Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

THỰC NGHIỆM SẢN XUẤT VÀ ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM VI SINH VẬT TRONG XỬ LÍ PHẾ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.76 KB, 23 trang )

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
---------------------

CHUYÊN ĐỀ
THỰC NGHIỆM SẢN XUẤT VÀ ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM VI
SINH VẬT TRONG XỬ LÍ PHẾ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP

Hà Nội – 6/2019


Contents
1 Cơ sở khoa học...............................................................................................4
1.1

Cơ sở lý thuyết......................................................................................4

1.1.1 Khái niệm môi trường.......................................................................4
1.1.2 Khái niệm ô nhiễm môi trường..........................................................4
1.1.3 Khái niệm nông nghiệp.....................................................................4
1.1.4 Khái niệm phế phụ phẩm nông nghiệp.............................................4
1.1.5 Ảnh hưởng của rác thải nông nghiệp đến môi trường......................4
a) Với môi trường không khí:.......................................................................4
2 Hiện trạng xử lý chất thải hữu cơ và phế phụ phẩm nông nghiệp ở Việt Nam
5
3 Một số biện pháp xử lý chất thải hữu cơ sinh hoạt và phế phụ phẩm nông
nghiệp đang được ứng dụng phổ biến hiện nay.............................................................6
3.1

Ủ rác thành phân bón hữu cơ................................................................6

3.2



Bãi chôn rác vệ sinh..............................................................................7

3.3

Đốt rác...................................................................................................7

3.4

Chôn rác dưới biển................................................................................8

3.5

Chôn rác nhiệt phân..............................................................................8

4 Tình hình sử dụng chế phẩm VSV trong xử lý chất thải hữu cơ và phế phụ
phẩm nông nghiệp làm phân bón...................................................................................8
4.1 Một số loại chế phẩm sinh học được dùng trong xử lý rác thải hữu cơ
sinh hoạt và phế phụ phẩm nông nghiệp....................................................................8
4.1.1 Tác dụng của chế phẩm sinh học......................................................9
4.1.2 Một số loại chế phẩm dùng trong xử lý rác thải và phế phụ phẩm
nông nghiệp 9
4.2 Một số mô hình ứng dụng chế phẩm VSV trong xử lý chất thải hữu cơ
và phế phụ phẩm nông nghiệp ở Việt Nam................................................................9
4.2.1 Vĩnh Phúc.........................................................................................9


4.2.2 Nghệ An..........................................................................................10
4.2.3 Yên Bái...........................................................................................11



MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, ngành nông nghiệp cũng đã có
những thay đổi rất đáng kể. Nhiều loại máy móc tiên tiến, công nghệ trồng trọt, giống
mới…ra đời, đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân. Việt Nam là nước có khí hậu
nhiệt đới thuận lợi cho việc phát triển ngành nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa nước và
các loại cây hoa màu nhiệt đới khác. Phương thức canh tác nhiều địa phương vẫn còn
mang tính chất thủ công truyền thống vì vậy mà năng suất chất lượng sản phẩm nông
sản không cao, các sản phẩm thải sau mỗi mùa vụ thu hoạch không được thu gom xử
lý thích hợp thông thường người dân sử dụng phương pháp đốt gây ô nhiễm môi
trường không khí, môi trường đất giết chết các loài sinh vật đất có lợi…gây thoái hóa
đất.
Để trả lại độ phì nhiêu cho đất biện pháp ưu việt nhất là sử dụng phân hữu cơ để
bón cho đất nhằm cải tạo đất. Phân bón hữu cơ sử dụng nguyên liệu là các sản phẩm
thải của cây trồng sau các kỳ thu hoạch dựa vào các chủng vi sinh vật để phân giải
nhanh và có nguồn dinh dưỡng cao, rất tốt cho cây cũng như cho đất, giúp cải tạo làm
đất tơi xốp. Mặt khác với mức sống trung bình của một người nông dân hiện nay
không thể dùng các loại phân bón hóa học cho cây trồng với giá cả cao như hiện nay,
việc dùng phân hữu cơ vi sinh được làm từ các nguyên liệu có sẵn đã đáp ứng được
mong muốn của người nông dân, vừa tăng năng suất, tiết kiệm chi phí, tận dụng được
nguồn phế phụ phẩm từ nông nghiệp…


1 Cơ sở khoa học
1.1 Cơ sở lý thuyết
1.1.1 Khái niệm môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và
sinh vật.
1.1.2 Khái niệm ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với
tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.
1.1.3 Khái niệm nông nghiệp
Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người
phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm như
lương thực, thực phẩm... để thoả mãn các nhu cầu của mình. Nông nghiệp theo nghĩa
rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp.
Như vậy, Nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Các
điều kiện tự nhiên như đất đai, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, bức xạ mặt trời... trực tiếp
ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng vật nuôi. Nông nghiệp cũng là ngành
sản xuất có năng suất lao động rất thấp, vì đây là ngành sản xuất phụ thuộc nhiều vào
thiên nhiên; là ngành sản xuất mà việc ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ gặp rất
nhiều khó khăn. Ngoài ra sản xuất nông nghiệp ở nước ta thường gắn liền với những
phương pháp canh tác còn thô sơ và lạc hậu.
1.1.4 Khái niệm phế phụ phẩm nông nghiệp
Phế phụ phẩm nông nghiệp là chất thải phát sinh trong quá trình làm nông nghiệp,
quá trình chế biến các loại cây công nghiệp, cây lương thực, sản xuất hoa quả, thực
phẩm…thành phần gồm nhiều chủng loại khác nhau, phần lớn là các thành phần có
khả năng phân hủy sinh học như phân gia súc, rơm rạ, chất thải từ chăn nuôi, giết mổ
và một phần là các chất thải khó phân hủy và độc hại.
1.1.5 Ảnh hưởng của rác thải nông nghiệp đến môi trường
a) Với môi trường không khí:
Các loại rác thải nông nghiệp trong quá trình phân hủy sinh học đều phát sinh ra
các lạo khí như H2S, NH3, CH4, SO2, CO2… khi ngửi phải các loại khí này con
người thường bị kích thích đường hô hấp, gây đau đầu, viêm kết mạc, mất ngủ, đau
mắt, suy hô hấp. Với nồng độ cao chúng làm cản trở sự vận chuyển Oxy, làm hại các
mô thần kinh, thậm chí gây tử vong.
b) Với môi trường đất:
Trong thành phần rác thải nông nghiệp có chứa nhiều độc chất khi tích trữ nhiều sẽ



gây biến đổi các thành phần môi trường đất gây ô nhiễm môi trường đất ngăn cản sự
sống của nhiều loài sinh vật có ích như: giun, vi sinh vật, nhiều động vật không xương
sống. Làm môi trường đất giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều loài gặm
nhấm, sâu bọ phá hoại cây trồng, các loài trung gian lây bệnh cho con người và gia
súc như ruồi, muỗi.
c) Với môi trường nước:
Theo thói quen người dân thường đổ rác tại các bờ suối, ao, hồ, cống rãnh. Lượng
rác này sau khi phân hủy sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng nước mặt, nước ngầm
trong khu vực. Mặt khác, lâu dần những rác này sẽ làm giảm diện tích ao hồ, giảm
khả năng tự làm sạch của nước gây cản trở dòng chảy, tắc cống rãnh thoát nước. Hậu
quả là các hệ sinh thái trong ao hồ bị hủy diệt, gây ô nhiễm nguồn nước và phát sinh
nhiều loại bệnh dịch nguy hiểm như tiêu chảy, tả lị trực khuẩn, thương hàn… ảnh
hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
2

Hiện trạng xử lý chất thải hữu cơ và phế phụ phẩm nông nghiệp ở Việt Nam

Trước thực trạng ô nhiễm do rác thải ngày càng nghiêm trọng và xu hướng tận
dụng rác thải hữu cơ và phế phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón hữu cơ vi sinh trong
nền nông nghiệp xanh ngày càng lớn. Một số nhà nghiên cứu khoa học môi trường
sinh thái nông nghiệp đã nghiên cứu và áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để sử
dụng rác thải hữu cơ và phế phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón hữu cơ. Qua nghiên
cứu của các chuyên gia và tình hình áp dụng thực tế tại các nước đi đầu như Mỹ, Anh,
Canada đã cho thấy việc tận dụng rác thải hữu cơ sinh hoạt và phế phụ phẩm nông
nghiệp đã đem lại những lợi ích lớn cho quốc gia, cộng đồng và môi trường:
- Vấn đề ô nhiễm môi trường được giải quyết
- Tiết kiệm chi phí cho xử lý và chôn lấp rác thải
- Thu hẹp diện tích đất dùng cho các loại bãi rác, bãi chôn lấp rác thải
- Đem lại lợi ích cho các công ty và công nhân

- Các hộ nông dân có sử dụng phân bón hữu cơ an toàn hơn và tiết kiệm chi phí
mua phân bón vô cơ
- Đất canh tác trở nên màu mỡ, dễ canh tác hơn, các tính chất của đất được giữ
vũng không bị biến đổi.
Ở việt nam với đặc điểm là một nước nông nghiệp có dân cư đông đúc thứ 13 trên
thế giới trong khi đó diện tích đứng thứ 65, hằng năm lượng rác thải sinh hoạt và phế
phụ phẩm nông nghiệp phát sinh trong quá trình thu hoạch và chế biến nông sản, thực
phẩm rất lớn.
Với việc sản xuất lúa mỗi năm đạt 40 triệu tấn lúa, chỉ riêng rơm rạ, vỏ trấu thải ra


trong quá trình thu hoạch, xay xát thành hạt gạo đã chiếm cả chục triệu tấn…
Tháng 10 năm 2012 công ty TNHH MTV quản lý công trình đô thị Hà Tĩnh khánh
thành nhà máy chế biến phân hữu cơ từ rác thải tại xã Cẩm Quan huyện Cẩm Xuyên
dự án nhà máy do công ty TNHH MTV làm chủ đầu tư có mục tiêu xử lý rác thải sinh
hoạt trên địa bàn TP Hà Tĩnh, huyện Cẩm Xuyên và các tỉnh lân cận.
Sau khi đi vào hoạt động công trình sẽ góp phần tận dụng rác thải sinh hoạt để chế
biến phân hữu cơ, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo cho sự phát
triển bền vững của khu đô thị, khu dân cư trên địa bàn. Tổng mức đầu tư dự án hơn
156 tỷ đồng,từ nguồn vốn vay ODA. Dự án có công suất xử lý rác thải 200 tấn/ngày
đêm. Hệ thống thiết bị, dây truyền của nhà máy từ Vương quốc Bỉ. Hiệu suất xử lý
rác của nhà máy đạt khoảng 97% lượng rác đầu vào, tỷ lệ rác chôn lấp chỉ chiếm
khoảng 3%.
Người dân xã Tiền Yên (Hoài Đức, Hà Nội) đang được hỗ trợ đưa mô hình dùng
chế phẩm EM Bokashi vào phân loại và xử lý rác thải tại nguồn.
Hoạt động này mở ra triển vọng trong việc ứng dụng công nghệ giảm thiểu ô
nhiễm môi trường, làm tăng hiệu quả sản xuất... Gia đình ông Tạ Đăng Phong (thôn
Yên Thái) đã được cung cấp thùng rác có ứng dụng chế phẩm EM để xử lý rác ngay
tại nhà.
3


Một số biện pháp xử lý chất thải hữu cơ sinh hoạt và phế phụ phẩm nông
nghiệp đang được ứng dụng phổ biến hiện nay
3.1 Ủ rác thành phân bón hữu cơ
Ủ rác thành phân bón hữu cơ khá phổ biến ở các nước đang phát triển ở quy mô hộ
gia đình. Ví dụ ở Canada, phần lớn các gia đình ở ngoại thành phố đều tự ủ rác thải gia
đình mình thành phân bón hữu cơ để bón cho vườn nhà mình.
Việc ủ rác thành phân bón có ưu điểm là giảm đáng kể khối lượng rác, đồng thời
cải tạo đất. Chính vì vậy phương pháp này được ưa chuộng ở các quốc gia nghèo và
đang phát triển.
Công nghệ ủ có thể chia làm 2 loại:
- Ủ hiếu khí: Công nghệ này được ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam, Trung Quốc.
Công nghệ ủ rác hiếu khí dựa vào hoạt động của vi khuẩn hiếu khí với sự có
mặt của oxy. Các vi khuẩn hiếu khí trong thành phần rác khô thực hiện qua quá
trình oxy hóa cacbondioxit (CO2) thường thì chỉ hai ngày sau nhiệt độ đống ủ
sẽ tăng lên khoảng 450C.
- Ủ kị khí (yếm khí): Là phương pháp ủ không có sự có mặt của oxy được các
loài VSV yếm khí phân giải các loại chất hữu cơ tạo ra rất nhiều các chuỗi phản
ứng hóa học phức tạp và các sản phẩm của nó gồm có: khí metan, H2S, CO2,


H2...
3.2 Bãi chôn rác vệ sinh
Phương pháp này được nhiều đô thị áp dụng trong xủ lý rác thải. Ví dụ ở Mỹ có
80% lượng rác thải đô thị xử lý theo phương pháp này, hay một số nước cũng hình
thành nên bãi chôn rác kiểu này.
Bãi chôn rác hợp vệ sinh được thực hiện bằng nhiều cách, mỗi ngày trải rác thành
lớp mỏng, sau đó ép chúng lại bằng xe cơ giới, sau cùng là trải lên chúng một lớp đất
mỏng khoảng 15cm công việc này cứ tiếp tục đến khi rác đầy hố chôn. Bãi chôn rác
vệ sinh thường có tính chống thấm cao và hệ thống thu nước rácđể ngăn sự rò rỉ nước

thải. Việc thực hiện bãi rác hợp vệ sinh có nhiều ưu điểm:
- Do bị nén chặt và phủ lên một lớp đất nên các loại côn trùng, chuột, bọ, ruồi
muỗi khó có thể sinh sôi nảy nở, các hiện tượng cháy ngầm hay cháy bùng phát
khó có thể xay ra, giảm thiểu được mùi hôi thối, ít gây ô nhiễm không khí.
- Góp phần giảm ô nhiễm nước ngầm và nước mặt.
- Các bãi rác sau khi phủ đầy có thể xây làm các công viên giáo dục, làm nơi
sống của các loài động vật qua đó góp phần làm đa dạng sinh học trong các khu
đo thị.
- Chi phí điều hành bãi chôn lấp rác không quá cao. Tuy nhiên phương pháp này
cũng có những nhược điểm
- Các bãi chôn lấp cần diện tích lớn.
- Các lớp đất phủ bãi rác bị gió thổi mòn và phát tán đi xa.
- Các bãi rác này tạo khí metan và khí hydrosunfua độc hại có khả năng gây cháy
nổ,ngạt thở.
3.3 Đốt rác
Đốt rác ở đây được hiểu là đốt rác có kiểm soát các chất rắn có thể đốt được, tuy
nhiên nó không chỉ là việc đốt cháy một bãi rác ngoài trời. Đốt rác là phương pháp
được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng, thông thường người ta xây dựng các lò đốt
chuyên biệt, nhiệt độ trong lò có thể lên đến hàng nghìn độ C, có thể đốt cháy các kim
loại thủy tinh. Xử lý theo phương pháp này có những điểm sau:
- Các côn trùng, vi sinh vật, chất gây ô nhiễm bị tiêu hủy.
- Diện tích xây dụng các lò đốt nhỏ hơn các bãi chôn rác.
- Các lò đốt có thể giảm khối lượng rác thải từ 80 – 90% số tro còn lại được đem
chôn lấp hoặc sử dụng vào mục đích khác.
- Các lò đốt có thể xây dụng gần thành phố do đó giảm chi phí vận chuyển rác.
- Nhiệt độ phát tán trong quá trình đốt có thể tận thu cung cấp cho nhà máy hay
khu dan cư.


- Các lò đốt có thể xử lý được các chất có chu kỳ phân hủy rất lâu dài như các

loại vỏ xe, đệm cao su, các loại túi bóng, túi nilon…
Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi cần phải có chi phí cao cho máy móc và thiết
bị.
3.4 Chôn rác dưới biển
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng chôn rác dưới biển có nhiều điểm có lợi. Ví dụ
thành phó New York, trước đây rác thải được chở đến các bến cảng sau đó đucợ các
xà lan đem chôn dưới biển ở độ sâu 100 feets, nhằm tránh tình trạng lưới đánh cá bị
vướng mắc.
Ngoài ra một số thành phố của Mỹ người ta còn xây dựng một số bãi ngầm nhân
tạo trên cơ sở sử dụng một số khối gạch bê tông phá vỡ từ các công trình xây dựng
thậm chí từ các ô tô thải bỏ. Làm điều này vừa giải quyết được vấn đề rác thải, đồng
thời tạo nơi khu trú cho các loại sinh vật biển.
3.5 Chôn rác nhiệt phân
Đây là phương pháp xử lý rác thải tương tự chúng ta làm than hầm, tức là sử dụng
nhiệt đốt bên ngoài để loại trừ dần không khí trong rác, phương pháp này có những ưu
điểm sau:
- Quá trình nhiệt phân là quá trình kín nên tạo ra ít khí thải ô nhiễm.
- Có thể thu hồi nhiều vật chất sau nhiệt phân. Ví dụ rác nhiệt phân ở đô thị Mỹ
sau khi nhiệt có thể thu hồi lại dầu nhẹ, hắc ín, nhựa đường, chất amonisunfate,
than, chất lỏng chứa rượu, tất cả các chất trên đều có thể tái sử dụng làm nhiên
liệu.
4

Tình hình sử dụng chế phẩm VSV trong xử lý chất thải hữu cơ và phế phụ
phẩm nông nghiệp làm phân bón

4.1 Một số loại chế phẩm sinh học được dùng trong xử lý rác thải hữu cơ sinh
hoạt và phế phụ phẩm nông nghiệp
Chế phẩm VSV (hay EM) gồm một hỗn hợp chứa hơn 80 chủng VSV kỵ khí và
hiếu khí thuộc 10 chi khác nhau và được phân lập từ hơn 2000 loại nguyên vật liệu sử

dụng phổ biến trong công nghiệp thực phẩm và công nghẹ lên men, bao gồm 5 nhóm
chính:
1. Nhóm vi khẩn Bacillus
2. Nhóm vi khuẩn quang hợp
3. Nấm men
4. Xạ khuẩn


5. Vi khuẩn Lactic
4.1.1 Tác dụng của chế phẩm sinh học
- Phân hủy nhanh các chất hữu cơ có trong rác thải, phế phụ phẩm nông nghiệp,
các loại mùn hữu cơ đa phần tử như: xenluloza, tinh bột, ligin, protein, lipit…
thành các chất dẽ tiêu cho cây trồng.
- Chuyển hóa nhanh lân khó tiêu thành lân dễ tiêu.
- Tạo chất kháng sinh để tiêu diệt hoặc ức chế một số VSV gây bệnh cho cây
trồng.
- Tạo chất ức chế sinh trưởng hoặc tiêu diệt VSV gây thối, hạn chế mùi hôi thối
do phân hủy sinh học.
- Dùng sản xuất phân hữu cơ từ than bùn.
4.1.2 Một số loại chế phẩm dùng trong xử lý rác thải và phế phụ phẩm nông
nghiệp
Chế phẩm Chế phẩm E.M 2: Là dung dịch được sản xuất từ EM gốc, có tác dụng
phân giải các chất hữu cơ, khử mùi hôi chuồng trại chăn nuôi, làm sạch môi trường;
cải thiện tính chất hóa lý của đất; kích thích tiêu hóa,
giúp tăng trưởng vật dùng trong trồng trọt, chăn nuôi và xử lý môi trường.
EM. Bokasi là một dạng của E.M ở trạng thái bột, được tạo ra bằng cách lên men các
chất hữu cơ.E.M Bokashi là chẩt bổ sung quan trọng để tăng VSV hữu hiệu trong đất.
Bokashi có nhiều dạng phụ thuộc vào chất hữu cơ sử dụng.
Chế phẩm EMUNIV bộ VSV hữu hiệu đa năng của Công ty cổ phần Vi sinh ứng
dụng Hà Nội. UMUNIV là tập hợp nhiều VSV hữu hiệu bao gồm VSV phân giải hữu

cơ, VSV cố định đạm, VSV phân giải lân, VSV kích thích sinh trưởng… VSV tổng số
> 109CFU/g.
Chế phẩm Compost Maker được sản xuất tại bộ môn VSV- Viện Thổ Nhưỡng
Nông Hóa: là tập hợp các loại VSV có khả năng phân giải xenlulo, sinh tổng hợp chất
kích thích sinh trưởng thực vật và ức chế VSV gây bệnh vùng rễ cây trồng, phân giải
lân, cố định đạm,… VSV tổng số 108 CFU/g.
Chế phẩm EM – TMT do bộ môn VSV khoa tài nguyên môi trường sản xuất.
4.2 Một số mô hình ứng dụng chế phẩm VSV trong xử lý chất thải hữu cơ và
phế phụ phẩm nông nghiệp ở Việt Nam
4.2.1 Vĩnh Phúc
Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Vĩnh Phúc phối hợp với viện
công nghệ Việt Nam đã sản xuất và ứng dụng thành công chế phẩm sinh học Biomix1,
Biomix2 xử lý ô nhiễm môi trường nông thôn. Trong đó Biomix1 chuyên xử lý rác


thải nông nghiệp và phân gia súc gia cầm; Biomix2 xử lý nước thải chăn nuôi. Chế
phẩm đã đucợ ứng dụng có hiệu quả tại hơn 20 hộ chăn nuôi gia súc gia cầm tại xã
Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
Kết quả thực nghiệm cho thấy, phân, rác thải, chăn nuôi sau xử lý bằng chế phẩm
sinh học có thể thải thẳng ra môi trường xung quanh không gây ảnh hưởng tới sức
khỏe con người. các chất thải nguy hại có độ ô nhiễm cao như COD trước xử lý có
hàm lượng 1697 mg/l, sau xử lý giảm xuống còn 330 mg/l; hàm lượng SS từ 1160
mg/l giảm xuống còn 144 mg/l; NH3 từ 231 mg/l giảm xuống còn 157 mg/l… đặc
biệt, phân gia súc và rác thải nông nghiệp sau xử lý còn chứa nhiều các VSV có ích
đem bón cho cây trồng giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. sử dụng các sản
phẩm trên rất đơn giản: 1kg Biomix1 xử lý cho 1 tấn phân gia súc gia cầm, rác thải
chỉ sau một tuần sẽ hết mùi hôi thối, sau 20 đến 25 ngày sẽ hoai mục; 1 kg Biomix2
cho vào bể nước thải chăn nuôi dung tích 5m 3 sau 3 ngày mùi hôi thói sẽ giảm hẳn,
giảm 70% ruồi nhặng. sau 3 ngày xử lý, các chế phẩm này có hiệu quả rõ rệt và ổn
định kéo dài đến vài tháng, nếu liên tục sử dụng chế phẩm vi sinh vật thì hiệu quả sẽ

còn cao và ổn định hơn. Đặc biệt, chế phẩm có giá thành rẻ, chỉ từ 20 đến 25 nghìn
đồng 1 kg, dễ sử dụng có thể áp dụng rộng rãi với mọi điều kiện và môi trường chăn
nuôi, thời gian tác dụng lâu dài.
Chế phẩm Biomix1 và Biomix2 được bà con nông dan tỉnh Vĩnh Phúc ưa dùng.
Trung tâm đang mở rộng sản xuất , đòng thời tổ chức tập huấn sử dụng chế phẩm
nhằm mở rộng ứng dụng ra diện rộng.
4.2.2 Nghệ An
Chế phẩm sinh học COMPOST MAKER đã được triển khai thực hiện trên các mô
hình trồng chè ở xã Hùng Sơn (huyện Anh Sơn), trồng rau ở xã Quỳnh Liên (huyện
Quỳnh Lưu), trồng cam ở nông trường Xuân Thành (Quỳ Hợp)…
Tại xã Hùng Sơn có hơn 120 hộ tham gia và sản xuất được hơn 600 tấn sản phẩm.
sau 30 ngày ủ, nguyên liệu được phân hủy 100% bón cho cây chè tăng năng suất
25%so với khi chưa sử dụng phân hữu cơ vi sinh. Chế phẩm Compost Maker đang
được ngành nông nghiệp Nghệ An tiếp tục nhân ra trên diện rộng.
Compost Maker gồm các chủng vi sinh vật phân giải xenlulo; vi sinh vật phân giải
lân; vi sinh vật cố định đạm và VSV hỗ trợ trên nền than bùn có mật độ các chủng
VSV từ 108 – 109 CFU/g.
Chế phẩm Compost Maker và phân bón hữu cơ vi sinh đã rút ngắn thời gian xử lý
các hợp chất hữu cơ các chủng VSV phân giải nhanh; rút ngắn thời gian xử lý phế phụ
phẩm; nhiệt độ sinh khối ủ tăng nhanh sau 1- 2 ngày và đạt cực đại 45 – 70 0C sau 7
đến 15 ngày.


Hiệu quả kinh tế, chi phí mua 1 tấn phân chuồng 300 nghìn đồng, chi phí sản xuất
1 tấn phân hữu cơ vi sinh quy mô hộ gia đình là 272 nghìn đồng.như vậy sử dụng
phân hữu cơ vi sinh tiết kiệm được 28 nghìn đồng / 1 tấn.tại xã Hùng Sơn huyện Anh
Sơn có 120 hộ tham gia mô hình sản xuất và sản xuất được hơn 600 tấn sản phẩm. sau
30 ngày ủ nguyên liệu được phân hủy hoàn toàn, mang lại rất nhiều lợi ích về môi
trường và kinh tế của địa phương.
4.2.3 Yên Bái

Trạm khuyến nông huyện Trấn Yên (Yên Bái) ứng dụng mô hình sản xuất phân
bón hữu cơ từ rơm rạ, các phế phụ phẩm nông nghiệp khác. Được cán bộ khuyến
nông hỗ trợ kỹ thuật các hộ nông dân tiến hành ủ phân và thu được sản phẩm để bón
cho ruộng của gia đình mình. Với các quy trình ủ đơn giản, tận dụng chính các rác
thải, phế phụ phẩm nông nghiệp nên tiết kiệm được chi phí mua phân bón, một lướng
lớn rác được xử lý, bảo vệ môi trường.

Thực nghiệm sản xuất chế phẩm vi sinh vật :
Quy trình công nghệ
Sơ đồ quy trình:


B) Thuyết minh quy trình:
Bước 1: Kiểm tra hoạt tính và độ tạp nhiễm của giống gốc
Chủng giống được sử dụng trong quy trình được kiểm tra hoạt tính sinh học
trước khi tiến hành nhân giống và sản xuất. Hoạt tính sinh học phân giải một số cơ
chất bao gồm: hoạt tính phân giải tinh bột; hoạt tính phân giải cơ xenlulo; hoạt tính
phân giải protein. Kết quả kiểm tra cần đáp ứng: hoạt tính sinh học cao; không tạp
nhiễm vi sinh vật khác
Bước 2: Nhân giống
Chủng vi sinh vật được nhân giống cấp 1 trong bình tam giác 250ml với các
điều kiện dinh dưỡng, nhiệt độ thích hợp. Tiếp theo, quá trình nhân giống cấp 2 được
thực hiện trong bình tam giác dung tích 5 l, tỷ lệ cấp giống ban đầu là 10% (canh
trường giống cấp 1 đạt mật độ lớn nhất ≥ 10 8 CFU/ml), nuôi cấy với điều kiện nhiệt
độ, mức cấp khí, tốc độ lắc thích hợp
Bước 3: Lên men thu sinh khối
Quâ trình lên men được thực hiện trên thiết bị lên men dung tích 30 lít, điều
chỉnh các thông số lên men thích hợp: nhiệt độ; tốc độ khuấy; mức cấp khí.



Bước 4: Xử lý sinh khối
Sinh khối trong dịch lên men được ly tâm và thu sinh khối lắng, sau đó tiến
hành phối trộn chất mang và lên men xốp
Bước 5: Phối trộn
Sinh khối được phối trộn với chât mang là cám gạo, than bùn, có bổ sung thêm
rỉ đường.
Bước 6: Lên men xốp
Hỗn hợp sinh khối và chất mang được ủ trong tủ nuôi cấy vi sinh vật ở điều
kiện nhiệt độ, mức cấp khí thích hợp
Bước 7: Kiểm tra thành phẩm
Sau khi ủ lên men xốp, thành phẩm được kiểm tra mật độ vi sinh vật, sau đó
được đóng gói bảo quản
I.2) Thực nghiệm sản xuất
A) Nguyên vật liệu:
- Chủng vi sinh vật
Chủng
vi sinh
vật

Strepto
myces
fradiae
Bacill
us velezensis
saccha
romyces
cerevisiae

Mật
1

độ tế bào
Ph
(CFU/ml) ân giải
hợp chất
cellulose
(CMC)

20
8
1.10
50

8

1.10

Hoạt tính sinh học
2
3
4
Phâ
Phân
Phân
n giải
giải hợp
giải
photphat
chất chứa
tinh
khó tan

nitơ liên kết
bột
(V,mU/ml) (µM)
4
0

15
00

4
0

-

-

218

-

-

-


1.108

-

-


- Môi trường nuôi cấy vi sinh vật
+ Môi trường king B: nuôi cấy chủng Bacillus
Peptone
10g
K2HPO4.3H2O
1,5g
MgSO4.7H2O
1,5g
Glycerol
10ml


Nước cất
pH điều chỉnh

1L
7.0

đến
+ Môi trường Hansen: nuôi cấy chủng nấm men
Peptone
10g
K2HPO4.3H2O
3g
MgSO4.7H2O
3g
Đường glucose
20g
Nước cất

1L
pH điều chỉnh
7.0
đến
+ Môi trường Gause nuôi cấy chủng xạ khuẩn
Tinh bột tan
20g
K2HPO4.3H2O
0,5g
MgSO4.7H2O
0,5g
NaCl
0,5g
KNO3
1g
FeSO4.7H2O
0,01g
Nước cất
1L
pH điều chỉnh
7.0
đến
+ Rỉ đường:
Thành phần dinh dưỡng:
Carbohydr

74.73 g

clo


ates

(3%) 13.3
mg

Đường

74.72 g

Chất xơ

0g

Canxi

(21%) 205
mg

Niacin (B3
)

(6%) 0.93

Sắt

mg
Chất béo

(36%) 4.72
mg


0.1 g

Magiê

(68%) 242
mg


Pantotheni
c acid (B5)

(16%)
0.804 mg

Protein

0g

măngan

(73%) 1.53
mg

Photpho

(4%) 31
mg

Vitamin B6


(52%) 0.67

kali

(4%) 0.041

natri

mg
Thiamine (
B1)

mg
Riboflavin

(B2)

(31%)
1464 mg
(2%) 37
mg

(0%) 0.002

Kẽm

mg

(3%) 0.29

mg

+ Cám gạo:
Thành phần trong cám gạo
Khối lượng thành phần
Năng lượng (cals)
330,5
Protein (g/100g)
14,5
Tổng CHO (g/100g)
51
CHO có ích (g/100g)
22
Chất béo (g/100g)
20,5
Chất béo bão hòa (g/100g)
3,7
đường tổng số (g/100g)
8,1
Chất tro (g/100g)
8
Độ ẩm (g/100g)
9
Chất sơ tổng số (g/100g)
29
Vitamin B (mg/100g)
Thiamin B1
2,7
Riboflavin B2
0,28

Niacin B3
46,9
Pyridoxal B6
3,17
B12 (mcg/100g)
0,05
I.3) Nội dung thực hiện;
- 3.1. Lựa chọn bộ chủng xạ khuẩn vật phân giải cenllulose
- Hoạt tính sinh học của các chủng vsv:
- Bảng: Hoạt tính sinh học của chủng vsv


- *
-

TT

-

Ký Hiệu

Đường
kính vòng phân
giải CMC(Dd)cm

Đường
kính vòng phân
giải tinh bột(Dd)cm

-


1

-

SHXDL23

-

+

-

1,8

-

2

-

SHX02

-

2,2

-

+


-

3

-

SHXDL47

-

5,6

-

2,0

-

4

-

SHX04

-

-

-


1,8

-

5

-

SHX05

-

-

-

1,8

-

6

-

SHX012

-

4,8


-

2,0

-

-

-

-

Ghi chú: (+): Vòng phân giải nhỏ (<1cm),(-) Không có hoạt tính

- Kết quả kiếm tra hoạt tính phân giải cenllulose của các chủng vsv trong bảng 1
cho thấy chủng SHXDL47 và SHX012 có hoạt tính sinh học phân giải CMC
cao nhất. Chủng SHXDL47 có đường kính vòng phân giải CMC9D(D-d)=2.6,
Chủng SHX012 có đường kính vòng phân giải CMC=4.8. Kết quả đánh giá
cũng cho thấy ngoài khả năng phân giải cenllulose chủng SHXDL47 và
SHX012 còn có hoạt tính phân giải tinh bột, tính chất đa hoạt tính sinh học này
làm tăng thêm hiệu quả nghiên cứu thu được dự án lựa chọn chủng SHXDL47
và SHX012 làm vật liệu phục vụ cho nghiên cứu tiếp theo.
- Chủng SHXDL47 được tuyển chọn trên môi trường Gauze trong điều kiện
nhiệt độ nuôi cấy 37 độ.Sau 72-96 giờ nuôi cấy, khuẩn lạc tròn, có đường kính
2-2.5mm, màu trắng đục, có mùi thơm ngái, chân khuẩn lạc bám sâu, chặt vào
môi trường. Khi được nuôi cấy lắc trên môi trường dịch thể(Gauze), Sau 72 giờ
chủng SHXDL47 tao j thành hạt nhỏ kích cỡ <=1mm,làm trong môi trường
nuôi cấy. trên thành bình tạo vòng váng màu trắng và bám chặt trên môi trường
dịch thể (Gauze),Sau 72 giờ chủng SHXDL47 tạo thành hạt nhỏ kích cỡ

<=1mm, làm trong môi trường nuôi cấy, cấy thành bình tạo vòng váng trắng và
bám chặt vào thành bình, kết quả kiểm tra mật độ tế bào sau 72 giờ nuôi cấy


cho thấy SHXDL47 đạt mật độ >=8.10^8 CFU/ml.Trong điều kiện nuôi cấy
tĩnh, sau 72 giờ, chủng SHXDL47 phát triển làm môi trường dịch thể chia làm
2 trạng thái, phía dưới ở trạng thái huyền phù, phía trên trong hơn, bề mặt môi
trường không đóng váng, kết quả kiểm tra mật độ tế bào sau 96 giờ nuôi cấy
cho thấy,SHXDL47 đạt mật độ >=3.10^6 CFU/ml.
3.2. Lựa chọn bộ chủng xạ khuẩn phân giải tinh bột
-Hoạt tính sinh học của các chủng vsv:

T

Bảng: Hoạt tính sinh học của chủng vsv
T
Ký Hiệu chung
Đường kính
vòng phân giải tinh
bột(D-d)cm
1
2
3
4
5
6

SHX01
SHX12
XHX13

SHX13
SHX15
SHX16

2,8
+
+
4.2
+

Đường
kính vòng phân
giải CMC(Dd)cm
1,8
1,6
1,6
2,5
2.2
2,2

Ghi chú: (+) Vòng phân giải <1cm, (-) Không có hoạt tính
- Kết quả kiểm tra hoạt tính phân giải tinh bột của các chủng vsv trong bảng cho
ta thấy chủng SHX02 và SHX15 có hoạt tính sinh học phân giải CMC cao nhất.
Chủng SHX01 có đường kính vòng phân giải CMC(D-d)=2,8. Chủng SHX15
có đường kính vòng phân giải CMC(D-d)=4.2 kết quả kiểm tra cũng cho thấy
ngoài khả năng phân giải tinh bột chủng SHX01 và SHX15 còn có hoạt tính
phân giải cellulose( đường kính vòng phân giải CMC của chúng SHX01(Dd)=1.8cm, và chủng SHX 15 là (D-d)=2,2 cm).
- Đặc điểm sinh lý, hình thái các chủng SHX01 và SHX15:



- Chủng SHX01 được tuyển chọn tr ên môi trường Gauze trong điều kiện nuôi
cấy 37 độ C, Sau 72 giờ nuôi cấy, khuẩn lạc tròn , có đường kính 3-4nm, màu
trắng xám, có mùi thơm ngái, chân khuẩn lạc bám sâu chặt vào môi tr ường.
Khi nuôi cấy lắc trên môi trường dịch thể Gauze, Sau 72 giờ chủng SHX01 tạo
thành hạt nhỏ kích cỡ <=1nm, làm trong môi trường nuôi cấy trên thành bình
tạo vòng váng màu trắng và bám chặt vào thành bình, kết quả kiểm tra mật độ
tế báo sau 72 giờ nuôi cấy cho thây SHX01 đạt mật độ >=8.10^8 CFU/ml.
Trong điều kiện nuôi cấy tính, sau 72 giờ chủng SHX01 phát triển làm môi
trường dịch thể chia làm 2 trạng thái, phía dưới ở trạng thái huyền phù, phía
trên trong hơn, bề mặt môi trường không có đóng váng, kết quả kiểm tra mật độ
tế bào sau 96 giờ nuôi cấy cho thấy SHX01 đạt mật độ >=4.10^6 CFU/ml
- Chủng SHX 15 được tuyển chọn trên môi trường Gauze trong điều kiện độ nuôi
cấy 37 độ C. Sau 72-96 giờ nuôi cấy , khuẩn lạc chủng SHX15 tròn, đường
kính 2-2,2nm, rìa ngoài mọc thành sợi, có mùi hắc, chân khuẩn lạc bám sâu,
chặt vào môi trường , Khi được nuôi cấy lắc trên môi trường dịch thể Gauze,
sau 72 giờ chủng SHX15 tạo thành hạt nhỏ kích cỡ <=1mm làm trong môi
trường nuôi cấy, trên thành bình tạo vòng váng màu trắng, và bám chặt vào
thành bình, kết quả kiểm tra mật độ tế bào sau 72 nuôi cấy cho thấy SHX15 đạt
mật độ >=8.10^8 CFU/ml.Trong điều kiên nuôi cấy, sau 72-96 giờ, chủng
SHX15 phát triển môi trường dịch thể chia làm 2 trạng thái, phía dưới ở trạng
thái huyền phù, phía trên trong hơn, bề mặt môi trường không đóng váng, kết
quả kiểm tra mật độ tế bào sau 96 giờ nuôi cấy cho thấy SHX15 đạt mật độ >=
10^6CFU/ml.
- Bảng 13 : Mật độ của chế phẩm ở các thời điểm khác nhau
Chủng VSV

Mật độ tế bào (CFU/ml)
0
1
2

3
4
5
6
giờ
tháng tháng tháng tháng tháng tháng
SHB17
3,44x1 2,34x1 3,06x10 3,74x1 4,12x10 4,2x107 3,32x106
05
09
08
SHV7
4,12x1 4,24x1 4,12x10 4,26x1 3,28x10 3,8x107 2,28x106
06
09
08
SHX012
5,26x1 3,44x1 5,24x10 5,38x1 4,16x10 4,6x107 2,16x106
05
08
08
SHXDL47 3,42x1 4,52x1 6,18x10 6,34x1 5,44x10 5,04x10 1,44x106
05
08
08


SHX01
SHY06


5,46x1 4,36x1 4,62x10 5,34x1 5,24x10 5,2x107 2,24x106
05
08
08
3,56x1 4,68x1 4,06x10 4,12x1 3,34x10 4,16x10 4,06x106
05
09
08

- Bảng 14: Hoạt tính của các chủng trong chế phẩm trong thời gian bảo quản
Chủ
ng VSV
giờ
SH
B17

4
SH

V7

2
SH

X012
SH
XDL47
SH
X01
SH

Y06

0
2
9
+

Hoạt tính (mm)
0
1
tháng
tháng
2
2
6
5
2
2
3
2
3
3
2
1
3
3
3
2
2
3

0
0
+
+
++
++

2

3
tháng

2

4
tháng

2
4

2

2

2

3
1
2
3

0
+
++

2
5

2
7

+
+

5

8

8

2

2

2

+

5

8


0

1

2

3

3

7

8

0

1

1

3

3

tháng

0

0


6

2

2

3

3

tháng

2

2

5

5
+

+

2
+


BÁO CÁO VỀ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ BẰNG
CHẾ PHẨM VI SINH

(SẢN XUẤT PHÂN COMPOST BẰNG BÃ NẤM)

1. NGUỒN GỐC XUẤT XỨ:

- Đây là sản phẩm thuộc đề tài ‘Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm vi sinh để chế biến
phế thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ sinh học tại ccacs nông hộ ở Quỳ Hợp tỉnh
Nghệ An’, thuộc dự án vốn vay ADB.

2. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
a) Chuẩn bị các nguyên, vật liệu:
*Nguyên liệu: Tỉ lệ phối trộn cho 100(kg) nguyên liệu như sau:
Phế thải chăn nuôi (phân lợn, phân gà): 70kg
Nguyên liệu hữu cơ (bã nấm)

: 30kg

Vôi bột

: 0.5kg


Chế phẩm vi sinh

:0.2kg

Nguyên liệu bổ sung - Phân đạm 0.5kg
- Phân lân 0.5kg
-Rỉ đường 1kg
(bổ sung thêm để nâng cao thêm chất lượng sản phẩm)
Nước sạch: 10 lít

*Dụng cụ: cuốc, xẻng, dao cắt, ủng, bình tưới nước, xô chậu,..

b) Sơ đồ quy trình
Chế phẩm vi sinh

Vôi, lân…

Phối trộn

Nguyên liệu hữu cơ
(phân gà lợn, bã nấm)

Xử lý, điều chỉnh độ ẩm, pH

Ủ thành đống
Đảo trộn

Kiểm tra

Phân bón hữu cơ sinh học

c)Phối trộn:
- Tạo dịch sinh vật: Cho chế phẩm BIOEM, phân lân, phân đạm, rỉ đường vào nước
và khuấy đều.


- Phân gà, phân lợn và bã nấm được trải thành lớp có độ dày 10-15cm, sau rắc đều
vôi, sử dụng bình tưới đều dịch sinh vật đã chuẩn bị sẵn lên bề mặt nguyên liệu, sử
dụng xẻng trộn đều. Tiếp tục bổ sung thêm 1 lớp nguyên liệu lên trên và tiến hành rắc
vôi và dịch vi sinh . Cứ làm tuần tự như vậy cho đến hi chiều cao đống ủ cao khoảng

1-1,2m.
d)Ủ nguyên liệu (Ủ thành đống):
- Nguyên liệu được ủ thành đống có độ cao từ 1-1,2m, sau khi đánh đống xong sử
dụng lượng dung dịch vi sinh vật còn lại tưới đều lên bề mặt đống ủ và dùng bạt,
nilong che phủ kín bề mặt đống ủ. Đống ủ được coi là đảm bảo khi nhận thấy xuất
hiện các lớp màu trắng đồng nhất dạng sợi ngắn trên bề mặt và dưới bề mặt 20-30cm
sau khi ủ 2,3 ngày, nhiệt độ khối ủ cao hơn nhiệt độ môi trường ít nhất 20’C.
e) Đảo trộn:
- Sau 7-10 ngày tiến hành đảo trộn các đống ủ bằng cuốc, xẻng để đảm bảo sự phân
tán đồng đều của sinh khối vi sinh vật trong cơ chất. Trong quá trình đảo trộn bổ sung
thêm nước vào với mục đích tránh để đống ủ bị khô. Sau khi đảo trộn 15-20 ngày
nhiệt độ của đống ủ không cao hơn nhiệt độ môi trường coi như kết thúc quá trình ủ.
- Thời gian cho 1 quá trình ủ kéo dài khoảng 22-30 ngày.
3. KẾT QUẢ: Bắt đầu thực hiện ủ phân compost từ ngày 25/1
Nhiệt độ
- Sau 7 ngày (1/2): nhiệt độ đạt 50’C
- Sau 20 ngày (21/2): nhiệt độ đo được là 25’C
- Sau 30 ngày (2/3): nhiệt độ đo được là 30’C
Nhiệt độ đạt đến 30’C vì do quá trình làm độ ẩm quá cao (mưa to thường xuyên) và vì
trời quá lạnh nên đống ủ cũng không đạt được nhiệt độ cần thiết.
Hình thái
- Phế thải sau khi xử lí có màu xám đen, không có mùi là có thể đem bón cho cây
trồng như một nguồn phân hữu cơ hoặc bảo quản trong bao, túi.



×