Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Thuyết minh tổng hợp QHC thị trấn Kim, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.76 KB, 99 trang )

Thuyết minh tổng hợp

MỤC LỤC
I.PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................2
I.1. Lý do lập quy hoạch chung...............................................................................................2
I.2. Các căn cứ lập đồ án.........................................................................................................3

II.CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG......................................6
II.1. Vị trí, giới hạn và quy mô nghiên cứu.............................................................................6
II.2. Hiện trạng tự nhiên..........................................................................................................6
II.3. Lịch sử phát triển của đô thị............................................................................................9
II.4. Hiện trạng kinh tế-xã hội...............................................................................................10
II.5. Hiện trạng sử dụng đất..................................................................................................16
II.6. Hiện trạng không gian kiến trúc cảnh quan...................................................................19
II.7. Hiện trạng hệ thống hạ tầng xã hội................................................................................20
II.8. Hiện trạng hệ thống HTKT...........................................................................................22
II.9. Hiện trạng môi trường...................................................................................................26
II.10. Đánh giá tổng hợp quỹ đất xây dựng..........................................................................28
II.11. Đánh giá tổng hợp việc quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị.................................30
II.12. Các vấn đề cần nghiên cứu..........................................................................................31

III.CÁC TIỀN ĐỀ VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ..................33
III.1. Các động lực phát triển đô thị......................................................................................33
III.2. Tầm nhìn, tính chất và mục tiêu...................................................................................33
III.3. Các định hướng phát triển đô thị..................................................................................35
III.4. Các phương án phát triển.............................................................................................36
III.5. Dự báo quy mô dân số và lao động..............................................................................39
III.6. Dự báo nhu cầu sử dụng đất đô thị..............................................................................40
III.7. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.........................................................................................41

IV.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ........................45


IV.1. Hướng phát triển, mở rộng đô thị.................................................................................45
IV.2. Các khu vực chức năng trong đô thị.............................................................................45
IV.3. Quy hoạch sử dụng đất và phân chia các giai đoạn phát triển đô thị:..........................47
IV.4. Hệ thống các trung tâm đô thị......................................................................................56
IV.5. Hệ thống hạ tầng xã hội đô thị.....................................................................................58
IV.6. Không gian ngầm đô thị...............................................................................................62
IV.7. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan......................................................................62

V.ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ
THỊ......................................................................................................................68
V.1. Chuẩn bị kỹ thuật...........................................................................................................68
V.2. Giao thông.....................................................................................................................71
V.3. Cấp nước........................................................................................................................73
V.4. Thoát nước thải..............................................................................................................74
V.5. Quản lý CTR và nghĩa trang..........................................................................................76
V.6. Cấp điện.........................................................................................................................77

VI.ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC............................................80
VI.1. Phần mở đầu................................................................................................................80
QHC thị trấn Kim, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

1


Thuyết minh tổng hợp
VI.2. Các vấn đề và mục tiêu môi trường chính liên quan đến QHC...................................82
VI.3. Hiện trạng và diễn biến môi trường khi không thực hiện QHC..................................84
VI.4. Tác động và diễn biến môi trường khi thực hiện QHC................................................87
VI.5. Các giải pháp kỹ thuật.................................................................................................88


VII.CÁC HẠNG MỤC ƯU TIÊN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ NGUỒN
LỰC THỰC HIỆN............................................................................................95
VII.1. Khái toán chi phí đầu tư phát triển.............................................................................95
VII.2. Các hạng mục ưu tiên đầu tư phát triển......................................................................96
VII.3. Nguồn lực thực hiện...................................................................................................97

VIII.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................99
VIII.1. Kết luận.....................................................................................................................99
VIII.2. Kiến nghị...................................................................................................................99

I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lý do lập quy hoạch chung
Phượng Sơn là một xã thuộc vùng đồi thấp của huyện miền núi Lục Ngạn,
tỉnh Bắc Giang, có tuyến Quốc lộ 31 đi qua, nối liền từ thành phố Bắc Giang
(cách 30km) đến thị trấn Chũ (cách 8km) và tiếp nối tới huyện Sơn Động. Sông
Lục Nam (đoạn qua khu vực quy hoạch dài 6.330m) là một phụ lưu của hệ thống
sông Thái Bình và là tuyến giao thông đường thủy nội địa quan trọng gắn kết
Lục Ngạn, Lục Nam tỉnh Bắc Giang với các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương và
thành phố Hải Phòng. Vì vậy, Phượng Sơn có rất nhiều thuận lợi trong việc giao
lưu phát triển kinh tế - xã hội với các khu vực lân cận trong và ngoài tỉnh Bắc
Giang.
Thị trấn Kim được hình thành từ điểm dân cư nông thôn, hiện nay đã có đủ
các tính chất cơ bản của đô thị như:
- Là trung tâm kinh tế tổng hợp đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã
hội của vùng phía Tây huyện Lục Ngạn và phía Đông huyện Lục Nam.
- Các cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật như: trạm y tế, điểm bưu điện xã,
trường trung học phổ thông Lục Ngạn số 3, trường tiểu học Phượng Sơn số
1, trường trung học cơ sở Phượng Sơn, chợ Kim cũ và mới vẫn tồn tại và
phát triển phục vụ tốt cụm xã phía Tây huyện Lục Ngạn.
Để cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển đô

thị của Đảng và Nhà nước, cụ thể hóa quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh
Bắc Giang nói chung, của huyện Lục Ngạn nói riêng thì việc lập quy hoạch
chung thị trấn Kim là rất cần thiết. Quy hoạch chung thị trấn Kim, một mặt là cơ
QHC thị trấn Kim, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

2


Thuyết minh tổng hợp

sở pháp lý trình Nhà nước phê duyệt Kim là một đô thị loại V, mặt khác để có kế
hoạch xây dựng tốt một đô thị mới trong tương lai phát triển hiện đại, văn minh.
Cùng với đó, các yêu cầu quản lý đô thị, yêu cầu hoàn thiện và nâng cao
chất lượng và thẩm mỹ kiến trúc cảnh quan đô thị và các yêu cầu phát triển
không gian kiến trúc thực tế khác cũng cần một định hướng Quy hoạch chung
thống nhất, đảm bảo sự phát triển tổng thể, đồng bộ và hài hòa giữa các khu vực
phát triển mới và khu vực phát triển cũ, hướng tới sự phát triển bền vững chung
của toàn khu vực.
Vì vậy, việc lập đồ án Quy hoạch chung thị trấn Kim, huyện Lục Ngạn, tỉnh
Bắc Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 là một yêu cầu rất cấp thiết
hiện nay.
I.2. Các căn cứ lập đồ án
I.2.1. Các căn cứ pháp lý chung
- Luật Xây dựng ban hành theo Nghị quyết số 11/2003/QH11 ngày
26/11/2003 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 4;
- Luật Quy hoạch đô thị ban hành theo Nghị quyết số 30/2009/QH12 ngày
17/6/2009; của Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 5;
- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Quy
hoạch xây dựng;
- Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc Phân

loại đô thị;
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ Về lập, thẩm
định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
- Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22/7/2005 của Bộ Xây dựng về việc
Ban hành Quy định Hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án Quy hoạch
xây dựng;
- Quyết định số 03/2008/QĐ-BXD ngày 31/3/2008 của Bộ Xây dựng về việc
Ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với Nhiệm vụ
và Đồ án Quy hoạch xây dựng;
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng về việc
Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng;
- Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/4/2008 của Bộ Xây dựng về việc
Hướng dẫn Lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý Quy hoạch xây dựng;
QHC thị trấn Kim, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

3


Thuyết minh tổng hợp

- Thông tư số 34/2009/TT-BXD ngày 30/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc
Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày
07/5/2009 của Chính phủ về việc Phân loại đô thị;
- Thông tư số 02/2010/TT-BXD ngày 05/2/2010 của Bộ Xây dựng về việc
ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật
đô thị;
- Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng về Quy
định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;
- Thông tư số 01/2011/TT-BXD ngày 27/01/2011 của Bộ xây dựng Hướng
dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy

hoạch đô thị;
- Thông tư số 17/2010/TT-BXD ngày 30/9/2010 của Bộ Xây dựng về việc
Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch
đô thị;
I.2.2. Các căn cứ pháp lý liên quan tới đồ án
- Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 11/1/2008 của UBND tỉnh Bắc Giang
về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Lục
Ngạn giai đoạn 2007-2020;
- Quyết định số 797/QĐ-UBND ngày 21/6/2012 của UBND tỉnh Bắc Giang
về việc Phê duyệt Nhiệm vụ đồ án Quy hoạch chung thị trấn Kim, huyện
Lục Ngạn đến năm 2025;
- Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện Lục Ngạn lần thứ XXIII ngày
26/8/2010;
- Nghị quyết số 31/NQ-HĐND ngày 28/12/2010 của HĐND huyện Lục
Ngạn về Dự toán thu-chi ngân sách Nhà nước và phân bổ dự toán ngân
sách Nhà nước năm 2011 của huyện Lục Ngạn, khóa XVII, kỳ họp thứ 20,
trong đó có việc lập đồ án quy hoạch chung thị trấn Kim;
- Báo cáo số 152/BC-UBND ngày 22/12/2010 của UBND huyện Lục Ngạn
về Tình hình kinh tế-xã hội và sự chỉ đạo điều hành của UBND huyện năm
2010; Phương hướng, mục tiêu và các giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế-xã hội năm 2011 (trình tại kỳ hợp thứ 20 Hội đồng nhân
dân huyện tháng 12/2010);
I.2.3. Các nguồn tài liệu, số liệu
- Tài liệu và số liệu hiện trạng, định hướng phát triển phục vụ đồ án Quy
QHC thị trấn Kim, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

4


Thuyết minh tổng hợp


hoạch do UBND xã Phượng Sơn, UBND huyện Lục Ngạn cung cấp và từ
các điều tra khảo sát thực tế của Đơn vị tư vấn lập quy hoạch.
- Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, hướng tuyến hạ tầng kỹ thuật các dự
án đã và đang thực hiện trong khu vực quy hoạch do Sở Xây dựng, Sở Tài
nguyên và môi trường và các Sở ngành liên quan của tỉnh Bắc Giang, các
phòng ban chức năng của huyện Lục Ngạn cung cấp.
I.2.4. Các cơ sở bản đồ
- Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5.000 phục vụ lập đồ án QHC do Cơ quan quản lý
nhà nước về bản đồ cấp hoặc do Cơ quan chuyên môn khảo sát, đo đạc lập,
bảo đảm yêu cầu về chất lượng và kỹ thuật theo quy định về hoạt động đo
đạc và bản đồ.

QHC thị trấn Kim, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

5


Thuyết minh tổng hợp

II. CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG
II.1. Vị trí, giới hạn và quy mô nghiên cứu
Khu vực lập QHC thị trấn Kim có diện tích 641,51ha, bao gồm các thôn:
Kim 1, Kim 2, Kim 3, Phượng Khanh, Hạ Mã, Mào Gà và một phần thôn Cầu
Đất.
Ranh giới khu vực quy hoạch cụ thể như sau:
- Phía Bắc: Giáp xã Quý Sơn, xã Đông Hưng;
- Phía Nam: Giáp sông Lục Nam
- Phía Đông: Giáp thôn Cầu Đất, xã Phượng Sơn
- Phía Tây: Giáp thôn Cầu Từ, xã Phượng Sơn

Ranh giới khu vực quy hoạch xem bản vẽ QH-01.
II.2. Hiện trạng tự nhiên
II.2.1.Địa hình, địa mạo
Xã Phượng Sơn có địa hình thuộc vùng đồi thấp, địa hình thay đổi phức tạp
nhưng phần lớn là bằng phẳng và đồi thoải.
Cao độ nền trung bình thay đổi từ 9,0m đến 11,0-12,0m. Giữa khu vực quy
hoạch có núi Con Phượng, cao độ đỉnh núi +58,0m, chân núi +12,0-13,0m.
Khu vực phía Tây Bắc và Đông Bắc có cao độ tự nhiên rất thấp, từ +4,55,5m. Khu vực phía Nam sát sông Lục Nam có cao độ tự nhiên +7,0-8,0m.
Tuyến đường quốc lộ 31 và các khu vực dọc đường có cao độ trung bình từ
+9,0-11,5m.
Địa hình này gây một số khó khăn cho việc phát triển và xây dựng đô thị.
II.2.2.Khí hậu
+ Vùng khí hậu:
Khu vực quy hoạch thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, tiểu vùng khí
hậu mang đặc trưng của vùng miền núi. Một năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa
và mùa khô.
+ Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình cả năm là 24-25,5 oC. Nhiệt độ cao nhất là vào tháng 5
và tháng 6, khoảng 27,8oC, ngày nóng nhất có thể tới 38-39 oC. Nhiệt độ thấp
QHC thị trấn Kim, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

6


Thuyết minh tổng hợp

nhất là vào tháng 1 và tháng 2, khoảng 18,8 oC, ngày lạnh nhất có thể xuống thấp
8-10oC.
+ Bức xạ nhiệt:
Bức xạ nhiệt trung bình so với các vùng khí hậu nhiệt đới với số giờ năng

trung bình cả năm là 1.729 giờ. Số giờ năng bình quân trong ngày là 4,4 giờ.
Đặc điểm bắc xạ nhiệt này rất thích hợp với nhiều loại cây trồng.
+ Độ ẩm:
Độ ẩm không khí trungbình là 81%, cao nhất là 85% và thấp nhất là 72%.
Độ ẩm cao nhát vào thánh 2 và tháng 3, có ngày lên đến 95-100%.
+ Gió bão:
Khu vực quy hoạch chịu ảnh hưởng của giớ mùa Đông Bắc và mùa đông
và gió mùa Đông Nam và mùa hè. Tốc độ gió trung bình 2,2m/s.
Khu vực quy hoạch ít chịu ảnh hưởng của bão.
II.2.3.Thủy văn
Lượng mưa trung bình hàng năm ở khu vực này khoảng 1.321mm. Lượng
mưa năm cao nhất là 1.780mm, tập trung vào các tháng 6,7,8. Lượng mưa năm
thấp nhất là 912mm. Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 12 và tháng 1.
Nhìn chung, lượng mưa ở khu vực này thấp hơn các khu vực khác của tỉnh.
Đây là một khó khăn cho phát triển cây trồng và vật nuôi.
II.2.4.Thiên tai
Do địa hình tự nhiên dốc thoải và có nhiều diện tích rừng che phủ nên
huyện Lục Ngạn nói chung và xã Phượng Sơn nói riêng ít bị ảnh hưởng của lũ
lụt. Tuy nhiên, do việc khai thác rừng phòng hộ đầu nguồn và khai thác cát ven
sông Lục Nam nên hiện tượng lũ lụt đã xảy ra dọc sông Lục Nam, nhưng không
gây ảnh hưởng lớn tới khu vực quy hoạch.
Do lượng mưa thấp nhất trong tỉnh Bắc Giang nên khu vực quy hoạch chịu
ảnh hưởng của hạn hán, ảnh hưởng không nhỏ tới cây trồng và vật nuôi.
Khu vực quy hoạch không chịu ảnh hưởng của động đất hay bão.
II.2.5.Tài nguyên thiên nhiên
+ Tài nguyên đất:
Khu vực quy hoạch có tổng diện tích đất tự nhiên là 641,51ha, chủ yếu
thuộc các nhóm đất sau:
QHC thị trấn Kim, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030


7


Thuyết minh tổng hợp

- Nhóm đất Feralit ở vùng đồi thấp: Chiếm chủ yếu diện tích. Nhóm đất này
phù hợp với việc trồng rừng, trồng các cây công nghiệp và các cây ăn quả
như nhãn, vải thiều, hồng, na,... đặc biệt là cây vải thiều cho hiệu quả kinh
tế cao.
- Nhóm đất trồng lúa: Phân bố ở các khu vực bằng phẳng. Nhóm đất này có
tầng dày thích hợp cho việc trồng các cây lương thực như lúa, ngô, khoai,
sắn, rau,... Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, nhiều nơi đã có dấu hiệu bạc
màu.
- Nhóm đất phù sa sông suối: Tập trung dọc sông Lục Nam. Nhóm đất này
thích hợp cho việc trồng hoa màu, lúa.
Nhìn chung, tài nguyên đất của khu vực quy hoạch thích hợp với nhiều loại
cây lương thực và cây ăn quả.
+ Tài nguyên nước:
- Nước mặt: Khu vực quy hoạch có sông Lục Nam chảy qua, dài khoảng
6.330m. Nước sông chảy quanh năm với lưu lượng khá lớn, mùa lũ đạt tới
2.400-2.500m3/s nhưng mùa khô chỉ khoảng 23m3/s. Ngoài sông Lục
Nam, trong khu vực quy hoạch còn có rất nhiều ao hồ, suối và mương nhỏ
cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm hiện tại chưa được khảo sát điều tra kỹ để
đánh giá. Qua điều tra sơ bộ các giếng trong khu vực quy hoạch, có thể
thấy nguồn nước ngầm nằm không quá sâu (khoảng 20-25m), chất lượng
nước khá tốt, có thể sử dụng làm nguồn nước cho sinh hoạt.
Do lượng mưa hàng năm ít nên khu vực quy hoạch chịu ảnh hưởng của hạn
hán. Đây là một khó khăn cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp nhưng không
gây ảnh hưởng nhiều tới việc phát triển đô thị.

+ Tài nguyên rừng:
Huyện Lục Ngạn và xã Phượng Sơn nói chung có tài nguyên rừng rất
phong phú. Giữa khu vực quy hoạch là núi Con Phượng và khu vực đất rừng tự
nhiên trồng cây lâu năm với tổng diện tích 54,63ha.
+ Tài nguyên khoáng sản:
Tài nguyên khoáng sản trong khu vực quy hoạch hiện tại chưa được khảo
sát điều tra kỹ để đánh giá.
Tuy nhiên, theo các điều tra trong toàn bộ huyện Lục Ngạn, khu vực quy
hoạch có thể có một số khoáng sản quý như than, đồng,... và một số khoáng sản
QHC thị trấn Kim, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

8


Thuyết minh tổng hợp

khác như cát, sỏi, đất sét,... có thể khai thác để sản xuất vật liệu xây dựng.
II.3. Lịch sử phát triển của đô thị
II.3.1.Lịch sử phát triển đô thị
Khu vực quy hoạch Kim hiện tại đã phát triển với các yếu tố cấu thành đô
thị nhưng vẫn thuộc khu vực nông thôn (thị tứ).
Từ thời Pháp thuộc, chợ Kim đã được phát triển thành đầu mối giao thương
quan trọng bậc nhất với các tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh và Hải Phòng nhờ vào
sự thuận tiện của tuyến đường thủy sông Lục Nam. Đến năm 2000, các hoạt
động vận tải hành khách trên sông Lục Nam đến Kim mới tạm thời chấm dứt
nhưng đây vẫn là tuyến vận chuyển hàng hóa quan trọng, phục vụ việc phát triển
kinh tế-xã hội của Lục Ngạn (vận chuyển vật liệu xây dựng như vôi, xi măng,
than, gỗ, đá,...)
Khu vực quy hoạch được phát triển trên cơ sở trung tâm xã Phượng Sơn và
các thôn hiện có, trong đó lớn nhất là thôn Kim 1, Kim 2 và Kim 3. Cùng với sự

phát triển của trục thông thương Đông - Tây của tỉnh Bắc Giang thông qua quốc
lộ 31, trung tâm xã và tiếp sau là khu phố Kim được hình thành và phát triển tại
đây. Với vị trí rất thuận lợi về thông thương và phát triển, phố Kim đã nhanh
chóng trở thành một thị tứ quan trọng của xã Phượng Sơn.
Bên cạnh đó, sự thuận lợi về thổ nhưỡng và khí hậu cho việc trồng vải
thiều ở Bắc Giang đã nhanh chóng tạo nên các khu vực tập trung buôn bán vải
thiều vào mùa vụ. Với vị trí thuận lợi, khu vực quy hoạch đã trở thành một trung
tâm thu mua và buôn bán vải thiều lớn nhất của tỉnh. Đây là động lực rất lớn
thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của khu vực quy hoạch hiện nay.
II.3.2.Hình thái không gian
Khu vực quy hoạch có hình thái không gian đặc trưng của các thị tứ phát
triển trên cơ sở tuyến giao thông đối ngoại.
Nhằm tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có là tuyến quốc lộ 31 và tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho việc phát triển thương mại, dịch vụ, các công trình xây dựng
(từ công trình công cộng, thương mại, nhà ở,...) đều được phát triển chủ yếu dọc
theo tuyến giao thông này. Kiểu xây dựng như vậy đã hình thành nên một hình
thái không gian theo dạng tuyến dải mỏng chạy dọc theo đường giao thông.
Điều kiện địa hình thấp ở phía Bắc, giáp núi và sông ở phía Nam cũng góp
phần tạo nên hình thái không gian này.
Sự phát triển này ban đầu rất thuận lợi do không phải đầu tư nhiều vào cơ
QHC thị trấn Kim, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

9


Thuyết minh tổng hợp

sở hạ tầng nhưng nhanh chóng trở nên bất hợp lý khi không gian ngày càng kéo
dài và hết quỹ đất thuận lợi. Việc phát triển mở rộng sâu sang hai bên đường gặp
khó khăn khi phải giải tỏa các khu vực mặt đường lớn.

Bên cạnh đó, kiến trúc cảnh quan khu vực trở nên lộn xộn và không thể
kiểm soát với quá nhiều nhà nhỏ bám mặt đường lớn. Các công trình công cộng
phát triển sau phải nằm lùi sâu phía trong không thể đóng góp nhiều cho kiến
trúc cảnh quan của tuyến đường chính khu vực.
II.4. Hiện trạng kinh tế-xã hội
Khu vực quy hoạch là bộ phận quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã
hội và đô thị hóa của xã Phượng Sơn.
II.4.1.Hiện trạng dân số và lao động
+ Hiện trạng dân số:
Tổng dân số trong khu vực quy hoạch là khoảng 5,60 nghìn người, bao
gồm dân số khu vực các thôn Kim 1, Kim 2, Kim 3, Phượng Khanh, Hạ Mã,
Mào Gà.
Tỷ lệ tăng trưởng dân số bình quân 1,15 đến 1,2%/năm, trong đó tỷ lệ tăng
tự nhiên đạt 1,1 đến 1,15%/năm.
Mật độ dân số toàn khu vực chỉ đạt 1.078 người/km2, thấp so với yêu cầu
phát triển đô thị (từ 2.000 người/km2 trở lên).
Bảng Hiện trạng dân số khu vực quy hoạch
Hạng mục

Đơn vị

2009

2010

2011

nghìn người

5,47


5,54

5,60

%/năm

1,20

1,20

1,15

Tăng tự nhiên

%/năm

1,15

1,15

1,10

Tăng cơ học

%/năm

0,05

0,05


0,05

Tổng dân số
Tốc độ tăng trưởng dân số
trung bình

+ Hiện trạng lao động:
Tổng số lao động trong khu vực quy hoạch là 2,95 nghìn người, chiếm
52,66% tổng dân số.
Tỷ lệ lao động công nghiệp và dịch vụ chiếm 53,4%, còn lại tỷ lệ lao động
nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao tới 46,6% tổng số lao động.

Bảng Hiện trạng lao động khu vực quy hoạch
QHC thị trấn Kim, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

10


Thuyết minh tổng hợp

Hạng mục

Đơn vị

2009

2010

2011


nghìn người

2,85

2,90

2,95

%/năm

1,70

1,75

1,72

%

52,10

52,39

52,66

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

%

48,3


47,3

46,6

Công nghiệp và xây dựng

%

10,8

11,2

11,5

Dịch vụ

%

40,9

41,5

41,9

Tổng số lao động
Tốc độ tăng trưởng lao động
trung bình
Tỷ lệ lao động trong tổng dân số
Cơ cấu lao động


II.4.2.Hiện trạng kinh tế chung
+ Tăng trưởng kinh tế:
Trong khoảng 3 năm trở lại đây, tăng trường giá trị sản xuất của khu vực
quy hoạch nói riêng và xã Phượng Sơn nói chung đạt khoảng 16,0%/năm. Đây
là một tốc độ tăng trưởng cao so với tốc độ tăng trưởng chung của huyện Lục
Ngạn.
Cụ thể chỉ tiêu tăng trưởng từng ngành kinh tế như sau:
Bảng Hiện trạng tăng trưởng giá trị sản xuất khu vực quy hoạch
Hạng mục

Đơn vị

2009

2010

2011

%/năm

15,5

16,2

16,4

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

%/năm


7,1

7,5

7,8

Công nghiệp và xây dựng

%/năm

20,8

21,7

21,5

Dịch vụ

%/năm

24,3

25,5

26,8

Tốc độ tăng trưởng chung
Trong đó:


+ Cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế đã có những bước chuyển biến theo hướng công nghiệp hóa
nhưng nhìn chung tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa cao. Tỷ trọng ngành
nông lâm nghiệp và thủy sản trong nền kinh tế còn chiến tỷ lệ cao 30,5%. Tỷ
trọng ngành công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu kinh tế chiếm tỷ lệ rất thấp
20,5%. Đây là một trong những khó khăn cần giải quyết khi phát triển khu vực
quy hoạch thành đô thị loại V.
Bảng Hiện trạng cơ cấu kinh tế khu vực quy hoạch
Hạng mục

Đơn vị

2009

2010

2011

Cơ cấu kinh tế:
QHC thị trấn Kim, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

11


Thuyết minh tổng hợp

Hạng mục

Đơn vị


2009

2010

2011

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

%

33,2

31,8

30,5

Công nghiệp và xây dựng

%

20,1

20,3

20,5

Dịch vụ

%


46,7

47,9

49,0

Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh
tế trung bình hàng năm
Nông, lâm nghiệp và thủy sản

%/năm

- 4,10

Công nghiệp và xây dựng

%/năm

1,00

Dịch vụ

%/năm

2,30

II.4.3.Hiện trạng nông, lâm nghiệp và thủy sản
Nông, lâm nghiệp và thủy sản có tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 7,17,8%, đạt mức tăng trưởng tốt so với mức trung bình toàn tỉnh năm 2011 là
4,2%.
Giá trị sản suất nông nghiệp bình quân năm 2011 đạt 38,6 triệu đồng/ha,

tăng 7,5 triệu đồng/ha so với năm 2009.
+ Trồng trọt:
Tổng diện tích đất gieo trồng trong toàn khu vực quy hoạch là 290,63ha,
trong đó đất trồng lúa, các loại cây lương thực và rau màu là 93,76ha. Đất trồng
cây ăn quả (chủ yếu là vải thiều) chiếm diện tích chủ yếu 196,87ha.
Cây lương thực: Bình quân sản lượng lương thực đầu người năm 2011 đạt
245kg/người, tăng 5kg/ha so với 2009. Các giống lúa mới có năng suất thường
xuyên đạt 5,56 tấn/ha.vụ.
Cây màu: Xã Phượng Sơn đã khuyến khích phát triển các loại cây màu,
tăng diện tích và nâng cao năng suất (ngô, lạc, đỗ tương, đỗ xanh, sắn, bí đỏ,
khoai sọ và rau các loại).
Cây ăn quả: Trọng tâm của sản xuất nông nghiệp khu vực quy hoạch là cây
vải thiều. Mô hình vải thiều an toàn theo quy trình VIETGAP đã được triển khai
tại các thôn. Đây là quy trình canh tác liên quan đến an toàn thực phẩm trong
toàn bộ quá trình canh tác từ đất, nguồn nước, phân bón, động vật gây hại, vệ
sinh đồng ruộng và sức khoẻ nông dân. Thông qua các lớp tập huấn, người dân
khu vực quy hoạch nói riêng và toàn xã Phượng Sơn nói chung đã tiếp thu được
nhiều kiến thức mới trong quá trình trồng, chăm sóc và bảo quản vải thiều theo
đúng quy trình để tạo ra được sản phẩm vải thiều an toàn, chất lượng và có giá
trị kinh tế cao. Năm 2011, giá bán vải thiều đạt trung bình 22.000 đồng/kg.
QHC thị trấn Kim, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

12


Thuyết minh tổng hợp

Vải thiều của xã Phượng Sơn đã có thương hiệu và nằm trong vùng chỉ dẫn
địa lý của vải thiều Lục Ngạn. Đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển thị
trường trong nước và quốc tế.

Tuy nhiên, trong những năm qua, sản lượng vải thiều không ổn định cũng
như thị trường đầu ra không ổn định, nhất là thị trường xuất khẩu sang Trung
Quốc. Đây cũng là một khó khăn trong quá trình đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp
theo hướng nông trại sản xuất hàng hóa lớn và công nghiệp hóa nông nghiệp của
xã Phượng Sơn.
Trong nhưng năm gần đây, xã Phương Sơn đã chuyển dịch (khoảng 28,3ha)
và phát triển một số loại cây ăn quả khác như cam, bưởi, nhãn, táo,...
+ Chăn nuôi:
Trong khu vực quy hoạch nói riêng và toàn xã Phượng Sơn nói chung, chăn
nuôi gặp khó khăn và phát triển chậm do dịch bệnh trên đàn gia súc và giá thức
ăn chăn nuôi tăng cao. Các hộ gia đình chủ yếu nuôi gia cầm, chăn thả gia súc
chiếm tỷ lệ nhỏ. Một số mô hình chăn nuôi mới với những con vật nuôi đặc sản
như rắn, nhím, ong,... đã đem lại hiệu quả kinh tế cao và tiếp tục được phát triển.
Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm được quan tâm thực
hiện thường xuyên và kịp thời nên đã ngăn chặn được dịch bệnh phát triển trên
diện rộng.
+ Lâm nghiệp:
Khu vực núi Phượng Sơn có 54,63ha đất rừng tự nhiên nhưng không nằm
trong khu vực khai thác rừng. Việc chăm sóc và bảo vệ rừng do các hộ dân thực
hiện.
+ Thủy sản:
Diện tích có khả năng nuôi trồng thủy sản trong khu vực quy hoạch đạt
11,07ha, chiếm tỷ lệ nhỏ so với các lĩnh vực nông nghiệp khác. Tuy nhiên, xã
Phương Sơn chưa phát triển nuôi trồng thủy sản mạnh. Một số hộ tự nuôi trồng
quy mô nhỏ trong gia đình, năng suất ước đạt khoảng 10 triệu đồng/ha, chủ yếu
là các loại cá nước ngọt.
II.4.4.Hiện trạng công nghiệp và xây dựng
Sản xuất công nghiệp và xây dựng phát triển ổn định. Tốc độ tăng trưởng
bình quân hàng năm đạt ~21%, cao hơn chỉ tiêu chung của tỉnh Bắc Giang năm
2011 là 18,2% và tương ứng với chỉ tiêu chung của huyện Lục Ngạn.

Tuy nhiên, tỷ trọng công nghiệp vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ thấp, chỉ đạt
QHC thị trấn Kim, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

13


Thuyết minh tổng hợp

20,5% trong cơ cấu kinh tế.
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp và xây dựng diễn ra
rất chậm, chỉ đạt khoảng 1,0%/năm
+ Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
Công nghiệp và TTCN chưa được phát triển mạnh trong khu vực quy
hoạch. Các ngành công nghiệp lớn hoàn toàn chưa được phát triển tại đây.
TTCN có phát triển nhưng chỉ phục vụ nhu cầu địa phương, quy mô nhỏ,
tản mạn, công nghệ thấp (đồ gỗ, sắt, nhôm kính, sửa chữa,...). Đáng kể nhất là
hoạt động của các lò gạch tư nhân (khu vực Chể) với quy mô khoảng 2,13ha.
Tuy nhiên, cho đến nay, các lò gạch này đã ngừng hoạt động để đảm bảo môi
trường. Một số sản phẩm có lượng tiêu thụ nhiều như gạch các loại, cơ khí, mộc
dân dụng,...
Chế biến nông sản đã hình thành theo sự phát triển của vải thiều. Các lò sấy
vải phát triển mạnh, chế biến khoảng 50-60% sản lượng vải thiều. Tuy nhiên đây
là sự phát triển tự phát nhỏ lẻ, chưa có định hướng chiến lược chung. Do đó, giá
trị hàng hóa vải thiều sấy khô còn thấp và thị trường không ổn định.
Xã Phượng Sơn đã quy hoạch xây dựng Cụm công nghiệp Cầu Đất nhưng
cho đến nay vẫn chưa có nhà đầu tư xây dựng hạ tầng và thuê đất. Đây là một
khó khăn cho quá trình phát triển đô thị và công nghiệp hóa của khu vực Kim.
+ Xây dựng:
Xây dựng phát triển chậm trong khu vực quy hoạch, chủ yếu là xây dựng
các công trình vốn ngân sách và nhà ở riêng lẻ của người dân. Đầu tư xây dựng

các dự án tư nhân không phát triển.
Trong các năm qua, xã Phượng Sơn đã xây dựng các công trình sau:
- Kiên cố hóa 100% phòng học, phòng công vụ giáo viên, phòng chức năng
của 03 trường học
- Xây dựng trùng tu đình Chể, đình Kim
- Xây mới nhà văn hóa ở thôn Kim 1 và Hạ Mã
- Sửa chữa nâng cấp và xây mới UBND xã.
II.4.5.Hiện trạng dịch vụ
Thương mại và dịch vụ phát triển mạnh mẽ nhất ở khu vực quy hoạch nói
riêng và toàn xã Phượng Sơn nói chung. Đây là trung tâm tiêu thụ vải thiều cho
người dân trong và ngoài xã.
QHC thị trấn Kim, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

14


Thuyết minh tổng hợp

Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ hàng năm đạt 25%, cao hơn mức chỉ tiêu
của tỉnh Bắc Giang năm 2011 là 9,1% và tương ứng với tốc độ tăng trưởng
chung của huyện Lục Ngạn. Tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 49,0% trong cơ cấu
kinh tế.
Toàn xã có khoảng 250 hộ sản xuất kinh doanh và 70 hộ kinh doanh vận
tải. Các hoạt động dịch vụ như: thu hái, đóng gói, vận chuyển vải thiều,...và các
dịch vụ liên quan khác đã tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cao cho người dân.
Các thành phần kinh tế được khuyến khích và tạo điều kiện phát triển.
Về xuất khẩu, khu vực quy hoạch phát triển mạnh việc xuất khẩu vải thiều
tươi và khô sang Trung Quốc, chiếm khoảng 55-60% sản lượng vải của khu vực
nhưng thị trường không ổn định.
Các ngành tài chính, ngân hàng, viễn thông nhìn chung chưa phát triển

mạnh. Các ngành vận tải hành khách, dịch vụ dân sinh phát triển tốt.
Riêng ngành du lịch chưa phát triển và chưa khai thác được các tiềm năng
phát triển.
II.4.6.Hiện trạng văn hóa xã hội
+ Đặc điểm văn hóa:
Khu vực quy hoạch có văn hóa truyền thống lâu đời với nhiều di tích lịch
sử và lễ hội. Nổi bật nhất là di tích lịch sử cấp tỉnh đình Kim, đình Chể và chùa
Chể, đền Hồng Bàng (Quán Bơi), Đền Tam Giang.
+ Giáo dục đào tạo:
Cơ sở vật chất và quy mô trường học liên tục được nâng cấp, tăng cường và
mở rộng. 100% trường học đã có hệ thống máy tính kết nối internet phục vụ cập
nhật thông tin đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập. 100% trường học đạt
chuẩn quốc gia và đang phấn đấu đạt chuẩn mức hai giai đoạn 1.
Công tác phổ cập giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở được giữ
vững và nâng cao chất lượng:
- Trường mầm non: 19 lớp, 519 học sinh, đạt 100% kế hoạch;
- Trường tiểu học: 41 lớp, 967 học sinh, đạt 100% kế hoạch;
- Trường THCS: 24 lớp, 734 học sinh, đạt 99,4% kế hoạch;
- Tỷ lệ học sinh giỏi tiểu học:

33,4%.

- Tỷ lệ học sinh giỏi THCS:

5,3%

QHC thị trấn Kim, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

15



Thuyết minh tổng hợp

- Tỷ lệ giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh: 1,4% (02 giáo viên)
- Tỷ lệ giáo viên dạy giỏi cấp huyện: 23,9% (33 giáo viên)
Các hoạt động khuyến học được nhân rộng và phát triển ở các trường học
và các thôn, phố. Nhiều thôn và dòng họ có quỹ khuyến học.
+ Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân:
Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được tăng cường. Trạm y tế xã đã có 1
bác sĩ, 4 y sĩ, 1 trung cấp dược và 1 trung cấp điều dưỡng.
Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 25% năm 2005 xuống còn 14% năm
2011. Xã được công nhận là xã phù hợp với trẻ em.
+ Văn hóa, thông tin, TDTT:
Công tác văn hóa xã hội được quan tam chỉ đạo và thực hiện tốt. Hàng năm
các thôn đều tổ chức ngày hội đoàn kết toàn dân. Các chỉ tiêu chung như sau:
- 100% các thôn đạt danh hiệu làng văn hóa.
- 100% các cơ quan đạt danh hiệu cơ quan văn hóa.
- 89% các hộ gia đình đạt gia đình văn hóa.
Mạng lưới truyền thanh được duy trì và phát triển tốt. 100% các thôn có loa
truyền thanh. 100% các hộ gia đình có phương tiện nghe nhìn.
Phong trào TDTT và văn nghệ quần chúng phát triển mạnh. Tổ chức tốt
Đại hội TDTT và một số giải thi đấu cấp xã: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông,..
100% các thôn có đội văn nghệ. Hàng năm tổ chức nhiều cuộc giao lưu và
hội diễn các cấp. Tham gia tổ chức các lễ hội địa phương, qua đó phát huy và
giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương.
II.5. Hiện trạng sử dụng đất
Tổng diện tích đất tự nhiên khu vực quy hoạch là 641,51ha, bao gồm các
loại đất dân dụng (204,41ha) và đất ngoài dân dụng (437,10ha).
II.5.1.Đất dân dụng
Đất dân dụng có tổng diện tích là 204,41ha, chiếm 31,86 tổng diện tích đất

tự nhiên toàn khu vực quy hoạch, bao gồm các loại đất sau:
+ Đất công trình công cộng:
Tổng diện tích 7,79ha, chiếm 1,21% tổng diện tích đất tự nhiên toàn khu
vực, bao gồm các loại đất: UBND xã, HĐND xã, Đảng ủy xã, công an xã, trạm
y tế xã, nhà văn hóa, chợ, trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ
QHC thị trấn Kim, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

16


Thuyết minh tổng hợp

sở và trường trung học phổ thông,...
+ Đất cây xanh thể dục thể thao:
Khu vực quy hoạch chưa có đất cây xanh TDTT riêng.
+ Đất ở:
Tổng diện tích 178,56ha, chiếm 27,83% tổng diện tích đất tự nhiên toàn
khu vực, bao gồm đất ở hiện có dọc quốc lộ 31 (23,86ha) và đất ở và ao vườn
liền kề các thôn Kim 1, Kim 2, Kim 3, Hạ Mã, Phượng Khanh, Mào Gà
(154,70ha, tính cả diện tích đất ao vườn liền kề với nhà ở).
+ Đất giao thông nội bộ:
Tổng diện tích 15,12ha, chiếm 2,36% tổng diện tích đất tự nhiên toàn khu
vực, bao gồm các loại đất giao thông nội bộ trong làng xóm các thôn và giao
thông nội đồng.
+ Đất dân dụng khác:
Tổng diện tích các loại đất dân dụng khác là 2,94ha, chiếm 0,46% tổng
diện tích đất tự nhiên toàn khu vực quy hoạch. Bao gồm:
Đất đình chùa di tích lịch sử có diện tích 0,63ha, bao gồm đình Kim, đình
Chể, chùa Chể, đền Hồng Bàng (Quán Bơi), đền Tam Giang.
Công ty CP thực phầm xuất khẩu Bắc Giang có tổng diện tích 2,31ha.

II.5.2.Đất ngoài dân dụng
Đất dân dụng có tổng diện tích là 437,10ha, chiếm 68,14 tổng diện tích đất
tự nhiên toàn khu vực quy hoạch, bao gồm các loại đất sau:
+ Đất giao thông đối ngoại:
Quốc lộ 31 (dài 3.835m) có tổng diện tích 7,28ha, chiếm 1,13% tổng diện
tích đất tự nhiên toàn khu vực.
+ Đất an ninh quốc phòng:
Tổng diện tích 5,48ha, chiếm 0,85% tổng diện tích đất tự nhiên toàn khu
vực, bao gồm khu vực doanh trại quân đội phía Tây của xã, tiếp giáp với sông
Lục Nam.
+ Đất nghĩa trang nghĩa địa:
Tổng diện tích 1,16ha, chiếm 0,18% tổng diện tích đất tự nhiên toàn khu
vực, bao gồm các khu vực nghĩa trang Kim, Phượng Khanh, Hạ Mã, Chể,.. và
nghĩa trang liệt sĩ.
QHC thị trấn Kim, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

17


Thuyết minh tổng hợp

+ Đất mặt nước:
Tổng diện tích 57,83ha, chiếm 9,01% tổng diện tích đất tự nhiên toàn khu
vực, bao gồm toàn bộ mặt nước sông Lục Nam, suối và ao hồ mương trong khu
vực quy hoạch.
+ Đất hạ tầng kỹ thuật:
Trạm xăng có diện tích 0,17ha, chiếm 0,03% tổng diện tích đất tự nhiên
khu vực quy hoạch.
+ Đất nông nghiệp:
Tổng diện tích 362,91ha, chiếm 56,57% tổng diện tích đất tự nhiên toàn

khu vực quy hoạch, bao gồm:
- Đất trồng lúa, màu và các loại cây lương thực khác: Diện tích 98,98ha.
- Đất trồng cây ăn quả (vải thiều): Diện tích 209,30ha.
- Đất rừng: Diện tích 54,63ha.
+ Đất công nghiệp:
Các loại đất công nghiệp (Cty may Bình Dương, lò gạch) có tổng diện tích
2,27ha, chiếm 0,35% tổng diện tích đất tự nhiên toàn khu vực quy hoạch
II.5.3.Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất
Tổng hợp toàn bộ hiện trạng sử dụng đất khu vực quy hoạch trong bảng
sau:
Bảng Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất
TT

Chức năng sử dụng

I

Đất dân dụng

1

Đất công trình công cộng

Diện tích
(ha)

Tỷ lệ
(%)

204,41


31,86

7,79

1,21

Ghi chú

UBND

0,26

Xuống cấp

Y tế

0,09

Xuống cấp

Nhà văn hóa

0,14

Xuống cấp

Chợ

0,54


Trường mầm non

0,12

Trường tiểu học

1,96

Trường THCS

1,98

Trường THPT

2,49

QHC thị trấn Kim, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

18


Thuyết minh tổng hợp

TT

Chức năng sử dụng
CTCC khác

2


Đất cây xanh, TDTT

3

Đất ở và ao vườn liền kề

4

Đất giao thông nội bộ

5

Đất dân dụng khác

Diện tích
(ha)

Tỷ lệ
(%)

Ghi chú

0,18
0
178,56
15,12
2,94

Đình chùa, di tích lịch sử


0,63

Công ty TPXK Bắc Giang

2,31

27,83 Đất ở chiếm 54,8ha
2,36 Đường làng xóm
0,46

II

Đất ngoài dân dụng

1

Đất giao thông đối ngoại

7,28

1,13 Quốc lộ 31

2

Đất an ninh quốc phòng

5,48

0,85


3

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

1,16

0,18

4

Đất mặt nước

5

Đất nông nghiệp
Đất trồng lúa, màu
Đất trồng cây ăn quả
Đất rừng

437,10

0,00

57,83
362,91

68,14

9,01 Sông, suối, hồ ao mương

56,57

98,98
209,30
54,63

6

Đất hạ tầng kỹ thuật

0,17

0,03 Trạm xăng

7

Đất công nghiệp

2,27

0,35 Cty Bình Dương, lò gạch

III Tổng cộng (I+II)

641,51

100,00

II.6. Hiện trạng không gian kiến trúc cảnh quan
II.6.1.Khu vực các công trình công cộng

Không gian kiến trúc cảnh quan khu vực các công trình công cộng của xã
chưa được chú trọng phát triển.
Khu vực UBND, trạm y tế, nhà văn hóa và các trường học tuy có được đầu
tư cải tạo và nâng cấp nhưng không gian kiến trúc cảnh quan vẫn nghèo nàn,
hình thức kiến trúc chưa tạo được bộ mặt đẹp.
Khu vực chợ có hình thức kiến trúc lộn xộn và không được chú trọng cảnh
quan xung quanh.
II.6.2.Khu vực Phố Kim
Không gian kiến trúc cảnh quan khu vực phố Kim được phát triển tự phát
theo nhu cầu của người dân.
QHC thị trấn Kim, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

19


Thuyết minh tổng hợp

Hình thức kiến trúc, màu sắc, chiều cao, biển hiệu, vỉa hè, cây xanh,
khoảng xây lùi,... các ngôi nhà không đồng bộ, không theo trật tự tạo nên một bộ
mặt kiến trúc lộn xộn và không đóng góp được gì cho cảnh quan chung.
II.6.3.Khu vực các thôn
Không gian kiến trúc cảnh quan khu vực các thôn xóm vẫn giữ được đặc
thù của khu vực nông thôn miền Bắc: nhà ở thấp tầng mái dốc với mật độ xây
dựng thấp nằm xen kẽ các không gian vườn cây, ao cá.
Nhìn chung, không gian kiến trúc cảnh quan khu vực thôn xóm rất đẹp với
địa hình đồi thấp thoải thay đổi sinh động, nhấp nhô những mái nhà sau các rặng
cây. Đây là một trong những tiềm năng có thể khai thác và phát triển các loại
hình du lịch sinh thái.
II.6.4.Khu vực di tích
Khu vực đình Chể, chùa Chể, đình Kim, đã được quan tâm trùng tu, cải tạo

và tạo được không gian kiến trúc cảnh quan của một khu di tích lịch sử cấp tỉnh.
Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát huy các giá trị kiến trúc và
văn hóa truyền thống cũng như tạo sức hút cho các loại hình du lịch văn hóa tâm
linh.
II.6.5.Khu vực đất nông nghiệp
Với đặc thù điều kiện địa hình của khu vực đồi thấp thoải, không gian cảnh
quan khu vực sản xuất nông nghiệp tại đây vô cùng phong phú và hấp dẫn. Các
ruộng lúa, màu nằm xen kẽ với các triền đồi cây vải thiều, núi Phượng Hoàn cao
nổi bật giữa khu vực quy hoạch, tạo nên những mảng màu sắc đa dạng, sinh
động, uốn lượn theo địa hình.
Có thể nói không gian kiến trúc cảnh quan tự nhiên của khu vực quy hoạch
vô cùng sinh động và hấp dẫn. Nếu được khai thác và phát triển hợp lý, khu vực
quy hoạch sẽ trở thành một đô thị sinh thái, xanh và sạch đẹp.
II.7. Hiện trạng hệ thống hạ tầng xã hội
II.7.1.Hành chính
Các công trình hành chính (UBND, HĐND, Đảng ủy, công an) nhìn chung
vẫn đáp ứng được nhu cầu hoạt động của xã. Quy mô diện tích 0,26ha.
Tuy nhiên, các công trình xây dựng hiện tại có diện tích rất nhỏ so với tiêu
chuẩn và hiện đang xuống cấp. Hình thức kiến trúc và cảnh quan sân vườn xung
quanh UBND chưa được đầu tư.
QHC thị trấn Kim, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

20


Thuyết minh tổng hợp

Do vậy, khu vực các công trình hành chính này chưa tạo được một bộ mặt
hành chính cho xã.
II.7.2.Y tế

Trạm y tế xã đã đạt chuẩn quốc gia, quy mô diện tích nhỏ 0,07ha.
Trạm y tế xã đã được đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế.
Tuy nhiên, hình thức kiến trúc và cảnh quan xung quanh chưa được đầu tư xây
dựng nên còn sơ sài, thiếu đồng bộ.
II.7.3.Giáo dục
Tất cả các trường học trong khu vực quy hoạch đều đã được cải tạo, nâng
cấp và đều đạt chuẩn quốc gia. Hiện nay các trường đang phấn đấu đạt chuẩn
mức hai giai đoạn 1.
Tổng diện tích trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở là 4,06ha, đảm
bảo nhu cầu của học sinh trong xã hiện tại và tương lai ngắn hạn.
Khu vực quy hoạch có trường THPT Lục Ngạn 3, diện tích 2,49ha, hoàn
toàn đảm bảo nhu cầu của học sinh trong xã và các khu vực lân cận hiện tại và
tương lai.
Hình thức kiến trúc các công trình trường học nói chung đã được cải tạo
nhưng cảnh quan xung quanh thì chưa được quan tâm đúng mức và chưa đóng
góp được nhiều cho cảnh quan chung của khu vực.
II.7.4.Văn hóa, thể thao
Nhà văn hóa Kim 1, Hạ Mã, Mào Gà có diện tích nhỏ 0,17ha không đáp
ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân.
Sân vận động và các sân thể thao nhỏ khác chưa được đầu tư xây dựng.
II.7.5.Thương mại dịch vụ
Chợ xã có diện tích 0,54ha, đáp ứng được nhu cầu mua bán hàng ngày của
người dân.
Các cửa hàng bán lẻ cũng đã phát triển mạnh dọc quốc lộ 31, phục vụ tốt
nhu cầu hàng ngày của người dân (tập phẩm, quần áo, điện thoại,...)
Vào mùa vải thiều, khu vực này là trung tâm tập kết và mua bán vải thiều.
Tuy nhiên, xã chưa có một khu vực giành riêng cho hoạt động này. Các hoạt
động diễn ra chủ yếu ở các cửa hàng tư nhân và lề đường dọc tuyến quốc lộ 31.
Điều này đã gây nên tình trạng lộ xộn và ùn tắc giao thông vào mùa vải.


QHC thị trấn Kim, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

21


Thuyết minh tổng hợp

II.7.6.Nhà ở
+ Khu vực Phố Kim:
Khu vực này phát triển các dạng nhà ở kiểu đô thị với cửa hàng phía trước
mặt tiền (quốc lộ 31) và ở phía sau.
Kết cấu nhà chủ yếu là gạch (nhà 1-2 tầng, mái tôn hoặc ngói) và bê tông
cốt thép (nhà 2-4 tầng, mái ngói hay mái bằng).
Nhìn chung chất lượng nhà ở trung bình. Hình thức kiến trúc, màu sắc,
chiều cao, biển hiệu, vỉa hè, cây xanh, khoảng xây lùi,... các ngôi nhà không
đồng bộ, không theo trật tự tạo nên một bộ mặt kiến trúc lộn xộn và không đóng
góp được gì cho cảnh quan chung.
+ Khu vực các thôn:
Khu vực này phát triển các dạng nhà ở kiểu nông thôn điển hình vùng trung
du miền núi phía Bắc: Nhà ở thấp tầng mái dốc với mật độ xây dựng thấp nằm
xen kẽ các không gian vườn cây, ao cá.
Kết cấu nhà chủ yếu là gạch (nhà 1 tầng, mái tôn hoặc ngói). Có một số nhà
2-3 tầng kết cấu bê tông cốt thép, mái ngói hay mái bằng.
Nhìn chung chất lượng nhà ở thấp và trung bình. Không gian kiến trúc cảnh
quan khu vực thôn xóm rất đẹp với địa hình đồi thấp thoải thay đổi sinh động,
nhấp nhô những mái nhà sau các rặng cây.
II.8. Hiện trạng hệ thống HTKT
II.8.1.Giao thông
Giao thông trong khu vực quy hoạch có tổng diện tích 22,4ha, bao gồm hệ
thống giao thông đối ngoại (7,28ha) và hệ thống giao thông đối nội (15,12ha).

+ Giao thông đối ngoại:
Khu vực quy hoạch có tuyến quốc lộ 31 quan trọng chạy qua. Tổng chiều
dài 3.835m, diện tích là 7,28ha, chiếm 1,13% tổng diện tích đất tự nhiên toàn
khu vực quy hoạch.
Quốc lộ 31 là trục giao thông và thông thương Đông Tây quan trọng của
tỉnh Bắc Giang, nối liền từ TP Bắc Giang – Thị trấn Đồi Ngô – Kim – Thị trấn
Chũ – Kim – Thị trấn Biển Động – Thị trấn An Châu – Thị trấn Vân Sơn và kết
nối với Lạng Sơn.
Quốc lộ 31 qua khu vực quy hoạch như sau:

QHC thị trấn Kim, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

22


Thuyết minh tổng hợp

- Đoạn qua phố Kim: Đường rải nhựa với chiều rộng lòng đường 17-17,5m,
vỉa hè mỗi bên 5,5-7,5m, tổng chiều rộng lộ giới là 28-29,5m.
- Các đoạn khác: Đường rải nhựa với chiều rộng lòng đường 6,5m, lề đường
và hành lang lưu không 10-12,5m tùy thuộc vào từng đoạn.
+ Giao thông nội bộ:
Hệ thống giao thông nội bộ có tổng diện tích 15,12ha, chiếm 2,36% tổng
diện tích đất tự nhiên toàn khu vực, bao gồm các loại đất giao thông nội bộ trong
làng xóm các thôn và giao thông nội đồng.
Chiều rộng lòng đường trung bình 4,5-6,5m, tổng chiều dài khoảng
27.500m. Các tuyến đường chính làng xóm được bê tông hóa hay lát gạch. Các
tuyến đường nhánh và nội đồng chủ yếu là đường đất.
Bảng Tổng hợp hiện trạng hệ thống giao thông
TT


Chức năng sử dụng

I

Giao thông đối ngoại

Diện tích
(ha)

Quốc lộ 31
II

Chiều
dài (m)

7,28

3.835

15,12

27.500

Lòng đường
(m)

Ghi chú

6,5 và 17-17,5 Nhựa


Giao thông đối nội
Đường làng xóm và
nội đồng

4,5-6,5 Bê tông,
gạch, đất

+ Ùn tắc giao thông:
Vào mùa vải, hiện tượng ùn tắc giao thông cục bộ thường xuyên xảy ra trên
tuyến quốc lộ 31. Nguyên nhân chủ yếu là do:
- Khối lượng vải thiều tập trung lớn trong thời gian ngắn;
- Các hoạt động buôn bán vải diễn ra nhộn nhịp nhưng không có khu vực tập
trung riêng, hoạt động diễn ra 2 bên đường;
- Mặt cắt lòng đường nhỏ.
Đây là vấn đề cần giải quyết triệt để trong quá trình phát triển đô thị .
II.8.2.Chuẩn bị kỹ thuật
+ Cao độ nền:
Xã Phượng Sơn có địa hình thuộc vùng đồi thấp, địa hình thay đổi phức tạp
nhưng phần lớn là bằng phẳng và đồi thoải.
Cao độ nền trung bình thay đổi từ 9,0m đến 11,0-12,0m. Giữa khu vực quy
QHC thị trấn Kim, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

23


Thuyết minh tổng hợp

hoạch có núi Con Phượng, cao độ đỉnh núi +58,0m, chân núi +12,0-13,0m.
Khu vực phía Tây Bắc và Đông Bắc có cao độ tự nhiên rất thấp, từ +4,55,5m. Khu vực phía Nam sát sông Lục Nam có cao độ tự nhiên +7,0-8,0m.

Tuyến đường quốc lộ 31 và các khu vực dọc đường có cao độ trung bình từ
+9,0-11,5m.
Các khu vực làng xóm có cao độ trung bình khoảng 9,5-10,5m
Địa hình này gây một số khó khăn cho việc phát triển và xây dựng đô thị.
+ Hệ thống thoát nước mưa:
- Hướng thoát nước:
Khu vực quy hoạch phân chia thành 3 lưu vực chính thoát nước theo
nguyên tắc tự chảy:
o Lưu vực 1: Khu vực phía Bắc và Tây Bắc núi Con Phượng, một
phần (khu vực Hạ Mã) thoát sang phía Tây ra sông Lục Nam, một
phần (Khu vực Kim 3, Phượng Khanh) thoát qua quốc lộ 31 về phía
suối phía Bắc rồi đổ ra sông Lục Nam;
o Lưu vực 2: Khu vực phía Nam và Tây Nam núi Con Phượng (Kim
2, Chể) thoát về phía Nam ra sông Lục Nam;
o Lưu vực 2: Phần còn lại phía Đông Bắc khu vực quy hoạch (Kim 1,
Mào Gà) thoát ra suối rồi đổ ra sông Lục Nam;
- Hệ thống thoát nước mưa:
Phần lớn khu vực quy hoạch chưa có hệ thống thoát nước mưa tập trung.
Dọc tuyến quốc lộ 31 (đoạn qua phố Kim) có các cống hộp và rãnh ven
đường thu nước mưa sau đó đổ ra khu vực đồng ruộng xung quanh.
Khu vực đã xây dựng nước mưa thoát tự do theo chiều dốc địa hình về các
ao hồ và suối trong khu vực, sau đó đổ ra sông Lục Nam
Khu vực sản xuất nông nghiệp nước mưa thoát cũng tự do theo chiều dốc
địa hình về các khu vực ruộng trũng hay ao hồ, suối, sau đó đổ ra sông Lục
Nam.
+ Hệ thống thủy lợi:
Sông Lục Nam phía Nam và hệ thống suối, ao hồ phía Bắc, Tây Bắc và
Đông Bắc đóng vai trò hệ thống thủy lợi chính trong khu vực quy hoạch.
II.8.3.Cấp nước
QHC thị trấn Kim, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030


24


Thuyết minh tổng hợp

Khu vực quy hoạch chưa có hệ thống cấp nước sạch tập trung.
Nguồn nước sinh hoạt chủ yếu là từ các giếng khơi, giếng khoan và một
phần nhỏ từ các ao hồ trong khu vực.
II.8.4.Thoát nước thải
Khu vực quy hoạch chưa có hệ thống thu gom nước thải và xử lý nước thải
tập trung.
Toàn bộ nước thải sinh hoạt thoát chung với hệ thống thoát nước mưa hoặc
được người dân tự xử lý theo kiểu tự thẩm thấu.
II.8.5.Quản lý chất thải rắn và nghĩa trang
+ Quản lý chất thải rắn:
Khu vực phố Kim và một phần các thôn liền kề đã có đơn vị thu gom và xử
lý rác thải tập trung, thu gom hàng ngày theo giờ.
Các khu vực còn lại chưa có hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn tập
trung. Toàn bộ chất thải rắn sinh hoạt và sản xuất được người dân tự xử lý theo
kiểu thủ công: để khô rồi đốt hay tự chôn lấp.
+ Nghĩa trang, nghĩa địa:
Trong khu vực quy hoạch có nhiều nghĩa địa, phân tán theo từng thôn và
từng khu vực tập trung dân cư, bao gồm các khu vực nghĩa trang Kim, Phượng
Khanh, Hạ Mã, Chể,..
Tổng diện tích các nghĩa địa là 1,16ha, chiếm 0,18% tổng diện tích đất tự
nhiên toàn khu vực quy hoạch.
Các nghĩa địa này đã được phát triển từ lâu đời nhưng theo kiểu tự phát,
không có quy hoạch và không có sự kiểm soát phát triển chung.
II.8.6.Cấp điện

+ Nguồn cấp:
Nguồn cấp điện chính của khu vực quy hoạch là tuyến điện trung thế 35KV
toàn huyện lộ 372.3ACx120mm2 (từ trạm biến áp trung gian 35/10KV tại Chũ)
chạy dọc theo quốc lộ 31 cấp cho các trạm biến áp 35/0,4KV trong khu vực.
+ Các trạm biến áp 35/0,4KV:
Trong khu vực quy hoạch có 06 trạm biến áp 35/0,4KV với tổng công suất
là 1.570KVA.
Bảng Tổng hợp các trạm biến thế trong khu vực quy hoạch
QHC thị trấn Kim, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

25


×