CĐGD TÂN PHÚ ĐÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CĐCS TH PHÚ ĐÔNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________o0o_________ ___________o0o__________
Số : 01/QC BCH CĐ
Phú Đông, ngày 14 tháng 9 năm 2010
QUI CHẾ LÀM VIỆC CỦA BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN
Năm học : 2010 – 2011
- Căn cứ điều lệ công đoàn Việt Nam tại đại hội X .
- Căn cứ vào nghị quyết của ĐH CĐCS
Ban chấp hành công đoàn Trường Tiểu học Phú Đông nhất trí đề ra quy chế
hoạt động của BCH như sau:
I./ Nguyên tắc chung :
- Thực hiện chế độ tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách,
đảm bảo tính chặt chẽ, kỷ luật, chủ động, sáng tạo trong việc chấp hành các nghị
quyết, chỉ thị của CĐGD huyện, của ĐHCĐ Trường Tiểu học Phú Đông.
- Đảm bảo cơ chế : “ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý , nhân dân làm chủ ”.
Xác định đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn của BCH, từng ủy viên trong BCH.
- Tăng cường sự đoàn kết, thống nhất và hành động. Thực hiện lề lối làm việc
có kế hoạch cụ thể, khoa học, đề cao trách nhiệm, kịp thời thào gỡ các khó khăn
cho cơ sở.
II./ Trách nhiệm, quyền hạn của BCH công đoàn cơ sở :
1./ Trách nhiệm và quyền hạn của tập thể BCH :
- Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu biện pháp thực hiện công tác
công đoàn hàng tuần, hàng tháng, năm trên cơ sở thực hiện Nghị quyết của Đảng
của công đoàn cấp trên và nghị quyết đại hội công đoàn trường.
- Thảo luận, quyết định những vấn đề mới, đột xuất có liên quan đến phong
trào cán bộ, CNVC trong nhà trường, những vấn đề quan trọng về cơ chế, chính
sách, tổ chức công đoàn, cụ thể hóa các chủ trương, biện pháp thi hành nghị quyết
của chi bộ Đảng, công đoàn giáo dục Đông Hà có liên quan đến phong trào CNVC
và hoạt động công đoàn.
- Kiến nghị với lãnh đạo trường về quản lý đơn vị thực hiện hoạt động kiểm
tra, giám sát của Ban thanh tra nhân dân về hoạt động toàn diện.
- Quyết định những vấn đề theo Điều lệ công đoàn quy định như triệu tập đại
hội, bầu cử các chức danh theo quy định của Điều lệ công đoàn Việt Nam.
- Chỉ đạo và kiểm tra hoạt động đối với tổ công đoàn.
- Định kỳ báo cáo tình hình hoạt động của công đoàn trường với cấp ủy, với
công đoàn cấp trên và thông báo cho công đoàn viên.
- Kiểm tra và giám sát việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật, đảm
bảo thực hiện quyền lợi của đoàn viên công đoàn và người lao động. Đấu tranh ngăn
chặn tiêu cực và các tệ nạn xã hội; phát hiện và tham gia giải quyết khiếu nại và các
tranh chấp lao động thực hiện quyền công đoàn theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với lãnh đạo trường tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, tổ chức hội
nghị CBCC hàng năm.
- Vận động CN, VCLĐ trong trường thi đua yêu nước, thực hiện nghĩa vụ của
cán bộ giáo viên tham gia quản lý nhà trường, cải tiến lề lối làm việc nhằm nâng cao
chất lượng, hiệu quả giáo dục.
- Quản lý và sử dụng tài chính, tài ản công đoàn
- Phát triển đoàn viên, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng công đoàn cơ sở
vứng mạnh.
- Ban chấp hành công đoàn sinh hoạt 3 tháng/ lần; khi cần thiết thì triệu tập
họp bất thường.
2./ Trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên :
2.1/ Mỗi ủy viên BCH :
- Tham gia thảo luận biểu quyết công việc của BCH.
- Thường xuyên tiếp xúc và nắm bắt tâm tư nguyện vọng của CĐV. Kịp thời
phản ứng về BCH để có hướng giải quyết cho phù hợp.
- Được thông tin đầy đủ về tình hình chung của Công đoàn ngành.
- Khi cần thiết các thành viên trong BCH được giao nhiệm vụ thay mặt BCH
đi giải quyết công việc hoặc nghiên cứu một vấn đề nào đó.
2.2/ Trách nhiệm cụ thể :
2.2.1/ Chủ tịch : Là người đứng đầu BCH trực tiếp chủ trì các kỳ họp và
điều hành hoạt động của BCH. Ngoài trách nhiệm chung, chủ tịch có trách nhiệm cụ
thể là:
+ Chỉ đạo việc xây dựng chương trình hoạt động từng tuần, tháng của BCH,
trực tiếp chỉ đạo công tác tổ chức, tài chính, thay mặt BCH tham gia công việc với
các cấp có thẩm quyền.
+ Ký các văn bản, Nghị quyết của BCH, các quyết đinh và văn bản của BCH.
+ Quản lí con dấu Công đoàn.
+ Đảm nhiệm chương trình 1 + chương trình 4.
+ Duy trì sinh hoạt của BCH đúng thời gian.
+ Thường xuyên tuyên truyền quán triệt đường lối , chủ trương của Đảng, của
ngành trong đội ngũ.
+ Tham gia cùng với Hiệu trưởng quản lí đơn vị.
+ Đảm nhận công tác tổ chức thi đua chuyên môn, tham gia thực hiện tốt
chính sách của ngành.
+ Tập trung xây dựng CĐCS vững mạnh.
+ Chỉ đạo tổng kết việc chăm lo xây dựng đội ngũ.
2.2.2/ Các ủy viên BCH :
+ Tham gia đầy đủ các cuộc họp của BCH, tham gia trao đổi các vấn đề liên
quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
+ Là cán bộ chủ chốt để cùng tập thể lãnh đạo các hoạt động của công đoàn.
+ Tham gia và chuẩn bị các nội dung thuộc trách nhiệm phụ trách đưa ra
BCH bàn bạc và quyết định.
+ Đảm nhận công tác PTCTKTCĐCS ( Thầy Nguyễn Toàn ); BTTND
+ Đảm nhận công tác văn thể, tham quan du lịch ;đảm nhận công tác nữ,
chăm lo đời sống CĐV ( Cô Điệp ).
3./ Các mối quan hệ :
- Đối với Hiệu trưởng : Thực hiện theo thông tư liên tịch số 12, ngày 08/5/1992
của BGD & ĐT và CĐGDVN.
- Đối với CĐGD huyện : BCH quán triệt , nghiêm túc thực hiện những nghị
quyết, chỉ thị của CĐGD huyện và chỉ đạo của Đảng ủy, UBND xã.
4./ Các chế độ khác :
4.1/ Thông tin trong nội bộ BCH :
- Thông tin chính xác , rõ ràng , phù hợp và kịp thời.
4.2/ Chế độ báo cáo về CĐGD huyện :
- Báo cáo tháng : từ 20 – 25 hàng tháng ( Bắt đầu từ tháng 8/2010 – hết tháng
6/2011 ).
- Báo cáo thống kê số liệu lần I; biên bản và NQ Hội nghị CBCC : từ 01 – 05/10/
2010.
- Báo cáo thống kê số liệu lần 2 :05/06/2011.
- Báo cáo sơ kết HKI : 01 – 05/01/2011.
- Báo cáo tổng kết năm : 01 – 05/6/2011.
- Nội dung báo cáo cần đánh giá được những mặt làm được, phân tích những mặt
tồn tại so với chủ trương của cấp trên và thực tế ở cơ sở , nêu rõ nguyên nhân, đề
xuất kiến nghị và nêu phương hướng.
4.3/ Xây dựng và thực hiện chương trình làm việc :
- BCH CĐCS phải có chương trình làm việc hàng tháng, hàng quý, năm.
- Hàng tuần CTCĐCS tham gia họp giao ban để nắm bắt thông tin, từ đó đề ra
chương trình hoạt động phù hợp.
- BCH làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ
trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ
chức.
+ Khi đã thành Nghị quyết của tập thể BCH thì ủy viên phải nói và làm đúng
theo yêu cầu của Nghị quyết, không tuyên truyền theo ý kiến cá nhân mình không
có lợi cho sự ổn định và đoàn kết nội bộ.
- Quy chế làm việc của BCH thực hiện theo quy chế làm việc của BCH; mỗi ủy
viên BCH có trách nhiệm thực hiện đầy đủ những quy định cho cá nhân và phát
hiện đóng góp ý kiến những việc làm sai quy chế và trong quá trình thực hiện để
BCH rút kinh nghiệm và kịp thời bổ sung.
4.4/ Chế độ hội họp :
- BCH mỗi tháng họp 1 lần.
- Họp đột xuất nếu có công việc cấp thiết quan trọng.
4.5/ Chế độ ra quyết định :
- Các loại quyết định thuộc thẩm quyền của Công đoàn cơ sở gồm :
+ QĐ công nhận BTTND ( Theo NK 2 Năm )
+ QĐ công nhận tổ trưởng tổ Công Đoàn.( NK 1 năm ).
+ QĐ kết nạp CĐV mới.
- Các văn bản chính thức của BCH sẽ do chủ tịch kí.
4.6/ Tự phê và phê bình :
- Mỗi học kì, năm BCH phải báo cáo, kiểm điểm và tự phê bình về sự lãnh đạo
chỉ đạo của mình trong hội nghị sơ kết HK tổng kết năm học.
4.7/ Lưu trữ tài liệu :
- Thực hiện lưu trữ công văn, tài liệu phải khoa học, đầy đủ theo đúng quy định.
- Khi hết nhiệm kì phải phải có biên bản bàn giao chi tiết, rõ ràng.
4.8/ Tiếp xúc CB GV CNV :
- Mỗi thành viên trong BCH thường xuyên tiếp xúc với CĐV để nắm bắt tâm tư
nguyện vọng của CĐV . Trong phạm vi giải trình được thì giải trình, nếu không thì
thông báo đến cơ quan có chức năng để trả lời .
Trên đây là quy chế làm việc của BCHCĐCS Trường Tiểu học PHú Đông.
Yêu cầu các thành viên BCH có trách nhiệm thực hiện tốt quy chế này.
TM.BCHCĐCS
Chủ tịch
Phạm Minh Tâm