Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Chỉ dẫn kỹ thuật phần cọc khoan nhồi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.51 KB, 24 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG ÁNH SÁNG PHƯƠNG NAM – (SLCC)
*****
Số : 0–SUNWAH/63-SLCC/2016

TIÊU CHÍ KỸ THUẬT
CỌC KHOAN NHỒI
Hạng mục
Package

: THIẾT KẾ KỸ THUẬT
TECHNICAL DESIGN

Công trình
Project

: KHU CHUNG CƯ PHƯỜNG 22 – Q.BÌNH THẠNH
Đ. NGUYỄN HỮU CẢNH, P.22, Q.BÌNH THẠNH THUỘC
D/A CHỈNH TRANG ĐÔ THỊ ĐẦU CẦU THỦ THIÊM

Địa điểm
Location

: 90 NGUYỄN HỮU CẢNH – Q.BÌNH THẠNH – TP.HCM

Chủ đầu tư
Owner

: BAYWATER Ltd

Đơn vị thiết kế
: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG


Design consultant
ÁNH SÁNG PHƯƠNG NAM – (SLCC)
Phiên bản
Rev
Người thực hiện
Done by

:
:

00
KS. LÊ NGUYỄN ĐĂNG KHOA (CHỦ TRÌ - LEADER)
KS. NGHIÊM XUÂN PHÚC
KS. NGUYỄN THÀNH NHÂN
KS. HÀ TRUNG NGUYÊN
TP.HCM, 12/2016
HCM CITY, December , 2016
TỔNG GIÁM ĐỐC – GENERAL DIRECTOR

KS. ĐẶNG XUÂN BÌNH
TP. HỒ CHÍ MINH 12/2016


CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG ÁNH SÁNG PHƯƠNG NAM – (SLCC)
*****
Số : 0–SUNWAH/63-SLCC/2016

TIÊU CHÍ KỸ THUẬT
CỌC KHOAN NHỒI
Hạng mục

Package

: THIẾT KẾ KỸ THUẬT
TECHNICAL DESIGN

Công trình
Project

: KHU CHUNG CƯ PHƯỜNG 22 – Q.BÌNH THẠNH
Đ. NGUYỄN HỮU CẢNH, P.22, Q.BÌNH THẠNH THUỘC
D/A CHỈNH TRANG ĐÔ THỊ ĐẦU CẦU THỦ THIÊM

Địa điểm
Location

: 90 NGUYỄN HỮU CẢNH – Q.BÌNH THẠNH – TP.HCM

Chủ đầu tư
Owner

: BAYWATER Ltd

Đơn vị thiết kế
: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG
Design consultant
ÁNH SÁNG PHƯƠNG NAM – (SLCC)
Phiên bản
Rev
Người thực hiện
Done by


:
:

00
KS. LÊ NGUYỄN ĐĂNG KHOA (CHỦ TRÌ - LEADER)
KS. NGHIÊM XUÂN PHÚC
KS. NGUYỄN THÀNH NHÂN
KS. HÀ TRUNG NGUYÊN
TP.HCM, 12/2016
HCM CITY, December , 2016
TỔNG GIÁM ĐỐC – GENERAL DIRECTOR

KS. ĐẶNG XUÂN BÌNH
TP. HỒ CHÍ MINH 12/2016


TIÊU CHÍ KỸ THUẬT CỌC KHOAN NHỒI – BARETTE

MỤC LỤC
1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. Tiêu chuẩn – nguyên tắc áp dụng
1.2.

Đệ trình thông tin

1.3.

Điều kiện địa chất


1.4.

Trách nhiệm và khả năng thi công

1.5.

Thiết kế và Thi công Cọc khoan nhồi / cọc Barette

1.6.

Nguyên vật liệu do nhà thầu cung cấp

1.7.

Hồ sơ lưu trữ

1.8.

Sự cố và thiệt hại

1.9.

Những vật chướng ngại và sụt đất

1.10. Giám sát và kiểm tra thi công
2. VẬT LIỆU
2.1.

Xi-măng


2.2.

Cốt liệu

2.3.

Chất phụ gia

2.4.

Nước

2.5.

Cốt thép

2.6.

Bê tông

2.7.

Băng cản nước (water-stop)

2.8.

Kiểm tra chất lượng bê tông

3. DUNG DỊCH HỖ TRỢ
3.1.


Dung dịch hỗ trợ khoan đào

3.2.

Thông tin vữa

3.3.

Độ ổn định của dung dịch vữa

3.4.

Tỷ lệ hỗn hợp vữa

3.5.

Trộn vữa Bentinote

3.6.

Kiểm tra tính phù hợp của vữa

3.7.

Sự tràn và cách xử lý vữa tràn

4. CÔNG TÁC THI CÔNG
4.1.


Công tác chuẩn bị trước khi thi công

4.2.

Công tác khoan đào

4.3.

Kiểm tra công tác khoan đào

5. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THI CÔNG
1


TIÊU CHÍ KỸ THUẬT CỌC KHOAN NHỒI – BARETTE

6. CÔNG TÁC NGHIỆM THU
6.1.

Công tác an toàn

6.2.

Báo cáo kết quả thí nghiệm

6.3.

Nghiệm thu công tác thi công

2



TIÊU CHÍ KỸ THUẬT CỌC KHOAN NHỒI – BARETTE

CHỈ TIÊU KỸ THUẬT CỦA CỌC KHOAN NHỒI
CỌC BARRETTE
1. ĐẠI CƯƠNG
1.1 Tiêu chuẩn – nguyên tắc áp dụng:
-

Công tác thi công cọc khoan nhồi / cọc Barette phải tuân thủ toàn bộ mọi khía cạnh của
các nguyên tắc nêu trong:


TCVN 9393:2012: Cọc– Phương pháp thử nghiệm tại hiện trường bằng tải trọng
tĩnh ép dọc trục.



TCVN 9395:2012: Cọc khoan nhồi –Thi công và nghiệm thu.



TCVN 5574:2012: Kết cấu Bê tông và Bê tông Cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế.

-

Trừ khi có quy định khác, bê tông, cốt thép và cốp pha sẽ phải theo đúng các yêu cầu
trong Tiêu Chí Kỹ Thuật.


-

Trong trường hợp có các điều khoản trong Tiêu Chí Kỹ Thuật khác gây ra sự mơ hồ hoặc
mâu thuẫn với yêu cầu trong Tiêu Chí Kỹ Thuật này, thì quyển Tiêu Chí Kỹ Thuật này sẽ
là ưu tiên, trừ khi có sự chấp thuận khác của Tư vấn.

1.2 Đệ trình thông tin
-

-

Bên cạnh thông tin cần đệ trình ở các giai đoạn quy định trong Hợp Đồng Thi Công, nội
dung chi tiết sau đây sẽ được đệ trình trước khi khởi công:


Các chi tiết đầy đủ về thiết bị thi công cọc khoan nhồi / cọc Barette.



Bản trình bày chi tiết về phương pháp triển khai công việc. Tài liệu này phải bao gồm
chi tiết về tường dẫn, quy trình đào và phương pháp đổ bê tông.



Thời gian dự tính để lắp đặt cọc khoan nhồi / cọc Barette từ khi khởi công đến khi
hoàn thành.



Phương pháp loại bỏ các vật chướng ngại, có tính đến việc tránh bị vỡ quá mức hay

đào quá nhiều và độ lún không thể chấp nhận, độ rung của đất liền kề, các cấu trúc và
công trình công cộng.



Bằng chứng về kinh nghiệm thi công cọc khoan nhồi / cọc Barette.



Đề xuất phương pháp thi công cũng như phương pháp lắp đặt các thiết bị sử dụng
trong thi công cọc khoan nhồi / cọc Barette.



Chi tiết về thiết bị để xác định độ sâu và độ thẳng đứng khi đào.



Chi tiết về phương pháp vận chuyển và đổ bê tông.



Chi tiết thực hiện để có được dung sai cao trình đổ khuôn đã định.



Chi tiết về phương pháp ổn định việc khoan đất nếu vì lý do nào đó việc khoan đất
hoặc đổ bê tông bị chậm hoặc bị trở ngại.

Các thông tin chi tiết sẽ được trình lên Đại Diện của Chủ Đầu Tư và Đơn Vị Tư Vấn

Giám Sát ít nhất 21 ngày trước khi công tác thi công cọc khoan nhồi / cọc Barette được
tiến hành.
3


TIÊU CHÍ KỸ THUẬT CỌC KHOAN NHỒI – BARETTE

1.3 Điều kiện địa chất
-

Khi thi công cọc khoan nhồi / cọc Barette, Nhà Thầu nghi ngờ hoặc phát hiện điều kiện
địa chất thực tế khác với mô tả trong báo cáo khảo sát địa chất hoặc trên bản vẽ thì Nhà
thầu phải báo cáo ngay cho Đại Diện của Chủ Đầu Tư, Tư Vấn Thiết Kế và Tư Vấn Giám
Sát để xem xét điều chỉnh kích cỡ và chiều dài của cọc khoan nhồi / cọc Barette trong các
giới hạn mà Đại Diện của Chủ Đầu Tư và Nhà Thầu đã nhất trí để đảm bảo rằng các cọc
khoan nhồi / cọc Barette đó đáp ứng yêu cầu của các Tiêu Chí Kỹ Thuật kèm theo.

-

Nếu Nhà Thầu thấy rằng kích cỡ và chiều dài cọc khoan nhồi / cọc Barette theo quy định
trong thoả thuận không thể đáp ứng yêu cầu Tiêu Chí Kỹ Thuật thì Nhà Thầu phải thông
báo ngay cho Đại Diện của Chủ Đầu Tư. Đại Diện của Chủ Đầu Tư sẽ tham vấn Tư Vấn
Thiết Kế và quyết định phương án sửa chữa cần thiết hoặc nghiên cứu bố trí lại.

1.4 Trách nhiệm và khả năng thi công
-

Nhà Thầu phải chuyên nghiệp và có kinh nghiệm trong việc thi công cọc khoan nhồi / cọc
Barette và phải nắm rõ các thông tin sẵn có về điều kiện địa chất tại công trường. Khi
quyết định thực hiện Hợp Đồng, Nhà Thầu được coi là đã hoàn thành hợp đồng khi công

việc thi công cọc khoan nhồi / cọc Barette đáp ứng được các yêu cầu thiết kế về khả năng
chịu tải như qui định trong Hợp đồng, không chấp nhận bất cứ tranh cãi nào về thiết kế
cọc khoan nhồi / cọc Barette hay điều kiện địa chất.

-

Nhà thầu phải chịu trách nhiệm đảm bảo rằng tất cả các cọc khoan nhồi / cọc Barette
được thi công theo các phương pháp và thiết bị đáp ứng các Tiêu chí kỹ thuật trong Hợp
đồng. Nhà thầu phải chịu tất cả chi phí cho bất kỳ sửa chữa cần thiết do không tuân thủ
điều khoản này.

1.5 Thiết kế và Thi công Cọc khoan nhồi / cọc Barrette
-

Các cọc khoan nhồi / cọc Barette được thiết kế bởi đơn vị Tư vấn thiết kế kết cấu. Trừ khi
có quy định khác, Nhà thầu được yêu cầu thi công cọc khoan nhồi / cọc Barette với loại,
kích thước và chất lượng nguyên vật liệu cũng như nhân công đã được phê duyệt.

-

Nhà thầu phải sử dụng các phương pháp và thiết bị thi công cọc khoan nhồi / cọc Barette
phù hợp với qui định và tiêu chuẩn trong Hợp đồng và phải đạt đến độ sâu yêu cầu đã
duyệt, phù hợp với điều kiện đất đã được khảo sát trong Hồ sơ khảo sát địa chất do Đại
diện của Chủ đầu tư cung cấp.

-

Nhà thầu phải liệt kê đầy đủ chi tiết tất cả các thiết bị sử dụng trong công tác thi công cọc
khoan nhồi / cọc Barette gồm các thiết bị chuyên dụng cần thiết, nguồn gốc sản xuất, bản
hướng dẫn chi tiết sử dụng và biện pháp lắp đặt, qui trình định chuẩn của thiết bị và các

bảng biểu ghi chép báo cáo đo kiểm của Nhà thầu phải trình nộp cho Đại diện của Chủ
đầu tư và Tư vấn giám sát xem xét chấp thuận và phê duyệt trước khi sử dụng.

-

Nhà thầu sẽ trình cho Đại diện của Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát phê duyệt tất cả các
biện pháp thi công theo yêu cầu trong Hợp đồng ít nhất 21 ngày trước khi bắt đầu thi công
cọc khoan nhồi / cọc Barette . Biện pháp thi công sẽ bao gồm các chi tiết hoàn chỉnh về
phương pháp và chi tiết về chủng loại thiết bị sẽ sử dụng trong công tác thi công cọc
khoan nhồi / cọc Barette .

1.6 Nguyên vật liệu do nhà thầu cung cấp
-

Nguyên vật liệu và các thiết bị sử dụng cho công tác thi công cọc khoan nhồi / cọc Barette
của Nhà thầu phải được phê chuẩn và không được thay đổi cho đến khi Nhà thầu chứng

4


TIÊU CHÍ KỸ THUẬT CỌC KHOAN NHỒI – BARETTE

minh được rằng các vật liệu thay thế mới có thể đáp ứng tất cả các yêu cầu của bản Tiêu
chí kỹ thuật.
-

Nguyên vật liệu và thiết bị đo kiểm không đáp ứng bản Tiêu chí kỹ thuật sẽ không được
sử dụng tại công trường.

1.7 Hồ sơ lưu trữ

-

Nhà thầu sẽ lưu trữ hồ sơ liên quan đến công tác thi công cọc khoan nhồi / cọc Barette .
Các hồ sơ này sẽ là một phần của hồ sơ hoàn công.

-

Nhà thầu phải ghi chép chi tiết đầy đủ về điều kiện đất thực tế trong suốt quá trình thi
công. Nếu thấy có khác biệt về địa tầng học và điều kiện đất so với giả định trong thiết kế
và báo cáo khảo sát địa chất, Nhà thầu phải báo ngay cho Đại diện của Chủ đầu tư, Tư vấn
giám sát và Tư vấn thiết kế.

1.8 Sự cố và thiệt hại
1.8.1 Thiệt hại đối với các công trình liền kề hoặc hệ thống hạ tầng
-

Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại hay sự chuyển dịch do việc thi công cọc
khoan nhồi / cọc Barette gây ra đối với các công trình công cộng liền kề, các toà nhà,
đường sá và cấu trúc ngầm. Nhà thầu phải phòng ngừa để tránh gây thiệt hại cho bất cứ
cấu trúc nào nêu trên. Nếu có thiệt hại, Nhà thầu phải sửa chữa đáp ứng yêu cầu của Đại
diện của Chủ đầu tư hoặc Đại diện của các công trình liền kề liệt kê trên. Phải tính đến tất
cả việc xử lý phụ thuộc và công việc cần thiết để đảm bảo ổn định của đường sá, cấu trúc
liền kề, cấu trúc ngầm và công trình công cộng.

-

Nếu Nhà thầu thấy việc thi công có thể gây thiệt hại cho các công trình liền kề hoặc hệ
thống hạ tầng khác, Nhà thầu phải báo ngay cho Đại diện của Chủ đầu tư bằng văn bản
chính thức.


-

Nhà thầu phải xác định các vị trí của tất cả các hệ thống hạ tầng và công trình liền kề
trước khi thi công.

-

Nhà thầu phải đảm bảo độ ổn định và sử dụng bình thường các công trình xung quanh
trong suốt quá trình thi công. Nhà thầu có trách nhiệm sửa chữa những hư hại do lỗi thi
công của Nhà thầu (hoặc tạm thời tổ chức di dời) cho các nhà lân cận ngay tức thời, nhằm
tránh khiếu nại của cá hộ dân dẫn đến việc Chính quyền lập biên bản đình chỉ thi công
công trình.

-

Nếu các hoạt động xây dựng của Nhà thầu gây ra tổn thất về tài sản và con người (bất kể ở
đâu) thì Nhà thầu phải chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả, nếu việc này gián tiếp ảnh
hưởng đến Chủ đầu tư thì Nhà thầu cũng có trách nhiệm bồi thường.

-

Chủ đầu tư cung cấp cho Nhà thầu hồ sơ khảo sát hiện trạng nhà xung quanh nhưng chỉ có
tính chất tham khảo. Nhà thầu phải tự kiểm tra xác nhận lại để không bỏ sót các hạng mục
nào khác có liên quan nhằm để giải quyết các tranh chấp nếu có.

1.8.2 Hư hại đối với cọc khoan nhồi / cọc Barette đã hoàn thành
-

Nhà thầu phải đảm bảo rằng trong khi thi công, không để xảy ra sự chuyển dịch hay hư
hại đối với các cọc khoan nhồi / cọc Barette đã hoàn thành vì có thể ảnh hưởng đến tính

năng hoặc độ bền của công trình.

-

Nhà thầu phải trình cho Đại diện của Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát bản vẽ, thuyết minh
biện pháp thi công và tiến độ thi công, chú ý tránh gây hư hại cho các cọc khoan nhồi /
cọc Barette liền kề.

5


TIÊU CHÍ KỸ THUẬT CỌC KHOAN NHỒI – BARETTE

1.9 Những vật chướng ngại và sụt đất
-

Mọi vật phi tự nhiên (như nền móng cũ) ngăn cản kế hoạch thi công như đã định sẽ được
xem là vật chướng ngại. Các tường bê tông và lõi bê tông mới dựng lên không nằm trong
định nghĩa này.

-

Nếu trong quá trình lắp đặt thi công gặp chướng ngại trong đất, Nhà thầu phải trình bày
các phương án khắc phục (bản vẽ, thuyết minh biện pháp khắc phục) và tiến độ khắc phục
cho Đại diện của Chủ đầu tư xem xét và phê duyệt.

-

Trước khi thi công, những chỗ đất lồi lõm gần kề vị trí lắp đặt cọc khoan nhồi / cọc
Barette phải được lấp lại bằng các vật liệu phù hợp được đầm nén chặt để đảm bảo độ ổn

định và độ bền của các cọc khoan nhồi / cọc Barette .

1.10

Giám sát và kiểm tra thi công

-

Nhà thầu phải cung cấp đủ, đúng số lượng nhân sự theo sơ đồ tổ chức của nhà thầu trong
hợp đồng hoặc hồ sơ đấu thầu.

-

Các kỹ sư giám sát phải có kinh nghiệm về công tác thi công cọc khoan nhồi / cọc Barette
mà Nhà thầu chịu trách nhiệm. Toàn bộ thời gian của kỹ sư giám sát tại công trường phải
được dành cho việc giám sát thi công. Kỹ sư giám sát công trường không được rời khỏi
nhiệm vụ mà không báo trước cho Đại diện của Chủ đầu tư ít nhất 01 (một) tuần.

2. VẬT LIỆU
-

Hạng mục này trình bày yêu cầu kỹ thuật áp dụng cho việc sử dụng nguyên liệu trong
công tác thi công cọc khoan nhồi / cọc Barette .

-

Vật liệu gồm: xi măng, cốt liệu, chất phụ gia, nước, dung dịch hỗ trợ và cốt thép phải theo
đúng qui định trong Tiêu chí kỹ thuật này.

2.1 Xi-măng

-

Xi-măng phải là xi-măng Portland thông thường (OPC) đảm bảo theo yêu cầu của TCVN
– 2682:1999.

-

Xi-măng được lấy từ nhà sản xuất đã được phê chuẩn. Nhà thầu phải cung cấp chứng chỉ
xuất xưởng của loại xi-măng sử dụng cho công trình .

-

Xi-măng được giữ cho khô ráo trong khi chuyên chở và phải ở tình trạng tốt.Trên mỗi
thùng chứa phải ghi rõ loại xi-măng và tên nhà sản xuất .

-

Khi dùng xilô để trữ số lượng lớn, mỗi xilô chỉ được dùng cho một chuyến hàng tại một
thời điểm.

-

Tất cả xi-măng phải được trữ theo cách sao cho nó được bảo vệ tránh ánh nắng, mưa và
hơi ẩm.

-

Một khi một túi hoặc thùng đã được mở ra, xi-măng phải được dùng hết và không được
trữ xi-măng trong thùng đã mở trước đó.


-

Không dùng xi-măng bị vỡ tách hoặc xi-măng rời ra nằm trên sàn hay đã đông cứng cho
việc thi công.

-

Xi-măng phải được dùng theo thứ tự thời điểm nhận được trên công trường.

-

Thời gian đóng kết của xi-măng được xác định ít nhất 2 lần theo TCVN-6017:1995.

-

Cường độ chịu nén của vữa (thử bằng xi-măng dùng để sản xuất bê tông) theo TCVN6016:1995.
6


TIÊU CHÍ KỸ THUẬT CỌC KHOAN NHỒI – BARETTE

2.2 Cốt liệu
-

Cốt liệu phải tuân thủ theo TCVN – 7570 : 2006 – Cốt liệu cho bê tông xi-măng – yêu cầu
kĩ thuật, và phải gồm vật liệu tự nhiên trừ khi có quy định hoặc đặt hàng khác.

-

Cốt liệu do nhà thầu chọn phải được Đại diện của chủ đầu tư phê chuẩn trước khi nhà thầu

sử dụng cốt liệu đó trong thi công. Cho dù có sự phê duyệt hay chấp thuận của của đại
diện chủ đầu tư, điều đó cũng không làm giảm trách nhiệm của nhà thầu. Nhà thầu phải
hoàn toàn chịu trách nhiệm về tất cả các rủi ro phát sinh từ việc lựa chọn và khai thác các
cốt liệu sẽ sử dụng cho công trình.

-

Trong vòng một tháng từ khi Nhà thầu đề xuất sử dụng cốt liệu, Đại diện của Chủ đầu tư
sẽ phê chuẩn hoặc từ chối đề xuất này. Đại diện của Chủ đầu tư sẽ không phê chuẩn trừ
khi nhà thầu đã tiến hành điều tra theo yêu cầu và tiến hành thử các cốt liệu trong phòng
thí nghiệm. Các phép thử cốt liệu phải bao gồm sự hấp thu trọng lượng riêng, sự bào mòn,
độ vững chắc bằng natri sulphat, tạp chất hữu cơ và bất cứ phép thử nào khác cần thiết để
chứng minh rằng có thể tạo ra các cốt liệu có chất lượng chấp nhận được từ nguồn cốt liệu
đế xuất.

-

Tất cả các vật liệu được lấy từ nguồn cốt liệu phải được đại diện chủ đầu tư phê chuẩn.Và
nhà thầu không được sử dụng các cốt liệu có kết quả thử nghiệm không phù hợp.

-

Tất cả các cốt liệu mang tới công trình không được lẫn những vật liệu có hại vì sẽ ảnh
hưởng đến cường độ hoặc độ bền của bê tông. Nhà thầu phải duy trì số lượng các cốt liệu
ở các trạm trộn chính theo yêu cầu của Đại diện chủ đầu tư đển đảm bảo tính liên tục của
công việc. Mỗi loại và hạng của cốt liệu sẽ được giữ thành các đống riêng rẽ, nền nơi cất
giữ phải bằng bê tông hoặc các vật liệu khác phù hợp để ngăn ngừa các tạp chất bên ngoài
lẫn vào cốt liệu. Độ dốc của nền phải đủ để đảm bảo sự thoát nước.

-


Các phương pháp và trình tự kiểm tra cường độ cốt liệu thô phải tuân thủ theo tiêu chuẩn
sau đây:


Độ nén dập trong xi lanh:



Hàm lượng tạp chất sulphat và sulphit: TCVN-1771:1987



Hàm lượng hạt sét, bùn:

TCVN-1771:1987
TCVN-1771:1987

2.3 Chất phụ gia
-

Chất phụ gia phải được đại diện của chủ đầu tư phê chuẩn trước khi sử dụng.

-

Chất phụ gia phải có chất lượng đồng đều ở các kho trữ, và sẽ được chấp nhận trên cơ sở
giấy chứng nhận thử nghiệm của nhà sản xuất, ghi rõ rằng các sản phẩm nằm trong giới
hạn chấp nhận được. Thêm vào đó, tất cả các chuyến hàng chất phụ gia phải được kèm
theo các bản trình bày được chứng thực, ghi rõ tên của nhà sản xuất, nhãn hàng và lọai
phụ gia, ngày sản xuất và giấy chứng nhận tuân thủ bản Tiêu chí kỹ thuật này.


-

Khi sử dụng phụ gia phải tuân thủ theo qui định của Nhà nước và thực hiện đúng chỉ dẫn
của nhà sản xuất. Tuân thủ theo TCVN-8826:2011 – “Phụ gia hóa học cho bê tông”.

-

Không chất phụ gia nào được phép chứa quá 0,02% can-xi clorua khan trong tổng trọng
lượng xi-măng ở hỗn hợp cuối cùng.

2.4 Nước
-

Nước dùng để trộn hỗn hợp bê tông và vữa mà không có hàm lượng tạp chất vượt quá giới
hạn cho phép làm ảnh hưởng tới quá trình đông kết của bê tông/vữa cũng như làm giảm

7


TIÊU CHÍ KỸ THUẬT CỌC KHOAN NHỒI – BARETTE

độ bền lâu của kết cấu bê tông/vữa khi sử dụng. Nước trộn bê tông/vữa phải tuân thủ theo
qui định của TCVN 4506:2012 – “Nước trộn bê tông và vữa : Yêu cầu kỹ thuật”
-

-

Nước trộn bê tông và vữa cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau:



Không chứa váng dầu hoặc váng mỡ.



Độ PH không nhỏ hơn 4 và không lớn hơn 12.5.



Không có màu khi dùng cho bê tông và vữa trang trí.

Theo mục đích sử dụng , hàm lượng muối hòa tan , lượng ion sulphat , lượng ion clo và
cặn không tan được lớn hơn các giá trị qui định trong bảng dưới đây:
Mức đích sử dụng

-

Mức độ cho phép (mg/l)
Muối
hòa tan

Ion Sulphate
(SO4-2)

Ion Clorua
(CL-)

Cặn không
hòa tan


Nước trộn BT & trộn vữa chèn
mối nối cho các kết cấu BTCT

5000

2000

1000

200

Nước trộn cho các kết cấu BT
không cốt thép, nước trộn vữa
xây & trát

10000

2700

3500

300

Khi nước được sử dụng với cốt liệu có khả năng gây phản ứng kiềm – sillic, tổng hàm
lượng ion natri và kali không được lớn hơn 1000mg/l .

2.5 Cốt thép
-

Cường độ thép: được quy định trong các bản vẽ thiết kế.


-

Cốt thép dùng trong kết cấu bê tông cốt thép phải đảm bảo các yêu cầu của thiết kế, đồng
thời phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế TCVN – 5574:2012 và TCVN – 1651: 1985. Thử
mẫu theo TCVN – 197: 1985, TCVN – 198: 1985 – Tần số kiểm tra trước khi gia công .

-

Cốt thép phải được cất giữ trong điều kiện sạch sẽ. Cốt thép phải sạch, không bị rỉ sét ở
thời điểm đặt vào vị trí và đổ bê tông sau đó.

-

Lớp bảo vệ cốt thép: được quy định trong các bản vẽ thiết kế.

-

Loại thép: được quy định trong các bản vẽ thiết kế.

-

Cốt thép sẽ được gia công theo TCVN – 4453 :1995. Bán kính trong của tất cả các đường
cong phải tối thiếu bằng 5 lần đường kính thanh thép trừ khi nhà thầu có thể thuyết minh
rằng bán kính trong nhỏ hơn có thể được sử dụng. Để thuyết minh sự phù hợp của bán
kính nhỏ, nhà thầu phải uốn thử thép thành công theo bán kính ít nhất bằng một nữa bán
kính yêu cầu cho cốt thép thi công.

2.6 Bê tông
2.6.1 Hỗn hợp bê tông:

-

Loại bê tông sử dụng: được quy định trong các bản vẽ thiết kế.

8


TIÊU CHÍ KỸ THUẬT CỌC KHOAN NHỒI – BARETTE

-

Việc thiết kế hỗn hợp bê tông được định nghĩa là quá trình xác định tỉ lệ các thành phần sẽ
được sử dụng để tạo ra bê tông có cường độ, hoạt tính, độ bền và các thuộc tính cụ thể
khác.

-

Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm thiết kế các hỗn hợp cần thiết đáp ứng yêu cầu của bản tiêu
chí kỹ thuật.

-

Bê tông phải được thiết kế thành phần hỗn hợp và điều chỉnh bằng thí nghiệm, các loại vật
liệu cấu thành hỗn hợp bê tông phải được kiểm định chất lượng theo qui định hiện hành và
TCVN 5574:2012. Có thể sử dụng phụ gia bê tông để tăng cường độ sụt của bê tông và
kéo dài thời gian ninh kết của bê tông. Ngoài việc đảm bảo yêu cầu thiết kế về cường độ,
hỗn hợp bê tông có độ sụt được quy định trong các bản vẽ thiết kế.

2.6.2 Biên độ dao động cho phép của cường độ bê tong
-


Các hỗn hợp theo thiết kế cũng phải tuân thủ yêu cầu quy định theo tiêu chí kỹ thuật dưới
đây. Tỷ lệ nước/xi - măng không được vượt quá 0.55.

-

Các hỗn hợp sẽ được thiết kế cao hơn cường độ tối thiểu quy định cho loại bê tông với
mức giới hạn sẽ được điều chỉnh từng lẩn bằng cách tham chiếu các hồ sơ kiểm soát chất
lượng và yêu cầu của Chủ Đầu Tư ,với điều kiện duy trì được khả năng sừ dụng và độ sệt
của hỗn hợp.

-

Mức với hạn được quy định như sau:
Hỗn hợp trộn thử: trong hỗn hợp thử trong phòng thí nghiệm và trên công trường, mức
giới hạn là 120 kg/cm2 đối với tất cả các loại bê tông.
Điều chỉnh ban đầu đối với các hỗn hợp: các tỷ lệ hỗn hợp được phê chuẩn từ các lần trộn
thử lại tại công trường sẽ được sử dụng trong chừng mực đáp ứng yêu cầu của đại diện
chủ đầu tư rằng chất lượng được kiểm soát đầy đủ.

-

Mức giới hạn để kiểm soát chất lượng đầy đủ phải dựa vào hồ sơ về độ lệch chuẩn của kết
quả thử nén khối lăng trụ, thu dược từ:


Ít nhất 100 mẻ bê tông riêng rẽ cùng loại được tạo ra trong một thời kỳ không vượt
quá 12 tháng bởi cùng 01 (một) thiết bị trộn, hoặc




Ít nhất 40 mẻ bê tông riêng rẽ cùng loại được tạo ra bởi cùng 01 (một) thiết bị trộn
trong một thời kỳ dài hơn 5 ngày nhưng không vược quá 6 tháng.

Mức giới hạn sẽ là 1,64 lần độ lệnh chuẩn thu được hoặc là:

-



30 kg/cm2 hoặc



60 kg/cm2, tùy trường hợp nào lớn hơn.

Độ lệnh chuẩn là căn bậchai của tổng các bình phương của mức chênh lệnh các giá trị thử
nghiệm riêng lẻ so với các mức trung bình của chúng, chia cho một số nhỏ hơn một đơn vị
so với các lần thử. Các giá trị thu được sẽ được biểu diển bằng đơn vị như kết quả thí
nghiệm, được biểu diển bằng công thức toán học như sau:
2

Độ lệch chuẩn (Standard Deviation) =

-

 ( x − x)
(n − 1)

Trong đó:

o x

=

giá trị thử nghiệm riêng lẻ

x

=

số trung bình của các giá trị thử nghiệm

o

9


TIÊU CHÍ KỸ THUẬT CỌC KHOAN NHỒI – BARETTE

o n

=

số các kết quả thử nghiệm

-

Không được đìêu chỉnh hỗn hợp hay mức giới hạn khi chưa có sự phê chuẩn của chủ đầu
tư. Mọi sự điều chỉnh mà Đại Diện của Chủ Đầu Tư có thể xem xét trong quá trình thi
công phải dựa trên cơ sở độ lệch chuẩn của 100 mẻ bê tông riêng rẽ và liên tiếp của bê

tông cùng lọai được tạo ra trong một thời kỳ không vượt quá 12 tháng.

-

Bê tông được phân lọai trên cơ sở cường độ nén ở ngày thứ 28 cùng với cỡ cốt liệu tối đa,
thành phần xi-măng tối thiểu và tỷ lệ nước/xi măng tối đa.

-

Loại bê tông được dùng trong các phần nhất định của công trình sẽ được quy định trong
các bản vẽ thiết kế.

-

Cường độ nén sẽ được xác định theo TCVN - 5574:2012.

-

Các tỷ lệ nước/xi-măng được áp dụng thực tế phải là những giá trị thấp nhất cần thiết để
đạt được khả năng sử dụng yêu cầu dối với phần nhất định của công trình nhưng không
được vượt quá mức tối đa quy định ở trên. Thành phần xi-măng không được giảm dưới
mức tối thiểu quy định ở trên ngay cả khi thử nén đạt được các cường độ nén cao hơn yêu
cầu.

-

Độ sụt của bê tông: được quy định trong các bản vẽ thiết kế.

2.6.3 Hỗn hợp bê tông thử


-

Trước khi bắt đầu đổ bê tông, nhà thầu phải chuẩn bị các hỗn hợp thử theo kích thước
thực, nếu điều này không thể thực hiện được, nhà thầu sẽ sử dụng một số mẫu đại diện
cho các cốt liệu và xi-măng sẽ dùng để thử trộn trong phòng thí nghiệm. Phòng thí nghiệm
dung để thử trộn hỗn hợp trên phải có hồ sơ chứng nhận và phải được Đại Diện của Chủ
Đầu Tư phê chuẩn. Kết quả các hỗn hợp thử phải dược lấy từ 3 (ba) mẻ bê tông riêng rẽ,
phải sử dụng cách trộn đã đề xuất và vật liệu thành phần trong điều kiện sản xuất đại trà.

2.6.4 Trộn thử bên tông trong phòng thí nghiệm

-

Trừ trường hợp quy định với đây đối với bê tông được trộn tại xưởng, ngay sau khi các
nguồn cung ứng và chất lượng xi-măng, cốt liệu và nước được Đại Diện của Chủ Đầu Tư
phê chuẩn, nhà thầu phải tạo ra hỗn hợp thử nghiệm trong phòng thí nghiệm như sau:


Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm: mục đích các lần thử nghiệm là để lựa chọn sơ
bồ các hỗn hợp.



Các lần thử nghiệm tại công trường: các hỗn hợp thử nghiệm được chọn từ các lần thử
trong phòng thí nghiệm sẽ được lặp lại trên công trường, sử dụng thiết bị thực tế và
các phương pháp tạo ra bê tông đã được đề xuất. Các bài thử nghiệm phải được bao
gồm các phép thử độ sụt và độ nén.




Bê tông được trộn ra tại trạm trộn: khi bê tông được cung ứng từ các trạm trộn có hồ
sơ kiểm soát chất lượng hợp chuẩn, Đại Diện của Chủ Đầu Tư có thể từ chối yêu cầu
về hỗn hợp trộn thử và quy định mức giới hạn cho phép so với cường độ tối thiểu đã
định cho loại bê tông đó.



Hoàn thành trộn thử: việc trộn thử và các thử nghiệm liên quan phải được hoàn thành
trong thời gian sớm nhất có thể, và tỷ lệ trộn của bất cứ loại bê tông nào được xác định
như thế không được thay đổi mà không có sự phê chuẩn của Chủ Đầu Tư.

2.6.5 Hỗn hợp thử trong khi thi công

-

Khi có yêu cầu hỗn hợp thử sau khi khởi công, trình tự trộn như trong mục 2.6.3 sẽ được
sử dụng với điều kiện sản xuất như trên thực tế. Yêu cầu cường độ sẽ như trong phần
2.6.2.
10


TIÊU CHÍ KỸ THUẬT CỌC KHOAN NHỒI – BARETTE

2.7 Băng cản nước (water-stop)

-

Quy cách băng cản nước (water-stop): sử dụng lọai V25 trừ khi được quy định cụ thể
trong các bản vẽ thiết kế.


2.8 Kiểm tra chất lượng bê tông
2.8.1 Thử nghệm khối lập phương

-

Các mẫu thí nghiệm xác định cường độ bê tông được lấy theo từng tổ, mỗi tổ 3 viên mẫu
được lấy cùng một lúc và tại các vị trí đầu - giữa - chân của mỗi cọc khoan nhồi / cọc
Barette . Việc lấy tổ mẫu theo đúng quy định của TCVN 3105:1993. Kích thước viên mẫu
chuẩn 150mm x 150mm x 150mm. Việc kiểm tra sẽ được thực hiên bởi phòng thí nghiệm
độc lập hoặc phòng thí nghiệm được phê chuẩn. Một mẫu sẽ được thử lúc 7 ngày, một
mẫu lúc 28 ngày và một mẫu được lưu lại để thử nghiệm trong tương lai nếu cần thiết.Nhà
thầu sẽ trình các bản báo cáo kết quả có chứng nhận của đại diện thẩm quyền về kết quả
của tất cả các thử nghiệm cho Đại Diện của Chủ Đầu Tư.

2.8.2 Tiêu chí chấp thuận

-

Tiêu chí chấp thuận tuân theo TCVN 9340:2012.

2.8.3 Độ sụt:

-

Độ sụt cho phép của bê tông đổ qua dung dich hỗ trợ sử dụng ống đồ bê tông dưới nước:
được quy định trong các bản vẽ thiết kế.

-

Không cho phép bê tông quá ướt và .nếu bất cứ thời điểm nào bê tông có độ sựt quá mức

giới hạn được đưa đến, Đại Diện của Chủ Đầu Tư có thể chỉ thị cho nhà thầu từ chối hoặc
bổ sung xi-măng và không phải thanh toán chi phí bổ sung này. Phải dành một lượng ximăng sẵn sàng tại cộng trường cho mục đích này. Lái xe chở hỗn hợp bê tông không được
bổ sung nước trừ khi có quy định trong thiết kế. Nếu không tuân thủ yêu cầu này, bê tông
đó sẽ bị từ chối.

2.8.4 Thử nghiệm không thỏa

-

Trong trường hợp các thử nghiệm các mẫu thử khối lập phương trong phần 2.8.1 không
thoả mãn các quy định của phần 2.8.2 và với các trường hợp khác theo quyết định của Đại
Diện của Chủ Đầu Tư, các mẫu lõi khối trụ có thể phải được cắt từ bê tông tại khối đổ
theo TCVN 3105:1993 và 3118:1993 hoặc theo TCVN 9339:2012 để kiểm tra và thử
nghiệm.

-

Nếu cường độ tương đương ngày thứ 28 của mẫu được cắt từ bê tông tại khối đồ (sau khi
đã quy đổi thành cường độ mẫu lập phương tương đương) không thoả mãn các yêu cầu
theo TCVN 9339: 2012 bên trên, hoặc nếu theo ý kiến của Đại Diện của Chủ Đầu Tư, bê
tông không đáp ứng yêu cầu đã định về các mặt khác, bê tông trong phần thi công được
lấy mẫu sẽ bị lọai. Thêm vào đó, Đại Diện của Chủ Đầu Tư có thể yêu cầu điều chỉnh hỗn
hợp đó để đạt được mức giới hạn lớn hơn.

2.8.5 Lưu giữ hồ sơ

-

Nhà thầu phải lưu giữ hồ sơ về chi tiết và kết quả của tất cả các thử nghiệm đối với bê
tông và vật liệu bê tông. Mỗi thử nghiệm phải được xác định và nêu rõ các thành phần liên

quan.

-

Nhà thầu phải giữ hồ sơ về vị trí thi công các mẻ bê tông,về loại bê tông và các mẫu thử
nghiệm, các lõi hay các mẫu khác đã được lấy. Bản sao các hồ sơ này sẽ giao cho Đại
Diện của Chủ Đầu Tư.
11


TIÊU CHÍ KỸ THUẬT CỌC KHOAN NHỒI – BARETTE

3. DUNG DỊCH HỖ TRỢ
3.1 Dung dịch hỗ trợ khoan đào

-

Tuỳ theo điều kiện địa chất, thuỷ văn, nước ngầm, thiết bị khoan để chọn phương pháp
giữ thành hố khoan và dung dịch khoan thích hợp.Dung dịch khoan được chọn dựa trên
tính toán theo nguyên lý cân bằng áp lực ngang giữa cột dung dịch trong hố khoan và áp
lực của đất nền và nước quanh vách lỗ. Khi khoan trong địa phần dễ sụt lở, áp lực cột
dung dịch luôn lớn hơn áp lực ngang của đất và nước bên ngoài.

-

Khi áp lực ngang của đất, và nước bên ngoài lỗ khoan lớn (do tải trọng của thiết bị thi
công hoặc của các công trình lân cận sẵn có ...) thì nhà thầu phải dùng ống vách để chống
sụt lở, chiều sâu ống vách tính theo nguyên lý cân bằng áp nêu trên. Khi khoan gần công
trình hiện hữu, nếu có nguy sơ sập thành lỗ khoan thì phải dùng ống chống suốt chiều sâu
lỗ khoan.


-

Dung dịch bentonite được dùng giữ thành hố khoan ổn định trong suốt quá trình thi công
cọc khoan nhồi / cọc Barette . Khi mực nước ngầm cao lên đến mặt đất, cho phép tăng tỉ
trọng dung dịch bằng các chất có tỉ lệ trọng cao như barit, cát magnetic …

-

Kiểm tra dung dịch bentonite từ khi chuẩn bị cho đến kết thúc đổ bê tông từng cọc khoan
nhồi / cọc Barette , kể cả việc điều chỉnh để đảm bảo độ nhớt và tỷ trọng thích hợp nhằm
tránh lắng đáy cọc khoan nhồi / cọc Barette quá giới hạn cho phép của thiết kế. Dung dịch
có thể tái sử dụng trong thời gian thi công công trình nếu đảm bảo được các chỉ tiêu thích
hợp, nhưng không quá 6 tháng.

-

Nhà thầu phải cung cấp và đệ trình các chi tiết về vữa bentonite như dưới đây cho Đại
Diện của Chủ Đầu Tư phê duyệt trước khi tiến hành khoan - đào:

-



Kiểu, nguồn, thuộc tính hoá lý của bentonite định sử dụng



Giấy chứng nhận của nhà sản xuất về cấu tạo thành phần




Tỷ lệ trộn



Phương pháp sử lý vữa bentonite nhiễm bẩn



Cách trộn, vận chuyển và thiết kế bị đổ vữa bentonite

Trong trường hợp phải sử dụng các dung dịch hỗ trợ khác thay thế bentonite, nhà thầu
phải báo cáo và trình nộp giấy chứng nhận về các tính năng họat động phù hợp với môi
trường, địa chất tại công trường cho Đại Diện của Chủ Đầu Tư phê duyệt.

3.2 Thông tin vữa

-

Nhà thầu phải sử dụng bentonie lấy từ nguồn và nhà sản xuất đã được đại diện của chủ
đầu tư phê chuẩn và đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật bảng 4.3.1. Bentonite phải được giao tới
công trường trong các thùng chứa lớn hoặc các túi gắn kín có ghi nhãn của nhà sản xuất
và số mẻ.

-

Nhà thầu phải cung cấp giấy chứng nhận cho mỗi chuyến hàng, ghi rõ thuộc tính các mẫu
được kiểm tra. Các mẫu kiểm tra phải được lấy từ mẫu thử chọn trong mỗi chuyến hàng
và không ít hơn cho mỗi 10 tấn bentonite được giao tới công trình. Các phép thử phải

được thực hiện và thông tin sau đây cần được cung cấp:


Độ nhớt (marsh cone viscosity) của lượng bentonie lơ lững trong nước và số đo trọng
lượng riêng cân bằng bùn (mud balance measurement of specific gravity), tuỳ lựa
chọn.

12


TIÊU CHÍ KỸ THUẬT CỌC KHOAN NHỒI – BARETTE



Thành phần độ ẩm của bột bentonie và chất lắng sàng ướt (wet screen residue) trên
loại sàng có mắt lưới 75 micron.

-

Bản trình bày về điều kiện của phép thử, chẳng hạn như phân tích nước, loại máy trộn, tốc
độ máy trộn trong khi thử, thời gian khuấy và thời gian thử sau khi bổ sung bentonite lần
đầu vào nước

-

Phải trữ bột bentonite trong điều kiện khô ráo, trong kho chống nước riêng với sàn được
nâng lên hoặc trong các xilô chống nước để vật liệu không bị nhiễm bẩn.

-


Phải chú ý đặc biệt đến việc trữ khối lượng lớn để ngăn ngừa vật liệu vón cục do ẩm ướt
hoặc các thuộc tính vật liệu bị xuống cấp do ẩm hoặc nóng. Phải dùng nón phểu (hopper
cone) và thiết bị nhồi (feeding device) thích hợp.

-

Với mỗi chuyến hàng bentonite, thành phần hơi ẩm không được lệch quá ±2% độ nhớt
không được quá ±2 giây. Tính cân bằng bùn, số đo trọng lượng riêng không được dao
động quá ±10%.

3.3 Độ ổn định của dung dịch vữa

-

-

Nhà thầu phải cung cấp các chứng chỉ xuất xưởng cho lô hàng bentonite sử dụng. Chứng
chỉ bao gồm:


Loại vữa đề xuất đã từng sử dụng cho các công trình tương tư trước đó, giải thích tính
phù hợp với địa chất công trình và phương pháp thi công.



Những vấn đề cụ thể cần chú ý là loại và nguồn thành phần vữa, thời gian thi công các
cấu phần, nhiệt độ môi trường, chất đất và nước ngầm.




Bằng chứng về kết quả thử nghiệm trộn tại phòng thí nghiệm hoặc ngoài công trường
đảm bảo đáp ứng vớc các tiêu chí kỹ thuật.



Chi tiết về các thử nghiệm dùng để kiểm soát vữa trong thi công và các giá tri thử
nghiệm phải tuân thủ các hạng mục trong mục 4.3.1.

Có thể dùng chất phụ gia trong vữa bentonite nếu cần để duy trì các thuộc tính cần thiết và
sẽ được bổ sung thông qua hệ thống phân phối vữa hoặc được cho trực tiếp vào trong hố
đào. Bentonite và chất phụ gia nếu có nói chung phải được dùng theo đúng khuyến cáo
của nhà sản xuất trừ khi được thuyết minh khác.

3.4 Tỷ lệ hỗn hợp vữa

-

Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về thiết kế và tỷ lệ hỗn hợp vữa bentonite dùng cho công
tác khoan đào. Phương án nhà thầu phải tính đến điều kiện đất, các yêu cầu về duy trì độ
ổn dịnh thành vách và ngăn ngừa vữa kết bông (slurry flocculation). Tất cả các tỷ lệ hỗn
hợp vữa tùy theo sự phê chuẩn của chủ đầu tư trước khi bắt đầu công việc và phải tuân thủ
theo yêu cầu tối thiểu như đã qui định trong bản tiêu chí kỹ thuật trừ khi có thoả thuận
khác.

-

Cao độ dung dịch khoan trong lỗ phải luôn giữ sao cho áp lực của dung dịch khoan luôn
lớn hơn áp lực của đất và nước ngầm phía ngoài lỗ khoan, để tránh hiện tượng sập thành
trước khi đổ bê tông.


-

Cao độ dung dịch khoan cần cao hơn mực nước ngầm ít nhất 1.0m. Khi có hiện tượng thất
thóat dung dịch trong hố khoan nhanh thì Nhà thầu phải thông báo cho Đại Diện của Chủ
Đầu Tư và Tư Vấn Giám Sát đồng thời đề xuất biện pháp xử lý trình Đại Diện của Chủ
Đầu Tư và Tư Vấn Giám Sát phê duyệt.

13


TIÊU CHÍ KỸ THUẬT CỌC KHOAN NHỒI – BARETTE

3.5 Trộn vữa Bentinote

-

Nước dùng để làm phân tán bentonite phải có độ pH gần như trung tính và phải chú ý loại
trừ nước muối hoặc bị nhiễm muối. Bột bentonite phải được trộn vào trong nước bằng
máy trộn cơ cấu chất keo có độ trượt cao đến khi tất cả các cục bị phá vỡ và phân tán
trong hỗn hợp.

-

Các thành phần của vữa phải được phải được trộn đều để có được hỗn hợp thuần nhất.
Cho phép thời gian lưu trữ tối thiểu 6 giờ để hydrat hóa.

-

Có thể dung chất phụ gia trong vữa bentonite nếu cần để duy trì các thuộc tính cần thiết và
sẽ được bổ sung thông qua hệ thống phân phối vữa hoặc được cho trực tiếp vào trong hố

đào. Bentonite và chất phụ gia nếu có nói chung phải được dùng theo đúng khuyến cáo
của nhà sản xuất trừ khi được thuyết minh khác.

3.6 Kiểm tra tính phù hợp của vữa

-

Nhà thầu phải tiến hành kiểm tra vữa bentonite theo đúng TCVN 9395:2012 và theo bản
Tiêu chí kỹ thuật này để chứng mính về tính phù hợp của vữa với các giới hạn cho từng
phép thử. Nhà thầu sẽ lập một bộ phận thí nghiệm tại công trường được trang bị phù hợp
chỉ để phục vụ cho mục đích này và cung cấp nhân viên có kỹ năng cùng dụng cụ cần
thiết để tiến hành lấy mẫu và kiểm tra.

-

Thuộc tính của từng mẻ vữa mới chuẩn bị hoặc phục hồi phải được chứng minh là thỏa
mãn yêu cầu của bản Tiêu chí kỹ thuật bằng cách lấy mẫu và thử, kết quả sẽ được đệ trình
trước khi mẻ đó được dùng cho hố đào. Tần số lấy mẫu và thử vữa như sau:


Từ mỗi thùng chứa ít nhất một lần trong ngày;



Từ thùng chứa trước khi bơm vào phần cọc/tường;

3.7 Sự tràn và cách xử lý vữa tràn

-


Phải áp dụng tất cả các biện pháp hợp lý để ngăn chặn dung dịch bentonite chảy tràn trên
công trường ra các khu vực bên ngoài phạm vi khoan trực tiếp. Dung dịch bỏ đi phải được
mang ra khỏi công trường không được chậm trễ.

-

Bentonite đã sử dụng hoặc vữa bị nhiễm bẩn, không thích hợp cho việc tái sử dụng sẽ
được xử lý bằng cách trộn với bột đá granit vừa đủ hoặc vật liệu tương tự được phê chuẩn
theo tỷ lệ làm trung hòa các đặc tính của nó và tạo ra loại chất thích hợp để đổ vào bãi rác
công cộng. Việc xử lý vữa phải tuân theo các yêu cầu của luật pháp hiện hành và các cơ
quan chính quyền hữu quan.

4. CÔNG TÁC THI CÔNG

-

Nhà thầu phải tuân thủ công tác thi công cọc khoan nhồi / cọc Barette theo TCVN –
9395:2012

4.1 Công tác chuẩn bị trước khi thi công

-

Trước và trong quá trình thi công, nếu xảy ra bất kỳ sự cố nào Nhà thầu phải thông báo
ngay với Đại diện Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát đồng thời phải đưa ra các biện pháp xử
lý. Việc thi công lắp đặt cọc khoan nhồi / cọc Barette chỉ được triển khai khi Nhà thầu đã
khắc phục mọi sự cố.

-


Nhà thầu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu các chi phí do việc sửa chữa lại các vị
trí cọc khoan nhồi / cọc Barette sai hoặc cắt không đúng cao trình đỉnh của cọc khoan nhồi
/ cọc Barette .
14


TIÊU CHÍ KỸ THUẬT CỌC KHOAN NHỒI – BARETTE

-

Nhà thầu phải lắp đặt các đường bao ranh giới khu vực thi công cọc khoan nhồi / cọc
Barette và không làm ảnh hưởng đến các công trình công cộng liền kề. Nếu có bất kỳ sự
cố xảy ra gây thiệt hại cho các công trình công cộng thì Nhà thầu phải chịu hoàn toàn
trách nhiệm cũng như chi phí cho những tổn thất trên.

4.1.1 Số liệu và vị trí lắp đặt cọc khoan nhồi / cọc Barette

-

Bề dày (đường kính), chiều dài và vị trí của của cọc khoan nhồi / cọc Barette được quy
định trong các bản vẽ thiết kế.

-

Ở cao trình khởi công, độ lệch tối đa của đường tâm mỗi cọc khoan nhồi / cọc Barette so
với vị trí quy định sẽ là 50mm.

4.1.2 Hệ tường dẫn

-


Nhà thầu phải thiết lập và trình nộp Đại Diện của Chủ Đầu Tư phê duyệt hệ tường dẫn
gồm cao trình, hệ trục, Nhà thầu phải đánh dấu xác định vị trí lắp đặt các cọc khoan nhồi /
cọc Barette bằng các dấu hiệu dễ nhận biết được. Khu vực cần thiết cho thao tác thi công
cọc khoan nhồi / cọc Barette nếu chưa được đề cập đến trong các bản vẽ thi công cọc
khoan nhồi / cọc Barette thì nhà thầu phải có những dự trù trong khi xác định vị trí sau
cùng của các cọc khoan nhồi / cọc Barette .

-

Nhà thầu phải có trách nhiệm lắp đặt, điều chỉnh các vị trí, cao trình, kích thước và thứ tự
lắp đặt hệ cọc khoan nhồi / cọc Barette sao cho phù hợp với các bản vẽ thiết kế. Đại Diện
của Chủ Đầu Tư và Tư Vấn Giám Sát sẽ kiểm tra lại hệ thống này trước khi nhà thầu tiến
hành lắp đặt.

-

Các bản vẽ chỉ thể hiện các yêu cầu tối thiểu trong việc thi công tường dẫn. Nhà thầu có
trách nhiệm thiết kế và thi công các tường dẫn theo các điều kiện địa chất thực tế trên
công trường cũng như các thiết bị sử dụng trên công trường sao cho đảm bảo được tính ổn
định và tránh cắt xén tường dẫn. Tường dẫn sẽ được xây bằng chất liệu bê tông cốt thép
với mác BT M200 (B15) nếu không được quy định trong các bản vẽ thiết kế. Độ sâu tối
thiểu của tường dẫn sẽ là 1.2m.

-

Mặt bằng hoàn thiện của tường dẫn gần nhất với hố đào chính bất kỳ tiếp theo sau phải
thẳng đứng với dung sai 1:100 và gờ trên của tường phải biểu diễn đường tham chiếu.
Không được có các lằn gợn hay những thay đổi rời rạc trên bề mặt và mức dung sai khác
biệt so với vị trí đã định không được vượt quá ±15mm trong 3m.


-

Khoảng trống tối thiểu giữa tường dẫn sẽ bằng độ dày của cọc khoan nhồi / cọc Barette
cộng với 25mm và khoảng cách tối đa sẽ bằng độ dày của cọc khoan nhồi / cọc Barette
cộng với 50mm.

4.1.3 Độ thẳng đứng của cọc khoan nhồi / cọc Barette

-

Độ lệch tối đa cho phép của cọc khoan nhồi / cọc Barette hoàn thiện so với chiều thẳng
đứng ở bất cứ cao trình nào là 1/100.

4.1.4 Các dung sai của cọc khoan nhồi / cọc Barette

-

Dung sai bề mặt tổng cộng không được vượt quá 75mm. Nếu trong khi đào, phát hiện thấy
các dung sai là quá mức. Nhà thầu phải đưa ra các đề xuất sửa chữa hoặc bù đắp khiếm
khuyết. Trong trường hợp này, Nhà thầu phải xem xét lại bản trình bày phương pháp thi
công cọc khoan nhồi / cọc Barette .

-

Nếu trong quá trình thi công phát hiện thấy các dung sai bị vượt quá, Nhà thầu phải trình
Đại diện của Chủ đầu tư xin phê chuẩn về các phương án sửa chữa khiếm khuyết do sự
vượt quá dung sai này. Tất cả các dung sai quá mức phải được chỉnh sửa đáp ứng yêu cầu
của đại diện của Chủ đầu tư trước khi đặt khung thép và đổ bê tông. Chi phí sửa chữa do
Nhà thầu chịu.

15


TIÊU CHÍ KỸ THUẬT CỌC KHOAN NHỒI – BARETTE

-

Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm sắp đặt đúng và chính xác các vị trí, cao trình, kích thước và
độ thẳng hàng của cọc khoan nhồi / cọc Barette . Đại diện của Chủ đầu tư sẽ kiểm tra
trước khi Nhà thầu lắp đặt.

4.2 Công tác khoan đào

-

Trước khi thực hiện công tác khoan đào, Nhà thầu phải chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật
liệu, thiết bị khoan đào, đo kiểm cũng như phải kiểm tra các khu vực khoan đào để đảm
bảo đủ điều kiện và thuận lợi cho việc thi công.

4.2.1 Công tác tạo lỗ khoan

-

Khoan trong đất bão hóa nước khi khoảng cách mép các lỗ khoan nhỏ hơn 1.5m nên tiến
hành cách quãng 1 lỗ . Khoan các lỗ nằm giữa hai cọc khoan nhồi / cọc Barette đã đổ bê
tông nên tiến hành sau ít nhất 24 giờ khi kết thúc đổ bê tông.

-

Nhà thầu phải dùng các thiết bị tạo lỗ khoan tương ứng với các kiểu lấy đất đá trong lòng

lỗ khoan như chòong đập đá, gàu ngoạm, gàu xoay, thổi rửa để hút bùn theo chu trình
thuận - nghịch.v.v…

-

Nhà thầu phải sử dụng ống chống tạm (casing) để bảo vệ thành lỗ khoan ở phần đầu cọc
khoan nhồi / cọc Barette , tránh lở đất bề mặt đồng thời là ống dẫn hướng cho suốt quá
trình khoan tại lỗ. Khi hạ ống nên có đường định vị để đảm sai số cho phép.

-

Ống chống tạm được chế tạo từ 6-10m trong các xưởng cơ khí chuyên dụng chiều dày ống
từ 6-16mm.

-

Cao độ đỉnh ống cao hơn mặt đất hoặc nước cao nhất tối thiểu 0.3m. Cao độ chân ống
đảm bảo sao cho áp lực cột dung dịch lớn hơn áp lực chủ động của đất nền và hoạt tải thi
công phía bên ngoài.

-

Ống chống tạm được hạ và rút bằng thiết bị thủy lực hoặc thiết bị rung kèm theo máy
khoan, khi không có thiết bị này Nhà thầu có thể dùng búa rung đóng kết hợp lấy đất bằng
gàu hoặc hạ bằng kích ép thủy lực.

4.2.2 Đo đạc trong khi khoan.

-


Đo đạc trong khi khoan gồm kiểm tra tim cọc khoan nhồi / cọc Barette bằng máy kinh vĩ
và đo độ sâu các lớp đất qua mùn khoan lấy ra và độ sâu hố khoan theo thiết kế. Các lớp
đất theo chiều sâu khoan phải được ghi chép trong nhật ký khoan và hồ sơ nghiệm thu cọc
khoan nhồi / cọc Barette .

-

Cứ khoan được 2m thì lấy mẫu đất một lần. Nếu phát hiện thấy địa tầng khác so với hồ sơ
khảo sát địa chất thì báo ngay cho tư vấn thiết kế và Đại diện của Chủ đầu tư để có biện
pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời.

-

Sau khi khoan đến chiều sâu thiết kế, dừng khoan 30 phút để đo độ lắng . Độ lắng được
xác định bằng chênh lệch chiều sâu giữa hai lần đo lúc khoan xong và sau 30 phút. Nếu độ
lắng vượt quá giới hạn cho phép thì tiến hành vét bằng gầu vét và xử lý cặn lắng cho tới
khi đạt yêu cầu.

4.2.3 Độ thẳng đứng của lỗ khoan

-

Trừ khi có thỏa thuận khác, Nhà thầu phải kiểm tra độ thẳng đúng của cọc khoan nhồi /
cọc Barette tuân thủ theo bảng 3 trong TCVN – 9395:2012.

-

Việc kiểm tra phải được thực hiện trước khi đặt cốt thép và đổ bê tông để đảm bảo rằng
đáp ứng yêu cầu.


-

Nhà thầu phải cung cấp tất cả các phương tiện hợp lý (dây dọi, ống ni – vô, máy thủy
chuẩn và máy kinh vĩ) để Đại diện của Chủ đầu tư có thể tiến hành kiểm tra bất cứ việc
16


TIÊU CHÍ KỸ THUẬT CỌC KHOAN NHỒI – BARETTE

khoan cọc khoan nhồi / cọc Barette nào trước khi đặt cốt thép và đổ bê tông để đảm bảo
rằng nó đáp ứng yêu cầu của bản Tiêu chí kỹ thuật này.
4.2.4 Độ ổn định của hố khoan.

-

Trong quá trình khoan hố, mực chất lưu trong hố khoan tường dẫn phải được giữ ở mức
tối thiểu 1.0m trên mực nước ngầm.

-

Nhà thầu phải đánh giá độ ổn định của hố khoan, tường dẫn phải được xây dựng trên mặt
đất. Để đảm bảo tính ổn định, đỉnh tường dẫn phải tối thiểu cao hơn 0.2m so với mặt vữa
bentonite yêu cầu. Miệng hố khoan phải được bảo vệ và phải có các biển báo an toàn.

-

Các vật liệu có độ thấm cao có thể làm mất đi lớp dung dịch bentonite và làm xói mòn
tính bền vững của hố khoan. Nhà thầu phải có những phương án dự phòng cần thiết để
đảm bảo tính bền vững của các hố đào và tường dẫn cũng như bảo đảm độ an toàn cho các
nhân sự làm việc tại công trường. Nhà thầu phải dự trữ sẵn sàng lượng chất lưu dẫn cần

thiết để bù đắp vào lượng dung dịch mất đi khi sự xói mòn xảy ra.

4.2.5 Làm sạch đáy hố khoan

-

Trướt khi đặt thép hoặc đổ bê tông, Nhà thầu phải làm sạch nền đã đào, dọn sạch các vật
liệu rời, vật cản trở và được đắp lại theo đúng phương pháp thi công và phải toàn bộ hoặc
từng phần loại bỏ và thay thế dung dịch hỗ trợ đồng thời duy trì áp suất dung dịch nếu nó
không đáp ứng các giới hạn đối với dung dịch hỗ trợ quy định trong Bảng 4.3.1

-

Có thể phát hiện bentonite bị nhiễm bẩn bằng cách thử các mẫu. Kết quả thử cần được
xem xét về những tác động đối với việc thi công và tính năng của cọc khoan nhồi / cọc
Barette . Cát mịn trong vữa trong khi đào có thể giúp hỗ trợ cơ chế ngăn chặn. Tuy nhiên,
việc tăng độ đậm đặc và độ nhớt do sự có mặt của cát có thể ảnh hưởng đến thuộc tính của
lưu lượng và do đó là khả năng của bê tông thế chỗ dung dịch trong khi đổ. Hơn nữa, bất
cứ chất lắng nào trên nền đào có thể ảnh hưởng đến tính năng của cọc khoan nhồi / cọc
Barette khi chịu tải nếu phần đầu chịu lực đáng kể. Khuyến cáo rằng, thành phần cát phải
được giới hạn tới 2% trước khi đổ bê tông nếu đầu chịu lực chống đỡ một phần tải trọng
hoạt động.

-

Trong khi làm sạch, phải đáp ứng yêu cầu duy trì sự cân bằng của áp lực nước ngầm trong
và ngoài hố đào.

-


Việc làm sạch được xem là hoàn thành khi máy bơm phun nước trên đáy hố đào tạo ra
mảnh vụn có thể bỏ qua, lơ lửng trong dung dịch hỗ trợ việc đào, sau khi được bơm lên
mặt đất thỏa mãn được yêu cầu của Đại diện của Chủ đầu tư.

-

Thời gian từ khi hoàn thành làm sạch đến khi bắt đầu đổ bê tông cọc khoan nhồi / cọc
Barette không quá 12 giờ. Nhà thầu có thể được chỉ thị phải làm sạch lại nền cọc khoan
nhồi / cọc Barette nếu giới hạn thời gian này bị vượt quá.

4.2.6 Vật chướng ngại ngầm

-

Tất cả vật chướng ngại ngầm, tự nhiên có hay do con người gây ra, xuất hiện trong khi
khoan cọc khoan nhồi / cọc Barette phải được loại bỏ hoặc được đục xuyên qua, hoặc
khoan lưu thông nghịch đảo, hay các phương pháp khác được Đại diện Chủ đầu tư phê
chuẩn. Các vật chướng ngại có thể gồm đá tảng, gạch vụn, ụ đất đá, chân nền bằng gỗ và
thân cây, ống thoát nước ngầm, miệng ống, khối bê tông cũ, cọc thép không còn sử dụng
hay bất cứ vật chướng ngại nào khác: Nhà thầu phải tính đến ảnh hưởng của vật chướng
ngại ngầm trong tiến độ thi công của mình. Phương pháp hiệu quả để loại bỏ hoặc xuyên
thủng từng loại vật chướng ngại phải được bao gồm trong bản trình bày biện pháp thi
công của Nhà thầu cho Đại diện của Chủ đầu tư phê chuẩn.

17


TIÊU CHÍ KỸ THUẬT CỌC KHOAN NHỒI – BARETTE

4.2.7 Xử lý cặn lắng đáy hố khoan trước khi đổ bê tông


-

Sau khi hạ xong cốt thép mà cặn lắng vẫn quá quy định thì phải có biện pháp xử lý để làm
sạch đáy. Trong quá trình xử lý cặn lắng phải bổ sung dung dịch đảm bảo cao độ dung
dịch theo quy định, tránh lở thành lỗ khoan.

4.2.8 Đổ bê tông

-

Ống đổ bê tông (ống tremie) được sử dụng cho các cọc khoan nhồi / cọc Barette . Ống đổ
bê tông phải kín khít không bị thủng, gây thoát nước trong hỗn hợp bê tông làm tắt ống
trong quá trình đổ bê tông.

-

Bê tông được đổ không được gián đoạn trong thời gian dung dịch khoan có thể giữ thành
hố khoan trong thời gian 4 giờ. Các mẻ bê tông đều được kiểm tra độ sụt đúng quy định
để tránh tắc ống đổ do vữa bê tông quá khô. Dừng đổ bê tông khi cao độ bê tông cọc
khoan nhồi / cọc Barette cao hơn cao độ cắt dọc cọc khoan nhồi / cọc Barette khoảng 1m
để loại trừ phần bê tông lẫn dung dịch khoan khi thi công đài (hoặc dầm đỉnh – capping
beam).

-

Sau khi đổ xong mỗi xe, tiến hành đo độ dâng của bê tông trong lỗ cọc khoan nhồi / cọc
Barette , ghi vào hồ sơ để vẽ biểu đồ đổ bê tông. Khối lượng bê tông thực tế so với kích
thước lỗ cọc khoan nhồi / cọc Barette theo lý thuyết không được vượt quá 20%. Khi tổn
thất bê tông lớn, Nhà thầu phải kiểm tra lại biện pháp giữ thành hố khoan.


-

Sau khi kết thúc đổ bê tông 15-20 phút Nhà thầu phải tiến hành rút ống chống tạm
(casing) bằng hệ thống day (rút + xoay) của máy khoan hoặc đầu rung theo phương thẳng
đứng, đảm bảo ổn định đầu cọc khoan nhồi / cọc Barette và độ chính xác tim cọc khoan
nhồi / cọc Barette .

-

Sau khi rút ống vách 1-2 giờ, Nhà thầu phải tiến hành hoàn trả hố khoan bằng cách lấp đất
hoặc cát, cắm biển báo cọc khoan nhồi / cọc Barette đã thi công cấm mọi phương tiện qua
lại tránh hỏng đầu cọc khoan nhồi / cọc Barette và ống siêu âm theo đúng với yêu cầu của
TCVN 9395:2012.

-

Với các cọc khoan nhồi / cọc Barette đổ dưới nước hoặc dung dịch hỗ trợ, bê tông không
bị nhiễm bẩn phải được đổ tới cao trình bên trên cao trình cắt đầu cọc khoan nhồi / cọc
Barette đã định, với dung sai ± 150mm và một mức dung sai bổ sung +50mm cho mỗi độ
sâu 1.0m khi mà cao trình cắt đầu cọc khoan nhồi / cọc Barette ở dưới bề mặt khởi công.

-

Các cao trình cắt đầu cọc khoan nhồi / cọc Barette có thể được định bên dưới cao trình
mực nước ngầm, và khi trường hợp này xảy ra, cao trình dung dịch lỗ khoan không được
giảm xuống dưới mực nước ngầm cho đến khi bê tông đông kết và hố đào được ổn định
bằng vật liệu lấp thích hợp.

4.3 Kiểm tra công tác khoan đào

4.3.1 Kiểm tra dung dịch khoan

-

Dung dịch khoan phải được chuẩn bị trong các bồn chứa có dung tích đủ lớn, pha với
nước sạch, cấp phối tùy theo chủng loại bentonite, điều kiện địa chất công trình và địa
chất thủy văn của địa điểm xây dựng, đảm bảo giữ thành hố khoan trong suốt quá trình thi
công khoan lỗ, lắp dựng cốt thép, ống kiểm tra siêu âm, ống đặt sẵn để khoan lấy lõi đáy
cọc khoan nhồi / cọc Barette (nếu có), cẩu lắp ống đổ bê tông và sàn công tác….Bề dày
lớp cặn đáy cọc khoan nhồi / cọc Barette không quá 5cm. (TCVN-9395: 2012).

-

Kiểm tra dung dịch khoan bằng các thiết bị thích hợp. Dung trọng của dung dịch trộn mới
được kiểm tra hằng ngày để biết chất lượng, việc đo lường dung trọng nên đạt tới độ chính
xác 0.005g/ml. Các thí nghiệm kiểm tra dung dịch tiến hành theo quy định tại Bảng 4.3.1

18


TIấU CH K THUT CC KHOAN NHI BARETTE

cho mi lụ bentonite trn mi. Vic kim tra dung trng, nht, hm lng cỏt v PH
phi c kim tra cho tng cc khoan nhi / cc Barette v kim tra hng ngy.
-

Trc khi bờ tụng nu kim tra mu dung dch ti sõu khong 0.5m t ỏy lờn sao
cho tha món cú khi lng riờng < 1.25g/cm3, hm lng cỏt 5 %, nht 28 giõy.
Bảng 4.3.1 - Chỉ tiêu tính năng ban đầu của dung dịch bentonite
Tên chỉ tiêu


Chỉ tiêu tính năng

Phơng pháp kiểm tra

1. Khối lợng riêng

1.05 ữ 1.15g/cm3

Tỷ trọng kế hoặc Bomêkế

2. Độ nhớt

18 ữ 45giây

Phễu 500/700cc

3. Hm lợng cát

< 5%

4. Tỷ lệ chất keo

> 95%

Đong cốc

5. Lợng mất nớc

< 30ml/30phút


Dụng cụ đo lợng mất nớc

6. Độ dy áo sét

1 ữ 3mm/30phút

Dụng cụ đo lợng mất nớc

7. Lực cắt tĩnh

1phút: 20 ữ 30mg/cm2
10 phút 50 ữ 100mg/cm2

Lực kế cắt tĩnh

8. Tính ổn định

< 0.03g/cm2

9. Độ pH

7ữ9

Giấy thử pH

4.3.2 Kim tra l khoan

-


Kim tra l khoan theo cỏc thụng s trong cỏc bng di õy:
Bng 4.3.2a - Bng yờu cu kim tra l khoan
Thụng s kim tra

Tỡnh trng l
khoan nhi /
Barette

Phng phỏp kim tra

cc Kim tra bng mt cú ốn ri
cc
Dựng siờu õm hoc camera ghi chp hỡnh l cc khoan
nhi / cc Barette

thng ng & Theo chiu di cn khoan & mi khoan
sõu
Thc dõy
Qu di
Mỏy o nghiờng
Kớch thc l

Calip, thc xp m & t ghi ng kớnh
Thit b o ng kớnh l khoan dng c, siờu õm
Theo m ca cỏnh mi khoan khi m rng ỏy

lng ỏy h / Th chựy hỡnh chúp nng 1kg
Residual sediment at
T l in tr
the base

in dung
So sỏnh sõu o bng thc dõy trc v sau khi vột,
thi ra
19


TIÊU CHÍ KỸ THUẬT CỌC KHOAN NHỒI – BARETTE

Bảng 4.3.2b - Sai số cho phép chế tạo lồng thép
Hạng mục

Sai số cho phép (mm)

Cự li giữa các thép chủ

± 10

Cự li giữa các cốt đai hoặc cốt lò xo

± 20

Đường kính lồng thép

± 10

Độ dài lồng thép

± 50

5. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THI CÔNG

5.1 Kiểm tra chất lượng thi công cọc khoan nhồi / cọc Barette
5.1.1 Phương pháp Xung Siêu Âm

-

Phương pháp xung siêu âm là phương pháp kiểm tra không phá hủy cho phép xác định
tính đồng chất và khuyết tật của bê tông trong phạm vi từ điểm phát đến điểm thu.

-

Tiêu chuẩn áp dụng TCVN 9395: 2012

-

Để khẳng định và đánh giá đặc điểm khuyết tật cần kết hợp thực hiện thêm các phương
pháp khác như khoan lấy mẫu ở lõi bê tông, thí nghiệm nén mẫu bê tông v.v…

5.1.2 Quy định chung

-

Thí nghiệm kiểm tra bằng phương pháp xung siêu âm ở giai đoạn thi công cọc khoan nhồi
/ cọc Barette nhằm mục đích đánh giá tổng thể về chất lượng thi công cọc khoan nhồi /
cọc Barette .

-

Số lượng cọc khoan nhồi / cọc Barette cần tiến hành thí nghiệm xung siêu âm: được quy
định trong các bản vẽ thiết kế.


-

Thời gian bắt đầu thí nghiệm xung siêu âm chỉ được thực hiện tối thiểu 7 ngày tính từ khi
kết thúc đổ bê tông ở cọc khoan nhồi / cọc Barette .

-

Thiết bị thí nghiệm phải được kiểm tra và hiệu chuẩn định kì theo quy định của cơ quan
có thẩm quyền cho phép.

-

Người thực hiện thí nghiệm phải được đào tạo về phương pháp thí nghiệm và được cơ
quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ xác nhận.

-

Thí nghiệm cần phải tiến hành cho suốt chiều dài của cọc khoan nhồi / cọc Barette , các số
đọc phải được ghi tại các khoảng cách không được lớn hơn 0.25m.

5.1.3 Thí nghiệm tại hiện trường

-

Trước khi tiến hành thí nghiệm cần thu thập các thông tin liên quan đến cọc khoan nhồi /
cọc Barette thí nghiệm như sau:


Tên công trình, hạng mục




Vị trí của cọc khoan nhồi / cọc Barette trên bản vẽ thi công



Cao độ đáy và đỉnh cọc khoan nhồi / cọc Barette



Mặt cắt ngang của cọc khoan nhồi / cọc Barette



Ngày đổ bê tông



Số lượng ống siêu âm được đặt trong 01 (một) cọc khoan nhồi / cọc Barette
20


TIÊU CHÍ KỸ THUẬT CỌC KHOAN NHỒI – BARETTE



Các sự cố trong quá trình đổ bê tông (nếu có)

5.1.4 Đánh giá kết quả thí nghiệm


-

Trên cơ sở các kết quả đo khoảng cách giữa tâm và hai đầu đo (khoảng cách giữa tâm hai
ống đo cùng một mặt cắt thí nghiệm) và thời gian truyền xung giữa hai đầu đo đó, vận tốc
truyền xung siêu âm trong bê tông tại một độ sâu thí nghiệm được tính theo công thức:
V=L/T

-

Trong đó
o V - vận tốc truyền xung siêu âm m/s;
o L - Khoảng cách giữa tâm hai đầu đo m;
o T - thời gian truyền xung siêu âm qua chiều dài L/s

-

Ghi chú: trong trường hợp khỏang cách giữa tâm hai đầu đo <= 30cm, cần chú ý đến giá
trị vận tốc truyền xung trong bê tông có thể bị ảnh hưởng đáng kể do sai số khi xung siêu
âm phải truyền qua môi trường nước và vật liệu làm ống siêu âm..

-

Sai số cho phép và thời gian truyền xung thu được theo các độ sâu khác nhau sau khi đã
hiệu chỉnh không vượct quá 1%, sai số biên độ xung không vượt quá 5%.Phần mềm để
xử lý kết quả phải có khả năng xử lý hoặc loại bỏ nhiễu trong kết quả thí nghiệm.

-

Tại hiện trường có thể sơ bộ đánh giá kết quả đo về tính đồng nhất của bê tông cọc khoan
nhồi / cọc Barette dựa theo biểu đồ tín hiệu thời gian hoặc vận tốc truyền xung siêu âm

thu được theo suốt chiều dài mặt cắt thí nghiệm. Khi thấy có sự giảm vận tốc truyền xung
(giảm>20%) hoặc tăng thời gian truyền xung (tăng 20%) thì phải thí nghiệm lại ở cao độ
vị trí đó để khẳng định khuyết tật.

-

Ghi chú: khi xác định tính đồng nhất của bê tông phương pháp xung siêu âm cần đánh giá
kết hợp với kết quả thí nghiệm nén mẫu bê tông và chỉ xét phần mẫu bê tông đạt yêu cầu
về cường độ theo thiết kế.

-

Trong trường hợp có những vấn đề không bình thường trong tín hiệu truyền âm được tìm
thấy trong kế quả thử nghiệm, có thể đó là dấu hiệu của sự hiện diện các khuyêt tật trong
các cọc khoan nhồi / cọc Barette thí nghiệm, nhà thầu phải lập tức báo cáo các khuyết tật
đó cho Đại Diện của Chủ Đầu Tư. Nhà thầu có trácnh nhiệm chứng tỏ cho Đại Diện của
Chủ Đầu Tư là các cọc khoan nhồi / cọc Barette là đạt yêu cầu để đưa vào sử dụng hoặc
thực hiện các bước sửa chữa tiếp theo nếu thấy cần thiết.

6. CÔNG TÁC NGHIỆM THU
6.1 Công tác an toàn

-

Nhà thầu phải tuân thủ nội qui an toàn lao động trong xây dựng, chấp hành các quy định
trong thử nghiệm tại công trường và tuân thủ công tác an toàn lao động theo TCVN
5038:1991.

-


Người không có trách nhiệm không được vào khu vực công trường.

-

Các phế liệu, gạch vỡ, bùn nhão, vv… trên hiện trường phải được dọn sạch sẽ.

-

Tất cả các loại máy móc, thiết bi vận hành phải tuyệt đối tuân thủ theo quy trình an toàn,
đặc biệt cho xe cẩu và máy khoan,

-

Thay thế kịp thời các bộ phận khi hư hỏng.

-

Lắp dựng hệ thống biển báo khu vực nguy hiểm, khu vực cọc khoan nhồi / cọc Barette
vừa được đổ xong bê tông, cấm di chuyển qua khu vực này.
21


TIÊU CHÍ KỸ THUẬT CỌC KHOAN NHỒI – BARETTE

-

Việc lắp đặt và tháo dỡ đối trọng cần được thực hiện với biện pháp an toàn thích hợp. Dỡ
bỏ các giá đỡ, neo … và dọn sạch khu vực thử nghiệm để đảm bảo an toàn mặt bằng thi
công.


-

Sau khi kết thúc công tác thi công cọc khoan nhồi / cọc Barette , toàn bộ các thiết bị thử
nghiệm, thi công cọc khoan nhồi / cọc Barette cần được tháo dỡ vận chuyển khỏi hiện
trường và được bảo dưỡng cẩn thận.

6.2 Báo cáo kết quả thí nghiệm

-

Kết quả thí nghiệm và các phát hiện phải được báo cho đại diện chủ dầu tư trong vòng 10
ngày từ khi hoàn thành mỗi giai đoạn kiểm tra.

-

Báo cáo kết quả thí nghiệm cần nêu được các nội dung chính sau đây:


Mở đầu (giới thiệu tên công trình, địa điểm, hạng mục thí nghiệm, ngày bắt dầu thí
nghiệm …)



Phương pháp thí nghiệm



Thiết bị thí nghiệm (tính năng thiết bị, phạm vi hoạt động, hãng chế tạo, thời hạn kiểm
định hiệu chuẩn cho phép sử dụng)




Đánh giá kết quả thí nghiệm (tính đồng nhất của bê tông dọc theo chiều dài cọc khoan
nhồi / cọc Barette , phạm vi nghi ngờ khuyết tật nếu có …



Kết luận và kiến nghi.



Các biểu đồ vận tốc truyền xung siêu âm theo các mặt cắt thí nghiệm đo được.

6.3 Nghiệm thu công tác thi công

-

Nghiệm thu công tác thi công cọc khoan nhồi / cọc Barette tuân thủ TCVN 9395: 2012 và
tiến hành dự trên cơ sở các hồ sơ sau:


Hồ sơ thiết kế được duyệt



Biên bản nghiệm thu trắc đạt định vị trục cọc khoan nhồi / cọc Barette



Kết quả kiểm định chất lượng vật liệu, chứng chỉ xuất xưởng của cốt thép và các loại

vật liệu chế tạo trong nhà máy



Kết quả thí nghiệm mẫu bê tông



Hồ sơ nghiệm thu từng cọc khoan nhồi / cọc Barette



Bản vẽ hoàn công thực hiện đúng thực tế thi công và được đơn vị tư vấn giám sát xác
nhận, các thay đổi, điều chỉnh phải được đơn vị tư vấn thiết kế chấp thuận



Các kết quả thí nghiệm kiểm tra độ toàn khối của cọc khoan nhồi / cọc Barette .

22



×