Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn neo, huyện yên dũng, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 106 trang )


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





BÙI XUÂN HÙNG




THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ, XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI THỊ TRẤN
NEO, HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG


Chuyên ngành : KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
Mã số : 60 85 02


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Tuấn Anh











Thái Nguyên - 2014


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc./.
Tác giả luận văn


Bùi Xuân Hùng




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


iii
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình điều tra, nghiên cứu để hoàn thành luận văn, ngoài sự
nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của
các nhà khoa học, các thầy cô giáo và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan,
đồng nghiệp và nhân dân địa phương.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới giáo viên hướng dẫn khoa
học PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh và giáo viên PGS.TS Đỗ Thị Lan đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn trân thành tới lãnh đạo và các cán bộ phòng
Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Môi trường,
phòng quản lý đào tạo Sau Đại học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này./.
Tác giả luận văn


Bùi Xuân Hùng



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu



iv
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu 2
3. Ý nghĩa của đề tài 2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3
1.2. Cơ sở lý luận 5
1.2.1. Khái niệm 5
1.2.2. Nguồn gốc 6
1.2.3. Phân loại 6
1.2.3.1. Phân loại theo nguồn phát sinh 6
1.2.3.2. Phân loại theo mức độ nguy hại 7
1.2.3.3. Phân loại theo thành phần 7
1.3. Cơ sở thực tiễn 8
1.3.1. Hệ thống quản lý chất thải rắn 8
1.3.2. Các phương pháp xử lý chất thải rắn 11
1.3.2.1. Phương pháp ủ sinh học làm phân (composting) 12
1.3.2.2. Phương pháp thiêu đốt 13
1.3.2.3. Phương pháp chôn lấp 13
1.3.2.4. Các phương pháp xử lý khác 14
1.4. Tình hình phát sinh chất thải tại một số nước trên thế giới 15
1.4.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn 15
1.4.2. Tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn tại các nước Châu Á 17
1.5. Tình hình quản lý và xử lý chất thải rắn ở Việt Nam 22
1.5.1. Tình hình phát sinh chất thải rắn ở Việt Nam 22
1.5.2. Hệ thống quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam 23

1.5.2.1. Hệ thống quản lý 23
1.5.2.2. Tình hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam 26
1.5.2.3. Một số công nghệ xử lý rác thải được sử dụng ở Việt Nam 27
1.5.3. Thực trạng rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Dũng 33
1.5.3.1. Từ các hộ dân 33
1.5.3.2. Nguồn thải nông nghiệp 33
1.5.3.3. Nguồn du lịch, dịch vụ, nhà hàng, khu chợ (11 chợ, 552 nhà hàng…)33
1.5.3.4. Các nguồn khác 34
1.5.3.5. Khối lượng và tỷ lệ thu gom CTRSH qua các năm 2006-2013 tại
huyện Yên Dũng 34
1.3.5.4. Tình hình quản lý, xử lý CTRSH tại huyện Yên Dũng 39
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 48

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


v
2.1. Đối tượng nghiên cứu 48
2.2. Phạm vi nghiên cứu 48
2.3. Thời gian nghiên cứu 48
2.4. Nội dung nghiên cứu 48
2.5. Phương pháp nghiên cứu 48
2.5.1. Phương pháp khảo sát thực tế 48
2.5.2. Phương pháp phỏng vấn hộ gia đình 49
2.5.3. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp 49
2.5.4. Phương pháp chuyên gia 49
2.5.5. Phương pháp phân tích phòng thí nghiệm 50
2.5.6. Phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu 53
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 56

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội thị trấn Neo, huyện Yên Dũng, tỉnh
Bắc Giang 56
3.1.1. Điều kiện tự nhiên 56
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo 58
3.1.1.3. Khí hậu 58
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 59
3.1.2.1. Khái quát thực trạng phát triển kinh tế 59
3.1.2.2. Các lĩnh vực văn hoá xã hội 59
3.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm 61
3.1.3. Thực trạng môi trường 61
3.2. Thực trạng rác thải sinh hoạt tại Thị trấn Neo 62
3.2.1. Khối lượng, thành phần, tải lượng phát sinh 62
3.2.2. Nhân sự và thiết bị thu gom CTRSH trên địa bàn 63
3.2.3. Các văn bản pháp luật về quản lý CTRSH và tình hình thu phí vệ sinh
môi trường tại Thị trấn Neo 64
3.2.4. Phương pháp xử lý chất thải sinh hoạt 65
3.3. Thực trạng hoạt động của Khu xử lý rác thải tập trung 66
3.3.1. Công nghệ xử lý tại Khu xử lý rác thải tập trung 66
3.3.1.2. Công nghệ lò đốt rác 66
3.3.1.3. Công nghệ chôn lấp rác thải 67
3.3.1.4. Quy trình xử lý chất thải 67
3.3.2. Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt
động sản xuất tại Khu xử lý rác thải tập trung 68
3.3.2.1. Máy móc thiết bị 68
3.3.2.2. Nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng 68
3.3.2.3. Hiệu quả xử lý môi trường tại Khu xử lý 69
3.3.3. Hiện trạng môi trường xung quanh khu xử lý rác thải 69
3.3.3.1. Môi trường không khí 69
3.3.3.2. Môi trường đất 71
3.3.3.3. Môi trường nước 72


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


vi
3.4. Nhận thức về bảo vệ môi trường và ý kiến đánh giá, đóng góp của người
dân địa phương trong công tác quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt76
3.4.2. Đánh giá công tác tuyên truyền, phân loại và thu gom rác thải sinh hoạt79
3.4.2.1. Đánh giá công tác tuyên truyền vệ sinh môi trường 79
3.4.2.2. Công tác phân loại rác thải 80
3.4.2.3. Công tác thu gom 81
3.5. Dự tính khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trong tương lai và đề xuất một
số giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý RTSH tại địa phương 81
3.5.2. Đề xuất một số giải pháp quản lý, xử lý môi trường nâng cao hiệu quả
quản lý, xử lý rác 84
3.5.2.1. Giải pháp đầu tư 84
3.5.2.2. Giải pháp về quy hoạch 85
3.5.2.3. Giải pháp về cơ chế - chính sách 85
3.5.2.4. Giải pháp công nghệ 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92
Kết luận 92
Kiến nghị 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CTR Chất thải rắn
CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt
EM Chế phẩm vi sinh vật
MPS Mức phát sinh
RTSH Rác thải sinh hoạt
TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
TNMT Tài nguyên & Môi trường
VSMT Vệ sinh môi trường
UBND Ủy ban nhân dân
URENCO Công ty môi trường đô thị
VSMT Vệ sinh môi trường
3R Phân loại rác tại nguồn





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Lượng phát sinh chất thải rắn tại một số nước 16
Bảng 1.2: Nguồn phát sinh và thành phần rác thải sinh hoạt huyện Yên
Dũng 34
Bảng 1.3: Lượng phát sinh và tỷ lệ thu gom chất thải rắn đô thị tại huyện
Yên Dũng 34
Bảng 1.4: Lượng phát sinh và tỷ lệ thu gom chất thải rắn nông thôn
huyện Yên Dũng 35

Bảng 1.5: Lượng phát sinh và tỷ lệ thu gom chất thải rắnhuyện Yên Dũng 36
Bảng 1.6: Khối lượng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt phát sinh
ngoài hộ gia đình tại huyện Yên Dũng 38
Bảng 1.7: Khối lượng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt phát sinh
ngoài hộ gia đình tại huyện Yên Dũng 39
Bảng 1.8: Nhân sự và thiết bị của đơn vị đảm nhận thu gom, vận chuyển
và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Yên Dũng 41
Bảng 1.9: Các văn bản pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt 43
Bảng 1.10: Mức thu phí vệ sinh môi trường huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc
Giang 44
Bảng 1.11: Khu xử lý rác, bãi chứa rác thải sinh hoạt tại huyện Yên Dũng 46
Bảng 1.12: Phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện Yên Dũng 47
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu về khí hậu trong giai đoạn từ năm 2006 – 2013 57
Bảng 3.2: Khối lượng thành phần và tỷ lệ phần trăm khối lượng chất thải
rắn sinh hoạt tại thị trấn Neo 61
Bảng 3.3: Khối lượng rác thải trung bình (X) và độ lệch chuẩn (SD) tại
các điểm điều tra 62
Bảng 3.4: Nhân sự và thiết bị của Hợp tác xã môi trường thị trấn Neo 63
Bảng 3.5: Các văn bản pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt áp
dụng riêng đối với thị trấn Neo 63
Bảng 3.6: Phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt tại các điểm điều tra 64
Bảng 3.7: Phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Neo 64
Bảng 3.8: Danh mục máy móc, thiết bị chính của Khu xử lý 67
Bảng 3.9: Máy móc thiết bị xử lý môi trường 67
Bảng 3.10: Nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng tại Khu xử lý rác thải thị trấn
Neo 68
Bảng 3.11: Tỷ lệ % chất thải sinh hoạt được xử lý tại Khu xử lý rác thải 68
Bảng 3.12: Kết quả phân tích không khí xung quanh 68
Bảng 3.13: Kết quả phân tích khí thải công nghiệp 69
Bảng 3.14: Kết quả phân tích môi trường đất 70

Bảng 3.15: Kết quả phân tích môi trường nước ngầm 71

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


ix
Bảng 3.16: Kết quả phân tích môi trường nước mặt 72
Bảng 3.17: Kết quả phân tích nước rỉ rác 73
Bảng 3.18: Ý kiến của công nhân và người dân về công tác thu gom, vận
chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Yên Dũng 75
Bảng 3.19: Ý kiến đánh giá của người dân về công tác thu gom rác thải
tại thị trấn Neo, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang 75
Bảng 3.20: Ý kiến đánh giá của người dân về mức độ ảnh hưởng của rác
thải sinh hoạt đến môi trường, mỹ quan đường phố 75
Bảng 3.21: Ý kiến đánh giá của người dân về môi trường xung quanh khu
xử lý rác thải 76
Bảng 3.22: Dự báo tải lượng rác thải sinh hoạt thị trấn Neo, huyện Yên
Dũng tới năm 2020 81


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


x
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Biểu đồ lượng phát sinh chất thải rắn đô thị và nông thôn huyện yên
Dũng 35
Hình 1.2: Biểu đồ tỷ lệ thu gom chất thải rắn đô thị và nông thôn huyện yên Dũng 35
Hình 1.3: Biểu đồ mức phát sinh CTRSH bình quân theo đầu

người tại huyện Yên Dũng (2006 – 2013) 37
Hình 1.4: Biểu đồ tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom trên địa bàn
huyện Yên Dũng năm 2006 – 2013 42
Hình 3.1: Biểu đồ Ý kiến đánh giá của người dân về mức độ ảnh hưởng
của RTSH đến môi trường, mỹ quan đường phố 76
Hình 3.2: Mô hình quản lý tổng hợp chất thải rắn 84


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


xi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Nguồn phát sinh chất thải rắn 6
Sơ đồ 1.2: Các nguồn phát sinh rác thải và phân loại chất thải 8
Sơ đồ 1.3: Mối liên hệ giữa các thành phần trong hệ thống quản lý CTR 9
Sơ đồ 1.4: Công nghệ xử lý rác thải bằng phương pháp ép kiện 15
Sơ đồ 1.5: Tổ chức quản lý CTR tại Singapore 19
Sơ đồ 1.6: Sơ đồ tổ chức quản lý CTR tại Nhật Bản 22
Sơ đồ 1.7: Tổ chức hành chính cấp quốc gia về quản lý chất thải rắn tại
Việt Nam 24
Sơ đồ 1.8: Quy trình xử lý rác thải sinh hoạt bằng công nghệ CDW 29
Sơ đồ 1.9: Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Yên Dũng 40
Sơ đồ 3.1: Quy trình xử lý chất thải 66
Sơ đồ 3.2: Quy trình công nghệ chế biến phân bón từ rác thải 88





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


1
MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Thị trấn Neo là trung tâm kinh tế - chính trị, xã hội của huyện Yên
Dũng, tỉnh Bắc Giang với diện tích 5,85 km
2
, dân số là 5.815 người, mật độ
dân số 993 người/km
2
. Có cụm công nghiệp dịch vụ thị trấn Neo với 24 cơ
quan nhà nước, 12 doanh nghiệp đang hoạt động, ngoài ra còn có rất nhiều
nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống đang hoạt động, với sự tập trung dân cư
đông đúc, là địa điểm hoạt động kinh doanh lớn khu Ba Tổng của huyện
lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại khu vực thị trấn là rất lớn.
Thời gian trước, rác thải của thị trấn được thu gom tập trung về bãi rác
thải của thị trấn Neo nằm ở phía Nam của thị trấn, bãi rác có diện tích khoảng
0,45 ha, cách trung tâm thị trấn Neo khoảng 700m. Rác thải được xử lý sơ bộ,
chủ yếu là san lấp đất sơ sài và phun hóa chất khử mùi, diệt côn trùng như
Chế phẩm EM, Emila, TC-Z (Tocazeo, dạng bột) và rắc vôi bột (do phòng Tài
nguyên và Môi trường huyện hỗ trợ) nhưng không thực hiện được thường
xuyên. Chính vì vậy bãi chứa rác thải này là nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường và làm mất mỹ quan đô thi (do thị trấn Neo mở rộng về phía Tây Nam
so với địa giới hành chính cũ).
Thấy được rõ vai trò và trị trí chiến lược của địa phương trong phát
triển kinh tế - xã hội gắn liền với bảo vệ môi trường góp phần vào phát triển
chung trên địa bàn toàn huyện, được sự sự nhất trí của UBND huyện Yên

Dũng, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Dũng, UBND thị trấn
Neo đã thực hiện đầu tư xây dựng Khu xử lý rác thải tập trung thị trấn Neo
(gọi chung là Khu xử lý rác thải) trên cơ sở bãi tập trung rác hiện có của địa
phương đã được quy hoạch gồm các hạng mục công trình lò đốt rác và công
trình xử lý khác, việc đưa công trình này đi vào vận hành đã giúp xử lý cơ bản
lượng rác phát sinh của địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


2
Tuy nhiên để có cái nhìn tổng quan về thực trạng rác thải sinh hoạt trên địa
bàn thị trấn Neo, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang từ đó đưa ra các biện pháp
trong quản lý và xử lý đảm bảo môi môi trường, hướng tới phát triển bền
vững cần có nghiên cứu đánh giá cụ thể. Được sự hướng dẫn của thầy giáo
PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và
giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn
Neo, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang”.
2. Mục tiêu
Tìm hiểu thực trạng quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Neo,
huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang.
Đánh giá khả năng nhận thức của người dân về môi trường và công tác
quản lý môi trường tại địa phương.
Dự tính lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong tươn lai và đề xuất các
giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn, bảo vệ môi
trường.
3. Ý nghĩa của đề tài
- Nâng cao nhận thức, kỹ năng, khả năng thu thập xử lý thông tin.
- Là nguồn tài liệu cho những nghiên cứu đánh giá sau này.
- Đánh giá toàn diện được các vấn đề về công tác quản lý, thu gom rác

thải sinh hoạt, từ đó đề xuất một số hướng xử lý, góp phần giảm thiểu ô nhiễm
môi trường tại địa phương.










Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo
quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Ðiều 1,
Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam).
- Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành,
sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc
phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường,
khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
- Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi
phạm Tiêu chuẩn môi trường.

- "Tiêu chuẩn môi trường” là những chuẩn mức, giới hạn cho phép,
được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường"
- Ðánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo
ảnh hưởng đến môi trường của các dự án quy hoạch, phát triển kinh tế - xã
hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật,
y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các
giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường
- Quan trắc môi trường là việc theo dõi thường xuyên chất lượng môi
trường với các trọng tâm, trọng điểm hợp lý nhằm phục vụ các hoạt động bảo
vệ môi trường và phát triển bền vững.
- Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện
tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ
tương lai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


4
- DO là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các
sinh vật nước (cá, lưỡng thê, thuỷ sinh, côn trùng v.v ) thường được tạo ra do
sự hoà tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Nồng độ oxy tự do trong
nước nằm trong khoảng 8 - 10 ppm, và dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt
độ, sự phân huỷ hoá chất, sự quang hợp của tảo và v.v Khi nồng độ DO
thấp, các loài sinh vật nước giảm hoạt động hoặc bị chết. Do vậy, DO là một
chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của các thuỷ vực.
- BOD (Biochemical oxygen Demand - nhu cầu oxy sinh hoá) là lượng
oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ
- COD (Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học) là lượng oxy
cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và
hữu cơ.

- Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá
trầm tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới
bề mặt trái đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người".
- Chính sách môi trường là những chủ trương, biện pháp mang tính
chiến lược, thời đoạn, nhằm giải quyết một nhiệm vụ bảo vệ môi trường cụ
thể nào đó, trong một giai đoạn nhất định.
- Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt
động của con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên, gây suy thoái
môi trường nghiêm trọng.
- Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của
thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và
thiên nhiên.
- Chất ô nhiễm: là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi
trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


5
- Chất thải: Là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ hoạt động
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác,
- Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) gồm những chất thải có liên quan
đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư,
các cơ quan trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. CTRSH có thành
phần bao gồm vỏ hộp, chai lọ, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử
dụng, xương động vật, xác động vật, vỏ rau quả, vỏ hộp kim loại, thuỷ tinh,
gạch ngói vỡ, đất đá, cao su, chất dẻo,…
- Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ
cháy, dễ ăn mòn, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy
hại khác.

- Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm
thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải.
- Quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu
tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu
giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa,
giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người
- Xử lý chất thải là dùng các biện pháp kỹ thuật để xử lý các chất thải
và không làm ảnh hưởng tới môi trường; tái tạo ra các sản phẩm có lợi cho xã
hội nhằm phát huy hiệu quả kinh tế.
- Phế liệu là sản phẩm , vật liệu thải ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu
dùng được thu hồi dùng làm nguyên liệu sản xuất.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Khái niệm
Chất thải rắn (CTR) là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn
bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại [5].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


6
1.2.2. Nguồn gốc
CTR phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:
- Khu dân cư; khu công cộng (nhà ga, bến tàu, sân bay, công viên, khu
vui chơi, đường phố…);
- Khu thương mại, du lịch (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ , khu du
lịch, bệnh viện, trạm y tế …);
- Từ cơ quan, công sở (trường học, cơ quan hành chính, trung tâm văn
hoá thể thao…);
-

Từ các hoạt động công nghiệp;
- Từ các hoạt động nông nghiệp.
-
Từ các hoạt động xây dựng đô thị.
- Từ các trạm xử lý nước thải và từ các đường cống thoát nước của
thành phố, khu, cụm dân cư [7].
Sơ đồ 1.1: Nguồn phát sinh chất thải rắn

1.2.3. Phân loại
1.2.3.1. Phân loại theo nguồn phát sinh
- Chất thải sinh hoạt: phát sinh hàng ngày ở các đô thị, làng mạc, khu
dân cư, các trung tâm dịch vụ, công viên.
Cơ quan
trường học

Nông nghiệp,
hoạt động xử
lý rác thải

Chất thải rắn

Nơi vui chơi,
giải trí

Bệnh viện, cơ
sở y tế

Khu công
nghiệp, nhà máy,
xí nghiệp


Nhà dân, khu
dân cư.

Chợ, bến xe,
nhà ga


Giao thông,
xây dựng.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


7
- Chất thải công nghiệp: phát sinh từ trong quá trình sản xuất công
nghiệp và thủ công nghiệp (gồm nhiều thành phần phức tạp, đa dạng, trong đó
chủ yếu là các dạng rắn, dạng lỏng, dạng khí)
- Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất đá, gạch ngói, bê tông vỡ,
vôi vữa, đồ gỗ, nhựa, kim loại do các hoạt động xây dựng tạo ra.
- Chất thải nông nghiệp: sinh ra do các hoạt động nông nghiệp như
trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản trước và sau thu hoạch.
1.2.3.2. Phân loại theo mức độ nguy hại
- Chất thải nguy hại: là chất thải dễ gây phản ứng, dễ cháy nổ, ăn mòn,
nhiễm khuẩn độc hại, chứa chất phóng xạ, các kim loại nặng. Các chất thải
này tiềm ẩn nhiều khả năng gây sự cố rủi ro, nhiễm độc, đe doạ sức khoẻ con
người và sự phát triển của động thực vật, đồng thời là nguồn lan truyền gây ô
nhiễm môi trường đất, nước và không khí
- Chất thải không nguy hại: là các chất thải không chứa các chất và các

hợp chất có các tính chất nguy hại. Thường là các chất thải phát sinh trong
sinh hoạt gia đình, đô thị….
1.2.3.3. Phân loại theo thành phần
- Chất thải vô cơ: là các chất thải có nguồn gốc vô cơ như tro, bụi, xỉ,
vật liệu xây dựng như gạch, vữa, thuỷ tinh, gốm sứ, một số loại phân bón, đồ
dùng thải bỏ gia đình.
- Chất thải hữu cơ: là các chất thải có nguồn gốc hữu cơ như thực phẩm
thừa, chất thải từ lò giết mổ, chăn nuôi cho đến các dung môi, nhựa, dầu mỡ
và các loại thuốc bảo vệ thực vật.






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


8

Sơ đồ 1.2: Các nguồn phát sinh rác thải và phân loại chất thải












1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Hệ thống quản lý chất thải rắn
Hệ thống quản lý chất thải rắn là một cơ cấu quản lý chuyên trách về
CTR trong cấu trúc quản lý tổng thể của một tổ chức (cơ quan quản lý nhà
nước về môi trường, doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp, đơn vị sản xuất…). Hệ
thống quản lý CTR có vai trò kiểm soát các vấn đề liên quan đến CTR bao
Dạng lỏng
Dạng khí
Dạng rắn
Bùn ga
cống
Chất dầu
lỏng
Hơi độc hại
Chất thải
sinh hoạt
Chất thải
công nghiệp
Các loại
khác
Các hoạt động kinh tế xã hội của
con người
Các quá
trình sản
xuất
Các quá
trình phi
sản xuất

Hoạt động sống và
tái sinh sản của con
người
Các hoạt
động
quản lý
Các hoạt động
giao tiếp và đối
ngoại
CHẤT THẢI

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


9
gồm: sự phát sinh, thu gom, lưu trữ và phân loại tại nguồn; thu gom tập trung;
trung chuyển và vận chuyển; phân loại, xử lý và chế biến; thải bỏ CTR, một
cách hợp lý dựa trên các nguyên tắc cơ bản về bảo vệ sức khoẻ cộng đồng,
kinh tế, kỹ thuật, bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan, các vấn đề môi trường và
dựa trên thái độ của cộng đồng [11].
Sơ đồ 1.3: Mối liên hệ giữa các thành phần trong
hệ thống quản lý CTR


Quản lý CTR liên quan đến các vấn đề như quản lý hành chính, tài
chính, luật lệ, quy hoạch và kỹ thuật. Do vậy, để giải quyết các vấn đề liên
quan đến CTR, cần phải có sự phối hợp hoàn chỉnh giữa các lĩnh vực: kinh tế,
chính trị, quy hoạch vùng, địa lý, sức khoẻ cộng đồng, xã hội học, kỹ thuật,
khoa học và các vấn đề khác.
Mục đích của quản lý CTR là: Bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, bảo vệ môi

trường, sử dụng tối đa vật liệu, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng, tái chế và
sử dụng tối đa rác hữu cơ, giảm thiểu CTR tại các bãi đổ …
* Công tác thu gom, vận chuyển CTR
Nguồn phát sinh chất thải
Phân loại, lưu trữ, tái sử dụng
tại nguồn
Trung chuyển và vận
chuyển
Thu gom tập trung
Phân loại, xử lý và
tái chế
Thải bỏ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


10
Thu gom là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải rắn. Hiện tại ở
Việt Nam có hai phương hướng thu gom chính, bao gồm:
Hình thức 1: Thu gom rác từ đường phố do công nhân vệ sinh làm
nhiệm vụ quét đường. Các công nhân dùng phương tiện xe đẩy để thu gom
rác. Rác được mang đến một điểm tập trung rồi có xe chở rác đến mang đến
điểm xử lý. Hiện nay tại các thành phố lớn có xe chở rác chuyên dụng để thu
gom rác theo giờ qui định.
Hình thức 2: Thu gom rác từ các khu tập thể. Mỗi khu dân cư có một địa
điểm đổ rác hay bể đựng rác. Các gia đình hoặc cơ quan mang rác đến đổ vào
điểm tập kết rồi sau đó có xe chở rác đi.
Việc vận chuyển rác chủ yếu là do xe chở rác chuyên dụng của các công
ty vệ sinh môi trường đảm nhận. Công việc này thường được thực hiện vào
ban đêm.

Phân bùn từ các bể phốt định kỳ có các xe hút phân đến hút chở đi
xử lý [24].
* Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình thu gom chất thải rắn:
Yếu tố địa hình; quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, đường làng,
ngõ, xóm; thời tiết; lực lượng, kinh phí; phương tiện thu dọn chất thải rắn; ý
thức, thái độ công chúng; quy định, luật lệ về vệ sinh nơi công cộng [13].
Công cụ và phương tiện thu gom và vận chuyển CTR:
- Công cụ thu gom rác bao gồm: Thùng đựng rác, chổi quét rác, xẻng hót
rác, giày, ủng, găng tay, khẩu trang, kính, mũ, quần áo, xe đẩy tay.
- Phương tiện vận chuyển rác: Các phương tiện vận tải như ô tô, công
nông, máy kéo, xe cải tiến, xe ngựa,… chuyên sử dụng để chở rác đến khu
vực xử lý, tái chế, bãi thải. Xe vận chuyển sử dụng nhiều loại khác nhau về
trọng tải, kiểu dáng thiết kế, chủng loại, thiết bị kèm theo để thu gom rác từ
các điểm trung chuyển lên xe dễ dàng hơn [13].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


11
1.3.2. Các phương pháp xử lý chất thải rắn
Cho mãi tới tận gần đây, chất thải rắn vẫn được đổ đống ngoài bãi rác,
chôn, đốt và một số loại rác thải từ nhà bếp, nhà hàng được sử dụng làm thức
ăn cho động vật. Cộng đồng vẫn chưa nhận thức được mối liên hệ giữa chất
thải rắn với chuột, ruồi, gián, muỗi, rận, ô nhiễm đất, nước và không khí. Mọi
người không biết rằng, chất thải rắn trong các bãi rác là nơi sinh sống của một
số loại véc tơ truyền các bệnh như sốt thương hàn, sốt vàng, sốt xuất huyết,
sốt rét, tả Do vậy, những phương pháp xử lý chất thải rắn rẻ nhất, nhanh
nhất và thuận tiện nhất đã được sử dụng.
Các khu vực nông thôn và các thị trấn nhỏ sử dụng các bãi rác ngoài trời.
Các thị xã và các thành phố lớn hơn sử dụng các lò đốt nhỏ. Mãi sau này,

chôn lấp vệ sinh mới trở thành một biện pháp xử lý chất thải rắn được nhiều
nơi lựa chọn [16].
Tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang biện pháp xử lý rác chủ yếu là đổ
đống vào bãi rác, để lộ thiên, chôn lấp và đốt rác, hiện tại chỉ có thị trấn Neo
có thực hiện xử lý đốt rác thông qua lò đốt trước khi chôn lấp rác.
* Các phương pháp xử lý CTR bao gồm:
1. Công nghệ phân loại rác thải
2. Công nghệ đốt rác tạo nguồn năng lượng.
3. Công nghệ chế biến phân hữu cơ.
4. Công nghệ chế biến khí biogas.
5. Công nghệ xử lý nước rác.
6. Công nghệ tái chế rác thải thành các vật liệu và chế phẩm xây dựng.
7. Công nghệ tái sử dụng các thành phần có ích trong rác thải.
8. Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.
9. Chôn lấp chất thải rắn nguy hại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


12
10. Các công nghệ khác.
* Lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn:
1. Việc lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn phải căn cứ theo tính
chất và thành phần của chất thải và các điều kiện cụ thể của từng địa phương.
2. Khuyến khích lựa chọn công nghệ đồng bộ, tiên tiến cho hoạt động
tái chế, tái sử dụng chất thải để tạo ra nguyên liệu và năng lượng.
3. Khuyến khích áp dụng công nghệ tiên tiến để xử lý triệt để chất thải,
giảm thiểu khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp, tiết kiệm quỹ đất sử dụng
chôn lấp và bảo đảm vệ sinh môi trường.
Mục đích của các phương pháp xử lý CTR là: Nâng cao hiệu quả của việc

quản lý CTR, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, thu hồi vật liệu để tái sử dụng,
tái chế, thu hồi năng lượng từ rác cũng như các sản phẩm chuyển đổi.
1.3.2.1. Phương pháp ủ sinh học làm phân (composting)
Để xử lý chất thải và tận dụng nguồn phân bón cho sản xuất nông
nghiệp, sau một quá trình ủ, lên men, chất thải hữu cơ trở nên vô hại và là
nguồn phân bón tốt cho cây trồng. Phương pháp này thích hợp với loại chất
thải rắn hữu cơ trong chất thải sinh hoạt chứa nhiều cacbonhyđrat như đường,
xenlulo, lignin, mỡ, protein, những chất này có thể phân huỷ đồng thời hoặc
từng bước. Quá trình ủ được coi như một quá trình xử lý, sản phẩm cuối cùng
không có mùi, vi sinh vật gây bệnh. Để đạt mức độ ổn định như lên men, việc
ủ đòi hỏi một phần năng lượng nhỏ để tăng cao dòng không khí qua các lỗ
xốp. Trong quá trình ủ, oxy sẽ được hấp thụ gấp hàng trăm lần so với bể
aerotank. Quá trình ủ được áp dụng đối với chất hữu cơ không độc hại. Đầu
tiên là khử nước, sau đó là xử lý cho nó tới khi nó thành xốp và ẩm. Độ ẩm và
nhiệt độ luôn được kiểm tra để giữ cho vật liệu luôn ở trạng thái hiếu khí
trong suốt thời gian ủ. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy là CO2,
nước, các hợp chất hữu cơ bền vững như ligin, xenlulozo, sợi,… [24].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


13
1.3.2.2. Phương pháp thiêu đốt
Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số loại rác
nhất định không thể xử lý bằng biện pháp khác. Đây là một giai đoạn oxy hoá
nhiệt độ với sự có mặt của oxy trong không khí, trong đó rác thải độc hại
được chuyển hóa thành khí và các chất thải rắn không cháy. Các chất khí
được làm sạch hoặc không được làm sạch thoát ra ngoài không khí. Chất thải
rắn sau đốt được chôn lấp.
Xử lý chất thải bằng phương pháp thiêu đốt có thể làm giảm tới mức tối

thiểu chất thải cho khâu xử lý cuối cùng. Nếu áp dụng công nghệ tiên tiến sẽ
mang lại nhiều ý nghĩa đối với môi trường, song đây là phương pháp xử lý
tốn kém nhất so với phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh, chi phí để đốt 1 tấn
rác cao hơn khoảng 10 lần. Tuy nhiên, việc thu đốt rác sinh hoạt bao gồm
nhiều chất thải khác nhau sẽ tạo ra khói độc đioxin, nếu không xử lý được loại
khí này là rất nguy hiểm tới sức khoẻ .
Năng lượng phát sinh có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc cho
ngành công nghiệp nhiệt và phát điện. Mỗi lò đốt phải được trang bị một hệ
thống xử lý khí thải tốn kém để khống chế ô nhiễm không khí do quá trình đốt
gây ra. Hiện nay việc thu đốt rác thải thường chỉ áp dụng cho việc xử lý rác
thải độc hại như rác thải y tế hoặc rác thải công nghiệp vì các phương pháp xử
lý khác không thể xử lý triệt để được.
Hiện nay, tại các nước châu Âu có xu hướng giảm đốt rác thải vì hàng
loạt các vấn đề kinh tế cũng như môi trường cần phải giải quyết. Việc đốt rác
thải thường chỉ áp dụng cho việc xử lý rác thải độc hại như rác thải bệnh viện
hoặc rác thải công nghiệp vì các phương pháp xử lý khác không thể xử lý triệt
để được [8].
1.3.2.3. Phương pháp chôn lấp
Phương pháp này được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển
bởi xây dựng, vận hành đơn giản, rẻ tiền hơn, có thể xử lý được đa dạng các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


14
loại rác khác nhau: rác sinh hoạt, rác công nghiệp, rác dạng bùn nhão… Đối
với các đô thị lớn ở Việt Nam hiện nay, việc xử lý chất thải rắn bằng phương
pháp chôn lấp hợp vệ sinh được áp dụng phổ biến và tuân theo tiêu chuẩn
TCXDVN 261:2001 về thiết kế bãi chôn lấp chất thải rắn.
Hiện nay, việc chôn lấp rác thải sinh hoạt và rác thải hữu cơ vẫn được

sử dụng ở các nước đang phát triển, nhưng phải tuân thủ các quy định nghiêm
ngặt về bảo vệ môi trường. Các bãi chôn lấp rác thải phải được đặt cách xa
khu dân cư, không gần nguồn nước mặt và nước ngầm. Đáy của bãi rác nằm
trên tầng đất sét hoặc được phủ một lớp chống thấm bằng màng địa chất. Ở
các bãi chôn lấp rác cần thiết phải thiết kế khu thu gom và xử lý nước rác
trước khi thải ra môi trường. Việc thu khí gas để biến đổi thành năng lượng là
một trong những khả năng thu hồi một phần kinh phí đầu tư cho bãi rác.
Phương pháp này có các ưu điểm như: công nghệ đơn giản; chi phí thấp,
song nó cũng có một số nhược điểm như: chiếm diện tích đất tương đối lớn;
không được sự đồng tình của dân cư xung quanh, việc tìm kiếm xây dựng bãi
chôn lấp mới là khó khăn và có nguy cơ dẫn đến ô nhiễm môi trường nước,
không khí, gây cháy nổ.
1.3.2.4. Các phương pháp xử lý khác
* Xử lý chất thải bằng công nghệ ép kiện
Rác thu gom tập trung về nhà máy chế biến được phân loại bằng phương
pháp thủ công trên băng tải. Các chất trơ và các chất có thể tận dụng được
như: kim loại, nilon, giấy, thủy tinh, nhựa…được thu hồi để tái chế. Những
chất còn lại sẽ được băng tải chuyển qua hệ thống ép nén rác bằng thủy lực
với mục đích giảm tối đa thể tích khối rác và tạo thành các kiện có tỷ số nén
cao. Các khối rác ép này được sử dụng vào việc san lấp, làm bờ chắn các
vùng đất trũng [8].

×