Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

90 câu lý thuyết kim loại kiềm thổ và hợp chất file word (có lời giải chi tiết)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.23 KB, 20 trang )

Lý thuyết trọng tâm về kim loại kiềm thổ và hợp chất (Đề 1) - Cơ bản
Bài 1. Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Các kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn.
B. Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IIA là R2O.
C. Trong mỗi chu kì, các nguyên tố kim loại kiềm thổ đều đứng sau các nguyên tố kim loại kiềm.
D. Các nguyên tố nằm ở các ô 4, 12, 20, 38, 56, 88 của bảng tuần hoàn đều là các nguyên tố kim loại kiềm
thổ.
Bài 2. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố kim loại kiềm thổ là:
A. ns1 (n là số lớp electron)
B. ns2
C. ns2np2
D. (n-1)dxnsy
Bài 3. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các kim loại kiềm thổ biến thiên như thế nào khi đi từ Be tới
Ba?
A. Giảm dần từ Be tới Ca sau đó tăng dần từ Ca tới Ba.
B. Không biến đổi theo một quy luật nhất định.
C. Tăng dần.
D. Giảm dần.
Bài 4. Các kim loại nhóm IIA không có kiểu mạng tinh thể nào ?
A. Lập phương đơn giản
B. Lập phương tâm diện
C. Lập phương tâm khối
D. Lục phương
Bài 5. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tính chất vật lí của các kim loại kiềm thổ?
A. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tương đối thấp (trừ Be).
B. Các kim loại kiềm thổ mềm hơn các kim loại kiềm.
C. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều nặng hơn nhôm.
D. Be là nguyên tố nhẹ nhất trong các nguyên tố kim loại kiềm thổ.
Bài 6. Kim loại kiềm thổ nào có kiểu mạng tinh thể giống các kim loại kiềm ?
A. Mg
B. Ca, Sr


C. Ba
D. Ca
Bài 7. Xếp các kim loại kiềm thổ theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì:
A. bán kính nguyên tử giảm dần.
B. năng lượng ion hóa tăng dần.
C. tính khử tăng dần.
D. tính khử giảm dần.
Bài 8. Ở nhiệt độ thường, kim loại kiềm thổ nào không khử được nước?
A. Mg
B. Be
C. Ca
D. Sr
Bài 9. Hiện tượng xảy ra khi nhúng từ từ muôi đồng đựng bột Mg đang cháy sáng vào cốc nước là:
A. Bột Mg tắt ngay
B. Bột Mg tắt dần dần
C. Bột Mg tiếp tục cháy bình thường
D. Bột Mg cháy sáng mãnh liệt
Bài 10. Đưa một muôi đồng đựng dây Mg đang cháy vào bình đựng đầy khí CO2 thì có hiện tượng gì xảy
ra ?
A. Dây Mg tắt ngay vì khí CO2 không duy trì sự cháy.
B. Dây Mg tắt dần dần vì khí CO2 không duy trì sự cháy.
C. Dây Mg cháy sáng mãnh liệt.
D. Dây Mg tiếp tục cháy như trước khi đưa vào bình.
Bài 11. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại kiềm thổ là ?
A. Điện phân muối halogenua nóng chảy.
B. Điện phân dung dịch muối halogenua có màng ngăn giữa hai điện cực.
C. Dùng kim loại mạnh hơn để đẩy kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối.
D. Điện phân dung dịch muối halogenua không có màng ngăn giữa hai điện cực.
Bài 12. Phương pháp nào dưới đây có thể dùng để điều chế Ca ?
A. Điện phân dung dịch CaCl2 có vách ngăn giữa hai điện cực.

B. Điện phân dung dịch CaCl2 không có vách ngăn giữa hai điện cực.
C. Điện phân CaCl2 nóng chảy.


D. Cho Na tác dụng với CaCl2 nóng chảy.
Bài 13. Nội dung nào sau đây về canxi hiđroxit là không đúng ?
A. Nước vôi trong là dung dịch Ca(OH)2.
B. Canxi hiđroxit còn gọi là vôi tôi, là chất rắn màu trắng, tan rất nhiều trong nước.
C. Canxi hiđroxit là một bazơ mạnh.
D. Canxi hiđroxit được sử dụng trong 1 số ngành công nghiệp như: sản xuất amoniac, clorua vôi, vật liệu
xây dựng,...
Bài 14. Vôi tôi được điều chế bằng cách cho chất nào dưới đây phản ứng với nước ?
A. Vôi sống.
B. Kim loại canxi.
C. Đá vôi.
D. Vôi sữa.
Bài 15. Canxi cacbonat còn được gọi là
A. vôi sống
B. đá vôi
C. vôi tôi
D. vôi sữa
Bài 16. Phản ứng nào xảy ra trong quá trình nung vôi ?
A. CaO + H2O → Ca(OH)2
B. CaO + CO2 → CaCO3
to
to
C. CaCO3 ��
D. Ca(HCO3)2 ��
� CaO + CO2
� CaCO3+CO2+ H2O

Bài 17. Dung dịch nước vôi trong phản ứng với dãy chất nào sau đây ?
A. BaCl2, Na2CO3, Al
B. CO2, Na2CO3, Ca(HCO3)2
C. NaCl, Na2CO3, Ca(HCO3)2
D. NaHCO3, NH4NO3, MgCO3
Bài 18. Quá trình tạo thành thạch nhũ trong các hang động đá vôi kéo dài hàng triệu năm. Quá trình này
được giải thích bằng phương trình hóa học nào sau đây ?
A. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
B. Mg(HCO3)2 → MgCO3 + CO2 + H2O
+
2+
C. CaCO3 + 2H → Ca + CO2 + H2O
D. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O
Bài 19. Phản ứng nào giải thích cho quá trình ăn mòn đá vôi trong thiên nhiên ?
A. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2
B. Mg(HCO3)2 → MgCO3 + CO2+ H2O
���
C. CaCO3 + CO2 + H2O ��
� Ca(HCO3)2 D. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2+ H2O
Bài 20. Ứng dụng quan trọng nhất của đá vôi là trong lĩnh vực nào ?
A. Dược phẩm
B. Vật liệu xây dựng C. Thực phẩm
D. Cả A, B, C.
Bài 21. Dung dịch nào sau đây không thể hòa tan kết tủa CaCO3 ?
A. Nước có chứa khí CO2
B. NaHSO4 C. BaCl2
D. Axit axetic
Bài 22. Thạch cao sống có công thức là gì ?
A. CaSO4.2H2O
B. CaSO4.H2O

C. CaSO4
D. 2CaSO4.H2O
Bài 23. Chất nào dưới đây được sử dụng để nặn tượng, làm khuôn đúc, làm vật liệu xây dựng và bó chỉnh
hình trong y học ?
A. CaSO4.2H2O
B. MgSO4.7H2O
C. CaSO4
D. CaSO4.H2O
Bài 24. Dùng dây Platin sạch nhúng vào hợp chất X rồi đem đốt trên ngọn lửa đèn khí (không màu), ngọn
lửa có màu đỏ da cam. Kết luận nào sau đây đúng ?
A. X là hợp chất của Mg
B. X là hợp chất của Ca
C. X là hợp chất của Sr
D. X là hợp chất của Ba
Bài 25. Cho kim loại X vào dung dịch H2SO4 loãng vừa thấy có khí bay ra vừa thu được chất kết tủa. X là
A. Be
B. Mg
C. Ba
D. Cu
Bài 26. Các kim loại phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường là
A. Be, Mg, Ca.
B. Mg, Ca, Sr.
C. Ca, Sr, Ba.
D. Be, Mg, Ca, Sr, Ba.
Bài 27. Cho các dung dịch chứa hỗn hợp 2 muối. Khi cho kim loại Ba vào dung dịch nào thì không xuất
hiện kết tủa ?
A. Na2CO3, NaCl.
B. CuSO4, KNO3.
C. KNO3, NaCl.
D. Na2CO3, CuSO4.

Bài 28. Cho hỗn hợp chứa K và BaO hoà tan hoàn toàn vào lượng nước có dư, thu được các sản phẩm gồm
A. KOH.
B. KOH, Ba(OH)2. C. K2O, BaO.
D. KOH, Ba(OH)2, H2.
Bài 29. Khi điện phân nóng chảy MgCl2 thì


A. ion Mg2+ bị oxi hoá ở cực dương.
B. ion Mg2+ bị khử ở cực âm.
C. nguyên tử Mg bị oxi hoá ở cực dương. D. ion Mg2+ bị oxi hoá ở cực âm.
Bài 30. Trong nhóm IIA từ Be đến Ba thì kết luận nào sau đây là sai?
A. Bán kính nguyên tử tăng dần.
B. Độ âm điện tăng dần.
C. Năng lượng ion hoá giảm dần.
D. Tính khử tăng dần.
Bài 31. Phương pháp không dùng để điều chế Ca(OH)2 là
A. nung đá vôi, sau đó cho sản phẩm rắn tác dụng với nước.
B. cho canxi oxit tác dụng với nước.
C. cho canxi tác dụng với nước.
D. điện phân dung dịch CaCl2 có màng ngăn.
Bài 32. Chỉ ra điều đúng khi nói về các hiđroxit kim loại kiềm thổ
A. Tan dễ dàng trong nước.
B. Có một hiđroxit có tính lưỡng tính.
C. có thể điều chế bằng cách cho các oxit tương ứng tác dụng với nước.
D. đều là các bazơ mạnh.
Bài 33. Công dụng không phải của CaCO3 là
A. làm vôi quét tường.
B. làm vật liệu xây dựng.
C. sản xuất xi măng.
D. sản xuất bột nhẹ để pha sơn.

Bài 34. Dung dịch nước vôi trong phản ứng với tất cả các chất trong dãy
A. BaCl2, Na2CO3, Al.
B. CO2, Na2CO3, Ca(HCO3)2.
C. NaCl, Na2CO3, Ca(HCO3)2.
D. NaHCO3, NH4NO3, MgCO3.
Bài 35. Dãy chỉ gồm các chất tan tốt trong nước
A. BaSO4, MgSO4, CaSO4, SrSO4.
B. BaCl2, MgCl2, CaCl2, SrCl2.
C. BaCO3, MgCO3, CaCO3, SrCO3.
D. Ba(OH)2, Mg(OH)2, Ca(OH)2, Sr(OH)2.
Bài 36. Dãy nào dưới đây chỉ gồm các chất tan tốt trong nước ?
A. BeSO4, MgSO4, CaSO4, SrSO4.
B. BeCO3, MgCO3, CaCO3, SrCO3.
C. BeCl2, MgCl2, CaCl2, SrCl2.
D. Be(OH)2, Mg(OH)2, Ca(OH)2, Sr(OH)2.
Bài 37. Mô tả ứng dụng của Mg nào dưới đây không đúng ?
A. Dùng chế tạo hợp kim nhẹ cho công nghiệp sản xuất ôtô, máy bay
B. Dùng chế tạo dây dẫn điện
C. Dùng trong các quá trình tổng hợp hữu cơ
D. Dùng để tạo chất chiếu sáng.
Bài 38. Phương trình hóa học nào dưới đây không đúng ?
A. Mg(OH)2 → MgO + H2O.
B. CaCO3 → CaO + CO2.
C. BaSO4 → Ba + SO2 + O2.
D. 2Mg(NO3)2 → 2MgO + 4NO2 + O2.
Bài 39. Cho biết phản ứng nào không xảy ra ở nhiệt độ thường ?
A. Mg(HCO3)2 + 2Ca(OH)2 → Mg(OH)2 + 2CaCO3 + 2H2O
B. Ca(OH)2 + NaHCO3 → CaCO3 + NaOH + H2O
C. Ca(OH)2 + 2NH4Cl → CaCl2 + 2H2O + 2NH3
D. CaCl2 + NaHCO3 → CaCO3 + NaCl + HCl.

Bài 40. Nếu quy định rằng hai ion gây ra phản ứng trao đổi hay trung hòa là một cặp ion đối kháng thì tập
hợp các ion nào sau đây có chứa ion đối kháng với ion OH- ?
A. Ca2+, K+, SO42- , Cl-.
B. Ca2+, Ba2+, Cl-.
C. HCO3- , HSO3- , Ca2+, Ba2+.
D. Ba2+, Na+, NO3- .
Bài 41. Dãy các chất tác dụng với dung dịch HCl là
A. Mg3(PO4)2, ZnS, Ag, Na2SO3, CuS.
B. Mg3(PO4)2, ZnS, Na2SO3
C. Mg3(PO4)2, ZnS, CuS, NaHSO4.
D. Mg3(PO4)2, NaHSO4, Na2SO3.
Bài 42. Khi cho kim loại Ca vào các chất dưới đây, trường hợp nào không có phản ứng của Ca với nước ?


A. dung dịch CuSO4 vừa đủ.
B. dung dịch H2SO4 vừa đủ.
C. dung dịch NaOH vừa đủ.
D. dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ.
Bài 43. X, Y là hai nguyên tố cùng phân nhóm chính nhóm II và có tổng số proton là 32. X, Y có thể là :
A. Be và Ca
B. Mg và Ca.
C. Ba và Mg.
D. Ba và Ca.
Bài 44. Khi cho kim loại Mg vào dung dịch chứa đồng thời các muối: Cu(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)2 khuấy
đều để các phản ứng xảy ra hoàn toàn, ta thu được chất rắn X gồm 2 kim loại. hai kim loại đó là
A. Cu, Fe
B. Fe, Ag
C. Ag, Mg
D. Cu, Ag
Bài 45. Tính khử của các nguyên tử Na, K, Al, Mg được xếp theo thứ tự tăng dần là

A. K, Na, Mg, Al.
B. Al, Mg, Na, K.
C. Mg, Al, Na, K.
D. Al, Mg, K, Na.
Bài 46. Kim loại không tác dụng với dung dịch (NH4)2SO4 là
A. Mg.
B. Ca.
C. Ba.
D. Na.
Bài 47. Phương trình nào sau đây viết không đúng:
A. 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
B. 2NaOH + 2NO2 → NaNO3 + NaNO2 + H2O
C. 2NaOH + MgCO3 → Na2CO3 + Mg(OH)2
D. NaOH + SO2 → NaHSO3
Bài 48. Trong phản ứng: Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O, khẳng định nào sau đây về clo là đúng ?
A. vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử
B. là chất khử
C. không thể hiện tính oxi hoá khử
D. là chất oxi hoá
Bài 49. Phương pháp nào sau đây thường dùng để điều chế kim loại nhóm IIA ?
A. Điện phân nóng chảy
B. Điện phân dung dịch
C. Nhiệt luyện
D. Thủy luyện
Bài 50. Nguyên tố nào sau đây có độ âm điện nhỏ nhất ?
A. Na.
B. Mg.
C. Ca.
D. Al.
ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: Đáp án B
HD • Các kim loại kiềm thổ có 2 electron hóa trị ở phân lớp s → thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn, trong
mối chu kì đều đứng sau các nguyên tố kim loại kiềm tương ứng với các ô 4, 12, 20, 38, 56, 88
• Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IIA là RO → Đáp án B không đúng
Câu 2: Đáp án B
HD Kim loại kiềm thổ là những nguyên tố s. Lớp ngoài cùng của nguyên tử có 2e ở phân lớp ns2
→ Đáp án đúng là đáp án B
Câu 3: Đáp án B
HD nhiệt độ nóng chảy giảm từ Be đến Mg; từ Mg đến Ca tăng, từ Ca đến Ba giảm → không biến đổi theo
một quy luật nhất định → Đáp án B
Câu 4: Đáp án A
Be và Mg có mạng tinh thể là lục phương, Ca,Sr là lập phương tâm diện, Ba là lập phương tâm khối
Câu 5: Đáp án A
HD • Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tương đối thấp ( trừ beri 1280 độ C) → Đáp án A đúng
• Độ cứng tuy có cao hơn kim loại kiềm, nhưng nhìn chung kim loại kiềm thổ có độ cứng thấp
→ Đáp án B sai
• Khối lượng riêng tương đối nhỏ, chúng là những kim loại nhẹ hơn nhôm (trừ bari) → Đáp án C sai
• Ca là nguyên tố nhẹ nhất trong các nguyên tố kim loại kiềm thổ → Đáp án D sai
→ Ta chọn đáp án A


Câu 6: Đáp án C
Ba giống kim loại kiềm là đều có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối
Câu 7: Đáp án C
HD Xếp theo các kim loại kiềm thổ theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân thì:
• Bán kinh nguyên tử tăng dần
• Năng lượng ion hóa I2 giảm dần
• Tính khử của kim loại kiềm thổ tăng dần từ Be đến Ba
Câu 8: Đáp án B
HD Ca, Sr, Ba tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch bazơ. Mg tác dụng với nước ở nhiệt

độ thường tạo ra Mg(OH)2, tác dụng nhanh với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo thành MgO. Be không tác dụng
với H2O dù ở nhiệt độ cao → Đáp án đúng là đáp án B
Câu 9: Đáp án D
Khi cho Mg đang cháy vào nước, ở nhiệt độ cao thì Mg sẽ tác dụng cả với nước, do đó Mg cháy sáng mãnh
liệt hơn
Câu 10: Đáp án C
Khi cho Mg đang cháy vào bình đựng khí
thì dây Mg cháy sáng mãnh liệt hơn do Mg sẽ phản ứng với

Câu 11: Đáp án A
HD Trong tự nhiên, kim loại kiềm thổ chỉ tổn tại ở dạng ion
trong các hợp chất. Phương pháp cơ bản
điều chế kim loại kiềm thổ là điện phân muối nóng chảy của chúng.
→ Đáp án đúng là đáp án A
Câu 12: Đáp án C
HD • Trong tự nhiên, kim loại kiềm thổ chỉ tổn tại ở dạng ion
trong các hợp chất. Phương pháp cơ bản
điều chế kim loại kiềm thổ là điện phân muối nóng chảy của chúng

→ Đáp án đúng là đáp án C
Câu 13: Đáp án B
gọi là nước vôi tôi, là chất rắn màu trắng và tan ít trong nước nên B sai
Câu 14: Đáp án A
HD
Điều chế vôi tôi CaO từ vôi sống CaCO3 → Đáp án đúng là đáp án A
Câu 15: Đáp án B
HD Canxi cacbonat là CaCO3 → Đá vôi → Đáp án đúng là đáp án B.
Chú ý: Vôi sống là CaO, vôi tôi là Ca(OH)2, vôi sữa là thể vẩn của các hạt Ca(OH)2 rất mịn trong nước gọi
là vôi sữa.
Câu 16: Đáp án C

HD Quá trình nung vôi là quá trình nung vôi sống tạo ra vôi tôi
→ Đáp án đúng là đáp án C


Câu 17: Đáp án B
HD • Đáp án A sai vì Ca(OH)2 không tác dụng với BaCl2
• Đáp án B đúng
• Đáp án C sai vì Ca(OH)2 không tác dụng với NaCl
• Đáp án D sai vì Ca(OH)2 không tác dụng với MgCO3
→ Ta chọn đáp án D
Câu 18: Đáp án D
Quá trình tạo thạch nhũ là:
Quá trình xâm thực là:
Chọn D
Câu 19: Đáp án A
HD •
• Phản ứng thuận giải thích sự xâm thực của nước mưa (có chứa CO2) đối với đá vôi.
• Phản ứng nghịch giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động núi đá vôi, sự tạo thành lớp cặn
canxi cacbonat (CaCO3) trong ấm đun nước, phích đựng nước nóng ...
→ Đáp án đúng là đáp án A
Câu 20: Đáp án B
HD Đá vôi CaCO3 được dùng nhiều trong ngành công nghiệp (thủy tinh, xi măng, gang, thép, sođa, vôi, cao
su) → Đáp án đúng là đáp án B
Câu 21: Đáp án C
HD •



không phản ứng



→ Ta chọn đáp án C
Câu 22: Đáp án A
Thạch cao sống là


, thạch cao nung là

hoặc

, thạch cao khan

Chọn A
Câu 23: Đáp án D
Thạch cao nung có thể kết hợp với nước tạo thành thạch cao sống và khi đông cứng thì dẫn nỡ, do vậy thạch
cao rất ăn khuôn. Thạch cao nung thường được đúc tượng, đúc các mẫu chi tiết tinh vi dùng trang trí nội
thật, làm phấn viết bảng, bó bột khi gãy xương,..


Chọn D
Câu 24: Đáp án B
Khi đốt hợp chất: Mg: màu trắng, Ca: màu đỏ da cam, Sr: màu đỏ, Ba: màu lục
Chọn B
Câu 25: Đáp án C





; BaSO4 là kết tủa

không phản ứng

→ Đáp án đúng là đáp án C
Câu 26: Đáp án C
HD Ca, Sr, Ba ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch bazơ. Mg tác dụng chậm với nước ở nhiệt độ thường
tạo thành Mg(OH)2, tác dụng nhanh với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo thành MgO. Be không tác dụng với H2O
dù ở nhiệt độ cao → Đáp án đúng là đáp án C
Câu 27: Đáp án C
HD • Đáp án A sai vì Ba cho vào dung dịch Na2CO3 xuất hiện ↓BaCO3
• Đáp án B sai vì Ba cho vào dung dịch CuSO4 xuất hiện ↓BaSO4
• Đáp án C đúng vì Ba khi cho vào các dung dịch đều không xuất hiện ↓
• Đáp án D đúng vì Ba khi cho vào dung dịch Na2CO3; CuSO4 xuất hiện ↓BaCO3; ↓BaSO4
→ Đáp án đúng là đáp án C
Câu 28: Đáp án D
HD • Khi cho hỗn hợp chứa K, BaO hòa tan vào nước dư :
2K + 2H2 o → 2KOH + H2↑
BaO + 2H2O → Ba(OH)2 + H2↑
→ Sản phẩm gồm KOH; Ba(OH)2, H2 → Đáp án đúng là đáp án D
Câu 29: Đáp án B
HD • Ở cực âm (catot) xảy ra sự khử
• Ở cực dương (anot) xảy ra sự oxi hóa
• Phương trình điện phân nóng chảy
→ Đáp án đúng là đáp án B
Câu 30: Đáp án B


Từ Be đến Ba thì độ âm điện giảm gần, bánh kính nguyên tử tăng dần, năng lượng ion hóa giảm dần và tính
khử tăng dần
Chọn B
Câu 31: Đáp án C

Trong 4 phương pháp thì cả 4 điều chế được
nhưng xét theo hiệu quả kinh tế và an toàn thì không
nên dùng theo phương pháp C, vì Ca nguyên chất rất khó kiếm, phản ứng giữa Ca và
tỏa nhiệt mạnh
Chọn C
Câu 32: Đáp án B
HD • Đáp án A sai vì Mg(OH)2 không tan trong nước
• Đáp án B đúng vì trong các hidroxit kim loại kiềm thổ có Be(OH)2 có tính lưỡng tính
• Đáp án C sai vì Ca(OH)2, Sr(OH)2, Ba(OH)2 có thể điều chế bằng cách cho trực tiếp kim loại vào H2O
• Đáp án D sai vì Be(OH)2 là bazơ yếu
→ Ta chọn đáp án B
Câu 33: Đáp án A
Làm vôi quét trường là vôi tôi
bằng cách cho CaO tác dụng với nước
Câu 34: Đáp án B
HD • Đáp án A sai vì Ca(OH)2 không phản ứng với BaCl2
• Đáp án B đúng
• Đáp án C sai vì Ca(OH)2 không phản ứng với NaCl
• Đáp án D sai vì Ca(OH)2 không phản ứng với MgCO3
Câu 35: Đáp án B
HD • Đáp án A sai vì BaSO4, CaSO4, SrSO4 đều là chất kết tủa
• Đáp án B đúng vì hỗn hợp đều gồm các chất tan tốt trong nước
• Đáp án C sai vì BaCO3, MgCO3, CaCO3, SrCO3 đều là chất kết tủa
• Đáp án D sai vì Mg(OH)2 là chất kết tủa
Câu 36: Đáp án C
HD • Đáp án A sai vì CaSO4, SrSO4 là chất kết tủa
• Đáp án B sai vì MgCO3, CaCO3, SrCO3 là chất kết tủa
• Đáp án C đúng
• Đáp án D sai vì Mg(OH)2 là chất kết tủa
→ Đáp án đúng là đáp án C

Câu 37: Đáp án B


HD Kim loại Mg có nhiều ứng dụng hơn cả. Nó được dùng để chế tạo những hợp chất có tính cứng, nhẹ,
bền. Những hợp kim này được dùng để chế tạo máy bay, tên lửa, ôtô,... Kim loại Mg còn được dùng để tổng
hợp nhiều hợp chất hữu cơ. Bột Mg trộn với chất oxi hóa dùng để chế tạo chất chiếu sáng ban đêm → Đáp
án A, C, D đúng → Đáp án B là đáp án sai
Câu 38: Đáp án C
• Dễ dàng nhận thấy các đáp án A, B, D đúng
• BaSO4 là muối giữa bazơ mạnh Ba(OH)2 và axit mạnh H2SO4 vì thế mà muối rất bền, không tan trong bất
kì dung dịch axit và bazơ nào. Đồng thời, lực liên kết tính điện giữa
nó có thể chịu được nhiệt độ cao mà không bị phân hủy.
Khi nung nóng thì BaSO4 vẫn là nó → Đáp án đúng là đáp án C
Câu 39: Đáp án D

rất lớn, anion rất bền vì thế

Tổng hợp lại ta có
→ Đáp án đúng là đáp án D
Câu 40: Đáp án C
HD • Đáp án A sai vì không có ion nào đối kháng với OH• Đáp án B sai vì không có ion nào đối kháng với ion OH•
→ Tập hợp các ion có chứa ion đối kháng với ion OH- → Đáp án C đúng
• Đáp án D sai vì không có ion nào đối kháng với OH→ Đáp án đúng là đáp án C
Câu 41: Đáp án B
HD • Đáp án A sai vì CuS, Ag không phản ứng với HCl
• Đáp án B đúng vì HCl phản ứng với tất cả các chất
• Đáp án C sai vì HCl không phản ứng với CuS, NaHSO4
• Đáp án D sai vì HCl không phản ứng với NaHSO4
Câu 42: Đáp án B
• Khi cho Ca vào dung dịch CuSO4 :

Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2; Ca(OH)2 + CuSO4 → Cu(OH)2↓ + CaSO4
→ Ca có phản ứng với H2O → Đáp án A sai
• Ca + H2SO4 → CaSO4 + H2
→ Ca không phản ứng với H2O → Đáp án B đúng
• Khi cho Ca vào dung dịch NaOH :Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2 → Ca có phản ứng với H2O
→ Đáp án C sai


• Khi cho Ca vào dung dịch Ca(OH)2 : Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2 → Ca có phản ứng với H2O
→ Đáp án D sai
→ Ta chọn đáp án B
Câu 43: Đáp án B
HD Giả sử X hơn Y 8 proton → 2ZY + 8 = 32 → ZY = 12 → ZX = 20 → X, Y là Ca, Mg
→ Đáp án đúng là đáp án B
Câu 44: Đáp án D
HD Đầu tiên khi cho Mg vào hỗn hợp các muối thì Mg phản ứng theo thứ tự AgNO3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)2
Mg + 2AgNO3 → Mg(NO3)2 + 2Ag↓
Mg + Cu(NO3)2 → Mg(NO3)2 + Cu↓
Mg + Fe(NO3)2 → Mg(NO3)2 + Fe↓'
→ Sau phản ứng thu được chất rắn X gồm 2 kim loại → Ag, Cu → Đáp án đúng là đáp án D
Câu 45: Đáp án B
HD Tính khử của kim loại phụ thuộc vào năng lượng ion hóa và thế điện cực chuẩn → Tính khử xếp theo
chiều tăng dần là Al < Mg < Na < K → Đáp án đúng là đáp án B
Câu 46: Đáp án A
HD • (NH4)2SO4 + Mg → không phản ứng
• Khi cho Ca vào tác dụng với dung dịch (NH4)2SO4
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2; Ca(OH)2 + (NH4)2SO4 → CaSO4 + 2NH3 + 2H2O
• Khi cho Ba vào tác dụng với dung dịch (NH4)2SO4
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2; Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 → BaSO4 + 2NH3 + 2H2O
• Khi cho Na vào tác dụng với dung dịch (NH4)2SO4

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2; 2NaOH + (NH4)2SO4 → Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O
→ Ta chọn đáp án A
Câu 47: Đáp án C
HD • Dễ thấy các phương trình A, B, D đều đúng
• NaOH + MgCO3 → không phản ứng
→ Ta chọn đáp án C
Câu 48: Đáp án A
HD CaOCl2 có công thức cấu tạo Ca(-Cla)-O-Clb . Trong đó Cla có số oxi hóa -1;
Clb có số oxi hóa +1 → Cl2 vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử → Đáp án đúng là đáp án A
Câu 49: Đáp án A
HD Trong tự nhiên, kim loại kiềm thổ tồn tại ở dạng ion
trong các hợp chất. Phương pháp cơ bản điều
chế kim loại kiềm thổ là điện phân muối nóng chảy của chúng → Đáp án đúng là đáp án A
Câu 50: Đáp án A
HD Nguyên tố có độ âm điện nhỏ nhất là nguyên tố có năng lượng ion hóa nhỏ và thế điện cực chuẩn âm →
Tính khử mạnh nhất → Na → Đáp án đúng là đáp án A


Lý thuyết trọng tâm về kim loại kiềm thổ và hợp chất (Đề 1) - Nâng Cao
���
Bài 1. Phản ứng sản xuất vôi: CaCO3(r) ��
� CaO(r) + CO2(k) ; ∆H > 0 .
Biện pháp kĩ thuật tác động vào quá trình sản xuất vôi để tăng hiệu suất phản ứng là
A. giảm nhiệt độ.
B. tăng nhiệt độ và giảm áp suất khí CO2.
C. tăng áp suất.
D. giảm nhiệt độ và tăng áp suất khí CO2.
Bài 2. Điều nào sau đây không đúng với canxi ?
A. Nguyên tử Ca bị oxi hóa khi Ca tác dụng với H2O
B. Ion Ca2+ bị khử khi điện phân CaCl2 nóng chảy

C. Nguyên tử Ca bị khử khi Ca tác dụng với H2
D. Ion Ca2+ không bị oxi hóa hay bị khử khi Ca(OH)2 tác dụng với HCl
Bài 3. Hiện tượng xảy ra khi sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch hỗn hợp NaOH và Ba(OH)2 là:
A. Dung dịch vẩn đục, độ đục tăng dần đến cực đại và không đổi một thời gian sau đó giảm dần đến trong
suốt.
B. Ban đầu không có hiện tượng gì đến một lúc nào đó dung dịch vẩn đục, độ đục tăng dần đến cực đại sau
đó giảm dần đến trong suốt.
C. Ban đầu không có hiện tượng gì sau đó xuất hiện kết tủa và tan ngay.
D. Dung dịch vẩn đục, độ đục tăng dần đến cực đại sau đó giảm dần đến trong suốt.
Bài 4. Phản ứng nào sau đây không tạo ra hai muối ?
A. Fe3O4 + HCl dư.
B. Ca(HCO3)2 + NaOH dư.
C. CO2 + NaOH dư.
D. NO2 + NaOH dư.
Bài 5. Cho dãy các chất: KOH, Ca(NO3)2, SO2, SO3, NaHSO4, Na2SO3, K2SO4. Số chất trong dãy tạo thành
kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2 là
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 2.
Bài 6. Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2, dãy gồm các chất đều tác
dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là:
A. HNO3, NaCl, Na2SO4.
B. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Na2SO4.
C. NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2.
D. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2.
Bài 7. Từ hai muối X và Y thực hiện các phản ứng sau:
X → X1 + CO2
X1 + H2O → X2
X2 + Y → X + Y1 + H2O

X2 + 2Y → X + Y2 + H2O
Hai muối X, Y tương ứng là
A. CaCO3, NaHSO4.
B. BaCO3, Na2CO3.
C. CaCO3, NaHCO3.
D. MgCO3, NaHCO3.
Bài 8. Cho bốn hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm hai chất rắn có số mol bằng nhau: Na2O và Al2O3; Cu và Fe2O3;
BaCl2 và CuSO4; Ba và NaHCO3. Số hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong nước (dư) chỉ tạo ra dung dịch là
A. 1
B. 2.


C. 4.
D. 3.
Bài 9. Có năm dung dịch đựng riêng biệt trong năm ống nghiệm: (NH4)2SO4, FeCl2, Cr(NO3)3, K2CO3,
Al(NO3)3. Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào năm dung dịch trên. Sau khi phản ứng kết thúc, số ống
nghiệm có kết tủa là
A. 3.
B. 5.
C. 2.
D. 4.
Bài 10. Phản ứng nào dưới đây giải thích sự xâm thực của nước mưa với đá vôi và sự tạo thành thạch nhũ
trong các hang động ?
A. Do phản ứng của CO2 trong không khí với CaO thành CaCO3
B. Do CaO tác dụng với SO2 và O2 tạo thành CaSO4
C. Do sự phân huỷ Ca(HCO3)2 → CaCO3 + H2O + CO2
���
D. Do quá trình phản ứng thuận nghịch CaCO3 + H2O + CO2 ��
� Ca(HCO3)2 xảy ra trong một thời gian
rất lâu

Bài 11. Cho sơ đồ biến hoá Ca → X → Y → Z → T → Ca.
Thứ tự đúng của các chất X, Y, Z, T là:
A. CaO ; Ca(OH)2 ; Ca(HCO3)2 ; CaCO3
B. CaO ; CaCO3 ; Ca(HCO3)2 ; CaCl2
C. CaO ; CaCO3 ; CaCl2 ; Ca(HCO3)2
D. CaCl2 ; CaCO3 ; CaO ; Ca(HCO3)2
Bài 12. Có 4 dung dịch trong suốt, mỗi dung dịch chỉ chứa một loại cation và một loại anion. Các loại ion
trong cả 4 dung dịch gồm Ba2+, Mg2+, Pb2+, Na+, SO42- , Cl-, CO32- , NO3- . Đó là 4 dung dịch nào ?
A. BaCl2, MgSO4, Na2CO3, Pb(NO3)2.
B. BaCO3, MgSO4, NaCl, Pb(NO3)2.
C. BaCl2, PbSO4, MgCl2, Na2CO3.
D. Mg(NO3)2, BaCl2, Na2CO3, PbSO4.
Bài 13. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Cl2 → X → Y → Z → X → Cl2. Trong đó Y tan, Z không tan trong
nước. Các chất X, Y, Z lần lượt là
A. NaCl; NaOH và Na2CO3
B. KCl; KOH và K2CO3
C. CaCl2; Ca(OH)2 và CaCO3
D. MgCl2; Mg(OH)2 và MgCO3
Bài 14. Cho các dung dịch có cùng nồng độ mol: (1) NaOH, (2) Ba(OH)2, (3) NH3. pH các dung dịch được
xếp theo thứ tự giảm dần là
A. (1) (2) (3)
B. (2) (1) (3)
C. (3) (2) (1)
D. (2) (3) (1)
Bài 15. Trong các dung dịch (NH4)2SO4, AlCl3, NaHSO4, NaHCO3, BaCl2, Na2CO3, số dung dịch có pH > 7

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.

Bài 16. Dãy các chất đều tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 là
A. Ba(NO3)2, Mg(NO3)2, HCl, CO2, Na2CO3


B. Mg(NO3)2, HCl , BaCO3, NaHCO3, Na2CO3
C. NaHCO3, Na2CO3, CO2, Mg(NO3)2, Ba(NO3)2.
D. NaHCO3, Na2CO3, CO2, Mg(NO3)2, HCl
Bài 17. Cho các dung dịch sau: NaHCO3 (X1), CuSO4 (X2), (NH4)2CO3 (X3), NaNO3 (X4), MgCl2(X5), KCl
(X6). Những dung dịch không tạo kết tủa với Ba(OH)2 là
A. X4, X6.
B. X1, X4, X5.
C. X1, X4, X6.
D. X1, X3, X6
Bài 18. Trong phân nhóm chính nhóm II, từ Be đến Ba thì :
(I). Bán kính nguyên tử tăng dần
(II). Độ âm điện tăng dần
(III). Năng lượng ion hoá giảm dần
(IV). Tính khử tăng dần
Kết luận nào sai ?
A. (I)
B. (II)
C. (III)
D. (IV)
Bài 19. Người ta sử dụng nhiệt của phản ứng đốt cháy than đá để nung vôi, biện pháp nào sau đây không
được sử dụng để tăng tốc độ phản ứng nung vôi ?
A. Đập nhỏ đá vôi với kích thước khoảng 10 cm.
B. Tăng nhiệt độ phản ứng lên khoảng 900oC.
C. Tăng nồng độ khí cacbonic.
D. Thổi không khí nén vào lò nung vôi.
Bài 20. Cho sơ đồ:

Các chất X, Y, Z, T theo thứ tự là
A. Mg(NO3)2,MgCl2, Mg(OH)2, H2SO4.
B. MgO,MgCl2, Mg(OH)2, K2SO4.
C. MgO, MgCl2, Mg(OH)2, H2SO4.
D. Mg, MgCl2, Mg(OH)2, H2SO4.
Bài 21. Câu không đúng đối với tất cả các kim loại nhóm IIA là
A. các kim loại nhóm IIA có nhiệt độ sôi, nhiêt độ nóng chảy biến đổi không theo qui luật nhất định.
B. các kim loại nhóm IIA đều là kim loại nhẹ (trừ Ba).
C. các kim loại nhóm IIA đều là kim loại có độ cứng lớn.
D. các kim loại nhóm IIA đều là kim loại có nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy tương đối thấp ( trừ Be).
Bài 22. Phát biểu sai khi nói về ứng dụng của Mg là
A. dùng để chế tạo hợp kim có tính cứng, nhẹ, bền. Những hợp kim này dùng để chế tạo máy bay, tên lửa, ô
tô.
B. dùng để tổng hợp nhiều hợp chất hữu cơ.
C. dùng để chế tạo chất chiếu sáng ban đêm.
D. dùng làm chất khử để tách S, O2 khỏi thép.
Bài 23. Cho sơ đồ chuyển hoá sau: Mg → X → MgO
Cho các chất: (1) Mg(OH)2 ; (2) MgCO3; (3) Mg(NO3)2 ; (4) MgSO4; (5) MgS
X có thể là những chất nào ?
A. (3), (5).
B. (2), (3).
C. (1), (2), (3).
D. (4), (5).


Bài 24. Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp chứa MgCO3 và CaCO3 có cùng số mol thu được khí X và chất rắn
Y. Hoà tan Y vào nước dư, lọc thu được dung dịch Z. Hấp thụ hoàn toàn khí X vào dung dịch Z thu được
A. CaCO3 và Ca(HCO3)2.
B. Ca(HCO3)2.
C. CaCO3 và Ca(OH)2.

D. CaCO3.
Bài 25. Cho các chất Ca, Ca(OH)2, CaCO3, CaO. Dãy chuyển hoá có thể thực hiện được là
A. Ca → CaCO3 → Ca(OH)2 → CaO.
B. Ca → CaO → Ca(OH)2 → CaCO3.
C. CaCO3 → Ca → CaO → Ca(OH)2.
D. CaCO3 → Ca(OH)2 → CaO → Ca.
Bài 26. Trong số các chất dưới đây, chất có độ tan nhỏ nhất là
A. CaSO4.
B. CaCO3.
C. Ca(OH)2.
D. Ba(OH)2.
Bài 27. Canxi có trong thành phần của các khoáng chất: canxit, thạch cao, florit. Công thức hoá học của
hợp chất chứa canxi trong các khoáng chất tương ứng là
A. CaCO3, CaSO4, Ca3(PO4)2.
B. CaCO3, CaSO4, CaF2.
C. CaSO4, CaCO3, Ca3(PO4)2.
D. CaCl2, Ca(HCO3)2, CaSO4.
Bài 28. Một hỗn hợp rắn gồm: Canxi và Canxi cacbua. Cho hỗn hợp này tác dụng với nước dư thu được khí

A. H2.
B. C2H2 và H2.
C. H2 và CH2.
D. H2 và CH4.
Bài 29. Nguyên nhân chính khiến cho tính chất vật lí của các kim loại kiềm thổ không biến đổi theo một
quy luật nhất định là các kim loại kiềm thổ
A. điện tích hạt nhân
B. cấu hình electron nguyên tử.
C. bán kính nguyên tử.
D. kiểu mạng tinh thể.
Bài 30. Nguyên nhân chủ yếu làm các kim loại kiềm thổ có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp, độ cứng

thấp là do
A. Bán kính nguyên tử nhỏ.
B. Bán kính nguyên tử tương đối lớn.
C. Điện tích hạt nhân nhỏ.
D. Lực liên kết kim loại trong mạng tinh thể yếu.
Bài 31. Nguyên nhân dẫn đến các kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh là?
A. Do cấu hình electron lớp ngoài cùng của các kim loại kiềm thổ là ns2 nên nguyên tử các nguyên tố kim
loại kiềm thổ dễ dàng mất 2 electron để đạt được cấu hình electron bền vững của khí hiếm.
B. Do tổng năng lượng ion hóa thứ nhất và năng lượng ion hóa thứ hai của các nguyên tố kim loại kiềm thổ
cao hơn nhiều so với các nguyên tố khác thuộc cùng chu kì.
C. Do cấu trúc mạng tinh thể của các kim loại kiềm thổ tương đối rỗng.
D. Do bán kính nguyên tử của các kim loại kiềm thổ tương đối lớn so với các nguyên tố thuộc cùng chu kì.


Bài 32. Có các chất: (a) MO; (b) M(OH)2; (c) MCO3; (d) MCl2. Khi để Ca, Sr, Ba (gọi chung là M) ngoài
không khí, có thể tạo ra bao nhiêu chất trong dãy trên ?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Bài 33. Kim loại kiềm thổ M dễ tạo nên hợp kim với các kim loại khác. Các hợp kim của M được dùng
nhiều trong công nghiệp ôtô, máy bay và công nghiệp chế tạo máy. Kim loại M là
A. Be
B. Mg
C. Ca
D. Sr
Bài 34. M là một kim loại kiềm thổ được dùng làm vật liệu cho lò phản ứng hạt nhân vì nó rất bền nhiệt,
bền cơ học và bền hóa học đồng thời lại không giữ lại các nơtron sinh ra trong lò phản ứng. Kim loại M là
A. Be
B. Mg

C. Ca
D. Ba
Bài 35. Loại đá và khoáng chất nào sau đây không chứa canxi cacbonat ?
A. Đá vôi
B. Thạch cao
C. Đá hoa
D. Đá phấn
Bài 36. Hiện tượng xảy ra khi thổi từ từ khí CO2 dư vào nước vôi trong là:
A. Kết tủa trắng tăng dần đến cực đại và không tan.
B. Kết tủa trắng tăng dần đến cực đại, sau đó tan một phần, dung dịch còn lại bị vẩn đục.
C. Kết tủa trắng tăng dần sau đó tan hết, thu được dung dịch trong suốt.
D. Ban đầu dung dịch trong suốt sau đó có kết tủa.
���
Bài 37. Có cân bằng: CaCO3 (rắn) + CO2(khí) + H2O(lỏng) ��
� Ca(HCO3)2 (dung dịch)
Biện pháp nào dưới đây không làm cân bằng chuyển dịch theo chiều tạo ra nhiều CaCO3 kết tủa hơn ?
A. Đun nóng
B. Giảm áp suất CO2
C. Giảm nồng độ khí CO2
D. Giảm nồng độ Ca(HCO3)2
Bài 38. Cho một luồng khí CO đi qua hỗn hợp gồm Na2O, MgO, Fe2O3, CuO nung nóng. Sau một thời gian
thu được hỗn hợp chất rắn chứa tối đa:
A. 4 kim loại và 4 oxit kim loại
B. 3 kim loại và 4 oxit kim loại
C. 2 kim loại và 6 oxit kim loại
D. 2 kim loại và 4 oxit kim loại
Bài 39. Cho các tập hợp ion sau:
T1 = {Ca2+, Mg2+, Cl-, NO3- }; T2 = {H+, NH4+ , Na+ , Cl-, SO42- }
T3 = {Ba2+, Na+ , NO3- , SO42- }; T4 = {Ag+, K+ , NO3- , Br-}
T5 = { Cu2+, Fe2+, OH- , Cl-, SO42- }; T6 = {NH4+ , Na+ , Cl-, CO32- }

Tập hợp chứa các ion có thể đồng thời tồn tại trong cùng một dung dịch là
A. T2, T3, T6.
B. T3, T4, T6.
C. T1, T2, T6.


D. T1, T4, T5.
Bài 40. Hiện tượng xảy ra khi đốt cháy kim loại Mg bằng oxi không khí là?
A. Phản ứng xảy ra mãnh liệt, tỏa nhiều nhiệt, phát ra ánh sáng chói và giàu tia tử ngoại.
B. Phản ứng xảy ra chậm.
C. Phản ứng xảy ra mãnh liệt, tỏa nhiều nhiệt, cho ngọn lửa màu đỏ da cam đặc trưng.
D. Phản ứng xảy ra mãnh liệt, tỏa nhiều nhiệt, cho ngọn lửa màu đỏ son đặc trưng.
ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án B
Để làm câu hỏi này chú ý đến nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê (Một phản ứng đang ở trạng thái
cân bằng khi thay đổi các yếu tố nồng độ, nhiệt độ, áp suất, nhiệt độ thì cân bằng chuyển dịch theo hướng
làm giảm tác động của các yếu tố)
Giảm nhiệt độ → Cân bằng chuyển dịch theo hướng tăng nhiệt độ của hệ , chuyển dịch theo hướng tỏa nhiệt
( ∆H < 0). theo chiều ngịch
Tăng nhiệt độ → ân bằng chuyển dịch theo hướng giảm nhiệt độ của hệ , chuyển dịch theo hướng thu nhiệt (
∆H > 0). theo chiều thuận
Giảm áp suất khí CO2 → Cân bằng chuyển dịch theo hướng tăng áp suất của hệ → Theo chiều thuận
Tăng áp suất → Cân bằng chuyển dịch theo hướng làm giảm áp suất. (chiều nghịch làm giảm số mol khí )
Câu 2: Đáp án C
Ta có Ca + H2 → CaH2(canxi hidrua) . Trong phương trình này Ca đóng vai trò là chất khử (bị oxi hóa).
Câu 3: Đáp án A

Câu 4: Đáp án C
Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
Ca(HCO3)2 + 2NaOH → CaCO3 + Na2 CO3 + 2H2O

CO2 + 2NaOH dư → Na2CO3 + H2O
2NO2 + 2NaOH → NaNO2 + NaNO3 +H2O
Câu 5: Đáp án A
Chất trong dãy tạo thành kết tủa khi phản ứng với dung dịch
Câu 6: Đáp án B
Nhận thấy NaCl, Mg(NO3)2 không tham gia phản ứng với Ba(HCO3)2 . Đáp án B
Câu 7: Đáp án C
Nhận thấy đáp án X đều là hợp chất muối cacbonat MCO3 , X1 là MO.
X2 + H2O → X2 . X2 là M(OH)2 (loại D vì MgO không tan trong nước)
Để X2 + Y → X + Y2 + H2O và X2 + 2Y → X + Y2 + H2O thì chỉ có 1 trường hợp thỏa mãn là muối


cacbonat. Đáp án C
Ca(OH)2 + 2NaHCO3 → CaCO3 + Na2CO3 + H2O
Ca(OH)2 + NaHCO3 → CaCO3 + NaOH + H2O
Câu 8: Đáp án A
Chỉ có 1 hỗn hợp mà tan hoàn toàn trong nước dư chỉ tạo ra dung dịch là:
dư cả 2 chất rắn
có kết
có kết tủa
Câu 9: Đáp án A
Các ống nghiệm có kết tủa là:
Do

tan trong môi trường kiềm

Chọn A
Câu 10: Đáp án D
CaCO3 + H2O + CO2


Ca(HCO3)2

Phản ứng thuận giải thích sự xâm thực của nước mưa có chứa CO2 đối với đá vôi
Phản ứng nghịch giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động
Câu 11: Đáp án B
A sai vì từ
không về được Ca
C sai vì từ
D sai vì tư

không ra được
không ra được

Câu 12: Đáp án A
Nhận thấy ion Pb2+ chỉ tồn tại với anion NO3- trong dung dịch→ Loại đáp án C, D
BaCO3 là chất kết tủa → Loại B
Câu 13: Đáp án C
Nhận thấy Z không tan trong nước → Loại A, B
Y là chất tan trong nước → Loại D
Đáp án C
o

t C
6Cl2 + 6Ca(OH)2 ��
� 5CaCl2(X) + Ca(ClO3)2 + 6H2O

dpcmn
CaCl2 + 2H2O ���
� Ca(OH)2 + Cl2↑ + H2↑



Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
Câu 14: Đáp án B
Nhận thấy (1) NaOH, (2) Ba(OH)2 là chất điện mạnh phân ly hoàn toàn, (3) NH3 phân ly không hoàn toàn →
pH của dung dịch (3)< pH của dung dịch (1),(2).
Ta có (1)NaOH, (2) Ba(OH)2 có cùng nồng độ mol → nồng độ mol OH-do Ba(OH)2 phân ly lớn hơn do
NaOH phân ly ra → pH của dung dịch (1) < pH của dung dịch (2)
Câu 15: Đáp án B
Để xét pH các dung dịch muối : muối trung hòa tạo bởi cation của bazơ mạnh (Na+) và anion của gốc axit
yếu(CO32-) tạo môi trường dung dịch kiềm → dung dịch Na2CO3 cho pH >7
Chú ý dung dịch NaHCO3 là hợp chất lưỡng tính nhưng tính bazơ lớn hơn nên pH >7
Câu 16: Đáp án D
Nhận thấy Ba(NO3)2 , Mg(NO3 )2 không tham gia phản ứng Ca(OH)2 → Loại đáp án A, B, C
Câu 17: Đáp án A
tạo kết tủa
,
tạo kết tủa
tạo kết tủa
,
tạo kết tủa
Câu 18: Đáp án B
Trong phân nhóm chính nhóm II, từ Be đến Ba thì độ âm điện giảm dần. Đáp án B
Câu 19: Đáp án C
Phương trình phản ứng: CaCO3(r) CaO (r) + CO2 ↑
Khi tăng nồng độ CO2 thì chỉ cân bằng chuyển dịch theo hướng làm giảm nồng độ CO2 (theo chiều nghịch)
mà không làm tăng tốc độ phản ứng
Câu 20: Đáp án C
o


t
2Mg(NO3)2 ��
� 2MgO (X)+ 4NO2 + O2

MgO + 2HCl → MgCl2 (Y) + H2O
MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2(Z)+ 2NaCl
Mg(OH)2 + H2SO4 (T)) → MgSO4 + 2H2O
Câu 21: Đáp án C
Các kim loại kiềm thổ có độ cứng tương đối thấp
Câu 22: Đáp án D
Chú ý: Canxi được dùng làm chất khử tách S, O2 khỏi thép. Đáp án D
Câu 23: Đáp án A
(2) không được vì từ Mg không ra được
(4) không được vì từ

không ra được

Câu này (1) cũng có thể được vì Mg tác dụng chậm với nước tạo ra
Câu 24: Đáp án B


; nhiệt phân hỗn hợp được 2a mol
Hòa tan Y vào nước thì được Z là a mol
Hấp thụ 2a mol

vào a

sẽ được

Chọn B

Câu 25: Đáp án B
Nhận thấy từ Ca không thể chuyển hóa thành CaCO3. Loại A
Từ CaCO3 không điều chế được Ca và Ca(OH)2 . Loại C,D
Đáp án B
o

t
2Ca + O2 ��
� 2CaO

CaO + H2O → Ca(OH)2
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
Câu 26: Đáp án B
là chất tan tốt trong nước,
nên có độ tan nhỏ nhất
Câu 27: Đáp án B
Nhận thấy Ca3(PO4)2 : quặng photphorit→ Loại A, C

ít tan trong nước,

không tan trong nước

Thạch cao có công thức CaSO4 . Loại D
Câu 28: Đáp án B
Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2↑
CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2↑
Câu 29: Đáp án D
Nguyên nhân gây sự biến đổi các tính chất vật lý không theo quy luật là do mạng tinh thể của các kim loại
kiềm thổ không đồng nhất ( Be, Mg : lục phương, Ca và Sr : lập phương tâm diện, Ba : lập phương tâm
khối). Đáp án D

Câu 30: Đáp án D
Do kim loại kiềm thổ có 2 e lớp ngoài cùng, bán kính lớn nên lực liên kết kim loại trong mạng tinh thể yếu ,
làm nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp và độ cứng thấp. Đáp án D
Câu 31: Đáp án A
Cấu trúc mạng tinh thể ảnh hưởng đến tính chất vật lý →loại C
Tổng năng lương ion hóa I2, I1 của kim loại kiềm thấp hơn các các nguyên tố cùng chu kì → Loại B
Bán kính nguyên tử ít ảnh hưởng đến tính khử.
Câu 32: Đáp án C
Có thể tạo ra
không được
Câu 33: Đáp án B

do tác dụng với

trong không khí, còn

thì


Mg dễ tạo hợp kim với các kim loại khác được dùng trong công nghiệp ôtô, chế tạo máy, máy bay. Điển
hình là hợp kim Macnhali (10-30% Mg và 30-70% Al)cứng và bền hơn nhôm tinh khiết, dễ chế hóa và bào
nhẵn hơn. Đáp án B
Câu 34: Đáp án A
Beri,hợp kim beri có rất nhiều ứng dụng trong đời sống dựa trên các đặc điểm độ dẫn điện và độ dẫn nhiệt
cao, có khả năng hấp thụ một lượng nhiệt lớn, sức bền và độ cứng cao, thuộc tính không nhiễm từ, chống ăn
mòn, độ hấp thụ notron nhiệt trên thiết diện vuông thấp, cho tia X đi qua, giải phóng notron khi bị bắn phá,..
Một trong các dung dụng là trong các lò phản ứng hạt nhân, Be được dùng là thiết bị phản xạ và điều tiết
nơtron
Câu 35: Đáp án B
Nhận thấy thạch cao có thành phần là CaSO4 ( không phải là CaCO3). Đáp án B

Câu 36: Đáp án C
Khi sục CO2 vào nước vôi trong tạo kết tủa trắngCaCO3 :CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ (trắng) + H2O
Khi CO2 dư xảy ra hiện tượng hòa tan kết tủa: CO2 + CaCO3↓ + H2O → Ca(HCO3)2 (dung dịch)
Câu 37: Đáp án D
Nhận thấy khi giảm nồng độ Ca(HCO3)2 thì theo nguyên lý chuyển dịch Lơ Sa-tơ-li-ê thì cân bằng chuyển
dịch theo chiểu thuận ( làm giảm nồng độ CaCO3 )
Câu 38: Đáp án C
Chú ý CO khử được các oxit trung bình và yếu ( từ Zn trở đi ) thành kim loại và CO2
Như vậy khi dẫn CO qua hỗn hợp gồm Na2O, MgO, Fe2O3, CuO nung nóng thu được 2 kim loại : Fe, Cu và
6 oxit kim loại : Fe2O3 dư, FeO, Fe3O4, CuO dư, Na2O, MgO
Câu 39: Đáp án C
không được vì có kết tủa
không được vì có kết tủa
không được vì có kết tủa
Vậy chỉ có

thỏa mãn

Chọn C
Câu 40: Đáp án A
Đáp án A: Khi đốt cháy kim loại Mg bằng oxi không khí thì phản ứng xảy ra mãnh liệt, tỏa nhiều nhiệt, phát
ra ánh sáng chói và giàu tia tử ngoại.
Nguyên nhân: Mg có ái lực rất lớn với O2, ion Mg2+ có kích thước phù hợp với ion O2- tạo mạng lưới tinh thể
sít sao của MgO và phát ra một nhiệt lượng lớn, chính lượng nhiệt này đốt nóng mạnh các hạt MgO tạo nên
làm phát ra ánh sáng chói và giàu tia tử ngoại.



×