Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Một số xu hướng phát triển của ngành ngân hàng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0 và những vấn đề đặt ra với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

MỘT SỐ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG
TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân Hàng

NGUYỄN THÚY HẰNG

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

MỘT SỐ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG
TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI VIỆT NAM

Ngành: Tài Chính – Ngân Hàng – Bảo Hiểm
Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân Hàng
Mã số: 83.40.201

Họ tên học viên: NGUYỄN THÚY HẰNG
Người hướng dẫn: PGS.TS Đào Ngọc Tiến



Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép
bất kỳ tài liệu nào. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực,
có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn và phát triển từ các tài liệu, các công trình
nghiên cứu đã được công bố, tham khảo các giáo trình, tạp chí chuyên ngành và các
trang thông tin điện tử.
Học viên

Nguyễn Thúy Hằng


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Đào Ngọc Tiến, giáo viên
hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.Tôi cũng xin chân thành
cảm ơn các thầy, cô giáo trường Đại Học Ngoại Thương, những người đã cung cấp
cho tôi những kiến thức nền tảng quý báu trong suốt những năm học qua.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn
động viên, khích lệ tôi trong những lúc khó khăn nhất để hoàn thành luận văn.
Do khuôn khổ thời gian nghiên cứu có hạn cũng như do trình độ người viết
còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết, tôi rất mong các thầy,
cô giáo thông cảm và góp ý chân thành để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0...5
1.1.

Lịch sử hình thành và các xu thế chính.................................................... 5
1.1.1. Khái niệm………………………………………………………………………… 5
1.1.2. Lịch sử hình thành……………………………………………………………… 6
1.1.3. Các xu thế chính………………………………………………………………… 9

1.2.

Xu thế kỹ thuật số.................................................................................... 11
1.2.1. Dữ liệu lớn………………………………………………………………………11
1.2.2. Internet kết nối vạn vật……………………………………………………….. 13
1.2.3. Trí thông minh nhân tạo……………………………………………………… 15

1.3.

Một số tác động của cách mạng công nghiệp 4.0................................... 16
1.3.1. Tác động tới nền kinh tế……………………………………………………… 16
1.3.2. Tác động tới các doanh nghiệp……………………………………………… 24

1.3.3. Tác động tới người dân………………………………………………………. 33
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH NGÂN
HÀNG TRÊN THẾ GIỚI TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNGCÔNG
NGHIỆP 4.0........................................................................................................... 37
2.1.

Xu hướng phát triển ngân hàng số.......................................................... 37
2.1.1. Tác động của ngân hàng số đến hoạt động của các ngân hàng……… 37
2.1.2.


2.2.

Kinh nghiệm triển khai ngân hàng số tại một số ngân hàng………….. 41

Xu hướng sử dụng dữ liệu lớn – Big data............................................... 46
2.2.1. Một số ứng dụng tiêu biểu của Big Data trong xu hướng phát triển của
các ngân hàng…………………………………………………………………………. 46
2.2.2. Triển khai ứng dụng Big Data tại một số ngân hàng…………………….. 54

2.3.

Xu hướng sử dụng Internet kết nối vạn vật........................................... 56
2.3.1. Một số ứng dụng tiêu biểu của IoT trong xu hướng phát triển của các
ngân hàng……………………………………………………………………………… 56
2.3.2. Triển khai ứng dụng Internet kết nối vạn vật tại một số ngân hàng……. 58

2.4.

Xu hướng sử dụng trí thông minh nhân tạo........................................... 60
2.4.1. Một số ứng dụng tiêu biểu của AI trong xu hướng phát triển của các ngân
hàng…………………………………………………………………………………….. 60


2.4.2. Triển khai ứng dụng AI tại một số ngân hàng…………………………….. 63
2.5.

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam......................................................... 67

CHƯƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI NGÀNH NGÂN HÀNGVIỆT

NAM....................................................................................................................... 72
3.1.

Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 đến ngân hàng Việt Nam 72

3.1.1. Với Ngân hàng nhà nước…………………………………………………….. 72
3.1.2. Với các tổ chức tín dụng……………………………………………………… 72

3.2.

Cơ hội và thách thức với ngành ngân hàng Việt Nam...........................80
3.2.1. Cơ hội…………………………………………………………………………… 80
3.2.2. Thách thức……………………………………………………………………… 82

3.3.
Một số kiến nghị để hệ thống ngân hàng phát triển và hòa nhập hiệu
quả với CMCN 4.0................................................................................................. 88
3.3.1. Với Chính Phủ…………………………………………………………………. 88
3.3.2. Với Ngân hàng nhà nước…………………………………………………….. 88
3.3.3. Với các tổ chức tín dụng……………………………………………………… 90

KẾT LUẬN............................................................................................................ 97


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1.1: Hình ảnh về các cuộc cách mạng công nghiệp..........................................6
Hình 1.2. Hình ảnh các xu thế chính của cuộc cách mạng công nghiệp..................10
Hình 2.1. Hình minh họa mô hình ngân hàng số..................................................... 38
Hình 2.2. Chiến lược số của DBS............................................................................ 43
Hình 2.3. Hình ảnh ứng dụng Groceries trên tủ lạnh Samsung...............................59


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Thống kê tình hình triển khai ngân hàng số đến năm 2018........................76
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Số lượng giao dịch trung bình hàng tháng của khách hàng châu Á.....39
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ khách hàng của Ngân hàng sử dụng dịch vụ Ngân hàng số.......40
Biểu đồ 2.3: Thị trường phân tích dữ liệu lớn 2016................................................ 47
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ các dịch vụ tài chính ứng dụng dữ liệu lớn 2016.......................48
Biểu đồ 2.5: Thiết bị được kết nối IoT trên toàn thế giới từ 2015 - 2025................56
Biểu đồ 2.6: Đầu tư vào trí tuệ nhân tạo và tự động hóa theo ngành năm 2016 – 201961

Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ các công ty ứng dụng AI năm 2017........................................... 62
Biểu đồ 3.1: Số lượng các giao dịch thanh toán qua các kênh điện tử.....................75


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AI

Artificial Intelligence

CMCN

Cách mạng công nghiệp

CSTT

Chính sách tiền tệ

IOT


Internet of Things

KH&CN

Khoa học và công nghệ

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTW

Ngân hàng trung ương

NHTM

Ngân hàng thương mại

TMCP

Thương mại cổ phần

TCTC

Tổ chức tín dụng


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Luận văn nghiên cứu đề tài: “Một số xu hướng phát triển của ngành ngân hàng
trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra với Việt Nam”.

Trước tiên, bài viết đã nêu ra cái nhìn tổng quan về cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư, những xu thế chính và các tác động của nó đến nền kinh tế, hoạt
động của các doanh nghiệp và người dân.
Tại chương II, người viết tìm hiểu được tình hình xu hướng phát triển của một
số ngân hàng trên thế giới trong bối cảnh CMCN 4.0 trên một số quốc gia đã phát
triển mạnh mẽ.Trên cơ sở đó, tác giả rút ra những bài học kinh nghiệm tiêu biểu cho
Việt Nam.
Cuối cùng, trên cơ sở nghiên cứu tác động của cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư đến xu hướng phát triển ngành ngân hàng, tác giả đã đề xuất những kiến
nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng để góp phần xây
dựng và phát triển ngành ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công
nghiệp 4.0 đang bùng nổ trên toàn cầu.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cho đến nay, thế giới đã trải qua 4 cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN).
Cuộc CMCN đầu tiên xuất phát từ thế kỉ XVIII khi con người biết dùng hơi nước và
máy móc để thay cho sức người, sau đó đến lượt điện - dây chuyền sản xuất và các
mô hình sản xuất quy mô lớn ra đời tạo nên cuộc cách mạng thứ 2. Cuộc cách mạng
thứ 3 hình thành khi máy tính ra đời vào những năm 1970, bắt đầu cho một loạt thay
đổi về cách con người xử lí thông tin và tự động hóa bằng robot. Trong giai đoạn
hiện nay, cuộc CMCN 4.0 đang phát triển dựa trên các trụ cột chính là kỹ thuật số,
công nghệ sinh học, vật lý. Cuộc cách mạng sản xuất mới này được dự đoán sẽ tác
động mạnh mẽ đến mọi quốc gia, chính phủ, doanh nghiệp và người dân khắp toàn
cầu, cũng như làm thay đổi căn bản cách sống, làm việc và sản xuất.
Ngân hàng cũng là một trong những ngành chịu ảnh hưởng từ cuộc CMCN
này. Các ngân hàng đang chứng kiến sự dịch chuyển của thị trường tài chính với sự

xuất hiện của nhiều yếu tố mới, gồm cả chủ thể và sản phẩm, dịch vụ và những xu
thế mới được tạo ra, những kỳ vọng vào công nghệ như ứng dụng dữ liệu lớn,
internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, công nghệ in 3D…Dù mới chỉ bắt đầu nhưng cuộc
CMCN 4.0 đã đặt tất cả các quốc gia, các lĩnh vực nói chung và Việt Nam nói riêng
trước rất nhiều cơ hội và thách thức lớn.
Nắm bắt được vấn đề này, với những kiến thức đã tích lũy được trong quá
trình học tập và nghiên cứu, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Một số xu hướng
phát triển của ngành ngân hàng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và
những vấn đề đặt ra với Việt Nam”
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0 đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, trong
đó tài chính - ngân hàng là một trong những khu vực chịu tác động rõ nét nhất với
việc hình thành nên những xu thế phát triển mới, nhiều nhà nghiên cứu trong nước
và trên thế giới đã dành sự quan tâm cho vấn đề này. Một số công trình có thể khái
quát như sau:


2

+ Nghiên cứu của thế giới:
Trên phạm vi quốc tế, một số bài viết điển hình về xu hướng phát triển mới
của ngân hàng được hình thành từ ứng dụng của CMCN 4.0 bao gồm:
Nghiên cứu của tác giả Brett King, “Bank 4.0: Banking Everywhere, Never at
a Bank”, Nhà xuất bản: Marshall Cavendish International, 2018 đã đưa ra hình dung
về ngân hàng trong tương lai dưới sự ảnh hưởng của các công nghệ mới của thế kỷ
21 khi tiền mặt không còn, thẻ đã biến mất và tất cả các dấu tích của hệ thống ngân
hàng truyền thống đã được thiết kế lại.
Nghiên cứu của tác giả Gaurav Sarma,“What is digital banking”, 2017, đã làm
rõ hơn các tác động, ý nghĩa của việc chuyển đổi ngân hàng số với các ngân hàng
thương mại cũng như lợi ích của ngân hàng số đối với các khách hàng.

Nghiên cứu của Kumba Sennaar, AI in Banking – An Analysis of America’s 7
Top Banks, 2019 đã chỉ ra các lợi ích của việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt
động ngân hàng và thực trạng triển khai ứng dụng AI tại 7 ngân hàng lớn ở Mỹ
+ Nghiên cứu trong nước:
Tại Việt Nam, hiện nay tài liệu nghiên cứu còn tương đối hạn chế, trong số đó
có thể kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu là:
Nghiên cứu của Phạm Bích Liên, Trần Thị Bình Nguyên (2018) với đề tài
“Phát triển ngân hàng số - kinh nghiệm quốc tế và giải pháp cho các ngân hàng
thương mại Việt Nam” đã làm rõ khái niệm Ngân hàng số và tác động của Ngân
hàng số  đến ngân hàng và khách hàng, kinh nghiệm quốc tế và bài học rút ra, đồng
thời phân tích thực trạng triển khai Ngân hàng số của các NHTM Việt Nam và đề ra
một số giải pháp, khuyến nghị.
Nghiên cứu của Lê Vân Chi, Đỗ Tuấn Anh (2018) với đề tài “ Ứng dụng dữ
liệu lớn trong hoạt động của Ngân hàng Trung ương” phân tích việc áp dụng Big
Data tại một số NHTW trên thế giới, từ đó đưa ra các khuyến nghị cho việc phát
triển áp dụng Big Data tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Nghiên cứu của Lương Thái Bảo (2018) với bài viết “Công nghệ số và chuyển
đổi số trong lĩnh vực ngân hàng – một khuôn khổ phân tích” đã làm rõ hơn việc tại


3

sao chuyển đổi số lại xảy ra trong ngành ngân hàng, đưa ra các ví dụ về mô hình
ngân hàng nền tảng trong bối cảnh công nghệ tài chính đang là một xu hướng nóng
hiện nay.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Đào Thu (2018) với đề tài luận văn thạc sĩ ““Phát
triển dịch vụ ngân hàng điện tử trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0: Nghiên
cứu trường hợp điển hình tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam” đã hệ
thống, phân tích, luận giải, làm rõ hơn những vấn đề cơ bản về sự phát triển của
dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng thương mại. Đồng thời cũng đánh giá thực

trạng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam và đề xuất một số kiến nghị phù hợp với điều kiện và khả năng của ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam nhằm giải quyết những khó khăn, hoàn thiện và
phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
Như vậy, các tài liệu trong và ngoài nước đã có khá nhiều nghiên cứu về sự
phát triển ngành ngân hàng trước tác động của cuộc CMCN 4.0. Tuy nhiên, các
nghiên cứu mới chỉ được đề cập ở các khía cạnh với các góc nhìn khác nhau. Một số
bài nghiên cứu cũng mới chỉ đề cập về một xu hướng đơn lẻ nào đó ví dụ như phát
triển ngân hàng số hoặc ứng dụng công nghệ AI, chưa được xem xét tổng thể ở mức
độ toàn hệ thống. Vì vậy, vấn đề “Một số xu hướng phát triển của ngành ngân hàng
trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra với Việt Nam” đã
được tác giả lựa chọn làm đề tài luận văn nghiên cứu.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là tìm hiểu các xu hướng phát triển
mới của ngành ngân hàng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, thực trạng
ứng dụng những xu thế này tại các ngân hàng Việt Nam, từ đó đề xuất kiến nghị với
Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng để góp phần xây dựng
ngành ngân hàng phát triển và hòa nhập hiệu quả với cuộc CMCN này. Để đạt được
mục tiêu nêu trên , luận văn sẽ hướng đến các mục tiêu cụ thể sau:
+ Thứ nhất: Luận văn nghiên cứu tổng quan về cuộc cách mạng công nghiệp
4.0, lịch sử hình thành và phát triển, các xu thế chính của nó.


4

+ Thứ hai: Luận văn nghiên cứu các xu hướng phát triển mới của ngành ngân
hàng trên thế giới trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 từ đó rút ra bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam.
+ Thứ ba: Qua tìm hiểu thực trạng ứng dụng các xu thế phát triển mới tại các
ngân hàng Việt Nam, thấy được các cơ hội, thách thức từ đó đề xuất những kiến

nghị để ngân hàng Việt Nam hội nhập hiệu quả với cuộc CMCN 4.0.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu mà luận văn hướng đến là các xu
hướng phát triển của ngành ngân hàng trong thời gian tới và những cơ hội, thách
thức với các ngân hàng Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về mặt thời gian: Luận văn đã nghiên cứu về xu hướng phát triển của ngành
ngân hàng trên phạm vi tại một số ngân hàng trên thế giới và ngân hàng Việt Nam
từ 2015 - 2018
- Về mặt nội dung: Đề tài tập trung vào nghiên cứu các xu hướng ứng dụng
chính của cách mạng công nghiệp 4.0 với ngành ngân hàng.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Thu thập dữ liệu từ các báo cáo, tài liệu nghiên
cứu đã công bố có liên quan đến xu hướng phát triển của ngành ngân hàng trong
bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra với Việt Nam
- Phương pháp xử lý số liệu: phân tích tổng hợp thống kê các số liệu

6. Kết cấu luận văn
Luận văn có kết cấu gồm 03 chương:
- Chương 1: Tổng quan về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
- Chương 2: Một số xu hướng phát triển của ngành ngân hàng trên thế giới
trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
- Chương 3: Những vấn đề đặt ra với ngành ngân hàng Việt Nam


5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
1.1.


Lịch sử hình thành và các xu thế chính

1.1.1. Khái niệm
Từ “cách mạng” có nghĩa là một sự thay đổi đột ngột và căn bản. Các cuộc
cách mạng trong lịch sử diễn ra khi những công nghệ và cách thức mới trong việc
nhận thức thế giới gây ra sự thay đổi sâu sắc trong hệ thống kinh tế và cấu trúc xã
hội. Lấy lịch sử làm khung tham chiếu, những thay đổi đột ngột này có thể mất
nhiều năm để nhìn thấy.
Theo định nghĩa tại từ điển Oxford thì Cách mạng công nghiệp là một quá
trình thay đổi lớn và căn bản theo hướng tiến bộ trong một lĩnh vực nào đó, ví dụ
như cách mạng khoa học-kỹ thuật, cách mạng, cách mạng về tư tưởng, văn hóa...
Trong đó, cách mạng khoa học kỹ thuật căn bản là: Sự biến đổi căn bản về
chất của lực lượng sản xuất trên cơ sở biến khoa học thành yếu tố hàng đầu của sự
phát triển sản xuất xã hội, thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Theo bất cứ cách hiểu
nào khác nhau, kể cả cụm danh từ cách mạng công nghiệp được định nghĩa trong từ
điển Oxford cũng có cách hiểu tương tự như vậy.
Khái niệm Industry 4.0 hay là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (The
Fourth Industrial Revolution - FIR) lần đầu tiên được đề cập trong bản Kế hoạch
hành động chiến lược công nghệ cao được chính phủ Đức thông qua vào năm
2012.Theo GS. Klaus Schwab, chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Industry 4.0
(tiếng Đức là Industrie 4.0) là một thuật ngữ bao gồm một loạt các công nghệ tự
động hóa hiện đại, xu hướng trao đổi dữ liệu, công nghiệp chế tạo và sản xuất thông
minh.
Nhìn chung, có thể định nghĩa như sau: Cách mạng 4.0 là một thuật ngữ dùng
để chỉ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, là sự ra đời của một loạt các công
nghệ mới, kết hợp tất cả các kiến thức trong lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số, sinh học,
cùng với quy trình sản xuất thông minh nhằm tạo ra hệ sinh thái kỹ thuật số và biến
đổi ngay lập tức ngành công nghiệp, chuỗi giá trị sản xuất và toàn bộ mô hình kinh
doanh.



6

1.1.2. Lịch sử hình thành
Trong lịch sử phát triển, nhân loại đã trải qua ba cuộc cách mạng công nghiệp,
các cuộc cách mạng đã trải qua đánh dấu những bước phát triển vượt bậc.Những
đặc trưng riêng của từng cuộc cách mạng mang lại những lợi ích cũng như tác động
đến kinh tế, chính trị và xã hội của các quốc gia trên thế giới.Mặc dù vậy, sự ra đời
của mỗi cuộc cách mạng là tính tất yếu trong sự phát triển của loài người.
Các cuộc cách mạng này đánh dấu sự chuyển đổi từ sức mạng cơ bắp sang
năng lượng cơ học, tiến triển đến ngày nay, với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
tư, trong đó năng lực nhận thức nâng cao đang giúp tăng năng suất con người.

Hình 1.1: Hình ảnh về các cuộc cách mạng công nghiệp
Nguồn: ictnews



Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên xảy ra vào cuối thế kỷ XVIII và
kết thúc vào đầu thế kỷ XIX.
Cuộc CMCN lần thứ Nhất được bắt đầu bằng việc xây dựng các tuyến đường
sắt và phát minh ra động cơ hơi nước. Phát minh này của James Watt, được công bố
vào khoảng năm 1775, đã châm ngòi cho sự bùng nổ của công nghiệp thế kỷ 19 lan
rộng từ Anh đến châu Âu và Hoa Kỳ. Cuộc CMCN đầu tiên đã mở ra một kỷ


7

nguyên mới trong lịch sử nhân loại - kỷ nguyên sản xuất cơ khí. Cuộc CMCN lần
thứ Nhất đã thay thế hệ thống kỹ thuật cũ có tính truyền thống của thời đại nông

nghiệp, chủ yếu dựa vào gỗ, sức mạnh cơ bắp (lao động thủ công), sức nước, sức
gió và sức kéo động vật bằng một hệ thống kỹ thuật mới với nguồn động lực là máy
hơi nước và nguồn nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng mới là sắt và than đá. Nó
khiến lực lượng sản xuất được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, tạo nên tình thế phát
triển vượt bậc của nền công nghiệp và nền kinh tế. Đây là giai đoạn quá độ từ nền
sản xuất nông nghiệp sang nền sản xuất cơ khí trên cơ sở khoa học. CMCN lần thứ
nhất đã thay đổi bộ mặt của các nước tư bản, hình thành hai giai cấp cơ bản của xã
hội tư bản: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.



Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, diễn ra từ cuối thế kỷ XIX và

đầu thế kỷ XX.
Cuộc CMCN lần thứ Hai diễn ra khi có sự phát triển của ngành điện, vận tải,
hóa học, sản xuất thép, và sản xuất tiêu dùng hàng loạt. Yếu tố quyết định của cuộc
cách mạng này là chuyển sang sản xuất trên cơ sở điện - cơ khí và sang giai đoạn tự
động hoá cục bộ trong sản xuất, tạo ra các ngành mới trên cơ sở khoa học thuần tuý,
biến khoa học thành một ngành lao động đặc biệt. Cuộc cách này đã mở ra kỷ
nguyên sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp
ráp. Công nghiệp hóa thậm chí còn lan rộng hơn tới Nhật Bản sau thời Minh Trị
Duy Tân, và thâm nhập sâu vào nước Nga, nước đã phát triển bùng nổ vào đầu Thế
Chiến I. Về tư tưởng kinh tế - xã hội, cuộc cách mạng này tạo ra những tiền đề
thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở quy mô thế giới.



Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu vào những năm 1960

Cuộc CMCN lần thứ 3 với sự ra đời và lan tỏa của công nghệ thông tin, sử

dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hoá sản xuất. Cuộc cách mạng này
thường được gọi là cuộc cách mạng máy tính hay cách mạng số bởi vì nó được xúc
tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính cá nhân (thập niên
1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990).


8

Cuộc CMCN lần thứ 3 được thúc đẩy nhờ Cách mạng KH&CN hiện đại. So
với các cuộc CMCN lần thứ Nhất và lần thứ 2 trước đây chỉ thay thế một phần chức
năng lao động chân tay của con người bằng máy móc cơ khí, hoặc tự động hoá một
phần, hay tự động hoá cục bộ, thì khác biệt cơ bản nhất của cuộc Cách mạng
KH&CN hiện đại là sự thay thế phần lớn và hầu hết chức năng của con người (cả
lao động chân tay lẫn trí óc) bằng các thiết bị máy móc tự động hoá hoàn toàn trong
quá trình sản xuất nhất định.
Cuộc CMCN lần thứ 3 thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của nền sản xuất xã
hội đã bảo đảm cho lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng theo hai hướng chủ
yếulà thay đổi chức năng và vị trí của con người trong sản xuất trên cơ sở dịch
chuyển từ nền tảng điện - cơ khí sang nền tảng cơ - điện tử và cơ - vi điện tử,
vàchuyển sang sản xuất trên cơ sở các ngành công nghệ cao - như công nghệ thông
tin, công nghệ nano, công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng
mới, công nghệ Vũ trụ... có tính thân thiện với môi trường.
Nếu các cuộc CMCN trước đây góp phần tiết kiệm lao động sống thì cuộc
CMCN lần thứ 3 đã tạo điều kiện tiết kiện các tài nguyên thiên nhiên và các nguồn
lực xã hội, cho phép chi phí tương đối ít hơn các phương tiện sản xuất để tạo ra
cùng một khối lượng hàng hoá tiêu dùng. Kết quả, đã kéo theo sự thay đổi cơ cấu
của nền sản xuất xã hội cũng như những mối tương quan giữa các khu vực I (nông lâm - thủy sản), II (công nghiệp và xây dựng) và III (dịch vụ) của nền sản xuất xã
hội. Làm thay đổi tận gốc các lực lượng sản xuất, cuộc Cách mạng KH&CN hiện
đại đã tác động tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội loài người, nhất là ở các nước tư
bản chủ nghĩa phát triển vì đây chính là nơi phát sinh của cuộc cách mạng này.

Tuy nhiên, cuộc CMCN này cũng để lại những hệ quả tiêu cực , với việc tồn
tại của những vũ khí hủy diệt hàng loạt như vũ khí sinh học đến bom nguyên tử, ô
nhiễm môi trường với hiệu ứng nhà kính.
Tới ngày nay, Cuộc CMCN lần thứ 4 (The Fourth Industrial Revolution) đang
được hìnhthành trên nền tảng của CMCN lần thứ 3, đó là cuộc cách mạng số, đã bắt
đầu xuất hiện từ giữa thế kỷ trước. Cuộc cách mạng này có đặc trưng là sự kết hợp


9

các công nghệ giúp xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra một thế giới mà ở trong đó các
hệ thống sản xuất ảo và vật lý trên toàn cầu có thể liên kết với nhau một cách linh
hoạt. Điều này cho phép việc hoàn toàn tùy biến các sản phẩm và tạo ra các mô hình
hoạt động mới.
Tuy nhiên, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư không chỉ là về máy móc
và hệ thống thông minh và được kết nối. Phạm vi của nó rộng lớn hơn nhiều, các làn
sóng đột phá trong các lĩnh vực khác nhau xảy ra đồng thời, từ giải mã trình tự gen
cho tới công nghệ nano, từ năng lượng tái tạo đến tính toán lượng tử. Cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư là sự dung hợp giữa các công nghệ này và sự tương tác
của chúng trên các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học khiến cuộc cách mạng
này về cơ bản khác với những cuộc cách mạng trước đó.
Trong cuộc cách mạng này, những công nghệ mới nổi và sự đổi mới trên diện
rộng được khuếch tán nhanh hơn và rộng rãi hơn so với những lần trước. Cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ hai vẫn chưa đến được với 17% dân số của thế giới – tức ước
tính khoảng gần 1,3 tỉ người chưa tiếp cận được với điện. Điều này cũng chính xác với
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, với hơn một nửa dân số thế giới, 4 tỷ người
mà phần lớn đang sống ở những nước đang phát triển, chưa tiếp cận internet.

Bài học từ cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên vẫn còn giá trị đến ngày nay

đó là mức độ chấp nhận đổi mới công nghệ của một xã hội là nhân tố chính quyết
định sự tiến bộ.Chính phủ và các tổ chức công cộng, cũng như khu vực tư nhân, cần
phải thực hiện bổn phận của họ, nhưng một điều cũng quan trọng là người dân phải
thấy được những lợi ích lâu dài.(Tổng luận Cuộc CMCN lần thứ 4, Cục Thông tin
KH&CN Quốc gia, 2017, tr6)
1.1.3. Các xu thế chính
Theo GS. Klaus Schwab, tất cả những sự phát triển và công nghệ mới đều có
một đặc điểm chung: đó là tận dụng sức mạnh lan tỏa của số hóa và công nghệ
thông tin. Tất cả những đổi mới được kích hoạt và được tăng cường nhờ sức mạnh
kỹ thuật số. Ví dụ, việc giải mã trình tự gen không thể được thực hiện nếu thiếu tiến


10

bộ trong sức mạnh tính toán và phân tích dữ liệu.Tương tự vậy, những con rô bốt
cao cấp sẽ không tồn tại mà không có trí thông minh nhân tạo, mà trong đó, bản
thân trí thông minh nhân tạo lại phần lớn phụ thuộc vào sức mạnh điện toán.
Để xác định các xu thế lớn và truyền đạt cái nhìn bao quát về các yếu tố thúc
đẩy công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ông đã chia danh sách
các yếu tố thành ba nhóm: vật lý, kỹ thuật số và sinh học.

Hình 1.2.Hình ảnh các xu thế chính của cuộc cách mạng công nghiệp
Nguồn: TTXVN, weforum
Cả ba đều liên quan chặt chẽ với nhau và với các công nghệ khác để đem lại
lợi ích cho nhau dựa vào những khám phá và tiến bộ của từng nhóm


11

Cốt yếu của kỹ thuật số trong cuộc cách mạng này là: Trí tuệ nhân tạo (AI),

Internet kết nối vạn vật (IoT), và dữ liệu lớn (Big Data)
Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những
bước nhảy vọt trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi
trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu.
Cuối cùng là lĩnh vực vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật
liệu mới và công nghệ nano.
1.2. Xu thế kỹ thuật số
1.2.1. Dữ liệu lớn
Theo Wikipedia, Big Data là thuật ngữ dùng để chỉ một tập hợp dữ liệu rất lớn
và rất phức tạp đến nỗi những công cụ, ứng dụng xử lí dữ liệu truyền thống không
thể xử lý được. Tuy nhiên, nếu được trích xuất thành công, nó sẽ giúp ích rất nhiều
cho việc kinh doanh, nghiên cứu khoa học, dự đoán các dịch bệnh sắp phát sinh và
thậm chí là cả việc xác định điều kiện giao thông theo thời gian thực. Chính vì thế,
những dữ liệu này phải được thu thập, tổ chức, lưu trữ, tìm kiếm, chia sẻ theo một
cách khác so với bình thường.
Vào năm 2001, nhà phân tích Doug Laney của hãng META Group (bây giờ
chính là công ty nghiên cứu Gartner) đã nói rằng những thách thức và cơ hội nằm
trong việc tăng trưởng dữ liệu có thể được mô tả bằng ba chiều: tăng về lượng
(volume), tăng về vận tốc và tăng về chủng loại.
Theo định nghĩa của Gartner: “Big Data là tài sản thông tin, mà những thông
tin này có khối lượng dữ liệu lớn, tốc độ cao và dữ liệu đa dạng, đòi hỏi phải có
công nghệ mới để xử lý hiệu quả nhằm đưa ra được các quyết định hiệu quả, khám
phá được các yếu tố ẩn sâu trong dữ liệu và tối ưu hóa được quá trình xử lý dữ liệu”
Dữ liệu lớn có 5 đặc trưng cơ bản sau: Dung lượng (volume), Tốc độ
(velocity), Tính đa dạng (variety), Độ chính xác (veracity), Giá trị thông tin (value).


12

Hình 1.3. Các đặc trưng cơ bản của Big Data

( Nguồn:
vienthongke.vn)
Dung lượng (volume): Dung lượng của Big Data đang tăng lên mạnh mẽ theo
thời gian. Lợi ích thu được từ việc xử lý một khối lượng lớn dữ liệu chính là điểm
thu hút chủ yếu của Big Data, tuy nhiên cũng đặt ra nhiều khó khăn trong việc tìm
ra những phương pháp, kỹ thuật để xử lý khối lượng dữ liệu này.
Tốc độ (velocity): Với sự ra đời của các kỹ thuật, công cụ, ứng dụng lưu trữ,
nguồn dữ liệu liên tục được bổ sung với tốc độ nhanh chóng.
Tính đa dạng (variety): Dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, từ
các thiết bị cảm biến, thiết bị di động, qua mạng xã hội… Các kiểu dữ liệu có cấu
trúc, bán cấu trúc và không có cấu trúc tồn tại dưới nhiều hình thức bao gồm hình
ảnh, âm thanh, video, văn bản…
Độ chính xác (veracity): Một trong những tính chất phức tạp nhất của Big
Data. Với xu hướng truyền thông xã hội (social media) và mạng xã hội (social
network) ngày nay và sự gia tăng mạnh mẽ tính tương tác và chia sẻ của người dùng
di động làm cho bức tranh xác định về độ tin cậy và chính xác của dữ liệu ngày một
khó khăn hơn.


13

Giá trị thông tin (value): Tính chất quan trọng nhất của xu hướng công nghệ
Big Data. Ở đây doanh nghiệp phải hoạch định được những giá trị thông tin hữu ích
của Big Data mang lại để giải quyết vấn đề, bài toán hoặc mô hình hoạt động kinh
doanh của mình.Có thể nói việc đầu tiên là phải xác định được tính chất giá trị
thông tin thì mới nên bắt đầu triển khai Big Data.
Hiện nay, nhiều dữ liệu cộng đồng tồn tại lâu hơn bao giờ hết, khả năng hiểu
và quản lý dữ liệu này đang được nâng cao theo thời gian. Các chính phủ bắt đầu
nhận ra cách thu thập dữ liệu trước đây của họ không còn cần thiết, và có thể
chuyển sang công nghệ dữ liệu lớn để tự động hoá các chương trình hiện tại và cung

cấp những cách thức mới để phục vụ người dân và khách hàng. Tận dụng dữ liệu
lớn sẽ cho phép việc ra quyết định tốt hơn và nhanh hơn trong một loạt các ngành
công nghiệp và các ứng dụng.Tự động ra quyết định có thể giảm phiền nhiễu cho
người dân và cho phép các doanh nghiệp và chính phủ cung cấp các dịch vụ thời
gian thực và hỗ trợ tất cả mọi thứ từ các tương tác khách hàng tới hồ sơ thuế và
thanh toán tự động.
Có rất nhiều rủi ro và cơ hội khi tận dụng dữ liệu lớn để đưa ra quyết định,
việc tạo dựng niềm tin trong các dữ liệu và các thuật toán để đưa ra quyết định là rất
quan trọng.Mối quan tâm của người dân về quyền riêng tư và thiết lập trách nhiệm
trong kinh doanh và cấu trúc pháp lý sẽ yêu cầu điều chỉnh trong suy nghĩ, cũng như
hướng dẫn rõ việc sử dụng để ngăn ngừa sao chép và những hậu quả không lường
trước được. Tận dụng dữ liệu lớn để thay thế các quy trình mà hiện nay đang được
thực hiện bằng tay có thể làm công việc lỗi thời, nhưng cũng có thể tạo ra các danh
mục công việc và các cơ hội việc làm mới trên thị trường.
1.2.2. Internet kết nối vạn vật
Theo định nghĩa của Wikipedia: mạng lưới vạn vật kết nối Internet hoặc là
Mạng lưới thiết bị kết nối Internet viết tắt là IoT (tiếng Anh: Internet of Things) là
một kịch bản của thế giới, khi mà mỗi đồ vật, con người được cung cấp một định
danh của riêng mình, và tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua
một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người,
hay người với máy tính. IoT đã phát triển từ sự hội tụ của công nghệ không dây,


14

công nghệ vi cơ điện tử và Internet. Nói đơn giản là một tập hợp các thiết bị có khả
năng kết nối với nhau, với Internet và với thế giới bên ngoài để thực hiện một công
việc nào đó.
Một trong những cây cầu chính kết nối các ứng dụng vật lý và kỹ thuật số
được tạo ra bởi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là mạng lưới vạn vật kết nối

Internet. Ở dạng đơn giản nhất, nó có thể được mô tả như một mối quan hệ giữa các
sự vật (các sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, v.v) và con người, thông qua các công nghệ
kết nối và các nền tảng khác nhau.
Mô hình cơ bản của IoT bao gồm 3 phần:
- Cảm biến và thiết bị truyền động: có nhiệm vụ đọc giá trị từ các cảm biến
như âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ, … và chuyển thành các tín hiệu điện để
giúp cho các thiết bị hiểu và đưa ra những hành động hợp lý.
- Kết nối: các tín hiệu đọc được sẽ được truyền tải lên mạng lưới thông qua các
phương thức giao tiếp khác nhau như Wifi, Bluetooth, …
-

Con người và quy trình: các đầu vào của mạng lưới IoT sẽ được tổng hợp
thành một hệ thống bao gồm dữ liệu, con người và các quy trình với mục
đích đưa ra quyết định tốt hơn.
Kết quả sau cùng sẽ được hiển thị trên trình duyệt web hoặc thiết bị di động

của con người.
Ngày nay, có hàng tỉ các thiết bị trên thế giới như điện thoại thông minh, máy
tính bảng và máy tính được kết nối với internet. Số lượng này dự kiến sẽ tăng đáng
kể trong vài năm tới, ước tính từ vài tỷ đến hơn một nghìn tỷ thiết bị. Điều này sẽ
thay đổi hoàn toàn cách thức chúng ta quản lý chuỗi cung ứng bằng cách cho phép
chúng ta giám sát và tối ưu hóa tài sản và các hoạt động đến một mức độ rất chi tiết.
Trong quá trình đó, mạng lưới vạn vật kết nối internet IoT sẽ có những tác động
biến đổi trên tất cả các ngành công nghiệp, từ sản xuất đến cơ sở hạ tầng cho tới
chăm sóc sức khỏe.
Xem xét việc giám sát từ xa là một ứng dụng phổ biến của IoT. Bất kỳ một
kiện, hay container nào giờ đây cũng có thể được trang bị một thẻ cảm ứng, máy
phát hoặc thiết bị nhận dạng tần số sóng vô tuyến cho phép công ty có thể theo dõi



15

nó đang di chuyển đến đâu trong chuỗi cung ứng – nó hoạt động như thế nào, được
sử dụng như thế nào, vv. Tương tự, khách hàng có thể liên tục theo dõi (hầu như là
ở thời gian thực) tiến độ của gói hàng hay tài liệu mà họ đang mong đợi. Đối với
các công ty đang kinh doanh có chuỗi cung ứng dài và phức tạp, đây là sự đổi mới.
Trong tương lai gần, những hệ thống giám sát tương tự cũng sẽ được áp dụng trong
việc di chuyển và theo dõi con người. Tất cả mọi thứ sẽ trở nên thông minh và kết
nối với internet, cho phép truyền thông lớn hơn và các dịch vụ dữ liệu theo định
hướng mới dựa trên việc nâng cao khả năng phân tích.
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, IoT đóng vai trò như là “huyết mạch”
của hệ thống. AI và Big Data có vai trò như bộ xử lý dữ liệu, nhận về một lượng lớn
dữ liệu, xử lý và đưa ra những quyết định đúng đắn trong mọi trường hợp, cuối
cùng, việc kết nối các thiết bị, các quy trình thu thập, xử lý và phản ứng sẽ do IoT
đảm nhận.
1.2.3. Trí thông minh nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo (tên đầy đủ là Artificial Intelligence) trước hết được định
nghĩa trên Wikipedia là trí tuệ phát sinh bởi máy móc, đối lập với trí tuệ tự nhiên
phát sinh bởi con người và các loài vật.Ngoài ra, AI còn được định nghĩa như một
ngành của khoa học máy tính liên quan đến việc tự động hóa các hành vi thông
minh. AI là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể
tự động hóa các hành vi thông minh như con người. Trí tuệ nhân tạo khác với việc
lập trình logic trong các ngôn ngữ lập trình là ở việc ứng dụng các hệ thống học
máy (machine learning) để mô phỏng trí tuệ của con người trong các xử lý mà con
người làm tốt hơn máy tính. Cụ thể, trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có được những trí
tuệ của con người như: biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp
do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi. v.v….
AI có thể học hỏi từ những tình huống trước đó để cung cấp đầu vào và tự
động hóa các quy trình ra quyết định tương lai phức tạp, giúp việc đi đến kết luận cụ
thể nhanh hơn và dễ dàng hơn dựa trên dữ liệu và kinh nghiệm quá khứ.

Hiện tại, trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trong đời sống theo hai hướng: Dùng
máy tính để bắt chước quá trình xử lý của con người và thiết kế những máy tính
thông minh độc lập với cách suy nghĩ của con người.


16

Một số ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong cuộc sống thực tiễn có thể kể đến
như: Nhận dạng chữ viết, Nhận dạng tiếng nói, Dịch tự động, Tìm kiếm thông tin,
Khai phá dữ liệu và phát triển tri thức, Lái xe tự động, Robot.
Trong tương lai, trí tuệ nhân tạo với sự quan tâm và phát triển của các ông
lớn trong ngành công nghệ, dự kiến sẽ mở rộng hơn nữa phạm vi ứng dụng sang các
lĩnh vực như: Y tế, Xây dựng, Ngân hàng, Công nghệ siêu vi, …
AI hoạt động tốt trong các việc phù hợp hóa mô hình và tự động hoá quy
trình, khiến công nghệ phát huy nhiều chức năng trong các tổ chức lớn.Trong tương
lai, AI sẽ thay thế một loạt các chức năng do con người thực hiện ngày nay.
Nhìn vào độ nhạy cảm của những công việc được tin học hóa nhờ AI và
robot, có thể thấynhiều công việc có khả năng cao sẽ bị biến mất vì tự động hóa
trong 10-20 năm tới.
Nhìn chung, nền tảng kỹ thuật số đã giảm đáng kể các chi phí giao dịch và
vận hành phát sinh khi các cá nhân hoặc tổ chức chia sẻ việc sử dụng một tài sản
hoặc cung cấp một dịch vụ. Mỗi giao dịch giờ đây có thể được chia thành từng phần
lợi tức rõ ràng, với lợi ích kinh tế cho các bên liên quan. Ngoài ra, khi sử dụng các
nền tảng kỹ thuật số, chi phí cận biên của việc sản xuất thêm mỗi sản phẩm, hàng
hóa hay dịch vụ có xu hướng về không.
1.3.

Một số tác động của cách mạng công nghiệp 4.0

1.3.1. Tác động tới nền kinh tế

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có một tác động rất lớn và đa diện tới
nền kinh tế toàn cầu, nó khiến cho các nền kinh tế khó có thể thoát khỏi một hiệu
ứng riêng lẻ nào.Về cơ bản, cuộc CMCN 4.0 tác động trực tiếp đến đời sống, kinh
tế, xã hội, chính phủ, doanh nghiệp, kinh doanh, tổ chức, cá nhân, an ninh.



Tăng trưởng

Cuộc CMCN 4.0 là cơ hội lớn cho sản xuất công nghiệp với trình độ khoa học
và công nghệ tiên tiến, dự báo sẽ làm thay đổi toàn bộ hệ thống sản xuất và quản lý
trên thế giới, tạo ra nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ công nghệ, hiệu quả
sản xuất, thúc đẩy sáng tạo, phát triển, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, tăng


×