việc Lập kế hoạch thực hiện dự án.....................................................................7
Câu 6: Hãy nêu khái niệm giám sát và đánh giá dự án. Giám sát và đánh giá dự án có vai trò như thế nào
đối với dự án phát triển?...................................................................................................................................9
Câu 7: Hãy nêu khái niệm đấu thầu. Các nguyên tắc cơ bản đối với bên mời thầu và nhà thầu là gì?ì?
Nguyên tắc thành công của đấu thầu là gì?...................................................................................................10
Phần 2: Bài tập:..............................................................................................................................................11

Phần 1: Câu hỏi lý thuyết
Câu 1: Hãy nêu khái niệm khung logic. Việc xây dựng khung logic giúp
ích gì cho việc lập và thực hiện dự án phát triển.
a. Khái niệm khung logic:
- Khung lôgíc là một công cụ phân tích, trình bày và quản lý giúp các cán bộ
thực hiện giám sát, các nhà hoạch định và nhà quản lý thực hiện các nhiệm
vụ sau:
+ Phân tích thực trạng trong quá trình chuẩn bị;
+ Xây dựng lịch trình lôgíc cho các hoạt động để đạt được kết quả đầu tư;
+ Xác định các rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng tới việc đạt được các kết quả bền
vững;
+ Thiết lập cơ chế giám sát và đánh giá các sản phẩm đầu ra và kết quả đầu tư;
+ Giám sát và đánh giá dự án trong quá trình thực hiện.


1


- Khung lôgíc được coi như một công cụ lập kế hoạch, thực hiện và giám sát
và đánh giá các hoạt động.
- Khung lôgíc đôi khi còn được gọi là Ma trận thiết kế chương trình/dự án.
b. Việc xây dựng khung logic giúp ích gì cho việc lập và thực hiện dự án
phát triển.
- Một khung logic cho phép kiểm tra tính khả thi của một chương trình/dự án/kế
hoạch thông qua việc làm rõ mối liêm kết nội tại của kế hoạch đó và khả năng
triển khai kế hoạch
- Mô tả kế hoạch một cách ngắn gọn và cô đọng do bắt buộc phải sử dụng ngôn
từ chặt chẽ.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các bên liên quan trao đổi thông tin về kế hoạch
- Thúc đẩy công tác hoạch định đi theo định hướng mục tiêu và kết quả, chứ
không phải theo định hướng hoạt động
- Siết chặt mối liên hệ giữa hoạch định ở cấp vĩ mô và hoạch định ở cấp vi mô
- Nêu rõ giới hạn của những việc có thể kiểm soát và những điều có thể dự đoán
trước nhờ vào việc đưa ra những giả định chủ chốt
- Buộc các nhà hoạch định phải có những thỏa thuận, thương thảo để đi đến
thống nhất ý kiến thông qua việc tìm kiếm cách phát biểu đơn giản cho một số
ít hoạt động
- Tạo điều kiện quản lí thống nhất các hoạt động khác nhau thông qua ccas mục
tiêu chung
- Buộc các bên tham gia phải nêu rõ những ảnh hưởng của việc tiến hành các
hoạt động trong kế hoạch đối với nguồn lực, giả định và các rủi ro
- Buộc các nhà hoạch định phải nghĩ đến việc giám sát- đánh giá dự án ngay từ
bước đầu tiên của quá trình hoạch định

2



Câu 2: Khái niệm Quản lý dự án? Các chức năng chính của quản lý dự án?
Các thách thức chính của quản lý dự án?
a. Khái niệm Quản lý dự án:
- Quản lý dự án là ngành khoa học nghiên cứu về việc lập kế hoạch, tổ
chức và quản lý, giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho
dự án hoàn thành đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt,
đảm bảo chất lượng, đạt được mục tiêu cụ thể của dự án và các mục đích đề
ra.
b. Các chức năng chính của quản lý dự án:
- Chức năng lập kế hoạch, bao gồm việc xác định mục tiêu, công việc và dự
tính nguồn lực cần thiết để thực hiện dự án;
- Chức năng tổ chức, tiến hành phân phối nguồn lực gồm tiền, lao động,
trang thiết bị, việc điều phối và quản lý thời gian;
- Chức năng kiểm soát, là quá trình theo dõi kiểm tra tiến độ dự án, phân tích
tình hình thực hiện, tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất
các giải pháp giải quyết các khó khăn trong quá trình thực hiện dự án;
- Chức năng phối hợp hay “quản lý điều hành dự án”
c. Các thách thức chính của quản lý dự án:
- Phải đạt được tất cả các mục tiêu đề ra của dự án trong điều kiện bị khống
chế bởi phạm vi công việc (khối lượng và các yêu cầu kỹ thuật), thời gian
hoàn thành (tiến độ thực hiện) và ngân sách (mức vốn đầu tư) cho phép
Câu 3: Nêu khái niệm thẩm định dự án. Mục đích của thẩm định dự án là gì?
Các nội dung của thẩm định dự án bao gồm những gì?
a. Khái niệm thẩm định dự án:
- Thẩm định dự án là quá trình một cơ quan chức năng (Nhà nước hoặc tư
nhân) xem xét một cách khách quan, có cơ sở khoa học và toàn diện một dự
án có đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra và có đạt được các mục
tiêu đó một cách hiệu quả hay không.


3


Ví dụ: chẳng hạn công ty tnhh A muốn làm 1 dự án về “đầu tư sản xuất trại
giống thủy sản” thì ngân hàng BIDV sẽ tiến hành thẩm định về hồ sơ vay
vốn, năng lực và kinh nghiệm của chủ đầu tư, tài chính và tổ chức của công
ty, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và khả năng thành công của dự án
để quyết định xem có cho công ty A vay hay không.
b. Mục đích của thẩm định dự án:
- Mục đích chung: đánh giá về tính hiệu quả và tính khả thi của DADT nhằm
giúp chủ đẩu tư và các cơ quan tham gia hoạt động đầu tư lựa chọn được
phương án đầu tư tốt nhất.
- Để trả lời câu hỏi: Dự án có được chấp nhận để đầu tư/thực hiện hay không?
+ Ngăn chặn các dự án xấu, bảo vệ các dự án tốt không bị bác bỏ
+ Đánh giá toàn diện chương trình, dự án: Tính phù hợp; Tính hiệu quả;
Tính khả thi
+ Xác định các thành phần của dự án có thống nhất với nhau hay không
+ Đánh giá nguồn gốc và mức độ rủi ro, xác định làm thế nào để giảm và
chia sẻ rủi ro một cách hữu hiệu
c. Các nội dung của thẩm định dự án:
- Sự phù hợp về mục tiêu của dự án với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
chung của đất nước và nhiệm vụ phát triển ngành, lĩnh vực; sự phù hợp của
nội dung dự án với các quy định của pháp luật;
- Tính hợp lý và hợp pháp của phương thức tổ chức thực hiện dự án.
- Tính khả thi của dự án: Phạm vi thực hiện, đối tượng thụ hưởng, thời gian
và tiến độ thực hiện; Tổng nhu cầu vốn và cơ cấu vốn của dự án, vốn của các
hoạt động; Các giải pháp, cơ chế chính sách thực hiện dự án, bao gồm cả các
giải pháp về nguồn lực, khả năng cân đối tài chính;
- Tính hiệu quả của dự án: Kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án

- Các kênh thông tin trong thẩm định dự án:

4


+ Thông tin do chủ đầu tư cung cấp: thông tin về dự án, về doanh nghiệp xin
vay vốn
+ Từ khảo sát thị trường
+ Các kênh thông tin đại chúng
+ Các văn bản pháp lý, các quy định, các tiêu chuẩn do Nhà nước ban hành
+ Các cơ quan nghiên cứu, các chuyên gia
+ Qua mạng Internet
- Yêu cầu đối với thông tin thẩm định: Chính xác, đầy đủ, kịp thời, có tính
pháp lý, có tính kinh tế
Câu 4: Hãy nêu khái niệm kế hoạch hoạt động. Kế hoạch hoạt động bao gồm
những nội dung gì? Trình bày cấu trúc của 1 kế hoạch hoạt động.
a. Khái niệm kế hoạch hoạt động:
Kế hoạch hoạt động là một tập hợp các hoạt động cần hoàn thành để đạt
được các mục tiêu và chỉ tiêu đã đề ra
b. Nội dung của kế hoạch hoạt động:
- Mô tả hoạt động cần thực hiện với các nguồn nhân lực, vật lực và tài chính
cần thiết để thực hiện thành công hoạt động đó;
- Chỉ định cán bộ phụ trách (hay chịu trách nhiệm) thực hiện;
- Thẩm quyền của cán bộ phụ trách (Kiểm tra xem người chịu trách nhiệm có
đủ quyền hạn để thực hiện hoạt động không);
- Thời hạn hoàn thành;
- Các chỉ số theo dõi và đánh giá;
- Chế độ báo cáo (Tên và cơ quan được báo cáo về kết quả hoạt động)
c. Cấu trúc của kế hoạch hoạt động
- Mục tiêu 1:.........

Chỉ tiêu 1.1

Hoạt động
1.1.1
1.1.2

5


Chỉ tiêu 1.2

Hoạt động
1.2.1
(…)
1.2.5

Chỉ tiêu 1.3

Hoạt động
1.3.1
1.3.2

+ Chỉ tiêu 1.1:.....
Mô tả
hoạt
động

Người chịu
trách nhiệm


Chỉ số
GS&ĐG

Thời gian
thực hiện

Nguồn lực

Báo cáo

1.1.1
1.1.2

- Mục tiêu 2: Tăng cường cơ sở vật chất trường học để đảm bảo mức chất
lượng tối thiểu
Chỉ tiêu 2.1

Hoạt động

Xoá phòng học
3 ca trong năm
2010

2.1.1 Xây dựng thêm 5 phòng học tại
Trường Tiểu học A và 5 phòng tại Trường
Tiểu học B
2.1.2 Thuê thêm 15 phòng học

6



Chỉ tiêu 2.2

Hoạt động

Đến năm 2012,
80% số điểm
trường có công
trình vệ sinh
phù hợp

2.2.1 Khảo sát công trình vệ sinh

Chỉ tiêu 2.3

Hoạt động

60% số lớp có
bộ thiết bị
chuẩn theo lớp

2.3.1 Mua sắm 150 bộ thiết bị chuẩn theo
lớp

2.2.2 Ký các hợp đồng xây dựng và cải tạo,
sửa chữa các công trình vệ sinh

+ Chỉ tiêu 2.2: Đến năm 2012, 80% số điểm trường có công trình vệ sinh
phù hợp


Hoạt
động
2.2.2

Người
chịu
trách
nhiệm

Chỉ số
GS&ĐG

Thời gian
thực hiện

Nguồn lực

Báo cáo

7


Ký các
hợp
đồng
xây
dựng và
cải tạo,
sửa
chữa

các
công
trình vệ
sinh

Trưởng
phòng
giáo dục
và các
Hiệu
trưởng

80% số
trường có
công trình
vệ sinh
phù hợp

2010-2012
Hoàn thành
vào tháng
9/2012

- Dòng
ngân
sách của
tỉnh
2.6.4
- CTMT


Trưởng
phòng
KHTC, Sở
GD&ĐT

Câu 5. Nêu khái niệm Lập kế hoạch thực hiện dự án. Lập kế hoạch thực hiện
dự án bao gồm những nội dung gì? Tác dụng của việc Lập kế hoạch thực hiện
dự án.
a. Lập kế hoạch dự án
Là việc tổ chức dự án theo một trình tự logic, xác định mục tiêu và các phương
pháp để đạt được mục tiêu của dự án, dự tính những công việc cần làm, nguồn lực
thực hiện và thời gian thực hiện những công việc đó nhằm hoàn thành tốt những
mục tiêu đã xác định của dự án.
b. Nội dung kế hoạch
1. Giới thiệu tổng quan về dự án
 Mục tiêu dự án
 Phạm vi dự án
 Cơ cấu tổ chức quản lý dự án
 Những mốc thời gian quan trọng trong quá trình thực hiện dự án
2. Kế hoạch hoạt động
 Tên hoạt động
 Mô tả hoạt động
 Thời gian bắt đầu – kết thúc
 Người thực hiện
 Kinh phí thực hiện
 Báo cáo
3. Kế hoạch nhân sự
8



 Nhu cầu nhân sự
 Nhu cầu tuyển dụng
 Kế hoạch tuyển dụng
4. Kế hoạch ngân sách và dự toán kinh phí
 Các khoản thu
 Các khoản chi
 Thời gian thu, chi
 (theo hoạt động)









c.Tác dụng của lập kế hoạch dự án
Là cơ sở tuyển dụng, đào tạo, bố trí nhân lực
Là căn cứ để dự toán tổng ngân sách và chi phí thực hiện từng công việc của
dự án
Là cơ sở để điều phối các nguồn lực
Là cơ sở để quản lý tiến độ các công việc
Giảm thiểu rủi ro của dự án
Tránh tình trạng không khả thi, lãng phí nguồn lực và những hiện tượng tiêu
cực
Là căn cứ để kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình thực hiện dự án về: thời
gian, chi phí, chất lượng

Câu 6: Hãy nêu khái niệm giám sát và đánh giá dự án. Giám sát và đánh giá

dự án có vai trò như thế nào đối với dự án phát triển?
a. Khái niệm giám sát và đánh giá dự án:
- Giám sát: là một chức năng liên tục dựa trên hoạt động thu thập có hệ thống
về những chỉ số cụ thể để cung cấp những chỉ báo về tiến độ và thành tựu
đạt được cũng như quá trình sử dụng nguồn kinh phí đã được phân bổ cho
các nhà quản lý và các bên có liên quan của một chính sách/chương trình/kế
hoạch (OECD 2002).
- Đánh giá dự án: : là việc xem xét định kỳ / đột xuất tình hình thực hiện một
kế hoạch/chương trình/chính sách đang được triển khai hoặc đã thực hiện
xong. Mục đích là để đánh giá:
+ Tính phù hợp
+ Tính hữu hiệu
+ Tính hiệu quả
+ Tính tác động
9


+ Tính bền vững
b. Vai trò đối với dự án phát triển:
- Giám sát dự án: Phản hồi liên tục để cải thiện tình hình thực hiện chương
trình/dự án, giúp các nhà quản lý dự án:
+ Quản lý tiến độ thời gian, đảm bảo yêu cầu kế hoạch
+ Giữ cho chi phí trong phạm vi ngân sách được duyệt.
+ Phát hiện kịp thời những tình huống bất thường nảy sinh và đề xuất biện pháp
giải quyết.
- Đánh giá dự án: Phản hồi định kì (hoặc đột xuất) về tình hình thực hiện
chương trình/dự án:
+ Đề cập đến mức độ phù hợp của dự án đối với các ưu tiên và các chính sách
dành cho các nhóm đối tượng
+ Đo lường mức độ đạt được các kết quả và mục tiêu cụ thể của hoạt động

+ Đo lường các đầu ra – định lượng và định tính – liên quan đến các yếu tố
đầu vào.
+ Đề cập đến những thay đổi tích cực và tiêu cực do sự can thiệp - trực tiếp
hay gián tiếp, chủ định hay không chủ định - tạo ra
+ Đo lường xem liệu các lợi ích do dự án mang lại có còn được tiếp tục duy trì
sau khi kết thúc dự án
Câu 7: Hãy nêu khái niệm đấu thầu. Các nguyên tắc cơ bản đối với bên mời
thầu và nhà thầu là gì?ì? Nguyên tắc thành công của đấu thầu là gì?
a. Khái niệm đấu thầu:
- Là quá trình lựa chọn nhà thầu để kí kết và thực hiện hợp đồng cung cấp
dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà
đầu tư để kí kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác
công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công
bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
b. Các nguyên tắc cơ bản của bên mời thầu và nhà thầu:
- Bên mời thầu:
+ Phải có đủ các điều kiện như quyết định đầu tư hay giấy phép đầu tư của các
cấp có thẩm quyền, kế hoạch đấu thầu được phê duyệt và chuẩn bị đầy đủ hồ
sơ mời thầu, hồ sơ dự tuyển (nếu có).
10


+ Tuân theo Luật đấu thầu hiện hành và các văn bản hướng dẫn khác (thông tư,
quyết định)
- Đối với nhà thầu:
+ Có giấy phép kinh doanh hoặc đăng ký NNKD, có đủ năng lực về kỹ thuật và
tài chính đáp ứng yêu cầu nêu trong hồ sơ thầu và chỉ tham gia một đơn dự thầu
trong 1 gói thầu (dù đơn phương hay liên danh)
+Tuân theo Luật đấu thầu hiện hành và các văn bản hướng dẫn khác (thông tư,
quyết định)

c. Nguyên tắc thành công của đấu thầu:
- Theo chủ đầu tư: đấu thầu thành công khi chọn được đối tác tốt nhất để thực
hiện dự án với chi phí phù hợp, chất lượng cao nhất có thể được, dự án thành
công đúng thời điểm với độ an toàn cao, ít rủi ro và thoả mãn các mục tiêu khác
của dự án.
- Theo nhà thầu: Ký được hợp đồng thực hiện dự án, đem lại lợi nhuận cao
cho tổ chức, tối thiểu hoá chi phí và nâng cao uy tín cho nhà thầu, mở rộng
được các mối quan hệ trong tương lai, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn
lực vốn có và thoả mãn những mục tiêu khác của nhà thầu.
- Nhà thầu cần chuẩn bị chu đáo, môi trường đấu thầu lành mạnh, khối lượng
công việc của gói thầu phù hợp
- Nhà thầu và chủ thầu có kinh nghiệm trong đấu thầu và tiến hành dự án
- Các nhà quản lý của cả hai bên có kỹ năng đàm phán, cân bằng được lợi ích
của chủ thầu và nhà thầu để thoả mãn tốt nhất các yêu cầu của dự án, chuẩn bị
tốt các tài liệu và hồ sơ dự thầu.
- Chủ thầu cần biết khai thác điểm mạnh, điểm yếu của từng nhà thầu trong
quá trình đấu thầu
- Nhà thầu cần cần biết cách thoả mãn các nhu cầu của chủ thầu, xác định
được các điểm mạnh và điểm yếu của họ để có thể thành công trong đấu thầu.
Phần 2: Bài tập:
Gỉa sử có bảng phân bố công việc của dự án như sau:
a. Lập sơ đồ GANT.
b. Lập sơ đồ PERT và tìm đường găng.
11


c. Cho biết thời gian tối thiểu để hoàn thành dự án, với chi phí tối thiểu dùng để rút
ngắn tương ứng là bao nhiêu?
d. . Mô tả chi tiết quá trình rút ngắn mỗi ngày.


ST
T
1
2
3
4
5
6
7

Công việc
A
B
C
D
E
F
G

Công việc
trước
A
A
B
C
B,C
E,F,D

Thời gian dự
kiến

4
4
3
5
4
4
3

Thời gian tối
thiểu
2
2
1
2
1
2
1

Chi phí mỗi
ngày rút ngắn
120
140
180
220
160
110
130

BÀI LÀM
a. Lập sơ đồ GANTT

Côn Ngà Ngà Ngà Ngà Ngà Ngà Ngà Ngà Ngà Ngà Ngà Ngà Ngà Ngà Ngà Ngà
g
y1 y2 y3 y4 y5 y6 y7 y8 y9 y
y
y
y
y
y
y
việc
10 11
12 13 14 15 16
A
B
C
D
E
F
G
b. Lập sơ đồ PERT và tìm đường găng
b.1 Đường găng - Công việc găng dự kiến :
12


*Sơ đồ PERT

 ABDG = 4+4+5+3 = 16 *
 ABFG = 4+4+4+3 = 15
 ACFG = 4+3+4+3 = 14
 ACEG = 4+3+4+3 = 14

 ACDG=4+3+5+3= 15 (đường này trong slide của cô không có, không biết
đúng không)
 ABDG là đường găng, công việc găng là A,B,D,G
13


b.2 Đường găng - Công việc găng tối thiểu :

 ABDG = 2+2+2+1 = 7 *
 ABFG = 2+2+2+1 = 7 *
 ACFG = 2+1+2+1 = 6
 ACEG =2+1+1+1= 5
 ACDG= 2+1+2+1= 6 (slide không có)
=> ABDG, ABFG là 2 đường găng tối thiểu, Công việc găng tối thiểu là :
A,B,D,F,G
c. Cho biết thời gian tối thiểu để hoàn thành dự án, với chi phí tối thiểu dùng
để rút ngắn tương ứng là bao nhiêu?
Ta có, đường găng tối thiểu ABDG=ABFG= 7 (ngày) => thời gian tối thiểu để
hoàn thành dự án là 7 ngày.
* Tính chi phí rút ngắn tương ứng
+ Thời gian tối đa có thể rút ngắn dự án:
Số ngày của đường găng dự kiến - Số ngày của đường găng đã rút ngắn (tối thiểu).
16 - 7 = 9 ngày
+ Tìm tống chi phí cho thời gian rút ngắn 9 ngày.
+ Sắp xếp thứ tự sao cho chi phí rút ngắn từng ngày tăng dần.
14


+ Những công việc trên đường găng tối thiểu (ABDGF) sẽ phải rút ngắn tới thời
gian tối thiểu, còn công việc ngoài găng E,C thì thời gian thực hiện tối thiểu của nó

có thể là: công việc E: từ 1-4; công việc C: từ 1-3 ngày.
c.1 Tính tổng chi phí rút ngắn của các công việc găng (A,B,D,G,F)
Công
việc
A
B
D
G
F

Số ngày rút ngắn (= thời Chi phí rút
gian dự kiến – thời gian ngắn/ngày
tối thiểu)
2
120
2
140
3
220
2
110
2
130
Tổng chi phí rút ngắn

Tổng chi phí rút ngắn(=số
ngày rút ngắn*chi phí rút
ngắn/ngày)
240
280

660
220
260
1660

Đồ thị ứng với chi phí tối thiểu:

c.2 Tính chi phí các công việc ngoài găng C,E
 Tính rút từng ngày, rồi tính giá trị của công việc găng ứng với giá trị rút
ngắn của các công việc khác và vừa rút của công C & E trên các đường đi,
nếu > số ngày trên đường găng tối thiểu (7 ngày) thì rút tiếp, cho tới khi =
ngày găng tối thiểu (7).
15


 Rút E:

ABE G

+ 4 ngày rút bớt 1 ngày

2 2 3 1=8

(chưa đạt)

+ 3 ngày rút bớt 1 ngày

2 2 2 1 =7

(đạt)


 Rút C:
+ 3 ngày rút bớt 1 ngày

ACF G

ACEG

2 2 2 1=7

Chi phí rút E 2 ngày và C 1 ngày :

(đạt)

2 2 2 1 = 7 (đạt)

E : 160 x2 = 320
C : 180 x1 = 180 Tổng cộng 500

 Tổng chi phí bỏ ra để rút ngắn dự án: 1660 + 500 = 2160 đ

Bảng này mình chưa hiểu gì hết @.@
16


17




×