TRUYỀN THỐNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
Kính thưa: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . cùng quý thầy cô giáo và các em học sinh. Trước hết tôi thay mặt nhà trường xin
gửi đến quý vò đại biểu, quý thầy cô giáo cùng các em học sinh lời chúc sức khoẻ và
lời chào trân trọng nhất.
Kính thưa quý vò đại biểu, quý thầy cô !
Lòch sử ra đời ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 gắn liền với lòch sử của
tổ chức giáo giới tiến bộ trên thế giới.
Tháng 7 năm 1946, Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục (viết tắt là
FISE) được thành lập. Trụ sở đầu tiên của FISE được đặc ở Pari (pháp), sau triển
sang Vienne (o) rồi sang Praha (Tiệp khắc). Từ năm 1977 đến nay tại Berlin
(Đức)
Tháng 7 năm 1953 Công đoàn Giáo dục Việt Nam gia nhập tổ chức giáo giới
quốc tế này. Hiện nay FISE có trên 100 nước tham gia với 20 triệu đoàn viên.
Tháng 8 năm 1954, tổ chức công đoàn của các nhà giáo tiến bộ trên thế giới
đẫ nhất trí thông qua bảng Hiến chương các nhà giáo. Từ ngày 26 đến ngày 30 táng
8 năm 1957 tại thủ đô Varsava (Ba Lan) Hội nghò quốc tế các tổ chức của các nhà
giáo lần thứ hai có 57 nước tham gia đại diện cho 105 triệu giáo viên toàn thế giới
đã quyết đònh lấy ngày 20 tháng 11 hàng năm gọi là ngày quốc tế Hiến chương các
nhà giáo.
Ngày 20/11/1958 lần đầu tiên ngày hiến chương quốc tế các nhà giáo được tổ
chức trên toàn miền Bắc nước ta, những năm sau đó còn được tổ chức ở các vùng
giải phóng. Đất nước thống nhất, ngày 20/11 được tổ chức rộng rãi trong cả nước và
dần dần trở thành ngày truyền thống của giáo giới Việt Nam.
Ngày 20 tháng 11 hàng năm là ngày biểu dương nghề dạy học và những người
làm nghề dạy học, củng cố lòng yêu nghề của các nhà giáo, là dòp để học sinh, phụ
huynh và xã hội, thể hiện tình cảm biết ơn và tinh thần trách nhiệm đối với nhà
giáo. Ngày 20 tháng 11 còn là ngày biểu dương tinh thần hữu nghò giữa các nhà giáo
tiến bộ của các nước trên thế giới.
Do tính chất và mục đích của tổ chức ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo
Ngày 20 tháng 11 ở nước ta đã có những thay đổi cơ bản, thể theo nguyện vọng của
các nhà giáo và nhân dân, chấp nhận đề nghò của Bộ Giáo dục và công đoàn Giáo
dục Việt Nam, Hội đồng Bộ trưởng đã ra quyết đònh số 167 – HĐBT ngày 28 tháng
9 năm 1982 “ Từ nay hằng năm sẽ lấy ngày 20 tháng 11 là ngày nhà giáo Việt
Nam” Ngày 20 tháng 11 năm 2006 cả nước ta đón chào ngày nhà giáo Việt Nam lần
thứ 24, cũng là dòp kỹ niệm ngày nhà giáo Việt Nam lần thứ 6 của thiên niên kỷ mới
này.
1
Mãi đến năm 1982 HĐBT mới quyết đònh chính thức chọn ngày 20 tháng 11
hằng năm là ngày nhà giáo Việt Nam, nhưng truyền thống tốt đẹp của nhà giáo
Việt Nam đã có tự ngàn xưa. Ôn lại truyền thống các nhà giáo tiền bối là để kế tục
phát huy, không ngừng nâng cao phẩm chất, đạo đức của những kỷ sư tâm hồn nâng
cao chất lượng giáo dục thế hệ trẻ. Nhà giáo Việt Nam gắn với máu thòt với quần
chúng lao động. Thiên chức của thầy giáo là truyền lại cho thế hệ trẻ những tin hoa
văn hoá của dân tộc và của loài người, chính người thầy đã góp phần hun đúc lên
tinh thần Việt Nam qua các thời đại, là cầu nối của quá khứ với các hiện tại và
tương lai của các dân tộc. Nhà giáo Việt Nam sống giữa nhân dân, sống cuộc sống
của nhân dân. Ngày xưa, thầy đồ được dân nuôi cơm, đói no với dân theo mùa, cùng
sớt chia niềm vui nỗi buồn, hướng dẫn nhân dân điều hay lẽ phải trong cuộc sống.
Những người thầy chân chính trong lòch sử bao giờ cũng là một nhà yêu nước.,
hoạt động dạy học thường gắn liền với hoạt động cách mạng. Dưới chế độ phong
kiến, nhà giáo không tự ràng buộc mình trong quan niệm “ Trung quân ái quốc”. Họ
đứng về phía nhân dân, hành động trung với nước, hiếu với dân của họ thể hiện từ
chỗ không hợp tác, không ra làm quan triều đình như Võ Trường Toản, yêu cầu
triều đình trừng phạt gian thần để yên nước yên dân như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh
Khiêm, dấy binh trừng trò vua hoang dâm bạo như Lương Đức Bằng và khởi nghóa
chống lại triều đình thối nát như Cao Bá Quát...
Trong thời kỳ chống Pháp trước khi có Đảng, trong hàng ngũ của người yêu
nước, chống Pháp bằng nhiều hình thức khác nhau, luôn luôn có mặt những nhà giáo
như : Tống Duy Tân, Nguyễn Quyền, Phạm Văn Nghò , Lương Văn Can, Bùi Hữu
Nghóa, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Lạc, Phan Bội Châu...tiêu biểu ở Miền
Nam có Nguyễn Đình Chiểu, mặt dù đôi mắt đã mù, thầy vẫn xác đònh trách nhiệm
cứu nước cứu dân căm thù giặc sâu sắc, Nguyễn Đình Chiểu đã tham gia phong trào
chống Pháp của nghóa quân Trương Đònh. Thầy đã từng mở trường dạy học truyền
bá rộng rãi tinh thần dân tộc, tư tưởng yêu nước thương dân, thầy cũng là một nhà
văn nhà thơ lớn, là người kết thúc nền văn học cổ điển Việt Nam bằng tác phẩm Lục
Vân Tiên và các bài Văn tế nỗi tiếng.
“ Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.
Lãnh tụ vó đại của cách mạng Việt Nam là Nguyễn i Quốc, Người bắt đầu
cuộc đời hoạt động yêu nước của mình bằng nghề dạy học đó là thầy giáo Nguyễn
Tất Thành, ở trường Dục Thanh ( Phan Thiết) sau này khi ở Pháp, Liên Xô, Trung
Quốc, Thái Lan và cả khi ở chiến khu Việt Bắc . . .Bác Hồ của chúng ta cũng để
dành thời gian dạy học, dạy văn hoá, dạy chính trò cho những đồng chí công tác gần
gũi mình và cho cả đồng bào đòa phương.
Trước và sau ngày Đảng công sản Đông Dương ra đời, nhiều thầy giáo đã giữ
vai trò quan trọng, lãnh đạo cách mạng Việt Nam dành thắng lợi rực rỡ. Bốn đồng
chí thay mặt cho các nhóm Cộâng sản họp với Bác ngày 03 tháng 02 năm 1930 để
2
thành lập Đảng cộng sản Đông Dương đều là các thầy giáo. Đó là các đồng chí
Châu Văn Liêm đại diện cho An Nam Cộng Sản Đảng ( ở Nam Kỳ) đồng chí đã tốt
nghiệp sư phạm, dạy ở chợ thủ Long Xuyên, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh đại diện
cho Đông Dương cộng sản Đảng ( Bắc Kỳ) dạy ở trường Công Ích – Bạch Mai (Hà
Nội), đồng chí Nguyễn Thiện dạy ở trường Nhật Đức (Phố nhà chung – Hà Nội),
đồng chí Trònh Đình Cửu làm gia sư cho nhiều gia đình ở Hà Nội để hoạt động cách
mạng.
Các đồng chí như : Trần Phú, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng cộng sản Đông
Dương với bản Luận cương tháng 10 nổi tiếng, đồng chí Tổng Bí thư thứ hai là
Nguyễn Văn Cừ, đồng chí Trường Chinh Tổng Bí thư thứ ba cũng là thầy giáo.
Nhiều đồng chí cán bộ của Đảng xuất sắc trong thời kỳ bí mật là những thầy Tô
Hiệu, Thầy Lê Hồng Phong, thầy Ngô Gia Tự...
Trong cơ quan lãnh đạo tối cao của Đảng và nhà nước ta có rất nhiều đồng chí
đã từng là thầy giáo như: Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp. . . rất
nhiều thầy đã tham gia các cấp uỷ Đảng trong các thời kỳ cách mạng và cũng không
ích nhà giáo đã hy sinh oanh liệt vì độc lập, tự do cho dân tộc. Tiêu biểu trong 6
đồng chí tham gia khởi nghóa ở Nam Kỳ bò thực dân pháp kết án tử hình và bò xử tử ở
Hoc Môn ngày 28 tháng 8 năm 1941 đã có 4 đồng chí là thầy giáo đó là: Phan Đăng
Lưu, Hà Huy Tập, Võ Văn Tần và Nguyễn Hữu Tiến.
Xưa nay người thầy giáo – nghề dạy học vốn được xã hội quý trọng như một
lẽ thường tình, nhân dân ta đã giành những tình cảm tốt đẹp nhất cho các thầy giáo
không phải ngẫu nhiên mà từ thời ông cha ta, những người tài, các nhà đại trí thức
điều làm nghề dạy học. Chính bởi vì các bậc tiền bối ấy muốn chăm lo cho đời sau ,
những nhà giáo – người tài đã đào tạo nên những thế hệ người tài, nối tiếp nhau làm
rạng rỡ non sông đất nước ta. Thầy giáo chân chính bao giờ cũng có đạo đức mẫu
mực, nếp sống giản dò, nhân phẩm thanh cao. Đạo dức vừa là nội dung, vừa là
phương pháp, phương tiện giáo dục của người thầy. Đối với thầy giáo chân chính thì
ý nghó lời nói, việc làm là một, cuộc sống với lý tưởng đạo đức là một. Thất trảm sớ
của Chu Văn An đề nghò chém 18 gian thần là biểu hiện lòng cương trực của người
thầy. Nguyễn Đình Chiểu đã sống cuộc đời đúng như lý tưởng đạo đức của mình –
không hợp tác với giặc, yêu nước thương dân chống gian tà, đề cao nhân nghóa. Phan
Văn Trò, Bùi Hữu Nghóa chống kẻ xu nònh, bán nước cầu vinh. Các nhà giáo cách
mạng là một tấm gương sáng, một lòng vì nước vì dân, trước khó khăn nguy hiểm
không lùi bước, trước kẻ thù luôn bất khuất hiên ngang như thầy Trần Phu,ù thầy
Tống Văn Trân, thầy Phan Ngọc Hiển.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt nhất, thực hiện lời căn dặn
của chủ tòch Hồ Chí Minh : “ Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt học
tốt”, Dưới mưa bom bảo đạn hàng chục vạn giáo viên ở các vùng trọng điểm đánh
phá đòch tại vùng giải phóng, vùng giáp ranh, tại các nơi sơ tán vẫn bám trường bám
lớp. Theo lời kêu gọi của Đảng, lời giáo huấn của thầy, cô, hàng vạn sinh viên học
3
sinh đang ngồi trên ghế nhà trường ( kể cả vùng đòch kiểm soát ) đã xếp bút nghiên
lên đường chiến đấu. Hàng chục nghìn cán bộ giảng dạy Đại học và giáo viên tốt
nghiệp ĐạÏi học đã trở thành những cán bộ, só quan chỉ huy kỉ thuật nòng cốt của các
quân binh chủng. Các nhà khoa học của các trường đại học đã nghiên cứu thành
công nhiều đề tài quan trọng để chống lại cuộc chiến tranh khốc liệt, phá bom từ
trường, rà phá thuỷ lôi, các phương tiện vượt sông, xây dựng đường băng dã chiến,
cải tiến vũ khí v.v… Gần ba ngàn giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục đã cùng bộ
đội vượt Trường sơn, vào Nam để làm công tác giáo dục và chiến đấu .
Người Long An chúng ta rất đổi tự hào vì đã có không ít những gương anh hùng
trước kia đã từng là thầy giáo. Như đồng chí Võ Văn Tần, trước khi trở thành một
cán bộ lãnh đạo xuất sắc của Đảng đã trải qua nghề “ gõ đầu trẻ ” ở quê anh – xã
Đức Hòa; Đồng chí Châu Văn Liêm, Bí thư đầu tiên của Tỉnh ủy Chợ Lớn, đồng chí
Hồ Văn Long, Nguyễn Văn Tiếp xứ ủy viên Nam kỳ, Nguyễn Văn Trọng – Bí thư
Tỉnh ủy Tân An, Nguyễn Hữu Tiến – Ủûy viên Trung ương bò bắt và bò tử hình,…đều
vốn xuất thân từ thầy giáo.
Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, đội quân giáo dục được coi như là một binh
chủng mạnh trong ngành tuyên huấn. Người cán bộ giáo dục ở đây thật sự là người
chiến só trên trận tuyến đấu tranh văn hóa với đòch. Họ vừa cầm bút, vừa cầm phấn,
vừa cầm súng chống càn, bảo vệ trường lớp và xóm làng giải phóng. Tên tuổi của
những đồng chí trong ngành đã hy sinh như đồng chí Tám Quyền, Chín Cự, Mười
Luân, đồng chí Việt ở Đức Hòa, đồng chí Ba Việt ở Bến Lức, đặc biệt các đồng chí
giáo viên quê ở miền Bắc được chi viện cho miền Nam chiến đấu tại Long An đã hy
sinh anh dũng như đồng chí Hai Thế, đồng chí Hợi, đồng chí Trần, nữ đồng chí Tám…
đã sống mãi trong ngành Giáo dục Long An như những tấm gương ngời sáng.
Ngày nay, nước nhà đã dược độc lập tự do, công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi
xướng và lãnh đạo từ sau đại hội VI đến nay đã đạt được nhiều thành tựu quan
trọng, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế và đi vào thời kỳ phát triển nhanh
chóng., Trong lónh vực giáo dục và đào tạo, công cuộc đổi mới cũng đã tạo ra những
chuyển biến mới nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Nhất
là từ sau có Nghò quyết Trung ương VI khoá IX đã đưa Giáo dục lên quốc sách hàng
đầu. Để hoàn thành nhiệm vụ nặng nề đó, đội ngũ thầy giáo có vai trò quyết đònh.
Mọi chủ trương đường lối của Trung ương nhằm đổi mới mục tiêu, nội dung chương
trình, phương pháp giáo dục, đều phải thông qua người thầy mới tới học sinh.
Chính vì vậy, vấn đề giáo viên đã trở thành then chốt để giải quyết những
yêu cầâu cấp bách đang đặt ra cho sự nghiệp giáo dục. Con người là yếu tố quyết
đònh sự phát triển của đất nước. Giáo dục là yếu tố quyết đònh cho sự phát triển từng
con người và cả cộng đồng. Người học là trung tâm, là đối tượng phục vụ, là lý do
tồn tại của giáo dục, còn người thầy có vai trò quyết đònh, là thành tố cơ bản của
ngành giáo dục. Trong hoàn cảnh khó khăn của đất nước những năm qua, đội ngũ
4
giáo viên đã có những cố gắng vượt bậc, tích cực góp phần làm cho sự nghiệp giáo
dục đi lên.
Tiếp bước truyền thống vẻ vang của Ngành, các thầy cô giáo xã Thái Bình
Trung đã không ngừng rèn luyện phẩm chất chính trò, đạo đức nhà giáo, tích cực học
tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của
xã hội nói chung và sự đổi mới của ngành giáo dục nói riêng. Trong những năm qua
đã có nhiều tấm gương thầy cô giáo đạt được nhiều thành tích cao: như đạt danh
hiệu
“ Chiến só thi đua cơ sở ” trường Mầm Non có cô Đàm Thò Mười, cô Nguyễn Thò
Ngọc Châu; Trường Tiểu học Thái Bình Trung có cô Huỳnh Thò Hương Tuyền, cô
Bùi Thò Thúy Loan, Cô Lê Thò Hạnh, Cô Phạm Tấn Tài, cô Trương Thò Chinh;
Trường Tiểu học Long Khốt có thầy u Thanh Thượng, thầy Trương Văn Tính, cô
Phạm Thò Thu Vân, cô Nguyễn Thò Lệ Thi; Trường THCS Thái Bình Trung có cô
Phan Thò Bình Phương, cô Nguyễn Thò Thu Nga, Lê Thò nh Nguyệt, thầy Nguyễn
Đại Tân Thiện, thầy Lê Trung Toàn, đặc biệt có cô Nguyễn Thò Bé Sáu nhiều năm
liền đạt Chiến só thi đua cơ sở, 02 năm đạt Chiến só thi cấp tỉnh được Bộ Giáo dục –
Đào tạo tặng Bằng khen và nhận Giải thưởng Võ Trường Toản vào năm 2008.
Nói chung, tất cả thầy cô giáo đang công tác tại xã Thái Bình Trung đều có
chung một mục đích là làm sao nâng cao chất giáo dục ở đòa phương, nâng cao dân
trí, góp phần xây dựng xã Thái Bình Trung ngày càng phát triển, đời sống nhân dân
ấm no, hạnh phúc.
Kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam hôm nay, chúng ta ôn lại truyền thống, noi
gương các bậc thầy nhiều công đức đã dày công vun đắp qua nhiều thế hệ để được
thành tựu hôm nay. Dù ở đâu hay cương vò nào người sống có đạo lý không bao giờ
quên công ơn dạy bảo của thầy.
Nhân ngày truyền thống vẻ vang của ngành, ngày vui chung của toàn xã hội ,
tôi xin đại diện tập thể cán bộ giáo viên, công nhân viên của các trường trong xã
kính chúc quý vò đại biểu lời chúc sức khoẻ và hạnh phúc, chúc các em học sinh
chăm ngoan học giỏi, xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ.
Xin trân trọng cám ơn.
Người viết
Phan Văn Huyền
5