Tải bản đầy đủ (.doc) (186 trang)

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật để phát triển hai dòng chè CNS – 1 41 và CNS – 8 31 tại các tỉnh miền núi phía bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.77 MB, 186 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRỊNH THỊ KIM MỸ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỂ PHÁT TRIỂN
HAI DÒNG CHÈ CNS-1.41, CNS-8.31 TẠI CÁC TỈNH
MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 9620110

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRỊNH THỊ KIM MỸ

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ
MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐỂ PHÁT TRIỂN
HAI DÒNG CHÈ CNS-1.41, CNS-8.31 TẠI CÁC TỈNH
MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng


Mã số: 9620110

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Nguyễn Hữu La
2. TS. Lê Văn Đức

HÀ NỘI – 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng toàn bộ số liệu và kết quả trong luận án này là hoàn
toàn trung thực và chưa từng được công bố tại bất kỳ một công trình nghiên
cứu nào.

Tác giả luận án

NCS. Trịnh Thị Kim Mỹ


ii
LỜI CẢM ƠN
Công trình nghiên cứu này đã được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt
tình của tập thể thầy hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Hữu La, Phó Viện
trưởng, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc. TS Lê
Văn Đức, Phó Cục trưởng, Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn. Từ đáy lòng mình, tôi vô cùng biết ơn sự giúp đỡ quý báu, chân tình đối
với tập thể hướng dẫn khoa học.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo Viện cùng các đồng

nghiệp tại Bộ môn Công nghệ sinh học và bảo vệ thực vật – Viện Khoa học
kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc. Tôi vô cùng biết ơn các thầy,
cô, Ban đào tạo sau Đại học, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã giúp
đỡ và cung cấp cho tôi những kiến thưc mới nhất liên quan đến chuyên ngành
nghiên cứu của mình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành TS. Nguyễn Văn Thiệp, Trưởng
Bộ môn CNSH & BVTV đã cung cấp nguồn vật liệu thí nghiệm là các giống
chè ưu thế lai mới CNS - 1.41 và CNS – 8.31 cũng như đã tận tình giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu, thực nghiệm để có được kết quả như hiện
nay.
Tôi cũng cảm ơn sự giúp đỡ của Công ty cổ phần chè Liên Sơn, Văn
Chấn, Yên Bái, Công ty cổ phần chè Sông Lô, Yên Sơn, Tuyên Quang, các
đơn vị khác tạo điều kiện về địa điểm triển khai các thí nghiệm cho tôi.
Cuối cùng cho phép tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới các thành viên
trong gia đình tôi đã luôn động viên, tiếp sức mạnh và nghị lực để tôi hoàn
thành tốt nhất trong công trình nghiên cứu này.
Tác giả luận án

NCS. Trịnh Thị Kim Mỹ


iii
DANH MỤC VIẾT TẮT

ADN

Acid deoxyribo nuleic

AFLP
BA

BVTV
CHT
CS
CT
CTV
ĐC
ĐK
HN
IAA
IBA
ISSR
KTCB
KT
NAA
NSTT
NXB
OM
PAL
PBOA
PGRs
SSR
SXKD
T-ca
TCN
TCVN
TD
TDZ
TF
TP
TPB

TR
RAPD
RFLD
EGCG
ROS
RNS

Amplified fragment length Polymorphism
Bachelor
Bảo vệ thực vật
Chất hòa tan
Cộng sự
Công thức
Cộng tác viên
Đối chứng
Đường kính
Hồ Nam
ᵝ - indol - acetic acid
Indolezbutyric acid potassium
Marker and their application in plant genetics
Kiến thiết cơ bản
Kim Tuyên
Naphthalene acetic acid
Năng suất thực thu
Nhà xuất bản
Organic matter
Phase altermative line
Pheny boronic acid
Plant growth regulators
Secondary Surveilance radar

Sản xuất kinh doanh
Trans - cinamic acid
Tiêu chuẩn ngành
Tiêu chuẩn Việt Nam
Trung Du
Thidiazuron
Theaflavins
Thành phố
Tetra phenylboron
Thearubigins
Random Amplified Polymorphic
Restriction fragment Length Polymorphism
Epigallocatechin gallate
Reactive Oxygen Species
Reactive nitrogen species


iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................................ ii
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................... i
DANH MỤC VIẾT TẮT............................................................................................................ iii
MỤC LỤC...........................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG...........................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH.............................................................................................iii
MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
1 Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 3
2.1 Mục tiêu tổng quát........................................................................................ 3
2.2 Mục tiêu cụ thể............................................................................................... 3

3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 3

3.1 Ý nghĩa khoa học............................................................................................ 3
3.2 Ý nghĩa thực tiễn............................................................................................ 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 4
4.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 4
4.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................................ 4
4.3. Thời gian nghiên cứu............................................................................................................. 4
5. Những đóng góp mới của đề tài......................................................................... 4
CHƯƠNG I........................................................................................................... 6
TỔNG QUAN TÀI LIỆU CỦA ĐỀ TÀI............................................................... 6
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI................................................................ 6
1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các dòng, giống chè..........................6
1.1.2. Những biện pháp kỹ thuật chủ yếu đối với cây chè.....................................7
1.2. Tình hình nghiên cứu về chè trên thế giới................................................... 11
1.2.1. Nghiên cứu về giống chè trên thế giới.......................................................11
1.2.2. Ứng dụng công nghệ chỉ thị phân tử và nuôi cấy cứu phôi trong chọn
tạo giống chè trên thế giới...................................................................................13
1.2.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của cây chè.......................................15
1.2.4. Tình hình nghiên cứu kỹ thuật canh tác chè trên thế giới.........................18


v
1.3. Nghiên cứu về chè ở Việt Nam.................................................................... 37
1.3.1. Nghiên cứu về giống....................................................................................................... 37
1.3.2. Tình hình nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của cây chè Việt Nam .. 39
1.3.3. Những nghiên cứu về nhân giống vô tính chè ở Việt Nam........................42
1.3.4. Nghiên cứu về đặc tính chất lượng nguyên liệu búp chè...........................44

1.3.5.

Nghiên cứu về một số biện pháp kỹ thuật canh tác chè trong giai

đoạn kiến thiết cơ bản ở Việt Nam......................................................................45
1.4. Những nhận định về tổng quan của nghiên cứu............................................ 51
CHƯƠNG II........................................................................................................ 53
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................53
2.1.
Vật liệu nghiên cứu................................................................................. 53
2.1.1. Giống chè..................................................................................................53
2.1.2. Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật................................................................54
2.1.3. Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm......................................................................54
2.2. Nội dung nghiên cứu.................................................................................... 55
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển của hai dòng chè mới
CNS-1.41 và CNS-8.31.......................................................................................55
2.2.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu phát triển hai dòng 55
2.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................... 56
2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển của hai dòng chè mới
CNS-1.41 và CNS-8.31.......................................................................................56
2.3.2.Phương pháp nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác hai dòng
chè CNS-1.41 và CNS-8.31.................................................................................59
2.4. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................ 65
CHƯƠNG III...................................................................................................... 66
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................................... 66
3.1. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của hai dòng chè mới CNS-1.41 và
CNS-8.31............................................................................................................. 66
3.1.1. Đặc điểm hình thái hai dòng chè nghiên cứu.............................................66



vi
3.1.2. Nghiên cứu sinh trưởng hai dòng chè CNS -1.41 và CNS - 8.31...............75
3.1.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng chè.....................84
3.1.4. Nghiên cứu chất lượng của hai dòng chè mới....................................................... 85
3.1.5. Khả năng sống sót của cây con sau trồng ở điều kiện tự nhiên..................93
3.1.6. Đánh giá khả năng nhiễm một số loài sâu hại chủ yếu..............................94
3.2.

Nghiên cứu một số biện pháp canh tác chủ yếu phát triển 2 dòng chè

giai đoạn kiến thiết cơ bản................................................................................... 96
3.2.1. Nghiên cứu mật độ và phương thức trồng hai dòng chè mới.....................96
3.2.2. Nghiên cứu kỹ thuật đốn tạo hình hai dòng chè CNS-1.41, CNS-8.31
giai đoạn KTCB................................................................................................108
3.2.3. Nghiên cứu kỹ thuật hái đối với hai dòng chè CNS-1.41, CNS-8.31 113
3.2.4. Nghiên cứu liều lượng phân bón N, P, K cho hai dòng chè CNS – 1.41
và CNS – 8.31...................................................................................................117
3.2.5. Nghiên cứu nhân giống vô tính hai dòng chè CNS- 1.41, CNS.............123
3.3. Khảo nghiệm hai dòng chè mới..................................................................141
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..................................................................................................... 146
1.Kết luận....................................................................................................................................... 146
2.Đề nghị........................................................................................................................................ 149
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ................................................................ 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 151
PHỤ LỤC.......................................................................................................... 151


vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Đặc điểm hình thái lá các dòng /giống chè..................................................... 66

Bảng 3.2. Kích thước lá các dòng/giống chè nghiên cứu....................................69
Bảng 3.3. Một số đặc điểm búp các dòng/giống chè nghiên cứu.........................71
Bảng 3.4. Đặc điểm hom chè giống và sản lượng hom chè của 2 dòng chè CNS141 và CNS-831 tuổi 3 tại Phú Hộ...................................................................... 73
Bảng 3.5. Đặc điểm sinh trưởng thân cành của các dòng/giống chè....................75
Bảng 3.6. Đặc điểm sinh trưởng các dòng/giống chè.......................................... 79
Bảng 3.7. Đặc điểm sinh trưởng các dòng/giống chè.......................................... 80
Bảng 3.8. Thời gian các đợt sinh trưởng búp của hai dòng chè...........................82
Bảng 3.9. Tốc độ tăng trưởng chiều dài búp của hai dòng chè............................83
Bảng 3.10. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng chè.........84
Bảng 3.11. Thành phần cơ giới búp chè 1 tôm 3 lá của các dòng/giống chè ở Phú
Hộ, 2017.............................................................................................................. 86
Bảng 3.12: Thành phần hóa học chủ yếu trong chè xanh.................................... 88
Bảng 3.13:Thành phần hóa học chủ yếu trong chè đen của các dòng chè...........90
Bảng 3.14: Chất lượng cảm quan chè xanh các dòng/giống chè................................. 91
Bảng 3.15: Chất lượng cảm quan chè đen các dòng/giống chè ở Phú Hộ...............93
Bảng 3.16: Tỷ lệ sống của cây sau trồng ở điều kiện tự nhiên.................................... 94
Bảng 3.17. Tình hình một số sâu hại chính trên hai dòng chè.............................95
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của dòng chè CNS1.41 tuổi 1 ở Phú Hộ........................................................................................... 97
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của dòng chè CNS8.31 tuổi 1 ở Phú Hộ........................................................................................... 98
Bảng 3.20: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng phát triển hai dòng chè
CNS – 1.41, CNS – 8.31 tuổi 3.......................................................................... 100
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của hai dòng chè mới tuổi 3 ở Phú Hộ, 2018..................................... 102
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của kỹ thuật đốn đến sinh trưởng của dòng chè CNS1.41 tuổi 2 tại Phú Thọ...................................................................................... 108


viii
Bảng 3.23: Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến sinh trưởng dòng CNS - 1.41, CNS
– 8.31 tuổi 3 tại Phú Thọ.......................................................................................................... 114
Bảng 3.24: Ảnh hưởng của lượng phân bón đến sinh trưởng và năng suất cho

dòng chè CNS-1.41 tuổi 3 tại Phú Thọ, 2018.................................................... 118
Bảng 3.25. Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm bón phân đối với các dòng chè
CNS-141 và CNS-831 tuổi 3 tại Phú Hộ, 2018................................................. 122
Bảng 3.26. Sản lượng hom giống các dòng chè CNS-141 và CNS-831............124
Bảng 3.27. Sinh trưởng của cành chè giống của 2 dòng chè CNS – 1.41 và CNS
– 8.31 tuổi 3 tại Phú Hộ..................................................................................... 126
Bảng 3.28. Tỷ lệ ra rễ và tỷ lệ nảy mầm loại hom hai dòng chè........................128
Bảng 3.29. Sinh trưởng cây chè ươm từ một số loại hom của hai dòng chè tại
Phú Hộ, 2018, sau ươm 10 tháng....................................................................... 130
Bảng 3.30. Sinh trưởng cây chè ươm ở một số thời vụ tại Phú Hộ....................136
Bảng 3.31. Các yếu tố cấu thành năng suất và diễn biến năng suất các năm
2016-2019 hai dòng chè mới tại Phú Hộ, Phú Thọ............................................ 141
Bảng 3.32. Các yếu tố cấu thành năng suất và diễn biến năng suất các năm 20162019 hai dòng chè mới tại Yên Sơn, Tuyên Quang....................................................... 143
Bảng 3.33. Các yếu tố cấu thành năng suất và diễn biến năng suất các năm 20162019 hai dòng chè mới tại Văn Chấn, Yên Bái............................................................... 144


ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Lá chè............................................................................................................................. 67
Hình 3.2. Búp chè................................................................................................72
Hình 3.3. Cành hom chè...................................................................................... 74
Hình 3.4. Vườn hom giống.................................................................................. 74
Hình 3.5. Cây chè con......................................................................................... 78
Hình 3.6. Phân cành thấp và nhiều, làm cho tán chè nhanh lớn và rộng..............78
Hình 3.7. Một số sâu hại chính trên hai dòng chè mới tại Phú Hộ...................... 95
Hình 3.8. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng của CT3 tuổi 1.............99
Hình 3.9. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng MĐ3 tuổi 3................101
Hình 3.10. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất 2 dòng chè..................103
Hình 3.11 . Thí nghiệm mật độ trồng................................................................. 107
Hình 3.12 . Ảnh hưởng của kỹ thuật đốn đến sinh trưởng dòng........................109

Hình 3.13. Ảnh hưởng của kỹ thuật đốn đến sinh trưởng dòng.........................110
Hình 3.14. Chè 1 năm tuổi đủ tiêu chuẩn đốn.................................................... 112
Hình 3.15. Cây chè phát triển cành, tạo tán mới sau đốn................................... 113
Hình 3.16. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến sinh trưởng dòng CNS – 1.41….115
Hình 3.17. Ảnh hưởng của kỹ thuật hái đến sinh trưởng dòng CNS – 8.31….116
Hình 3.18. Ảnh hưởng liều lượng phân bón đến năng suất hai dòng chè.............120
Hình 3.19. Hom chè giống................................................................................. 125
Hình 3.20. Ảnh hưởng của loại hom đến tỷ lệ xuất vườn của dòng/giống.........134
Hình 3.21. Ảnh hưởng của thời vụ đến tỷ lệ xuất vườn của dòng/giống...........139
Hình 3.22. Thí nghiệm giâm hom...................................................................... 140


1

MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Chè là cây công nghiệp lâu năm, có nhiệm kỳ kinh tế từ 30 - 40 năm và
có thể còn lâu hơn nữa. Cây chè thích hợp với khí hậu, đất đai ở vùng trung du
và miền núi, được trồng ở 34 tỉnh thành trên cả nước, tạo công ăn việc làm và
nguồn lợi đáng kể cho trên 6 triệu lao động ở các vùng chè. Trồng chè còn có
vai trò to lớn trong việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giảm thiểu xói mòn.
Do ý nghĩa về kinh tế, xã hội và môi trường mà cây chè đã có vị trí quan trọng
trong cơ cấu cây trồng của các tỉnh Trung du miền núi. Cây chè đã và đang là
cây trồng chủ lực ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc.
Được sự quan tâm của nhà nước, nỗ lực của người sản xuất và doanh
nghiệp trong những năm gần đây sản xuất chè phát triển theo hướng thay thế
giống chè mới năng suất cao, chất lượng tốt, đẩy mạnh thâm canh, tăng năng
suất và đa dạng hóa sản phẩm. Tính đến năm 2017 diện tích chè cho thu hoạch
cả nước đạt trên 123.188 ha, sản xuất 260 nghìn tấn chè khô (FAOSAT, 2019)
[70], năm 2018, diện tích chè cả nước là 123,7 ngàn ha, sản lượng đạt 987,3

ngàn tấn búp chè tươi, chỉ số phát triển sản lượng so với năm 2017 là 101,6%
(Niên giám thống kê Việt Nam, 2018) [46]. Mặc dù năng suất đạt mức năng
suất bình quân của thế giới, nhưng giá trị sản xuất chè còn thấp. Giá bán bình
quân chỉ bằng khoảng 60% giá chè của thế giới. Trong đó chưa có nhiều giống
tốt năng suất và chất lượng cao cũng là nguyên nhân quan trọng, mặc dù trong
những năm qua có nhiều giống chè mới được tạo ra bằng các phương pháp lai
hữu tính, nhập nội thuần hóa giống như LDP1, LDP2, PH8, PH10, Kim Tuyên,
Thúy Ngọc, Phúc Vân Tuyên,... (Đ.V. Ngọc và cs, 2009; N.V. Toàn, 2016)
[21], [45].
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ sinh học, trên thế giới các nhà
khoa học đã áp dụng kỹ thuật phân tử và nuôi cấy mô tế bào nâng cao


2

hiệu quả của công tác giống chè (L. T. Nghĩa, 2010) [14]. Trong nước, Viện
Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc và Viện Di truyền nông
nghiệp đã nghiên cứu áp dụng kỹ thuật phân tử và nuôi cấy phôi trong tạo
giống chè mới và đã tạo ra những dòng chè mới có triển vọng (L. T. Nghĩa,
2010; N.V Thiệp, 2016) [14], [37]. Những nghiên cứu này sử dụng các chỉ thị
phân tử Microsatellite xác định sự khác biệt di truyền của 96 mẫu giống chè
trong quần thể giống khởi đầu nhằm lựa chọn các cặp lai có khoảng cách di
truyền phù hợp có khả năng tạo ra giống mới có ưu thế lai cao. Một số cặp
giống bố mẹ đáp ứng yêu cầu được lựa chọn, trong đó có cặp lai giữa giống
Trung Du và giống Hồ Nam có khoảng cách di truyền 0,589, cặp lai giữa giống
Trung Du và giống Kim Tuyên có khoảng cách di truyền 0,644. Sau khi lai,
tiến hành nuôi cấy phôi F1 và chọn lọc sớm từ giai đoạn in vitro, kết quả đã
chọn ra được hai dòng chè mới CNS - 1.41 và CNS - 8.31 có những đặc điểm
ưu thế lai rõ rệt, thể hiện nhiều tính trội, sinh trưởng khỏe, phân cành sớm, búp
non lâu, sớm cho thu hoạch, năng suất cao, tính chống chịu và chất lượng tốt

(L. T. Nghĩa, 2010; C. T. Huyền, 2012) [14], [10]. Do những đặc tính ưu tú
vượt trội mà hai dòng chè mới CNS - 1.41 và CNS - 8.31 hoàn toàn có thể đáp
ứng tốt yêu cầu của sản xuất về nâng cao năng suất và chất lượng chè. Để phát
triển nhanh hai dòng chè này vào sản xuất, cần thiết phải đánh giá một cách hệ
thống về sinh trưởng, năng suất, chất lượng và xác định biện pháp kỹ thuật phù
hợp để phát huy tiềm năng của giống mới, có cơ sở khoa học và thực tiễn triển
khai giống chè mới vào sản xuất đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ những vấn đề
trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh
học và một số biện pháp kỹ thuật để phát triển hai dòng chè CNS-1.41, CNS8.31 tại các tỉnh miền núi phía Bắc”.


3

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển và một số biện pháp kỹ
thuật nhằm hoàn thiện quy trình và đưa nhanh hai dòng chè CNS-1.41, CNS8.31 vảo sản xuất tại vùng miền núi phía Bắc
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được đặc điểm sinh trưởng, phát triển của 2 dòng chè CNS-1.41
và CNS-8.31.
- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu nhằm phát triển hai
dòng chè mới vào sản xuất.
3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài luận án nghiên cứu một cách hệ thống về đặc điểm nông học, sinh
học và biện pháp kỹ thuật phát triển hai dòng chè mới CNS-1.41 và CNS-8.31
được chọn tạo bởi phương pháp ứng dụng kỹ thuật phân tử và kỹ thuật nuôi

cấy phôi trong chọn tạo giống chè ở Việt Nam;
Kết quả nghiên cứu đặc trưng, đặc tính của hai dòng chè CNS-1.41 và
CNS-8.31, bổ sung thêm tư liệu khoa học về khả năng thích ứng của chúng
trong sản xuất chè ở một số tiểu vùng sinh thái khác nhau của vùng miền núi
phía Bắc.
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung những tài liệu khoa học
có giá trị lý luận khoa học và giảng dạy cây chè.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá được đặc điểm sinh trưởng, phát triển chủ yếu cho năng suất,
chất lượng của hai dòng chè CNS-1.41, CNS-8.31 làm cơ sở khoa học cho việc
bố trí cơ cấu giống, định hướng phát triển sản phẩm chè cho vùng trung du
miền núi phía Bắc.


4

Kết quả nghiên cứu làm cơ sở xây dựng, hoàn thiện quy trình sản xuất
cho hai dòng chè mới CNS-1.41, CNS-8.31 để áp dụng trực tiếp vào sản xuất,
nâng cao hiệu quả của sản xuất chè hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hai dòng chè CNS-1.41 và CNS-8.31 được chọn tạo bởi
phương pháp ứng dụng kỹ thuật phân tử và kỹ thuật nuôi cấy phôi đã thụ phấn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm nông học, đặc điểm sinh trưởng, phát triển, chất
lượng hai dòng chè mới CNS-141 và CNS-831;
- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu để phát triển hai dòng
chè mới;
- Địa điểm nghiên cứu tại Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía
Bắc (Phú Hộ, Phú Thọ); Công ty Cổ phần chè Sông Lô (Yên Sơn, Tuyên

Quang); Công ty Cổ phần chè Liên Sơn (Văn Chấn, Yên Bái).
4.3. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ năm 2015 đến năm
2019 5. Những đóng góp mới của đề tài.
Lần đầu tiên cung cấp những dẫn liệu một cách hệ thống về sinh trưởng,
năng suất, chất lượng và kỹ thuật canh tác đối với hai dòng chè mới CNS-1.41,
CNS-8.31 được tạo ra bằng ứng dụng kỹ thuật phân tử và công nghệ nuôi cấy
mô tế bào.
Xác định những đặc điểm nông sinh học chủ yếu hai dòng chè mới CNS1.41, CNS-8.31 làm cơ sở khoa học cho việc trồng trọt và chế biến trong sản xuất:
Búp của hai dòng chè dài 9-13 cm, non lâu, hàm lượng xơ thấp thuận lợi cho áp
lực thời gian thu hoạch vẫn đảm bảo chất lượng nguyên liệu cho chế biến


5

ra sa sản phẩm chất lượng tốt; hai dòng chè mới phân cành thấp ở độ cao 2,03,6 cm, số cành cấp 1, cấp 2 ở cây chè tuổi 1 nhiều từ 15,9 - 25,7 cành/ cây và
23,6 - 39,0 cành/ cây làm cho cây chè có tán rộng, sớm cho thu hoạch;
Xác định hai dòng chè mới CNS-1.41, CNS-8.31 có khả năng sinh
trưởng và phát triển tốt và đáp ứng yêu cầu của sản xuất chè hiện nay về thay
thế giống chè cũ bằng giống chè mới năng suất cao, chất lượng tốt: Dễ nhân
giống vô tính với hệ số nhân giống cao (vườn chè tuổi 3 có sản lượng hom
2,92-3,66 triệu hom/ha), sản xuất cây giống có tỷ lệ xuất vườn cao 87,9-88,8%;
năm thứ hai đã có thể đưa vào thu hoạch, năng suất đạt 5,22 - 7,36 tấn búp
tươi/ha/năm, 3 năm tuổi năng suất 9,72 - 13,68 tấn/ha/năm; hàm lượng tanin
24,47 - 25,51%, axit amin 2,45-2,56%, catechin 137,12-145,75% phù hợp cho
chế biến cả chè xanh (điểm cảm quan 16,43-17,94 điểm) và chè đen (điểm cảm
quan 17,5-18,6 điểm) chất lượng tốt;
Xác định được một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu để nâng cao năng suất
chất lượng nguyên liệu búp chè hai dòng chè mới CNS-1.41, CNS-8.3: Mật độ
trồng phù hợp từ 1,66 đến 1,85 vạn cây/ha, phương thức trồng hàng kép; đốn

tạo hình lần 1 thân chính 15-20 cm, cành bên 35 cm so với mặt đất làm cho
vườn chè sớm giao tán, tăng mật độ búp, sớm đạt năng suất cao; bón tăng phân
khoáng 40%, năng suất chè cao hơn đối chứng 50,89 - 51,23%, lợi nhuận tăng
60,78-76,32%;
Xây dựng được một số mô hình trồng hai dòng chè mới có hiệu quả cao
trong sản xuất tại các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang và Yên Bái.


6

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU CỦA ĐỀ TÀI
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các dòng, giống chè.
Những đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây chè là kết quả phản ánh
tổng hợp giữa các đặc tính của giống với điều kiện ngoại cảnh. Nghiên cứu
đặc điểm sinh trưởng của giống trong từng điều kiện sinh thái cụ thể giúp ta
đánh giá được khả năng thích ứng của giống, từ đó đề ra các biện pháp kỹ
thuật canh tác hợp lý, tạo điều kiện cho cây chè sinh trưởng tốt, cho năng suất
cao. Mỗi một giống chè đều yêu cầu chế độ dinh dưỡng, biện pháp kỹ thuật
canh tác, thu hái búp phù hợp, cùng với công nghệ chế biến từng loại sản
phẩm nâng cao giá trị cây chè. Nghiên cứu về đặc tính sinh trưởng phát triển
của cây chè là cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật hợp lý cho mỗi giống chè.
Búp chè được hình thành từ các mầm sinh dưỡng, gồm có tôm và các lá
non. Quá trình sinh trưởng của búp chịu sự chi phối của nhiều yếu tố bên ngoài
lẫn bên trong, khối lượng búp thay đổi tùy giống. Vườn chè bón nhiều phân,
búp sẽ lớn hơn vườn chè thiếu phân, khối lượng búp chè còn phụ thuộc vào
một số yếu tố kỹ thuật canh tác khác như đốn, hái và điều kiện địa lý nơi trồng
trọt (Đỗ Ngọc Quỹ, 1980) [27].
Bộ rễ thực vật nói chung và cây chè nói riêng là cơ quan dinh dưỡng của

cây dưới đất, nó có nhiệm vụ làm giá đỡ cho cây, giữ chặt cây vào đất, hút
nước và các chất dinh dưỡng cung cấp cho các hoạt động sống của cây. Trong
nhiều trường hợp rễ còn làm chức năng dự trữ, tổng hợp các hợp chất hữu cơ
khác nhau cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây (Nguyễn Đình
Vinh, 2002) [49]. Sự phát triển của bộ rễ và bộ lá có quan hệ chặt chẽ với nhau
và hỗ trợ nhau. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mùa đông khi cành lá


7

ngừng sinh trưởng thì bộ rễ phát triển; mùa xuân khi búp chè sinh trưởng
mạnh, thì bộ rễ phát triển chậm lại và tiếp tục như vậy khi bộ rễ phát triển
chậm thì lá và búp sẽ sinh trưởng nhanh. Quá trình phát triển bộ rễ có 4 – 5
đỉnh cao trong 1 năm, sinh trưởng lúc nhanh lúc chậm, xen kẽ với sự phát triển
của bộ lá, lúc chậm lúc nhanh (Rahman F, Dutta A.K, 1988) [97].
1.1.2. Những biện pháp kỹ thuật chủ yếu đối với cây chè
1.1.2.1.

Nhân giống vô tính bằng giâm cành chè

Đối với thực vật nói chung, cây chè nói riêng có khả năng tái sinh từ các
bộ phận của các cơ quan sinh dưỡng như: lá, chồi, thân, rễ. Nếu đưa các bộ
phận của chúng vào môi trường thích hợp nó sẽ phát triển thành rễ, mầm và
hình thành cây con. Phương pháp giâm cành chè là sử dụng một bộ phận gồm
đoạn thân lá (cơ quan dinh dưỡng) để tái sinh ra cây chè mới (Đỗ Ngọc Quỹ,
Nguyễn Văn Niệm, 1979) [25].
1.1.2.2. Mật độ trồng chè
Mật độ trồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Giống, địa hình, phương thức
canh tác thủ công hay cơ giới hóa, mức độ đầu tư phân bón, tưới nước. Vì vậy,
mật độ trồng chè không có mật độ thích hợp nhất, mà chỉ có giới hạn trên, khi

mật độ đạt tới giới hạn đó thì sản lượng sẽ không tăng lên nữa.
+ Xác định mật độ cho từng đối tượng chè nhằm tận dụng tốt không
gian, diện tích đất và cho sản lượng cao nhất.
Những giống chè biến chủng Trung Quốc lá nhỏ, giống chè lai LDP 1, Đại
Bạch Trà, Yabukita, Kanayamidori.... khi trồng tập trung quy mô công nghiệp,
có đốn hàng năm nên trồng ở các mật độ khoảng cách sau: Khoảng cách (m)
1,2 x 0,4 – 0,5, 1,3 x 0,4 – 0,5, 1,4 x 0,4 – 0,5, 1,5 x 0,45 – 0,5 (trồng kép), mật
độ 20.833 – 16.667, 19.231 – 15.385, 17.857 – 14.285, 29.690 – 26.666 cây/ha
(khoảng cách giữa hai hàng trồng kép là 40 cm) (Đỗ Ngọc Quỹ, Nguyễn Kim
Phong, 1997; Đỗ Ngọc Quỹ, 1980) [26], [27].


8

Những giống chè thuộc biến chủng chè Shan, biến chủng Trung Quốc lá
to, khoảng cách trồng 1,5 x 0,4 – 5, 1,5 x 0,60 – 0,70 (trồng kép), 1,75 x 0,4 –
0,45, 1,75 x 0,5 – 0,6. Mật độ (cây/ha) 14.845 – 13.333, 22.222 – 19.048,
14.286 – 12.698 (áp dụng cơ giới hóa), 11.428 – 9.524.
Căn cứ vào điều kiện sinh trưởng của từng giống mà xác định mật độ
trồng thích hợp. Dạng cây có vòm tán thẳng đứng phù hợp với mật độ trồng
dày hơn những giống chè có dạng tán hình mâm xôi.
Dựa vào phương thức canh tác, xác định mật độ trồng phù hợp: canh tác
thủ công, có thể trồng mật độ cao hơn; khi áp dụng cơ giới hóa nên lựa chọn
khoảng cách hàng phù hợp với đặc tính kỹ thuật của máy. (Đỗ Văn Ngọc và
CS, 2010) [22].
1.1.2.3. Đốn chè
Dựa vào giai đoạn phát dục của cây chè, các vị trí của cành trên cây khác
nhau thì có tuổi phát dục khác nhau, cành phía trên cao thường có tuổi phát
dục lớn nên nhanh ra hoa kết quả, sinh trưởng dinh dưỡng yếu. Vì vậy cần
được đốn để kích thích các mầm bên dưới mọc lên sinh trưởng dinh dưỡng

khỏe hơn, chậm ra hoa hơn.
Đốn chè là một biện pháp kỹ thuật canh tác đặc thù đối với cây chè. Đốn
là cắt bỏ một phần sinh khối (thân, cành, lá) của cây tùy vào mục tiêu tạo tán
và điều kiện sinh trưởng sinh dưỡng của cây chè .
Đốn chè kiến thiết cơ bản (KTCB) làm cho cây chè bộ khung tán rộng,
cành cơ bản to khỏe, phân cành đều, tăng bề mặt hái chè, tăng số lượng búp,
búp mập, làm cơ sở cho tăng năng suất. Tạo cây chè có chiều cao tán hợp lý
cho việc thu hái. Phương pháp đốn giai đoạn đầu, Đỗ Văn Ngọc 1991 [17] đã
đề xuất như sau:
Đốn lần 1 khi nương chè sinh trưởng tốt có 70% cây cao 65 – 70 cm,
đường kính gốc 1,0 cm trở lên thì đốn tạo hình lần 1:


9

+ Đốn lần 1 (chè 2 tuổi) thân chính cách mặt đất 13 – 15 cm, đốn cành
bên cách mặt đất 30 - 35 cm, giữ bộ lá.
+ Đốn lần 2 (3 tuổi) cách mặt đất 30 – 35 cm, giữ bộ lá.
+ Đốn lần 3 (4 tuổi) cách mặt đất 40 – 45 cm, tán bằng hay mâm xôi, tùy
theo đốn máy hoặc đốn tay.
1.1.2.4. Thu hái búp chè
Búp chè là sản phẩm cuối cùng của trồng trọt, đồng thời là nguyên liệu
khởi đầu cho quá trình chế biến. Hái đúng kỹ thuật làm tăng năng suất, chất
lượng sản phẩm và tạo cho cây chè sinh trưởng khoẻ, bền vững. Năng suất búp
chè có quan hệ chặt với số lá trên cây. Với đặc điểm của cây chè mỗi một búp
sinh ra từ 1 nách lá, do vậy nhiều lá mới có nhiều búp, năng suất cao. Cho nên,
việc giữa hái búp và chừa lá có tương quan chặt đến năng suất chè (Đỗ Văn
Ngọc, Nguyễn Thị Ngọc Bình, 2009) [20].
Số lượng búp, khối lượng búp là những chỉ tiêu tương quan chặt với
năng suất, trong đó số lượng búp là yếu tố biến động lớn, phụ thuộc vào nhiều

yếu tố. Khối lượng búp ngoài phụ thuộc vào giống, còn phụ thuộc vào kỹ thuật
hái lá, nếu hái đi nhiều lá thì khối lượng búp lớn, sản lượng tăng, song tỷ lệ xơ
gỗ cao do đó ảnh hưởng không tốt đến chất lượng chè thành phẩm. Hái non thì
hàm lượng tanin, chất hòa tan (CHT) cao nhưng hàm lượng đường thấp và
ngược lại, (Đỗ Văn Ngọc, Trịnh Văn Loan, 2008) [19].
Ngoài ra hái chè liên quan trực tiếp đến sử dụng lao động và khả năng
cơ giới hóa. Hái chè non do số lứa hái nhiều nên tốn công và hiệu quả lao động
thấp. Hái chè già hơn số công hái ít hơn và hiệu quả lao động cao; cùng với kỹ
thuật hái chè khác nhau, việc tạo được mặt tán bằng sẽ là cơ sở tốt cho kỹ thuật
hái chè bằng máy để giữ được sản lượng ổn định, lâu dài.
Để chế biến các loại chè khác nhau yêu cầu về chất lượng nguyên liệu
búp chè cũng khác nhau. Để chế biến chè xanh, chè đen, người ta thường thu


10

hái búp gồm tôm và 2-3 lá non, chế biến chè oolong thì hái búp tôm 3 lá
trưởng thành trên cành chè 5 - 6 lá ... Nếu chất lượng nguyên liệu búp chè tốt
thì chế biến các loại chè sẽ có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị
trường tiêu dùng và ngược lại. Đó là cơ sở khoa học cho sự lựa chọn kỹ thuật
thu hái hợp lý của các dòng chè được tiến hành nghiên cứu để từ đó có thể
nâng cao chất lượng nguyên liệu búp chè phù hợp cho chế biến chè xanh, chè
đen chất lượng cao.
1.1.2.5. Bón phân cho chè
Cây chè có khả năng thích ứng với điều kiện dinh dưỡng rất rộng, nó có
thể sống ở nơi đất màu mỡ song cũng có thể sống ở nơi đất cằn cỗi, nghèo kiệt
dinh dưỡng mà vẫn cho năng suất nhất định. Tuy nhiên, để có nương chè cho
năng suất cao, chất lượng tốt, có nhiệm kỳ kinh tế dài cần phải xây dựng chế
độ bón phân hợp lý cho chè, cung cấp đầy đủ và cân đối phân bón đa lượng
trên nền phân hữu cơ cung cấp chất vi lượng cho đời sống cây chè.

Phân đạm có vai trò đặc biệt quan trọng quyết định năng suất chè, kích
thích cho mầm và búp phát triển tạo ra năng suất.
Phân lân (P2O5): có hiệu lực nhất định đối với cây chè. Tác dụng của lân
chủ yếu là kích thích bộ rễ phát triển từ đó nâng cao khả năng hấp thu chất
dinh dưỡng, kiến tạo năng suất và nâng cao chất lượng chè thương phẩm.
Phân kali (K2O): Nhu cầu kali của cây chè tương đối cao, kali đóng vai
trò quan trọng trong hoạt tính enzyme, nước tương đối, protein quang hợp và
tổng hợp tinh bột. Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây chè, còn cải
thiện chất lượng chè. Do vậy, cần cung cấp đủ kali để đạt năng suất kinh tế tối
ưu và chất lượng mong muốn.
Phân hữu cơ: Có vai trò rất quan trọng, nó không những cung cấp chất
dinh dưỡng trực tiếp cho chè mà còn cải thiện lý tính đất như làm cho đất tơi
xốp, có kết cấu viên, làm tăng khả năng thấm và giữ nước của đất, làm tăng


11

sự hoạt động của các hệ vi sinh vật trong đất, làm tăng các thành phần dinh
dưỡng N, P, K và các nguyên tố vi lượng khác trong đất (Nguyễn Thị Ngọc
Bình, 2007 [2], Nguyễn Văn Chiến, 2008) [3].
Để sản xuất 1000kg chè khô, cây chè đã lấy đi từ đất tổng số 91 kg N,
20,1 kg P2O5 và 40,7 kg K2O, mặt khác cỏ dại không kiểm soát được cũng lấy
đi một lượng lớn chất dinh dưỡng (Willson K.C. & Clifford M.N, 1992)
[119]. Hàng năm chúng ta hái đi từ 5 – 10 tấn búp tươi/ha và đốn đi một lượng
thân lá đáng kể trong đó có N, P, K và các chất khoáng khác, hơn nữa hàng
năm một lượng dinh dưỡng đáng kể trong đất bị rửa trôi, xói mòn. Do vậy, cần
phải bón bổ sung lượng dinh dưỡng để cây chè sinh trưởng tốt, đáp ứng yêu
cầu năng suất, chất lượng cho người sản xuất chè. Trên cơ sở đó, cần xây dựng
chế độ bón phân hợp lý cho cây chè (Đinh Thị Ngọ, 1996) [16].
1.2. Tình hình nghiên cứu về chè trên thế giới

1.2.1. Nghiên cứu về giống chè trên thế giới

Chè là cây lâu năm trồng 1 lần thu hoạch nhiểu lần, nhiệm kỳ kinh tế có
thể tới 40 – 50 năm, đầu tư trồng chè cao hơn nhiều lần so với các cây trồng
ngắn ngày khác, không thể phá đi trồng lại hàng năm được. Do vậy, công tác
giống chè được quan tâm ở tất cả các nước trồng chè.
Tại Ấn Độ
Eden T. (1958) [69] cho rằng, những giống chè ở Trung Quốc, Ấn Độ có
nhiều dạng khác nhau, có khả năng sinh trưởng và cho năng suất khác nhau,
quan sát 200 cây chè trên nương chè, có những cây cho sản lượng cao gấp 3
lần so với năng suất trung bình và gấp tới 20 lần so với cây cho sản lượng thấp
nhất. Do vậy chọn dòng từ những cây chè tốt có ý nghĩa quan trọng trong việc
nâng cao năng suất vườn chè. Bằng phương pháp chọn lọc cá thể tại Tocklai đã
chọn ra các giống TV1, TV23 có sản lượng và chất lượng khá.


12

Tại Trung Quốc
Trung Quốc là quốc gia sản xuất chè hàng đầu thế giới. Nghiên cứu sử
dụng giống chè tốt được các nhà khoa học Trung Quốc quan tâm từ rất sớm.
Ngay từ đời nhà Tống, Trung Quốc đã có 7 giống chè tốt ở Vũ Di Sơn. Các
giống chè Thủy Tiên (1921 – 1850), Đại Bạch Trà (1850), Thiết Quan Âm đã
có từ hơn 200 năm về trước đều là những giống chè chiết cành (Nguyễn Văn
Toàn, Trần Thị Lư, Nguyễn Văn Niệm) (1998) [43].
Hiện nay Trung Quốc chủ yếu chọn giống theo hướng chất lượng rất tốt
cho cả chế biến chè xanh và chè đen như Phúc Vân Tiên (1957 – 1971), Hoa
Nhật Kim, Hùng Đỉnh Bạch, Phú Thọ 10, Long Vân 2000, các giống chè có
chất lượng nổi tiếng như Đại Bạch Trà, Thiết Quan Âm, Long Tỉnh… Đến nay
đã có 134 giống chè quốc gia được đăng ký và hơn 200 giống chè cấp tỉnh ở

Trung Quốc. Những giống chè này phù hợp để chế biến trà xanh, trà đen, trà ô
long, trà trắng, trà vàng và trà xanh đậm tương ứng. Năm 1950 được chia là 4
giai đoạn, giai đoạn chọn giống năng suất cao, giai đoạn chọn giống chất
lượng, giai đoạn chọn giống kháng sâu bệnh và giai đoạn mục tiêu chọn giống
đa dạng (Liang Yueron, ShinYounghwa, Zhang Longji, Wang Kairon, 2019)
[84].
Tại Sri Lanka
Srilanka cũng là quốc gia phát triển mạnh về ngành chè và khởi động
công tác lai chọn tạo giống chè từ rất sớm (1937). Đến nay, hơn 57% diện tích
chè của nước này canh tác bằng các dòng chè nhân giống vô tính, trong đó
khoảng 80% diện tích trồng ba dòng chè phổ biến là TRI-2023, TRI-2025 và
TRI-2026 (Dẫn theo Nguyễn Văn Thiệp, 2016) [37].
Tại Nhật Bản
Nhật bản là nước đầu tiên nhập giống chè từ Trung Quốc, vào thế kỷ 19.


13

Năm 1990 năng suất chè bình quân của cả nước đã đạt 1.725kg chè khô/ha.
Năng suất chè cao là do nhà nước coi trọng đầu tư vào nông nghiệp đặc biệt là
khâu giống tốt và các biện pháp quản lý, chăm sóc vườn cây. Theo Satoshi
Yamagushi, Jitanaka giống chè chủ yếu ở Nhật Bản là giống chè lá nhỏ, phù
hợp cho chế biến chè xanh (Wilson and Cliford, 1992)[119].
Tại Grudia
Trong khoảng thời gian 40-50 năm Bakhơtadze (1940) [130],
Mutopkina (1978) [142], Viện nghiên cứu chè và cây trồng Á nhiệt đới đã
chọn tạo ra nhiều giống chè mới có năng suất cao và chất lượng tốt được chia
thành 3 nhóm như sau:
-Nhóm thứ nhất: gồm các giống lai tạo giữa các cặp lai Ấn Độ - Trung quốc
và Trung Quốc Ấn Độ tạo ra các giống chè Grudia №1 Grudia №2 Grudia №3

Grudia №4 Grudia №5 Grudia №15 Grudia №16 những giống chè này trồng ở
vùng phía tây nam Grudia, ở đó nhiệt độ mùa đông không dưới -80C.
- Nhóm thứ hai: kết hợp với giống chè Trung Quốc lá to, chịu lạnh hơn so với
giống chè Ấn Độ, ở đó nhiệt độ mùa đông có thể -150C, có các giống Grudia
№6, Grudia №10, Grudia №11.
-Nhóm thứ ba: gồm những giống chịu rét nhất -15 -200C với lớp tuyết phủ
dày 50-70cm, có giống Grudia №7, Grudia №8, Grudia №12.
1.2.2. Ứng dụng công nghệ chỉ thị phân tử và nuôi cấy cứu phôi trong chọn
tạo giống chè trên thế giới
Với việc xác định chè là cây trồng chủ đạo, nhiều quốc gia như Ấn Độ,
Srilanka, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản… đã có sự đầu tư nghiên cứu rất
bài bản về cây chè. Nếu như trước đây, chỉ thị hình thái (đặc điểm dạng thân,
kích thước và hình dạng lá…) và chỉ thị hóa sinh (các isozyme và allozyme) là
công cụ chính để đánh giá, sàng lọc các giống chè thì đến nay, với sự phát triển
của công nghệ sinh học thì chỉ thị phân tử đã được sử dụng như là công


14

cụ thay thế một cách phổ biến và hiệu quả hơn. Nhiều nghiên cứu đa dạng di
truyền cây chè bằng chỉ thị phân tử đã được thực hiện và là cơ sở cho việc
đánh giá nguồn gen, hỗ trợ công tác lai tạo giống chè.
Khi sử dụng chỉ thị RAPD và ISSR để nghiên cứu đa dạng di truyền 37
giống chè ở Đài Loan. Kết quả cho thấy các giống chè bản địa ở Đài Loan có
quan hệ di truyền gần gũi với thứ chè Assam hơn là với thứ chè Sinensis như
nhận định trước đây.
Năm 2002, Kaundun và cs. [81], đánh giá nguồn gen của 6 quần thể chè
Hàn Quốc bằng 50 chỉ thị RAPD phục vụ công tác bảo tồn các giống chè bản
địa, tác giả đã sử dụng các chỉ thị SSR của cây chè hoa Camellia japonica để
nghiên cứu đa dạng di truyền 24 giống chè Assam và Trung Quốc. Đây là

nghiên cứu đầu tiên sử dụng chỉ thị SSR trong nghiên cứu đa dạng di truyền
cây chè.
Năm 2005, Chen và cs. đã công bố kết quả đánh giá nguồn gen 4 quần thể
chè ở Vườn bảo tồn giống chè Trung Quốc bằng chỉ thị RAPD, qua đó xác
định được 20 chỉ thị RAPD có khả năng phân biệt được 15 giống chè chính
đang được trồng phổ biến.
Các nghiên cứu đa dạng di truyền cây chè sử dụng chỉ thị phân tử cung
cấp cho các nhà chọn giống cơ sở di truyền đáng tin cậy để từ đó có thể xác
định được các tổ hợp lai phù hợp, có tiềm năng cho ưu thế lai cao nhất, nhờ đó
cải thiện đáng kể công tác chọn tạo giống chè. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả
của công tác chọn tạo giống chè, ngoài việc xác định được tổ hợp lai phù hợp
thì cần nuôi cấy phôi để khắc phục tính không tương hợp dẫn đến làm chết
phôi chè non ở những tổ hợp lai xa và rút ngắn thời gian nhân giống chè.
Wu và cs (1981) là người tiên phong trong nghiên cứu nuôi cấy tạo phôi
vô tính (somatic embryogenesis) ở chè, kỹ thuật có rất nhiều ứng dụng hiện
nay như nhân dòng, chuyển gen, sản xuất hạt giống nhân tạo (Mondal và cs,


×