ĐẢNG ỦY HUYỆN KRÔNG NÔ
CHI BỘ TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Quảng Phú, ngày 28 tháng 9 năm 2010
BẢN THU HOẠCH CÁ NHÂN
Qua 4 năm thực hiện Cuộc vận động
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
(Được thông qua Hội nghị chi bộ tháng 10/2010 và lưu vào hồ sơ cán bộ, đảng viên)
- Họ và tên: Bùi Văn Nhất
- Ngày tháng năm sinh: 14-02-1983.
- Quê quán: Liên Vũ – Lạc Sơn – Hoà Bình.
- Đang sinh hoạt tại chi bộ, đơn vị: Chi bộ trường THPT Hùng Vương.
- Chức vụ công tác hiện nay: Giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lý.
Qua 4 năm thực hiện Cuộc vận động do chi bộ phát động, bản thân tự đánh giá, theo các nội
dung sau:
I. NHẬN THỨC CỦA BẢN THÂN VỀ TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ
MINH.
1. Nhận thức của bản thân về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
a/Tư tưởng Hồ Chí Minh là cả một hệ thống quan điểm tư tưởng trên nhiều lĩnh vực của cách
mạng Việt Nam, cách mạng thế giới. Có thể nói, toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Bác gắn liền với
quá trình phát triển của tư tưởng đạo đức cách mạng mà người là tấm gương tiêu biểu và sinh động
nhất. Hay nói cách khác tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là phần kết tinh của tư tưởng cách mạng”.
b/Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh gắn liền với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Ngay từ khi
bắt đầu hoạt động cách mạng người đã có ý thức rõ ràng về vai trò của đạo đức cách mạng. Người
nói: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ trở thành xã hội mới, là một sự nghiệp rất vẻ vang nhưng
là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh
được nặng và đi xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành
được nhiệmvụ “cách mạng vẻ vang”.
c/ Quan niệm về đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Bác thường nói gọn “ Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng”. Nội dung đạo đức người
cách mạng là Cần – Kiệm – Liêm – Chính – Chí công – Vô tư. Suốt đời phấn đấu hy sinh cho sự
nghiệp cách mạng. Trung với nước, hiếu với dân…(Bài học kinh nghiệm Liên Xô cũ, sau hơn 70
năm những người sau này không giữ được đạo đức cách mạng đã để mất nước. Trung Quốc cố
gắng đấu tranh (thay CNXH hành chính bao cấp) Việt Nam tiếp tục đổi mới mới có ngày nay.
d/ Nguyên tắc của đạo đức cách mạng tư tưởng Hồ Chí Minh
- Thống nhất đạo đức và chính trị, phẩm chất cách mạng và định hướng chính trị cách mạng.
Trong cuộc sống biến đạođức phù hợp sự phát triển xã hội.
Trang 1
- Thống nhất biện chứng tư tưởng đạo đức cách mạng và hiệu quả công việc của mình phù hợp
phát triển xã hội. Nói đi đôi với làm, có hiệu quả
- Kết hợp đức + tài, hồng và chuyên
- Sự thống nhất chung riêng.
e/ Quan điểm của Bác về chuẩn mực đạo đức cách mạng
- Yêu nước – tự cường dân tộc – kiên trì phấn đấu vì hạnh phúc của nhân dân (không tự ty,
không bằng lòng với hiện tại phải vươn lên) (Trung với nước – Hiếu với dân – Phấn đấu vươn lên)
- Cần – Kiệm – Liêm – Chính – Chí công – Vô tư.
- Yêu thương con người, sống có nghĩa có tình (dù ở cương vị nào cũng thế)
- Có tinh thần tập thể, mình vì mọi người, mọi người vì mình
- Thường xuyên rèn luyện lối sống văn minh, lành mạnh, trung thực.
- Nâng cao đạo đức nghề nghiệp, lao động sáng tạo (nhất là cán bộ có chức có quyền)
- Có bản lĩnh, năng lực, kiên trì thắng không kiêu, bại không nản của người
- Bao dung, độ lượng, vị tha.
2. Nhận thức ý nghĩa, tầm quan trọng của Cuộc vận động.
Qua 4 năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
trong các tổ chức của hệ thống chính trị và toàn xã hội đã làm cho toàn Đảng, toàn dân ta ngày càng
nhận thức sâu sắc hơn về những nội dung cơ bản, giá trị to lớn của tư tưởng và tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh.
- Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nâng cao ý thức trách nhiệm, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ
quốc, phục vụ nhân dân, đặc biệt là phát huy vai trò nêu gương đi trước của đội ngũ cán bộ, đảng
viên, công chức.
- Đã tạo được sự chuyển biến quan trọng trong nhận thức, ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức,
lối sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân.
- Về cá nhân: Luôn kiên định với chủ trương đường lối của Đảng, Pháp luật của Nhà nước vì
mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”. Thực hiện tốt công tác cải
cách thủ tục hành chính, giải quyết kịp thời những khiếu nại tố cáo của nhân dân. Thực hiện đầy đủ
chức năng, nhiệm vụ, tiêu chí đạo đức của người cán bộ, đảng viên.
- Đề cao tinh thần tập thể, đẩy mạnh tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống, chống chủ nghĩa cá
nhân, thực dụng, cục bộ, địa phương. Xây dựng tình thần đoàn kết, biết giúp đỡ mọi người theo khả
năng của mình, kết hợp với các ban ngành khác để cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tích cực đổi mới phong cách và lề lối làm việc cho thật khoa học, theo hướng sát dân, sát cơ sở, nói
đi đôi với làm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, tăng cường trách nhiệm cá nhân. Thực
hiện thường xuyên và nghiêm chỉnh công tác tự phê bình và phê bình vì đó là cách tốt nhất để củng
cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng
3. Những kết quả cụ thể của bản thân trong việc làm theo tấm gương của Bác (Về tu dưỡng đạo
đức; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tinh thần ý thức nâng cao trách nhiệm bản thân với
công việc, với việc đổi mới tác phong làm việc ở cơ quan; đóng góp cho công tác xây dựng
Đảng ở chi bộ…).
Trang 2
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được thực hiện
sâu rộng trong Đảng và trong toàn xã hội, với bản thân là một giáo viên, tôi đã thực hiện được
một số việc như sau:
- Tích cực lao động, học tập, công tác với tinh thần lao động sáng tạo, có năng suất, chất
lượng, hiệu quả cao, biết quý trọng công sức lao động và tài sản của tập thể, của nhân dân;
không xa hoa, lãng phí, không phô trương, hình thức, biết sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn của
Nhà nước, của tập thể, của chính mình một cách có hiệu quả.
- Xây dựng tổ chức Đảng ngày càng trong sạch vững mạnh, phấn đấu là cán bộ, đảng viên,
công chức thật sự có phẩm chất đạo đức cách mạng, đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ cách
mạng giai đoạn mới cả về chính trị, tư tưởng và trách nhiệm của mình trước Tổ quốc, nhân dân.
Góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tạo niềm tin của nhân dân vào Đảng.
- Sống đoàn kết với mọi người xung quanh, nếu mình có khuyết điểm thì thật thà nhận
khuyết điểm trước mọi người, sẵn sàng học hỏi nhân dân những điều hay lẽ phải.
- Là tấm gương đạo đức trước học sinh.
- Bản thân luôn vận động gia đình và người thân thực hiện tốt đường lối chủ trương của
Đảng, Pháp luật của Nhà nước. Tiếp xúc phục vụ nhân dân với thái độ ân cần và trách nhiệm.
4. Tự đánh giá những việc chưa làm được (tồn tại) và nguyên nhân.
- Chưa thực hiện tốt công tác phê bình và tự phê bình trong công tác, sinh hoạt. Nguyên nhân
do còn bị động trong công tác cũng như sinh hoạt.
II. NỘI DUNG, PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN ĐẾN.
1. Nội dung, phương hướng phấn đấu.
- Thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ cụ thể của bản thân; ra sức học tập, nghiên
cứu chuyên môn. Tiếp tục phát huy yếu tố tích cực chủ quan, bằng hành động tự giác để góp
phần phòng, chống tham nhũng.
- Trong công tác, sinh hoạt: Tuân theo pháp luật Nhà nước, tuân theo kỷ luật lao động. Giữ
gìn trật tự chung. Đóng góp để xây dựng lợi ích chung. Hăng hái tham gia công việc chung, bảo
vệ tài sản công cộng. Làm việc có chất lượng, có hiệu quả.
- Trong xây dựng Đảng: Vững vàng trong sáng, có tầm trí tuệ, luôn gắn bó với nhân dân. Có
tình đồng chí thương yêu giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, phê bình và tự phê bình chân thành.
- Tích cực đổi mới phong cách và lề lối làm việc cho thật khoa học, theo hướng sát dân, sát
cơ sở, nói đi đôi với làm, dám làm, dám chịu trách nhiệm, tăng cường trách nhiệm cá nhân.
Thực hiện một cách thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để
củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng.
2. Giải pháp thực hiện nội dung, phương hướng.
Nhận thức đúng đắn về mục đích, yêu cầu, ý nghĩa, tầm quan trọng của Cuộc vận động, tự
giác học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo đúng tỉnh thần Chỉ thị 06 của Bộ
Chính trị. Từ đó nhận thấy sự cần thiết phải rèn luyện, tu dưỡng bản thân mình và đề cao trách
nhiệm chăm lo xây dựng cơ quan, đơn vị, gia đình mình theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ.
III. NHỮNG ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ.
Trang 3
- Phát huy dân chủ, nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật, gắn bó mật thiết với nhân dân. Chống
chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, xa dân, không hiểu dân, suy thoái về đạo
đức, lối sống….
- Đề ra được nhiệm vụ cụ thể của cơ quan, đơn vị và của từng cá nhân. Các giải pháp thiết
thực để thực hiện các nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong học tập, lao động sản
xuất và chiến đấu. Kế hoạch thực hiện phải được tuyên truyền, phổ biến rộng rãi và trở thành
các phong trào thi đua cụ thể được nhân dân đồng tình hưởng ứng và làm theo.
Xác nhận của Chi bộ Người viết thu hoạch
Bùi Văn Nhất
Trang 4