Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

báo cáo thực tập tốt nghiệp lần 1 tại công ty TNHH cơ khí đúc lộc nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 13 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Kinh tế toàn cầu năm 2015 nhìn chung phát triển chậm và không ổn định, dù đã
xuất hiện một số tín hiệu lạc quan. Tuy nhiên, kinh tế- xã hội Việt Nam 2015 được
đánh giá đang trên đà phục hồi, có nhiều chuyển biến tích cực, tạo thế và lực mới để
tăng trưởng cao hơn trong những năm tới. Và vấn đề quản lý tài chính, tín dụng lại
nóng lên trong bối cảnh hiện nay. Nhiều thách thức và khó khăn cho việc quản lý tài
chính trong đó cần sự giúp đỡ không nhỏ của bộ phận Kế toán của doanh nghiệp.
Kế toán là một công cụ phục vụ quản lý kinh tế, gắn liền với hoạt động quản lý và
xuất hiện cùng với sự hình thành đời sống kinh tế xã hội loài người. Thông tin kế
toán cung cấp có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ nhà quản trị đưa ra các chiến
lược và quyết định kinh doanh. Do đó, nếu thông tin không chính xác hoặc sai lệch sẽ
khiến quyết định của nhà quản trị không phù hợp, không hiệu quả khiến doanh
nghiệp rơi vào khó khăn thậm chí phá sản. Vì vậy, bộ máy kế toán mạnh, sổ sách rõ
ràng và phân tích thấu đáo sẽ giúp người điều hành đưa ra quyết định hiệu quả và kịp
thời. Mặt khác, sổ sách rõ ràng thì việc quyết toán thuế với cơ quan chức năng sẽ
nhanh chóng và tiết kiệm thời gian, giảm chi phí và tạo điều kiện tốt cho hoạt động
sản xuất kinh doanh.
Trong thời gian thực tập tại Công ty trách nhiệm hữu hạn cơ khí đúc Lộc Nam, em
đã có dịp tiếp cận thực tế với quy trình sản xuất sản phẩm và bộ máy kế toán tại công
ty để từ đó thấy được sự cần thiết của việc tổ chức bộ máy kế toán trong doanh
nghiệp sản xuất nói riêng và doanh nghiệp khác nói chung. Em xin cảm ơn sự giúp
đỡ quý báu của các cán bộ, nhân viên trong phòng Tài chính-Kế toán của công ty
cùng sự hướng dẫn tận tâm của cô giáo PGS.,TS.Trương Thị Thủy đã giúp đỡ em
hoàn thành bài Báo cáo thực tập này.

Nội dung của bài Báo cáo tổng hợp thực tập tốt nghiệp:
- Chương 1: Khái quát chung về công ty TNHH cơ khí đúc Lộc Nam.


- Chương 2: Tình hình tổ chức công tác kế toán và một số phần hành kế toán cơ
bản tại công ty TNHH cơ khí đúc Lộc Nam.


- Chương 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại công ty
TNHH cơ khí đúc Lộc Nam.
Do còn hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế bài Báo cáo không
thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo và các cô
chú cũng như anh chị trong công ty để có em thể hoàn thiện tốt hơn bài Báo cáo của
mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

Mục lục
Chương 1: Khái quát chung về công ty TNHH cơ khí đúc Lộc Nam…………....4
1.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH cơ khí đúc Lộc Nam…………..………...…4
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển công ty Cơ khí đúc Lộc Nam………………….4
1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm………………………..……....5


1.4. Tổ chức bộ máy quản lý, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban……...…..….9
1.5. Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH
cơ khí đúc Lộc Nam trong những năm gần đây………………………………….....11
Chương 2: Tình hình tổ chức công tác kế toán và một số phần hành kế toán cơ
bản tại công ty TNHH cơ khí đúc Lộc Nam ………….…….………………....
………14
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH cơ khí đúc Lộc Nam.......................14
2.2.Tổ chức hệ thống kế toán tại Công ty TNHH cơ khí đúc Lộc Nam...………..…15
2.3. Các phần hành kế toán của Công ty.....................................................................18
2.3.1.
Kế
toán
vốn
bằng
tiền..............................................................................18

2.3.2.
Kế
toán
nguyên
vật
liệu,

công

cụ

dụng

cụ...............................................23
2.3.3. Kế toán Tài sản cố định...........................................................................25
2.3.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương………………..….…
27
2.3.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm……….....29
2.3.6. Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm………………………..….31
2.3.7. Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận……..…..33
Chương 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại công ty
TNHH cơ khí đúc Lộc Nam………………………………………………….....….35
3.1. Đánh giá tổ chức bộ máy kế toán của Công ty………………………….....……35
3.2. Đánh giá về tổ chức công tác kế toán tại Công ty ………………………..…….35
3.3. Ý kiến đề xuất…………………………………………………………….……..35
KẾT LUẬN………………………………………………………………….………37

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ
ĐÚC LỘC NAM.
1.1


Giới thiệu chung về công ty TNHH cơ khí đúc Lộc Nam.
Tên đầy đủ

: CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ ĐÚC LỘC NAM.

Tên giao dịch quốc tế : LOC NAM COMPANY LIMITED.
Địa chỉ

: Khu A, Thị trấn Lâm, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.


Điện thoại

: 03503823921/ 0913379015.

Mã số thuế

: 0600663640.

Ngành nghề SXKD

: Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết

bị).
1.2

Lịch sử hình thành và phát triển công ty cơ khí đúc Lộc Nam.
Dân tộc Việt Nam tự hào với nền văn hóa hơn 4000 năm với biểu tượng Trống


Đồng Đông Sơn, từ xa xưa tổ tiên người Việt, con cháu Lạc Hồng đã là các nghệ
nhân đúc đồng khắc họa đời sống văn hóa sinh động trên mặt trống và các đồ đồng.
Họ chính là những nhà viết sử bất tử.
Kế thừa truyền thống cha ông, ngày 11/04/2014 Công ty đúc đồng Tân Tiến được
thành lập tại Khu A, Thị trấn Lâm, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Bước đầu do hai
anh em ông Dương Bá Tân và Dương Bá Tiến làm chủ, với số lượng nhân công ban
đầu là 08 người cùng máy máy móc và thiết bị thô sơ. Nhiệm vụ chính là chế tạo các
sản phẩm như : đỉnh đồng, tượng đồng chân dung, trống đồng, đồ thờ,…. Đúc Đồng
Tân Tiến không ngừng học hỏi, nâng cao kỹ thuật, rèn luyện tay nghề, tiếp bước thế
hệ cha ông.
Với trái tim tha thiết yêu nghề và tâm hồn của nghệ sĩ, hai anh em Dương Bá Tiến
và Dương Bá Tân đã tìm được lối đi cho riêng mình trong lĩnh vực đúc đồng giả cổ
tại quê hương. Để kế thừa và phát huy truyền thống của gia đình, quê hương cũng
như đáp ứng được nhu cầu ngày càng đông đảo của khách hàng thì ngày 21/10/2009
ông Dương Bá Tiến đã đứng ra thành lập Công ty TNHH cơ khí đúc Lộc Nam.
Kế thừa bề dày kinh nghiệm gia truyền nhiều đời, Lộc Nam luôn lấy chữ tâm, chữ
tín để phục vụ khách hàng và làm gốc cho sự phát triển của mình. Ông Dương Bá
Tiến với kinh nghiệm của bản thân cùng sự hỗ trợ đắc lực của con trai là anh Dương
Bá Nam đã tạo được uy tín trên thị trường. Thương hiệu Lộc Nam được nhiều người
biết đến với sản phẩm có giá trị mỹ thuật với chất lượng cao, thỏa mãn mọi yêu cầu
của khách hàng. Sản phẩm của công ty đã từng lắp đặt cho những công trình văn hóa
tiêu biểu như: Tượng Bác trong văn phòng chính phủ, đỉnh đồng trong Văn miếu
Quốc Tử Giám, tranh nhà sàn làm quà tặng cho hội nghị Apec và rất nhiều sản phẩm
ở các đền chùa trong cả nước,…


1.3 Đặc điểm quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm.
1.3.1 Khái quát.
* Quy mô hiện tại của Công ty:
Công ty có 02 phòng ban và 03 phân xưởng.Tổng số cán bộ công nhân viên là 25

người.
*Chức năng nhiệm vụ của Công ty:
- Sản xuất, tư vấn, thiết kế, đầu tư, lắp đặt những sản phẩm bằng kim loại đồng
đảm bảo chất lượng kỹ, mỹ thuật. Kích cỡ trọng lượng, mẫu mã, màu sắc, phong phú
theo ý tưởng của từng đơn đặt hàng của khách hàng.
a. Đồ thờ bằng đồng.
+ Đèn đồng.
+ Đỉnh tam sự đồng.
+ Đỉnh ngũ sự đồng.
+ Bát hương đồng.
+ Lư hương đồng.
+ Hạc đồng.
+ Chông đồng.
+ Khánh đồng.
+ Vật phẩm thờ cúng bằng đồng.
+…
b. Đồ đồng nghệ thuật.
+ Đồ đồng mỹ nghệ.
+ Đồ trang trí đồng.
+ Phù điệu đồng.
+ Tượng Phật đồng.
+ Tranh đồng (tranh đồng quê, tranh chữ).
+ Linh vật đồng.
+ Trống đồng.
+ Tượng danh nhân đồng.
+ Tượng truyền nhân đồng.
c. Cung cấp dịch vụ.


+ Đúc tượng chân dung.

+ Tranh mặt trống đồng.
+ Tranh đồng nghệ thuật.
+ Phong thủy.
d. Tư vấn thiết kế.
+ Không gian tượng đài.
+ Không gian phòng thờ.
+ Không gian chùa.
+ Không gian đền.
1.3.2 Lĩnh vực kinh doanh và quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty.
a. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty.
Công ty TNHH cơ khí đúc Lộc Nam với phương châm đa dạng hóa sản phẩm,
dịch vụ để đảm bảo nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về chất lượng, số lượng,
thẩm mỹ và thời gian. Căn cứ vào năng lực sản xuất hiện có, trong những năm qua
Công ty không ngừng cải tiến lại tổ chức sản xuất để đảm bảo sản xuất kinh doanh có
hiệu quả.
b. Quy trình đúc đồng gồm nhiều khâu.
Quy trình công nghệ sản xuất chung của Công ty:
Tạo mẫu

Tạo khuôn

Khách hàng

Nấu chảy nguyên liệu

Nhập kho

Rót khuôn

Hoàn thiện sản phẩm


Sơ đồ 1: Quy trình đúc đồng.
1. Tạo mẫu :
- Dùng đất sét chuyên ngành điêu khắc đắp mẫu theo quy định, chỉnh sửa đường
nét, ngôn ngữ điêu khắc của từng thành phẩm.
- Khi đạt được yêu cầu làm khuôn thạch cao âm bản chỉnh sửa đổ ra khuôn thạch
cao.
- Bản chỉnh sửa đường nét như phát thảo đã được duyệt.
2. Tạo khuôn :
- Dùng đất sét+ chấu+ giấy gió để làm khuôn âm bản (khuôn 2 nửa).


- Dùng đất bùn + chấu+ bột chịu nhiệt làm cốt bên trong (gọi là làm thao).
- Nung chín khuôn ở nhiệt độ 700˚C, sau đó để nguội căn chỉnh độ dày mỏng của
phần đồng, đạt theo yêu cầu kỹ thuật.
- Chỉnh sửa khuôn, lau nhãn, quét sơn chịu nhiệt nung lại một lượt nữa ở nhiệt độ
500˚C, ghép khuôn thành một khối.
3. Nấu chảy nguyên liệu :
- Nấu đồng ở nhiệt độ 1200˚C, khi đồng chảy hết pha tỷ lệ Thiếc+ Chì+ Kẽm theo
yêu cầu, chỉnh nhiệt độ là 1250˚C, nước đồng lỏng đạt theo yêu cầu lúc đó đưa
ra và rót vào khuôn.
4. Rót khuôn :
- Trước khi đúc đồng và các hợp kim nóng chảy vào khuôn phải nung khuôn nóng
đều, đủ độ nhiệt cho đồng chảy đều trong khuôn. Đây là khâu khó nhất phải nhờ
kinh nghiệm của đôi mắt và khả năng phán đoàn của nghệ nhân.
5. Hoàn thiện sản phẩm :
5.1. Đúc phôi :
Tùy theo kích thước, sự phức tạp của các chi tiết của sản phẩm mà có công thức
riêng, nhìn chung có thể giới thiệu như sau :
- Trước tiên, tạo nên cốt của các sản phẩm (có thể bằng đất, gỗ, nến, thạch cao…)

sau đó dùng cốt ấy để tạo khuôn bằng đất trộn với trấu đen nhào thật kỹ cho tới
khi xé dọc thớ đất chạy thẳng là được.
- Tiếp theo là công đoạn đúc, pha trộn đồng với các kim loại khác theo tỷ lệ thích
hợp với hợp kim nấu chảy và đổ rót vào khuôn. Quá trình đổ rót thủ công này
phải tuân theo công thức nghiêm ngặt để sản phẩm không có vết rạn nứt, tỳ vết,

- Công đoạn cuối cùng là chờ sản phẩm nguội và phát khuôn ra lấy sản phẩm.
5.2. Làm nguội- Nghề trạm đồng :
- Sản phẩm đúc ra đã đạt tiêu chuẩn phải tiến hành làm nguội. Muốn làm được
công đoạn này cần có dụng cụ riêng như cây khoan, bàn dũa, dao chấn đe…
- Khâu quan trọng nhất là trạm, với nhiều dụng cụ chuyên dùng, nghệ nhân có thể
tạo ra các đường nét như trạm án, trạm chìm, trạm đúc nổi,…
5.3. Khảm đồng :
- Bản chất của công đoạn này là đưa vào bề mặt của sản phẩm những kim loại
quý khác như vàng, bạc để tạo giá trị và tính nghệ thuật cho sản phẩm. Trước
tiên các nghệ nhân phải đục trên bề mặt sản phẩm tạo thành hình ảnh âm bản
cho các họa tiết, thiết kế vừa khớp với những khối âm đã tạo ra từ các kim loại
khác, tiếp theo là dát lại và đánh bóng bề mặt.


- Thêm chất khí, khi đưa thêm một kim loại khác lên sản phẩm đồng gọi là khảm
nhị khí, hai kim loại khác gọi là tam khí.
5.4. Làm màu :
- Đây cũng là một công đoạn được coi là công thức gia truyền của mỗi nghệ
nhân. Nhờ đó mà tạo được các màu sắc khác nhau thích hợp cho từng sản phẩm,
kể cả các sản phẩm giả cổ màu sắc hoen gỉ như đã qua hàng nghìn năm. Và đặc
biệt là màu được giữ nguyên vẹn cho hàng trăn năm sau.
5.5. Gò đồng :
- Tùy theo từng sản phảm nhất định có thể thực hiện bằng phương pháp gò. Đây
là một nghề có tính nghệ thuật rất cao và độc đáo.

1.4

Tổ chức bộ máy quản lý, chức năng, nhiệm vụ của các Phòng ban.

1.4.1 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.
Gồm 2 cấp quản lý:
- Cấp Công ty gồm : Giám đốc, Phó giám đốc và các phòng ban; cấp này có
quyền gia lệnh cho cấp phân xưởng thực hiện và quyết định mọi hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty.
- Cấp Phân xưởng gồm : Quản đốc phân xưởng, các nhân viên quản lý phân
xưởng.
1.4.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.
Giám đốc

PGĐ Kỹ thuật

PGĐ Sản xuất

Phòng
KHK
D

Xưởng
Xưởng
Phòng
Xưởng
đúc
trưng
Tài
đúc

tượng
bày
chínhtượng
đài
sản
Kế
chân
phẩm
dung ty
Sơ đồtoán
2 :Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công
1.4.3 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý Công ty TNHH cơ khí
đúc Lộc Nam.
- Giám đốc: Là người có quyền quyết định cao nhất về mọi hoạt động của Công
ty, là người xây dựng chiến lược phát triển, các phương án tổ chức quản lý điều hành
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.


- Phó Giám đốc sản xuất:
+ Là người giúp Giám đốc quản lý điều hành toàn bộ các hoạt động sản xuất và
phục vụ sản xuất, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết quả thực hiện nhiệm vụ sản
xuất.
+ Thực hiện các nhiệm vụ của người lãnh đạo trong việc điều hành hoạt động của
hệ thống quản lý chất lượng.
- Phó giám đốc kỹ thuật:
+ Giúp Giám đốc công tác quản lý điều hành toàn bộ công tác kỹ thuật của
toàn Công ty: công tác nghiên cứu, thiết kế, công nghệ phục vụ sản xuất, chỉ đạo công
tác tiêu chuẩn đo lường, chất lượng sản phẩm, công tác cơ điện và an toàn.
+ Xây dựng công tác kỹ thuật hàng năm. Chuẩn bị các yếu tố kỹ thuật về quy trình
công nghệ, bản vẽ, dụng cụ cho sản xuất.

- Phòng KHKD:
+ Là cơ quan chức năng tham mưu cho giám đốc, trực tiếp chỉ đạo toàn diện các
hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Xây dựng kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch mua sắm vật
tư cho sản xuất.
+ Triển khai kế hoạch sản xuất năm, quý, tháng cho Công ty. Điều hành trực tiếp
hàng ngày theo tiến độ sản xuất.
+ Thực hiện các hoạt động về kế hoạch nhân sự, chính sách, định mức lao động,
công tác huấn luyện, đào tạo, thi nâng bậc và kế hoạch bảo hộ lao động.
- Phòng Tài chính kế toán:
+ Là cơ quan chức năng chịu trách nhiệm trước Giám đốc và cơ quan quản lý cấp
trên về hoạt động công tác quản lý và sử dụng tài chính.
+ Thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế theo cơ
chế quản lý Nhà nước.
+ Tổ chức ghi chép tính toán và phản ánh chính xác, trung thực toàn bộ tài sản
của Công ty, lưu trữ, bảo quản các tài liệu kế toán theo quy định.
- Xưởng đúc tượng đài: là phân xưởng có nhiệm vụ hoàn thành các bức tượng
đài có kích thước lớn do khách hàng đặt hoặc theo kế hoạch sản xuất của công ty.
- Xưởng đúc tượng chân dung: là phân xưởng hoàn thành các tượng chân dung
trọng lượng 10kg-65kg, tượng Phật có mẫu, tượng danh nhân lịch sử (Vua Quang
Trung, Trần Hưng Đạo, Lê Thánh Tông,…) với kích thước cao 30-45cm, rộng 25cm,
nặng 3-5kg. Tượng dùng trang trí phong thủy, bàn làm việc, tủ sách, quà tặng,…Đây là


một thế mạnh của công ty qua nhiều thế hệ làm tượng với nhiều kinh nghiệm tích lũy
đã tạo ra những sản phẩm mang tính nghệ thuậy cao, đường nét tinh xảo.
- Xưởng trưng bày sản phẩm : là nơi trưng bày sản phẩm khi khách hàng đến
thăm quan.
1.5
Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH cơ

khí đúc Lộc Namtrong những năm gần đây.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015
Đơn vị tính: VND

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2015.
Đơn vị tính: VND.


BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2015.
(Tiếp theo).


CHƯƠNG 2 : TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ MỘT SỐ
PHẦN HÀNH KẾ TOÁN CƠ BẢN TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ ĐÚC LỘC NAM.


2.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty trách nhiệm hữu hạn cơ khí đúc Lộc
Nam.
2.1.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Cơ khí đúc Lộc Nam.
Công ty TNHH cơ khí đúc Lộc Nam có địa bàn sản xuất kinh doa



×