MÁY THEO DÕI BỆNH NHÂN
BEDSIDE MONITOR
PATIENT MONITOR
PORTABLE MONITOR
MULTIPARAMETER MONITOR
Nihon Kohden LifeScope A BSM-5105/35
FUKUDA DYNASCOPE DS-7300
Bionet BM5
Trismed - Vitapia 7000K
Mindray DMP 7
Philips – MP40
PaceTech Vitalmax 4000
INFINIUM OMNI III
CÁC HÃNG MÁY VÀ CÁC DÒNG MÁY THEO DÕI BỆNH NHÂN THƯỜNG GẶP
Nihon Kohden – Lifescope – Nhật Bản
Fukuda Denshi – Dynascope – Nhật Bản
Bionet – BM plus – Hàn Quốc
Agilent – NBP-4000… - Anh quốc
Trismed – Vitapia 7xxx – Hàn Quốc
Mindray – MEC-…. – Trung Quốc
PHILIPS –MP30/MP70… - Hà Lan
HEWLETT PACKARD – Mxxxx – Mỹ
GE – Dash5xxx – Mỹ
PaceTech – Vitalmax 4xxx – Mỹ
Infinium – OMNI II – Mỹ
Chức năng
•
Đánh giá định lượng hoặc đo trong khoảng thời gian định trước để hiển thị sự thay đổi các thông tin về các thông số sinh lý của
bệnh nhân
•
Tạo ra các cảnh báo khi xuất hiện một sự không an toàn cho bệnh nhân và hệ thống theo dõi.
•
Sự thay đổi của các giá trị thông số và hướng thực tế sẽ hỗ trợ trong công tác chẩn đoán một số xu hướng bệnh lý của bệnh
nhân.
Công dụng
•
Máy theo dõi bệnh nhân sử dụng cho các nhóm bệnh nhân:
- Các bệnh nhân có các hệ thống điều hoà sinh lý học không ổn định. Ví dụ: bệnh nhân có hệ hô hấp bị nghẽn do dùng thuốc
quá liều hoặc bị gây mê.
- Các bệnh nhân trong giai đoạn nguy hiểm dễ dẫn đến tử vong, ví dụ bệnh nhân bị chỉ định có hiện tượng nhồi máu cơ tim
- Bệnh nhân trong giai đoạn nguy hiểm cao, ví dụ các bệnh nhân chuẩn bị hay sau phẫu thuật mở tim, phổi do phát triển bất
thường
- Các bệnh nhân ở trạng thái giới hạn sinh lý học, ví dụ các bệnh nhân bị đa chấn thương hoặc nhiễm trùng nặng.
•
Hỗ trợ cho thầy thuốc trong công tác:
- Chăm sóc bệnh nhân.
- Làm tương quan đa thông số để biểu diễn rõ ràng các vấn đề lâm sàng.
- Xử lý dữ liệu để đưa ra cảnh báo trong các điều kiện bất thường.
Giới thiệu cấu trúc cơ bản của máy theo dõi bệnh nhân
Lifescope i
Click to edit Master text styles
MP70
Giới thiệu cấu trúc cơ bản của máy theo dõi bệnh nhân
Mặt trước
Giới thiệu cấu trúc cơ bản của máy theo dõi bệnh nhân
Các thông số theo dõi
Tín hiệu điện tim – ECG
+ nhịp tim – HR
+ Nhịp mạch - PR
Huyết áp
+ Can thiệp – IBP/BP/Press
+ Không can thiệp –NIBP/NBP
Tần số thở - RESP/RR
Nồng độ bão hoà oxy trong máu - SpO 2/SO2 (SaO2 và SvO2)
Lượng khí CO2 trong khí thở, carbon dioxide tại điểm cuối kỳ thở ra - EtCO 2
Lượng khí O2 trong khí thở, FiO2 (fraction of inspired oxygen)
Nhiệt độ khí thở - T/Temp/TR
Nhiệt độ cơ thể - T/Temp
Sự phát triển của thiết bị theo dõi bệnh nhân
Thiết bị theo dõi bệnh nhân truyền thống
Bedside Monitor/ Partient Monitor/ Portable Monitor
Hệ thống thiết bị theo dõi bệnh nhân có dây
Hardwire System
Hệ thống theo dõi bệnh nhân một chiều
Interbed communication
Hệ thống theo dõi bệnh nhân hai chiều
Central monitor connection
Thiết bị theo dõi bệnh nhân không dây
Telemetry Monitor
Sơ đồ kết cấu
HIỂN THỊ
BỘ PHẬN ĐO LƯỜNG
BỘ PHẬN KẾT NỐI
BỘ PHẬN XỬ LÝ TRUNG TÂM
THIẾT BỊ NGOẠI VI
Sơ đồ kết cấu thiết bị theo dõi bệnh nhân
MÁY GHI
Đo lường áp suất dâng CO2 cuối kỳ thở
ETCO2 được sử dụng rộng rãi cho rất nhiều thực nghiệm lâm sàng, chẳng hạn kiểm tra ống đặt trong khí quản, đánh giá độ an toàn gây mê, giảm
đau và xác định nhịp thở. Theo dõi ETCO2 có thể giúp cho các thầy thuốc trong việc cung cấp lượng oxy đầy đủ và chỉ định giúp thở đối với các bệnh
nhân trong tình trạng không ổn định.
ETCO2 là áp suất tập trung cực đại của carbon dioxide tại điểm cuối của kỳ thở ra. ETCO 2 biểu thị phần trăm của CO2 hoặc mmHg. Thông thường
giá trị của nó là 5% tới 6% CO2 ~ 35-45 mmHg
Nguyên lý đo: Dựa vào độ hấp thụ ánh sáng khác nhau của khí CO2 để đo nồng độ khí CO2 có trong không khí:
+ Khí CO2 hấp thụ tia hồng ngoại có bước sóng 4,3µm
+ Khí CO2 không hấp thụ tia hồng ngoại có bước sóng 3,7µm.
⇒ Sử dụng thiết bị phát ra hai tia sáng này và cho chiếu qua chất khí cần đo nồng độ CO 2, ánh sáng thu nhận về sẽ được tính toán để đưa ra được
nồng độ trung bình khí CO2 trong đó. Với đo nồng độ CO2 trong khí thở có thể tính được nhịp thở bằng cách tính độ dao động của khí CO 2 trong quá
trình đo.
Cảm biến đo khí CO2 Mainstream Capnometer
1.
Đế đỡ: Chứa bộ phận cảm biến quang điện
2.
Móc treo bộ cảm biến: Treo bộ cảm biến trên đường thở của bệnh nhân để thuận tiện cho quá trình đo.
3.
Bộ chuyển đổi đường thở: Lắp vào đường thở của bệnh nhân để cảm biến làm việc
4.
Khe hẹp: dẫn ánh sáng qua đường thở
5.
Giắc cắm: Đưa tín hiệu thu nhận từ cảm biến về mạch khuếch đại tín hiệu đầu vào khí CO 2.
Sơ đồ cấu tạo của một cảm biến nồng độ khí CO2
Bộ kết nối
Đèn phát tia hồng ngoại
Khe hẹp
Chuyển đổi đường thở
đĩa ngắt
Bộ phát hiện tia hồng ngoại
Khe sáng
động cơ
Bộ khuếch đại
ROM
Chức năng các bộ phận của cảm biến đo khí CO2
+ Đèn báo tia hồng ngoại: Có chức năng phát tia hồng ngoại có bước sóng 4,3µm và có kính trong để hiển thị báo sáng ra ngoài.
+ Bộ chuyển đổi đường thở: Cho khí thở cần đo đi qua
+ Khe hẹp: Để tập trung ánh sáng đi qua.
+ Đĩa ngắt: Có chức năng dừng hấp thụ ánh sáng hồng ngoại đi qua để đưa dữ liệu vào xử lý.
+ Khe sáng: Cho lượng ánh sáng hồng ngoại đi qua theo chu kỳ
+ Bộ phát hiện tia hồng ngoại: Nhận lượng ánh sáng hồng ngoại đi qua khe sáng.
+ Động cơ: Để quang đĩa ngắt theo một tốc độ nhất định
+ Bộ tiền xử lý tín hiệu: Khuếch đại lên một hệ số nhất định và xử lý ban đầu cho các tín hiệu đã được thu nhận và cho tín hiệu đi ra khỏi
cảm biến và tới bộ khuếch đại đầu vào tín hiệu khí CO 2 để xử lý.
Nguyên lý làm việc của cảm biến đo CO 2 trong khí thở.
Khí thở được đưa qua bộ chuyển đổi đường thở → khe hẹp cho qua hai tia hồng ngoại theo chu kỳ phát sáng từ đèn phát tia hồng ngoại
→ Hai tia sáng này lần lượt chiếu qua khí thở, một phần sẽ bị hấp thụ vào khí thở, phần còn lại được đưa tới khe sáng trên đĩa ngắt để vào
bộ phát hiện tia hồng ngoại theo chu kỳ lấy dữ liệu → Động cơ điều khiển quay đĩa ngắt. Bộ phát hiện tia hồng ngoại chuyển đổi tia hồng
ngoại nhận từ khe sáng → tín hiệu điện và đưa bộ tiền xử lý tín hiệu để khuếch đại, lọc bỏ thành phần một chiều có trong tín hiệu thu
nhận. Sau đó tín hiệu được chuyển tới bộ kết nối → khuếch đại đầu vào nồng độ khí CO 2. Tín hiệu lấy ra từ cảm biến được đưa tới máy
theo dõi bệnh nhân để tách riêng các tín hiệu V3.7 và V4.3 từ tín hiệu VAC và các đầu ra các tín hiệu DATA, VDC, V3.7 và V4.3 liên tục.
Điện áp một chiều DC chỉ thị giá trị điện trở phát hiện tia hồng ngoại.
Một số lưu ý trong quá trình đo nồng độ CO2
1. Việc nối các ống lấy mẫu hoặc ngạnh thở tới máy theo dõi bệnh nhân sẽ cho phép máy theo dõi bệnh nhân tự động khởi động hệ
thống bơm lấy mẫu. Để tránh làm hỏng bơm thì cần phải tháo ống lấy mẫu và ngành thở ra khỏi máy theo dõi bệnh nhân khi không
thực hiện đo CO2
2. Cần phải xác định điểm zero (định lượng lại cho cảm biến) trong các trường hợp:
- Thay cảm biến mới.
- Cảm biến bị hở ngoài không khí, giá trị đọc tức thời của cảm biến khi lắp vào hệ thống là 2mmHg/ lớn hơn.
- Mỗi khi bảo dưỡng định kỳ
- Khi thấy giá trị hiển thị không bình thường.
Các phương pháp xác định điểm zero
- Phương pháp đơn giản: Định lượng bằng không khí: Điểm zero được xác định theo áp suất một phần của khí CO 2 có trong khí
phòng (0,5mmHg)
- Phương pháp có độ chính xác cao: Sử dụng khí gas làm khí chuẩn để điều chỉnh điểm zero.
Chú ý khi định lượng cho phép đo CO2
- Chỉ thực hiện định lượng sau 20 phút từ khi bật công tắc nguồn.
- Quá trình định lượng sẽ dừng khi tháo ống lấy mẫu. Không được tháo ống lấy mẫu khi định lượng.
Đo nồng độ bão hoà oxy trong máu
Oxy được vận chuyển từ phổi tới từng tế bào riêng biệt theo hai đường khác nhau. Khoảng 98% liên kết hoá học với phân tử
hemoglobin trong hồng cầu tạo thành HbO2, 2% còn lại thì hoà tan trong huyết thanh.
Độ bão hoà oxy trong máu SpO2 (hay con gọi là SO2) là tỷ số giữa hàm lượng Oxyhemoglobin (O 2Hb) và tổng số hàm lượng
Hemoglobin (HbO2 + HbCO2) trong máu động mạch:
SpO2(%) = 100%*HbO2/(HbO2+HbCO2)
HbO2: Oxyhemoglobin
HbCO2: Deoxygenhemoglobin
Việc xác định độ bão hoà oxy dựa trên sự khác biệt về quang phổ phát xạ trong vùng nhìn thấy và vùng gần hồng ngoại giữa
hemoglobin oxy hoá và deoxyhemoglobin. Những khác biệt này được thể hiện
Đo nồng độ bão hoà oxy trong máu
Việc xác định độ bão hoà oxy dựa trên sự khác biệt về quang phổ
phát xạ trong vùng nhìn thấy và vùng gần hồng ngoại giữa hemoglobin
oxy hoá và deoxyhemoglobin. Những khác biệt này được thể hiện
Hai quang phổ cắt nhau tại λ = 805nm (điểm isobesstic). Tại điểm này, độ hấp thụ không phụ thuộc vào độ oxy hoá của máu. Do
đó nó thường được sử dụng làm chuẩn. Sai khác lớn nhất giữa hai quang phổ nằm trong dải bước sóng 650÷660nm. Trong khoảng bước
sóng này, độ phát xạ của hemoglobin oxy hoá lớn hơn nhiều so với deoxyhemoglobin. Việc xác định được độ phát xạ trong dung dịch
hemoglobin ở hai bước sóng cho phép ta tính được khối lượng hemoglobin và trạng thái oxy hoá của nó.
Thiết bị đo nồng độ bão hoà oxy trong máu
Thiết bị xác định độ bão hoà oxy nhịp hiện này thường dùng là do bác sĩ Âoygi đề xuất. Ông cho rằng những chênh lệch hấp thụ
quang với từng nhịp tim là chỉ do dòng máu động mạch. Hiện tượng này thường được minh hoạ
Một bước sóng thường dùng là 660nm và bước sóng thứ hai là 940nm (hoặc 805nm - điểm isobestic). Thiết bị được hiệu chỉnh theo
kinh nghiệm bằng cách tương quan thay đổi quang trong mô với các giá trị của độ bão hoà oxy nhịp chuẩn gồm các điod phát ánh sáng
hồng ngoại và đỏ cùng một bộ nhận biết quang.
Việc ghi tín hiệu có thể thực hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể đều tốt cả nhưng thường được thực hiện ở các đầu ngón tay, thuỳ tai
và ngón chân. Không cần hiệu chỉnh chúng thường xuyên và có thể theo dõi nồng độ bão hoà oxy liên tục. Đây chính là ưu điểm nổi bật
của phương pháp này
Thiết bị đo nồng độ bão hoà oxy trong máu
Độ bão hoà oxy được đo bằng Pulse Oxymetor, gồm hai thành phần chính:
* Nguồn sáng kép: Gồm các điôt phát quang (LED) phát ra 2 bước sóng là ánh sáng đỏ và tia hồng ngoại.
* Photodetector: Là một thiết bị điện tử thu nhận ánh sáng và tạo ra dòng điện tỷ lệ với cường độ của ánh sáng tới.