Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Dệt may xuất khẩu VN trong điều kiện hội nhập kinh tế.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (642.7 KB, 105 trang )

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
LỜI MỞ ĐẦU
Ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam sớm trở thành ngành công nghiệp
xuất khẩu chủ lực trong quá trình công nghiệp hóa – Hiện đại hóa và hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam. Mấy năm gần đây, ngành Dệt may xuất khẩu
Việt Nam liên tục giành được những thành tựu lớn, biểu hiện qua những con
số ấn tượng về tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, tỷ trọng trong kim ngạch
xuất khẩu của cả nước và tổng thu nhập quốc dân.
Tuy nhiên, gần đây có nhiều cảnh báo về tình trạng bất ổn trong thị
trường lao động, tình trạng yếu kém của công nghiệp phụ trợ cho ngành Dệt
may , tình trạng gia công chiếm đa số…Bên cạnh đó là áp lực cạnh tranh ngày
càng tăng trong quá trình hội nhập của Việt Nam. Do vậy, đã đến lúc năng lực
cạnh tranh của ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam cần được đánh giá một
cách khách quan, qua đó tìm ra những giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh, xây dựng một ngành Dệt may xuất khẩu một cách bền vững, có khả
năng thích nghi với môi trường cạnh tranh toàn cầu. Đó là lý do tác giả chọn
đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam
trong điều kiện hội nhập kinh tế” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là năng lực cạnh tranh của ngành
Dệt may xuất khẩu Việt Nam
Số liệu nghiên cứu chủ yếu được thu thập từ khoảng năm 2000 trở lại
đây.
Luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành Dệt may
xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế, nghĩa là phân tích năng lực
cạnh tranh ngành Dệt may Việt Nam so với ngành Dệt may của quốc gia khác
1
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
mà không xem xét sự cạnh tranh trên thị trường nội địa. Mặt khác, luận văn
cũng không xem xét sự cạnh tranh trong nội bộ ngành.
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, so sánh, tổng hợp
phân tích, kết hợp những kết quả thống kê với sự vận dụng lý luận làm sáng


tỏ những vấn đề nghiên cứu.
Ngoài mục lục, lời mở đầu, kết luận, và phụ lục, kết cấu của luận văn gồm
3 chương:
Chương 1: “Lý luận chung về năng lực cạnh tranh và sự cần thiết
phải nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”
Chương 2: “Thực trạng năng lực cạnh tranh ngành Dệt may xuất
khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế”
Chương 3:“Định hướng giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành
Dệt may xuất khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”
2
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ SỰ
CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH NGÀNH DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.1.1. Khái niệm vai trò của cạnh tranh
Cạnh tranh là một thuật ngữ rất phổ biến trong kinh tế, là một đặc trưng
của nền sản xuất hàng hóa. Theo ý nghĩa kinh tế, cạnh tranh là quá trình kinh
tế trong đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau, tìm mọi biện pháp (cả nghệ
thuật kinh doanh lẫn thủ đoạn) để đạt được mục tiêu kinh tế chủ yếu của mình
như chiếm lĩnh thị trường, tối đa hóa lợi ích, nâng cao vị thế trên thị trường.
Tuy nhiên, những mục tiêu này mới chỉ đúng trong phạm vi cấp doanh
nghiệp. Mục tiêu cạnh tranh xét trên tầm vĩ mô còn phải kể đến khả năng tạo
thêm thu nhập, việc làm và nâng cao phúc lợi cho người dân.
Trên mọi phương diện, cạnh tranh đều có vai trò rất lớn để mọi hoạt
động kinh tế diễn ra một cách hiệu quả, qua đó thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Trên bình diện quốc tế: Cạnh tranh kích thích các doanh nghiệp mở

rộng quy mô hoạt động và thị trường. Thông qua cạnh tranh, giao thương quốc
tế ngày càng được mở rộng, thúc đầy quá trình chuyên môn hóa sản xuất.
Trên bình diện quốc gia: Cạnh tranh khiến các nguồn lực được phân bổ
một cách hiệu quả nhất, cạnh tranh giúp các nhà sản xuất luôn sử dụng các
nguồn lực một cách tiết kiệm nhất. Cạnh tranh còn góp phần phân phối lại thu
nhập và nâng cao phúc lợi xã hội
3
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
Trên bình diện doanh nghiệp: Nâng cao năng lực cạnh tranh luôn là
mục tiêu phát triển thường trực và lâu dài của mỗi doanh nghiệp. Bằng sự
thúc đẩy của lợi nhuận, doanh nghiệp luôn muốn đi đầu về chất lượng, giá cả,
mẫu mã, dưới áp lực phá sản, cạnh tranh buộc các doanh nghiệp không ngừng
cải tiến phương thức sản xuất, nâng cao trình độ công nghệ, đổi mới cách
quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả.
1.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh
Trong thực tế, tồn tại rất nhiều khái niệm khác nhau về sức cạnh tranh hay
năng lực cạnh tranh. Đó là bởi cụm từ này là một phạm trù quá lớn để có thể tiếp
cận từ mọi khía cạnh. Chủ thể cạnh tranh có thể là của các tổ chức, ngành, lĩnh
vực, sản phẩm hoặc quốc gia và bao gồm tất cả các nhân tố ảnh hưởng tới nó như
hiệu quả thị trường, như các chính sách, cơ cấu thị trường và nghiệp vụ kinh
doanh về thương mại, đầu tư và các quy định…
M. Porter, người trong Hội đồng về năng lực cạnh tranh các ngành ở
Hoa Kỳ cho rằng chưa có định nghĩa thống nhất nào về năng lực cạnh tranh.
Tuy nhiên, Hội đồng về năng lực cạnh tranh của Hoa Kỳ cũng đề nghị một
định nghĩa năng lực cạnh tranh như sau: “Năng lực cạnh tranh là năng lực
kinh tế về hàng hoá và dịch vụ của nền sản xuất của một nước có thể vượt qua
thử thách trên thị trường thế giới trong khi sức sống của dân chúng nước ấy có
thể được nâng cao một cách vững chắc, lâu dài”
1
. Định nghĩa này tuy lột tả

được được tính cạnh tranh nhưng lại bị bó hẹp về năng lực cạnh tranh cấp
quốc gia, chưa nhấn mạnh đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của
ngành.
1
The First Report to the President and Congress, 1992, Requested by Mr. Fred Bergsten, Chairman of the
Competitiveness Policy Council in the US House of Representatives, 15 March 1995.
4
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
Theo Từ điển thuật ngữ chính sách thương mại, năng lực cạnh tranh là
“Năng lực của một doanh nghiệp hoặc một ngành, thậm chí một quốc gia
không bị doanh nghiệp khác, ngành khác hoặc nước khác đánh bại về năng lực
kinh tế”
2
. Định nghĩa này đã bao quát được năng lực cạnh tranh của các cấp
độ nhưng diễn tả đầy đủ cụm từ “cạnh tranh” chưa rõ ràng.
Một định nghĩa tương tự trong Từ điển thuật ngữ kinh tế học thì năng
lực cạnh tranh là: “Khả năng giành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh
tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phần
của đồng nghiệp”
3
.
Giống như định nghĩa của Hội đồng về năng lực cạnh tranh Hoa Kỳ
định nghĩa này không nêu rõ được chủ thể cạnh tranh. Nhưng định nghĩa này
diễn tả rất tốt về cạnh tranh.
Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và
Phát triển kinh tế (OECD) (The OECD High Level Forum on Industrial
Competitiveness) đã lựa chọn một định nghĩa cố gắng kết hợp cho cả doanh
nghiệp, ngành và quốc gia như sau: “Năng lực cạnh tranh là khả năng của các
doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập
cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”.

Như vậy, mỗi một định nghĩa đều có mặt ưu điểm và nhược điểm riêng,
nhưng định nghĩa của OECD là hoàn thiện nhất khi nêu được chủ thể cạnh
tranh và cụm từ cạnh tranh. Trong luận văn này, tác giả sử dụng khái niệm
của OECD trong phân tích. Tuy nhiên, tác giả muốn bổ xung khái niệm này
dựa vào các định nghĩa trên như sau:
2
Goode, W., Dictionary of Trade Policy, Center for International Economics Studies, University of
Adelaide, 1997.
3
Từ điển thuật ngữ kinh tế học, NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội, 2001, tr. 349.
5
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
“Năng lực cạnh tranh là khả năng một doanh nghiệp, một ngành hay
một quốc gia có khả năng giành được thị phần trước các đối thủ cạnh tranh để
tạo ra thu nhập và việc làm cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”
1.1.3. Các cấp độ của năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh có thể được chia ra thành ba cấp độ:
 Năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia
 Năng lực cạnh tranh cấp độ ngành/ doanh nghiệp
 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá
Việc phân chia cấp độ năng lực cạnh tranh như trên chỉ có tính tương
đối. Mỗi một cấp độ đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ví dụ, bất cứ một
doanh nghiệp nào cũng đều sản xuất hoặc kinh doanh một loại hàng hóa dịch
vụ nhất định. Chỉ khi hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp có sức cạnh tranh
thì doanh nghiệp mới có sức cạnh tranh trên thị trường. Một ví dụ khác,
ngành Dệt may Việt Nam có sức cạnh tranh, có thị phần lớn trên thị trường
thế giới cũng có thể nói Việt Nam có năng lực cạnh tranh trên thị trường thế
giới,… Do vậy, cần phải nghiên cứu năng lực cạnh tranh trên mối quan hệ
giữa các cấp độ.
1.1.3.1. Năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia

Uỷ ban phụ trách về năng lực cạnh tranh của các ngành ở Hoa Kỳ (The
U.S. President's Commission on Industrial Competitiveness) đưa ra định
nghĩa về năng lực cạnh tranh của một quốc gia như sau: “Năng lực cạnh tranh
của một quốc gia là khả năng mà quốc gia đó – trong điều kiện thị trường tự
do và công bằng – có thể sản xuất hàng hoá dịch vụ đạt tiêu chuẩn của thị
trường quốc tế, đồng thời vẫn duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của
công dân nước mình”
4
.
4
Prepared jointly by UNIDO and DSI - Development Strategy Institute - Ministry of Planning and
Investment, Vietnam industrial competitiveness review , 1999, p. 6.
6
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
Theo báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu (The Global
Competitiveness Report) của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 1997 thì
“Năng lực cạnh tranh của một quốc gia là khả năng mà quốc gia đó duy
trì và đạt được những tiến bộ trong việc cải thiện mức sống, được phản ánh
bằng mức tăng GDP trên đầu người”
5
.
Tóm lại, năng lực cạnh tranh quốc gia là khả năng xâm nhập hàng hóa
của một quốc gia trên thị trường quốc tế và đạt được những mục tiêu vĩ mô
của quốc gia đó như tăng trưởng GDP, thu nhập và mức sống của người dân.
1.1.3.2. Năng lực cạnh tranh cấp độ ngành/ doanh nghiệp
Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và
Phát triển kinh tế (OECD) (The OECD High Level Forum on Industrial
Competitiveness) đã định nghĩa về khái niệm năng lực cạnh tranh của ngành
như sau: “Năng lực cạnh tranh của ngành là khả năng của ngành trong việc
tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”

6
. Tuy
là định nghĩa của cấp ngành nhưng OECD đã gắn với điều kiện cạnh tranh
quốc tế. Định nghĩa này rất hợp lý trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
hiện nay. Năng lực cạnh tranh cấp ngành là tổng hợp năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp trong một ngành và mối quan hệ giữa chúng. Nói chung,
năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp hoặc của một ngành tuỳ thuộc vào
khả năng sản xuất hàng hoá, dịch vụ, chất lượng, mức giá bằng hoặc thấp hơn
mức giá phổ biến trên thị trường mà không cần đến trợ giá.
1.1.3.3. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá
Năng lực cạnh tranh sản phẩm là khả năng đáp ứng được nhu cầu của
khách hàng về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng, tính độc đáo hay sự
khác biệt, thương hiệu, bao bì... hơn hẳn so với những sản phẩm hàng hoá
5
Global Competitiveness report, 1997.
6
OECD, Competitive Policy: A New Agenda
7
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
cùng loại. Nhưng năng lực cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá lại được định
đoạt bởi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của sản
phẩm hàng hoá yếu khi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh sản phẩm đó thấp. Để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm,
không những doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm,
doanh nghiệp còn phải có chiến lược quảng bá, phát triển thị trường sản
phẩm, tổ chức tiêu thụ sản phẩm…
1.1.4. Các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh
1.1.4.1. Yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia
Theo các tiêu chí của Diễn đàn kinh tế Thế giới (WEF) có 8 nhóm tiêu
chí đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia bao gồm:

 Độ mở của nền kinh tế: Bao gồm các chỉ tiêu như: Hệ thống thuế quan
và phi thuế quan, chính sách tỷ giá hối đoái, thị trường tài chính và tín
dụng…
 Vai trò và hiệu lực của chính phủ: bao gồm mức độ can thiệp của Nhà
nước và Chính phủ trong, khả năng điều hành vĩ mô của chính phủ, khả
năng kiểm soát thuế của Chính phủ.
 Sự phát triển của hệ thống tài chính, tiền tệ: Khả năng thực hiện các
hoạt động trung gian tài chính một cách hiệu quả, rủi ro tài chính và
khả năng tiết kiệm
 Trình độ phát triển công nghệ: Chỉ số về năng lực phát triển công nghệ
trong nước, khai thác công nghệ thông qua thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài hoặc qua các kênh chuyển giao khác.
 Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng: Bao gồm trình độ phát triển trong
lĩnh vực bưu chính viễn thông, hệ thống giao thông…
8
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
 Trình độ quản lý doanh nghiệp: Trình độ quản lý nguồn nhân lực, tài
chính, sản xuất, marketing…
 Số lượng và chất lượng lao động: Bao gồm các yếu tố về trình độ tay
nghề và năng suất lao động, độ linh hoạt của thị trường lao động, hiệu
quả của các chương trình xã hội.
 Trình độ phát triển thể chế: Bao gồm các chỉ số về chất lượng hay hiệu
quả các thể chế pháp lý, luật và các văn bản pháp quy khác.
1.1.4.2. Yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành/ doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của ngành/doanh nghiệp được xác định trên cơ sở
bốn nhóm yếu tố cơ bản bao gồm:
- Chất lượng và khả năng cung ứng, mức độ chuyên môn hóa đầu vào:
bao gồm khả năng chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất, nguồn công
nghệ và nguồn vốn. Việc sản xuất của ngành hay doanh nghiệp có được
chuyên môn hóa qua từng khâu hay không, khả năng cung ứng sản phẩm triên

thị trường thế nào?
- Công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ: bao gồm hệ thống giao thông, thông
tin liên lạc hay hệ thống tài chính, tư vấn…
- Nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ và yêu cầu của khách hàng về chất
lượng sản phẩm, dịch vụ: Điều này là đánh giá năng lực cạnh tranh trên
phương diện nhu cầu sản phẩm, dịch vụ ngành/ doanh nghiệp cung ứng.
Thông qua nghiên cứu nhu cầu, ta có thể xác định được khả năng cung ứng
của ngành/ doanh nghiệp.
- Mức độ cạnh tranh trên lĩnh vực mà ngành/doanh nghiệp kinh doanh
và vị thế của ngành/doanh nghiệp so với các ngành/doanh nghiệp khác: Đây
là yếu tố quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành/ doanh nghiệp
9
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
trên thị trường. Các thông số có thể đánh giá là so sánh thị phần của ngành
hay doanh nghiệp trên thị trường, quy mô của ngành…
1.1.4.3. Yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ thể hiện tập trung ở 4 yếu tố:
 Giá cả:
Giá cả sản phẩm là biểu hiện về khả năng sản xuất hiệu quả hay không,
năng suất lao động cao hay thấp hay mức độ trang bị công nghệ của doanh
nghiệp. Cuộc chiến giá cả giữa các đối thủ cạnh tranh không bao giờ kết thúc.
Thông qua cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, hiệu quả sản xuất không ngừng
được nâng cao, đồng thời giá cả sản phẩm được hạ đến mức thấp nhất. Người
tiêu dùng luôn chọn giá cả làm tiêu chí để lựa chọn sản phẩm. Do vậy, yêu
cầu đối với các doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh quốc tế phải không
ngừng giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng lao động, cải tiến công
nghệ…
 Chất lượng sản phẩm:
Chất lượng là thuộc tính không thể thiếu trong bất cứ hàng hoá và dịch
vụ nào. Khi mức sống của con người ngày càng tăng, thì nhu cầu được hưởng

thụ sản phẩm hay dịch vụ cũng ngày càng cao. Đầu tư phát triển chất lượng
sản phẩm là con đường phát triển một cách bền vững và là bài toán khó của
doanh nghiệp. Khi chất lượng sản phẩm được nâng cao thì nhãn hiệu sản
phẩm mới được nhiều người tiêu dùng biết đến. Qua đó, thị phần của doanh
nghiệp được mở rộng, uy tín của doanh nghiệp ngày một gia tăng và tất yếu
nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
 Mẫu mã sản phẩm:
10
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
Mẫu mã sản phẩm đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu đa dạng của
người tiêu dùng, chiếm lĩnh các phân đoạn thị trường. Qua đó, sản phẩm có
năng lực cạnh tranh cao.
 Khả năng tổ chức tiêu thụ sản phẩm:
Nếu khâu tiêu thụ sản phẩm được tổ chức tốt thì doanh nghiệp có thể
làm giảm chi phí trung gian, qua đó làm giảm giá thành sản phẩm. Hơn nữa,
sản phẩm dù có chất lượng tốt, giá cả hấp dẫn nhưng không có chiến lược
marketing tốt thì không được nhiều người tiêu dùng biết đến. Xu hướng hiện
nay, các doanh nghiệp ngày càng đầu tư nhiều cho thương hiệu sản phẩm và
marketing sản phẩm
1.2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA NGÀNH/DOANH NGHIỆP
1.2.1. Các phương pháp phân tích năng lực cạnh tranh của ngành
1.2.1.1. Phương pháp 1: Phân tích lợi thế cạnh tranh trên cơ sở đánh
giá lợi thế so sánh hay khả năng sinh lời trên một đơn vị sản phẩm
Phương pháp này đánh giá năng lực cạnh tranh trong trạng thái động
dựa trên hệ thống các chỉ số. Các chỉ số này cho phép xác định được mức độ
đóng góp của ngành/doanh nghiệp vào nền kinh tế. Khi phân tích năng lực
cạnh tranh theo phương pháp này cần tính đến một số dự báo như: Biến động
chu kỳ sản phẩm, mức độ phổ biến công nghệ và tích lũy kinh nghiệm, chi phí
đầu vào, những thay đổi trong chính sách của Chính phủ và khuynh hướng

phát triển…
Ưu điểm của phương pháp này là đưa ra được những phân tích định
lượng để đánh giá năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, phương pháp này khá phức
11
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
tạp và khó thực hiện, ít được áp dụng trong thực tế, đặc biệt rất khó ứng dụng
vào việc phân tích năng lực cạnh tranh của một ngành ở nước ta.
1.2.1.2. Phương pháp 2: Phân tích theo quan điểm tổng hợp
Hầu hết các khái niệm cạnh tranh xét từ phạm vi của ngành/doanh
nghiệp đều đánh giá năng lực cạnh tranh dựa trên cơ sở chi phí thấp, sản
phẩm tốt, công nghệ cao hoặc là tổ hợp của các yếu tố này. Một nhà sản xuất
thường được gọi là nhà sản xuất cạnh tranh nếu có khả năng cung ứng một
sản phẩm có chất lượng tốt với mức giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Một doanh nghiệp được xem là có năng lực cạnh tranh khi doanh nghiệp đó
duy trì được vị thế của mình trên thị trường cùng các nhà sản xuất khác với các
sản phẩm thay thế, hoặc đưa ra thị trường các sản phẩm tương tự với mức giá thấp
hơn, hoặc cung cấp các sản phẩm tương tự với các đặc tính về chất lượng hay dịch
vụ ngang bằng hoặc cao hơn.
Ưu thế cạnh tranh của một nhà sản xuất hay một doanh nghiệp so với
các đối thủ cạnh tranh trong một ngành công nghiệp được thể hiện trên hai
mặt: ưu thế cạnh tranh bên trong (ưu thế về chi phí) và ưu thế cạnh tranh bên
ngoài (ưu thế về mức độ khác biệt hoá).
Ưu thế cạnh tranh bên trong (ưu thế về chi phí) là ưu thế được thể
hiện trong việc làm giảm các chi phí sản xuất, chi phí quản lý của nhà sản
xuất hay các giải pháp nâng cao năng suất lao động nhờ áp dụng những
công nghệ hiện đại… Ưu thế này nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ
giá cả và chất lượng sản phẩm.
Ưu thế cạnh tranh bên ngoài (ưu thế về mức độ khác biệt hoá) là ưu
thế dựa vào khác biệt của các sản phẩm mà nhà sản xuất tạo ra so với các
sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Chất lượng khác biệt của sản phẩm phụ

thuộc vào năng lực maketing của nhà sản xuất. Chất lượng khác biệt của
12
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
sản phẩm tạo nên “giá trị cho người mua” thể hiện qua việc giảm chi phí sử
dụng sản phẩm hay tính tuyệt hảo khi sử dụng sản phẩm. Ưu thế cạnh tranh
bên ngoài tạo cho nhà sản xuất “quyền lực thị trường” ngày càng tăng.
Phương pháp này là một công cụ mạnh, ưu điểm là phân tích bằng định
lượng, vừa chỉ ra được những nhân tố thúc đẩy hay kìm kãm tính cạnh tranh
bằng phân tích định tính. Phương pháp này cho phép đánh giá năng lực cạnh
tranh từ bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp hay của ngành. Song có
một hạn chế là phương pháp này thường được sử dụng nhiều để đánh giá
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hơn là năng lực cạnh tranh của một
ngành.
1.2.1.3. Phương pháp 3: Phân tích năng lực cạnh tranh theo cấu trúc
ngành của Michael Porter
Đây chính là phương pháp phân tích theo “Quan điểm quản trị chiến
lược” của Michael Porter. Theo phương pháp này, đối với mỗi ngành, năng
lực cạnh tranh được xem xét theo 5 yếu tố:
 Sự thâm nhập của các tổ chức mới vào lĩnh vực kinh doanh;
 Các sản phẩm hay dịch vụ thay thế;
 Sức mạnh của nhà cung ứng;
 Sức mạnh của người mua;
 Mức độ cạnh tranh trong nội bộ ngành .
(Tham khảo phụ lục 2: Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành
theo mô hình kim cương của Michael Porter)
Đây là một phương pháp phân tích sâu những nhân tố chính tác động
đến lợi thế cạnh tranh của ngành. Tuy nhiên, cả năm nhân tố trên đây là
những nhân tố bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành. Sẽ rất
thiếu xót nếu đánh giá năng lực cạnh tranh của một ngành nếu không xét đến
13

Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
yếu tố bên trong của ngành (năng lực sản xuất của ngành). Hơn nữa, trong mô
hình có xét đến sự cạnh tranh trong nội bộ ngành, nhưng trong phạm vi luận
văn tác giả không nghiên cứu sự cạnh tranh trong ngành.
1.2.2. Xây dựng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành
Tác giả xin được đề xuất mô hình riêng trong nghiên cứu đề tài này. Về
cơ bản mô hình này phỏng theo mô hình của Michael Porter, tác giả có lược
đi một vài yếu tố “ngoại vi” và thêm vào yếu tố “nội vi” cho phù hợp với mục
đích nghiên cứu của đề tài.
Mô hình này xem xét năng lực cạnh tranh của ngành dưới 4 tác động:
 Năng lực sản xuất;
 Thị trường tiêu thụ và các đối thủ cạnh tranh;
 Các ngành hỗ trợ liên quan (Công nghiệp phụ trợ)
 Môi trường cơ chế, chính sách .
(Nhân tố năng lực sản xuất được xem như là yếu tố bên trong đánh giá
năng lực cạnh tranh của ngành, bốn nhân tố còn lại là những yếu tố bên
ngoài)
Tiếp theo tác giả sẽ giải thích rõ hơn về các nhân tố:
Năng lực sản xuất: Năng lực sản xuất là nhân tố bên trong quan trọng
nhất để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành. Năng lực sản xuất được cấu
thành từ các yếu tố: Nguồn nguyên liệu, nguồn nhân lực, công nghệ sản xuất,
và quy mô sản xuất. Còn yếu tố giá cả, chất lượng, sản lượng sản phẩm là
những nhân tố biểu hiện hay đo lường năng lực sản xuất.
14
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
Thị trường tiêu thụ và đối thủ cạnh tranh: Thị trường tiêu thụ quyết
định mức cầu của ngành. Thị trường tiêu thụ ở đây xét trên quy mô quốc tế
nghĩa là cả thị trường tiêu thụ trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, luận văn
chỉ nghiên cứu năng lực cạnh tranh ngành Dệt may xuất khẩu của Việt Nam
nên sẽ tập trung đi sâu vào thị trường tiêu thụ quốc tế mà ngành Dệt may Việt

Nam đã cung cấp. Còn đối thủ cạnh tranh là những đối tượng hiện tại và tiềm
ẩn sản xuất kinh doanh những mặt hàng tương tự của ngành. Đó là những
doanh nghiệp/ ngành của nước khác đang dành giật thị phần trên thị thị
trường thế giới, từ đó mà ảnh hưởng đến lợi nhuận, doanh thu hay nói chung
là năng lực cạnh tranh của ngành.
Đối thủ cạnh tranh vừa là nhân tố ảnh hưởng vừa là nhân tố đánh giá
năng lực cạnh tranh của ngành. Trong luận văn này tác giả chỉ đi sâu phân
tích đối thủ cạnh tranh của nước khác trong ngành Dệt may trên thị trường
quốc tế
Ngành hỗ trợ liên quan: Trong một nền kinh tế có thể nói không có
một ngành nào lại độc lập hoàn toàn với ngành khác. Các ngành luôn có sự
tác động qua lại với nhau. Một ngành chỉ có thể phát triển được nếu có các
ngành hỗ trợ liên quan mà bản thân ngành đó không tự đáp ứng được. Trong
luận văn này, tác giả chỉ phân tích công nghiệp phụ trợ cho ngành Dệt may
xuất khẩu của Việt Nam.
Môi trường cơ chế chính sách: Có thể nói đây là yếu tố bên ngoài
quan trọng nhất đối với khả năng phát triển của ngành. Mỗi một quốc gia đều
lựa chọn cho mình một số ngành mũi nhọn và đưa ra những chính sách thích
hợp để tạo môi trường thuận lợi nhằm mở rộng quy mô của ngành, tăng lợi
thế cạnh tranh của ngành như: Xây dựng một chiến lược dài hạn cho phát
triển ngành, xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở, quy hoạch vùng nguyên liệu
nhằm tạo điều kiện phát triển cho ngành, hay tạo ra các rào cảng thuế và phi
thuế làm giảm áp lực cạnh tranh từ bên ngoài, và không thể không nhắc tới
15
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị
trường thế giới… Trong luận văn này, tác giả chỉ phân tích môi trường cơ chế
chính sách của Việt Nam đã áp dụng tác động đến năng lực cạnh tranh của
ngành Dệt may xuất khẩu của Việt Nam.
1.2.3. Lý thuyết về mô hình SWOT

Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được
sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự lô gíc dễ hiểu, dễ trình bày, dễ
thảo luận và đưa ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra
quyết định. Mẫu phân tích SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận 2
hàng 2 cột, chia làm 4 phần: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu),
Opportunities (cơ hội), and Threats (thách thức).
Mô hình SWOT thường đưa ra 4 chiến lược cơ bản: (1) SO (Strengths -
Opportunities): Các chiến lược dựa trên ưu thế của tổ chức để tận dụng các cơ
hội thị trường. (2) WO (Weaks - Opportunities): Các chiến lược dựa trên khả
năng vượt qua các yếu điểm của tổ chức để tận dụng cơ hội thị trường. (3) ST
(Strengths - Threats): Các chiến lược dựa trên ưu thế của của tổ chức để tránh
các nguy cơ của thị trường. (4) WT (Weaks - Threats): Các chiến lược dựa
trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của tổ chức để tránh
các nguy cơ của thị trường.
Để thực hiện phân tích SWOT cho vị thế cạnh tranh của một tổ chức,
người ta thường tự đặt các câu hỏi sau:
- Strengths: Lợi thế của tổ chức là gì? Công việc nào mình làm tốt
nhất? Nguồn lực nào mình cần, có thể sử dụng? Ưu thế mà người khác thấy
16
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
được ở mình là gì? Phải xem xét vấn đề từ trên phương diện bản thân và của
người khác. Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh
tranh. Chẳng hạn, nếu tất cả các đối thủ cạnh tranh đều cung cấp các sản
phẩm chất lượng cao thì một quy trình sản xuất với chất lượng như vậy không
phải là ưu thế mà là điều cần thiết phải có để tồn tại trên thị trường.
- Weaknesses: Cần đặt câu hỏi, tại sao đối thủ làm tốt hơn mình? Điều
gì làm hạn chế năng lực cạnh tranh của tổ chức mình. Phải xem xét vấn đề
trên cơ sở bên trong và cả bên ngoài. Người khác có thể nhìn thấy yếu điểm
mà bản thân mình không thấy.
- Opportunities: Cơ hội tốt cho tổ chức đang ở đâu? Xu hướng đáng

quan tâm nào mình đã biết? Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ
và thị trường dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính
sách của nhà nước có liên quan tới lĩnh vự hoạt động của tổ chức, từ sự thay
đổi khuôn mẫu xã hội, từ các sự kiện diễn ra trong khu vực. Phương thức tìm
kiếm hữu ích nhất là rà soát lại các ưu thế của tổ chức và tự đặt câu hỏi liệu
các ưu thế ấy có mở ra cơ hội mới nào không. Cũng có thể làm ngược lại, rà
soát các yếu điểm của mình và tự đặt câu hỏi liệu có cơ hội nào xuất hiện nếu
loại bỏ được chúng.
- Threats: Những trở ngại đang gặp phải là gì? Các đối thủ cạnh tranh
đang làm gì? Những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có
thay đổi gì không? Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với tổ chức hay không?
Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền? Liệu có yếu điểm nào đang đe doạ
tổ chức không? Các phân tích này thường giúp tìm ra những việc cần phải
làm và biến yếu điểm thành triển vọng.
Mô hình phân tích SWOT thích hợp cho việc đánh giá hiện trạng của tổ
chức thông qua việc phân tích tình hình bên trong (Strengths và Weaknesses)
17
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
và bên ngoài (Opportunities và Threats) của tổ chức. SWOT thực hiện lọc
thông tin theo một trật tự dễ hiểu và dễ xử lý hơn.
Trong phần cuối chương 2 của luận văn, tác giả sử dụng mô hình này
để tổng kết lại năng lực cạnh tranh của ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam.
Mô hình SWOT là một công cụ quan trọng để đề xuất, giải pháp sau khi phân
tích và đánh giá thực trạng. Lý thuyết về mô hình SWOT trên đây không chỉ
dành để phân tích trong các doanh nghiệp mà nó còn áp dụng để đưa ra những
giải pháp vĩ mô như trong luận văn này.
1.3. VỊ TRÍ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH NGÀNH DỆT MAY XUẤT KHẨU VIỆT NAM TRONG ĐIỀU
KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.3.1. Vị trí của ngành Dệt may xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân.

Nghề ươm tơ, dệt vải đã trở thành một nghề truyền thống lâu đời của
Việt Nam được truyền từ đời này qua đời khác nhờ vào những đôi bàn tay
khéo léo của người phụ nữ Việt Nam. Những nghề truyền thống này là một
nền tảng vô cùng quý báu cho ngành Dệt may của Việt Nam phát triển. Tuy
nghề Dệt may được hình thành khá sớm ở Việt Nam nhưng chủ yếu mang
tính thủ công, lạc hậu so với thế giới.
Thời điểm năm 1985 nền kinh tế nước ta hoạt động theo cơ chế tập
trung bao cấp, đầu vào và đầu ra của sản xuất được cung ứng theo chỉ tiêu của
Nhà nước. Ngành Dệt may chủ yếu cung cấp cho tiêu dùng nội địa, một số
lượng nhỏ xuất khẩu sang Liên Xô và Đông Âu. Đến cuối năm 1990, khi hệ
thống các nước xã hội chủ nghĩa bị tan rã, ngành Dệt may xuất khẩu của nước
ta gần như mất hết thị trường xuất. Từ năm 1991 trở đi, nhờ có chính sách
phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển của ngành Dệt may Việt Nam.
18
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
Ngày 23 tháng 4 năm 2001 Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt chiến
lược phát triển ngành Dệt may đến năm 2010 theo QĐ số 55/2001/QĐ-TTg.
Với chiến lược này ngành Dệt may có nhiều cơ hội mới để phát triển đó là:
Chính phủ có nhiều chính sách đầu tư hỗ trợ, khuyến khích phát triển hoạt
động sản xuất kinh doanh như được hưởng ưu đãi về tín dụng đầu tư, được
Ngân hàng đầu tư và phát triển, các Ngân hàng thương mại quốc doanh bảo
lãnh hoặc cho vay tín dụng xuất khẩu, cho vay đầu tư mở rộng sản xuất kinh
doanh với lãi suất ưu đãi, được hưởng thuế thu nhập ưu đãi 25%.
Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm
2015, định hướng đến năm 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
ngày 10/3/2008 tại Quyết định 36/2008/QĐ-TTg. Chiến lược đưa ra mục tiêu
cụ thể giai đoạn 2008-2010, ngành Dệt may tăng trưởng sản xuất hàng năm từ
16-18%, tăng trưởng xuất khẩu đạt 20%. Giai đoạn 2011-2020, tăng trưởng
sản xuất hàng năm từ 12-14%, tăng trưởng xuất khẩu đạt 15%. Doanh thu

toàn ngành đến 2010 đạt 14,8 tỷ USD, tăng lên 22,5 tỷ USD vào năm 2015 và
lên 31 tỷ USD trong đó, xuất khẩu đạt 25 tỷ USD vào năm 2020.
Bảng 1.1. Bảng so sánh kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt may
với tổng kim ngạch xuất khẩu và GDP (ĐV: Ngàn USD)
Năm
2000
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
XKD
M
1892 1975 2732 3609 4385 4862 5784 7780
KNXK
(2)
14482 15029 16706 20149 26485 32447 39600 48000
GDP
(3)
27600 30000 33500 38300 44700 52900 60800 65900
(1)/(2)
ĐV: %
13,1 13,1 16,3 17,9 16,5 15 14,9 16
(1)/(3)
ĐV: %
6,8 6,6 8,1 9,4 9,8 9,3 9,5 11,8
Nguồn: Tổng cục thống kê
19
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
Từ đó đến nay, ngành Dệt may Việt Nam luôn nằm trong tốp đầu trong
10 ngành có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng khoảng
20 – 40% và tốc độ tăng trưởng này khá ổn định. Kim ngạch xuất khẩu của
ngành Dệt may luôn chiếm khoảng từ 13 đến 17% tổng kim ngạch xuất khẩu
cả nước, chiếm khoảng 6% cho GDP hàng năm, đóng góp đáng kể vào tăng

tưởng GDP của cả nước. Đặc biệt, năm 2007, tổng kim ngạch xuất khẩu cả
nước đạt 48 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu của ngành Dệt may đạt
7,78 tỷ USD, tăng 34,5% so với cùng kỳ chiếm 16% tổng kim ngạch xuất
khẩu của cả nước, đóng góp 11% cho GDP, cao nhất trong giai đoạn từ năm
2000 đến nay. Cũng trong năm 2007, Lần đầu tiên Việt Nam đã lọt vào top 10
nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu Dệt may. Ngành Dệt may đã phát triển
thành một trong những ngành công nghiệp quan trọng bậc nhất của Việt Nam.
Với tỷ lệ trong cơ cấu kim ngạch xuất khẩu và tỷ lệ đóng góp vào GDP
như trên, ngành Dệt may thực sự xứng đáng là một ngành công nghiệp xuất
khẩu mũi nhọn của Việt Nam. Không những thế, lần đầu tiên ngành dệt may
Việt Nam nằm trong top 10 nước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới.
Qua đó, ngành Dệt may đã góp phần tạo dựng danh tiếng và hình ảnh Việt
Nam, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
1.3.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Dệt may
xuất khẩu Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Dệt may xuất khẩu
là vì những lý do sau:
Một là, như ta đã biết, cạnh tranh là yếu tố đặc trưng của cơ chế thị
trường và không ai có thể phủ nhận vai trò tích cực của nó trong cơ chế thị
trường.
20
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
Cạnh tranh thúc đẩy sự lưu động các yếu tố sản xuất và phân phối lại
tài nguyên. Các Mác cho rằng: Cạnh tranh là sức ép từ bên ngoài buộc các
nhà tư bản không ngừng tích lũy tư bản. Trong cuộc cạnh tranh một mất một
còn, để tăng cường thực lực giúp mình chiến thắng trong cạnh tranh, nhà tư
bản cũng phải đầu tư ngày càng nhiều tư bản để mở rộng sản xuất, áp dụng kỹ
thuật mới, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Mà năng suất
lao động thì lại trực tiếp do trình độ kỹ thuật sản xuất, qui mô sản xuất và việc
gia tăng mức độ mở rộng sản xuất. Kết quả, cạnh tranh làm cho tư bản, sức

lao động không ngừng chuyển dịch từ ngành này (ngành có lợi nhuận thấp)
sang ngành khác (có lợi nhuận cao hơn), cạnh tranh cũng phát triển từ cạnh
tranh nội bộ ngành đến cạnh tranh giữa các ngành. Theo đà phát triển và nâng
cấp cạnh tranh thì tài nguyên kinh tế xã hội, tài nguyên tự nhiên cũng không
ngừng được phân phối lại giữa các ngành khác nhau, không ngừng điều chỉnh
và tối ưu hóa kết cấu ngành, kết cấu sức lao động, qua đó thúc đẩy tập trung
hóa sản xuất và tích lũy tư bản.
Do vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh nói chung và nâng cao năng lực
ngành Dệt may nói riêng sẽ:
- Sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả nhất
- Thúc đẩy tập trung hóa sản xuất và tích lũy vốn
- Góp phần tái cơ cấu thu nhập
- Nâng cao hiệu quả sản xuất, giảm chi phí sản xuất, tăng năng
suất lao động, thúc đẩy sự sáng tạo…
Hai là, Ngành Dệt may Việt Nam có lợi thế để phát triển như: Đây là
ngành mà nước ta có truyền thống lâu đời; do bản chất của người Việt Nam
cần cù chịu khó, khéo tay nên thích hợp với nghề Dệt may; nguồn lao động
của Việt Nam khá dồi dào và rẻ. Đây là lợi thế lớn so với các nước trong khu
vực. Tuy nhiên, trình độ phát triển ngành Dệt may Việt Nam còn hạn chế so
21
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
với các nước tiên tiến là một thách thức lớn. Sớm nhận thức được lợi thế và
cơ hội này, Chính phủ đã chủ trương phát triển ngành Dệt may thành ngành
công nghiệp mũi nhọn, ngành chủ lực xuất khẩu trong tiến trình công nghiệp
hóa hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Ngày 23 tháng 4
năm 2001 Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển ngành Dệt
may đến năm 2010 theo QĐ số 55/2001/QĐ-TTg và Chiến lược phát triển
ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm
2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/3/2008 tại Quyết
định 36/2008/QĐ-TTg. Do vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh để ngành Dệt

may là một ngành chủ lực của Việt Nam là một chiến lược của Việt Nam
trong điều kiện Việt Nam thực hiện Công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội
nhập kinh tế quốc tế.
Ba là, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Dệt may xuất khẩu Việt
Nam trên thị trường thế giới sẽ đem về cho đất nước một lượng ngoại tệ đáng
kể để phát triển đất nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao
mức sống cho người dân… đồng thời còn nâng cao uy tín của hàng Việt Nam,
nâng cao uy tín và tạo dựng hình ảnh của Việt Nam với bạn bè thế giới.
Bốn là, trong tiến trình tự do hóa thương mại và quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế của Việt Nam, các rào cản thương mại dần bị cắt giảm hay xóa bỏ,
một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu toàn
cầu nhưng nó cũng tạo ra những áp lực cạnh tranh to lớn buộc ngành Dệt may
nước ta phải tự biến đổi. Thứ nhất, Việt Nam cam kết xóa bỏ rào cản thương
mại về hàng hóa nói chung và hàng Dệt may nói riêng, ngành Dệt may không
chỉ bị cạnh tranh ở nước ngoài mà còn gặp phải nguy cơ “thua ngay trên sân
nhà” như một số nhận định của một số chuyên gia. Thứ hai, áp lực cạnh tranh
sẽ tăng khi các nước xuất khẩu đều được hưởng những ưu đãi từ nước nhập
khẩu (như giảm thuế nhập khẩu, xóa bỏ hạn ngạch hay quy chế giám sát…)
22
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
Do đó, nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Dệt may là cách duy nhất vừa
khống chế đuợc nguy cơ từ cạnh tranh vừa tận dụng tốt những cơ hội trong
tiến trình hội nhập.
1.4. KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DỆT MAY XUẤT KHẨU
1.4.1. Trung Quốc
Cách đây 20 năm, ngành Dệt may Trung Quốc còn chưa đáp ứng nổi
những nhu cầu của thị trường trong nước, thì đến nay, nhờ sự đột phá mạnh
về đầu tư nhằm hiện đại hóa và phát triển, công nghiệp Dệt may Trung Quốc
đã chiếm ưu thế vượt trội trên thị trường thế giới. Kim ngạch xuất khẩu Dệt

may Trung Quốc tăng trưởng liên tục và đều đặn từ 20 đến 25%/năm. Năm
2006, giá trị xuất khẩu hàng Dệt may của Trung Quốc đạt 143,99 tỷ USD,
tăng 25,2% so với năm 2005. Với 13% dân số lao động và chiếm gần 10%
GDP, công nghiệp Dệt may Trung Quốc đã góp phần tạo ra 17 triệu việc làm
và hàng trăm triệu nông dân sản xuất nguyên phụ liệu.
Về chính sách, Nét nổi bật trong chính sách phát triển ngành công
nghiệp Dệt may xuất khẩu của mình là đầu tư mạnh cho tài sản cố định và
công nghệ sản xuất. Trung Quốc đã triển khai kế hoạch tái cơ cấu một cách
triệt để từ năm 1998 nhằm hiện đại hóa ngành Dệt may. Chính phủ Trung
Quốc cho thành lập tổ chức nghiên cứu phát triển (commercial R&D
organization), Tập đoàn phát triển công nghệ và khoa học dệt Trung Quốc
(The Chinese Textile Science and Technology Development Corporation)
nhằm tìm ra những thế mạnh mới trong ngành công nghiệp Dệt may . Hiện
tại, Trung Quốc đang khởi động kế hoạch 5 năm lần thứ 10 với khẩu hiệu “Từ
ngành Dệt may quy mô lớn sang một ngành Dệt may mạnh”. Năm 2000, Chính
Phủ và Nhà nước Trung Quốc trợ cấp không hoàn lại 4,2 tỷ USD và 2,9 tỷ
23
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
USD cho vay ưu đãi để nâng cấp thiết bị công nghệ thuộc dạng hiện đại nhất
thế giới cho toàn ngành. Tổng cộng trong 3 năm 2001 đến 2004, Trung Quốc
đầu tư 21 tỷ USD nhằm nâng cấp 3500 nhà máy toàn ngành.
Công nghệ phụ trợ cho công nghiệp Dệt may Trung Quốc rất phát triển,
đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu. Các doanh nghiệp Dệt may liên
kết chặt chẽ với nông dân bằng cách bao tiêu sản phẩm, đảm bảo giá thu mua
nguyên liệu nên vùng nuôi trồng nguyên phụ liệu luôn được ổn định. Năm
2002 sản lượng bông của Trung Quốc là 8,2 triệu tấn, sản lượng vải là 32,2 tỷ
mét vuông. Năm 2005, Trung Quốc chiếm 26% sản lượng sợi dệt, 33% sản
lượng chỉ, 25% sản lượng vải của toàn thế giới. Phó chủ tịch Hội đồng ngành
Dệt may Trung Quốc, Ông Xu Kunyuan cho biết Trung Quốc hiện có tới 19
triệu lao động ngành Dệt may và khoảng 100 triệu nông dân tham gia vào quá

trình sản xuất nguyên liệu cung cấp cho ngành Dệt may .
Trung Quốc cũng đặc biệt quan tâm đến đào tạo nguồn nhân lực đặc
biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao và nguồn nhân lực trong lĩnh vực thiết
kế thời trang. Hệ thống đào tạo của Trung Quốc là một hệ thống rất chặt chẽ
và quy mô lớn. Hiện tại, cả nước đã có 140 trường đào tạo về thời trang.
Trung bình 1 năm, các doanh nghiệp bỏ ra 70 giờ cho công tác đào tạo công
nhân, trong khi Canada là 32 giờ, Ấn Độ là 10 giờ ( thống kê của chandra et
al. , 1998).
Đa dạng hóa sản phẩm, mẫu mã là một nét đặc trưng của ngành công
nghiệp Dệt may xuất khẩu Trung Quốc. Trung Quốc sớm theo đuổi chiến
lược kép trong việc thiết lập thị trường: “Sản xuất khối lượng lớn sản phẩm
với giá trị thấp và khối lượng nhỏ hơn những sản phẩm giá trị cao”. Nhờ chiến
lược này, hàng hóa Trung Quốc có thể thỏa mãn đa dạng nhu cầu thị trường
và chiếm lĩnh hầu hết các phân khúc thị trường Dệt may thế giới.
24
Luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Đỗ Thị Hương
Cuối cùng, Hồng Kông đóng vai trò chủ chốt cho tăng tưởng của ngành
công nghiệp Dệt may Trung Quốc. Hồng Kông là trung tâm thiết kế mẫu mã
thời trang của Trung Quốc cũng như toàn thế giới. Đồng thời Hồng Kông có
hệ thống tài chính, dịch vụ cảng biển hiện đại nhất thế giới, nó cho phép
doanh nghiệp Dệt may rút ngắn thời gian giao hàng, đáp ứng được nhu cầu
giao hàng gấp của khách hàng.
Một mạng lưới sản xuất chi thấp ở Trung Quốc đại lục, một trung tâm
thiết kế thời trang hiện đại, dịch vụ hỗ trợ tiện lợi và chi phí thấp, bên cạnh đó
là những nhà tạo lập thị trường rộng khắp Châu Âu và Hoa Kỳ… Tất cả
những yếu tố trên khiến Ngành Dệt may Trung Quốc luôn chiếm vị trí số một
trong thị trường Dệt may thế giới.
1.4.2. Ấn Độ
Ấn Độ là quốc gia lớn thứ hai thế giới về sản xuất dệt may với 31000
doanh nghiệp và sản xuất 4 triệu tấn sợi. Ấn Độ có lợi thế dồi dào về nguồn

lao động, giá nhân công rẻ, có kỹ năng và kỹ năng sản xuất đa dạng các mặt
hàng Dệt may. Ấn Độ thuộc số các nhà sản xuất sợi và vải lớn nhất thế giới,
có thể sản xuất rất nhiều loại quần áo khác nhau. Ấn Độ được xem là một
nguồn cung cấp cạnh tranh về các sản phẩm dệt trong nhà
Về mặt chính sách, Ấn Độ loại bỏ khống chế với đầu tư nước ngoài, bãi
bỏ nhiều hạn chế về giấy phép nhập khẩu, hỗ trợ nâng cao chất lượng bông,
giảm thuế nhập khẩu hàng nguyên phụ liệu, cải tiến trang thiết bị, hỗ trợ đào
tạo thiết kế thời trang.
Dự báo Ấn Độ cùng với Trung Quốc có thể sẽ chiếm lĩnh thị phần quan
trọng sau khi sau giai đoạn hậu hạn ngạch. Một số ý kiến cho rằng, xuất khẩu
Dệt may Ấn Độ sẽ tăng trưởng gấp 3 lần trong giai đoạn 2005 – 2010, đặc
biệt sau khi Ấn Độ đã và đang đầu tư mạnh cho lĩnh vưc xơ, sợi, vải và dệt.
25

×