Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

CHUYÊN ĐỀ: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.43 KB, 18 trang )

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG ÔN THI THPT QUỐC GIA
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
CHUYÊN ĐỀ: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRONG MỘT SỐ
LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
+ Nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh
vực: HN & GĐ.
+ Nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh
vực lao động.
+ Nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực
kinh doanh.
2. Kỹ năng
+Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong
lĩnh vực HN & GĐ, lao động,kinh doanh.
3.Thái độ
+Có ý thức thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong lĩnh vực HN
& GĐ và đấu tranh phê phán những hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân
trong lĩnh vực HN & GĐ, lao động kinh doanh.
4. Các năng lực hướng tới phát triển ở học sinh.
* Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,năng lực tìm kiếm và
xử lý thông tin, năng lực hợp tác.
* Năng lực chuyên biệt:Năng lực tự nhận thức, năng lực giao tiếp, năng lực đánh
giá, năng lực quan sát, năng lực điều chỉnh hành vi của bản thân.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1.Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
1


a. Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa


vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ,
công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở
phạm vi gia đình và xã hội, được PL qui định và được nhà nước bảo đảm thực hiện.
b.Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình
* Bình đẳng giữa vợ và chồng:Thể hiện trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài
sản.
- Trong quan hệ nhân thân có quyền ngang nhau lựa chọn nơi cư trú; tôn trọng, giữ
gìn nhân phẩm, danh dự, uy tín của nhau; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo; giúp đỡ, tạo đk cho nhau phát triển về mọi mặt, KHHGĐ, chăm sóc con...
- Trong quan hệ tài sản có quyền ngang nhau về sở hữu tài sản chung (quyền
chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt); Vợ chồng có quyền có tài sản
chung và tài sản riêng.
+Tài sản chung : Vợ chồng tạo ra trong thời kì hôn nhân; Vợ chồng được kế thừa
chung; Vợ chồng được tặng cho chung; Vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
+ Tài sản riêng : Có trước khi kết hôn; Được thừa kế riêng; Được tặng cho riêng
trong thời kì hôn nhân ; Đồ dùng, tư trang cá nhân
*Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình:
- Bình đẳng giữa cha mẹ và con:
+Cha mẹ (cả bố dượng, mẹ kế) có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với các con,
thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn
trọng ý kiến của con, chăm lo việc học tập và phát triển lành mạnh của con.
+ Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, không được ngược đãi, hành hạ
xúc phạm con, không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, ép con làm
những việc trái pháp luật, trái đạo đức. Con trai, con gái phải chăm sóc, giáo dục, tạo
điều kiện như nhau.
+Con phải yêu quí, kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
2


-Bình đẳng giữa ông bà và các cháu:Ông bà chăm sóc, giáo dục, là tấm gương tốt

cho các cháu; các cháu kính trọng, phụng dưỡng ông bà.
-Bình đẳng giữa anh, chị em :Yêu thương chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau, nuôi dưỡng
nhau khi không còn cha mẹ...
2. Bình đẳng trong lao động
a) Thế nào là bình đẳng trong lao động
Là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua tìm
việc làm; bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua
hợp đồnglao động lđ; bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong từng cơ
quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước.
b) Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động.
* Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động:
- Quyền lđ là quyền của công dân tự do sử dụng sức lđ của mình trong việc tìm
kiếm, lựa chọn việc làm, làm việc cho bất cứ người sử dụng lđ nào, bất cứ nơi nào
mà PL không cấm, mang lại thu nhập cho bản thân, gia đình và lợi ích cho xh.
- Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền
làm việc, lựa chọn việc làm, nghề nghiệp phù hợp với khả năng, không bị phân biệt
đối xử về giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo...
- Người lđ có đủ tuổi theo qui định của Bộ luật lđ ( đủ 15 tuổi ), có khả năng lđ và
giao kết hợp đồng lđ, đều có quyền tìm việc làm, người có trình độ chuyên môn, kĩ
thuật cao được Nhà nước ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi phát huy tài năng (không
coi là bất bình đẳng).
* Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động
- Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người người sử dụng
lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi
bên trong quan hệ lao động .

3


- Giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc: Tự do, tự nguyện, bình

đẳng, không trái PL và thoả ước lao động tập thể, giao kết trực tiếp giữa người lao
động và người sử dụng lao động.
* Bình đẳng giữa lđ nam và nữ
- Bình đẳng về quyền trong lao động : Về cơ hội tiếp cận việc làm; về tiêu chuẩn,
độ tuổi khi tuyển dụng; được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền
công, tiền thưởng, bảo hiểm xh, điều kiện lao động và các điều kiện khác.
- PL qui định đối với lao động nữ: Có quyền hưởng chế độ thai sản; người sử dụng
lao động không được xa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lí do
kết hôn, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi (trừ trường hợp doanh nghiệp
chấm dứt hoạt động); không sử dụng lao động nữ công việc nặng nhọc, nguy hiểm,
độc hại ...
3. Bình đẳng trong kinh doanh
a) Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh
- Là mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ việc lựa chọn
ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, đến việc
thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh đều bình đẳng
theo qui định pháp luật.
*Tuổi được thành lập doanh nghiệp là: đủ 18 tuổi.
b) Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh (5 nội dung)
Thứ nhất: Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh
doanh ,tuỳ sở thích và khả năng của mình. Mọi công dân, không phân biệt, nếu có
đủ điều kiện theo qui định PL đều có thể thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ti cổ
phần, công ti trách nhiệm hữu hạn...
Thứ 2: Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh trong những
ngành, nghề mà PL không cấmkhi có đủ điều kiệntheo qui định PL.

4


Thứ 3: Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều

bình đẳngtrong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành
mạnh, là bộ phận cấu thành của nền kinh tế.
Thứ 4: Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền chủ động mở rộng qui mô và
ngành, nghề kinh doanh; chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp
đồng; tự do liên doanh với các cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước theo
qui định PL; tự chủ kinh doanh để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh.
Thứ 5: Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong hoạt động sản xuất,
kinh doanh, đúng ngành, nghề đăng kí; nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính đối với
Nhà nước; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lđ theo qui định của luật lao
động.
*Gv khái quát bằng sơ đồ tư duy

5


III. THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP
Học sinh làm bài tập trắc nghiệm.
Câu nhận biết và thông hiểu
Câu 1. Bình bẳng trong quan hệ vợ chồng được thể hiện:
A. Quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội, ngoại
B. Quan hệ gia đình và quan hệ XH.
C.Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
D. Quan hệ hôn nhân và quan hệ quyết thống.
Câu 2.Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là:
A. Người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định
công việc lớn trong gia đình.
6


B. Công viêc của người vợ là nội trợ gia đình và chăm sóc con cái, quyết định các

khoản chi tiêu hàng ngày của gia đình.
C.Vợ, chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau trong việc quyết định các
công việc của gia đình.
D. Người vợ phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định công
việc lớn trong gia đình.
Câu 3. Vợ chồng có quyền tự do lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo là bình đẳng
A. trong quan hệ nhân thân.
B. trong quan hệ tài sản.
C. trong quan hệ việc làm.
D. trong quan hệ nhà ở.
Câu 4. Vợ, chồng có quyền ngang nhau đối với tài sản chung là:
A.Những tài sản hai người có được sau khi kết hôn.
B. Những tài sản có trong gia đình.
C. Tài sản riêng của vợ hoặc chồng sau khi kết hôn.
D. Tài sản riêng của chồng sau khi kết hôn .
Câu 5. Nội dung thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình là:
A.Cùng đóng góp công sức để duy trì đời sống phù hợp với khả năng của mình
B. Tự do lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình
C. Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng lao động
D. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động.
Câu 6. Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc tôn trọng danh dự,
uy tín của nhau là bình đẳng
A. trong quan hệ nhân thân.
B. trong quan hệ tài sản.
C. trong quan hệ việc làm.
D. trong quan hệ nhà ở.

7



Câu 7. Sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm
có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao
động là
A. Hợp đồng làm việc.
B. Hợp đồng kinh doanh.
C. Hợp đồng kinh tế.
D. Hợp đồng lao động.
Câu 8. Chủ thể của hợp đồng lao động là
A. người lao động và đại diện người lao động.
B. người lao động và người sử dụng lao động.
C. đại diện người lao động và nguời sử dụng lao động.
D. ông chủ và người làm thuê.
Câu 9. Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh,
tức là lựa chọn loại hình doanh nghiệp tùy
A. nhu cầu thị trường.
B. sở thích và khả năng.
C. mục đích bản thân.
D. khả năng và trình độ.
Câu 10. Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động được thể hiện
qua
A. hợp đồng lao động.

B. thỏa thuận lao động.

C. việc sử dụng lao động.

D. quyền được lao động.

Câu 11. Trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm, khi có đủ điều kiện
theo quy định của pháp luật thì mọi doanh nghiệp đều có quyền

A. tự chủ đăng kí kinh doanh.
B. kinh doanh không cần đăng kí.
C. xin ý kiến chính quyền để kinh doanh.
D. kinh doanh trước rồi đăng kí sau.
8


Câu 12. Vợ chồng tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt là thể hiện sự bình
đẳng trong
A. quan hệ tài sản.

B. quan hệ nhân thân.

C. quan hệ chính trị.

D. quan hệ xã hội.

Câu 13. Mối quan hệ trong gia đình bao gồm những mối quan hệ cơ bản là :
A. Quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội, ngoại
B. Quan hệ gia đình và quan hệ XH.
C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
D.Quan hệ hôn nhân và quan hệ quyết thống.
Câu 14. Quan hệ nào dưới đây không thuộc nội dung bình đẳng trong hôn nhân và
gia đình ?
A. Quan hệ dòng tộc.
B. Quan hệ tài sản.
C. Quan hệ nhân thân.
D. Quan hệ giữa chị em với nhau.
Câu 15.Nội dung nào dưới đây không thuộc bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A.Bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con.

B. Bình đẳng giữa ông bà, cô dì, chú bác.
C.Bình đẳng giữa ông bà và cháu.
D.Bình đẳng giữa anh chị em với nhau
Câu 16. Cha mẹ tôn trọng ý kiến của con là biểu hiện của bình đẳng nào dưới đây
trong quan hệ hôn nhân và gia đình ?
A. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.
B. Quan hệ giữa các thế hệ.
C. Bình đẳng về nhân thân.
D. Bình đẳng về tự do ngôn luận.
Câu 17. Pháp luật quy định như thế nào về việc vợ chồng sử dụng tài sản chung để
đàu tư kinh doanh ?
A. Người chồng có quyền quyết định tất cả.
9


B. Người chồng có quyền quyết định trên cơ sở tham khảo ý kiến của vợ.
C. Vợ, chồng bàn bạc, thỏa thuận với nhau.
D. Người vợ tự quyết định tất cả.
Câu 18. Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau là biểu
hiện của bình đẳng nào dưới đây trong quan hệ hôn nhân và gia đình ?
A. Bình đẳng giữa anh, chị, em.
B. Quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình.
C. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
D. Bình đẳng về trách nhiệm.
Câu 19. Để được kí hợp đồng lao động thì người lao động phải đủ bao nhiêu tuổi
trở lên?
A. 15.

B. 16.


C. 17.

D. 18.

Câu 20. Lao động nữ được làm những gì để thể hiện quyền bình đẳng trong lao
động ?
A. Được quyền đi muộn.
B. Được bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm.
C. Được quyền về sớm.
D. Được dùng son môi.
Câu 21. Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc nào dưới
đây ?
A. Giao kết bằng văn bản.
B. Giao kết trực tiếp giữa người động và người sử dụng lao động.
C. Giao kết thông qua phát biểu trong các cuộc họp.
D. Giao kết giữa người sử dụng lao động và đại diện người lao động.
Câu 22. Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng trong lao động?
A. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
B. Bình đẳng trong thực hiện hợp đồng lao động.
C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
10


D. Bình đẳng trong tự chủ đăng kí kinh doanh.
Câu 23. Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa lao động
nam và lao động nữ ?
A. Không phân biệt điều kiện làm việc.
B. Được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc.
C. Có cơ hội tiếp cận việc làm như nhau.
D. Có tiêu chuẩn và độ tuổi tuyển dụng như nhau.

Câu 24. Khẳng định nào sau đây là đúng với nội dung quyền bình đẳng trong kinh
doanh:
A. Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh.
B. Mọi doanh nghiệp đều có quyền kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định
của pháp luật.
C. Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh những nghành nghề
mà pháp luật không cấm.
D. Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh trong những nghành
nghề mà pháp luật không cấm khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Câu 25. Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh theo quy định
của pháp luật là nội dung thuộc quyền nào sau đây?
A. Quyền bình đẳng trong lao động.
B. Quyền bình đẳng trong kinh doanh.
C. Quyền bình đẳng trong sản xuất.
D. Quyền bình đẳng trong mua bán.
Câu 26. Việc giao kết hợp đồng lao động được tuân theo nguyên tắc nào sau đây?
A. Tự do, dân chủ, bình đẳng, không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.
B. Tự do, tự nguyện, bình đẳng, không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.
C. Tự do, tự nguyện, công bằng, không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.
D. Tự do, chủ động, bình đẳng, không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.

11


Câu 27. Chính sách quan trọng nhất của Nhà nước góp phần thúc đẩy việc kinh
doanh phát triển là
A. hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp.
B. khuyến khích người dân tiêu dùng.
C. tạo ra môi trường kinh doanh tự do, bình đẳng.
D. xúc tiến các hoạt động thương mại.

Câu 28. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về tự chủ kinh doanh để nâng cao hiệu
quả và khả năng cạnh tranh là nội dung của bình đẳng nào dưới đây ?
A. Bình đẳng trong kinh doanh.
B. Bình đẳng trong kinh tế.
C. Bình đẳng trong cạnh tranh.
D. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
Câu 29. Mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều được bình
đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh là
nội dung thuộc quyền nào sau đây ?
A. Quyền bình đẳng trong kinh doanh.
B. Quyền bình đẳng trong lao động.
C. Quyền bình đẳng trong sản xuất.
D. Quyền bình đẳng trong mua bán.
Câu 30. Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều
được bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài là nội dung bình đẳng
trong lĩnh vực nào dưới đây ?
A. Bình đẳng trong kinh doanh.
B. Bình đẳng trong lao động.
C. Bình đẳng về chính trị.
D. Bình đẳng về kinh tế - xã hội.
Câu 31. Bình đẳng trong kinh doanh nghĩa là bình đẳng trong
A. quyền làm việc.
12


B. lựa chọn việc làm.
C. lựa chọn ngành, nghề.
D. tìm kiếm việc làm.
Câu 32. Tuổi được thành lập doanh nghiệp là:
A. Từ 20 tuổi trở lên.

C. Từ 19 tuổi trở lên.
B. Từ 21 tuổi trở lên.
D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
Câu vận dụng thấp
Câu 33. Khi yêu cầu vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình, anh A đã vi
phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ
A. nhân thân.
B. tài sản chung.
C. tài sản riêng.
D. tình cảm
Câu 34. Chị A là người theo đạo Thiên Chúa. Sau khi lấy chồng, Chồng chị yêu
cầu chị không được theo đạo đó nữa vì con gái lấy chồng phải theo nhà chồng.
(Chồng chị A không theo đạo). Chồng chị A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ
và chồng trong
A. quan hệ nhân thân.
B. quan hệ tài sản.
C. quyền tự do cơ bản của công dân.
D. bình đẳng giữa các tôn giáo.
Câu 35. Thấy trong hợp đồng lao động của mình ký với Giám đốc công ty có điều
khoản trái pháp luật lao động, anh P đã đề nghị sửa và được chấp nhận. Điều này
thể hiện
A. quyền dân chủ của công dân.
B. quyền xã hội của công dân.
13


C. bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động.
D. bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
Câu 36. Công ty Q kinh doanh thêm cả bánh kẹo, trong khi giấy phép kinh doanh
là quần áo trẻ em. Công ty Q đã vi phạm nội dung nào dưới đây theo quy định của

pháp luật?
A. Tự chủ kinh doanh.
B. Chủ động lựa chọn ngành, nghề kinh doanh.
C. Kinh doanh không đúng ngành, nghề đã đăng kí.
D. Mở rộng thị trường, quy mô kinh doanh.
Câu 37. Anh H và anh T cùng làm ở một doanh nghiệp. Anh H là cán bộ có trình
độ chuyên môn cao hơn anh T nên được nhận lương cao hơn anh T. Mặc dù vậy,
giữa anh H và anh T vẫn bình đẳng với nhau. Vậy đó là bình đẳng trong nội dung
nào dưới đây?
A. Trong lao động.
B. Trong tìm kiếm việc làm.
C. Trong thực hiện quyền lao động.
D. Trong nhận tiền lương.
Câu 38. Ông G đã có giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống nhưng thấy việc kinh
doanh thuận lợi nên ông G làm hồ sơ xin đăng ký kinh doanh thêm dịch vụ ăn uống
ở hai địa điểm khác. Ông G đã sử dụng quyền nào sau đây?
A. Quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
B. Quyền tự chủ đăng kí kinh doanh.
C. Quyền mở rộng quy mô kinh doanh.
D. Quyền khuyến khích pháp triển.
Câu 39.Công ty X ở Hà Nội và công ty N ở Tuyên Quang cùng sản xuất ván ép.
Công ty X phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cá nhân cao hơn công ty N.Căn
cứ yếu tố nào dưới đây hai công ty có mức thuế khác nhau
A.Lợi nhuận thu được.

B.Quan hệ quen biết.
14


C.Địa bàn kinh doanh.


D. Khả năng kinh doanh.

Câu 40. Do mâu thuẫn với Giám đốc công ty, chị H đang nuôi con nhỏ dưới 10
tháng tuổi, bị Giám đốc công ty điều chuyển sang công việc khác nặng nhọc hơn
so với lao động nam. Trong trường hợp này, Giám đốc công ty đã không thực hiện
nội dung nào về bình đẳng trong lao động ?
A. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
B. Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động.
C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
D. Bình đẳng giữa cán bộ công nhân viên.
Câu vận dụng cao
Câu 41.Trong thời gian chờ quyết định li hôn của Tòa án, chị A nhận được tin đồn
anh B chồng chị đang tổ chức tiệc cưới với chị H tại nhà hàng X. Vốn đã nghi ngờ
từ trước, chị A cùng con rể đến nhà hàng, bắt gặp anh B đang liên hoan vui vẻ với
các đồng nghiệp, hai mẹ con lao vào sỉ nhục anh thậm tệ. Những ai dưới đây vi
phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân, và gia đình?
A. Chị A và con rể.
B. Chị A, anh B, con rể và chị H.
C. Chị A, anh B và chị H.
D.Chị A, anh B và con rể.
Câu 42.Vì vợ bị vô sinh, Giám đốc X đã cặp kè với cô V để mong có con nối dõi
tông đường.Khi biết mình có thai, cô V ép Giám đốc phải sa thải chị M trợ lí đương
nhiệm và kí quyết định cho cô vào vị trí đó. Được M kể lại, vợ giám đốc ghen
tuông đã buộc chồng đuổi việc cô V. Nể vợ, ông X đành chấp nhận. Trong trường
hợp này, ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?
A. Vợ chồng Giám đốc.

B. Giám đốc X và cô V.


C. Vợ chồng Giám đốc X và cô V.

D. Vợ chồng Giám đốc X và chị M.

Câu 43. M và H làm cùng một bộ phận, trong một công ty với số năm công tác và
thành tích ngang nhau, nhưng do có thân quen với trưởng phòng nhân sự S nên H
15


đã nhờ S giới thiệu, đưa quà và đã được giám đốc đề bạt lên vị trí cao hơn. Bức xúc
trước việc đó, bạn của M đã khuyên M viết đơn khiếu nại giám đốc. Trong trường
hợp trên, những ai đã vi phạm quyền bình đẳng của công dân trong lao động?
A.Trưởng phòng S và bạn M.

B.Giám đốc, trưởng phòng S và H

C. Trưởng phòng S và H.

D.Trưởng phòng S và giám đốc.

Câu 44.Hai cửa hàng mĩ phẩm của chị A và chị K cùng bày bán một số sản phẩm
không có nguồn gốc xuất xứ nhưng khi kiểm tra, cán bộ chức năng Q chỉ xử phạt
chị K, còn chị A được bỏ qua vì trước đó chị đã nhờ người quen tên Y là em gái của
cán bộ Q giúp đỡ. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh
doanh?
A. Chị A và chị K.

B. Chị K, Y và cán bộ Q.

C. Chị A, Y và cán bộ Q.


D. Chị A, K và cán bộ Q.

Câu 45. Anh K và anh G cùng đến cơ quan chức năng của tỉnh M để kê khai thành
lập doanh nghiệp nhưng cả hai đều chưa hoàn thành các thủ tục theo quy định nên
chưa được cấp phép. Được cán bộ cơ quan cấp phép H gợi ý, anh G đã “bồi dưỡng”
cho H 20 triệu đồng nên được cấp phép ngay. Một cán bộ khác tên U cũng hứa giúp
K nếu anh chi ra 20 triệu nhưng anh K không đồng ý. Những chủ thể nào dưới đây
đã vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Anh K và anh G.

B. Anh G và H.

C. Anh G, H và U.

D. Anh K, G, H và U.

Đáp án các câu trắc nghiệm
Câu 1. Câu 2.

Câu 3.

Câu 4. Câu 5.

Câu 6.

Câu 7. Câu 8.

Câu 9.


C
Câu

C
Câu

A
Câu

A
Câu

A
Câu

A
Câu

D
Câu

B
Câu

B
Câu

10.

11.


12.

13.

14.

15.

16.

17.

18.

A
Câu

A
Câu

B
Câu

D
Câu

A
Câu


B
Câu

A
Câu

C
Câu

D
Câu

19. A

20.

21.

22.

23.

24.

25.

26.

27.


B

B

D

A

D

B

B

C
16


Câu

Câu

Câu

Câu

Câu

Câu


Câu

Câu

Câu

28.

29.

30.

31.

32.

33.

34.

35.

36.

A
Câu

A
Câu


A
Câu

C
Câu

D
Câu

A
Câu

A
Câu

D
Câu

C
Câu

37.

38.

39.

40.

41.


42.

43.

44.

45.

C

C

C

C

A

B

B

D

C

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mai Văn Bính, Trần Văn Thắng (Tổng chủ biên), Sách giáo khoa và sách
giáo viên Giáo dục công dân lớp 12, NXB Giáo dục, 2017.

2. Trần Thị Hà Giang, Nguyễn Thị Hạnh (Chủ biên), Ôn luyện thi trắc
nghiệm THPT quốc gia năm 2017 Khoa học xã hội,NXB Đại học Quốc Gia Hà
Nội,2017.
3. Nguyễn Xuân Tùng, Ngô Thị Hiền Thúy, Đỗ Anh Dương, Lê Thông,
Nguyễn Thị Thanh Mai, Dương Thị Thúy Nga, Thần Văn Thắng Hướng dẫn ôn tập
kỳ thi THPTQG năm 2017- 2018, NXB Giáo dục, 2017.
4. Đào Đức Doãn, Dương Thị Thúy Nga (Chủ biên), Ôn luyện thi trắc
nghiệm thi THPT quốc gia, NXB Đại học Sư Phạm Hà Nội, 2018.
17


18



×